Tải bản đầy đủ (.pdf) (287 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học của 3 loài thuộc chi Polygonum, họ Rau răm (Polygonaceae): Thồm lồm gai (polygonum perfoliatumL.), nghể trắng (polygonum barbatum L.), mễ tử liễu (polygonum plebeiumR.Br)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.21 MB, 287 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
_______________________

Trần Thanh Hà

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA 3 LOÀI
THUỘC CHI POLYGONUM, HỌ RAU RĂM (POLYGONACEAE):
THỒM LỒM GAI (POLYGONUM PERFOLIATUM L.),
NGHỂ TRẮNG (POLYGONUM BARBATUM L.),
MỄ TỬ LIỄU (POLYGONUM PLEBEIUM R.BR.)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
_______________________

Trần Thanh Hà

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA 3 LOÀI
THUỘC CHI POLYGONUM, HỌ RAU RĂM (POLYGONACEAE):
THỒM LỒM GAI (POLYGONUM PERFOLIATUM L.),
NGHỂ TRẮNG (POLYGONUM BARBATUM L.),
MỄ TỬ LIỄU (POLYGONUM PLEBEIUM R.BR.)

Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ
Mã số: 62.44.01.14



LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Văn Đậu

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ yêu cầu
phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu có nguồn gốc rõ
ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận án được thu thập trong
quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công bố trước đây.

Hà Nội, tháng 06 năm 2017
Tác giả luận án

Trần Thanh Hà


LỜI CẢM ƠN

Luận án được hoàn thành tại Khoa Hóa học - Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội và Khoa Hóa Thực vật - Viện Dược liệu.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lời cảm ơn chân
thành đến:
PGS. TS Nguyễn Văn Đậu đã tin tưởng giao đề tài, tận tình hướng dẫn và
tạo các điều kiện nghiên cứu thuận lợi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận án.
Tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới anh chị em đồng nghiệp tại Viện Dược liệu

- nơi tôi công tác, đã chia sẻ công việc, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học
nghiên cứu sinh.
Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, các bạn
nghiên cứu sinh khóa 2013-2016 và các em sinh viên khoa Hóa học đã tạo môi
trường nghiên cứu khoa học thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bản luận án này.
Hà Nội, tháng 06 năm 2017
Nghiên cứu sinh

Trần Thanh Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN ..........................................................................................3
1.1. CHI POLYGONUM.............................................................................................3
1.1.1.Thực vật học...................................................................................................3
1.1.2. Thành phần hóa học.......................................................................................5
1.1.2.1. Flavonoid....................................................................................................5
1.1.2.2. Quinon........................................................................................................9
1.1.2.3. Stilbene và dẫn xuất..................................................................................10
1.1.2.4. Terpenoid .................................................................................................11
1.1.2.5. Phenylpropanoid .......................................................................................13
1.1.2.6. Các hợp chất khác.....................................................................................13
1.1.3. Tác dụng sinh học của các loài thuộc chi Polygonum...................................14
1.1.3.1. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm ...........................................................15
1.1.3.2. Tác dụng chống oxy hóa ...........................................................................16
1.1.3.3. Tác dụng giảm đau, chống viêm................................................................17
1.1.3.4. Tác dụng kháng u, chống ung thư .............................................................18
1.1.3.5. Tác dụng hạ lipid ......................................................................................18
1.1.3.6. Tác dụng chống virus................................................................................19

1.1.3.7. Các tác dụng khác.....................................................................................19
1.2. CÁC CÔNG BỐ VỀ BA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN 20
1.2.1. Các nghiên cứu về cây thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.) ...............20
1.2.1.1. Đặc điểm thực vật và công dụng theo y học cổ truyền...............................20
1.2.1.2. Thành phần hóa học của P. perfoliatum L. ................................................21
1.2.1.3. Tác dụng sinh học của P. perfoliatum L. ...................................................24
1.2.2. Các nghiên cứu về cây nghể trắng (Polygonum barbatum L.) ......................25
1.2.2.1. Đặc điểm thực vật và công dụng theo y học cổ truyền...............................25


1.2.2.2. Thành phần hóa học của P. barbatum L. ...................................................26
1.2.2.3. Tác dụng sinh học của P. barbatum L. ......................................................27
1.2.3. Các nghiên cứu về cây mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br.)...................29
1.2.3.1. Đặc điểm thực vật và công dụng theo y học cổ truyền...............................29
1.2.3.2. Thành phần hóa học của P. plebeium R.Br................................................31
1.2.3.3. Tác dụng sinh học của P. plebeium R. Br..................................................31
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................33
2.1. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT CÁC CHẤT TỪ NGUYÊN LIỆU THỰC VẬT .....33
2.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ PHÂN TÁCH ........................................33
2.2.1. Phương pháp sắc ký .....................................................................................33
2.2.2. Phương pháp kết tinh lại ..............................................................................34
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT CẤU TRÚC HỢP CHẤT HỮU CƠ ......34
2.3.1. Phổ khối lượng (MS) ...................................................................................35
2.3.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) ............................................................35
2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC......................36
2.4.1. Thử tác dụng gây độc tế bào ung thư in vitro ...............................................36
2.4.2. Thử tác dụng chống oxy hóa........................................................................36
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................37
Chương 3. THỰC NGHIỆM ....................................................................................38
3.1. THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT............................................................................38

3.1.1. Thiết bị ........................................................................................................38
3.1.2. Hóa chất, dung môi, dụng cụ.......................................................................38
3.2. NGUYÊN LIỆU THỰC VẬT ........................................................................39
3.2.1. Cây thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.) ............................................39
3.2.2. Cây nghể trắng (Polygonum barbatum L.) ...................................................39
3.2.3. Cây mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br.)................................................40


