Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đặc điểm chu kỳ kích thích buồng trứng và kết quả chuyển phôi trữ lạnh các trường hợp chuyển phôi tươi không thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.52 KB, 3 trang )

ĐẶC ĐIỂM CHU KỲ KHÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG VÀ KẾT QUẢ
CHUYỂN PHÔI TRỮ LẠNH CÁC TRƯỜNG HỢP
CHUYỂN PHÔI TƯƠI KHÔNG THÀNH CÔNG
TRỊNH VĂN DU, HỒ SỸ HÙNG
Trường Đại học Y Hà Nội
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm chu kỳ kích
thích buồng trứng và kết quả chuyển phôi trữ lạnh
các trường hợp chuyển phôi tươi không thành công.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 340 hồ sơ
bệnh nhân chuyển phôi trữ lạnh sau chu kỳ chuyển
phôi tươi thất bại từ tháng 1/2016 – 12/2016 tại Bệnh
viện Phụ sản Trung ương. Kết quả: Tuổi trung bình
của bệnh nhân là 31,25 ± 4,7 năm, nguyên nhân vô
sinh chủ yếu là do vòi tử cung và do chồng. Trong
chu kỳ chuyển phôi tươi nồng độ E2 ngày tiêm hCG là
5289,25 ± 2567,3 pg/ml và nồng độ progesterone ngày
tiêm hCG là 1,14 ± 0,5 ng/ml, số phôi chuyển trung
bình là 3,03 ± 0,7 và 91,5% bệnh nhân được chuyển ít
nhất 2 phôi tốt. Tỷ lệ có thai lâm sàng chu kỳ chuyển
phôi trữ lạnh là 40,6%. Kết luận: Trong chu kỳ kích
thích buồng trứng bệnh nhân có nồng độ E2 trung bình
cao (5289,25 ± 2567,3pg/ml), nồng độ progesterone
trung bình cao là 1,14 ± 0,5 ng/ml. Tỷ lệ có thai lâm
sàng trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh là 40,6%.
Từ khóa: Chuyển phôi trữ lạnh, chuyển phôi tươi
không thành công, tỷ lệ có thai.
SUMAMRY
CHARACTERISTICS OF FRESH EMBRYO
TRANSFER CYCLE AND RESULTS OF FROZEN
EMBRYO TRANSFER AFTER FAILED FRESH


EMBRYO TRANSFER CYCLE
Objective: To study characteristics of fresh
embryo transfer cycle and results of frozen embryo
transfer after failed fresh embryo transfer cycle.
Subjects and methods: Retrospective study of 340
patient records of frozen embryo transfer after failed
fresh embryo transfer from January 2016 to
December 2016 at National Hospital of Obstetrics
and Gynecology. Results: Mean age of patients was
31.25 ± 4.7 years. Causes of infertility was mainly
due to ovarian tubes and male cause. In the fresh
embryo transfer cycle, serum levels of E2 on day hCG
injection were 5289.25 ± 2567.3 pg/ml and level of
progesterone on day hCG injections was 1.14± 0.5
ng/ml. Average number of embryo transfer were 3.03
± 0.7 and majority (91.5%) of patients were
transferred at least 2 good quality embryos. The
Chịu trách nhiệm: Hồ Sỹ Hùng
Email:
Ngày nhận: 14/6/2017
Ngày phản biện: 05/7/2017
Ngày duyệt bài: 28/7/2017
Ngày xuất bản: 30/8/2017

44

clinical pregnancy rate of frozen embryo transfer cycle
was 40.6%. Conclusion: during ovarian stimulation
cycle, mean E2 concentration was of 5289.25 ± 2567.3
pg/ml, mean progesterone concentrations was of 1.14

