Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích các hoạt động marketing triển khai dịch vụ của công ty viễn thông vinphone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.09 KB, 14 trang )

bài:
Lựa chọn một doanh nghiệp, phân tích chiến lược marketing của 2 đối
thủ cạnh tranh (mạnh nhất trong ngành hoặc cạnh tranh trực tiếp với
doanh nghiệp)

Bài làm:
Trong xu hướng toàn cầu hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đó là cơ hội
để phát triển và cũng ẩn chứa rất nhiều thách thức đối với nền kinh tế đang phát
triển như Việt nam. Đặc biệt với sự kiện Việt nam tham gia vào Tổ chức thương mại
thế giới (WTO) sẽ đem lại cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài và và mở rộng xuất
khẩu hàng hóa nhưng cũng sẽ phải đối mặt rất lớn với áp lực cạnh tranh của các Tập
đoàn nước ngoài với bề dày kinh nghiệm quản lý kinh doanh, công nghệ hiện đại và
khả năng hỗ trợ dồi dào về vốn sẽ là những đối thủ quá tầm đối với các doanh
nghiệp Việt nam. Dưới sức ép của quá trình hội nhập, các nước sẽ bắt buộc Việt
Nam phải mở cửa thị trường viễn thông cho các Tập đoàn viễn thông nước ngoài.
Vì vậy đối với thị trường viễn thông Việt nam vừa là cơ sở hạ tầng của quốc gia vừa
là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước càng chịu nhiều áp lực. Để khắc phục
những hạn chế đang tồn tại và chuẩn bị tốt nhất trong quá trình hội nhập thì các
doanh nghiệp trong thị trường Viễn thông Việt nam cần đề ra những giải pháp tốt
nhất trong quá trình cạnh tranh. Điển hình nhất trong thị trường Viễn thông chính là
mạng Điện thoại di động. Và doanh nghiệp mà tôi chọn để phân tích là Công ty
thông tin di động (VMS) thường được được biết đến với tên gọi là Mobifone, và hai
đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Công ty dịch vụ Viễn thông (Vinaphone) và Tổng
công ty Viễn thông quân đội Viettel (Viettel).
I, Giới thiệu tổng quan về các doanh nghiệp:
1. Công ty thông tin di động - Mobifone:
Công ty thông tin di động có tên giao dịch quốc tế
là “Vietnam Mobile Telecom Services Company” viết tắt là: VMS là Doanh nghiệp Nhà nước trực
thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam
(VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04
năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu


tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GMS
900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho
sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam.
* Lĩnh vực hoạt động của MobiFone là tổ chức


thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông
tin di động. Hiện nay, MobiFone có 14 Phòng, Ban chức năng và 8 đơn vị trực thuộc
khác bao gồm 6 Trung tâm Thông tin di động tại 5 khu vực, Trung tâm Dịch vụ Giá
trị gia tăng (VAS), Trung tâm Tính cước và Thanh khoản, Xí nghiệp thiết kế:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MobiFone

- Văn phòng Công ty Thông tin di động: Tòa nhà MobiFone - Khu VP1, Phường

Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

1


- Trung tâm Thông tin di động khu vực I: Được thành lập năm 1994 có trụ sở
chính tại Hà Nội, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di
động khu vực miền Bắc (các tỉnh phía Bắc đến Hà Tĩnh).
- Trung tâm Thông tin di động khu vực II: Được thành lập năm 1994 có trụ sở
chính tại TP. Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng
thông tin di động khu vực TP Hồ Chí Minh:
- Trung tâm Thông tin di động khu vực III: Được thành lập năm 1995 có trụ sở
chính tại Ðà Nẵng, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di
động khu vực miền Trung và Cao Nguyên (từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Khánh
Hoà và tỉnh Ðắc Lắc:
- Trung tâm Thông tin di động khu vực IV: Được thành lập năm 2006 có trụ sở

