Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

Chuyên đề âm Nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.33 KB, 30 trang )

Kính Chào Quý Thầy Cô
Đến Dự Chuyên Đề Âm Nhạc


PHềNG GD&T CHU THNH



TRNG THCS NGUYN VN QUY



Chuyên đề: Âm Nhạc

Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức - kỹ
năng phân môn học hát

Giáo viên thực hiện:
Phan Thành Giang




Ni dung:

I. Lời mở đầu
II. Lí do chọn đề tài
III. Thuận lợi và khó khăn
IV. Biện pháp thực hiện
V. Kết quả đạt đợc



I/ Lời mở đầu



Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, nó gắn liền với cuộc sống con người, có sức hấp dẫn và
mạnh mẽ đối với tất cả con người ở mọi lứa tuổi, mọi giới.



Để giảng dạy được môn âm nhạc, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ nghiệp vụ sư phạm
cao, nhằm giảng dạy tốt cho những nơi có trường nằm ở vùng sâu, vùng xa… Đặc biệt những
học sinh chưa tiếp xúc với âm nhạc. Vì vậy người giáo viên phải say mê và am hiểu về âm nhạc,
am hiểu tâm lí học sinh, để từ đó có phương pháp giảng dạy bộ môn nghệ thuật này tốt hơn,
nhằm giúp các em hiểu sâu hơn và hứng thú về thế giới âm nhạc.


I/ Lời mở đầu


Chính sự hứng thú này làm cho các em còn học tốt được các môn học khác,
vì thế tôi đã tìm hiểu và rút ra nhiều phương pháp để tổ chức giảng dạy bộ
môn âm nhạc cho hoàn thiện hơn, giúp cho các em hiểu sâu hơn, yêu thích
bộ môn học này hơn, và tự tin trong ca hát, học tập.

* Chính những điều đó, hôm nay được sự cho phép của BGH trường, của tổ
chuyên môn, tôi xin thực hiện chuyên đề : “Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến
thức – kỹ năng phân môn học hát”.



II/ LÝ do chän ®Ò tµi



Âm nhạc là phương tiện bồi dưỡng năng lực và óc sáng tạo, của trí tuệ, tính
thẩm mỹ, cái đẹp, nhằm hướng con người đến với cái thiện – mỹ không chỉ
trong nhà trường mà còn ở ngoài cuộc sống đời thường của xã hội.



Thực tế hiện nay bộ môn này chưa được chú trọng lắm, cho nên giáo viên
đứng lớp có khi có dạy có khi không có dạy, hay chỉ dạy qua loa.


II/ LÝ do chän ®Ò tµi
Nhằm giải quyết vấn đề trên tôi đã đưa ra những biện pháp và
phương pháp tổ chức dạy tích cực theo chuẩn kiến thức kỹ năng với mục
tiêu là hình thành và phát triển năng lực trình độ văn hóa âm nhạc, phù
hợp với chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.
Để góp phần hoàn thiện bộ môn này, hoàn thiện nhân cách con
người mới, góp phần làm cho cuộc sống phong phú, đời sống tin thần
của các em trong hiện tại và tương lai tốt hơn.


III. Thuận lợi và khó khăn
1/Thuận lợi
 Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục được Đảng và Nhà nước quan tâm, việc đổi
mới phương pháp dạy học được coi là nhiệm vụ trọng tâm, một nhu cầu cấp
thiết với tất cả các cấp học, nhằm góp phần đào tạo những con người tích cực
năng động và sáng tạo có năng lực, vận dụng những kiến thức đã học làm

giàu cho cuộc sống làm chủ cho bản thân.



Giáo viên đã có trình độ chuyên nghiệp hơn, học hỏi từ đồng nghiệp đi
trước, thông qua các lớp học liên thông, hay thông tin trên mạng xã hội,...


III. Thuận lợi và khó khăn
2/Khó khăn:
Đa số các em học sinh có trình độ không đồng đều, những em
không có năng khiếu, những em chưa lần tiếp xúc với âm nhạc nhất là
các em phổ cập, phương tiện dạy học chưa phong phú, đa phần do
giáo viên tự làm, cho nên việc dạy học đạt hiểu quả chưa cao.


