Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Nêu và phân tích các nguyên tắc dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.83 KB, 6 trang )

Nêu và phân tích các nguyên tắc dạy học
1. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục:
Nội dung nguyên tắc:
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải vũ trang cho người học những tri thức khoa
học chân chính, phản ánh những thành tựu khoa học, công nghệ và văn hoá hiện đại, phải dần dần
giúp học sinh tiếp cận với những phương pháp học tập, nhận thức, thói quen suy nghĩ và làm việc
một cách khoa học. Thông qua đó mà dần dần hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, tình cảm
và những phẩm chất đạo đức cao quý của con người hiện đại.
Dạy học không chỉ làm phát triển lý trí của con người và cung cấp cho người học một khối lượng
kiến thức nào đó mà phải làm cháy lên ở họ lòng khát khao học tập một cách nghiêm túc. Thiếu
điều đó thì cuộc sống không thể nào là một cuộc sống xứng đáng và hạnh phúc.
Ảnh hưởng giáo dục của khoa học là người đồng hành không tránh khỏi của dạy học. Song từ đó
sẽ không đúng khi cho rằng dạy học bao giờ cũng có tác động như nhau đến học sinh và sự nỗ lực
một cách tự giác, nghệ thuật của nhà giáo dục không có ý nghĩa quan trọng. Trái lại, tính chất
giáo dục của dạy học, phương hướng tư tưởng và sức mạnh ảnh hưởng của nó tới học sinh là do
nội dung, phương pháp dạy học, sự tổ chức tiết học và do tác động của chính nhân cách người
giáo viên quyết định.
Chính vì vậy, để thực hiện nguyên tắc này cần phải:
- Vũ trang cho người học những tri thức khoa học chân chính, hiện đại nhằm giúp cho họ nắm
được quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy, có cách nhìn và thái độ hành động đúng
đắn đối với hiện thực.
Cung cấp cho họ những hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên, xã hội, con người Việt Nam, những
truyền thống tốt đẹp trong lịch sử dựng nước và bảo vệ đất nước của dân tộc ta qua hàng
ngàn năm, đặc biệt truyền thống đó ngày càng phát triển mạnh mẽ dưới sư lãnh đạo của
Dảng. Từ đó giáo dục cho học sinh tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ công dân trước sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong học tập và tu dưỡng.
Bồi dưỡng cho học sinh ý thức và năng lực phân tích, biết phê phán một cách đúng mức
những thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, những quan niệm khác
nhau về một vấn đề
Vận dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học theo hướng giúp học sinh làm
quen với một số phương pháp nghiên cứu khoa học ở mức độ đơn giản nhằm dần dần tiếp


cận với hoạt động khoa học, rèn luyện những tác phong, phẩm chất của người nghiên cứu
khoa học
Ví dụ: Khi dạy học sinh bài VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP, GV cần
phải giúp HS biết được:
Về kiến thức:
- Nắm được các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta.
- Nắm được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.
Chẳng hạn:
Bối cảnh
- Ngày 30 - 4 - 1975: Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến
tranh và xây dựng, phát triển đất nước.
- Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu
Thành tựu


- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi
và kiềm chế ở mức một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).
Về kĩ năng:
- Khai thác được các thông tin kinh tế - xã hội từ bảng số liệu, biểu đồ.
- Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri
thức mới.
Về thái độ:
Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đốivới sự nghiệp phát triển của đất nước.
Như vậy:
Sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục được đảm bảo.
2. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn
liền với đời sống, với nhiệm vụ phát triển đất nước.
Nội dung nguyên tắc:
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học nắm vững tri thức, nắm vững cơ sở khoa học, kỹ

