Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Chiến lược marketing của công ty cổ phần thép và vật tư công nghiệp – SIMCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.45 KB, 15 trang )

QUẢN TRỊ MARKETING

QUẢN TRỊ MARKETING

Chiến lược Marketing của Công ty cổ phần thép và vật tư công nghiệp –
SIMCO

BÀI LÀM:
Phần I: Mở đầu
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, chiến lược cũng là vấn đề có tầm quan trọng
hàng đầu. chiến lược đúng đắn và phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể, tại từng thị
trường cụ thể sẽ là bước đầu tiên giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề ra
của mìnhVai trò của Marketing trong hoạt động doanh nghiệp ngày càng được
khẳng định rõ, nhất là đối với các công ty có sản phẩm mới cũng như các doanh
nghiệp muốn giữ vững và phát triển thị phần, tăng sức cạnh tranh của mình. Khái
niệm Marketing hiện nay không còn xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam cho dù
thời gian trước kia không được biết đến. Song hiểu được khái niệm Marketing là
một chuyện, việc thực hiện hoạt động Marketing một cách chuyên nghiệp, bài bản
lại là một vấn đề khác. Hoạt động Marketing của doanh nghiệp là một trong những
nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu
của doanh nghiệp: tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp hay mục
tiêu tăng trưởng, phát triển. Quản trị marketing có mối quan hệ chặt chẽ với quản
trị kinh doanh và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp.
Theo yêu cầu đề bài đưa ra, tôi xin chọn phân tích chiến lược marketing
trong nghành thép Việt Nam mà cụ thể là Công ty Công ty cổ phần thép và vật tư
công nghiệp – SIMCO, và so sánh với Công ty Thép Pomina và Hoa Sen Group
được đánh giá là tiêu biểu trong lĩnh vực sản xuất thép hiện nay tại Việt Nam.
1. Thực trạng của ngành thép Việt nam.

Đ


1


QUẢN TRỊ MARKETING

Ngành thép chịu ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường kinh tế xã hội cũng như các
chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Việt Nam đang trong giai đoạn phát
triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 8-10% tạo đà cho các
ngành kinh tế phát triển. Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu thép để phục vụ quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tăng với tốc độ khá cao. Ngành thép trong
những năm qua đã tăng trưởng đáng kể, hàng loạt các dự án thép đã được triển
khai và đi vào hoạt động. Năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra trên toàn
thế giới, trong đó có tác động ít nhiều đến Việt Nam. Hàng loạt các công trình, dự
án bị đình trệ, dở dang ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
ngành thép. Cũng như Chính phủ của các nước khác, Việt Nam cũng có những biện
pháp kích cầu như giảm thuế, ưu đãi lãi suất.... và năm 2011 là năm làm ăn khá
phát đạt của các doanh nghiệp thép trong nước. Đến năm 2012, khi các ưu đãi
không còn thì các doanh nghiệp thép trong nước lại tiếp tục đối mặt với những
thách thức khó khăn mới từ giá nguyên liệu tăng (than, dầu, điện) cũng như các
chính sách về thuế nhập khẩu phôi thép, tỷ giá hối đoái và lãi suất ngân hàng.
Nhu cầu về thép trong nước tăng cao trong khi sản xuất thép mới đang ở giai
đoạn đầu, chủ yếu là sản xuất thép xây dựng và chỉ tập trung cho các công đoạn
sản xuất ở hạ nguồn (nhập phôi để cán sản phẩm). Vì vậy, lượng nguyên liệu và
sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam những năm gần đây tăng mạnh. Ngành
thép trở thành ngành kinh tế tiêu tốn lượng ngoại tệ lớn, tỷ lệ nhập siêu cao. Bên
cạnh đó vì giá trị sản xuất lớn nên chi phí vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp thép đóng vai trò quan trọng. Sự biến động của tỷ giá hối
đoái, lãi suất thường xuyên tác động đến giá thành sản xuất của doanh nghiệp.
Theo thống kê của ngành thép, lượng thép tiêu thụ năm 2011 của Việt Nam chủ
yếu do các doanh nghiệp sản xuất trong nước cung cấp (đến 80% thị phần). Đây

được xem là tín hiệu lạc quan, và được xem là động lực cho ngành thép khi nền
kinh tế đang có bước phát triển mới sau khủng hoảng. Tuy nhiên để thép nội giữ
vững được thị trường trong nước, nhiều ý kiến cho rằng, việc làm cần thiết của
doanh nghiệp, là từng bước đầu tư vào công nghệ tiết kiệm năng lượng, nhằm tạo
ra các thành phẩm thép có giá thành cải thiện hơn, nâng cao tính cạnh tranh của sản
Đ