3.3. ĐIỀU CHẾ CÁC PHẦN CHIẾT TỪ NGUYÊN LIỆU THỰC VẬT .............40
3.3.1. Chuẩn bị nguyên liệu ...................................................................................40
3.3.2. Điều chế các phần chiết ...............................................................................40
3.4. PHÂN TÍCH CÁC PHẦN CHIẾT BẰNG SẮC KÝ LỚP MỎNG..................41
3.4.1. Phân tích các phần chiết từ cây thồm lồm gai...............................................41
3.4.1.1. Phân tích phần chiết n-hexan (TLH) .........................................................41
3.4.1.2. Phân tích phần chiết etyl axetat (TLE) .....................................................41
3.4.1.3. Phân tích phần chiết n-butanol (TLB) ......................................................41
3.4.2. Phân tích các phần chiết từ cây nghể trắng...................................................42
3.4.2.1. Phân tích phần chiết n-hexan (NTH) .........................................................42
3.4.2.2. Phân tích phần chiết etyl axetat (NTE) .....................................................42
3.4.2.3. Phân tích phần chiết n-butanol (NTB)......................................................42
3.4.3. Phân tích các phần chiết từ cây mễ tử liễu....................................................42
3.4.3.1. Phân tích phần chiết n-hexan (MTH) ........................................................42
3.4.3.2. Phân tích phần chiết etyl axetat (MTE) ....................................................42
3.4.3.3. Phân tích phần chiết n-butanol (MTB) .....................................................42
3.5. PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT TỪ CÁC PHẦN CHIẾT ................................43
3.5.1. Phân lập các hợp chất từ cây thồm lồm gai ..................................................43
3.5.1.1. Phân tách phần chiết n-hexan (TLH)........................................................43
3.5.1.2. Phân tách phần chiết etyl axetat (TLE)......................................................44
3.5.1.3. Phân tách phần chiết n-butanol (TLB).......................................................46
3.5.2. Phân lập các hợp chất từ cây nghể trắng.......................................................46

3.5.2.1. Phân tách phần chiết n-hexan (NTH) .......................................................46
3.5.2.2. Phân tách phần chiết etyl axetat (NTE) .....................................................48
3.5.2.3. Phân tách phần chiết n-butanol (NTB) .....................................................49
3.5.3. Phân lập các hợp chất từ cây mễ tử liễu .......................................................50
3.5.3.1. Phân tách phần chiết n-hexan (MTH)........................................................50
3.5.3.2. Phân tách phần chiết etyl axetat (MTE).....................................................51


3.5.3.3. Phân tách phần chiết n-butanol (MTB)......................................................53
3.6. HẰNG SỐ VẬT LÝ VÀ DỮ KIỆN PHỔ CỦA CÁC HỢP CHẤT.................53
3.6.1. Các hợp chất được phân lập từ cây thồm lồm gai .........................................53
3.6.2. Các hợp chất được phân lập từ cây nghể trắng .............................................65
3.6.3. Các hợp chất được phân lập từ cây mễ tử liễu ..............................................72
3.7. KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC CẶN CHIẾT VÀ MỘT SỐ
CHẤT TINH KHIẾT PHÂN LẬP ĐƯỢC.............................................................82
3.7.1. Khảo sát hoạt tính độc tế bào .......................................................................82
3.7.2. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa ................................................................83
3.7.2.1. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của các cặn chiết. .................................83
3.7.2.2. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của các chất tinh khiết..........................84
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................85
4.1. HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC CẶN CHIẾT........................................85
4.1.1. Kết quả thử hoạt tính độc tế bào của các mẫu cặn chiết................................85
4.1.2. Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa của các cặn chiết ................................86
4.2. ĐIỀU CHẾ CÁC PHẦN CHIẾT....................................................................87
4.3. PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÁC PHẦN CHIẾT .....................88
4.3.1. Phân tích các phần chiết từ cây thồm lồm gai...............................................88
4.3.1.1. Phân tích phần chiết n-hexan (TLH) .........................................................88
4.3.1.2. Phân tích phần chiết etyl axetat (TLE) .....................................................88
4.3.1.3. Phân tích phần chiết n-butanol (TLB) ......................................................89
4.3.2. Phân tích các phần chiết từ cây nghể trắng...................................................89

4.3.2.1. Phân tích phần chiết n-hexan (NTH) .........................................................89
4.3.2.2. Phân tích phần chiết etyl axetat (NTE) .....................................................89
4.3.2.3. Phân tích phần chiết n-butanol (NTB)......................................................89
4.3.3. Phân tích các phần chiết từ cây mễ tử liễu....................................................90
4.3.3.1. Phân tích phần chiết n-hexan (MTH) ........................................................90
4.3.3.2. Phân tích phần chiết etyl axetat (MTE) ....................................................90


4.3.3.3. Phân tích phần chiết n-butanol (MTB) .....................................................90
4.4. PHÂN TÁCH CÁC PHẦN CHIẾT ................................................................91
4.4.1. Phân lập các hợp chất từ cây thồm lồm gai ..................................................91
4.4.1.1. Phân tách phần chiết n-hexan (TLH).........................................................91
4.4.1.2. Phân tách phần chiết etyl axetat (TLE)......................................................91
4.4.1.3. Phân tách phần chiết n-butanol (TLB).......................................................91
4.4.2.1. Phân tách phần chiết n-hexan (NTH) ........................................................91
4.4.2.2. Phân tách phần chiết etyl axetat (NTE) .....................................................91
4.4.2.3. Phân tách phần chiết n-butanol (NTB) ......................................................92
4.4.3. Phân lập các hợp chất từ cây mễ tử liễu .......................................................92
4.4.3.1. Phân tách phần chiết n-hexan (MTH)........................................................92
4.4.3.2. Phân tách phần chiết etyl axetat (MTE).....................................................92
4.4.3.3. Phân tách phần chiết n-butanol (MTB)......................................................92
4.5. CẤU TRÚC CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP..........................................97
4.5.1. Các hợp chất được phân lập từ thân rễ cây thồm lồm gai .............................97
4.5.2. Các hợp chất được phân lập từ cây nghể trắng ...........................................123
4.5.3. Các hợp chất được phân lập từ cây mễ tử liễu ............................................138
4.6. KẾT QUẢ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA CHẤT TINH KHIẾT.154
KẾT LUẬN ...........................................................................................................157
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...........160
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................161
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Chữ viết tắt
C-NMR

13

Nghĩa Tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
Cacbon 13 Nuclear Magnetic Resonance Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
Spectroscopy
cacbon 13

1H- 1H COSY 1H- 1H Chemical Shift Correlation
Spectroscopy

Phổ tương tác proton

1

Proton Nuclear Magnetic Resonance
Spectroscopy

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
proton

ABTS

2,2'-azino-bis(3-ethylbenzthiazoline-6sulphonic acid

Column Chromatography

Một loại gốc tự do

H-NMR

CC

Sắc ký cột thường

CH2Cl2, DCM Dichloromethan
DEPT
Distortionless Enhancement by
Polarisation Transfer

Điclometan
Kỹ thuật DEPT

DMSO
DPPH
EC50

(CH3)2SO
Một loại gốc tự do
Nồng độ có hiệu quả 50%

EI-MS

Dimethyl sulfoxide
1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl

Effective concentration 50%
the concentration of a drug that gives
half-maximal response
Electron Impact Mass Spectroscopy

