Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Khảo sát nồng độ khí CO tại một số hầm giữ xe trong TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 65 trang )

i

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
TRANG PHỤ BÌA

KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ KHÍ CO TẠI CÁC HẦM
GIỮ XE TRONG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. VŨ THIÊN Ý
1.
2.
3.
4.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Ông Hoàng Chúc Loan
Trần Thị Thùy Dƣơng
Tất Lệ Anh

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2016


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa


học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu
trong luận văn là trung thực và chắc chắn chƣa từng
đƣớc công bố trong bất cứ một công trình nào khác.
Tác giả đề tài

Nguyễn Thị Hồng Nhung


iii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đề tài này đã tiến hành khảo sát chất lƣợng không khí tại tầng hầm giữ xe
của một số khu trung tâm thƣơng mại trong địa bàn thành phố. Nhờ vào thiết bị đo
tiêu chuẩn khí AQ 5000 mà nhóm tác giả đã có thể thống kê, rà soát đƣợc nồng độ
chất khí thay đổi theo từng khung giờ khác nhau. Từ đó nhập liệu các thông số, so
sánh và đƣa ra nhận xét khách quan nhất về tình trạng ô nhiễm không khí trong các
tầng hầm hiện nay, những ảnh hƣởng của nó đến sức khỏe của con ngƣời khi tiếp
xúc trong thời gian dài, cách khắc phục và những kiến nghị ban đầu nhất.
Qua quá trình thực hiện tác giả đã khảo sát đƣợc nồng độ khí CO thay đổi
phụ thuộc vào khung giờ sinh hoạt của từng khu vực. Nồng độ khí CO cao trung
bình vào buổi sáng sớm khi mọi ngƣời giữ xe để làm việc (khoảng từ 7h-8h), trƣa (
10h30-12h), đầu chiều(1h-2h) và cao nhất là tầm tối (7h-9h) khi mọi ngƣời tranh
thủ đi mua sắm, vui chơi, sau một ngày dài làm việc. Những khung giờ còn lại hàm
lƣợng khí CO không đáng kể vẫn trong phạm vi cho phép của QCVN 05:2013
Kết quả của đề tài cho thấy việc giữ xe trong tầng hầm cũng có những nguy
cơ tiềm ẩn cho các nhân viên giữ xe nói chung (ngƣời tiếp xúc lâu dài) và ngƣời đi
làm, ngƣời dân giữ xe phục vụ nhu cầu sinh hoạt nói riêng. Quá trình tiếp xúc đột
ngột với nồng độ khí CO cao sẽ ngây ra những tác động nguy hiểm nhƣ thế nào, và
những ảnh hƣởng lâu dài của nó đến sức khỏe con ngƣời.



iv

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ............................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU............................................................................................ iii
MỤC LỤC....................................................................................................................... iv
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1
1.1.

GIỚI THIỆU ........................................................................................ 7

Ô nhiễm không khí trong nhà ........................................................................... 7

1.1.1

Giới thiệu ô nhiễm không khí trong nhà .................................................... 7

1.1.2

Tình hình ô nhiễm trong nhà...................................................................... 8

1.2.

Tình hình ô nhiễm tầng hầm giữ xe .................................................................. 9


1.3.

Khí CO ............................................................................................................. 10

1.3.1

Khái niệm .................................................................................................. 10

1.3.2

Ảnh hƣởng của khí CO đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. ........... 10

1.4.

Tổng quan về các khu trung tâm thƣơng mại ................................................ 13

CHƢƠNG 2
2.1.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 15

Phƣơng pháp đo đạc ........................................................................................ 15

2.1.1. Vị trí đo đạc .................................................................................................. 15
2.1.1

Thời gian đo đạc........................................................................................ 19

2.1.2


Phƣơng pháp đo đạc ................................................................................. 19

2.2.

Xử lý số liệu ...................................................................................................... 21

CHƢƠNG 3
3.1.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 23

Nồng độ chất ô nhiễm tại nơi khảo sát............................................................ 23

3.1.1

Nhóm 1: Trung tâm thƣơng mại .............................................................. 23

3.1.2

Nhóm 2: Siêu thị........................................................................................ 35

3.1.3

Nhóm 3: Đại học Sài Gòn ......................................................................... 41


v

CHƢƠNG 4


: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 49

4.1.