2


QUẢN TRỊ MARKETING

phẩm trong bối cảnh hội nhập so với các nước trong khối Asean, từ đó hướng đến
mở rộng xuất khẩu sang các nước lân cận. Mặt khác, năm 2012 ngành thép cũng sẽ
phải đương đầu với một số khó khăn mới như: giá nguyên liệu quặng sắt, than,
dầu, phôi thép, thép phế liệu, điện năng và một số loại nguyên liệu khác cao hơn
giá năm 2009; sẽ có một số sản phẩm thép theo lộ trình qui định WTO sẽ không
còn được hưởng ưu đãi và bảo hộ cao về thuế nhập khẩu, nên tính cạnh tranh với
sản phẩm thép nhập khẩu sẽ khốc liệt hơn. Chính vì thế, việc các doanh nghiệp tập
trung đầu tư công nghệ sạch, ngay từ bây giờ, được các chuyên gia cho rằng là việc
làm cần thiết, nhằm giữ vững thị phần trong nước, hướng đến quá trình hội nhập,
đồng thời đáp ứng được yếu tố bảo vệ môi trường, khi ngành sản xuất thép được
coi là lĩnh vực tiêu hao nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường lớn nhất trong các
ngành sản xuất công nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, để đầu tư công nghệ đáp ứng
được yêu cầu không hề đơn giản, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có được sự đầu tư
lớn. Đặc thù của ngành thép là vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng khá lớn, đặc biệt là
công nghệ, nếu đầu tư sản xuất nhỏ thì chất lượng không đảm bảo mà còn tác hại
nghiêm trọng đối với môi trường cũng như gây ảnh hưởng đến uy tính thương hiệu
và khả năng cạnh tranh của sản phẩm thép Việt Nam.
Phần II: Phân Tích

A. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
Công ty cổ phần thép và vật tư công nghiệp – SIMCO
Địa chỉ: Tầng 6 – Toà nhà SIMCO – 28 Phạm Hùng - Từ Liêm – Hà Nội. là
nhà sản xuất và phân phối hàng đầu về các sản phẩm thép xây dựng, ống thép, thép
hình,…tại Việt Nam và đang từng bước khẳng định chỗ đứng vững chắc trên thị
trường Việt Nam.
Mạng lưới phân phối với hệ thống các văn phòng đại diện, đại lý, kho trung
chuyển rộng khắp trên cả nước của SIMCO giúp chúng tôi luôn đảm bảo khả năng
giao nhận hàng hoá nhanh chóng, đáp ứng kịp tiến độ thi công của các công trình
xây dựng. Hàng năm, chúng tôi cung cấp cho thị trường 280.000 tấn sản phẩm các
loại với giá cả cạnh tranh và các điều kiện thanh toán hợp lý.

Đ

3


QUẢN TRỊ MARKETING

Công ty cổ phần thép và vật tư công nghiệp SIMCO luôn tự hào có đội ngũ cán
bộ, công nhân viên năng động giàu kinh nghiệm được đào tạo chuyên nghiệp từ
phương thức giao nhận hàng đến thái độ phục vụ. Đội ngũ Marketing sẽ luôn có
mặt tại chỗ tư vấn giúp Quý khách hàng lựa chọn sản phẩm tốt nhất, phù hợp với
từng công trình xây dựng.
Với phương châm “Uy tín, chất lượng và tiến bộ” SIMCO luôn sẵn sàng phục
vụ chu đáo tận tình nhất nhằm đem đên cho Quý khách hàng những sản phẩm chất
lượng tốt với dịch vụ hoàn hảo.
1. Chính sách công ty:
- Trách nhiệm đối với quyền lợi người lao động:
Với phương châm: Con người nắm vai trò quyết định cho sự thành bại của