± 0.5 ng/ml. Clinical pregnancy rate in frozen embryo
transfer cycle was 40.6%.
Keywords: Frozen embryo transfer, failed fresh
embryo transfer, pregnancy rate.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gần đây có xu hướng chuyển phôi trữ lạnh thay vì
chuyển phôi tươi vì lý do trong chu kỳ chuyển phôi
tươi, nồng độ các hormon sinh dục tăng cao hơn
bình thường, đặc biệt là nồng độ Estradiol và
Progesterone, làm ảnh hưởng tới sự làm tổ của phôi,
dẫn đến thất bại trong chu kỳ chuyển phôi tươi, tỷ lệ
có thai giảm. Điều này được chứng minh rõ nhất
trong các trường hợp quá kích buồng trứng nặng,
thường được chỉ định trữ lạnh phôi toàn bộ. Các
bệnh nhân này trì hoãn chuyển phôi vừa làm giảm
nguy cơ quá kích buồng trứng tiến triển nặng, vừa
làm tăng tỷ lệ có thai trong chu kỳ chuyển phôi trữ
lạnh. Trong một chu kỳ chuyển phôi tươi nguyên
nhân thất bại còn liên quan đến nhiều yếu tố khác
như tuổi mẹ, nguyên nhân vô sinh, thời gian vô sinh,
số ngày dùng FSH, toàn trạng người bệnh trước
chuyển phôi, chất lượng noãn bào, chất lượng phôi,
số lượng phôi chuyển [1].
Để tìm hiểu lý do vì sao chuyển phôi tươi thất bại
và đánh giá tỷ lệ thành công của chuyển phôi trữ lạnh
các trường hợp chuyển phôi tươi không thành công,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu
sau: Nghiên cứu đặc điểm chu kỳ kích thích buồng
trứng và kết quả chuyển phôi trữ lạnh các trường hợp
chuyển phôi tươi không thành công.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Chọn tất cả các bệnh án của bệnh nhân được
chuyển phôi trữ lạnh tại Bệnh viện Phụ sản Trung
ương từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2016 có đủ tiêu
chuẩn: chuyển phôi tươi chu kỳ trước không có thai,
có ít nhất 01 phôi sống sau khi rã đông, bệnh án có
đủ các thông tin nghiên cứu.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Các trường hợp bệnh án không đủ thông tin nghiên
cứu, các trường hợp chuyển phôi trữ lạnh từ lần thứ 2
trở đi sau chu kỳ tươi không thành công, các trường
hợp chuyển phôi trữ lạnh mà chu kỳ kích thích buồng
trứng phải đông phôi toàn bộ do bất kỳ lý do nào.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp mô tả hồi cứu.

Y HỌC THỰC HÀNH (1054) - SỐ 8/2017


Cỡ mẫu nghiên cứu: Lấy mẫu thuận tiện, trong
thời gian từ tháng 1/2016 đến 12/2016, tổng số đối
tượng nghiên cứu là 340 trường hợp chuyển phôi trữ
lạnh trường hợp chuyển phôi tươi không thành công.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Giá trị
Ghi chú

Tuổi
31,25 ± 4,7 22 - 45
Thời gian vô sinh
4,53 ± 2,9
1 - 18
Rối loạn phóng noãn
7,9%
27/340
Tinh dịch đồ
23,8%
86/340
bất thường
Nguyên nhân
Do vòi tử cung
48,2%
164/340
vô sinh
Do hai vợ chồng
2,9%
10/340
Không rõ
15,6%
53/340
nguyên nhân
Vô sinh nguyên phát
57,6%
196/340
Loại vô sinh
Vô sinh thứ phát
42,4%

144/340

Tuổi trung bình của bệnh nhân là 31,41 ± 4,93
năm. Thời gian vô sinh trung bình là 4,76 ± 3,078
năm. Nguyên nhân chủ yếu do bất thường tinh dịch
đồ và tắc vòi tử cung.
2. Đặc điểm một số yếu tố liên quan của chu
kỳ kích thích buồng trứng
Bảng 2. Đặc điểm chuyển phôi chu kỳ kích thích
buồng trứng
Độ dày niêm mạc tử cung
trung bình
Nồng độ E2 ngày tiêm hCG
(pg/ml)
Nồng độ Progesterone ngày
hCG (ng/ml)
Số phôi chuyển trung bình
Có ít nhất 2 phôi
tốt
Chất lượng
phôi
Có 1 phôi tốt
chuyển
Không có phôi
tốt

Giá trị

Ghi chú


10,89 ± 2,1

7 – 16,3

5289,25 ±
2567,3

3,03 ± 0,7

1305 13100
0,32 –
2,42
1-5

91,5%

311/340

8,2%

28/340

0,3%

1/340

1,14 ± 0,5

Độ dày niêm mạc tử cung trung bình là 11,05 ±
1,87 mm, mỏng nhất là 7mm, dày nhất là 16,3mm.