IV. Biện pháp thực hiện
1. Mục tiêu về kiến thức – kỹ năng

Kiến thức.
Giúp học sinh biết nhận thức thêm các vấn
đề trong âm nhạc, về tác giả, hoàn cảnh sang
tác, đặc điểm riêng của bài hát,..
Nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết
về giáo dục âm nhạc, những tình cảm tốt đẹp và
yêu âm nhạc, tham gia các hoạt động văn nghệ
trường – cộng đồng xã hội.
*



IV. Biện pháp thực hiện
1. Mục tiêu về kiến thức – kỹ năng
* Kỹ năng.

Phát triển năng lực tai nghe cho học sinh, hát đúng giai điệu và
lời ca, hát rõ, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát, biết lấy hơi, song
ca, đơn ca,… Có khả năng ca hát hoạt động trong trường và ngoài xã
hội.


IV. Biện pháp thực hiện
2. Chương trình giảng dạy

2.1/ NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC

+ Phát triển tai nghe thông qua nhạc cụ.
+ Thực hành ca hát, nghe đọc nhạc, chép nhạc trong đó nghe nhạc là quan
trọng nhất.


IV. Biện pháp thực hiện
2. Chương trình giảng dạy
2.1/ NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC
+ Trực quan hát mẫu kết hợp với chỉ bảng theo tiết tấu bài hát, hát kết hợp nhạc cụ, đọc
nhạc theo tiết tấu (xướng âm)
*** Phương pháp nêu trên không thể tách rời trong âm nhạc do đó hướng dẫn học sinh,
đòi hỏi giáo viên thực hiện thật chính xác và nắm được trình độ học sinh, ở mỗi cấp học.


IV. Biện pháp thực hiện

2. Chương trình giảng dạy
2.2/ TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
+ Ở mỗi lớp học trước khi vào từng bài cụ thể, nội dung của chương trình, định hướng mức
độ của từng bộ môn, vào phần cụ thể có những chú ý để giáo viên hiểu thế nào là chuẩn.
+ Về mức độ chuẩn đối với từng phân môn, cách xác định đánh giá chuẩn đối với học sinh
của mình.
+ Phương pháp tổ chức này giúp học sinh học tích cực, hiểu bài sâu hơn cho từng đối tượng.


IV. Biện pháp thực hiện
2. Chương trình giảng dạy
2.2/ TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
+ Giáo viên đánh giá học sinh ở 4 mức độ, nhận biết, thông dụng (hiểu) vận dụng kiến

thức ở mức độ thấp, vận dụng kiến thức ở mức độ cao.
*** Tổ chức phương pháp tích cực trong học hát theo chuẩn kiến thức phải hết sức linh
hoạt mềm dẽo kỹ năng dạy hát của mỗi giáo viên rất phong phú và đa dạng, vì năng lực kinh
nghiệm và điều kiện dạy học mỗi người rất khác biệt, sau đây tôi sẽ giới thiệu phương pháp
dạy học tích cực theo chuẩn KTKN để các bạn tham khảo:


IV. Biện pháp thực hiện
2. Chương trình giảng dạy
2.2/ TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
BƯỚC 1

Giới thiệu bài, mục tiêu là học sinh biết tên bài hát, tên tác giả, xuất xứ nội
dung bài giới thiệu hay sẽ gợi nên không khí học tích cực và hướng thú học tập,
thể hiện qua các cách sau:



IV. Biện pháp thực hiện
2. Chương trình giảng dạy
2.2/ TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
BƯỚC 1

Cách 1: Thuyết trình về bài “Đi cắt lúa”
Vd : Cây lúa là nguồn sống chủ yếu của dân tộc ta, trồng lúa là một công việc
lao động khó nhọc đặc biệt đối với đồng bào Tây Nguyên khi phải lên nương lên
rẫy chăm sóc, việc thu hoạch lúa đem lại rất nhiều niềm vui, ấm no, vậy chúng ta
cùng học bài “Đi cắt lúa”.