Công ty, là nguồn tài sản vô giá của doanh nghiệp. Chính vì điều đó Ban lãnh đạo
công ty SIMCO đã luôn chú trọng trong công tác đào tạo, cũng quan tâm tới đời
sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho từng cán bộ công nhân viên.
Ngoài ra, công ty SIMCO cũng luôn phát động và duy trì tốt các hoạt động văn
hoá lành mạnh, nâng cao tính cộng đồng trong tập thể như thể thao, văn hoá văn
nghệ,…Qua các phong trào trên, Ban lãnh đạo công ty thêm hiểu hơn cán bộ công
nhân viên đồng thời đây cũng là cơ hội để cán bộ công nhân viên được giao lưu,
học hỏi thêm gắn bó với Công ty, đồng sức đồng lòng để “Cùng SIMCO tạo dựng
tương lai”.
- Chính sách đối với khách hàng:
Với mạng lưới hệ thống các văn phòng đại diện, đại lý, kho trung chuyển rộng
khắp trên cả nước tại Hà Nôi,Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh
giúp chúng tôi luôn đảm bảo khả năng giao nhận hàng hoá nhanh chóng, đáp ứng
kịp tiến độ thi công của các công trình xây dựng. Chúng tôi cung cấp cho thị
trường các loại vật tư xây dựng với giá cả cạnh tranh, cùng với điều kiện thanh
toán hợp lý và dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo.
Công ty cổ phần thép và vật tư công nghiệp – SIMCO luôn tự hào với đội ngũ
cán bộ, công nhân viên năng động, giàu kinh nghiệm được đào tạo chuyên nghiệp
Đ

4


QUẢN TRỊ MARKETING

từ phương thức giao hàng đến thái độ phục vụ. Đội ngũ Marketing sẽ luôn có mặt
tại chỗ để tư vấn giúp Quý khách hàng lựa chọn những sản phẩm tốt nhất, phù hợp
với từng công trình xây dựng.
Với phương châm “Uy tín và chất lượng”, Công ty CP thép và vật tư công
nghiệp – SIMCO luôn sẵn sàng phục vụ chu đáo, tận tình nhằm đem đến cho Quý

Khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất với dịch vụ hoàn hảo. Nếu có cơ
hội được trở thành nhà cung cấp vật tư cho các Dự án của Quý Công ty, chúng tôi
cam kết sẽ làm Quý Công ty hài lòng với việc luôn cấp hàng đúng tiến độ, đảm bảo
chất lượng cũng như luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Dự án.
- Chính sách chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008:
Nhằm tiêu chuẩn hóa hoạt động kinh doanh, Công ty cổ phần thép và vật tư
công nghiệp SIMCO đang vận hành hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008
do tổ chức Det Norske Veritas(DNV) đánh giá và cấp chứng chỉ.
Công ty cổ phần thép và vật tư công nghiệp SIMCO cam kết thoả mãn khách
hàng bằng các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao nhất, tuân thủ nghiêm ngặt
yêu cầu kỹ thuật của các bộ tiêu chuẩn khắt khe nhất của Anh, Mỹ, Nhật bản,…
Chính sách chất lượng của công ty được toàn thể cán bộ công nhân viên trong
Công ty đều thấu hiểu, áp dụng, duy trì và phát triển.
Trên cơ sở đánh giá, xem xét các nhu cầu, cơ hội và khả năng cạnh tranh của
Công ty và diễn biến thị trường ở từng thời điểm, Ban lãnh đạo Công ty sẽ ra quyết
định các mục tiêu chất lượng trong từng thời kỳ.
2. Sản phẩm kinh doanh:
+/ Thép tròn trơn:
- Tiêu chuẩn Nhật Bản: JIS G3505
+/ Thép tròn đốt theo các tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 6285-1997
MÁC THÉP GIỚI HẠN GIỚI HẠN

ĐỘ GIÃN

CHẢY

DÀI

BỀN


ĐẶC TÍNH UỐN
Góc uốn (0) Đường kính gối
uốn (mm)

Đ

5


QUẢN TRỊ MARKETING

(N/mm2)

CII
CIII
CIV

300 min.
400 min.
600 min.

(N/mm2)

500 min.
600 min.
900 min.

(%)


19 min.
14 min.
6 min.

180
90
45

1,5d
1,5d
1,5d

- Tiêu chuẩn Nhật Bản: JIS G3112
GIỚI HẠN GIỚI HẠN ĐỘ GIÃN
MÁC THÉP

ĐẶC TÍNH UỐN

CHẢY

BỀN

DÀI

(N/mm2)

(N/mm2)

(%)


SD 295A
SD 295B
SD345
SD390

295 min.
295 ~ 390
345 ~ 440
390 ~ 510

440 ~ 600
440 min.
490 min.
560 min.

16 min.
16 min.
18 min.
16 min.

180
180
180
180

SD490

490 ~ 625 620 min.

12 min.