ESI-MS

Electronspray Ionization Mas Spectrum

Phổ khối ion hóa phun mù điện tử

EtOAc
EtOH
FC

Ethyl acetate
Ethanol
Flash Chromatography

Etyl axetat
Etanol
Sắc ký cột nhanh

Hela
HepG2
HIV

Hela human cervix cell line
human liver cancer cell line
Human immunodeficiency virus


HMBC

Heteronuclear Multiple Bond
Connectivity

Dòng tế bào ung thư cổ tử cung
tế bào ung thư gan ở người
Virut gây suy giảm miễn dịch ở
người
Phổ tương tác dị hạt nhân qua
nhiều liên kết

HPLC

High-performance liquid
chromatography

Phổ khối lượng va chạm điện tử

Sắc ký lỏng hiệu năng cao


HSQC

Heteronuclear Single Quantum
Coherence

Phổ tương tác dị hạt nhân qua 1
liên kết


HSV
HT-1080
IC50

Herpes simplex virus
human sarcoma cell line
Inhibitory concentration 50%
the concentration of an inhibitor where
the response (or binding) is reduced by
half
human normal liver cells
Liquid chromatography-electrospray
ionization- Mass Spectrometry

Virut Herpes
Tế bào ung thư mô ác tính
Nồng độ ức chế 50% đối tượng
thử

L-02
LC–ESI-MS
MBC
MCF-7
MCF-7/ADM

Minimum bactericidal concentration
Human breast adenocarcinoma cell line
adriamycin-resistant breast cancer cell
line

MCF-7/TAMR tamoxifen -resistant breast cancer cell
line
MDA-MBHuman breast cancer cell line
231
MeOH,
Methanol
CH3OH
MIC
Minimum Inhibitory Concentration

tế bào gan thường
Sắc ký lỏng ghép nối ion hóa
khối phổ
Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu
Dòng tế bào ung thư vú người
Tế bào ung thư vú người kháng
adriamycin
Tế bào ung thư vú người kháng
tamoxifen
Tế bào ung thư tuyến vú xâm lấn
Metanol

Mini-C

Minicolumn Chromatography

Nồng độ kháng sinh tối thiểu ức
chế vi khuẩn
Sắc ký cột tinh chế


MTT
TLC

[3-(4,5-dimethylthiazol-2- yl)2,5diphenyltetrazolium bromide]
Thin layer Chromatography

[3-(4,5-dimetylthiazol-2-yl)2,5diphenyltetrazoli bromua]
Sắc ký lớp mỏng

TMS

Tetrametyl Silan

Tetrametyl Silan

Trolox

6-hydroxy-2,5,7,8-tetramethylchroman2-carboxylic acid
Ultra-performance liquid
chromatography-electrospray tandem
mass spectrometry

Acid 6-hydroxy-2,5,7,8tetramethylchroman-2-carboxylic
Sắc ký lỏng hiệu năng siêu cao
ghép nối ion hai lần khối phổ

UPLC-ESIMS/MS


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN


Các hình
Hình 1.1. Các flavonoid phân lập từ một số loài thuộc chi Polygonum ....................7
Hình 1.2. Các quinon phân lập từ một số loài thuộc chi Polygonum ......................10
Hình 1.3. Các stilbene và dẫn xuất của một số loài thuộc chi Polygonum ..............11
Hình 1.4. Các terpenoid phân lập từ một số loài thuộc chi Polygonum..................12
Hình 1.5. Các phenylpropanoid phân lập từ một số loài thuộc chi Polygonum .......13
Hình 1.6. Các acid phenolic, lignan và các hợp chất khác thuộc chi Polygonum ....14
Hình 1.7. Cây thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.) ......................................21
Hình 1.8. Cây nghể trắng (Polygonum barbatum L.) .............................................26
Hình 1.9. Cây mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br.) ..........................................30
Hình 2.1. Sơ đồ nguyên tắc (a) phương pháp sắc ký cột và (b) sắc ký lớp mỏng....34
Hình 4.1. Kết quả khảo sát TLC của các cặn chiết từ cây thồm lồm gai .................89
Hình 4.2. Kết quả khảo sát TLC của các cặn chiết cây nghể trắng ........................ 90
Hình 4.3. Kết quả khảo sát TLC của các cặn chiết cây mễ tử liễu ..........................91
Các bảng
Bảng 1.1. Một số loài Polygonum ở Việt Nam.........................................................4
Bảng 3.1. Hiệu suất điều chế các phần chiết ..........................................................41
Bảng 4.1. Hiệu suất thu nhận cặn chiết từ cao tổng................................................85
Bảng 4.2. Kết quả thử độc tế bào của các mẫu cao chiết ........................................86
Bảng 4.3. Kết quả đánh giá khả năng quét gốc DPPH, ABTS của các cặn chiết.....87
Bảng 4.4. Kết quả đánh giá khả năng quét gốc tự do DPPH của chất tinh khiết ...155


Các sơ đồ
Sơ đồ 4.1. Quy trình điều chế các phần chiết từ ba đối tượng nghiên cứu ............88
Sơ đồ 4.2. Quy trình phân tách phần chiết n-hexan cây thồm lồm gai ..................92
Sơ đồ 4.3. Quy trình phân tách phần chiết etyl axetat cây thồm lồm gai...............93
Sơ đồ 4.4. Quy trình phân tách phần chiết n-butanol cây thồm lồm gai................93
Sơ đồ 4.5. Quy trình phân tách phần chiết n-hexan nghể trắng.............................94

Sơ đồ 4.6. Quy trình phân tách phần chiết etyl axetat cây nghể trắng...................94
Sơ đồ 4.7. Quy trình phân tách phần chiết n-butanol cây nghể trắng....................95
Sơ đồ 4.8. Quy trình phân tách phần chiết n-hexan cây mễ tử liễu .......................95
Sơ đồ 4.9. Quy trình phân tách phần chiết etyl axetat cây mễ tử liễu....................96
Sơ đồ 4.10. Quy trình phân tách phần chiết n-butanol cây mễ tử liễu...................96


