Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Phát triển chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nâng cao hiệu quả kinh tế theo hướng VietGAHP đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 46 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH

ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI HEO TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TÂY NINH NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
THEO HƯỚNG VietGAHP ĐẾN NĂM 2020
Kèm theo Quyết định số: 1268 /QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2017
của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh



ĐƠN VỊ LẬP ĐỀ ÁN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Nguyễn Thái Sơn (đã ký, đóng dấu)

Năm 2017


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................................................ii
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.....................................................................................................4
I. SỰ CẦN THIẾT

4

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

5

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI......................................................................................7
VÀ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI HEO CỦA TỈNH....................................................................................................7


I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

7

II. CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI

7

III. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI HEO CỦA TỈNH

8

IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI HEO CỦA TỈNH TÂY NINH

13

V. DỰ BÁO VÀ ĐỊNH HƯỚNG

14

MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG.............................................................................................................................16
VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐẾN NĂM 2020........................................................................................16
I. MỤC TIÊU, QUI MÔ, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHẠM VI ĐẦU TƯ

16

II. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN

17


III. KINH PHÍ VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

24

IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VỀ MÔI TRƯỜNG, XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ XÃ HỘI

25

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN................................................................................................................................................27
TỔ CHỨC THỰC HIỆN..................................................................................................................................................32

DANH MỤC BẢNG

Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 1: Số lượng heo phân bố theo huyện qua các năm...............................................................................................8
Bảng 2: Năng lực cung ứng sản phẩm trại heo giống cấp ông bà của TTG...............................................................9
Bảng 3: Kết quả kiểm tra VSATTP thịt heo năm 2012...............................................................................................11
Bảng 4: Kết quả kiểm tra VSATTP thịt heo năm 2013...............................................................................................11
Bảng 5: Kết quả kiểm tra VSATTP thịt heo năm 2015...............................................................................................11
Bảng 6: Chăn nuôi heo gia trại và trang trại trên địa bàn Tây Ninh năm 2015.....................................................12
Bảng 7: Số lượng heo của chăn nuôi nông hộ năm 2015.............................................................................................13
Bảng 8: Quy mô, địa bàn và thời gian hỗ trợ tinh heo giống.....................................................................................17
Bảng 9: Quy mô, địa bàn và thời gian hỗ trợ ứng dụng cải tạo môi trường............................................................18
Bảng 10: Quy mô, địa bàn và thời gian áp dụng VietGAHP......................................................................................19
Bảng 11: Phân bổ chỉ tiêu hỗ trợ hệ thống cung cấp thức ăn tự động cho heo........................................................20

Bảng 12: Phân bổ chỉ tiêu hỗ trợ tủ bảo quản và trưng bày thịt heo........................................................................21
Bảng 13: Kế hoạch phát triển trang trại heo quy mô trang trại................................................................................22
Bảng 14: Kế hoạch phát triển chăn nuôi heo nông hộ lên quy mô trang trại..........................................................22
Bảng 15: Quy mô, địa bàn và thời gian hỗ trợ ứng dụng TBKT trong TĂGS........................................................23
Bảng 16: Phân bổ và thời gian thực hiện các lớp tập huấn........................................................................................23
Bảng 17: Cơ cấu nguồn vốn Ngân sách đầu tư cho Đề án..........................................................................................25

DANH MỤC PHỤ LỤC
ii


Phụ lục

Nội dung

Trang

GIẢI THÍCH CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
DMC
NN
PD
PD75
QM
TĂCN
TĂGS
TBKT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
huyện Dương Minh Châu

Nông nghiệp
Giống 50% máu Pietrain
50% máu Duroc
Giống 75% máu Pietrain
25% máu Duroc
Quy mô
Thức ăn chăn nuôi
Thức ăn gia súc
Tiến bộ kỹ thuật

Gồm công chức của các Ngành NNPTNT, Công thương, Y tế, kiểm tra việc
chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá
nhân sản xuất kinh doanh liên quan

Tổ công tác liên ngành
TN
TTG
TTKN

Tự nhiên
Trung tâm Giống Nông
nghiệp Tây Ninh
Trung tâm Khuyến nông
Tây Ninh
Gồm chuyên gia tư vấn, cán bộ kỹ thuật
của TTKN, Chi cục CNTY, cán bộ Phòng
NN-PTNT, Kinh tế khảo sát đánh giá
trực tiếp tại trại, hộ để đưa ra giải pháp
cải tiến chăn nuôi cho trại, hộ


Tổ tư vấn kỹ thuật
TH
VietGAHP
VSATTP
TPP

GHI CHÚ

Thực hiện
Thực hành chăn nuôi tốt
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương

iii

tiếng Anh: Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership Agreement


Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT
Ngành chăn nuôi heo hiện nay gặp nhiều khó khăn như chất lượng giống thấp, giá thức
ăn cao, dịch bệnh luôn đe dọa và thị trường tiêu thụ không ổn định đã ảnh hưởng đến lợi
nhuận của người chăn nuôi. Một số vấn đề đang nổi lên hiện nay làm cho ngành chăn nuôi đã
khó khăn lại càng khó khăn hơn như: lạm dụng các chất kích thích sinh trưởng, kháng sinh
trong thức ăn, lạm dụng thuốc, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh đã làm
giảm hiệu quả kinh tế của ngành và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên chăn nuôi

heo đã và đang góp phần quan trọng trong hệ thống nông nghiệp, không những cung cấp
nguồn thực phẩm hàng ngày cho con người mà còn tạo nhiều công ăn việc làm cho một bộ
phận lao động ở nông thôn.
Năng suất heo nái của Việt Nam nói chung, Tây Ninh nói riêng thấp chỉ đạt 17-20 heo
con/nái/năm, trong khi đó năng suất heo nái của một số nước trong khu vực là 25-26 heo
con/nái/năm. Hệ thống giống heo của tỉnh Tây Ninh hiện nay chưa bố trí theo sơ đồ hình tháp,
nghĩa là chưa có trại heo giống cấp bố mẹ. Sử dụng heo ông bà sản xuất thẳng ra nái sinh sản
thương phẩm (nái cuối), nọc sinh sản thương phẩm (nọc cuối) bỏ qua tỷ lệ loại thải heo chất
lượng thấp ở thế hệ bố mẹ và không đa dạng sản phẩm giống nên ảnh hưởng đến năng suất,
chất lượng trong chăn nuôi đại trà. Không đáp ứng nhu cầu về số lượng mỗi đợt xuất cho các
trại nuôi heo thương phẩm.
Theo báo cáo quy hoạch chăn nuôi, tỷ lệ lai 2 - 3 - 4 máu ngoại (lai giữa Yorkshire,
Landrace, Duroc, Pietrain) trên đàn heo của tỉnh chỉ đạt 87,93%, so với bình quân chung cả
vùng Đông Nam Bộ đạt 94,7%, so với Bình Dương, Đồng Nai và TP. HCM đạt 96,8 - 97,3%.
Tỷ lệ lai 2-3-4 máu trong đàn heo nuôi thương phẩm của Tây Ninh thấp do sản phẩm giống ít
áp dụng kỹ thuật di truyền giống. Tỷ lệ máu lai thấp đã ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất
thịt heo.
Giá heo hơi bình quân tháng 7/2015 của Đông Nam Bộ 46.700 đồng/kg trong khi đó,
giá heo hơi của Netherlands, Tây Ban Nha và Chi Lê cùng thời điểm chỉ vào khoảng 33.00036.000 đồng/kg (theo Chăn nuôi Việt Nam) rẻ hơn 10.700-13.700 đồng/kg, cao hơn 30%.
Trong cơ cấu giá thành, thức ăn chiếm khoảng 70%. Từ năm 2008 đến tháng 8/2011 giá thức
ăn chăn nuôi ở Việt Nam tăng 13 lần và cao nhất thế giới (hơn mức bình quân thế giới 16% 20% và so với khu vực cao hơn 13% - 15%). Do vậy để hạ giá thành thì giảm chi phí thức ăn
là giải pháp ưu tiên.
Tình trạng ô nhiễm do chăn nuôi heo diễn biến phức tạp, phát sinh nhiều vấn đề ảnh
hưởng đến sự phát triển chăn nuôi heo và môi trường sống của con người. Chăn nuôi nhỏ lẻ,
phân tán trong các khu dân cư đã gây khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh. Một trong
những nguyên nhân gây tổn thất nghiêm trọng cho chăn nuôi là dịch, từ năm 2008-2010 Tây
Ninh đã xảy ra 2 đợt dịch heo tai xanh. Thiệt hại do dịch gây tổn thất lớn, Ngân sách đã phải
chi ra hơn 43 tỷ đồng để hỗ trợ người thiệt hại do dịch heo tai xanh gây ra. Chăn nuôi heo
theo tiêu chuẩn VietGAHP là giải pháp kiểm soát tốt hơn về dịch, bệnh và chất lượng sản
phẩm. Tuy nhiên cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chưa có trại chăn nuôi heo nào đạt

tiêu chuẩn VietGAHP. Do đó, thực hành chăn nuôi tốt là một trong những giải pháp căn cơ để
xử lý các vấn đề nêu trên, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững.
Cho đến nay, những người chăn nuôi tư nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chưa hình
thành mối liên kết trong sản xuất để phục vụ cho phát triển chăn nuôi. Trước hết là liên kết để
sản xuất và tiêu thụ heo giống; Chưa có liên kết để tiêu thụ sản phẩm thịt heo.
4