90

Góc uốn (0)

Đường kính gối uốn
(mm)
1,5d với D <= 16 3d
với D > 16
2,5d
2,5d với D<= 25 3d
với D < 25

- Tiêu chuẩn Mỹ: ASTM A615-95b

MÁC
THÉP

GIỚI HẠN GIỚI HẠN
CHẢY

BỀN

(N/mm2)

(N/mm2)

ĐẶC TÍNH UỐN

ĐỘ GIÃN DÀI


Góc uốn (0)

(%)

D10:

11min.

Gr40

300 min. 500 min.

Gr60

420 min. 620 min. D22,25 : 8 min.180

D13,13,19:12 min.
D10,13,16,19:9min.

180

THÉP

GIỚI HẠN
CHẢY
(N/mm2)

GIỚI HẠN BỀN
(N/mm2)


ĐỘ GIÃN
DÀI

250 min. (Rm/Re)min=1,1 22 min.
460 min. (Rm/Re)min=1,1 12 min.

Gr 460B

460 min.

(Rm/Re)min=1,1 14 min.

gối

uốn (mm)
D10,13,16 : 1,75d

D19,22,25 : 2,5d
D29,32,36 : 3,5d
ĐẶC TÍNH UỐN

Góc uốn (0)

(%)

Gr 250
Gr 460A

kính


D19 : 2,5d
D10,13,16 : 1,75d

D29,32 : 7min.
- Tiêu chuẩn Anh: BS4449-1988
MÁC

Đường

45 uốn và
uốn trở
chiều

Đường kính gối
uốn (mm)
2,5d với D<= 16
3,5d với D > 16

+/ ống thép hình, góc các loại

Đ

6


QUẢN TRỊ MARKETING

+/ Ximăng
Sản lượng bình quân năm khoảng: 280.000 tấn/năm, trong đó:

- Thép xây dựng: 100.000 tấn.
- Thép hình, ống, tấm: 40.000 tấn.
- Ximăng các loại: 140.000 tấn.
3. Hệ Thống phân phối
Chủ yếu tập trung ở hai miền chính là Miền Bắc và Miền Trung

4. Một số dự án đã và đang cung cấp thép :
+ Khu đô thị mới Bắc An Khánh – Splendora
+ Đại lộ Thăng Long
+ Khu Thành Phố Giao Lưu - CT2 - Phạm Văn Đồng
+ Thuỷ điện Đakmi
+ Thủy điện Cửa đạt
+ Trụ sở Bộ Công An
+ Trụ sở Bộ Ngoại Giao
+ Tòa nhà KeangNam
B. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC
MARKETING CỦA SIMCO VÀ HAI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH.
1. Chiến lược Marketing của SIMCO:

Đ

7


QUẢN TRỊ MARKETING

Sản phẩm của Simco là thép xây dựng, ống thép, thép hình với nhiều chủng loại
mác thép theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Giá bán của Simco được đánh giá là hợp lý trên thị trường với ưu thế về thương
hiệu cũng như thế mạnh về nhiều loại sản phẩm thép mác cao và các chính sách hỗ

trợ bán hàng linh.
Thị trường tiêu thụ của SIMCO tập trung chủ yếu thị trường miền Bắc và miền
Trung với đối tượng tiêu thụ là các dự án, chủ thầu xây dựng. Với ưu thế về sản
phẩm mác cao, sản phẩm thép đã được lựa chọn là vật liệu chính trong các dự án
trọng điểm quốc gia: Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, Keangnam Lanmark Tower,
Viện Bảo tàng Hà Nội, Các khu đô thị, các dự án giao thông chính (Cầu Thanh Trì,
đường Láng Hòa Lạc…..), và các nhà máy thủy điện. Đối với thị trường phía Nam,
SIMCO cũng đã thâm nhập nhưng khối lượng tiêu thụ không nhiều do chi phí vận
chuyển quá cao.
Với hệ thống mạng lưới phân phối bán hàng rộng khắp trên toàn quốc: các văn
phòng đại diện, đại lý, kho trung chuyển, chúng tôi luôn đảm bảo việc giao nhận
hàng nhanh chóng, đáp ứng tiến độ thi công của các công trình xây dựng, hiệu quả
với các điều kiện thanh toán và giá cả cạnh tranh. Đội ngũ Marketting sẽ luôn có
mặt tại chỗ tư vấn giúp Quý khách hàng lựa chọn sản phẩm tốt nhất, phù hợp với
từng công trình xây dựng. Để hỗ trợ cho các hoạt động tiêu thụ, SIMCO đã tổ chức
các hoạt động như: Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các cửa hàng đại lý bán lẻ
thép; Cung cấp các ấn phẩm quảng cáo: hồ sơ sản phẩm, catalogue, tờ rơi, thí
nghiệm thép, phiếu giao hàng, áo bảo hộ, áo mưa; Thực hiện các hoạt động truyền
thông qua các sự kiện: tài trợ giải các sự kiện lớn của ngành và đất nước, tham gia
các hội trợ triển lãm, quảng cáo trên truyền hình, treo biển các cửa hàng; Tổ chức
các cuộc hội thảo về vât liệu xây dựng, thường xuyên tiếp xúc và mở rộng quan hệ
hợp tác, giao lưu với các chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn quản lý dự án.
Hiện nay, thép SIMCO đang phải cạnh tranh khốc liệt với các nhà máy thép
trong nước đã có dây chuyền sản xuất phôi trong nước như POMINA,
VINAUSTEEL, VISCO, Hoà Phát Việt Úc, Hoa Sen, VPS,...