Kết luận ............................................................................................................ 49

4.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 53


vi

DANH MỤC VIẾT TẮT
Đh Sài Gòn :

Đại học Sài Gòn

TTTM

:

Trung tâm thƣơng mại

Tp.HCM

:


Thành phố Hồ Chí Minh

TT

:

Trung tâm

QCVN
BTNMT

:
:

Quy chuẩn Việt Nam
Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng


vii

DANH MỤC BẢNG
Stt

1

2

3


Tên bảng
Bảng 3.1. Triệu chứng nhiễm độc của ngƣời khi tiếp xúc CO
ở các nồng độ khác nhau
Bảng 2.1. Nồng độ tối đa cho phép của máy AQ 5000 Pro
Bảng 2.3. Giá trị thông số cơ bản không khí xung quanh

Trang

12

18

20

trong (QCVN 05:2009/BTNMT)

4

5

Bảng 3.2. Nồng độ CO trong một ngày tại hầm giữ xe trung
tâm thƣơng mại Vincom
Bảng 3.3. Nồng độ CO trung bình trong 1 ngày tại hầm giữ xe

27

29

B1 Vincom Q.9
6


Bảng 3.4. Nồng độ CO trong 1 ngày ở tầng hầm B1 TT

32

Nowzone
7

Bảng 3.5. Nồng độ CO trong 1 ngày ở tầng hầm TT Parkson Lê

35

Thánh Tôn
8

Bảng 3.6. Nồng độ CO trong 1 ngày ở tầng hầm giữ xe TT

38

Vincom Đồng Khởi
9

Bảng 3.7. Nồng độ CO trong 1 ngày ở tầng hầm giữ xe siêu thị

40

Big C Gò Vấp
10

Bảng 3.8. Nồng độ CO trong 1 ngày ờ tầng hầm giữ xe siêu thị

Coopmart Lý Thƣờng Kiệt

44


viii

Stt

Tên bảng

Trang

11

Bảng 3.9 . Nồng độ CO trong 1 ngày ở tầng hầm giữ xe Trƣờng

46

Đại học Sài Gòn
12

Bảng 3.10. Bảng nồng độ CO trung bình tại các vị trí đo

50


ix

DANH MỤC HÌNH

Stt

Tên hình

Trang

1

Hình 2.1.Sơ đồ đo đạc tại tầng hầm giữ xe Vincom Q.9

14

2

Hình 2.2.Sơ đồ đo đạc tại tầng hầm giữ xe Big C Gò Vấp

16

3

Hình 2.3.Hình ảnh về máy đo AQ 5000 Pro

18

4

Hình 3.1.Sơ đồ đo đạc tại tầng hầm giữ xe Vincom Q.9

21


5

Hình 3.2.Sơ đồ lối vào hầm giữ xe Nowzone

22

Hình 3.3. Nơi lấy và soát vé ở trung tâm Parkson Lê Thánh
6

7

Tôn
Hình 3.4. Lối vào của tầng hầm giữ xe của TT Vincom Đồng

23
24

Khởi
8

Hình 3.5. Lối ra vào siêu thị Coopmat Lý Thƣờng Kiệt

24

9

Hình 3.6.Biểu đồ nồng độ khí CO trung bình trong 1 ngày đo

28


tại các vị trí trong hầm giữ xe Vincom Q.9
10

Hình 3.7.Biểu đồ nồng độ khí CO trung bình trong 1 ngày đo

28

trong hầm giữ xe Vincom Q.9
11

Hình 3.8.Biểu đồ nồng độ khí CO trung bình trong ngày so

39

sánh với quy chuẩn QCVN 05:2009
12

Hình 3.9.Biểu đồ nồng độ khí CO ở tầng hầm B1 TT

30

Nowzone
13

Hình 3.10.Biểu đồ nồng độ khí CO trung bình trong 1 ngày ở

33


x


Stt

Tên hình

Trang

tầng hầm giữ xe TT Parkson Lê Thánh Tôn
14

Biểu đồ 3.11. nồng độ khí CO trung bình trong 1 ngày ở tầng

36

hầm giữ xeTT Vincom Đồng Khởi
15

Biểu đồ3.12. nồng độ khí CO trung bình trong 1 ngày ở tầng

41

hầm giữ xe siêu thị Big C Gò Vấp
Biểu đồ 3.13 nồng độ khí CO trung bình trong 1 ngày ở tầng
16