Tập quán sử dụng thịt tươi mua từ các chợ truyền thống của người tiêu dùng Việt Nam
trong thời gian qua đã hỗ trợ ngành chăn nuôi trong nước tồn tại thời gian vừa qua. Tuy nhiên,
các vụ việc sử dụng chất tạo nạc, bơm nước vào heo trước khi mổ… liên tục được phát hiện
đã làm suy giảm lòng tin người tiêu dùng.
Bên cạnh những khó khăn và thách thức, ngành chăn nuôi heo của tỉnh Tây Ninh cũng
có những thuận lợi như: gần thị trường tiêu thụ là Tp. HCM; Tỉnh Tây Ninh có quỹ đất và
không gian khá rộng cho phép hình thành các trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn; Cự ly
vận chuyển vật tư - sản phẩm chăn nuôi ngắn, là cơ hội tốt để mời gọi đầu tư phát triển ngành
chăn nuôi sản xuất hàng hóa lớn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thành và phát triển
các vùng trang trại chăn nuôi tập trung.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã có chủ trương phấn
đấu đến 2020 tổng GTSX ngành chăn nuôi chiếm trong GTSX ngành nông nghiệp từ 25% trở
lên. Phát triển chăn nuôi heo theo hướng nâng cao hiệu quả và VietGAHP là chủ trương cần
thiết để ổn định và duy trì việc làm cho lực lượng lao động trong lĩnh vực chăn nuôi heo của
tỉnh và hoàn thành chỉ tiêu của Tỉnh Đảng bộ.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về Về tổ chức và hoạt
động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Thông tư số 05/2014/TTBKHĐT ngày 30/9/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số
210/2013/NĐ-CP; Thông tư số 44/2014/TT-BNNPTNT ngày 18/11/2014 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT ban hành danh mục sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm phụ trợ, sản phẩm cơ

khí để bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản được hỗ trợ theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP;
Thông tư số 14/2014/TT-BNNPTNT ngày 28/4/2014 của Bộ NN-PTNT ban hành danh mục
giống vật nuôi cao sản; Thông tư số 30/2015/TT-BTC ngày 09/3/2015 của Bộ Tài chính
hướng dẫn việc dự toán, thanh toán và quyết toán các khoản hỗ trợ theo Nghị định số
210/2013/NĐ-CP.
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015
của Ngân hàng Nhà nước Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 55/2015/NĐCP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về Kinh tế trang trại.
Thông tư số 82/2000/TT-BTC ngày 14/8/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn chính sách tài
chính nhằm phát triển kinh tế trang trại; Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011
của Bộ Nông nghiệp và PTNT, quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế
trang trang trại.
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một
số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản và Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTCBKHĐT, ngày 16/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu
Tư về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ
việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản; Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT, ngày 26/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn: Ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết
định số 01/2012/QĐ-TTg.
5


- Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT, ngày 03/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Hướng dẫn thực hiện Điểm a Khoản 1 Điều 6 của Quyết định số 50/2014/QĐTTg và Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23/12/2015 của Bộ Tài chính quy định về cơ
chế tài chính thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của
Thủ tướng chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn

2015-2020.
- Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN, ngày 15/11/2010 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính, Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh
phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông.
- Thông tư 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự
toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng
điều tra thống kê quốc gia.
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ X đề ra chỉ tiêu nâng
tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đạt từ 25% trở lên, trong đó tổng
đàn heo đến 2020 với tỷ lệ phát triển 5%/năm thì phải đạt hơn 380.000 con.
- Nghị quyết số 25/2016/NQ-HĐND ngày 22/9/2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh
Tây Ninh về Chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 42/2016/QĐ-UBND ngày 09/11/2016 của UBND tỉnh Tây Ninh
Ban hành Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các
cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
- Quyết định số 1867/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây
Ninh về việc ban hành Quy hoạch phát triển chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản
phẩm gia súc, gia cầm tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2012-2020;
- Quyết định số 61/2013/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Tây Ninh về việc ban hành danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
ưu tiên phát triển của tỉnh Tây Ninh.
- Quyết định số 3050/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây
Ninh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Quyết định số 52/2015/QĐ-UBND ngày 09/10/2015 của UBND tỉnh Tây Ninh
ban hành bảng quy định tạm thời định mức kỹ thuật sử dụng trong các chương trình dự
án khuyến nông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;
- Quyết định số 53/2015/QĐ-UBND ngày 09/10/2015 của UBND tỉnh Tây Ninh
ban hành quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông thường

xuyên trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 05/01/2016 của UBND tỉnh Tây Ninh
ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh 5 năm giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định số 382/QĐ-UBND ngày 20/02/2017 của UBND tỉnh Tây Ninh về
việc phê duyệt đề án “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
6


Phần II
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
VÀ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI HEO CỦA TỈNH
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm (26,9 oC - 27,2oC), nắng nhiều (bình quân
2.664 - 2.888 giờ/năm), ẩm độ không khí bình quân năm khá ổn định: 77,5% - 84,5%,
mưa phân bố thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô - mùa mưa. Đặc biệt, qua số liệu khí tượng
quan trắc 50 năm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết cực
đoan như: bão, nhiệt độ <15 oC hoặc >38oC,… chỉ có dông lốc xảy ra cục bộ trên diện
hẹp. Điều kiện khí hậu của tỉnh khá thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định quanh
năm, vì vậy cần xem khí hậu là một lợi thế của chăn nuôi tỉnh Tây Ninh so với các địa
phương miền Bắc và vùng Duyên hải Nam Trung bộ của nước ta. Ngoài ra, các yếu tố thời
tiết còn thuận lợi cho việc trồng thâm canh cây thức ăn gia súc.
Mưa phân bố theo mùa rõ rệt, bắt đầu từ giữa tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng
10 hàng năm, thời gian mùa mưa vào khoảng 164 - 173 ngày. Mùa khô bắt đầu vào cuối
tháng 11 và kết thúc mùa khô vào cuối tháng 4 của năm sau, tổng số ngày trong mùa khô
khoảng là 133 - 144 ngày. Thời gian chuyển từ mùa mưa sang mùa khô và mùa khô sang
mùa mưa kéo dài 20 - 40 ngày. Đây là thời điểm thời tiết giao mùa dễ làm cho gia súc gia cầm mắc bệnh nếu không được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật.
Địa hình tỉnh Tây Ninh thích hợp cho phát triển chăn nuôi nông hộ - trang trại lớn.
Sau khi Chính phủ có chủ trương và chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trang
trại tập trung gắn với xây dựng vùng nuôi gia súc - gia cầm an toàn sinh học được xem là

cơ hội cho ngành chăn nuôi tỉnh Tây Ninh phát triển chăn nuôi hàng hóa lớn một cách
bền vững.
Nguồn nước mặt của tỉnh Tây Ninh phụ thuộc chủ yếu vào 2 sông Sài Gòn và
Vàm Cỏ Đông thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, lưu lượng nước mặt có thể khai
thác sử dụng ở tỉnh Tây Ninh rất dồi dào so với một số tỉnh vùng ĐNB, cơ bản giải quyết
nước cho sản xuất nông nghiệp, trong đó có ngành chăn nuôi của tỉnh.
Nước ngầm ở các huyện phía Nam phong phú và ở gần tầng mặt hơn so với các
huyện phía Bắc tỉnh Tây Ninh, do tầng chứa nước và một phần là do áp lực nước từ hồ
chứa, kênh dẫn của hệ thống thuỷ lợi Dầu Tiếng. Khu vực từ phía Tây Bắc xuống Đông
Nam của tỉnh thuộc huyện Tân Châu, Tân Biên, phía Tây huyện Châu Thành, huyện Bến
Cầu tầng chứa nước nghèo đến trung bình, độ sâu giếng khoan khai thác của tầng dưới
cùng 160 m - 180 m. Riêng một số diện tích ở trung tâm huyện Tân Châu, Tân Biên, Hoà
Thành thuộc 03 phía hố chứa nước khe nứt của đá cứng nên nước ngầm nghèo đến không
có chứa nước.
II. CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
1. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông của tỉnh Tây Ninh có cả đường bộ và đường thủy. Đường bộ
của tỉnh tương đối phát triển, tổng chiều dài hơn 3.600km với đường rải nhựa chiếm hơn
33%. Trung tâm các xã trong tỉnh đã có đường rải nhựa đến tận nơi. Đường thủy của tỉnh
có chiều dài 617km, gồm 2 tuyến sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Trên thực tế,
ngành chăn nuôi chủ yếu khai thác hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy chỉ mới
vận chuyển thức ăn chăn nuôi cho một số hộ ven sông.
Tây Ninh đã có lưới điện trung thế đến 95/95 xã phường, thị trấn trong tỉnh, đây là
7


điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi quy mô trang trại với trình độ điện khí hóa
cao.
2. Nguồn nhân lực
Dân số trung bình của tỉnh Tây Ninh năm 2014 ước tính 1.104.237 người. Lực

lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 636.684 người, trong đó lao động ở nông thôn chiếm
522.992 người (Niên giám thống kê 2014). Lao động đã qua đào tạo, đặc biệt là lao động
trong ngành chăn nuôi cần quan tâm để đáp ứng với yêu cầu phát triển của ngành chăn
nuôi tiên tiến, quy mô tập trung và áp dụng các tiêu chuẩn chăn nuôi nghiêm ngặt để đảm
bảo chất lượng sản phẩm và tránh ô nhiễm môi trường cũng như an toàn dịch bệnh cho
heo nuôi.
III. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI HEO CỦA TỈNH
1. Tình hình phát triển chăn nuôi heo
Bảng 1: Số lượng heo phân bố theo huyện qua các năm
ĐVT: con

Năm

TT Huyện, Tp.