Đ

8



QUẢN TRỊ MARKETING

2. CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
a. Chiến lược Marketing của Hoa Sen Group :
Tập trung nguồn lực xây dựng năng lực cạnh tranh bền vững để tạo lợi thế cạnh
tranh vượt trội với: Sản phẩm tốt nhất - Chi phí thấp nhất - Giá cạnh tranh
nhất - Triển khai đồng thời 04 chương trình đầu tư chiến lược : khép kín quy
trình sản xuất kinh doanh, phát triển hệ thống chi nhánh phân phối - bán lẻ đến tận
tay người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu mạnh.
2.1. Sản phẩm :
Mục tiêu chiến lược: Sản phẩm tốt nhất.
a. Sản phẩm :
Hoa Sen Group đang hướng đến mục tiêu trở thành Tập đoàn kinh tế đa
ngành, hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực: tôn thép, vật liệu xây dựng, bất động
sản, đầu tư tài chính, cảng biển và logistics, trong đó lĩnh vực: tôn thép và vật liệu
xây dựng đóng vai trò nền tảng vững chắc cho tiến trình phát triển bền vững của
Tập đoàn Hoa Sen.
b. Đặc trưng của sản phẩm :
Đối với nhóm sản phẩm từ nguyên liệu thép thì nguyên liệu chính là thép
cán nóng, kẽm, sơn. Nhưng riêng sản phẩm tôn của Hoa Sen được sản xuất từ
nguyên liệu chính là thép cán nguội. Thép cán nguội được sản xuất từ thép cán
nóng cán lại nhập khẩu (thuộc dòng sản phẩm thép dẹt) nhập khẩu. Nhưng sản
phẩm của Hoa sen group sử dụng thép được mạ, qua 2 công đoạn, hơi khác biệt với
sản phẩm khác, đây là vấn đề tạo nên đặc trưng trong sản phẩm của tập đoàn.
2.2. Giá :
Mục tiêu chiến lược : Giá thấp nhất.
Chi phí nguyên vật liệu bình quân cho các nhóm sản phẩm chiếm từ 75%
đến 80% giá thành sản phẩm. Cho nên, để hạn chế tác động của giá nguyên vật liệu
đến sản xuất kinh doanh, Hoa Sen đã gia tăng dự trữ nguyên vật liệu, đảm bảo khả

năng sản xuất liên tục từ 4-6 tháng nhằm thực hiện chiến lược bình ổn giá khi mà
giá nguyên vật liệu trên thị trường tăng vọt.

Đ

9


QUẢN TRỊ MARKETING

Với lợi thế khép kín đầu vào từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm,
HSG có thể điều tiết nhu cầu thị trường trong nước trên các góc độ: sản lượng,
chủng loại sản phẩm, lượng hàng tồn kho cho đến giá cả trên thị trường.
Việc sở hữu các chi nhánh bán lẻ cũng giúp HSG tiết kiệm chi phí thuê mặt
bằng, không phải lệ thuộc hệ thống phân phối bên ngoài.
2.3. Phân Phối :
Cấu trúc hệ thống phân phối Hoa Sen Group: Sản phẩm của Hoa Sen được
tiêu thụ chủ yếu qua 3 kênh phân phối chính: hệ thống kênh bán lẻ bao gồm các chi
nhánh; hệ thống kênh bán xỉ bao gồm bán hàng cho xưởng cán và công trình và các
đại lý.
2.4- Xúc tiến:
Mở rộng thị trường tiêu thụ ra phạm vi cả nước, tiến hành xây dựng thêm
hệ thống chi nhánh tại các thị trường có tiềm năng nhưng vẫn chưa được khai thác
để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của Hoasen Group. Đồng thời, Hoasen Group
cũng tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu về chủng loại, chất lượng
sản phẩm để hướng tới xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm tại các khu vực này.
Đẩy mạnh tham gia đấu thầu các Công trình nhằm hướng tới tăng sản lượng tiêu
thụ thông qua kênh phân phối này.
b. Chiến lược Marketing của thép Pomina
Công ty Thép Pomina được thành lập năm 1999 tại Bình Dương, chuyên sản