chính tại Cần Thơ, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di
động khu vực 10 tỉnh miền Tây Nam Bộ:
- Trung tâm Thông tin di động khu vực V: Được thành lập năm 2008 có trụ sở
chính tại Hải Phòng, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di
động khu vực tại 14 tỉnh, thành phố phía Bắc:
- Trung tâm Thông tin di động khu vực VI có trụ sở chính tại TP.Biên Hòa tỉnh
Đồng Nai, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động tại
09 tỉnh thuộc khu vực miền Nam:
- Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng được thành lập ngày 06/10/2008 có trụ sở
chính tại Thành phố Hà nội, có chức năng phát triển, quản lý, khai thác và kinh
doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng thông tin di động (bao gồm dịch vụ
SMS, dịch vụ trên nền SMS, trên nền GPRS, 3G và dịch vụ chuyển vùng quốc
gia, quốc tế).
- Xí nghiệp thiết kế thành lập ngày 21/01/1997 có trụ sở tại Hà Nội với nhiệm vụ
tư vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng các công trình thông tin di động.
- Trung tâm Tính cước và Thanh khoản được thành lập ngày 10/08/2009 có trụ sở
chính tại Thành phố Hà Nội, có nhiệm vụ quản lý, vận hành, khai thác hệ thống
Tính cước và quản lý khách hàng tập trung, hệ thống Đối soát và thanh khoản
cước với các mạng trong nước, Quốc tế; Nghiên cứu, phát triển hệ thống Tính
cước và Quản lý khách hàng, hệ thống Đối soát cước, hệ thống in, các hệ thống
thanh toán điện tử phục vụ SXKD của Công ty thông tin di động.
- Đến tháng 7/2010 VMS Chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà
nước làm chủ sở hữu và cuối năm đó thành lập Trung tâm thông tin di động Khu
vực VI
*

MobiFone xây dựng giá trị văn hóa, tầm nhìn, sứ mệnh theo tôn chỉ sau:

1



- Tầm nhìn: Trở thành đối tác mạnh và tin cậy nhất của các bên hữu quan trọng
lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam và Quốc tế.
-

Sứ mệnh: “Mọi lúc mọi nơi”


Mọi công nghệ viễn thông tiên tiến nhất sẽ được ứng dụng vì nhu cầu của
khách hàng.



Lúc nào cũng sáng tạo để mang tới những dịch vụ giá trị gia tăng mới cho
khách hàng.



Mọi thông tin đều được chia sẻ một cách minh bạch nhất.



Nơi gửi gắm và chia sẻ lợi ích tin cậy nhất của cán bộ công nhân viên, khách
hàng, cổ đông và cộng đồng.

-

Giá trị cốt lõi của Công ty

+ Minh bạch:Sự minh bạch được thể hiện từ nhận thức tới hành động của từng

cá thể trong toàn Công ty. Quản trị minh bạch, hợp tác minh bạch, trách nhiệm minh
bạch và quyền lợi minh bạch
+ Đồng thuận: Đề cao sự đồng thuận và gắn bó trong một môi trường làm việc
thân thiện, chia sẻ để phát triển MobiFone trở thành đối tác mạnh và tin cậy nhất của
các bên hữu quan trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam và Quốc tế.
+ Uy tín: Tự hào về sự vượt trội của một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực
thông tin di động ở Việt Nam. Khách hàng luôn được quan tâm phục vụ và có nhiều
sự lựa chọn. Sự gần gũi cùng với bản lĩnh tạo nên sự khác biệt giúp MobiFone có
một vị trí đặc biệt trong lòng khách hàng.
+ Sáng tạo: Không hài lòng với những gì đang có mà luôn mơ ước vươn lên, học
tập, sáng tạo, và đổi mới để thỏa mãn ngày càng tốt hơn những nhu cầu ngày càng
cao và liên tục thay đổi của thị trường.
+ Trách nhiệm: Sự phát triển gắn với trách nhiệm xã hội là truyền thống của
MobiFone. Chúng tôi cam kết cung cấp cho xã hội những sản phẩm và dịch vụ
thông tin di động ưu việt, chia sẻ và gánh vác những trách nhiệm với xã hội vì một
tương lai bền vững.
-