MỞ ĐẦU
Điều kiện tự nhiên ưu đãi cho đất nước, con người Việt Nam một hệ sinh thái
phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc. Hệ thực vật ở
Việt Nam ước tính có khoảng 13.000 loài với khoảng 11.000 loài thực vật bậc cao,
800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2000 loài tảo. Tính đến nay đã có hơn 3800 loài
thực vật bậc cao và bậc thấp được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền nhằm
kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm nhiễm, chống ung thư, điều hòa miễn dịch,
chữa các bệnh liên quan đến tim mạch, diệt côn trùng... [1], [2], [4], [6], [7].
Trong những năm gần đây xu thế nghiên cứu phân lập, chuyển hóa, xác định
cấu trúc, đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất thiên nhiên áp dụng để làm
thuốc ngày càng được các nhà khoa học quan tâm đặc biệt. Xu hướng quay trở lại
sử dụng các sản phẩm thuốc có nguồn gốc thảo dược để phòng và điều trị bệnh trở
nên thịnh hành không chỉ trên thế giới mà còn ở cả Việt Nam. Do đó, nền y học cổ
truyền nước ta đang ngày càng được hiện đại hóa để có thể phát triển hài hòa với y
học hiện đại: với việc tìm ra thuốc mới dựa trên kinh nghiệm dân gian, chiết tách và
đánh giá tác dụng chữa bệnh của các hợp chất từ tự nhiên, tiêu chuẩn hóa dược liệu
và thuốc đông dược. Đã có rất nhiều hợp chất thiên nhiên được sử dụng để chữa các
bệnh hiểm nghèo HIV/AIDS, ung thư, viêm nhiễm, tiểu đường, tim mạch... điển
hình như sử dụng vinblastin, vincristin phân lập từ cây dừa cạn làm thuốc chữa ung
thư [117]. Các hợp chất thiên nhiên ngày càng cuốn hút mạnh mẽ sự chú ý của các
nhà khoa học, tạo tiền đề cho việc phát hiện và phát triển các thuốc mới.
Chi Polygonum (họ rau Răm, Polygonaceae) có khoảng 230 loài phân bố chủ
yếu ở phía bắc bán cầu trong đó có Việt Nam. Nhiều loài trong chi này được sử

dụng trong y học dân gian với công dụng kháng viêm, lưu thông máu, chữa lỵ, lợi
tiểu [4]. Theo các nghiên cứu đã công bố thành phần hóa học của các loài thuộc chi
Polygonum bao gồm: flavonoid, acid phenolic, stilbenoid, tannin, terpenoid và
quinon với nhiều tác dụng dược lý đáng chú ý như chống khối u, chống oxy hóa,
chống viêm, chống HIV, chống suy giảm miễn dịch và chống côn trùng [110].
Như chúng ta đã biết, hoạt chất của mỗi loài thực vật được quy định không chỉ

1


bởi giống, loài mà còn bởi điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Cả ba loài cây thuộc chi
Polygonum là cây thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.), cây nghể trắng
(Polygonum barbatum L.), cây mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br.) tuy đã được
nghiên cứu trên thế giới nhưng ở Việt Nam hầu như chưa có công bố nào về thành
phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học. Vì thế nghiên cứu chiết xuất, phân lập
các hoạt chất và làm sáng tỏ tác dụng sinh học của ba loài này thu thập tại Việt
Nam là một việc làm cần thiết, phù hợp với khuôn khổ của một đề tài luận án tiến
sĩ: “Nghiên cứu thành phần hóa học 3 loài thuộc chi Polygonum, họ Rau răm
(Polygonaceae): Thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.), nghể trắng
(Polygonum barbatum L.), mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br.)”.
1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu chiết xuất, phân lập, xác định cấu trúc các chất; khảo sát hoạt tính
của các phân đoạn chiết, hợp chất phân lập từ ba loài cây của chi Polygonum thuộc
họ Rau răm (Polygonaceae), góp phần tạo cơ sở dữ liệu khoa học về thành phần hóa
học, tác dụng sinh học cũng như ứng dụng vào thực tiễn, nâng cao giá trị sử dụng
của các loài cây này.
Đối tượng nghiên cứu cụ thể là ba loài: Polygonum perfoliatum L. (thồm lồm
gai, rau má ngọ), Polygonum plebeium R.Br. (mễ tử liễu, rau đắng), Polygonum
barbatum L. (nghể trắng, nghể dại, nghể râu).
2. Nội dung nghiên cứu

- Thu thập, tổng quan các tài liệu về hóa học, y học, sinh dược học trong
nước và quốc tế về chi Polygonum, đặc biệt chú trọng 3 loài là đối tượng nghiên
cứu.
- Thu gom các mẫu cây và giám định thực vật của ba loài cây được chọn.
- Điều chế các cặn chiết, thử hoạt tính sinh học của các cặn chiết từ ba đối
tượng nghiên cứu để định hướng chiết xuất phân lập chất tinh khiết.
- Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất từ các cặn chiết.
- Thử hoạt tính sinh học của một số hợp chất chọn lọc từ các hợp chất phân
lập được.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. CHI POLYGONUM
1.1.1. Thực vật học
Mô tả: Chi Polygonum thuộc họ Rau răm (Polygonaceae), là loại cỏ một năm
hoặc nhiều năm, một số ít dạng cây bụi; thân đứng thẳng, chếch, bò lan hoặc bò
trườn, phân cành ít hoặc nhiều; có gai mọc ngược hoặc không, có lông tuyến hoặc
nhẵn, một số ít có điểm tuyến, lóng dài hoặc ngắn; đốt có rễ hoặc không, rễ mảnh
hoặc thô. Lá mọc cách, có cuống hoặc gần như không cuống; phiến lá nguyên, một
số ít chia thùy, hình dạng và kích thước khác nhau, mỏng, 2 mặt có lông tơ hoặc
không, một số ít có điểm tuyến, mép có lông tơ hoặc không, gân bên dạng lông
chim, nổi rõ ở mặt dưới lá, chóp nhọn ngắn, gốc hình nêm, hình tim, tròn, mũi tên
hoặc bằng. Bẹ chìa hình ống, chất lá hoặc màng mỏng, mép vát hoặc cụt, mép có
lông mi hoặc không. Hoa mọc tụm ở nách lá hoặc là cụm hoa dạng bông, dạng đầu
hoặc chùy, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, hình trụ hoặc hình sợi, phân nhánh hoặc
không, hoa nhiều, xếp đơn độc hoặc 3-5 hoa mọc tụm trong mỗi lá bắc, lá bắc hình
phễu, mép vát, có lông hoặc không. Hoa mẫu 4-5, lưỡng tính, một số ít đơn tính,
nhỏ, màu trắng, hồng hoặc vàng xanh, cuống mềm yếu, có mấu. Bao hoa 4-5 mảnh,

một số ít 3, nhẵn, không có lông, một số ít có điểm tuyến, đồng trưởng hoặc không
đồng trưởng với quả. Nhị 5-8, một số ít 1-4, thường ngắn hơn bao hoa, bao phấn
đính lưng, 2 ô, hướng trong, mở theo khe dọc. Bầu thượng, hình trứng, 3 cạnh, 3 lá
noãn, 1 ô, có 1 noãn, thẳng, đính gốc; vòi nhụy 2 hoặc 3, rời nhau hoặc dính nhau ở
phần dưới; đầu nhụy dạng đầu. Quả bế hình trứng, 3 cạnh nhọn hoặc tù hoặc là hình
thấu kính lồi 2 mặt, màu nâu đen nhẵn bóng, được bao trong bao hoa đồng trưởng
hoặc không. Hạt có phôi ở bên, rễ mầm dài, lá mầm nhỏ, dẹp [5].
Phân bố: Chi Polygonum có khoảng 230 loài, phân bố rộng rãi toàn cầu, chủ
yếu ở các vùng ôn đới Bắc bán cầu. Ở Việt Nam, đây là chi có số lượng nhiều nhất
trong họ Rau răm, phân bố khắp đất nước từ bắc tới nam [1], [2], [5]. Theo Võ Văn
Chi, ở nước ta các loài liệt kê trong bảng 1.1 được xếp vào chi này [4].

