Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Nêu và phân tích các nguyên tắc đánh thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.62 KB, 4 trang )

Đề số 5: Nêu và phân tích các nguyên tắc đánh thuế.
Bài làm:
I. Mở bài:
Thuế là công cụ chủ yếu để tạo lập nguồn ngân sách nhà nước, tuy nhiên
việc tiến hành thu thuế như thế nào để lợi ích của cả hai bên chủ thể (người nộp
thuế và nhà nước) đều không bị ảnh hưởng là không hề đơn giản. Do đó, khi đánh
thuế cần phải xác định đúng và tuân thủ các nguyên tắc để đảm bảo quá trình vận
hành cũng như đảm bảo lợi ích các bên. Sau đây em xin được nêu và phân tích các
nguyên tắc đánh thuế cơ bản nhất để qua đó thấy được ảnh hưởng của các nguyên
tắc đó đến quá trình vận hành của hệ thống pháp luật thuế.
II. Nội dung:
Nguyên tắc thứ nhất là đánh thuế phải đảm bảo công bằng. Nguyên tắc này
được hiểu là mọi đối tượng có năng lực chịu thuế đều phải nộp thuế và mọi người
có điều kiện liên quan đến thuế như nhau phải được đối xử về thuế như nhau. Tính
công bằng vẫn được đảm bảo trong cả trường hợp có sự khác nhau về điều kiện,
thể hiện ở việc nếu có điều kiện khác nhau thì những đối tượng khác nhau nhưng
cùng loại thì phải được đối xử với nhau tương ứng, không được có bất cứ sự phân
biệt hay kì thị nào với các đối tượng chịu thuế, là đối tượng cùng loại thì dù có
chênh lệch về địa vị xã hội hay khả năng tài chính thì càng phải đảm bảo sự công
bằng. Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật thuế luôn hướng tới và đảm bảo sự công
bằng, các đối tượng có điều kiện như nhau thì phải nộp các loại thuế giống nhau,
các đối tượng khác nhau nộp cho nhà nước các giá trị thuế khác nhau đều phải
được đối xử như nhau. Mặt khác, những đối tượng được khuyến khích, ưu đãi thì
khi có điều kiện họ cũng được hưởng sự đối xử ưu đãi tương ứng.
1
Nguyên tắc thứ hai là đánh thuế thì cần đảm bảo cân bằng lợi ích giữa nhà
nước và người nộp thuế. Nội dung của nguyên tắc này là thuế phải đảm bảo nguồn
thu cho ngân sách nhà nước nhưng không để cho người nộp thuế lâm vào tình
trạng khốn cùng. Cần có sự hài hòa giữa lợi ích nhà nước và người nộp thuế. Xét
cho cùng thì cho dù là thuế gián thu hay thuế trực thu thì loại thuế đó cũng sẽ đánh
vào đông đảo dân cư trong xã hội, chính là người lao động – tầng lớp chịu ảnh


hưởng nhiều nhất khi nền kinh tế trì trệ. Cần phải có sự điều chỉnh, xê dịch trong
các chính sách thuế để vừa đảm bảo được cuộc sống cho người lao động mà vẫn
không gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích nhà nước. Hơn nữa, nếu tổng số thuế phải trả
quá lớn, đời sống của người dân lao động không được đảm bảo, sẽ kéo nền kinh tế
đi xuống, nguy cơ trốn thuế rất cao.
Nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế có ý nghĩa pháp
lí rất quan trọng khi xác định những nội dung cụ thể của đạo luật thuế cũng như
xác định cơ cấu hệ thống pháp luật thuế. Cụ thể, cần cân nhắc kĩ lưỡng khi xác
định thuế suất, biểu thuế để đảm bảo hài hòa lợi ích cả hai bên, người nộp thuế sẽ
không bị rơi vào khốn cùng vì các lí do trực tiếp hay gián tiếp từ việc phải nộp thuế
mà nguồn ngân sách của nhà nước từ thuế vẫn được đảm bảo. Khi ban hành một
loại thuế không được chỉ xem xét nhu cầu chi tiêu của Chính phủ mà cần tính toán
đến khả năng tài chính của người nộp thuế, cụ thể số thuế phải nộp đó sẽ chiếm
bao nhiêu phần trong thu nhập, doanh thu của người nộp thuế, mức thuế đưa ra có
gây ảnh hưởng quá lớn đến thu nhập hay không,…
Nguyên tắc thứ ba là đánh thuế phải đảm bảo dễ hiểu và đạt hiệu quả.
Nguyên tắc này gồm hai nội dung, thứ nhất là việc đánh thuế phải đảm bảo rõ ràng,
dễ hiểu cho mọi đối tượng, thứ hai là việc đánh thuế cần đạt hiểu quả cao, cần tổ
chức hệ thống thuế sao cho chi phí thu thuế không được cao hơn mục tiêu đề ra
cho phép, nhưng hoạt động thu vẫn phải đạt được hiệu quả cao. Tuân thủ nguyên
2
tắc này, các văn bản pháp luật, những quy định về thuế được ban hành sẽ đảm bảo
dễ hiểu và dễ thực hiện cho mọi đối tượng, đảm bảo cho việc thực hiện trong một
thời gian dài và có tính ổn định cao. Để đảm bảo nội dung thứ hai của nguyên tắc
là việc đánh thuế phải đảm bảo hiệu quả thì khi ban hành một loại thuế, cần phải
cân nhắc và tính toán thật kĩ các số liệu, mối tương quan giữa tổng thu dự tính đạt
được và chi phí dự tính phải trả cho việc thu và quản lí thuế. Tránh không được để
xảy ra việc mức phí bỏ ra cho hoạt động thu một loại thuế nào đấy cao hơn mức
thuế thu được.
Nguyên tắc cuối cùng là việc đánh thuế phải đảm bảo không xảy ra tình

trạng một đối tượng tính thuế phải chịu một loại thuế nhiều lần. Để đảm bảo thực
hiện đúng nguyên tắc này, hệ thống pháp luật thuế cần phải có sự “bóc tách”
những phần của đối tượng tính thuế đã nằm trong diện chịu loại thuế đó ở giai
đoạn trước để tránh việc một đối tượng bị đánh thuế nhiều hơn một lần. Bên cạnh
đó, hệ thống pháp luật thuế giữa các quốc gia, nhất là trong thời kì hội nhập này,
cũng cần tính tới khả năng các nhà đầu tư, công dân của quốc gia này nhưng có đối
tượng tính thuế ở một quốc gia khác, để tránh cho việc trùng lặp không xảy ra khi
xây dựng hệ thống pháp luật thuế, cần tham khảo, tìm hiểu về pháp luật thuế ở các
quốc gia khác trước khi xây dựng pháp luật ở nước mình.
III. Kết luận:
Qua việc phân tích các nguyên tắc đánh thuế, ta có thể thấy hệ thống pháp
luật về thuế cũng như hoạt động thu thuế cần phải tuân thủ tối đa các nguyên tắc để
hoạt động có hiệu quả, đảm bảo lợi ích giữa đối tượng chịu thuế và nhà nước. Hậu
quả về kinh tế sẽ rất lớn và khó khắc phục nếu như hệ thống pháp luật thuế cũng
như công tác điều hành thu thuế có vấn đề vì vậy cần có sự hoàn thiện, sửa đổi hệ
3
thống pháp luật thuế ngày càng hoàn thiện, đảm bảo yêu cầu của các nguyên tắc
nói trên.
4

×