2005
2010
2012
2013
1 Tây Ninh
16.324 17.567 17.141 13.991
2 Tân Biên
13.691 11.193 12.613 12.435
3 Tân Châu
33.949 15.240 15.912 17.086
4 Dương Minh Châu 18.417 19.095 22.793 21.453
5 Châu Thành
24.395 30.866 28.960 26.315
6 Hòa Thành
15.839 19.057 18.268 17.288

7 Gò Dầu
20.580 21.107 19.443 17.588
8 Bến Cầu
10.293 24.892 27.507 22.097
9 Trảng Bàng
56.071 51.492 50.033 43.238
209.55
TỔNG SỐ
210.509 212.670 191.491
9
Nguồn: Niên giám Thống kê 2015

2015
2014
10.186
6.705
12.750 17.141
18.183 18.648
25.372 34.463
27.761 25.533
15.101 13.751
16.708 15.235
16.842 14.324
51.959 49.764
194.86
195.564
2

Tổng đàn heo của tỉnh tăng nhẹ từ năm 2005 đến 2012, năm 2013 giảm sau đó
tăng nhẹ đến nay. Tình hình phát triển cả giai đoạn 2005 đến 2015, tổng đàn heo có xu

hướng giảm bình quân 0,67%/năm.
Từ năm 2005-2015, GTSX chăn nuôi heo chiếm tỷ trọng lớn từ 44,82-69,24%.
Riêng năm 2015 GTSX của chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp
đạt 15,29%, trong đó GTSX của chăn nuôi heo chiếm 44,66% (Niên giám Thống kê).
Chăn nuôi ở quy mô nhỏ và phân tán xen kẽ giữa và trong các khu dân cư. Số
lượng nuôi heo nhiều nhất là huyện Trảng Bàng (49.764 con), kế đến là huyện Dương Minh
Châu (34.463 con) và nuôi ít heo nhất là Tp. Tây Ninh: 6.705 con (Bảng 1, Số lượng heo
phân bố theo huyện qua các năm).
2. Chất lượng giống heo
- Tổng đàn heo năm 2010: 210.509 con, trong đó heo lai 2 - 3 - 4 máu ngoại (lai
giữa Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain) chỉ có 185.110 con, chiếm 87,93% so với tổng
đàn, tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ bình quân của vùng ĐNB là 94,7%. Các tỉnh Bình Dương,
Đồng Nai và TP. HCM đạt 96,8 - 97,3% so với tổng đàn. Người chăn nuôi của tỉnh Tây
Ninh sử dụng heo thuần hoặc số lượng máu lai thấp đã ảnh hưởng đến năng suất và sức
đề kháng yếu do không tận dụng được ưu thế lai của các tổ hợp lai nhiều máu trong đàn
8


heo nuôi thịt.
a) Trại giống heo của Trung tâm Giống nông nghiệp:
Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Tây Ninh được chuyển đổi từ Công ty dịch vụgiống nông nghiệp tỉnh Tây Ninh theo quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 15/4/2003. Trại
heo giống cấp ông bà là một đơn vị trực thuộc.
Chuồng trại đã xây dựng có công suất thiết kế 200 con heo nái.
Bảng 2: Năng lực cung ứng sản phẩm trại heo giống cấp ông bà của TTG
Đàn heo cơ bản
Sản phẩm (con)
(con)
Ghi chú
Nọc
Nái

Heo hậu bị Heo thương phẩm Tổng SP
2011
6
77
205
577
782
2012
4
69
216
545
761
2013
3
59
97
505
602
2014
1
34
93
373
466
2015
6
62
103
503

606
1.089 liều tinh
Nguồn: Báo cáo kết quả hiện năm 2015, TTG
Năm

Trại heo giống cấp ông bà của Trung tâm Giống nông nghiệp, sản lượng hàng năm
cung ứng cho thị trường trong khoảng 93-205 nái hậu bị, với số lượng này chỉ đáp ứng nhu
cầu 1 lần thay đàn nái của một trang trại nuôi heo thịt quy mô vừa. Do vậy Trại heo giống
của Trung tâm Giống nông nghiệp không đủ năng lực phục vụ cho các trang trại chăn nuôi
trong tỉnh.
Qua 13 năm kể từ khi chuyển đổi hình thức tổ chức quản lý, trại giống heo hoạt
động không hết công suất thiết kế chuồng trại (<50%) so với mục tiêu xây dựng trại heo
giống là cung cấp giống heo bố mẹ cho hệ thống nhân giống heo của tỉnh. Do không có
trại heo giống cấp bố mẹ nên đã sử dụng heo ông bà sản xuất ra heo giống thương phẩm
(nọc cuối, nái cuối để sản xuất ra heo con nuôi thịt) bỏ qua bước tuyển chọn ở đời bố mẹ
nên con giống năng suất chất lượng chưa cao, chủng loại sản phẩm không đa dạng (chủ
yếu là nái lai YL và LY, tinh heo đực giống thuần chủng), hiệu quả nâng cao tỷ lệ máu lai
trong đàn heo chăn nuôi đại trà của tỉnh thấp. Về số lượng, 01 lần xuất của TTG không
đủ cho 01 trại thay nái 01 lần. Do vậy các trại tư nhân phải đặt mua nái hậu bị từ các cơ
sở chăn nuôi lớn ngoài tỉnh.
b) Các cơ sở nhân giống của thành phần khác:
Tại thời điểm tháng 7/2015, có 41 trại tư nhân, trại nhà nước đầu tư có sản xuất
heo con giống với số lượng heo nái là 9.885 con. Các trại, hộ này chủ yếu sản xuất ra heo
con cho chính bản thân và một phần cung ứng cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn. Riêng
các trang trại nuôi heo gia công cho công ty CP có 2 trại sản xuất heo giống với số nái là
1.800 con.
Nói chung, các trại nhân giống thuộc khu vực tư nhân phát triển tự phát do chủ
trang trại tự hoạch định theo ý tưởng kinh doanh, thiếu sự hỗ trợ, định hướng của ngành
và địa phương, việc kiểm tra đánh giá chất lượng con giống của cơ quan chức năng gần
như không thực hiện.

c) Đánh giá về công tác giống heo:
Hệ thống giống heo của tỉnh chưa bố trí theo sơ đồ hình tháp, không đủ năng lực
sản xuất để đáp ứng nhu cầu thay đàn cho các trang trại trong tỉnh. Mặt khác do sử dụng
9


heo giống cấp ông bà để sản xuất ra heo nái, nọc thương phẩm (nái cuối, nọc cuối) nên
sản phẩm giống không đa dạng, đặc biệt đối với tinh và đực giống, chỉ sản xuất và cung
ứng giống thuần nên hiệu quả tăng tỷ lệ heo lai 3-4 máu trong chăn nuôi đại trà thấp.
Các trại tư nhân, trại nhà nước đầu tư (41 trại) chỉ sản xuất giống để nuôi thịt trước
hết đáp ứng cho nhu cầu của bản thân và cung ứng cho chăn nuôi nông hộ. Việc ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật trong công tác giống ít được quan tâm do mục đích sản xuất giống
để nuôi thương phẩm.
Công tác quản lý Nhà nước về giống heo chưa được quan tâm đúng mức, hoạt
động sản xuất kinh doanh giống phát triển tự phát, không công bố chất lượng giống...
Do vậy, muốn ngành chăn nuôi tỉnh Tây Ninh phát triển bền vững trong tương lai
rất cần khắc phục các hạn chế về công tác giống và chất lượng giống, đồng thời tiến hành
xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giống của tỉnh để thực hiện chiến lược phát triển giống tốt,
không ngừng cải tiến về chất lượng và đủ năng lực đáp ứng nhu cầu thay đàn giống
thương phẩm (nái và nọc cuối) cho các trang trại và nông hộ trong tỉnh.
3. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi
Ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi heo nói riêng của Tây Ninh lệ thuộc thức
ăn và nguyên liệu làm thức ăn từ ngoài tỉnh và nước ngoài. Hiện trên địa bàn tỉnh không
có doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc, có 04 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi,
theo số liệu thống kê năm 2014 trên địa bàn tỉnh sản xuất được 39.540 tấn, tăng 23.219
tấn so với năm 2010; so sánh với quy mô đàn các loại vật nuôi cho thấy năng lực SX thức
ăn chăn nuôi trên địa bàn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho chăn nuôi trong tỉnh.
Hầu hết các trang trại chăn nuôi tư nhân (không gia công) đã tự chế biến thức ăn
cho các loại heo ít yêu cầu khắt khe về khẩu phần dinh dưỡng. Nguyên liệu chế biến thức
ăn cho heo mua từ ngoài tỉnh hoặc mua từ nguồn nhập khẩu Căm-Pu-Chia. Kỹ thuật và