hầm giữ xe siêu thị Big C Gò Vấp so với quy chuẩn QCVN

42

05:2009

17

Biểu đồ 3.14.nồng độ khí CO trung bình trong 1 ngày ở tầng

43

hầm giữ xe siêu thị Coopmart Lý Thƣờng Kiệt
18

Biểu đồ 3.15.nồng độ khí CO trung bình trong 1 ngày ở tầng

47

hầm giữ xe trƣờng Đại học Sài Gòn
Biểu đồ 3.16.nồng độ khí CO trung bình trong 1 ngày ở tầng
19

hầm giữ xe trƣờng Đại học Sài Gòn so với quy chuẩn QCVN
05:2009

48


xi

MỞ ĐẦU
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


II. ĐỐI TƢỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
IV. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
V. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VI. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ô nhiễm môi trƣờng đang là mối quan ngại của toàn xã hội nói chung . Trong
đó ô nhiễm môi trƣờng không khí là một trong những ô nhiễm khó xử lí và kiểm
soát, nhận biết nhất. Đặc biệt khi các trƣờng hợp chết ngạt do ô nhiễm không khí
trong nhà đang có chiều hƣớng tăng cao, đã đặt ra vấn đề cho toàn xã hội trong
việc đánh giá, kiểm soát chất lƣợng không khí trong nhà hiện nay.
Trong quá trình đô thị hóa ngày nay thì việc gia tăng chóng mặt của các trung
tâm thƣơng mại đã đặt ra câu hỏi rằng liệu tại các tầng hầm giữ xe có đảm bảo an
toàn cho cả ngƣời sử dụng và ngƣời quản lý nó. Khi đó chính là một trong những
nơi chịu ô nhiễm không khí nhiều nhất. Lƣợng khí thải từ các loại động cơ xe từ xe
gắn máy, cho đến xe hơi chứa nhiều hàm lƣợng chất hữu cơ bay hơi độc hại,

,

hợp chất vòng benzen,… đặc biệt là khí CO. Nguyên nhân chính gây ra những tai
nạn ngộp khí trong nhà. Do đó việc khảo sát hàm lƣợng chất khí CO trong các tầng
hầm giữ xe hiện nay là hết sức cần thiết. Thực tế cho thấy, đã có xảy ra một số vụ
tai nạn do ngộp khí trong các bãi giữ xe ví dụ điển hình nhƣ vụ ngạt khí tại siêu thị
Big C (tòa nhà The Garden Hà Nội). “Cụ thể là ngày 15/3/2015, tại khu hầm giữ
xe ở trung tâm mua sắm Big C Garden (Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội). Các hầm giữ xe

máy (B2), đỗ ô tô (B3) và tầng hầm (B1) nơi đóng siêu thị Big C đã xảy ra hiện
tƣợng ngất xỉu đồng loạt trong đó có tổng cộng 18 nhân viên thu ngân và hai nhân
viên vệ sinh. Và theo thông báo điều tra của Công ty Cổ phần Quản lý bất động sản
Bình Minh Thăng Long ( Tập đoàn Bitexco, đơn vị quản lý tòa nhà The Garden),
đơn vị này kết luận nguyên nhân sơ bộ gây ra ngạt khí là do hiện tƣợng thiếu khí
cục bộ tại khu vực thu ngân”, Điều này có thể cho thấy nguyên nhân chính bắt
nguồn từ một sự kiện lớn thu hút đông ngƣời hâm mộ đƣợc tổ chức trong tòa nhà,
khi sự kiện kết thúc một số lƣợng lớn xe máy đông đúc cùng dồn về cửa ra bãi đỗ