Các chuẩn mực văn hóa Công ty

+ Dịch vụ chất lượng cao
+ Lịch sự và vui vẻ
+ Minh bạch và hợp tác
+ Nhanh chóng và chính xác
+ Tận tụy và sáng tạo.
* Điều đặc biệt và nổi bật nhất của MobiFone là doanh nghiệp đầu tiên khai thác
dịch vụ thông tin di động công nghệ GSM tại Việt nam. Năm 1995 VMS đã ký Hợp

1



đồng hợp tác kinh doanh (BCC) có hiệu lực trong vòng 10 năm với Tập đoàn
Kinnevik/Comvik (Thụy Điển). Đây là 1 trong những Hợp đồng hợp tác kinh doanh
hiêu quả nhất tại Việt nam. Thông qua hợp đồng BCC này Mobifone đã tận dụng và
tranh thủ được các nguồn lực quan trọng để xây dựng, vận hành mạng lưới và cung
cấp dịch vụ thông tin di động đầu tiên tại Việt nam, đó là: Vốn, Công nghệ, kinh
nghiệm quản lý, kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực... và kể từ khi hết hạn Hợp
đông BCC (2005) đến nay Mobifone đã đạt được nhiều thành công rực rỡ, nhiều
năm liền nhận được các danh hiệu: “Mạng điện thoại di động được ưa chuộng nhất
năm”; “Mạng điện thoại di động chăm sóc khách hàng tốt nhất” do báo chí, tạp chí
và báo điện tử uy tín tại Việt nam bình chọn. Và năm 2011 VMS đạt được danh hiệu
"Anh Hùng Lao Động" do Nhà nước trao tặng nhằm ghi nhận những đóng góp của
MobiFone vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong suốt 18 năm hình
thành và phát triển. Tiền thân có 2 trung tâm thông tin di động tại Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh, đến nay hệ thống của MobiFone đã phát triển thành một mạng lưới với 6
Trung tâm thông tin di động, 1 Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng và 5 Tổng đài
chăm sóc khách tại các thành phố lớn trong cả nước đảm bảo phục vụ nhu cầu đa
dạng của hơn 42 triệu khách hàng.
Các dịch vụ của MobiFone ban đầu chỉ có dịch vụ thoại và SMS, nay đã phát
triển thành hơn 10 gói cước khác nhau phục vụ đa dạng nhu cầu khách hàng là các
thuê bao trả trước và trả sau, các dịch vụ tiện ích trên nền công nghệ 2G và 3G và
hơn 50 dịch vụ giá trị gia tăng.
Tăng trưởng thuê bao qua các năm 1993-2010

1


Đặc biệt hơn nữa, trong suốt 3 năm 2007 tới 2009, MobiFone luôn là doanh
nghiệp có mức tăng trưởng ấn tượng về thuê bao, doanh thu, lợi nhuận trên 100%,
tăng năng suất lao động 11%, tăng mức thu nhập bình quân đầu người của đội ngũ

cán bộ công nhân viên ở mức 40%, mức độ tối ưu hoá tài nguyên kho số trên 80%
vv... Năm 2010 MobiFone là đơn vị đứng đầu danh sách 1000 doanh nghiệp đóng
thuế cao nhất Việt Nam với số tiền đóng góp gần 6000 tỷ đồng. Cũng trong năm
2010, theo một nghiên cứu của công ty nghiên cứu quốc tế AC Nielsen, thương hiệu
MobiFone cũng nằm trong Top 10 thương hiệu được ưa chuộng nhất tại Việt Nam
và là thương hiệu di động dẫn đầu trong ngành CNTT và viễn thông.
Biểu đồ phân chia thị phần điện thoại di động tại Việt nam (Tính đến quý I/2009)

*

Phân tích chiến lược Marketing của MobiFone:

Với phương châm “Tất cả vì khách hàng” ngay từ buổi đầu sơ khai MobiFone
ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy
Điển) trong vòng 10 năm đẫ tận dụng và tranh thủ được các nguồn lực quan trọng để
xây dựng, vận hành mạng lưới và cung cấp dịch vụ thông tin di động đầu tiên tại
Việt nam, đó là: Vốn, Công nghệ, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, đào tạo nguồn
nhân lực...Trước mắt tập trung tại các thành phố lớn sau đó lan dần ra các tỉnh thành
phố khác và dần phủ sóng toàn quốc nhưng vẫn phải đặt mục tiêu chất lượng dịch
vụ mạng lưới, phục vụ khác hàng lên hàng đầu. Phân tích chiến lược Marketing của
MobiFone theo mô hình phân tích SWOT tóm tắt như mô hình sau:

1


2. Công ty dịch vụ Viễn thông - Vinaphone:

- Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone được đổi tên từ Công ty Dịch vụ Viễn
thông GPC từ năm 2006 (GPC được thành lập ngày 11 tháng 12 năm 1997, trước
đó GPC là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động kinh doanh và

phục vụ trong lĩnh vực thông tin di động, nhắn tin và điện thoại dùng thẻ toàn quốc
của Tổng Công ty được phê chuẩn tại Nghị định số 51/CP ngày 01/8/1995 của
Chính phủ) là tổ chức kinh tế - đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty
Bưu chính – Viễn thông Việt nam (nay là Tập đoàn BCVTVN), Vinaphone cùng các
đơn vị thành viên khác trong dây chuyền công nghệ Bưu chính – viễn thông liên
hoàn, thống nhất, có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích
kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ bưu chính – viễn thông, để thực hiện những
mục tiêu, kế hoạch Nhà nước do Tổng Công ty giao;

1


* Nhiệm vụ chính của Công ty là quản lý khai thác kinh doanh 3 dịch vụ: Mạng
điện thoại di động toàn quốc (VinaPhone), mạng Nhắn tin Việt nam (Paging), mạng
điện thoại thẻ toàn quốc (CardPhone). Do không còn phù hợp với thị trường nên sau
hơn 10 năm phát triển mạng Nhắn tin toàn quốc đã được VNPT quyết định ngừng
hoạt động vào tháng 9/2004. Đến năm 2006 Công ty Dịch vụ Viễn thông đã có một
động thái quan trọng là đổi tên viết tắt từ GPC (G=GSM; P=Paging; C=CardPhone)
thành VinaPhone, khẳng định định hướng kinh doanh của Công ty trong giai đoạn
mới. Công ty cũng đã công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới một cách
chuyên nghiệp và hiện đại, quyết tâm xây dựng VinaPhone thành mạng di động số 1
tại Việt Nam và hướng đến hợp tác và hội nhập quốc tế.
* Cơ cấu tổ chức của Vinaphone tuy có một số điểm khác biệt do có đặc thù riêng,
nhưng về cơ bản giống mô hình tổ chức của MobiFone.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vinaphone

1


*


Vinaphone cam kết Sứ mệnh, tầm nhìn và triết lý kinh doanh là:

- Sứ Mệnh: VinaPhone luôn nỗ lực ứng dụng hiệu quả công nghệ viễn thông tiên
tiến để mang dịch vụ thông tin di động đến cho khách hàng ở bất cứ nơi đâu, góp
phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của Việt Nam.
- Tầm Nhìn: Dịch vụ thông tin di động ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành
một phần tất yếu trong cuộc sống của mỗi người dân Việt Nam. VinaPhone luôn là
mạng điện thoại di động dẫn đầu ở Việt Nam, luôn ở bên cạnh khách hàng dù bất cứ
nơi đâu.
- Triết Lý Kinh Doanh: Vinaphone là thành viên của Tập đoàn Bưu chính - Viễn
thông Việt Nam (VNPT), Vinaphone tự hào được thừa hưởng và phát triển các giá
trị cốt lõi trong triết lý kinh doanh của VNPT.
+ Giá trị mang tính Nhân văn: Giá trị tốt đẹp nhất VinaPhone hướng tới là phục vụ
khách hàng một cách tốt nhất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
viên, mang lại lợi ích cho đối tác, đóng góp vì lợi ích của cộng đồng. Tất cả "Vì con
người, hướng tới con người và giữa những con người".
+ Giá trị mang tính Kết nối: Nhờ những ứng dụng công nghệ viễn thông tiên tiến,
VinaPhone có mặt ở khắp mọi nơi, mọi cung bậc tình cảm để mang con người đến
gần nhau hơn, cùng nhau trải nghiệm, chia sẻ Cảm Xúc - Thành Công - Trí Thức.
+ Giá trị mang tính Việt Nam: Tiên phong trong lĩnh vực phát triển thông tin di động
ở các vùng xa xôi của đất nước, vừa kinh doanh, vừa phục vụ để thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội tại địa phương.
- Cam kết thương hiệu: Vinaphone là nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ thông tin
di động với chất lượng tốt nhất và bảo đảm rằng VinaPhone là đối tác đáng tin cậy
của khách hàng. Vinaphone cam kết xây dựng mối quan hệ đối tác và hợp tác bền
vững, cùng có lợi, giữa mạng thông tin di động VinaPhone với khách hàng, các
thành viên và người lao động.