Nồng độ Progesterone trung bình ngày tiêm hCG là
1,09 ± 0,44 ng/ml. Đa số bệnh nhân được chuyển 3
phôi và 92,9% được chuyển ít nhất 2 phôi tốt.
3. Kết quả chuyển phôi trữ lạnh
Tỷ lệ có thai và các đặc điểm về chu kỳ chuyển
phôi trữ lạnh:
Bảng 3. Tỷ lệ có thai và các đặc điểm về chu kỳ
chuyển phôi trữ lạnh
Giá trị
Thời gian trữ phôi trung bình
(tháng)
Độ dày niêm mạc tử cung
trung bình (mm)
Số phôi chuyển trung bình
Tỷ lệ thai sinh hóa
Tỷ lệ thai lâm sàng

6,61 ± 3,7
9,89 ±
1,52
3,20 ± 0,9
2,35%
40,6 %

Ghi chú
0,8 –
20,8
6,6 –
14,7
1-5

8/340
138/340

Thời gian đông phôi trung bình là 6,89 ± 3,82
tháng, bệnh nhân sau thất bại của chu kỳ chuyển phôi
tươi sớm nhất là 0,8 tháng (tương đương 24 ngày) thì
quay lại chuyển phôi trữ lạnh, lâu nhất là 20,8 tháng

Y HỌC THỰC HÀNH (1054) - SỐ 8/2017

(tương đương 624 ngày). Độ dày niêm mạc tử cung
trung bình là 9,89 ± 1,52 mm. Tỷ lệ hCG dương tính là
42,95% và tỷ lệ thai lâm sàng là 40,6%.
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên
cứu là 31,25 ± 4,7 năm. So sánh độ tuổi với một số
nghiên cứu khác của Đặng Quang Vinh và cộng sự
(2004) thì độ tuổi trung bình là 31,7 ± 3,9 năm [1],
của Đào Lan Hương và cộng sự (2013) thì độ tuổi
trung bình là 32,1 ± 4,93 năm [2]. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi tương tự kết quả của các tác giả trên
về độ tuổi trung bình.
Thời gian vô sinh trung bình là 4,53 ± 2,9 năm, tương
tự với các nghiên cứu của Đào Lan Hương (2014) thời
gian vô sinh trung bình là 5,07 ± 0,47 năm [2].
Nguyên nhân vô sinh do vòi tử cung chiếm tỷ lệ
48,2%, do tinh dịch đồ bất thường chiếm 23,8%,
không rõ nguyên nhân chiếm 15,6%, do rối loạn
phóng noãn là 7,9%, và 2,9% do cả hai vợ chồng.

Kết quả này cũng tương tự một số nghiên cứu khác
khi tỷ lệ vô sinh vòi tử cung chiếm tỷ lệ cao. Theo
Nguyễn Xuân Hợi (2014) tỷ lệ vô sinh vòi tử cung
chiếm 45,5%, do tinh dịch đồ bất thường chiếm
20,5%, không rõ nguyên nhân chiếm 21,6% [3].
2. Một số đặc điểm chu kỳ kích thích buồng
trứng
Độ dày niêm mạc tử cung trong chu kỳ chuyển
phôi tươi không có thai trong nghiên cứu của chúng
tôi là 11,05 ± 1,87 mm. Theo Nguyễn Thị Thu
Phương độ dày niêm mạc tử cung liên quan chặt chẽ
đến tỷ lệ có thai lâm sàng. Tỷ lệ có thai lâm sàng ở
nhóm có độ dày niêm mạc tử cung >10 mm cao hơn
2,24 lần nhóm có độ dày niêm mạc tử cung < 10mm
(p< 0,01). Như vậy thông tin mà chúng tôi thu nhận
được cho thấy nhóm bệnh nhân thất bại với chuyển
phôi tươi thì niêm mạc vẫn >10mm.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, 340 bệnh nhân
thất bại với chu kỳ chuyển phôi tươi có nồng độ
Estradiol ngày tiêm hCG trung bình cao là 5289,25
±2567,3 pg/ml. Trong đó chỉ có 20,9% bệnh nhân có
nồng độ E2 < 3000 pg/ml, phổ biến nhất là E2 từ 50008000 pg/ml, nhóm có E2 từ 8000-10000 pg/ml chiếm
9,1% và có 6,2% bệnh nhân có E2 > 10000 pg/ml.
Theo tác giả Tevfik Yoldemir (2009), đề xuất đông
phôi để kiểm soát quá kích buồng trứng được đặt ra
khi E2 > 8000 pg/ml.
Cũng theo nghiên cứu này, tất cả 340 trường hợp
thất bại với chu kỳ chuyển phôi tươi có nồng độ
Progesterone ngày tiêm hCG là 1,14 ± 0,5 ng/ml, kết
quả này gần tương tự với nghiên cứu của tác giả