2

xe tầng hầm, tạo ra lƣợng khí thải từ ống xả xe máy lớn hơn bình thƣờng. Trong
khi đó thời tiết đang mƣa phùn, và đặc biệt không có gió làm cho không khí trở nên
ngột ngạt hơn. Không chỉ dừng ở đó, tại thành phố Hồ Chí Minh đã từng xảy ra vụ
tại nạn tại hầm giữ xe do tích tụ khí.”Một cán bộ Sở xây dựng thành phố Hồ Chí
Minh cho biết cách đây khá lâu (năm 2008) có vụ nở khách sạn Caravelle (Q.1)
đƣợc kết luận là do lỗi thiết kế. Do trong tầng hầm có khu vực dƣới đƣờng dẫn
dành cho xe chạy lên có một khu vực kín, không có thông gió, đây lại là nơi có
miệng hố chứa chất thải, bể chứa cặn xăng, khu vực kín này có khí tích tụ lâu ngày
và phát nổ khi có tia lửa điện..”.Có thể thấy hiện tƣợng quá tải tại các hầm giữ xe ở
các thành phố lớn đang diễn ra ngày càng phổ biến hơn. Nhƣ tại bãi giữ xe tại tầng
hầm khu khám bệnh thuộc Bệnh viện Từ Dũ (đƣờng Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1,
Tp.HCM), tại đây khi lấy vé xe ở ngoài tòa cao ốc, khách chạy vòng xuống tầng
hầm để gửi xe. Bên trong thì hàng trăm xe máy xếp dày đặc chỉ chừa một lối đi ở
giữa cho khách ra vào, chƣa kể là thời tiết thì nóng hầm hập và tiếng bô xe nổ xình
xịch, kèm theo khói xe bốc lên. Hoặc nhƣ toàn nhà C.T Plaza cao 11 tầng nằm gần
sân bay Tân Sơn Nhất dù đƣợc trang bị hệ thống quạt cỡ lớn bố trí dọc theo các cột
trong tầng hầm, nhƣng khách vào đây vẫn bị cảm giác ngột ngạt. Muốn vào gửi xe
phải xuống tầng hầm thứ hai dốc khá cao. Trong đó khói bụi từ các xe chƣa một

hàm lƣợng rất lớn khí CO mà ảnh hƣởng của nó liên quan đến hàng loạt các tác
động bất lợi đến sức khỏe của con ngƣời, bao gồm bệnh về hô hấp, bệnh tim mạch,
bệnh dị ứng. Trong khi đó những chất khí ô nhiễm trong nhà theo nghiên cứu của
cơ quan bảo vệ Môi Trƣờng của Mỹ (EPA) thì gây ra những bệnh nhƣ hen suyễn,
viêm mũi và dị ứng. Sự ô nhiễm này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣng có hai yếu
tố chính đó là đặc điểm của tầng hầm ( hệ thống thông gió, chế độ bảo dƣỡng, kích
cỡ,…) và yếu tố thứ hai là phƣơng tiện giao thông đỗ tại tầng hầm ( nhiên liệu sƣ
dụng, tuổi thọ, chế độ bảo dƣỡng,…).


3

Hiện nay ở nƣớc ta các nghiên cứu về kiểm soát không khí còn rất hạn chế,
đặc biệt là kiểm soát không khí tại các hầm giữ xe. Do các trung tâm thƣơng mại
gần đây mới đƣợc xúc tiến, xây dựng mạnh phục vụ nhu cầu sống tăng cao của con
ngƣời. Vì vậy đề tài “ Khảo sát hàm lƣợng khí CO tại các hầm giữ xe trong thành
phố Hồ Chí Minh” đƣợc thực hiện nhằm. Bƣớc đầu khảo sát xác định hàm lƣợng
khí CO tại các tầng hầm giữ xe và từ đó đƣa ra khuyến nghị sức khỏe an toàn cho
ngƣời dân.

2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tƣợng nghiên cứu
Vị trí nghiên cứu: Tầng hầm giữ xe các khu trung tâm thƣơng mại
Đối tƣợng đƣợc nghiên cứu: Nồng độ khí CO trong tầng hầm.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc thực hiện ngoài thực tiễn,
Trong một số khu trung tâm thƣơng mại nhất định.
 Trung tâm thƣơng mại VinCom Quận 9 50 Lê Văn Việt, phƣờng Hiệp Phú,
Quận 9, Tp. HCM.
 Trung tâm thƣơng mại Nowzone 235, Nguyễn Văn Cừ, Q.1, Tp.HCM
 Trung tâm thƣơng mại Vincom Đồng Khởi 72 Lê Thánh Tôn, Phƣờng Bến

Nghé, Q.1, Tp.HCM
 Trung tâm thƣơng mại Parkson Lê Thánh Tôn 35bis-45, Lê Thánh Tôn, Phƣờng
Bến Nghé, Q.1, Tp.HCM
 Siêu thị Big C Gò Vấp 729 Nguyễn Kiệm, Phƣờng 3, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
 Siêu thị Coopmart Lý Thƣờng Kiệt 497 Hòa Hảo, Phƣờng 7, Q.10, Tp.HCM
 Bãi giữ xe tầng hầm Trƣờng ĐH Sài Gòn 273 An Dƣơng Vƣơng, phƣờng 3,
Quận 5, Tp.HCM.