xuất sắt thép với công suất 300.000 tấn/năm. Năm 2004, nhà máy 2 của công ty ra
đời, công suất nâng lên gấp đôi 600.000 tấn/năm, nâng tổng số vốn đầu tư lên hơn
1.000 tỷ đồng. Và hiện nay, Pomina đang chuẩn bị đầu tư nhà máy thứ 3 tại Bà Rịa
- Vũng Tàu.
Với dây chuyền công nghệ cán thép hàng đầu Vai-Pomini và Simac của Italy,
Pomina sản xuất các loại sản phẩm thép cuộn, thép trơn và đặc biệt là thép thanh
vằn với các mác thép: SD390, SD490, Gr60 có đóng hình quả táo nổi, logo của
công ty và dấu nổi mác thép trên từng mét sản phẩm. Bên cạnh các sản phẩm chiến

Đ

10


QUẢN TRỊ MARKETING

lược này, công ty còn đa dạng hóa sản phẩm với các loại thép hình: thép góc, thép
dẹp, thép U, I, V... Tất cả các loại sản phẩm của công ty luôn đạt tiêu chuẩn mang
tính chuẩn mực của Nhật Bản (JIS), Hoa Kỳ (ASTM), Việt Nam (ASTM) về giới
hạn chảy, giới hạn đứt, độ dãn dài, khả năng uốn... Pomina là nhà máy đầu tiên ở
khu vực phía Nam đạt 2 chứng chỉ chứng nhận chất lượng và môi trường ISO
9001, ISO 14001.
Với chất lượng sản phẩm luôn ổn định, kèm theo chính sách giá phù hợp và các
chính sách chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo, hiệu quả kinh tế của Pomina
không ngừng tăng cao.
Ngoài việc tiêu thụ sản phẩm mạnh trong nước, từ một hội chợ triển lãm tại
Campuchia vào năm 2003, Pomina còn xuất khẩu sản phẩm qua nước bạn
Campuchia. Và chất lượng sản phẩm của Pomina đã dần chinh phục được người
dân của xứ sở chùa Tháp. Sản lượng xuất khẩu tăng nhanh, năm sau tăng gấp đôi,
gấp ba năm trước. Năm 2006, doanh số xuất khẩu sang Campuchia là 20 triệu

USD. Hiện Pomina đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường ở đây. Và đâu chỉ dừng chân
ở Campuchia, với việc nâng cao sản lượng bằng đầu tư xây dựng nhà máy mới, để
đáp ứng nhu cầu xây dựng đang bùng phát mạnh mẽ, cũng như cơn khát sản phẩm
Pomina trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước, với xu thế hội nhập thế giới
và quyết tâm cũng rất “sắt thép” của những nhà lãnh đạo Pomina, tới đây sản phẩm
của Pomina sẽ còn đi xa hơn...
Pomina cũng là thương hiệu điển hình trong hoạt động xã hội, từ thiện hưởng
ứng cuộc vận động “Vì người nghèo”, góp phần chia sẻ nỗi khó khăn, biến giấc mơ
của biết bao thân phận nghèo khó thành hiện thực qua việc tài trợ cho hàng trăm
gia đình nghèo khổ có một mái ấm, một ngôi nhà mà họ hằng mơ ước, tài trợ các
cuộc đua xe đạp Cúp Truyền hình TP.HCM, tài trợ các đội bóng (Ngân hàng Đông
Á, Tiền Giang). Hiện Pomina đang chuẩn bị tài trợ xây dựng những căn nhà mơ
ước cho người nghèo ở Bình Dương... Với những đặc điểm nổi bật đó, Thép
Pomina luôn giữ được sự ủng hộ rộng rãi của xã hội, khách hàng và không ngừng
phát triển ở tầm mức ngày càng cao hơn.