thuật, văn hoá khi kết hợp hai điều kiện: Thứ nhất tri thức là những điểm có hệ thống, quan trọng
và then chốt hơn cả. Thứ hai tri thức đó phải được vận dụng trong thực tiễn để cải tạo hiện thực,
cải tạo bản thân. Thông qua đó mà giúp họ ý thức rõ tác dụng của tri thức lý thuyết đối với đời
sống, với thực tiễn, với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành cho họ những kỹ
năng vận dụng chúng ở những mức độ khác nhau mà mức độ cao nhất là góp phần phát triển kinh
tế xã hội và văn hoá khoa học của đất nước.
Bản thân nội dung “ Lý luận liên hệ với thực tiễn” đã phản ánh nội dung “học đi đôi với hành”.
Theo Hồ Chí Minh thì “ Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý
luận cũng như cái tên. Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn hoặc bắn lung
tung cũng như không có tên. Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời phải hành”.
Theo Bác, học phải toàn diện: “ Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà còn
phải có đạo đức cách mạng”. Còn “ hành” theo Người là vận dụng những điều đã học vào việc
giải quyết những vấn đề do thực tiễn đề ra. “Hành” đối với Người không chỉ là những việc to lớn
mà cả trong những việc bình thường, ai cũng làm được. Song việc làm đó có ý nghĩa xã hội, ý
nghĩa cách mạng rất lớn, có tác dụng hình thành con người có tư tưởng cao cả, tình cảm và hành
vi đẹp đẽ, góp phần vào sự nghiệp vĩ đại của tập thể, của dân tộc từ những công việc bình thường
hàng ngày.
Từ đó có thể nhận thấy nội dung khái niệm học và hành quện vào nhau, đan kết chặt chẽ với
nhau. Trong nội dung học có nội dung hành và ngược lại, trong nội dung hành đã có nội dung
học, thể hiện ở động cơ, mục đích, thái độ và cách học: Học làm người.
Nguyên tắc này dựa trên nhận thức luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng giáo dục Hồ Chí
Minh. Theo Bác, “ thống nhất lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận không liên hệ
với thực tiễn là lý luận suông”. Một mặt, Người chống lại lý luận suông, nhưng mặt khác Người
cũng chống lại bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, coi thường lý luận: “ Có kinh nghiệm mà không có
lý luận cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”.
Để thực hiện nguyên tắc này cần phải:
Khi xây dựng kế hoạch chương trình dạy học cần lựa chọn những môn học và những tri cơ
bản, phù hợp với những điều kiện thiên nhiên, với hoàn cảnh thực tiễn xây dựng và phát



-

-

-

triển kinh tế – xã hội, chuẩn bị cho người học thích ứng nhanh và tham gia có hiệu quả vào
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Về nội dung dạy học phải làm cho người học nắm vững tri thức lý thuyết, thấy rõ nguồn gốc
của những tri thức đó và vai trò của tri thức khoa học đối với thực tiễn; phải vạch ra phương
hướng ứng dụng tri thức khoa học vào hoàn cảnh cụ thể đất nước, của địa phương; phải phản
ámh tình hình thực tiễn vào nội dung dạy học.
Về phương pháp dạy học cần khai thác vốn sống của người học để minh hoạ, để đặt ra và
giải quyết những vấn đề lý luận. Cần vận dụng có đổi mới những phương pháp như thí
nghiệm, thực nghiệm, nghiên cứu các tài liệu thực tiễn…làm cho học sinh nắm nhanh và
nắm chắc những tri thức lý thuyết và vận dụng những tri thức lý thuyết đó vào giải quyết
những tình huống khác nhau. Thông qua đó, bước đầu giúp học sinh làm quen với những
phương pháp nghiên cứu khoa học
Về hình thức tổ chức dạy học thì cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, đặc
biệt là hình thức lên lớp với hình thức tham quan học tập, hình thức thực hành, thực tập ở
phòng thí nghiệm, ở các trung tâm kĩ thuật tổng hợp.

Dạy học kết hợp với lao động sản xuất và hoạt động công ích là điều kiện quan trọng để thực
hiện hiệu quả nguyên tắc nàyg thí nghiệm, ở các trung tâm kỹ thuật tổng hợp…
Ví dụ: Giáo viên dạy về phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên
Về lí thuyết
Cho học sinh đọc SGK nắm lí thuyết về phát triểt cây công nghiệp như:
Các loại cây công nghiệp lâu năm về diện tích, sản lượng, phân bố
Về điều kiện thuận lợi: khí hậu, thổ nhưỡng,thị trường, nguồn vốn

