Tiết 20 - Bài 17. CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI
ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI
Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917– 1923)?
- Nguyễn Ái Quốc đưa bản yêu sách đến Hội nghị
Vessailles ( 6/1919).
- Nghiên cứu Luận cương của Lénine, tham dự Đại hội Tur
và Quốc tế III. Tham gia sáng lập ĐCS Pháp, Hội Liên
Hiệp thuộc địa và chủ bút báo “ Người cùng khổ”….
Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923 – 1924)?
Tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân (6.1923) và Đại hội V
của Quốc tế III.
- Tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Marx – Lénine vào Việt
Nam
Tiết 20 - Bài 17 :
CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I. BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA PHONG TRÀO
CÁCH MẠNG VIỆT NAM ( 1926-1927):
Với những hoạt động tích cực của mình, Nguyễn Ái Quốc
đã đưa phong trào cách mạng trong nước phát triển theo
xu hướng nào?
Phong trào cách mạng phát triển theo xu hướng
cách mạng vô sản.
Câu hỏi thảo luận: (3 phút)
Trong những năm 1926 – 1927 liên tiếp có những cuộc bãi
công lớn ở những thành phần nào? Lớn nhất là các cuộc
bãi công nào?
Trong những năm 1926-1927, liên tiếp có những cuộc bãi
công ở các thành phần: công nhân, viên chức, học sinh học
nghề.
- Các cuộc bãi công lớn: công nhân nhà máy sợi Nam
Định; công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, Cam Tiêm và
công nhân nhà máy cà – phê Reyna ở Thái Nguyên
Hình ảnh thời Pháp
Nhà máy nước Yên Phụ nơi công
nhân bãi công lớn thời Pháp
Nhà máy thiết bị bưu điện
Địa chỉ: Số 61 Trần Phú . Nơi công
nhân bãi công thời Pháp
Từ năm 1926-1927, toàn quốc nổ ra 27 cuộc đấu tranh của
công nhân, nhằm 2 mục đích: Tăng lương 20-40% và đòi
ngày làm 8h như công nhân Pháp.
Tầng lớp lao động nghèo khổ thời Pháp.
Phong trào đấu tranh xảy ra khắp Bắc – Trung – Nam; cụ
thể là những nơi nào?
- Miền Bắc: công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân
ở Hải Phòng…
- Miền Trung: công nhân nhà máy cưa Bến Thuỷ, nhà máy
xe lửa Trường Thi…
- Miền Nam: công nhân đóng tàu Basoon, công nhân cao
su Phú Riềng..
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son
Bài 17. Tiết 20
CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I. BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA PHONG TRÀO
CÁCH MẠNG VIỆT NAM ( 1926-1927):
- Từ năm 1926-1927 , nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên
chức, học sinh học nghề… liên tiếp nổ ra
Nhận xét về phong trào
cách mạng Việt Nam
trong thời kì này ?
Phong trào đấu
tranh bùng nổ khắp
toàn quốc, trải dài
từ Bắc tới Nam
Tính chất của các cuộc đấu tranh? Trình độ giác ngộ của
công nhân?
Các cuộc đấu tranh mang tính chất chính trị có sự liên kết
nhiều ngành nhiều địa phương và đều khắp toàn quốc.
Trình độ giác ngộ của công nhân lên cao.
Bài 17. Tiết 20
CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I. BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA PHONG TRÀO
CÁCH MẠNG VIỆT NAM ( 1926-1927):
- Từ năm 1926-1927 , nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên
chức, học sinh học nghề… liên tiếp nổ ra
- Phong trào mang tính thống nhất trong toàn quốc, mang tính
chính trị và rộng khắp, có sự liên kết với nhau
Cùng với phong trào công nhân, còn phong trào nào phát
triển mạnh? Các phong trào này có điểm gì mới?
Đó là phong trào nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp
nhân dân yêu nước.
•Phong trào công nhân : mang tính thống nhất trong toàn
quốc, các cuộc đấu tranh mang tính chất chính trị, có sự
liên kết
• Phong trào của các tầng lớp, giai cấp khác : phát triển
mạnh, tạo thành một làn sóng cách mạng rộng khắp cả
nước.
→ Các phong trào kết thành làn sóng đấu tranh rộng lớn
trên toàn quốc, giai cấp công nhân trở thành lực lượng
chính trị độc lập. (Phong trào đấu tranh mang tính thống
nhất, giác ngộ giai cấp ngày càng cao)
Tại sao phong trào công nhân và phong trào của các tầng lớp,
giai cấp khác lại phát triển?
Do sự hoạt động mạnh của hội Việt Nam cách mạng thanh
niên đã truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước →
giác ngộ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và các
tầng lớp giai cấp khác.
→ Phong trào cách mạng trong nước phát triển mạnh là
điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cách mạng ra đời ở Việt
Nam.
Bài 17. Tiết 20
CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I. BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA PHONG TRÀO
CÁCH MẠNG VIỆT NAM ( 1926-1927):
- Từ năm 1926-1927 , nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên
chức, học sinh học nghề… liên tiếp nổ ra
- Phong trào mang tính thống nhất trong toàn quốc, mang tính
chính trị và rộng khắp, có sự liên kết với nhau
- Phong trào: nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu
nước khác phát triển => trở thành làn sóng cách mạng dân tộc
dân chủ khắp cả nước.