Đ

11


QUẢN TRỊ MARKETING

Chỉ sau gần 10 năm, Pomina đã khẳng định thương hiệu, duy trì tốc độ phát
triển thị phần rất cao tại thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Với ngành
công nghiệp sản xuất thép, đây là một sự bứt phá trong phát triển và mở rộng quy
mô hoạt động.
Cuối năm 2009 Nhà máy sản xuất thép Pomina đã đưa vào hoạt động mô hình
luyện thép theo công nghệ Consteel và cán thép Siemens-vai. Ông Chu Quang Vũ,
Giám đốc Sản xuất CTCP Thép Pomina cho biết, công nghệ tiết kiệm năng lượng

mới này đã giúp doanh nghiệp có những lợi thế nhất định về giá thành sản phẩm,
nên chủ động trong việc tiêu thụ sản phẩm trong nước, cũng như xuất khẩu sang thị
trường Campuchia và Lào với mức sản lượng tiêu thụ là 8% cho năm 2009. Tuy
nhiên, với tổng mức đầu tư khá cao, từ 300 triệu USD cho một lò luyện thép công
suất 500.000 tấn/ năm, được xem là vượt ngoài khả năng tài chính của phần lớn
các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam. Cuối năm 2009, thép Việt – Ý cũng đã
hoàn thành dự án đầu tư xây dựng trạm khí than thay thế đốt lò bằng dầu FO sang
đốt than với tổng giá trị trên 30 tỷ đồng. Việc dùng than thay thế dầu FO đã làm chi
phí sản xuất giảm khoảng 200.000 đồng/tấn sản phẩm do chênh lệch giá nguyên
vật liệu và ít bị ảnh hưởng bởi biến động giá dầu thô trên thế giới.

III.

KẾT LUẬN:

Hiện tại ngành công nghiệp thép Việt Nam có nhiều dự án đầu tư là một dấu hiệu
đáng mừng, vì điều đó chứng tỏ nhu cầu thép phục vụ cho phát triển kinh tế đất
nước hứa hẹn có mức tăng trưởng cao. Theo Bộ Công thương, hiện có hàng trăm
dự án đầu tư thép đã được cấp phép và đưa vào hoạt động. Chỉ tính riêng tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu đã có tới hàng chục doanh nghiệp lớn đang sản xuất phôi thép và
cán thép với công suất lên tới trên 2,6 triệu tấn/năm. Trong khi đó, hàng loạt các dự
án cán thép đang tiếp tục đầu tư vào đây.
Theo dự báo của Hiệp hội thép thì việc đầu tư tràn lan sẽ dẫn đến hậu quả là sản
xuất thép trong nước sẽ dư thừa. Các doanh nghiệp thép trong tương lai sẽ phải
cạnh tranh khốc liệt với nhau để giành thị trường trong nước. Theo số liệu thống kê

Đ

12



QUẢN TRỊ MARKETING

của Hiệp hội thép Việt Nam, tính đến cuối năm 2009 thì công suất thiết kế của các
nhà máy cán thép đã lên đến 11 triệu tấn/năm, trong khi tiêu thụ cả nước chỉ
khoảng 5 triệu tấn/năm. Hiện tại, tổng công suất cán thép xây dựng vượt gần 2 lần
công suất luyện, 80% sản lượng phôi thép hiện nay được sản xuất từ thép phế liệu.
Thừa công suất sản phẩm dẫn đến việc sử dụng công suất cán thép chỉ đạt khoảng
60 - 70%. Nhiều nhà đầu tư thép, kể cả chủ những dự án liên hợp lớn cũng không
phải là những nhà luyện kim có uy tín và kinh nghiệm trên thế giới. Điều đáng nói
là một số doanh nghiệp không chuyên về thép cũng đầu tư vào các dự án thép.
Nhiều doanh nghiệp hiệu quả đầu tư thấp, nhập khẩu các công nghệ lạc hậu, thép
sản xuất dư thừa không bán được cho ai. Điều này càng chứng tỏ mức độ cạnh
tranh khốc liệt trong ngành thép. Việc các địa phương đầu tư tràn lan các dự án
thép, không có cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững vì thiếu nguyên liệu
cung ứng là dấu hiệu có thể báo trước. Điều này gây ảnh hưởng đến uy tính thương
hiệu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm thép Việt Nam cũng như gây bất lợi cho
khả năng tiêu thụ lượng thép tồn kho rất lớn tại các doanh nghiệp, thị trường mua
bán ảm đạm.
Việc chấn chỉnh hoạt động đầu tư tràn lan và khắc phục tình trạng “ăn xổi” trong
ngành thép cũng được xem là chưa có gì mới từ phía cơ quan nhà nước. Ngoài các
báo cáo của địa phương và Bộ Công thương về thực trạng đầu tư vào ngành thép,
cùng nhắc nhở của Chính phủ trong việc rà soát lại hiệu quả của các dự án, thì
dường như chưa có dự án nào bị loại do nằm ngoài quy hoạch hay không tuân thủ
các điều kiện cần thiết khi đầu tư. Quyền quyết định chủ yếu thuộc về các nhà đầu
tư, nhưng những gì đang diễn ra trong ngành thép cũng cho thấy, nguồn lực của xã
hội đang bị lãng phí khi cung vượt quá xa cầu.
Hiện nay ngành thép Việt Nam vẫn nhập siêu. Tỷ lệ xuất khẩu không đáng kể so
với nhập khẩu. Mặt khác, các doanh nghiệp thép cũng đang phải đối mặt với thách
thức từ lượng thép được nhập vào Việt Nam, với giá thành thấp hơn sản xuất trong