Tình hình phát triển
Về thực tiễn
Cho học sinh quan sát át lát.
Giới thiệu các hình ảnh về các loại cây công nghiệp.
Cho học sinh xem đoạm phim về giá trị sản phẩm của các loại cây công nghiệp.
Giới thiệu các thông tin qua báo, tin tức ở ti vi, internet được cập nhật hằng ngày.
GV cho học sinh hoạt động nhóm
Cho học sinh làm sơ đồ minh họa
Học sinh quan sát bản đồ
Khai thác thực tiễn bên ngoài thông qua các hình ảnh minh họa ,đoạn phim để vận dụng cho bài
học
Kết quả đạt được của học sinh
Biết quan sát và trình bày nội dung bài học
Nắm được lí thuyết và hiểu bài hơn
Vận dụng vào làm các bài tập một cách nhanh chóng
Làm cho tiết học hứng thú hơn
3. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học.
Nội dung nguyên tắc:
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học có thể cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với sự vật,
hiện tượng hay hình tượng của chúng, từ đó hình thành những khái niệm, quy luật, lý thuyết;
ngược lại, có thể từ việc lĩnh hội những tri thức lý thuyết trước rồi xem xét những sự vật, hiện


tượng cụ thể sau.Trong việc vận dụng nguyên tắc này bao giờ cũng đảm bảo mối quan hệ qua lại
giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng.
Từ đó ta có thể nhận thấy rằng: Đầu tiên tính trực quan có thể là điểm xuất phát chủ yếu ở các lớp
tiểu học. Thứ hai tuỳ theo mức độ vận động của trẻ từ các lớp dưới lên các lớp trên thì điểm xuất
phát của quá trình dạynhọc là sự tiếp cận lịch sử đối với sự phát minh một quy luật nào đó. Lúc
đầu nêu lên vấn đề, tiếp theo là trình bày lịch sử giải quyết vấn đề đó và cuối cùng là trạng thái
hiện nay. Sau đó cần phải tiến hành công tác thực hành hoặc làm thí nghiệm. Đó là con đường có

tính quy nạp – lịch sử trong việc nghiên cứu tri thức. Ở đây tính trực quantham gia hai lần như là
minh hoạ sự phát minh, nghĩa là sự phát minh đó diễn ra trong lịch sử khoa học như thế nào và
vạch ra cách giải quyết vấn đề hiện nay ra sao. Tuy nhiên cần phải thấy rằng việc trình bày theo
quan điểm lịch sử mất nhiều thời gian học tập và không phải bao giờ cũng cần thiết. Cơ sở xuất
phát có thể là những luận điểm lý thuyết, tiên đề, hệ thống khái niệm đã được lĩnh hội ở những
giai đoạn dạy học trước đây hoặc thậm chí được đưa vào bằng con đường lý luận. Chỉ sau khi đã
nắm được những định luật có tính chất lý luận đó, trực quan được sử dụng để minh hoạ sự vận
dụng chúng hoặc dưới hình thức công việc ở phòng thí nghiệm khi bài tập nhận thức được giải
quyết bằng con đường thực nghiệm.
Ngay cả học sinh tiểu học cũng tiến hành dạy học từ cái chung đến cái riêng nhằm phát triển tư
duy lý luận cho trẻ.
Để thực hiện nguyên tắc này cần:
Sử dụng phối hợp nhiều phương tiện trực quan khác nhau với tư cách là phương tiện và
nguồn nhận thức.
Kết hợp việc trình bày các phương tiện trực quan và lời nói sinh động, diễn cảm, nghĩa là
kết hợp hai hệ thống tín hiệu.
Cần sử dụng lời nói giàu hình ảnh để giúp học sinh vận dụng những biểu tượng đã có để
hình thành những biểu tượng mới, qua đó mà hình thành những khái niệm, định luật mới.
Cần vận dụng một trong những cách sử dụng trực quan nêu trên phù hợp với lứa tuổi, nội
dung và hoàn cảnh cụ thể nhằm hình thành và phát triển tư duy lý thuyết cho họ.
- Cần sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học một cách hiệu quả.
- Đề ra cho học sinh những bài tập nhận thức đòi hỏi phải thiết lập được mối quan hệ giữa cái
cụ thể, cái trừu tượng và ngược lại.
Ví dụ: Tư duy cánh chim bay lên trời và con
người cũng có thể đi trên không, sáng chế ra
máy bay giúp con người đi trên không
lĩnh hội khái niệm tư duy, trừu tượng, khoa học
ở trên lớp và về nhà mới cụ thể, chi tiết.
Cần kết hợp tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng
Cụ thể: những mặt, những thuộc tính có quan

hệ với hiện tượng của hiện thực khách quan
(hiện tượng, sự vật tự nhiên: trời, mây, mưa,
gió, chim bay trên trời, nước chảy…)
Trừu tượng:


là bộ phận của cái toàn bộ được tách ra và cô lập với mối quan hệ và sự tương tác giữa các thuộc
tính, các mặt của toàn bộ ấy, cho phép lĩnh hội gián tiếp
4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và tính mềm
dẻo của tư duy.
Nội dung nguyên tắc:
Nguyên tắc này đòi hỏi học sinh nắm chắc bản chất vấn đề trong sự hòa trộn với khinh nghiệm
bản thân. Mặt khác, học sinh cần phải nhớ lâu, nhớ nhiều, nhớ nhanh, nhớ chính xác kiến thức
phù hợp nhằm giải quyết có hiệu quả từng tình huống cụ thể.
Quá trình nắm kiến thức liên quan mật thiết đến các phẩm chất tư duy. Tư duy mềm dẻo, linh hoạt
trong lĩnh hội, đồng thời phải cơ động trong việc vận dụng giải quyết những tình huống quen
thuộc và tình huống mới.
Tâm lý học đã khẳng định việc lĩnh hội nội dung dạy học và phát triển năng lực nhận thức là hai
mặt của một quá trình, có liên hệ mật thiết với nhau. Khi lĩnh hội những tri thức khoa học thì trí
não đồng thời thực hiện những nhiệm vụ nhận thức khác nhau, và cùng với điều đó, năng lực
nhận thức của học sinh được phát triển.
Trong cách hiểu như trên, nguyên tắc này cần phải kết hợp với nguyên tắc tự giác, tích cực, độc
lập, sáng tạo của học sinh, nghĩa là phải làm cho họ nhớ lại điều đã học một cách tự giác, đã được
suy ngẫm, tránh lối học thuộc l òng một cách máy móc và thiếu suy nghĩ sâu sắc về tài liệu đó, và
do vậy chẳng hiểu được điều mình học.
Để thực hiện nguyên tắc này cần:
- Cần làm nổi bật cái cơ bản, bản chất của vấn đề.
- Học sinh phải biết sử dụng phối hợp các loại ghi nhớ: ghi nhớ chủ định, ghi nhớ không chủ
định, ghi nhơ máy móc, ghi nhớ có ý nghĩa. Tuy nhiên, ghi nhớ có chủ định có tầm quan
trọng đặc biệt, vì nó là cơ sở của sự học thuộc và nhớ lâu.

- Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, cần hướng dẫn các em biết cách
sưu tầm và tra cứu tài liệu tham khảo.
- Trong quá trình dạy học, chú ý ôn tập cho học sinh. Song, trong ôn tập phải yêu cầu học sinh
nắm được tính hệ thống của kiến thức, thấy được cái mới, đồng thời tạo điều kiện cho học
sinh vận dụng kiến thức vào nhiều tình huống thực tiễn khác nhau. Điều đó có tác dụng làm
cho học sinh vừa nắm chắc kiến thức, vừa rèn luyện phẩm chất linh hoạt trong tư duy.
Ví dụ:
Đối với học sinh lớp 10 khi học về bài “DÒNG BIỂN”
Học sinh gặp một số khó khăn trong quá trình tiếp nhận tri thức:
Khó nắm quy luật hoạt động của các dòng biển
khó nhớ tên cũng như vị trí của các dòng biển
Giáo viên giúp học sinh hình thành hệ thống tri thức:
Các dòng biển nóng thường di chuyển từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao
Các dòng biển lạnh thì ngược lại
Ở BBC, Các dòng biển di chuyển theo hướng cùng chiều kim đồng hồ
Ở NBC, thì ngược lại
Các dòng biển nóng lạnh đối xứng nhau qua xích đạo
Đặc tính của các dòng biển:
Dòng biển nóng mang đặc tính ẩm và gây mưa nhiều, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát cho nơi


nó đi qua.
Dòng biển nóng thì ngược lại ,mang khí hậu khô và lạnh cho vùng nó đi qua.
→ Qua đó học sinh hình thành các kĩ năng, kĩ xảo về đọc bảng đồ về các dòng biển, bảng đồ thế
giới…
Từ bài học trên, khả năng tư duy của học sinh cũng được hình thành. Lúc này học sinh vận dụng
tính mềm dẻo của tư duy để giải thích các hiện tượng liên quan đến các dòng biển:
Khí hậu của các nơi khác nhau khi có dòng biển chạy qua.




×