3


Bảng 1.1. Một số loài thuộc chi Polygonum ở Việt Nam
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41

Tên khoa học

P. runcinatum Buch-Ham
P. tinctorium Aiton
P. palmatum Dunn
P. molle D.Don (P. paniculatum Blume)
P. viscosum Buch-Ham. ex D.Don
P. lapathifolium
P. orientale L.
P. strigosum R.Br
P. senticosum (Meisn.) Franch. et Sav.
P. capitatum Buch-Ham. ex. D.Don
P. thunberrgii Sieb et Zucc
P. tomentosum Willd
P.pubescens Blume
P. glabrum Willd
P. alatum Buch-Ham. ex. D.Don
P. posumbu Buch-Ham et D.Don
P. hydropiper L.
P. barbatum L.
P. minus Huds
P. plebeium R.Br. (P. aviculare)
P. lanigerum R.Br.
Antenoron filiforme Thunb.
Antenoron neofiliforme (Nakai) H. Hava
Coccoloba uvifera (L.) L.
P. chinense L.
P. chinense L. var ovalifolium Meissn
P. perfoliatum L.
Fagopyrum dibotrys (D.Don) Hara
F. esculentum Moench
F.multiflora (Thunb) Haraldson

Muehlenbeckia platyclada (F.Muell.
Hook.) Meisn.
P. cuspidatum L.
Rheum oficinade Baill
R. palmatum L.
R. acetosa L.
R. crispus L.
R. dentatus Campd
R. japonicus Houtt.
R. maritimus L.
R. microcarpus Campd
R. nepalensis

4

Tên thường gọi
Nghể bào, nghể bào xẻ lông chim
Nghể chàm
Nghể chàm
Nghể chùm
Nghể dính
Nghể điểm, nghể bột
Nghể đông, nghể bà
Nghể gai
Nghể gai móc, nghể móc
Nghể hoa đầu
Nghể ba kích, nghể thunberg
Nghể lông dày
Nghể lông ngắn
Nghể nhẵn

Nghể núi, nghể nepal
Nghể phù, nghể bụi
Nghể răm
Nghể trắng, nghể râu, nghể dại
Nghể tăm
Mễ tử liễu, nghể thường, mót dê
Nghể trắng
Kim tuyến thảo
Kim tuyến thảo lông ngắn
Nho biển
Thồm lồm
Nghể mã lai
Thồm lồm gai, rau má ngọ
Bông chua
Kiều mạch
Hà thủ ô
ex Trúc tiết liễu
Cốt khí củ
Đại hoàng
Đại hoàng chân vịt
Chút chít chua
Chút chít nhăn
Chút chít răng
Chút chít Nhật
Chút chít hoa dày
Chút chít
Chút chít nepal


1.1.2. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của các loài thuộc chi Polygonum rất đa dạng và phong
phú với nhiều tác dụng sinh học có giá trị. Lớp chất đại diện cho các loài thuộc chi
này đã được công bố phân lập bao gồm: flavonoid, acid phenolic, stilbenoid, tannin,
terpenoid và quinon.
1.1.2.1. Flavonoid
Flavonoid và các dẫn xuất glycosid của nó là các chất chuyển hóa thứ cấp
quan trọng nhất phân bố rộng rãi trong chi Polygonum. Chúng có thể được coi như
dấu vân tay hóa học cho các loài thuộc chi này. Nhiều flavonoid đã được phân lập
và xác định cấu trúc từ các loài P. runcinatum Buch. Ham. ex D. Don, P. acre, P.
aviculare, P. chinense, P. coriavium, P. cuspidatum, P. orientale L., P. glabrum, P.
hydropiper, P. bistorta L., P. amphibium, P. viscosum, P. tinctorium, P. stagninum,
P. sphaerostachyum, P. salicifolium, P. pefoliatum, P. paleaceum, P. multiflorum,
P. lapathifolium và P. sachalinense. Trong đó, các dẫn xuất glycosid có aglycon
liên kết với đường ở vị trí C-3, một vài chất xuất hiện ở C-7 và chủ yếu tồn tại ở
dạng đơn glycosid, bao gồm cả liên kết O-glycosid và C-glycosid nhưng O-glycosid
phổ biến hơn. Aglycon phổ biến là: kaempferol, quercetin, myricetin, isorhamnetin,
luteolin và rhamnetin. Các đường phổ biến là glucose, galactose, rhamnose,
arabinose, xylose [19], [110], [142].
Smzolar và cộng sự phân lập được kaempferol (1) và quercetin-3-methyl
ether (2) từ cặn chiết etyl axetat của P. amphibium [132]. Kim HJ phân lập năm
flavonoid là avicularin (3), astragalin (4), betmidin (5), juglanin (6) từ P. aviculare
[77]. Từ P. hydropiper các nhà khoa học phân lập được 19 flavonoid và các dẫn
xuất glycosid, flavonoid sulfat bao gồm 4, isorhamnetin 3-O-glucuronid (7), galloyl
quercitrin (8), quercetin (9), galloyl kaempferol 3-O-glucosid (10), quercitrin (11),
scutellarein (15), scutellarein 7-O-glucosid (16), 6-hydroxyluteolin (17), 6hydroxyluteolin 7-O-glucosid (18), 7,4'-dimethylquercetin (20), 3'-methylquercetin
(21), isoquercetrin (22), quercetin 3-sulfat (25), isorhamnetin-3,7-disulfat (26),

5



percicarin (27), rhamnazin (28), rhamnezin-3-sulfat (29), tamarixetin 3-glucosid-7sulfat (30) [60], [61], [115], [153].
R2