nước vào khoảng 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng/tấn, tương đương với 10-20%.
Nguồn thép này chủ yếu đến từ Trung Quốc và Asean. Tuy nhiên, ông Đỗ Duy
Thái, Tổng Giám đốc Công ty Thép Việt cho biết, thị phần thép nội địa vẫn chiếm
Đ

13


QUẢN TRỊ MARKETING

80% và đây là mức có thể chấp nhận được. Theo ông Phạm Chí Cường, lượng tiêu
thụ thép nội địa năm nay ước chừng trên 10 triệu tấn và ông cho đây là mức khá.
Vậy, câu hỏi làm thế nào để ngành thép trong nước cạnh tranh được với thép
ngoại nhập? Tuy thép của Trung Quốc, Asean có chất lượng thấp hơn thép trong
nước nhưng giá cả lại cạnh tranh hơn, trong khi giá thép của chúng ta đắt hơn lại
chưa có thương hiệu. Nhiều chuyên gia cho rằng, nguồn vốn đầu tư trong nước
không thiếu nhưng chúng ta lại đầu tư phân tán, thiếu tập trung và liên kết, dẫn đến
thực trạng vốn nhỏ nhọt ở khắp nơi, thiếu đầu tư công nghệ và xử lý môi trường.
Mặc dù tăng trưởng với mức khá trong những năm qua và có nhiều triển vọng
trong những năm tới từ quá trình phát triển chung của đất nước nhưng ngành thép
Việt Nam cũng sẽ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn như đã phân tích ở trên.
Đó là những khó khăn xuất phát từ quá trình hội nhập, từ những chính sách phát
triển chưa đúng quy hoạch, từ quy luật khan hiếm nguồn nguyên liệu. Xác định
được những tác động tiêu cực và tích cực của môi trường ngành cũng như vị trí của
doanh nghiệp để xây dựng chiến lược phát triển nói chung và chiến lược Marketing
nói riêng của doanh nghiệp là một bài toán khó đối với lãnh đạo doanh nghiệp.
Qua môn học “Quản trị Marketing” tôi nhận thấy rằng đối với việc kinh doanh
nếu có chiến lược marketing tốt nắm bắt đươc thị trường thì sẽ tạo khả năng phát
triển và tiệu thụ sản phẩm tốt cho doanh nghiệp và ngược lại, nhưng việc xác định
được những tác động tiêu cực và tích cực của môi trường ngành cũng như vị trí của

doanh nghiệp để xây dựng chiến lược phát triển nói chung và chiến lược Marketing
nói riêng của doanh nghiệp là một bài toán khó đối với lãnh đạo doanh nghiệp.
Trong điều kiện kinh doanh ngày nay chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường
thay đổi với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế nên chiến lược
Marketing của doanh nghiệp phải không ngừng thay đổi vài nâng cao cho phù hợp
với nền kinh tế toàn cầu hoá.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Quản trị Marketing, Đại học Griggs (Hoa Kỳ).
2. Các bản tin nội bộ của Hiệp hội thép Việt Nam
Đ

14


QUẢN TRỊ MARKETING

3. Các trang website: www.vietbao.vn; www.simco.com.vn; www.pominasteel.com; www.vinausteel.com.vn; www.satthep.com.vn.
4. MBA Trong Tầm Tay, Chủ Đề Marketing, Nhà xuất bản: Nxb Trẻ - Tác giả:
Alexander Hiam. Charles D.Schewe. Dịch giả: Huỳnh Minh Em.
- />- />-

Đ

15



×