Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

chuyên đề âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.73 KB, 16 trang )

chuyên đề âm nhạc

LỜI MỞ ĐẦU
Mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con
người phát triển tồn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết,
đáp ứng u cầu của xã hội.Việc giáo dục một con người tồn diện
khơng chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm
chắc các kiến thức khoa học và xã hội: biết giữ sức khoẻ, biết lao động,
sẵn sàng lao động mà còn biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho
cuộc sống nói chung và cuộc sống của mình nói riêng.Vì vậy, có thể nói
rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là khơng thể thiếu được.
Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả
nhất là giáo dục thơng qua các mơn học nghệ thuật.Trong đó Âm nhạc
có vị trí rất quan trọng. Có nhà thơ đã từng nói rằng:
“Cuộc đời nếu thiếu lời ca
Khác gì thảo mộc lìa xa mặt trời”.
Nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục học đã khẳng định vị
trí và vai trò của âm nhạc trong đời sống xã hội, đặc biệt là đối với việc
nâng cao nhận thức, phát triển nhân cách con người. Nghệ thuật âm
nhạc ngồi khả năng đem lại niềm vui, sự sảng khối và nguồn nghị lực
cho con người trong cuộc sống, còn giúp con người vươn tới một nhân
cách tồn vẹn hơn.
Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi
của sự phát triển xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh nội dung
giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là mơn học bắt buộc
trong bậc Tiểu Học. Âm nhạc tuy khơng đào tạo các em thành những ca
sĩ, nhạc sĩ nhưng thơng qua mơn học này đã hình thành cho các em
những kiến thức ban đầu về cái đẹp thẩm mỹ qua lời ca, tiếng hát và đặc
biệt là giúp các em hiểu rõ hơn về truyền thống của dân tộc và của các
nước trên thế giới, giúp các em phát triển tồn diện hơn mà vui tươi,
sinh động, tinh thần thoải mái khi học.


1
Âm nhạc ở bậc tiểu học (TH) có nhiều đặc điểm khác với âm nhạc
ở trường chuyên môn. Chính vì vậy một câu hỏi được đặt ra là: người
giáo viên phải có những phương pháp, biện pháp dạy học đổi mới như
thế nào mà vẫn kết hợp được phương pháp dạy học truyền thống? làm
thế nào để ứng dụng những phương tiện tối ưu trong việc giảng dạy để
phù hợp với lứa tuổi, kích thích sự sáng tạo dựa vào năng lực của mỗi
cá nhân? Và làm sao để đạt được kết quả tốt nhất trong giảng dạy?
A / ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình dạy bộ môn Nghệ Thuật( phân môn Âm Nhạc) ở cấp
Tiểu Học gồm có 3 phần:
* Học hát
*Nhạc lý – Tập đọc nhạc
*Kể chuyện âm nhạc
Trong đó phần Tập Đọc Nhạc (TĐN) là khó nhất vì cung cấp cho các
em những kiến thức cơ bản không làm các em nhàm chán.
Mục đích của Tập Đọc Nhạc:
Giúp cho học sinh (HS) phát triển tai nghe, làm quen và biết phân biệt
các âm thanh với độ cao – thấp, dài – ngắn, nhanh – chậm...
Tập thể hiện những âm thanh đã được “ký hiệu ” và các ký hiệu đó,
tức là tập đọc đúng độ cao và độ dài của chúng.
Việc dạy TĐN nhằm hỗ trợ cho HS ca hát đúng và chuẩn xác.
Ở các lớp 1, 2 và 3 các em được học Âm nhạc trong môn nghệ thuật.
Chương trình âm nhạc ở những lớp này là học các bài hát và nghe kể
chuyện âm nhạc nhưng việc học hát là chủ yếu, kết hợp với các hoạt
động phụ hoạ, thông qua học hát các em được rèn luyện về tai nghe, trí
nhớ, phát triển nhạc cảm và làm quen với việc thể hiện chính xác cao
độ, trường độ của âm thanh trên cơ sở giai điệu bài hát. Cuối lớp 3 các
em mới bắt đầu được làm quen tiếp cận với các ký hiệu đọc và ghi chép
nhạc.Sang lớp 4 và lớp 5 ngoài việc học các bài hát, các em còn được