R4

OH
HO

O

R3
OR1

OH O

R3O

14
15
16
17
18
19

R2

O

R1 = R3 = CH3, R2=OCH3, R4=H, R5=OCH3
R1 = R3 = R4= H, R2= R5= OH

R1 = R4= H, R2= R5= OH R3 =Glu
R1 = R3 = H, R2= R4= R5=OH
R1 = H, R2 = R4= R5=OH, R3 =Glu
R1 = H, R2 = OCH3, R3 =CH3, R4= R5=H

OR2
OR1
R4O

O
OR3

20
21
22
23
24

R1

O

R2

O

H3CO

OCH3
O


OH O
32
31

O

R1 = R2 = R4= H, R3= OSO3K
R1 = OH, R2=OCH3, R3= R4 = OSO3K
R1 = R4= OH, R2 = OCH3, R3= OSO3K
R1 = R3= OH, R2 = R4=OCH3
R1 = OH, R2 = R4= OCH3, R3= OSO3K
R1=OCH3, R2 = OH, R3= O-Glu, R4= OSO3K

OH
OCH3

H3CO

OH

HO

O
R1

33
34
35
36

37
38

O

R2

R
OH

OH O

48 R=H
49 R=OH

O

R2

OH O

R1

42 R1= H, R2 =OCH3
43 R1= Glu, R2 = H

OH
HO

O


OH

OH
HO

OH

O

R
O

OH

OCH3
OH

OH

44 R1= beta-OH, R2 = H
45 R1= anpha-OH, R2 = H
46 R1= beta-OH, R2 = OH

R3

O

R1 O


OH

R2

R1 = R3= H, R2 =OH
R1 = R3= H, R2 =OCH3
R1 = OCH3, R2 = OH, R3= H
R1 = OAng, R2 = OH, R3= H
R1 = OMeBu, R2 = OH, R3= H
R1 = OiVal, R2 = OH, R3= H

HO

39 R = OAng
40 R1 = OiVal
41 R1 = OMeBu

R
OH

OH

OCH3

OH OH

R3

H3CO


R1 = R4= CH3, R2 = R3= H
R1 = R3 = R4= H, R2= CH3
R1 = R2 = R4= H, R3= Glu
R1 = R2= OH, R3=Gla, R4 = H
R1 = R2= OH, R3=Ara, R4 = H

OH O

OH O
25
26
27
28
29
30

O

OR1 O

1 R1 = R2 = R3= H
2 R1=CH3, R2=OH, R3=H
3 R1 = Ara (fu), R2 = OH, R3= H
4 R1 = Glu, R2 = R3= H
5 R1 = Ara (fu), R2 = R3= OH
6 R1 = Ara (fu), R2 = R3= H
7 R1 = GluA, R2 = OCH3, R3= H
8 R1 = Rha- (2''-galloyl), R2 = R3= H
9 R1 = R3= H, R2= OH
10 R1 = Glu- (2''-galloyl), R2 = R3= H

11 R1 = Rha, R2 = OH, R3= H
12 R1 = Rha, R2 = R3= H
13 R1 = H, R2 = R3= OH

R4

R5

OH O
O

O

OH
OH

6

OH
OH

O
OH

HO

OH O

50 R=H
51 R=OH


47


HO

O

OH

R1

R2 O

O

OH O

Glu

OH

OH
HO

2

O
Glu


HO

OCH3

OH

O

OH

OH

67

OH
O

68

OCH3

OH
O

R
OH

O

O


63 R=anpha-OH, 1=
64 R=beta-OH, 1=
65 R=anpha-OH, 1=

2=
2=
2=

66 R=beta-OH,

2=

1=

OH
OH

OH O

OH

O 1

O

H3CO

1


OH

R= Gal, R1 = OH, R2=R3=H
R= R1 = H, R2= CH3, R3=H
R= CH3, R1=R2= R3=H
R= Gal-(6''- galloyl), R1 = OH, R2=R3=H
R= Gal-(6''- caffeoyl), R1 = OH, R2=R3=H
R= Gal-(6''- feruoyl), R1 = OH, R2=R3=H

OH

OH

OH
O 1

OH
OH

OH O
57
58
59
60
61
62

O

OH

HO

OR

R1= OH, R2 = -Glu-(6''-Rha)
R1= OH, R2 = GluA
R1= H, R2 = Gal
R1= OH, R2 = -Glu-(2''-galloyl)
R1= H, R2 = Glu

HO

HO

R3

OR2
52
53
54
55
56

OH

R1

OH

O

OCH3

O

O

OH
OH O

R

71

O
Glu6 Xyl

OH
OCH3

RO

69 R=OH
70 R=-COCH2C(CH2)=CH2

O

OCH3
OCH3

OH O

R3

R3

R2
R1
O
OH
O
HO
O
R5
74
75
76
77
78
79
80
81
82

O
R4

O

O

O


OH

OH

R1

O

83
84
85
86

R4

R1= R2=R3=OH, R4=R5=H
R1=R3=OH, R2=OCH3, R4=R5=H
R1= R3= R4=R5=H, R2=OCH3
R1= R3= R4=R5=H, R2=OH
R1= R3 =R5=H, R2=OH, R4=COCH3
R1=OCH3,R2=OH,R3=R5=H, R4=COCH3
R1= R2=OH, R3 =R5=H, R4=COCH3
R1= R2=OH, R3 =R4=H, R5=COCH3
R1= R3= R4 =H, R2=OH, R5=COCH3

72 R=CH3
73 R=H

OH


R2

OH O

R1= R3= OH, R2= O-Glu, R4=H
R1= R3= OH, R2= H, R4= O-Glu
R1= OH, R2= O-Glu, R3= R4=H
R1= O-Glu, R2= R4=H, R3=OH

OH
OH
HO

O
OR
OH O

87
88
89
90

R= gal-2''-gallate
R= gal-6''-gallate
R= glu-2''-gallate
R= rha-2''-gallate

Hình 1.1. Các flavonoid phân lập từ một số loài thuộc chi Polygonum
Quercetin 3-O-β-D-galactopyranosid (23), quercetin 3-O-arabinopyranosid

(24) được phân lập từ thân lá P. sachalinensis F.Schmidt ex Maxim tại Thụy Sĩ
[50]. Ahmed tách được từ P. lapathifolium các dẫn xuất của chalcone, isoflavan-4-ol
bao gồm lapathinol (31), lapathone (32), 2'-methoxy-4'-hydroxychalcone (33), 2',4'dimethoxychalcone (34), 2',5'-dimethoxy-4'-hydroxychalcone (35), 6'-methoxy-2',4'-