* Điểm đặc biệt và nổi bật của Vinaphone là doanh nghiệp thứ hai khai thác dịch vụ

thông tin di động công nghệ GSM tại Việt nam (cuối năm 1997). Với sự hỗ trợ to
lớn của VNPT và nỗ lực của mình đến năm 1999 VinaPhone là mạng đầu tiên phủ
sóng trên 100% các tỉnh, thành phố. Tiếp đến, sau đó 7 năm, tháng 6 năm 2006,
VinaPhone lại một lần nữa là mạng di động đầu tiên thực hiện phủ sóng 100% số
huyện trên địa bàn cả nước kể cả các huyện miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Năm 2006 Vinaphone thay đổi Logo (GPC thành VinaPhone), công bố hệ thống
nhận diện thương hiệu mới, khẳng định quyết tâm xây dựng VinaPhone hiện đại,
năng động, hội nhập quốc tế khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của
WTO. Năm 2009 VinaPhone lại là nhà mạng đầu tiên khai trương các dịch vụ 3G

1


* Phân tích chiến lược Marketing của Vinaphone:
Để thực hiện những mục tiêu, kế hoạch Nhà nước do VNPT giao, Vinaphone đã
nhanh chóng triển khai kế hoạch phủ sóng khắp các tỉnh thành trong cả nước. Với
mục tiêu tiếp tục thực hiện cam kết vì sự phát triển của cộng đồng, VinaPhone tự
đặt ra cho mình một bước tiến xa hơn - từ khách hàng lan rộng tới đông đảo dân cư
trong toàn quốc, mang đến thế giới một hình ảnh Việt Nam năng động, đoàn kết và
hội nhập quốc tế. Khẩu hiệu truyền thống “không ngừng vươn xa” của VinaPhone
đã đi sâu vào tâm trí khách hàng. VinaPhone “luôn bên bạn dù bạn ở nơi đâu” thể
hiện cam kết phát triển và vươn xa để giúp khách hàng thành công hơn tại bất cứ nơi
nào khách hàng đặt chân tới. VinaPhone sẽ không chỉ là cầu nối liên lạc mà còn là
cầu nối tình cảm của hàng triệu khách hàng. Phân tích chiến lược Marketing của
VinaPhone theo mô hình phân tích SWOT tóm tắt như mô hình sau

3. Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel - Viettel
Theo Quyết định số 43/2005/QĐ-TTg ngày 02/03/2005 của Thủ tướng Chính
Phủ phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty Viễn thông Quân đội và Quyết định
số 45/2005/QĐ-BQP ngày 06/04/2005 của Bộ Quốc Phòng về việc thành lập Tổng

công ty Viễn thông Quân đội.