phối hợp khẩu phần thay đổi theo từng trại. Việc phối hợp khẩu phần cho heo ở các lứa
tuổi, giai đoạn dễ ảnh hưởng đến năng suất sản lượng như thức ăn heo con, heo nái, heo
đực giống… ít trại thực hiện.
Các trại chăn nuôi gia công đã liên kết chặt chẽ giữa công ty và người chăn nuôi
về giống và thức ăn. Tuy nhiên giữa trại, hộ chăn nuôi chưa có mối liên kết trong tiêu thụ
thức ăn công nghiệp cho heo để tiết kiệm chi phí giảm giá thành chăn nuôi, góp phần xây
dựng chăn nuôi bền vững.
Từ tình hình trên, Đề án cần có giải pháp hỗ trợ để các trại và những nông hộ chăn
nuôi có nhu cầu tự sản xuất thức ăn cho heo các lứa tuổi… cung cấp đủ dinh dưỡng với
giá thành rẻ nhất, tổng hợp từ các nguồn nguyên liệu sẵn có và sản xuất trong tỉnh; Xây
dựng liên kết giữa sản xuất, bảo quản và tiêu thụ thức ăn.
4. Tình hình dịch, bệnh trên heo và công tác phòng chống
Dịch heo tai xanh xuất hiện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 2 lần vào thời gian
(12/9/2008 - 26/9/2008), phát hiện ổ dịch đầu tiên tại Trung tâm Giống nông nghiệp và đã
áp dụng biện pháp dập dịch, chủ động khống chế sau 44 ngày; lần thứ hai xảy ra vào
tháng 8/2010 đến trung tuần tháng 9/2010, dịch bệnh được khống chế, số lượng heo bị
bệnh phải thiêu huỷ không lớn.
Dịch, bệnh là một trong những nguyên nhân gây tổn thất nghiêm trọng đối với
chăn nuôi. Đợt dịch tai xanh năm 2008 và năm 2010 đã gây tổn thất lớn, Ngân sách Nhà
nước đã phải chi hơn 43 tỷ để hỗ trợ cho người chăn nuôi.
10


5. An toàn vệ sinh thực phẩm
Năm 2011, trong số 10 mẫu thịt heo xét nghiệm kết quả cho thấy 05 mẫu nhiễm
Salmonella, 04 mẫu nhiễm Staphylococcus aureus; Năm 2012 kết quả như Bảng 3, Kết
quả kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm thịt heo.
Bảng 3: Kết quả kiểm tra VSATTP thịt heo năm 2012
Cơ sở sản xuất
kinh

doanh
trong
chuỗi
Sản xuất ban đầu
Sơ chế, giết mổ,
chế biến, bảo quản
Kinh doanh

TT

1
2
3

Tổng số
mẫu

Chỉ tiêu Salmolnella

Kết quả
Chỉ tiêu Staphylococcus,
Camplobacter
Số mẫu
Số mẫu
phân tích
không đạt

Chỉ tiêu Clenbtarol
và Sabutamol
Số mẫu

Số mẫu
phân tích không đạt

Số mẫu
phân tích

Số mẫu
không đạt

11

11

09

11

07

11

06

06

04

06

05


06

Nguồn: Chi cục quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

Kết quả cho thấy hầu hết các mẫu phân tích đều nhiễm vi sinh, đặc biệt là
Salmolnella. Năm 2013, kết quả như Bảng 4, Kết quả kiểm tra VSATTP thịt heo năm
2013.
Bảng 4: Kết quả kiểm tra VSATTP thịt heo năm 2013
Cơ sở sản xuất
kinh
doanh
trong
chuỗi
Sản xuất ban đầu
Sơ chế, giết mổ,
chế biến, bảo quản
Kinh doanh

T

1
2
3

Tổng số
mẫu

Chỉ tiêu vi sinh
Salmolnella, E.coli

số mẫu
Số mẫu
phân tích không đạt

Kết quả
Chỉ tiêu
campolybacter
số mẫu
Số mẫu
phân tích
không đạt

Chỉ tiêu Clenbtarol
và Sabutamol
số mẫu
Số mẫu
phân tích không đạt

12

10

10

04

0

05


0

06

06

05

02

0

04

0

Nguồn: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

Kết quả kiểm tra 12 mẫu thịt heo năm 2015 tại Tp. Tây Ninh, huyện Hòa Thành và
Châu Thành cho thấy tỷ lệ đạt 100% như Bảng 5.
Bảng 5: Kết quả kiểm tra VSATTP thịt heo năm 2015
STT

Chỉ tiêu

Số mẫu Số mẫu đạt Tỷ lệ đạt

1
2
3

4

Nhóm quinolones
3
3
Clenbuterol
4
4
Salbutamol
3
3
Nhóm sulfonamide
2
2
Tổng cộng
12
12
Nguồn: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản
sản

100%
100%
100%
100%
100%
và Thủy

Vấn đề an toàn vệ sinh
thực phẩm là thách thức lớn cho nông sản Việt Nam, trong đó có Tây Ninh, người tiêu
dùng có xu hướng e ngại sử dụng sản phẩm của chăn nuôi có nguồn gốc trong nước sản

xuất, trong đó có thịt heo. Do vậy để tồn tại và đứng vững trước năng lực cạnh tranh yếu
trong xu thế hội nhập, chúng ta cần tập trung ưu tiên cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm
đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng là việc ‘sống còn’ để đảm bảo sức khỏe
cho con người và giữ thị hiếu chế biến thức ăn từ thịt tươi trong mỗi gia đình Việt Nam.
11


Đây là vấn đề quan trọng, cần quan tâm đặc biệt để từng bước nâng cao nhận thức và tổ
chức thực hiện tốt các quy định về an toàn thực phẩm để tránh gây ra các vụ ngộ độc thực
phẩm mà các loại thịt gia súc - gia cầm là một trong các đối tượng phải thường xuyên
kiểm tra nếu phát hiện phải xử lý đúng theo Luật số 55/2010/QH12.
6. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của các mô hình chăn nuôi ở tỉnh Tây Ninh:
- Heo thịt: Chi phí bình quân 1kg heo thịt: 45.000 – 4.7000 đồng/kg, giá bán heo hơi
vào thời điểm điều tra là: 52.000 – 54.000 đồng/kg, lợi nhuận thu được: 500.000 – 520.000
đồng/con, tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 11,0%. Nguyên nhân do giá thức ăn cao nên chi phí thức
ăn trong 01kg heo hơi lên đến 47.500 – 48.700 đồng/kg. Giá thức ăn công nghiệp dùng cho
chăn nuôi ở Việt Nam cao nhất thế giới, hơn mức bình quân thế giới 16% - 20% và so với
khu vực cao hơn 13% - 15% (Nguồn: Báo cáo quy hoạch).
- Heo sinh sản: Theo khảo sát thực tế các nông hộ và trại nuôi heo nái, hạch toán
giá thành 1 kg heo con là: 64.000 – 64.800 đồng/kg với giá bán cùng thời điểm là:
75.000– 80.000 đồng/kg, người chăn nuôi heo nái thu lợi nhuận: 10.200 – 11.000
đồng/kg, lợi nhuận bình quân: 2,20 – 2,50 triệu đồng/heo nái/năm và thu nhập bình quân:
3,50 – 3,80 triệu đồng/heo nái/năm với tỷ suất lợi nhuận: 14,3% (Nguồn: Báo cáo quy
hoạch).
7. Loại hình và phương thức chăn nuôi
a) Loại hình tổ chức chăn nuôi:
- Chăn nuôi hộ gia đình: Đây là loại hình phổ biến nhất, xuất hiện và tồn tại trên
300 năm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, quá trình phát triển đi từ chăn nuôi tự cung tự cấp
đến chăn nuôi nửa hàng hóa. Chăn nuôi tận dụng phụ phẩm, tận dụng đất - lao động,

chuồng trại xây dựng ở ngay trong khu dân cư (khuôn viên đất ở).
Chăn nuôi hộ gia đình trong bối cảnh sản xuất nông sản hàng hóa theo cơ chế kinh
tế thị trường của nước ta cho thấy đã bộc lộ nhiều hạn chế như: Năng suất thấp, chất
lượng khó đảm bảo, khối lượng sản phẩm không đủ lớn, hiệu quả kinh tế thấp và gia tăng
nguy cơ rủi ro đồng thời gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước về thú y, giống và
môi trường …
Bảng 6: Chăn nuôi heo gia trại và trang trại trên địa bàn Tây Ninh năm 2015
Số heo
Số trang trại
Số gia trại
Nọc
Nái
Thịt
Tư nhân Gia công Nhà nước Tổng
1 Trảng Bàng
442 1.932
49
11
2
13
2 Tp Tây Ninh
117
380
13
4
2
6
3 Gò Dầu
261 1.252
29