7


dihydroxy-3'-angeloyloxychalcone
methylbutyryloxy)-chalcone

(36),

6'-methoxy-2',4'-dihydroxy-3'-(2-

(37),

6'-methoxy-2',4'-dihydroxy-3'-

isovaleryloxychalcone (38), angelafolone (39), valafolone (40), melafolone (41) [15].
Từ P. multiflorum đã phân lập được tricin (42), catechin (44), vitexin (85),
epicatechin (45), proanthocyanidin B1 (65), proanthocyanidin B2 (66) [110]. Từ P.
orientale ghi nhận sự có mặt của các hợp chất 1, 2, 4, 9, 11, 44, 85, kaempferol 3O-α-L-rhamnosid (12), chrysoeriol 7-O-glucosid (43), taxifolin (47), 5,7,4'trihydroxydihydroflavonol (48), dihydroquercetin (49), quercetin 3-O-(2''-O-αrhamnopyranosyl)-β-glucuronopyranosid

(51),

kaempferol

3-O-(2''-O-α-L-

rhamnopyranosyl)-β-D-glucuronopyranosid (50), quercetin 3-O-β-D-glucuronid

(53), kaempferol 3-O-β-D-glucosid (56), orientin (83), isoorientin (84), cynarosid
(86) [19]. Sử dụng phương pháp sắc ký lỏng ghép nối ion hai lần khối phổ (UPLCESI-MS/MS), năm 2014 nhóm tác giả Yong Huang đã định lượng đồng thời các
flavonoid 11, 83, 85, 86 có trong toàn thân cây P. orientale L. tại Trung Quốc với
hàm lượng tương ứng là 1,11%, 5,68%, 3,36%, 0,51% [68]. Wang Kai cô lập từ P.
paleaceum rutin (52), hợp chất 53, 45 và dime của nó procyanidin B1 (63),
procyanidin B2 (64) và trime procyanidin C1 (67) [142]. Các chất kaempferol 3-Ogalactosid (54),

isoquercetin 2''-O-gallat

(55), 4'-O-[glucopyranosyl-[(1-6)-

glucopyranosyl]-oxy]-2'–hydroxy-3',6'-dimethoxy-dihydrochalcone (68) được phân
lập từ P. salicifolium [29]. Amplexicin (46) có trong P. amplexicaule, yuansuiliaine
A (69) và yuansuiliaine B (70) phân lập từ P. sphaerostachyum. Các chất hyperosid
(57), rhamnocitrin (58) và onysilin (19) được phân lập từ P. stagninum, 3methoxykaempferol (59) và 3,5,4'-trihydroxy-6,7-methylenedioxy flavon (71) từ P.
tinctorium. Từ P. viscosum nhận được 5 flavonoid quercetin 3-O-(6'' -galloyl)galactosid (60), quercetin 3-O-(6''-caffeoyl)-galactosid (61), quercetin 3-O-(6''feruloyl)-galactosid (62), 3',5-dihydroxy-3,4',5',7-tetramethoxy flavon (72), 3',5,7trihydroxy-3,4',5'-trimethoxy flavon (73) [166]. Năm 2013, ngoài hai hợp chất đã
được công bố là myricetin (13), 5,6,7,4'-tetramethoxy flavanon (14), 11 flavonol
glucuronid đã được phân lập và xác định cấu trúc từ P. aviculare L. thu hái tại Ba

8


Lan bao gồm 7, 53, myricetin 3-O-β-D-glucuronid (74), mearsetin 3-O-β-Dglucuronid (75), kaempferid 3-O-β-D-glucuronid (76), kaempferol 3-O-β-Dglucuronid (77), kaempferol 3-O-β-(2''-O-acetyl-β-D-glucuronid) (78), isorhamnetin
3-O-β-(2''-O-acetyl-β-D-glucuronid)

(79),

quercetin

3-O-β-(2''-O-acetyl-β-D-


glucuronid) (80), quercetin 3-O-β-(3''-O-acetyl-β-D-glucuronid) (81), kaempferol 3O-β-(3''-O-acetyl-β-D-glucuronid) (82). Các hợp chất này được chứng minh tác
dụng chống viêm và chống oxy hóa [56]. Isobe và cộng sự đã phân lập các hợp chất
9,

quercetin

3-β-D-galactopyranosid-2"-gallat

(87)



quercetin

3-β-D-

glucopyranosid-6"-gallat (88) từ phần trên mặt đất của P. nodosum Pers. Một
flavonol glucosid là quercetin 3-β-D-glucopyranosid-2"-gallat (89) cũng được phân
lập từ cây này bởi nhóm của Dossaji và Kubo, chất này có tác dụng chống lại động
vật thân mềm, bệnh ký sinh trùng ở móng. Bên cạnh đó quercetin 3-α-Lrhamnopyranosid-2"-gallat (90) được phân lập từ P. flilifome Thunb [19].
1.1.2.2. Quinon
Trong chi Polygonum, các dẫn xuất anthraquinon tồn tại chủ yếu trong P.
cuspidatum, P. multiflorum, cũng tìm thấy một số trong P. auberti, P. culiinerve.
Các hợp chất anthraquinon được phân lập từ P. cuspidatum như emodin (91),
physcion (92), emodin 8-O-glucosid (93), physcion 8-O-glucosid (94), emodin 8-O(6'-O-malonyl)-glucosid (95), emodin trimethyl ether (96), aloe-emodin (101), aloeemodin-1-O-glucosid (102), chrysophanol (103), chrysophanol 1-O-glucosid (97),
chrysophanol 8-O-glucosid (98), rhein (106), sennosid A (107), sennosid B (108),
1,4-dihydroxy anthraquinon (109), 1,5-dihydroxy anthraquinon (110), 1,8dihydroxy anthraquinon (111), 2,6-dihydroxy anthraquinon (112), 2,6-dimethoxy
anthraquinon (113), anthraquinon (114), alizarin (115), alizarin dimethyl ether
(116), falacinol (119), polyganin A (123), polyganin B (124) [34], [98], [131],

[162]. Hai hợp chất 97, 98 cũng được phân lập từ P. hypoleucum [166].
Các chất 91, 92, 93, 101, 103, 106, emodin 1,6-dimethyl ether (99), questin
(100), citreorosein (117), questinol (118), 2-acetyl-emodin (120), 2-acetyl-emodin8-O-glucosid (121), 2-acetyl-physcion-8-O-glucosid (122), polygonimitin B (126)

9


được phân lập từ P. multiflorum [45], [155]. Các dẫn xuất emodin glucosid cũng
được phân lập từ P. auberti, P. culiinerve. Các dẫn xuất của physcion được tìm
thấy trong P. culiinerve và P. sachalinense. Hợp chất polygonaquinon (125) có ở rễ
P. falcatum [19].
OR3 O