IV. Biện pháp thực hiện
2. Chương trình giảng dạy
2.2/ TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
BƯỚC 1





Cách 2: GV dùng tranh minh họa
Cho học sinh nhận xét tranh minh họa về hoạt động chăm sóc cây lúa, từ đó
giáo viên dẫn dắc vào việc giới thiệu bài học
Cách 3: Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi dẫn dắt vào việc giới thiệu bài
học mới.


IV. Biện pháp thực hiện

2. Chương trình giảng dạy
2.2/ TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
BƯỚC 2

Tìm hiểu bài, giáo viên đặt nhiều câu hỏi, để học sinh tìm hiểu bài như về cấu
trúc của bài:

Chia đoạn, chia câu, các ký hiệu trong âm nhạc, lời ca có những từ nào mà
các em chưa hiểu được ý nghĩa? Hay lời ca có những hình ảnh nào? Ý nào hay?
Mang lại những kỷ niệm gì, hay em yêu thích những câu nào và gợi cho em điều
gì?


IV. Biện pháp thực hiện
2. Chương trình giảng dạy
2.2/ TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
BƯỚC 3

Cảm nhận bài hát là để học sinh làm quen với giai điệu, cảm nhận ban đầu về bài hát,
giáo viên hát mẫu, mở băng đĩa, sau khi học sinh nghe xong giáo viên đặt câu hỏi cho học
sinh nói cảm nhận riêng của mình về bài hát, như bài hát có hay không? Có quen thuộc
không? Dễ hay khó hát? Thuộc thể loại nào? Nhịp điệu nhanh hay chậm? Tính chất bài hát
có sôi nổi không? Nhẹ nhàn hay tha thiết.


IV. Biện pháp thực hiện
2. Chương trình giảng dạy
2.2/ TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
BƯỚC 4




Khởi động giọng, giáo viên hướng dẫn tư thế, cách lấy hơi, ngồi ngay ngắn
luyện tai nghe, phát âm và luyện cao độ



Giáo viên cho các em luyện giọng từ những câu quen thuộc cùng giọng
những câu trong bài học, với các từ O ,U, I, A, LA, MA,..


IV. Biện pháp thực hiện
2. Chương trình giảng dạy
2.2/ TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
BƯỚC 5



Tập hát từng câu đây là bước quan trọng nó chiếm nhiều thời gian và đòi hỏi
học sinh cố gắng rất nhiều, giáo viên hát mẫu, nghe giáo viên đàn giai điệu,
nghe đĩa nhạc hoặc nghe học sinh khá giỏi hát. Theo tôi phổ biến nhất là đàn
giai điệu và hát mẫu, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.


IV. Biện pháp thực hiện
2. Chương trình giảng dạy
2.2/ TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
BƯỚC 5




Sau khi tập xong từng câu cho các em ôn lại hát theo lối móc xích 2 câu lại
với nhau không nên hát 3 câu sẽ làm cho các em nhàm chán, nếu trong bài có
những câu giống nhau, có hai lời giáo viên nên chỉ định học sinh hát để phát
huy tính tích cực, sau đó chỉnh sửa sai những chổ cần thiết.


IV. Biện pháp thực hiện
2. Chương trình giảng dạy
2.2/ TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
BƯỚC 6



Hát cả bài, giáo viên đệm đàn cho học sinh hát cả bài cần chú ý đến: Nhịp
độ, không cuốn nhịp, phát âm rõ từ, biết cách ngân giọng, cần nhắc nhở các
em không thể hát khô khan, thiếu cảm xúc, vô cảm, thờ ơ với vẽ đẹp nghệ
thuật, không cường độ, hát quá to, quá nhỏ, gào thét trong lúc hát.


IV. Biện pháp thực hiện
2. Chương trình giảng dạy
2.2/ TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
BƯỚC 7



Cũng cố và kiểm tra, giáo viên đặt nhiều câu hỏi yêu cầu học sinh nhắc lại
nôi dung bài học, như các em học những gì? Yêu thích điều gì?...




Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài bằng cách hát đối đáp, hát nối tiếp
hát lĩnh xướng, trình bày bài hát kết hợp gõ đệm, giáo viên cần chú ý giáo dục
học sinh thái độ, giáo dục thẩm mỹ, và dặn dò học sinh về nhà học bài chuẩn
bị cho bài học kế tiếp


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×