học các kiến thức ban đầu về âm nhạc, được làm quen với các nốt nhạc,
đọc được bài TĐN, biết ghép lời ca .
Như vậy, lên lớp 4 việc học âm nhạc của học sinh Tiểu học đã
chuyển sang một giai đoạn mới. Tôi là giáo viên được đào tạo và được
phân công trực tiếp giảng dạy bộ môn, tôi thấy đại đa số các em rất
thích bộ môn này. Các em cũng có khả năng học phần tập đọc nhạc ,học
2
như thế nào ? Tôi đưa ra đề tài “ Giúp học sinh học tốt Tập đọc nhạc”
(TĐN) hoặc ghi chép nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt
yêu cầu của bài học giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt tốt,
đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất để giúp các em nắm bắt nhanh kiến
thức bài học.
Trong thực tại, việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp
cho phân môn Âm nhạc ở Tiểu học đang còn rất nhiều vấn đề phải bàn.
Những năm trước đây việc giảng dạy bộ môn này được giao cho giáo
viên đứng lớp giảng dạy vì không có giáo viên chuyên môn. Bên cạnh
đó là sự thiếu hụt các phương tiện dạy học, đặc biệt là nhạc cụ, cùng với
những phương pháp giảng dạy đơn giản, chủ yếu là dạy hát và dạy đọc
nhạc truyền miệng nên kết quả đạt được là chưa cao, ít gây hứng thú
cho HS trong học tập, hoặc có nhiều HS không có năng khiếu cảm thấy
bị áp lực khi học môn âm nhạc. Từ thực tế đó, tôi đưa ra đề tài: “Để
giúp cho Học Sinh khối 4, 5 học tốt phần Tập Đọc Nhạc”. Nhằm giúp
cho tiết dạy sinh động và đạt hiệu quả cao hơn.

B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Ngôn ngữ của âm nhạc chính là âm thanh, là giai điệu, tiết tấu. Vì vậy
mục đích chính của việc học Tập Đọc Nhạc là giúp cho học sinh hiểu
được “ký hiệu ngôn ngữ” ấy, thông qua việc hiểu và nhớ được tên nốt,
hình nốt và một số kí hiệu đơn giản.
I . Sơ lược nội dung TĐN ở Tiểu Học :

Ở bậc Tiểu Học, học sinh sẽ được làm quen với khuông nhạc,
khóa Son và tên của 7 nốt nhạc: Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si
trên khuông nhạc.



Đô Rê Mi Pha Son La Si
Cùng với một số hình nốt đơn giản như: Nốt trắng chấm dôi, nốt trắng,
nốt đen chấm dôi, nốt đen, nốt móc đơn, dấu lặng đen.

3
Nốt trắng chấm dôi Nốt trắng Nốt đen chấm
dôi
Nốt đen Nốt móc đơn Dấu lặng đen
Căn cứ vào trình độ nhận biết, âm vực giọng hát và khả năng ghi nhớ
của học sinh Tiểu Học. Các bài Tập Đọc Nhạc trong chương trình chủ
yếu được viết ở nhịp 2 , 3 , 4 . Nội dung các bài TĐN không quá dài và
cao độ chủ yếu xoay quanh trong một quãng 8 với các nốt: Đồ, Rê, Mi,
Pha, Son, La, Si, Đố.


Đồ Rê Mi Pha Son La Si Đố


II. Phương Pháp Dạy Của Giáo Viên:
Đọc nhạc là một quá trình nhận thức và thực hành. Ở giai đoạn đầu,
học sinh phải đồng thời thực hiện một hệ thống kĩ năng bao gồm:
Nhận dạng tên nốt nhạc, hình nốt nhạc được viết trên khuông nhạc.
Xác định được tiết tấu, nhịp, phách.
Đọc đúng cao độ giữa các nốt nhạc ghi trên khuông nhạc.

Thể hiện đúng trường độ của các nốt ( độ ngân dài, ngắn, nghỉ,
nhanh,
chậm, …).
Nhận biết và giải hiểu đúng các kí hiệu được ghi trên bản nhạc…
1. Dạy Đọc Cao Độ
Tách riêng phần luyện cao độ để tập đọc là một biện pháp cần
được áp dụng trong việc dạy TĐN.
Cách đọc này chủ yếu giúp cho học sinh đọc đúng cao độ nối
tiếp giữa các âm trong một giọng nhất định. Khi đọc cao độ không phụ
thuộc vào tiết tấu, nhịp điệu, hình nốt ghi trên khuông nhạc. Độ ngân
dài của mỗi âm (tên nốt nhạc) tùy thuộc vào người dạy và người đọc,
miễn sao độ cao của âm thanh vang lên phải đúng.
Các bước luyện tập cao độ:
4
Bước 1: Xác định tên nốt có trong bài TĐN.
Bước 2: Đàn cho giai điệu cho HS nghe 2 lần để giữ các âm ổn định.
Bước 3: Tiến hành luyện đọc cao độ của bài TĐN liền bậc đi lên,
đi xuống 3 lần.
Bước 4: Kiểm tra nhóm hoặc cá nhân.
Mỗi bước luyện đọc cao độ đều phải cho học sinh tập nhiều lần, GV
đàn cho các em nghe cao độ và sửa sai khi HS đọc chưa đúng. Trong lúc
luyện đọc thang âm cần cho các em đọc theo hướng đi lên, đi xuống và
luyện tập một cách chậm rãi, rõ ràng, chính xác.
Lúc tập cao độ theo giai điệu bài TĐN, GV nên đàn cho HS nghe
nhiều lần, sau đó yêu cầu HS đọc đúng cao độ và tên nốt.
2. Dạy thể hiện trường độ và tiết tấu
Trường độ bao gồm hệ thống các kí hiệu hình nốt và dấu lặng để ghi
chép độ dài ngắn, nhanh chậm, chỗ ngừng nghỉ của âm thanh và được
liên kết chặt chẽ tạo thành tiết tấu trong âm nhạc.
Dạy thực hành trường độ và tiết tấu là dạy cách thể hiện mối tương