II. TÂN VIỆT CÁCH MẠNG ĐẢNG ( 7 – 1928):
Thảo luận nhóm (3 phút):Tổ chức Tân Việt cách mạng
đảng được thành lập nơi nào? Thành phần chủ yếu? Bối
cảnh tra đời? Địa bàn hoạt động?
Thành lập trong nước. Ra đời lúc hội VNCMTN phát triển
* Sự thành lập : Hội Phục Việt (11/1925)→Hội Hưng Nam→ Việt Nam
Cách mạng Đảng (1926) → Việt Nam cách mạng đồng chí Hội (1927)
→ Tân Việt cách mạng Đảng (7/1928)
* Trụ sở: Bến Thủy - Vinh
* Thành viên (1928): 612 đ/c
* Thành phần: trí thức trẻ và những thanh niên yêu nước.
* Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở Trung kỳ
* Khẩu hiệu: “Liên hợp cả các đồng chí trong ngoài. Trong thì dẫn đạo
công-nông-binh, quần chúng; ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức
để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, đặng kiến thiết một xã hội bình đẳng và
bác ái mới”
* Mục tiêu, xu thế cách mạng : Đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập
dân tộc, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa
Bài 17. Tiết 20
CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I. BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG
VIỆT NAM ( 1926-1927):
- Từ năm 1926-1927 , nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên chức,
học sinh học nghề… liên tiếp nổ ra
- Phong trào mang tính thống nhất trong toàn quốc, mang tính chính
trị
và rộng khắp, có sự liên kết với nhau
- Phong trào: nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước
khác phát triển => trở thành làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả
nước.
II. TÂN VIỆT CÁCH MẠNG ĐẢNG ( 7 – 1928):
- Hội Phục Việt sau nhiều lần đổi tên đến tháng 7-1928 lấy tên Tân
Việt Cách mạng đảng
- Thành phần: Trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
- Địa bàn hoạt động: Trung kì
Lập trường chính trị của tổ chức này là gì? Tân Việt cách
mạng Đảng có những hoạt động như thế nào ?
Trong thời kì mới thành lập, Tân Việt cách mạng Đảng là một
tổ chức yêu nước, chưa có lập trường giai cấp, lập trường
chính trị chưa rõ ràng. Họ cho rằng chủ nghĩa Cộng Sản quá
cao, chủ nghĩa ”Tam dân” (dân tộc độc lập; dân quyền tự do;
dân sinh hạnh phúc) của Tôn Trung Sơn quá thấp.
Hoạt động : - Cử người sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện
của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- Vân động hợp nhất với hội VNCM Thanh niên
Đám tang Phan Châu Trinh tại
Sài Gòn – Chợ Lớn (1926)
Nơi yên nghỉ của cụ
Phan Bội Châu
Tại sao nội bộ Đảng Tân Việt lại có sự phân hoá? Xu
hướng nào thắng thế? Kết quả?
- Tân Việt cách mạng Đảng tập hợp những trí thức yêu nước,
ra đời khi tổ chức VNCMTN đã phát triển mạnh về lí luận và
tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tổ chức này có
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của TVCMĐ
- Cuộc đấu tranh gay gắt đã diễn ra trong nội bộ TVCMĐ,
giữa hai khuynh hướng Tư sản (cải lương) và Vô sản.
- TVCMĐ đã nhiều lần cử người sang Quảng Châu xin hợp
nhất với VNCMTN nhưng không thành và ngược lại, do hai tổ
chức này không đánh giá đúng vai trò lãnh đạo của mỗi bên,
cũng như quyền lãnh đạo tổ chức hợp nhất. Sau này, TVCMĐ
chuyển sang khuynh hướng vô sản.
- Nhiểu đảng viên Tân Việt gia nhập tổ chức Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên, tích cực chuẩn bị cho sự thành lập
Bài 17. Tiết 20 : CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I.
-
BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM
( 1926-1927):
Từ năm 1926-1927 , nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên chức, học sinh học
nghề… liên tiếp nổ ra
Phong trào mang tính thống nhất trong toàn quốc, mang tính chính trị và rộng
khắp, có sự liên kết với nhau
Phong trào: nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác phát
triển => trở thành làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước.
II. TÂN VIỆT CÁCH MẠNG ĐẢNG ( 7 – 1928):
- Hội Phục Việt sau nhiều lần đổi tên đến tháng 7-1928 lấy tên Tân Việt
Cách mạng đảng
- Thành phần: Trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
- Địa bàn hoạt động: Trung kì
- Hoạt động : + Cử người sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện của Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
+ Nội bộ diễn ra đấu tranh giữa hai xu hướng vô sản và tư sản =>cuối
cùng xu hướng vô sản chiếm ưu thế, một số đảng viên chuyển sang Hội
Việt Nam cách mạng thanh niên, tích cực chuẩn bị thành lập Đảng