4

3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu về nồng độ khí CO tồn tại trong các tầng hầm giữ xe ở một
số khu trung tâm thƣơng mại.
 Nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ khí CO đến sức khỏe của ngƣời dân.

4. TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
-

Xác định nồng độ khí CO tồn tại trong các tầng hầm giữ xe ở một số khu
trung tâm thƣơng mại

-

Dự báo độ an toàn của các tầng hầm giữ xe hiện nay

-

Dự báo những nguy cơ tiềm ẩn, những ảnh hƣởng đến sức khỏe của con
ngƣời trong việc tiếp xúc với khí CO.


5. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu
Tác giả tiến hành đo đạc nồng độ khí CO tại các hầm giữ xe khu trung tâm
thƣơng mại, siêu thị, đại học,… Và ghi nhận sự thay đổi nồng độ CO trong các
khung giờ khác nhau, tại các vị trí khác nhau trong hầm giữ xe. Tiến hành lặp lại
vào các ngày khác nhau trong tuần. Từ đó đƣa ra nhận xét, đánh giá khách quan về
mức độ ô nhiễm tại các hầm thông qua bảng thông số quan trắc không khí xung
quanh QCVN 05: 2013 của Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng.
 Phƣơng pháp kế thừa: sử dụng và chọn lọc kết quả nghiên cứ trƣớc đó
 Phƣơng pháp so sánh: dựa trên cơ sở khảo sát, đo đạc,… thực hiện việc so sánh
với các nghiên cứu khác
 Phƣơng pháp thống kê số liệu dựa vào phần mềm thống kê excel

6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Đây là một hƣớng nghiên cứu còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhằm tiến tới
bƣớc đầu khảo sát chất lƣợng không khí trong nhà nói chung và chất lƣợng không
khí trong các tầng hầm giữ xe nói riêng.


5

Đề tài không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa về mặt thực
tiễn khi có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo ban đầu cho các nghiên cứu khác


6

CHƢƠNG I


TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ
1.2. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM TẦNG HẦM BÃI GIỮ XE
1.3. GIỚI THIỆU VỀ KHÍ CO
1.4. TỔNG QUAN VỀ CÁC TRUNG TÂM THƢƠNG MẠI


7

CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1.

Ô nhiễm không khí trong nhà

1.1.1 Giới thiệu ô nhiễm không khí trong nhà
Ô nhiễm trong nhà đƣợc định nghĩa là sự ô nhiễm khi “có sự hiện diện của
các chất ô nhiễm có tính chất vật lý, hóa học hoặc sinh học trong không khí của các
môi trƣờng bị giới hạn, mà các chất này không hiện diện một cách tự nhiên với số
lƣợng lớn trong không khí ngoài trời của hệ sinh thái” (Bộ Môi trƣờng Ý, 1991)
Nguồn gốc và ảnh hưởng đến con người
Thành phần không khí bên trong một căn nhà cơ bản cũng giống nhƣ thành
phần không khí bên ngoài, nhƣng khác về số lƣợng và lọai chất ô nhiễm. Đối với
những chất ô nhiễm bên ngòai, phải tính thêm tất cả những tác nhân gây ô nhiễm
phát sinh bên trong ngôi nhà. Có thể đƣợc chia thành các nhóm sau đây:


Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi: hợp chất hữu cơ dễ bay hơi bắt nguồn
chủ yếu từ các dung môi và các chất hóa học. Nguồn gốc chủ yếu
trong nhà là nƣớc hoa, keo xịt tóc, nƣớc đánh bóng đồ dùng trong nhà,
chất làm thoáng mát không khí, thuốc diệt côn trùng (muỗi, kiến,

gián…), chất bảo quản gỗ, và nhiều sản phẩm sử dụng trong nhà. Bộ
phận chủ yếu của cơ thể chịu ảnh hƣởng là đôi mắt, mũi, họng. Trong
nhiều trƣờng hợp gay gắt hơn có những bệnh nhƣ đau đầu, buồn nôn
và làm mất tập trung. Trong một thời gian dài, một số chất ô nhiễm
còn có thể gây nguy hiểm tới gan và nhiều bộ phận của cơ thể.



