Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

[Kỹ thuật thi công]Chưong 5-Thi công mái và chống thấm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.12 MB, 57 trang )

Chương 5:
THI CÔNG MÁI VÀ CHỐNG THẤM
5.1 THI CÔNG MÁI DỐC
5.2 CHỐNG THẤM MÁI
5.3 THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG CHỐNG NỒM
5.4 CÔNG NGHỆ PHÒNG NƯỚC, CHỐNG THẤM
CHO CÔNG TRÌNH NGẦM.


5.1 THI CÔNG MÁI DỐC
5.1.1 CẤU TẠO CHUNG CỦA MÁI DỐC:
 Công trình nói chung bao gồm: Nội dung bên trong
là dây chuyền sản xuất và thiết bị; Phần vỏ bao che
gồm: kết cấu chịu lực và kết cấu bao che (Đây là
phần ngăn cách không gian bên trong và bên
ngoài: tạo vi khí hậu cho môi trường bên trong
công trình)
 Kết cấu bao che gồm:
 Kết cấu bao che thẳng đứng: Tường
 Kết cấu bao che nằm ngang: Mái (cấu tạo mái
gồm 2 phần: kết cấu chịu lực và các lớp mái).
 Phân loại Mái:
 Mái bằng;
 Mái dốc.


 CẤU TẠO MÁI DỐC:
 Kết cấu chịu lực chính của mái: Tường, vì kèo
(gỗ, thép, thép gỗ hỗn hợp, vì kèo có sử dụng
thép tròn).
 Kết cấu đỡ các lớp lợp: xà gồ, cầu phong, li tô


(còn gọi là đòn tay, dui, mè) các thanh này lần
lượt đặt vuông góc với nhau, tạo thành lưới ô
phù hợp với vật liệu lợp.
 Vật liệu lợp mái: là loại tấm lợp làm bằng vật
liệu lợp có yêu cầu độ dốc thoát nước cao như:
Ngói nung (ngói đất sét nung); ngói xi măng,
tấm Phi-brô xi măng, tôn, tranh, rơm rạ, lá cọ, lá
dừa…Gần đây ta còn sử dụng tấm Bê tông cốt
sợi thực vật bằng sơ dừa thay cho sợi khoáng
amiăng nhập ngoại.


 YÊU CẦU CHỨC NĂNG CỦA MÁI:
Che nắng, mưa, đồng thời bảo vệ tốt kết cấu chịu
lực, khung và tạo vi khí hậu. Cụ thể là:
 Đảm bảo cách nhiệt;
 Thoát nước nhanh, tốt → yêu cầu mái phẳng
theo độ dốc qui định của vật liệu lợp
 Liên kết chịu lực chắc chắn.
 Qui định độ dốc mái thoát nước (theo góc α
hoặc theo độ dốc i hoặc theo 1:m):
• Mái ngói α ≥ 300 (300-330)
• Mái tôn: α = 170-200
• Phi-brô xi măng: α = 180-250



 KHOẢNG CÁCH, TIẾT DIỆN XÀ GỒ, CẦU
PHONG, LI TÔ:
 Xà gồ (đòn tay): bằng gỗ, BTCT, thép, tre

ø6÷12cm (thường 8÷10cm).
 Cầu phong: đặt vuông góc Xà gồ. Nếu bằng gỗ
đặt cách nhau 50cm, tiết diện phụ thuộc vào
khoảng cách xà gồ a.
• Nếu a < 2m thì chọn tiết diện 50x50mm.
• Nếu a > 2m thì chọn tiết diện 50x60mm hoặc
50x70mm.


 Li tô (mè): là các thanh gỗ có tiết diện 3030,
được đóng vuông góc với cầu phong để mắc ngói
khi lợp, khoảng cách giữa hai litô phụ thuộc vào
kích thước viên ngói.
• Ngói máy loại to 400x240 (tức 13 viên/m2) thì
khoảng cách giữa hai li tô là 350mm.
• Ngói máy loại nhỏ 330x200 (22 viên/m2) thì
khoảng cách giữa hai li tô là 250mm.
• ở đuôi mái, hàng li tô cuối cùng được đóng
chồng hai lớp để đảm bảo độ dốc mái được
đều và cách hàng litô trên là 180 (với ngói 22
viên/m2) và 280 (với ngói 13 viên/m2).



Mái ngói lợp trên hệ dàn thép mạ trọng lượng nhẹ Smartruss



 KHÁI NIỆM BỜ CHẢY, BỜ NÓC:
 Ở chỗ mái ngói (hoặc Phi-brô…) tiếp giáp giữa

đường đầu hồi và mái → Xây bờ chảy
 Chỗ giao nhau của hai mái dốc phải lợp ngói bò
→ gọi là bờ nóc.