3
7
10
4 Tân Châu
51 1.751
44
1
4
5
5 DMC
35
855
18
8
32
40
6 Bến Cầu
138 1.011
21
4
2
6
7 Hòa Thành
227 1.038
31
1
1
2
8 Châu Thành
94 1.228

30
3
7
2
12
9 Tân Biên
11
220
794
18
4
6
10
1.58
Tổng cộng
11
10.241
253
39
63
2
104
5
Nguồn: Chi cục Thú y Tây Ninh
TT Huyện

Số lượng các trại chăn nuôi heo hiện diện trong năm 2015 có 104 trang trại (Bảng
12



6, Số lượng heo trang trại gia súc tháng tại thời điểm 7/2015), trong đó:
- Trang trại gia công: 63 trại.
- Trang trại tư nhân: 39 trại.
- Trang trại của Nhà nước: 2 trại.
- Số lượng heo chăn nuôi quy mô trang trại chiếm 62,05% và chăn nuôi gia trại,
nông hộ chiếm 37,95% tổng đàn.
Bảng 7: Số lượng heo của chăn nuôi nông hộ năm 2015
TT

Huyện

Số hộ

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Trảng Bàng
Gò Dầu
Tp. Tây Ninh
Tân Châu
Bến Cầu
Hòa Thành
DMC

Châu Thành
Tân Biên

156
29
13
60
51
34
19
47
18

Nọc
11

Tổng cộng

427

11

Số heo
Nái
Thịt
442 1.932
261 1.252
117
380
51 1.751

138 1.011
227 1.038
35
855
94 1.228
220
794
1.58
10.241
5

Nguồn: Chi cục Thú y Tây Ninh

b) Phương thức chăn nuôi:
Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đang tồn tại cùng lúc 2 phương thức chăn nuôi:
- Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp ở các trang trại nhỏ và vừa.
- Phương thức chăn nuôi công nghiệp ở một số trang trại vừa và lớn còn gọi là
“chuồng lạnh”.
Hai phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp ứng dụng
công nghệ cao có nhiều thuận lợi, đó là: năng suất cao, dễ kiểm soát chất lượng sản
phẩm, vệ sinh thú y, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng sản phẩm đồng đều...
Bên cạnh thuận lợi, chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đòi hỏi vốn lớn, trình độ
kỹ thuật, quản lý phải cao và phải có thị trường tiêu thụ; Các trang trại nuôi gia công
100% con giống và thức ăn cho heo đều được công ty cung cấp; Các trại tư nhân (38 trại)
đều tự sản xuất con giống để đáp ứng nhu cầu heo giống nuôi thịt và cung ứng con giống
cho người chăn nuôi nhỏ lẻ, những trại này cũng đều có hệ thống máy sản xuất thức ăn
tổng hợp cho heo và đã có khả năng sản xuất thức ăn cho heo giai đoạn nuôi thịt.
IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI HEO CỦA TỈNH TÂY NINH
1. Kết quả đạt được
- Chăn nuôi heo luôn khẳng định vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi, từ năm

2005-2015, GTSX chăn nuôi heo luôn chiếm tỷ trọng lớn từ 44,82-69,24% riêng năm
2015 đạt 44,66%.
- Chăn nuôi heo đã tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động trực tiếp, góp phần ổn
định cuộc sống cho người chăn nuôi.
13


- Phương thức chăn nuôi có sự chuyển biến từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang
phát triển theo hướng trang trại, tách khỏi khu dân cư, tăng cường an toàn dịch bệnh và
bảo vệ môi trường.
- Đã hình thành mô hình liên kết chăn nuôi, chủ động nguồn giống, thức ăn và đặc
biệt là thị trường tiêu thụ.
- Các chủ trang trại tư nhân đã ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, trong đó
có hoạt động tự sản xuất thức ăn dinh tổng hợp để hạ giá thành sản phẩm.
- Chăn nuôi heo đã đáp ứng nhu cầu thịt tươi cho người tiêu thụ.
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Sản xuất, cung ứng heo giống chưa đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi trong
tỉnh cả về số lượng và chất lượng, nên các trại chăn nuôi tư nhân phải tự tìm mua heo
giống nhiều nguồn khác nhau, làm cho công tác kiểm soát chất lượng giống và an toàn
dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. Do thiếu trại heo giống cấp bố mẹ (sản xuất nọc cuối và
nái cuối) đã ảnh hưởng cả về chất lượng và về số lượng heo giống.
- Giá heo hơi bình quân trong tháng 7/2015 là 46.700 đồng/1kg, trong khi đó giá
của một số nước trong khối Hiệp định TPP cùng thời điểm chỉ vào khoảng 33.000 36.000 đồng. Nguyên nhân chính là chi phí thức ăn trong giá thành của ta cao, giá thức
ăn công nghiệp dùng cho chăn nuôi ở Việt Nam đắt nhất thế giới, hơn mức bình quân thế
giới 16% - 20% và so với khu vực cao hơn 13% - 15% (Nguồn: Báo cáo quy hoạch).
- Các chương trình, dự án phát triển chăn nuôi heo hiệu quả thấp, chưa quan tâm
đến khó khăn trở ngại của người chăn nuôi. Do chưa triển khai hoạt động điều tra, phân
tích hiện trạng trước khi xây dựng kế hoạch thực hiện.
- Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, khó kiểm
soát dịch, bệnh và chất lượng sản phẩm. Nguyên nhân khách quan là do hệ quả từ nền sản

xuất nhỏ, tự cung tự cấp; Nguyên nhân chủ quan là do công tác quản lý nhà nước chưa
quan tâm đúng mức.
- Dịch, bệnh trên heo vẫn là mối đe dọa thường trực. Tổn thất do dịch gây ra cho
gia súc nói chung, heo nói riêng thường rất nghiêm trọng. Nguy cơ dịch bệnh xảy ra chủ
yếu do trình độ quản lý dịch, bệnh của người chăn nuôi thấp, đặc biệt là các hộ chăn nuôi
nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, chăn nuôi phân tán đã gia tăng nguy cơ phát sinh dịch, bệnh.
- Khu vực tư nhân chưa hình thành được mối liên kết trong chăn nuôi để chia sẻ
trách nhiệm và lợi nhuận, tạo thế phát triển bền vững. Liên kết trong sản xuất kinh doanh
là xu thế tất yếu trong nền sản xuất lớn để chuyên môn hóa và khai thác ưu thế của từng
đơn vị trong chuỗi liên kết. Liên kết trong khâu sản xuất và tiêu thụ giống heo; Liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ thức ăn gia súc; Liên kết trong khâu tiêu thụ thịt heo. Tình
trạng thiếu liên kết trong chăn nuôi là do tồn tại tư tưởng sản xuất nhỏ, thiếu lòng tin vào
đối tác và chưa thấy được tầm quan trọng của liên kết trong sản xuất kinh doanh.
- Sản phẩm chăn nuôi của tỉnh chưa khẳng định được vị thế trên thị trường do tồn
tại nhiều loại hình và phương thức chăn nuôi, quy trình chăn nuôi không thống nhất, tạo
ra sản phẩm chất lượng không ổn định nên không hình thành được thương hiệu sản phẩm
mạnh để xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng.
V. DỰ BÁO VÀ ĐỊNH HƯỚNG
1. Dự báo
- Thịt heo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là yêu cầu bức thiết của người
14


tiêu dùng, khi đề án triển khai và cung ứng sản phẩm thịt heo sạch sẽ đáp ứng mong chờ
của thị trường là cơ sở giữ vững và mở rộng thị phần.
- Tổng đàn heo tăng thêm khoảng 120.000 - 190.000 con, góp phần nâng tỷ trọng
giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp khoảng 3-5% do thực hiện chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Sau khi Đề án kết thúc hoạt động của hệ thống tư vấn không những cung cấp
dịch vụ tư vấn về VietGAHP mà còn đủ năng lực cung cấp dịch vụ tư vấn về Chăn nuôi