OR2

O
R3

H3C

R3 O

R1

R4 O

R2

OR1
O


91 R1=R2=R3=H
92 R1=CH3, R2=R3=H
93 R1=H, R2=Glu, R3=CH3
94 R1= CH3, R2=Glu, R3=H
95 R1=(6'-malonyl)-Glc, R2=Glu, R3=H
96 R1=R2=R3=CH3
97 R1=R2=H, R3=Glu
98 R1= CH3, R2=H, R3= Glu
99 R1=R3=CH3, R2=H
100 R1=H, R2=R3=CH3

OGlc O

O

101
102
103
104
105
106

OR1

R1=R2=H, R3=CH2OH
R1= Glu, R2=H, R3= CH2OH
R1=R2=H, R3=CH3
R1= Glu, R2=H, R3= CH3
R1=H, R2=Glu, R3=CH3

R1=R2=H, R3=COOH

OR1 O

OH

109 R1=R2=OH, R3= R4=H
110 R1=R4=OH, R2= R3=H
111 R1=R3=OH, R2= R4=H

O
RO

OH
OR
O

10

COOH
COOH

R
O

OR2 O

R

R2O


10'

114 R=H
115 R=OH
116 R=OCH3

OGlc

COCH3
R2O

HO

C21H43-n

H3C
125

O

O

120 R1= CH3, R2= H
121 R1= Glu, R2= H
122 R1= Glu, R2= CH3

H3C
H3C


O

O

HO

O
O

O
O

OH

OH

OH
O

CH3

O
HO

O
OH

112 R=H
113 R=CH3


117 R1= R2= H
118 R1= CH3, R2= H
119 R1=H, R2= CH3

OH

107 threo
108 erythro

OR1 O

CH2OH
O

OH
OH
O
OH
O
OH

R2O

CH3
O
123 R= H
124 R= CH3

OH


126

Hình 1.2. Các quinon phân lập từ một số loài thuộc chi Polygonum
1.1.2.3. Stilbene và dẫn xuất
Nhóm hợp chất này được tìm thấy chủ yếu trong loài P. cuspidatum và P.
multiflorum. Ngoài ra còn thấy xuất hiện trong P. persicaria.
Trans-resveratrol (127), trans-piceid (128), resveratrolosid (129), cisresveratrol

(130), cis-resveratrol 3-O-glucosid (131), cis-piceid (132), 1-(3',5'-

dihydroxyphenyl)-2-(4''-hydroxyphenyl)-etan-1,2-diol (133), piceatannol glucosid
(144), các dẫn xuất natri sulfat, kali sulfat của trans và cis resveratrol (134-143) đã

10


được phân lập từ P. cuspidatum, hợp chất persilben (149) được phân lập từ P.
persicaria [19]. Năm 2012, hợp chất polygonflavanol A (150)- một flavonostilbene
glycosid cùng với các stilbene glycosid là (E)-2,3,5,4'-tetrahydroxystilbene-2,3-diO-β-D-glucosid (145), (E)-2,3,5,4'-tetrahydroxystilbene-2-O-β-D-glucosid (146),
(E)-2,3,5,4'-tetrahydroxystilbene-2-O-(6'-O-acetyl)-β-D-glucosid

(147),

(Z)-

2,3,5,4'-tetrahydroxystilbene-2-O-β-D-glucosid (148) được phân lập từ rễ của P.
multiflorum [32].
OR2

R2O


OH
HO

R1O

OH
OH

OH
OH

130 R1=R2=H
131 R1= Glu, R2=H
132 R1=H, R2= Glu

127 R1=R2=H
128 R1= Glu, R2=H
129 R1=H, R2= Glu

R1O
OH
OH
OH

144

OH

HO


OH

OH

134
135
136
137
138

OH
HO

HO
R5O
M=Na hoac K

OH
OH

H3CO

O
COOH

OH
OH

OH O

OH

OH
OH

O

139
140
141
142
143

O

R1O
R2O
R3O

OH

150

OR3

R1=SO3M, R2=R3=R4=R5=H
R1=R3=R4=R5=H, R2=SO3M
R1=R2=R4=R5=H, R3=SO3M
R1=R2=R3=R5=H, R4=SO3M
R1=R2=R3=R4=H, R5=SO3M


O

O
H

R2O
HO

OH

OCH3

149

M=Na hoac K

GlcO
148

145 R1=Glu, R2=H
146 R1=H, R2=H
147 R1=H, R2=Acetyl

O O
R1O

OH

OH


OR2

R4O

HO

O

OR5

133

OGlc

OH

O

OH

OR1

OR4

R1=SO3M, R2=R3=R4=R5=H
R1=R3=R4=R5=H, R2=SO3M
R1=R2=R4=R5=H, R3=SO3M
R1=R2=R3=R5=H, R4=SO3M
R1=R2=R3=R4=H, R5=SO3M


Hình 1.3. Các stilbene và dẫn xuất phân lập từ một số loài thuộc chi Polygonum
1.1.2.4. Terpenoid
Hợp chất (-)-polygodial (151), một sesquiterpene khung drimane được phân
lập từ P. hydropiper. Hạt của nó cũng chứa 4 sesquiterpene khác là polygonal (152),
isodrimeniol (153), isopolygodial (154) và confertifolin (155). Các hợp chất này
cũng được tìm thấy trong P. acuminatum [43] và được chứng minh có tác dụng

11


chống lại sự tấn công của côn trùng [19]. Bốn hợp chất khác là 25R-spirost-4-ene3,12-dione (156), stigmast-4-ene-3,6-dione (157), stigmastane-3,6-dione (158),
hecogenin (159) được tìm thấy trong P. chinensis [110].
CHO
CHO

CHO
CHO

O

O

CHO
CHO

O
H

OH


H

H

H

152

151

H
154

153

155

O
O

O

O

156

O

157


158

O

O
H
O

O

CH3

O
O

159

HO

160

161

O
COOH
H

H


H
HO

O
162

O

164

163

R

RO

O

R

H

H
H

169 R=H
170 R=glu

167 R=O
168 R=CH2


165 R=O
166 R=anpha-OH

H
H

H

HO

HH

HO
O

171

173

172

Hình 1.4. Các terpenoid phân lập từ một số loài thuộc chi Polygonum
Các hợp chất terpenoid có mặt chủ yếu ở P. bistorta với 5-glutinen-3-one
(160),

friedelanol

(161),


friedelin

(162),

12

acid

oleanolic

(164),

24(E)-


×