Kilicdag năm 2010 cho thấy progesteron tăng cao
>1,1 ng/ml liên quan đến tỷ lệ làm tổ thấp và tỷ lệ có
thai thấp. Nghiên cứu này của chúng tôi theo dõi
bệnh nhân sử dụng cả ba phác đồ ngắn, dài và
antagonist. Tuy nhiên theo tác giả Đào Lan Hương
(2013) nồng độ progesterone >1,4 ng/ml ngày tiêm
hCG được xác định là ngưỡng tăng progesterone
chung cho các ba phác đồ: dài, antagonist và ngắn.

45


Nhóm có progesterone > 1,4 ng/ml có tỷ lệ có thai
lâm sàng thấp hơn 3,04 lần nhóm có nồng độ
progesterone < 1,4 ng/ml. Nồng độ progesterone
tăng liên quan đồng biến có ý nghĩa thống kê với
nồng độ estradiol ngày tiêm hCG cao hơn, số noãn
nhiều hơn, tỷ lệ quá kích buồng trứng cao hơn và liên
quan nghịch biến có ý nghĩa thống kê đến niêm mạc
tử cung mỏng, tỷ lệ có thai thấp hơn [2].
3. Kết quả chuyển phôi trữ lạnh và một số yếu
tố liên quan
Qua nghiên cứu 340 bệnh nhân đến chuyển phôi
trữ lạnh sau khi chu kỳ chuyển phôi tươi thất bại có
146 trường hợp có thai, trong đó 138 trường hợp có
thai lâm sàng chiếm 40,6%. Tỷ lệ có thai lâm sàng
trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả các
tác giả khác. Theo Samuel Santos-Ribeiro và cộng
sự (2015) nghiên cứu trên 1183 chu kỳ chuyển phôi
đông lạnh sau chu kỳ chuyển phôi tươi thất bại điều

trị vô sinh tại Bỉ thời gian từ 1/2010 -5/2014. Tỷ lệ có
thai lâm sàng của chuyển phôi trữ sau khi chuyển
phôi tươi thất bại từ 31,7% đến 32,5%. Theo L.F.
Doherty và cộng sự (2014), nghiên cứu thực hiện tại
Trung tâm Vô sinh Đại học Yale từ 2004-2011, tỷ lệ
có thai lâm sàng của chuyển phô trữ lạnh đối trên các
bệnh nhân có chu kỳ chuyển phôi tươi thất bại là
43%, với tỷ lệ sinh sống đạt 36%. Tỷ lệ này cao hơn
đáng kể so với tỷ lệ có thai lâm sàng 22% và tỷ lệ
sinh sống 17% trong chu kỳ chuyển phôi tươi [4].
Theo Zdravka Veleva và cộng sự (2013) nghiên cứu
tại Bệnh viện Đại học Oulu, Phần Lan từ năm 1998-