5.1.2 MÁI NGÓI:
a. Chuẩn bị lợp: (với ngói máy)
 Ngói: được sản xuất nhiều kiểu, loại và kích cỡ
khác nhau bằng đất nung, bằng vữa ximăng. Có
các loại như ngói máy, ngói móc, ngói máng âm
dương, ngói úp sóng, ngói bò. Nhưng thường được
dùng ngói máy có kích thước: loại ngói 22 viên/m2
có kích thước 22030030, loại ngói 13 viên/m2 có
kích thước 24040035
 Ngói bò: (dùng để lợp bờ nóc) ngói bò loại to có
kích thước 420x270x235; ngói bò loại nhỏ có kích
thước 340x190x80




 Kiểm tra chất lượng viên ngói: (Ngói tốt khi đạt
được các đ/k)
 Nung chín đều, nếu nhìn bằng mắt thấy mặt
ngói phải mịn màng, nhỏ hạt và đồng đều, đồng
nhất. Trên mặt ngói phải thấy chất đất là đồng
nhất, không phân lớp, không dập và phồng. Lô
ngói thấy mầu sắc đồng đều.

 Hình dáng phải chính xác, mặt phẳng chung phải
phẳng (mép và gờ). Mặt không cong vênh,
không có vết nứt.
 Lấy tay gõ nhẹ vào viên ngói → Tiếng kêu trong,
không rè là ngói tốt.
 Không có hạt đá vôi ở mặt viên ngói → Làm
thủng ngói.



 Chuẩn bị:
 Dùng dây thép trắng ø =1mm, xâu vào lỗ trên
viên ngói và vặn xoắn 1 vòng (với mái α > 300 cứ
3 viên có 1 viên xâu dây thép).
 Li tô phải được đóng thẳng hàng, các li tô phải
cùng nằm trên một mặt phẳng. Khoảng cách giữa
các li tô phải đảm bảo theo đúng kích thước.
 Vận chuyển ngói lên mái: chất lên mái phải thực
hiện đều ở 2 bên mái, xếp ngói thành từng hàng
thẳng từ dưới chân lên nóc nhà. Có thể xếp úp
viên một chỗ giao nhau giữa cầu phong và li tô
(hoặc xếp theo đường cầu phong, cứ cách một
hàng cầu phong ta xếp một hàng ngói, một hàng
có nhiều chồng, mỗi chồng ≤ 6 viên (5÷6)). Chú ý
xếp xen kẽ viên có xâu dây thép. Nên tính chuyển
đủ số viên lên mái đủ cho một buổi làm rồi hãy
lợp.


b. Lợp mái ngói:

 Trước tiên căng dây thép dọc theo mép dưới mái
lấy cữ làm đường chân mái (đường giọt mái chảy).
 Nguyên tắc lợp:
 Từ trái sang phải, từ dưới lên trên.
 Đầu tiên phải lợp một mảng chéo cờ ở góc dưới
mái để làm chuẩn từ đó phát triển rộng ra toàn
mái. (một hình tam giác có góc vuông ở mép
tường hồi)



 Cụ thể:
 Viên ngói đầu tiên: mũi ngói ăn sát dây, canh
mép ngói sát mép tường hồi, còn chân khay móc
sát vào li tô. Các viên ngói sau xếp phải đảm
bảo mũi ngói ăn với dây và luồn hàm rãnh viên
nọ khít với hàm rãnh viên kia.
 Ngói được buộc vào litô bằng dây thép để chống
gió tốc hoặc xô ngói, các lớp ngói phía trên cách
một hàng buộc một hàng, ba lớp dưới cùng viên
nào cũng buộc vào litô.
 Ngoài ra còn có các loại ngói bò để lợp ở đỉnh
nóc, liên kết bằng vữa ximăng, trường hợp
không dùng ngói bò có thể xây bờ nóc bằng
gạch



 Chú ý:
 Xây bờ nóc tốt nhất là tiến hành cùng khi lợp ba

hàng trên cùng vẫn chừa lại (có thể lợp xong cả
hai vế mái hoặc một bên xong còn bên kia đã
lợp được 1/3 vế mái).
 Đối với mái dốc thường bản vẽ thiết kế rất đơn
giản → vì vậy khi thi công thường phải tự nghiên
cứu cụ thể hóa hơn.
 Hàng ngói cuối cùng (dưới cùng) chọn viên đều
đặn để tránh dột → lợp phải khít, không khe hở
và cố gắng lợp đến đâu dồn khít chặt tới đấy và
cố định buộc ngay.


5.1.3 MÁI PHI BRÔ-XIMĂNG:
a. Chuẩn bị lợp:
 Tấm lợp phibrô ximăng được chế tạo bằng sợi
khoáng amiăng và ximăng dưới dạng phẳng, lượn
sóng nhỏ hoặc lớn. Có ưu điểm nhẹ, khả năng
chống ăn mòn và phòng hoả cao, thi công nhanh và
tiết kiệm gỗ.
 Tuy nhiên khả năng cách nhiệt kém và dễ vỡ. Tấm
lợp phibrô ximăng thông dụng có kích thước: loại
nhỏ là 800x1200, loại lớn là 1200x1800, có chiều
dầy là 3-5mm. Độ dốc của mái phibrô ximăng có
thể chọn trong phạm vi 18-250, thường chọn là 230.
 Tấm Phi brô – xi măng được đặt trực tiếp lên xà gồ
gỗ. Kích thước tiết diện xà gồ tối thiểu phải
80x80mm; Khoảng cách giữa hai xà gồ bằng chiều
dài tấm lợp trừ đi đoạn tấm lợp chồng lên nhau.



×