1


* Chặng đường phát triển của VietTel:
- Năm 1989: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin, tiền thân của Tổng Công ty Viễn
thông Quân đội (Viettel) được thành lập.
- Năm 1995: Đổi tên thành Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là
Viettel)
- Năm 2004: Khai trương dịch vụ điện thoại di động
- Năm 2005: Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công ty
Viễn thông quân đội ngày 02/3/2005
Viettel là một trong những doanh nghiệp viễn thông tăng trưởng nhanh nhất
thế giới khai thác viễn thông và sở hữu mạng lưới viễn thông lớn nhất ở Đông
Dương có 56.000 trạm GSM (BTS 2G và 3G Node B) và 200.000 km cáp sợi
quang. Hoạt động toàn cầu của Viettel bao gồm 6 quốc gia với tổng dân số khoảng
170 triệu người, trong đó có Việt Nam, Campuchia, Lào, Haiti, Mozambique và
Peru. Tập đoàn Viettel cung cấp dịch vụ dưới các thương hiệu như "Viettel",
"Metfone", và "Unitel". Tính đến tháng 6 năm 2011, số thuê bao của Viettel trên
toàn thế giới đã đạt khoảng 63 triệu.

Hiện tại Viettel đang tìm kiếm cơ hội đầu tư viễn thông ở châu Á (Myanmar,
Bangladesh, ...) Mỹ Latinh (Cuba, Argentina, Venezuela, ...) Châu Phi (Malawi,

1


Tanzania ...). Mục tiêu của Viettel là một trong Top 10 nhà đầu tư lớn nhất viễn
thông toàn cầu phục vụ được khoảng 300-500 triệu người dân.

Bởi vậy, Viettel luôn nỗ lực ở mức cao nhất để khách hàng luôn được “nói
theo cách của bạn”, nói theo phong cách của riêng mình.
* Quan điểm phát triển
+ Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng
+ Đầu tư vào cơ sở hạ tầng
+ Kinh doanh định hướng khách hàng
+ Phát triển nhanh, liên tục ổn định
* Triết lí kinh doanh
+ Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng,
quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới,
cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
+ Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. VIETTEL cam kết tái đầu tư
lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt
động xã hội, hoạt động nhân đạo.
+ Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung
VIETTEL.
* Triết lý thương hiệu “ hãy nói theo cách của bạn”: Để thấu hiểu khách hàng
như những cá thể riêng biệt, Viettel muốn được lắng nghe tiếng nói của khách hàng,
và để được như vậy, khách hàng được khuyến khích nói bằng tiếng nói của chính
mình.

1


* Điểm đặc biệt và nổi bật của Viettel là doanh nghiệp có được sự hậu thuẫn tối
đa từ Bộ quốc phòng cùng những chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp mới.
Chính vì lẽ đó Viettel mặc dù vào thị trường di động sau rất lâu (gần 10 năm so với
MobiFone) đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường mạng điện thoại di động với
số lượng thuê bao đông đảo và mạng lưới phủ sóng rộng khắp.
* Phân tích chiến lược Marketing của Viettel:

Tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có, nhanh chóng triển khai mạng lưới phủ sóng
rộng khắp, sử dụng triệt để và có hiệu quả các chính sách ưu đãi của Nhà nước dành
cho doanh nghiệp mới để phát triển số lượng thuê bao. Tranh thủ thời cơ mở rộng
thị trường ra Quốc tế. Phân tích chiến lược Marketing của Viettel theo mô hình phân
tích SWOT tóm tắt như mô hình sau:

II, KẾT LUẬN:
Qua phân tích mô hình SWOT về nội lực của MobiFone và các đối thủ cạnh tranh
trực tiếp ta càng thấy rõ được nhiệm vụ khó khăn MobiFone đó là: phải biết phát
huy hết thế mạnh của doanh nghiệp, tận dụng triệt để các cơ hội, thời cơ của doanh
nghiệp để nâng cao dịch vụ phục vụ khách hàng. Biết đánh giá những nguy cơ có
thể xảy đến với doanh nghiệp để đề ra biện pháp phòng tránh và giảm thiểu, tối đa
các yếu điểm của doanh nghịêp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1


Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Quản trị Marketing (Chương trình Đào tạo Thạc sỹ- Quản trị
Kinh doanh Quốc tế Griggs – Hoa kỳ)
2. Slide Quản trị Marketing, chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
Quốc tế, 2010, Hà Nội.
3. “ The portable MBA in Marketing” của tác giả Charles D.Schewe và Alexan
der Watson Hiam.
4. Một số trang web: www.viettel.com.vn/; vi.wikipedia.org/wiki/Việt_Nam;
; aphone,com.vn,
….

1




×