2007, tỷ lệ có thai lâm sàng của chuyển phôi trữ lạnh
với phôi dư của cùng một chu kỳ IVF là 24,9% so với
tỷ lệ có thai lâm sàng của chuyển phôi tươi 21,9% [5].
KẾT LUẬN
Trong chu kỳ kích thích buồng trứng bệnh nhân
có nồng độ E2 trung bình cao là 5289,25 ± 2567,3
pg/ml, nồng độ progesterone trung bình cao là 1,14 ±
0,5 ng/ml. Tỷ lệ có thai lâm sàng trong chu kỳ chuyển
phôi trữ lạnh là 40,6%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trường Duyệt (2010). Các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ có thai lâm sàng và tỷ lệ làm tổ trong hỗ
trợ sinh sản. Tạp chí NCYH. 2010; 89(4): 59-63.
2. Đào Lan Hương, Tô Minh Hương, Đinh Thúy
Linh (2013). Ảnh hưởng của nồng độ progesterone
ngày tiêm HCG đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm.
Tạp chí Y học thực hành. 2013; (876) 7/2013: 19-22.

3. Nguyễn Xuân Hợi (2014). Đánh giá ảnh hưởng
của nồng độ Progesterone tại ngày tiêm hCG đến kết
quả thụ tinh trong ống nghiệm. Tạp chí NCYH. 2014;
(86) 1: 1-5
4. L.F. Doherty, J.R. Martin, U. Kayisli (2014).
Fresh transfer outcome predicts the success of a
subsequent frozen transfer utilizing blastocysts of the
same cohort. Reproductive BioMedicine. Vol 28/2014,
pp.204– 208.
5. Zdravka Veleva1, Mauri Orava, Sinikka NuojuaHuttunen (2013). Factors affecting the outcome of
frozen–thawed embryo transfer. Human Reproduction,
Vol.28 2013, No.9 pp. 2425 –2431.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
NGOẠI TRÚ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2016
PHẠM HÙNG TIẾN1, HÀ VĂN NHƯ1, PHẠM THỊ THANH BÌNH2
1
Đại học Y tế công cộng
2
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang
TÓM TẮT
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp phương
pháp định lượng và định tính, thực hiện từ tháng 2
đến tháng 8 năm 2016 tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK)
tỉnh Tuyên Quang. Mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả
thực trạng quản lý ngoại trú bênh nhân (BN) đái tháo
đường (ĐTĐ) tại BVĐK tỉnh Tuyên Quang và một số
yếu tố ảnh hưởng. Kết quả: BVĐK tỉnh Tuyên Quang
bắt đầu quản lý ngoại trú BN ĐTĐ tại Phòng quản lý

bệnh mạn tính (QLBMT) của BV từ năm 2011. Tính

Chịu trách nhiệm: Phạm Hùng Tiến
Email:
Ngày nhận: 14/6/2017
Ngày phản biện: 11/7/2017
Ngày duyệt bài: 28/7/2017
Ngày xuất bản: 30/8/2017

46

đến tháng 5/2016, 895 BN ĐTĐ được quản lý điều trị
ngoại trú, chiếm 64,5% số BNĐTĐ khám và điều trị
tại BV. Hơn 80% BN đang sống tại thành phố Tuyên
Quang và tại huyện nằm sát thành phố. Số lượng BN
được quản lý điều trị ngoại trú tăng dần, từ 193
(2011) lên 895 (5/2016). 99,3% BN biết về bệnh ĐTĐ
và 98,9% biết được biến chứng của bệnh. 98,3%
bệnh nhân uống thuốc thường xuyên theo đơn của
bác sĩ; tỷ lệ tái khám ít nhất 01 lần trong 6 tháng
là72,4%. Một số yếu tố ảnh hưởng chính bao gồm: cơ
sở vật chất của Phòng QLBMT và nhân lực hạn chế
trong bối cảnh quá tài của BV và số BN ĐTĐ đến
khám ngày càng tăng; công tác tư vấn, giáo dục bệnh
nhân chưa thực sự hiệu quả; bệnh nhân ở xa bệnh
viện nên mất nhiều thời gian đi lại và chi phí. Việc cải
thiện cơ sở vật chất và tăng cường nhân lực của
Phòng QLBMT của bệnh viện; hoàn thiện quy trình
quản lý điều trị ngoại trú và đặc biệt là xây dựng và


Y HỌC THỰC HÀNH (1054) - SỐ 8/2017



×