quan đó qua kí hiệu.
Tiết tấu của các bài hát có mỗi dạng, mỗi kiểu khác nhau và có
nhiều cách dạy thể hiện trường độ, tiết tấu.
Dạy thực hành gõ phách và tập với các hình nốt: Trắng, đen, đơn,
dấu lặng đen, dấu lặng đơn.
Tập đọc (gõ) tiết tấu bằng các âm tượng thanh (ví dụ: Đọc các tiết
tấu bằng tiếng trống, hình nốt đen đọc là Tùng, hình nốt móc đơn đọc là
Rinh…)
Tập đọc (gõ) tiết tấu bằng âm tiết tấu (Âm tiết tấu là tiếng gọi tắt của
các hình nốt và dấu lặng để đọc tiết tấu cho dễ. Ví dụ: Âm tiết tấu của
hình nốt trắng đọc là Trắng, hình nốt đen dọc là Đen, dấu lặng đen đọc
là Lặng…)
Tập đọc tiết tấu kết hợp với các câu đồng dao, câu thơ…
Từ tập đọc đến thực hành về trường độ thông qua những âm hình tiết
tấu có mối quan hệ chặt chẽ để tiến tới bài TĐN trong một chỉnh thể bao
gồm cả cao độ và trường độ tạo nên những giai điệu là hai công việc
tạm thời tách riêng khi mới tập đọc nhạc.
3. Đọc nhạc có kết hợp lời ca
5
Thông thường các bài TĐN đều có lời ca đi kèm, GV nên tập cho HS
hát khi đã đọc thành thạo. Có nhiều cách hướng dẫn HS ghép lời ca cho
một bài TĐN:
Cho cả lớp nghe lại giai điệu và hát nhẩm lời ca theo giai điệu.
HS hát lời ca cả bài 2 lần.
GV kiểm tra theo tổ, nhóm…
Yêu cầu HS đọc bài TĐN hai lần, lần đầu tiên đọc nhạc, lần thứ 2 hát
lời ca.
Có thể cho nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp hát lời ca (GV mở nhạc đệm cho
HS hát hoặc GV có thể dùng đàn)…
4. Các bước dạy tập đọc nhạc

Có nhiều phương pháp và cách thức tiến hành dạy cho HS tập đọc
nhạc. Sau dây là một trong các cách thức cơ bản tiến hành dạy HS thực
hiện bài tập đọc nhạc theo trình tự như sau:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài.
Bước 2: Cho HS xác định tên nốt, hình nốt, âm hình tiết tấu chung.
Bước 3: Tập đọc cao độ theo thang âm của bài TĐN.
Bước 4: Luyện tập tiết tấu: GV hướng dẫn HS đọc hình nốt và kết hợp
vỗ tay theo tiết tấu.
Bước 5:GV cho HS đọc tên nốt và hình nốt trên bài TĐN cùng một
lúc, sau đó chỉ đọc tên nốt trong bài kết hợp vỗ tay theo tiết tấu.
Bước 6: Giáo viên đàn cả bài TĐN cho HS nghe qua một lần, sau đó
tiến hành đàn và tập từng câu ngắn cho HS cho đến khi hoàn thành cả
bài .
Bước 7: Đọc ghép cao độ với lời ca.
Bước 8: Kiểm tra từng tổ, nhóm, cá nhân.
Giáo viên chú ý rèn cho HS có ý thức và kĩ năng đọc đúng tên nốt,
đúng cao độ, trường đô. Biết cách thể hiện các âm hình tiết tấu thông
qua kí hiệu hình nốt.
Chú ý khuyến khích động viên những cá nhân đọc tốt, chuẩn xác.
Cho HS đọc nhạc ghép với lời ca thường tiến hành khi HS đã đọc tương
đối tốt về giai điệu và tiết tấu.
Để tránh nhàm chán, khi dạy TĐN nên kết hợp với trò chơi xen kẽ
như trò chơi đoán và tìm tên nốt. Trò chơi thi đua đặt tên bài hát cho
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×