hữu cơ và các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi heo.
- Các cơ quan quản lý về giống, thức ăn gia súc, vệ sinh thú y và an toàn thực
phẩm sẽ tiếp tục được bổ sung kinh phí hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo chất
lượng sản phẩm.
2. Hướng xử lý tồn tại trong chăn nuôi heo của tỉnh
Để chăn nuôi Tây Ninh phát triển bền vững, đạt hiệu quả và thành ngành sản xuất
chính trong nông nghiệp cần thực hiện ngay một số biện pháp như sau:
- Nâng cao chất lượng, số lượng giống heo và tỷ lệ sử dụng heo lai trong chăn nuôi
heo thịt thông qua việc hỗ trợ đầu tư các trại sản xuất giống đạt tiêu chuẩn chất lượng,
cung cấp đủ giống tốt cho các trang trại và các nông hộ chăn nuôi heo thương phẩm.
- Giảm giá thành sản xuất heo thông qua ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong thức ăn
chăn nuôi, liên kết sản xuất những cây trồng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có ưu thế
của tỉnh để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hoặc liên kết trong sản xuất
tiêu thụ thức ăn công nghiệp.
- Ngăn ngừa dịch bệnh một cách bền vững thông qua công tác cải tạo môi trường
chăn nuôi, kết hợp với áp dụng quy trình chăn nuôi nghiêm ngặt VietGAHP; Ứng dụng
tiến bộ công nghệ trong việc thu gom, chế biến chất thải chăn nuôi để cung ứng phân bón
hữu cơ trở lại cho trồng trọt, từng bước hình thành sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền
vững.
- Quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh heo giống ở tại trại chăn nuôi
giống và các hộ kinh doanh heo đực giống; quản lý chất lượng sản phẩm từ khâu chăn
nuôi cho đến giết mổ, đóng gói, bảo quản và tiêu thụ.
- Hình thành các mối liên kết trong chăn nuôi heo, tập trung các mối liên kết nhằm
nâng cao chất lượng heo giống, hạ giá thành sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
heo.
- Từng bước xây dựng thương hiệu và chất lượng sản phẩm cho chăn nuôi heo của
Tây Ninh để khẳng định vị trí trên thị trường trong tương lai.
- Từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp,
phát triển cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi tiến tới nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.


15


Phần III
MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐẾN NĂM 2020
I. MỤC TIÊU, QUI MÔ, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHẠM VI ĐẦU TƯ
1. Mục tiêu của Đề án
a) Mục tiêu chung
Phát triển chăn nuôi heo bền vững trên địa bàn Tây Ninh theo hướng nâng cao thu
nhập, đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, góp phần nâng tỷ trọng giá trị
sản xuất của ngành chăn nuôi trong nông nghiệp;
Giảm giá thành sản xuất để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm thịt heo trên thị
trường nội địa;
Hình thành mối liên kết trong sản xuất, phối hợp sử dụng nguồn lực xã hội phục
vụ phát triển chăn nuôi heo.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
Phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn heo đạt từ 320.000 con trở lên và đến năm 2030
đạt 380.000 con, tốc độ tăng đàn 10,35%/năm; sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng 53.000
tấn, tăng 27,07% so năm 2015; GTSX (theo giá cố định 2010) đạt 1.700 tỷ đồng, tăng
21,43% so năm 2015; tỷ lệ heo đạt tiêu chuẩn VietGAHP 25% so với tổng đàn. Phát triển
chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp và công nghiệp, có kiểm soát, áp dụng tiến
bộ kỹ thuật tiên tiến, an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; chăn nuôi trang trại
đạt tỷ lệ 80 – 85%; nâng cao thu nhập cho các trại, nông hộ tham gia đề án 10% so với đại
trà.
2. Quy mô
Đề án được thực hiện tại trại, nông hộ nằm trong vùng quy hoạch chăn nuôi heo đã
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
3. Địa điểm, thời gian và phạm vi đầu tư
a) Địa điểm

Hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ và khuyến khích áp dụng VietGAHP trong
vùng quy hoạch, trên địa bàn toàn tỉnh;
b) Thời gian thực hiện
Đề án được thực hiện trong 5 năm từ năm 2016 đến hết năm 2020.
c) Phạm vi đầu tư:
- Hỗ trợ cho các trang trại, nông hộ trong vùng quy hoạch tham gia Đề án nhằm
nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo
vệ môi trường và hình thành liên kết trong chăn nuôi;
- Hỗ trợ đầu tư trại heo quy mô lớn tại các vùng quy hoạch và có điều kiện thích
hợp (thu hút đầu tư);
- Hỗ trợ hình thành hệ thống bán lẻ thịt heo trên địa bàn toàn tỉnh;
- Hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ thức ăn gia súc trong vùng quy hoạch;
- Bổ sung kinh phí cho các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện các
hoạt động của Đề án;
16


- Bổ sung kinh phí thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăn nuôi heo.
II. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Điều tra đánh giá thực trạng chăn nuôi heo trong vùng tác động của đề án
a) Nội dung, đối tượng, phương pháp
- Nội dung: Điều tra hiện trạng để đưa ra giải pháp phát triển đối với chăn nuôi
cũng như về thị trường tiêu thụ và đánh giá tác động của Đề án.
- Đối tượng: Nông hộ, trại chăn nuôi, người tiêu dùng, người buôn bán thịt heo.
- Phương pháp điều tra: Phỏng vấn, quan sát thực tế và các tài liệu đã phát hành tại
các cơ quan đơn vị liên quan.
b) Thời gian thực hiện
- Tiến hành 03 đợt điều tra, đợt 1 tiến hành ngay sau khi Đề án được phê duyệt với
số lượng mẫu điều tra là 200 phiếu; Đợt 2 tiến hành trong năm 2017 với số lượng phiếu
điều tra là 100 phiếu; Đợt 3, điều tra 100 phiếu trước khi kết thúc các hoạt động của Đề

án.
c) Yêu cầu
- Kết quả điều tra chính xác;
- Thông tin tổng hợp từ điều tra có hữu ích cho quản lý Đề án.
d) Kinh phí điều tra
- Từ nguồn Ngân sách: 84 triệu đồng.
- Chi theo hướng dẫn của Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011.
đ) Đơn vị được cấp kinh phí
- Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh.
2. Nâng cao thu nhập, chất lượng sản phẩm và vệ sinh môi trường
a) Mục đích
- Nâng cao thu nhập và chất lượng sản phẩm cho các hộ chăn nuôi thông qua việc
cải thiện chất lượng giống và cải thiện môi trường chăn nuôi.
b) Nội dung, quy mô, địa bàn và thời gian hỗ trợ
- Nội dung: Hỗ trợ tinh heo đực giống cho các nông hộ cải tiến chất lượng giống.
Bảng 8: Quy mô, địa bàn và thời gian hỗ trợ tinh heo giống
ĐVT: liều tinh heo đực giống

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Huyện

Trảng Bàng
Gò Dầu
Thị Xã
Tân Châu
Bến Cầu
Hòa Thành
DMC
Châu Thành
Tân Biên
Tổng cộng

Cộng
2017
2018
2019
2020
2.670 3.264 4.452 4.454 14.840
1.317 1.608 2.193 2.194 7.312
418
510
695
696 2.319
638
779 1.063 1.062 3.542
764
934 1.273 1.273 4.244
608
744 1.014 1.013 3.379
464
568

774
773 2.579
1.022 1.250 1.705 1.704 5.681
1.099 1.343 1.831 1.831 6.104
9.000 11.000 15.000 15.000 50.000
17


- Nội dung: Hỗ trợ cải tạo môi trường nuôi cho các hộ chăn nuôi đảm vệ sinh thú y
và môi trường nuôi.
Bảng 9: Quy mô, địa bàn và thời gian hỗ trợ ứng dụng cải tạo môi trường
ĐVT: hộ chăn nuôi

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Huyện
2017 2018 2019 2020 Tổng
Trảng Bàng
7
11
11

8
37
Gò Dầu
1
2
2
2
7
Tp. Tây Ninh
1
1
1
1
4
Tân Châu
3
4
4
2
13
Bến Cầu
2
4
4
2
12
Hòa Thành
2
2
2

2
8
DMC
1
1
1
1
4
Châu Thành
2
3
3
2
10
Tân Biên
1
2
2
5
Tổng cộng
20
30
30
20
100

c) Yêu cầu
- Tinh heo đực thuộc các giống PD50, PD75, Duroc, Pietrain và phải đảm bảo chất
lượng.
- Hỗ trợ trại, nông hộ chăn nuôi heo xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi,

cải tạo môi trường và giảm nguy cơ lưu truyền mầm bệnh qua chất thải, giảm chi phí
chăn nuôi thông qua việc sử dụng có hiệu quả chất thải chế biến thành phân bón hoặc
biogas.
- Không gây ô nhiễm môi trường, ưu tiên phương án xử lý thu gom, chế biến sử
dụng hoặc tiêu thụ phân heo.
d) Kinh phí
- Ngân sách hỗ trợ 50.000 liều tinh heo giống cho các hộ/trại và 100 hộ chăn nuôi
heo mỗi hộ 5 triệu đồng để xử lý chất thải. Kinh phí hỗ trợ 3.000 triệu đồng.
đ) Đối tượng hỗ trợ
- Hộ/trại chăn nuôi heo trong vùng quy hoạch.
e) Triển khai thực hiện
- Đối với hỗ trợ tinh heo đực giống:
+ Lập danh sách trại, nông hộ chăn nuôi thuộc diện hỗ trợ;
+ Ký hợp đồng với nhà cung cấp tinh heo đực giống;
+ Thanh toán chi phí tinh heo đực giống cho nhà cung cấp theo số lượng thực tế.
- Đối với hỗ trợ cải tạo môi trường chăn nuôi cho nông hộ:
+ Khảo sát và đề xuất phương án cải tạo;
+ Ký hợp đồng hỗ trợ xử lý chất thải;
+ Đơn vị chủ trì thanh toán hợp đồng theo khối lượng thực tế hoàn thành.
3. Khuyến khích thực hành chăn nuôi tốt VietGAHP
a) Mục đích
18


- Nâng số lượng heo đạt tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt chiếm 25% trong tổng
đàn.
b) Nội dung, quy mô, địa bàn và thời gian hỗ trợ
- Nội dung: Hỗ trợ chi phí tư vấn, chi phí cải tạo cơ sở hạ tầng đảm bảo yêu cầu
tiêu chuẩn; hỗ trợ chi phí chứng nhận VietGAHP.
Bảng 10: Quy mô, địa bàn và thời gian áp dụng VietGAHP

ĐVT: trại

TT
1
2
3
4
5

Huyện
2016 2017 2018 2019 2020 Tổng
Tân Biên
1
1
2
Tân Châu
1
1
1
1
4
Dương Minh Châu
1
1
2
Châu Thành
1
1
2
Bến Cầu

1
1
Tổng cộng
3
3
3
3
12

c) Yêu cầu
- Được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt VietGAHP.
- Có vốn đối ứng để áp dụng hoàn thiện quy trình sản xuất, chăn nuôi.
d) Kinh phí
- Theo quy định Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT- BTC-KHĐT
ngày 16 tháng 10 năm 2013 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính và Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, cụ thể như sau:
- Ngân sách hỗ trợ: 1.200 triệu đồng.
đ) Đối tượng hỗ trợ
- Các trại, nông hộ chăn nuôi heo trong vùng quy hoạch.
- Ưu tiên trại, nông hộ có phương án thu gom, chế biến, sử dụng hoặc tiêu thụ
phân heo.
e) Triển khai thực hiện
- Chọn những trại có tiềm năng để xây dựng cho đạt tiêu chuẩn thực hành chăn
nuôi tốt VietGAHP;
- Đơn vị chủ trì ký hợp đồng hỗ trợ áp dụng thực hành chăn nuôi tốt với trại chăn
nuôi, tổ chức tư vấn và tổ chức chứng nhận;
- Đơn vị chủ trì thanh toán hợp đồng theo khối lượng thực tế hoàn thành.
4. Xây dựng liên kết trong chăn nuôi heo
4.1. Liên kết sản xuất, tiêu thụ heo giống
a) Mục đích

Hình thành kênh tiêu thụ tinh, heo đực và heo nái hậu bị giống và tăng tỷ lệ lai 23-4 máu trong đàn heo thịt đại trà.
b) Nội dung, quy mô, địa bàn và thời gian hỗ trợ
- Nội dung: Hỗ trợ chi phí xăng xe cho cán bộ đi lại lập bảng thống kê, xác nhận
số lượng trại, nông hộ đủ điều kiện để hưởng hỗ trợ và có nhu cầu nhận tinh heo giống.
19


- Quy mô, địa bàn và thời gian hỗ trợ tinh heo giống: Như Bảng 8.
c) Yêu cầu
- Phải tiêu thụ số lượng tinh bằng hoặc hơn mức quy định tối thiểu (số liều tinh
heo giống) như hợp đồng ký kết.
- Đúng đối tượng và trong vùng quy hoạch chăn nuôi heo.
d) Kinh phí
- Ngân sách chi phụ cấp xăng xe cho cán bộ đi thống kê 0,3 lít/liều, đi kiểm tra
nghiệm thu 0,2 lít/liều.
- Tổng số: 500 triệu đồng.
đ) Đối tượng
- Cán bộ ở xã (Nhân viên chăn nuôi thú y, CTV khuyến nông, Hội nông dân…)
e) Triển khai thực hiện
- Lập dự toán kinh phí phụ cấp theo số lượng đăng ký.
- Đơn vị chủ trì ký hợp đồng với cán bộ thực hiện.
- Đơn vị chủ trì thanh toán hợp đồng theo khối lượng thực tế hoàn thành.
4.2. Liên kết sản xuất và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi
a) Mục đích
Nhằm giảm giá thành chăn nuôi và nâng cao chất lượng sản phẩm thịt heo thông
qua hoạt động liên kết tiêu thụ thức ăn chăn nuôi thành phẩm.
b) Nội dung, quy mô, địa bàn và thời gian hỗ trợ
- Nội dung: Hỗ trợ tín dụng cho 15 trang trại mua hệ thống cung cấp thức ăn tự
động cho heo.
Bảng 11: Phân bổ chỉ tiêu hỗ trợ hệ thống cung cấp thức ăn tự động cho heo

ĐVT: hệ thống

TT
1
2
3
4
5
6
7

Huyện, Tp.
2016 2017 2018 2019 2020 Cộng
1
1
1
3
Tp. Tây Ninh
1
1
2
Tân Châu
1
1
2
Dương Minh Châu
1
1
2
Châu Thành

1
1
2
Hòa Thành
1
1
2
Bến Cầu
1
1
2
Trảng Bàng
Tổng cộng
1
2
5
7
15

b) Yêu cầu
- Có phương án vay vốn đầu tư hệ thống cung cấp thức ăn tự động được tổ chức
tín dụng chấp nhận.
c) Chính sách tín dụng
- Theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách
tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
d) Đối tượng hỗ trợ
20


- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi heo.

4.3. Liên kết tiêu thụ sản phẩm thịt heo
a) Mục đích
Nhằm ổn định, mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng thịt heo thông qua hoạt
động hỗ trợ tín dụng để mua tủ bảo quản trưng bày sản phẩm thịt heo.
b) Nội dung, quy mô, địa bàn và thời gian hỗ trợ
- Nội dung:
+ Hỗ trợ tín dụng cho 19 hộ/điểm kinh doanh mua tủ bảo quản và trưng bày sản
phẩm thịt heo theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
+ Hỗ trợ tập huấn, kiểm tra, lấy mẫu, thử mẫu và chi phí khác phục vụ xây dựng
chuỗi an toàn thực phẩm thịt heo.
- Quy mô, thời gian và địa bàn hỗ trợ tín dụng mua tủ bảo quản và trưng bày thịt
heo như bảng sau:
Bảng 12: Phân bổ chỉ tiêu hỗ trợ tủ bảo quản và trưng bày thịt heo
ĐVT: cái

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Huyện, Tp.
2016 2017 2018 2019 2020 Tổng
Tp. Tây Ninh

1
1
2
Tân Biên
1
1
Tân Châu
1
1
2
Dương Minh Châu
1
1
2
Châu Thành
1
1
2
Hòa Thành
1
1
1
3
Gò Dầu
1
1
1
3
Bến Cầu
1

1
Trảng Bàng
1
1
1
3
Tổng cộng
1
3
6
9
19

c) Yêu cầu
- Đối với tủ trưng bày và bảo quản thịt heo: Đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và an
toàn thực phẩm. Ưu tiên những hộ kinh doanh sản phẩm từ các trại, doanh nghiệp chăn
nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAHP.
- Sản phẩm trước khi đến người tiêu dùng phải được kiểm tra, kiểm soát và thử
mẫu (nếu cần) trước khi sang giai đoạn tiếp theo. Mỗi giai đoạn phải chịu trách nhiệm đối
với sản phẩm của mình và vì sự phát triển chung của cả chuỗi.
d) Chính sách, kinh phí
- Theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách
tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với hộ kinh doanh thịt heo.
- Xây dựng chuỗi an toàn thực phẩm thịt heo: 100 triệu đồng.
đ) Đối tượng hỗ trợ, bổ sung kinh phí
- Cửa hàng buôn bán thịt heo.
- Cơ quan quản lý chăn nuôi, giết mổ và các tổ chức cá nhân kinh doanh thịt heo.
21



5. Thực hiện thu hút đầu tư
a) Mục đích
Tăng số lượng heo và đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường thông qua
hoạt động hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi quy mô trang trại.
b) Nội dung, quy mô, địa bàn và thời gian hỗ trợ
- Nội dung:
+ Hỗ trợ 3 tỷ đồng/01 dự án đầu tư xây dựng mới. Tổng số 12 dự án.
+ Hỗ trợ tín dụng cho 30 nông hộ phát triển thành chăn nuôi quy mô trang trại.
- Quy mô, địa bàn và thời gian như bảng 13 và 14 sau:
Bảng 13: Kế hoạch phát triển trang trại heo quy mô trang trại
ĐVT: trại

TT
1
2
3
4
5

Huyện, Tp.
2016 2017 2018 2019 2020 Cộng
Tân Biên
1
1
2
Tân Châu
1
1
1
1

4
Dương Minh Châu
1
1
2
Châu Thành
1
1
2
Bến Cầu
1
1
Tổng cộng
3
3
3
3
12

Bảng 14: Kế hoạch phát triển chăn nuôi heo nông hộ lên quy mô trang trại
ĐVT: hộ

TT
1
2
3
4
5
6


Huyện
2016 2017 2018 2019 2020 Cộng
Trảng Bàng
1
2
3
6
Gò Dầu
1
1
Tân Châu
1
2
3
Dương Minh Châu
1
2
2
4
9
Châu Thành
2
2
3
7
Tân Biên
2
2
4
Tổng cộng

3
6
9
12
30

c) Yêu cầu
- Đối với xây dựng trại heo quy mô trang trại:
+ Quy mô đàn của trại heo phải đạt từ 1.000 nái hoặc sản lượng heo thịt xuất
chuồng hàng năm từ 20.000 heo thịt trở lên;
+ Áp dụng và đạt tiêu chuẩn VietGAHP.
+ Ưu tiên dự án có giải pháp thu gom và chế biến, tiêu thụ phân heo.
- Đối với hộ chăn nuôi phát triển lên quy mô trang trại:
+ Có tiềm năng mở rộng chăn nuôi đạt tiêu chí chăn nuôi trang trại (quy mô đạt từ
250 heo thịt/năm hoặc từ 35 heo nái trở lên).
+ Ưu tiên phương án có giải pháp thu gom và chế biến, tiêu thụ phân heo.
d) Kinh phí, chính sách

22


- Ngân sách hỗ trợ theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về Chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, mỗi dự án trại heo
quy mô lớn 3.000 triệu. Tổng cộng là 36.000 triệu đồng.
- Đối với nông hộ phát triển lên trang trại hỗ trợ tín dụng theo Nghị định số
55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn.
đ) Đối tượng hỗ trợ
- Đối với xây dựng trại heo quy mô lớn là Doanh nghiệp;
- Đối với nông hộ phát triển thành trang trại: Có tiềm năng phát triển thành trang

trại;
6. Công tác khuyến nông
a) Mục đích
- Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi.
b) Nội dung, quy mô, địa bàn và thời gian
- Nội dung: Khuyến khích ứng dụng TBKT thức ăn vào chăn nuôi heo, hỗ trợ xây
dựng quy trình chăn nuôi VietGAHP và chăn nuôi hữu cơ, tập huấn nghiệp vụ chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật, hội thảo, xuất bản tài liệu và thông tin tuyên truyền.
- Quy mô, địa bàn và thời gian thực hiện như bảng 15 và 16 sau:
Bảng 15: Quy mô, địa bàn và thời gian hỗ trợ ứng dụng TBKT trong TĂGS
ĐVT: trại, hộ

TT
1
2
3
4
5
6

Huyện
2016 2017 2018 2019 2020 Tổng
Trảng Bàng
10
10
10
30
Gò Dầu
10
10

Tân Châu
10
10
20
Bến Cầu
10
10
Châu Thành
10
10
20
Tân Biên
10
10
Tổng cộng
10
30
30
20
10
100

Bảng 16: Phân bổ và thời gian thực hiện các lớp tập huấn
ĐVT: lớp

TT
1
2
3
4

5
6
7
8
9

Huyện
2016 2017 2018 2019 2020 Tổng
Trảng Bàng
4
11
11
7
4
37
Gò Dầu
1
2
2
1
1
7
Tp. Tây Ninh
1
1
1
1
4
Tân Châu
1

4
4
3
1
13
Bến Cầu
1
4
4
2
1
12
Hòa Thành
1
2
2
2
1
8
DMC
1
1
1
1
4
Châu Thành
1
3
3
2

1
10
Tân Biên
2
2
1
5
Tổng cộng
10
30
30
20
10
100

c) Yêu cầu
23


- Chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật phù hợp, thực hiện liên kết các hộ chăn nuôi
để tự sản xuất thức ăn bằng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương để hạ chi phí.
- Nguyên liệu, vận liệu sử dụng sẵn có tại địa phương, dễ mua.
- Hệ thống tư vấn đến năm 2020 phải đủ năng lực đáp ứng nhu cầu tư vấn cho
người chăn nuôi. Nội dung tập huấn cho nông hộ về phương pháp xử lý chất thải chăn
nuôi; Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong thức ăn dinh dưỡng cho heo; và công tác an toàn
dịch bệnh. Phương pháp phải dễ hiểu
d) Kinh phí
- Ngân sách chi: 2.066 triệu đồng.
- Theo các định mức đã phê duyệt. Đối với những nội dung chi chưa có định mức
thì áp dụng theo hướng dẫn của những văn bản đã ban hành (Quyết định số 52/2015/QĐUBND và Quyết định số 53/2015/QĐ-UBND; Quyết định số 42/2016/QĐ-UBND, Thông

tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNNPTNT), cụ thể dịnh mức sử dụng cho Đề án
được nêu tại Phụ lục 5 của Đề án.
đ) Đơn vị được cấp kinh phí
- Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh.
e) Triển khai thực hiện
- Đơn vị chủ trì xây dựng dự án, kế hoạch và dự toán trình phê duyệt;
- TTKN tổ chức triển khai thực hiện.
7. Quản lý Đề án
a) Nội dung
- Hoạt động của các ban, tổ chuyên môn…
- Xây dựng Đề án và kế hoạch thực hiện hàng năm (họp lấy ý kiến đóng góp, hội
nghị nghiệm thu, đánh giá, phụ cấp viết Đề án, dự án…)
- Trả chi phí thuê chuyên gia tư vấn (áp dụng TBKT, giống, VietGAHP…)
- Tham quan, học tập, tập huấn.
- Công tác khác (xăng xe, công tác phí, thẩm định giá, dịch vụ thuê ngoài…)
- Sơ kết, tổng kết, đánh giá Đề án.
b) Yêu cầu
- Đảm bảo đạt được mục tiêu của Đề án;
c) Kinh phí
- Ngân sách chi: 1.580 triệu đồng.
d) Đơn vị được cấp kinh phí
- Trung tâm Khuyên nông Tây Ninh.
III. KINH PHÍ VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Phụ lục 1; 2; 3; 4, 5 và 6)
1. Tổng mức đầu tư:
- Tổng mức đầu tư: 574,912 tỷ đồng
24


Trong đó:

- Ngân sách: 44,512 tỷ đồng.
- Vốn đối ứng của người chăn nuôi: 510,500 tỷ đồng.
- Vốn vay: 19,900 tỷ đồng.
2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:
Bảng 17: Cơ cấu nguồn vốn Ngân sách đầu tư cho Đề án
ĐVT: 1.000.000 đồng

TT
I
1
2
3
III
IV

Nguồn
Số tiền Tỷ lệ %
44.512
7,74
Ngân sách
6.445
1,12
Sự nghiệp nông nghiệp
2.067
0,36
Sự nghiệp khuyến nông
6,26
Khuyến khích DN đầu tư vào NN-NT theo 210/2013/NĐ-CP 36.000
19.900
3,46

Vốn vay
510.500
88,8
Vốn đối ứng của người chăn nuôi
574.912
100,00
Tổng cộng

IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VỀ MÔI TRƯỜNG, XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ VỀ
KINH TẾ XÃ HỘI
1. Hiệu quả về môi trường - xã hội
- Đến năm 2020, tỷ lệ heo đạt tiêu chuẩn VietGAHP 25% so với tổng đàn. Phát
triển chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp và công nghiệp, có kiểm soát, áp dụng
tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; chăn nuôi trang
trại đạt tỷ lệ 80 – 85%;
- Các trang trại, nông hộ nằm trong vùng quy hoạch được hỗ trợ cải tạo môi
trường, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về xử lý môi trường chăn nuôi; đồng thời được
các cơ quan chức kiểm tra giám sát sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường và an toàn dịch
bệnh cho vật nuôi.
- Chăn nuôi heo được nâng cao hiệu quả, ổn định công ăn việc làm cho hơn 5.000
lao động của tỉnh, đồng thời cung ứng cho thị trường thịt heo an toàn thực phẩm, hạn chế
sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu thịt heo và sản phẩm thịt heo của nước ngoài.
- Trang trại, nông hộ chăn nuôi heo được chọn tham gia Đề án có điều kiện tiếp
cận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (giống, kỹ thuật nuôi dưỡng) và quản lý để sản
xuất sản phẩm có chất lượng cao, đúng luật pháp; Chất lượng giống heo được kiểm soát
đảm bảo chất lượng.
- Người tiêu dùng: Được sử dụng thịt heo đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực
phẩm, bảo đảm sức khỏe, giảm chi phí y tế cho Nhà nước và cho gia đình.
- Nhà chế biến tiêu thụ: Khi sử dụng chất lượng thịt heo đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAHP có cơ hội tìm kiếm mở rộng và giữ vững thị trường

thúc đẩy ngành sản xuất, chế biến trong nước ngày càng phát triển.
- Nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng xây dựng mô hình theo tiêu chuẩn
VietGAHP cho chuyên viên kỹ thuật của tỉnh và cung cấp thông tin kỹ thuật, cải thiện
trình độ chăn nuôi cho các trang trại, nông hộ chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
2. Ước tính hiệu quả kinh tế
25


×