Khói thuốc lá: khói thuốc lá phát ra một phạm vi rộng có chứa các
chất hóa học nguy hại và gây ung thƣ. Khói thuốc lá gây ảnh hƣởng
tới cả ngƣời không hút thuốc nhƣng lại ở cùng phòng với ngƣời hút
thuốc nhƣ rát mắt, mũi, và rát họng gây nên các bệnh nhƣ viêm cuống
phổi, hen và làm suy giảm chức năng của phổi.


8



Chất ô nhiễm sinh học: chất ô nhiễm sinh học bao gồm bào tử vi
khuẩn từ các cây, các con bọ, lông của các con vật nuôi, nấm, ký sinh
trùng và một số vi khuẩn. Phần lớn chúng gây dị ứng và có thể gây ra
các bệnh hen suyễn, sốt và một số bệnh dị ứng khác.



Formanderhyt: formanderhyt là khí chủ yếu từ những tấm thảm, bàn
ăn và phao bọt. Khí này gây rát mắt, mũi và nhiều bệnh dị ứng ở một
số ngƣời.
1.1.2 Tình hình ô nhiễm trong nhà


Chúng ta thƣờng nghĩ rằng ô nhiễm không khí cục bộ là vấn đề gây ra bởi
công nghiệp hoặc giao thông nhƣng ô nhiễm trong nhà có thể cao hơn nhiều lần so
với ô nhiễm ngoài trời.
Trong khoảng 30 năm trở lại đây, ngƣời ta đã quan tâm nhiều hơn đến việc
giảm ô nhiễm trong nhà, nhƣng chỉ gần đây cộng đồng khoa học quốc tế lo lắng về
việc giảm ô nhiễm không khí của những môi trƣờng khép kín. Nếu biết thời gian
mà một ngƣời sử dụng trong một môi trƣờng kín là rất lớn (90%), chúng ta sẽ hiểu
vấn đề ô nhiễm trong nhà có tầm quan trọng hàng đầu.
Các nghiên cứu của Mỹ và châu Âu cho thấy con ngƣời ở các nƣớc công
nghiệp dành hơn 90% thời gian của họ ở trong nhà.
Nồng độ của nhiều chất ô nhiễm trong nhà vƣợt nồng độ của chúng ở ngoài
trời. Cơ quan Bảo vệ Môi trƣờng Mỹ nghiên cứu sự phơi nhiễm của con ngƣời đối
với các chất ô nhiễm trong không khí chỉ ra rằng nồng độ trong nhà của các chất ô
nhiễm có thể cao hơn 2-5 lần và đôi khi cao hơn 100 lần so với nồng độ ngoài trời.
Các địa điểm đƣợc quan tâm nhiều nhất là những khu vực mà sự phơi nhiễm kéo
dài, liên tục, đó là nhà ở, trƣờng học và nơi làm việc.


9

1.2.

Tình hình ô nhiễm tầng hầm giữ xe

Bãi giữ xe tầng hầm từ lâu đã đƣợc đƣa vào sử dụng trên thế giới. Nó nhằm
tiết kiệm không gian và diện tích, khi quỹ đất con ngƣời ngày càng trở nên khan
hiếm, hẹp dần. Vì đƣợc xây dựng ở tầng hầm nơi thấp nhất của tòa nhà và thƣờng
thấp hơn so với mặt đất phía trên, nên các bãi giữ xe này thƣờng rất kín và ngôt
ngạt. Nhƣng lại có thể chứa một số lƣợng xe rất lớn. Vì vậy chúng thƣờng ẩn

chứa những nguy cơ tiền ẩn đến sức khỏe của con ngƣời. Ví dụ một bãi giữ xe
tầng hầm của trung tâm thƣơng mại Lê Thánh Tôn Quận 1 có tổng cộng 3 bãi giữ
xe với diện tích lên đến 8.000 mét vuông, với sức chứa 2.200 xe máy và hơn 100 ô
tô. Nếu các xe đó đồng loạt vào cùng một thời điểm thì hàm lƣợng khí CO sẽ lên
đế mức tối đa. Tuy nhiên thông thƣờng một bãi giữ xe thƣờng có tới hai lối thoát
hiểm và hai lối ra vào bên trong tòa nhà, các hệ thống thông gió nhắm làm giảm
ngột bên trong, cung cấp khí ô xy và sự trao đổi tuần hoàn đối lƣu của các dòng
khí. Nhìn chung chúng khá an toàn và là một dạng giữ xe còn khá mới mẻ ở Việt
Nam. Nên việc nghiên cứu, khảo sát về chất lƣợng cũng nhƣ độ an toàn của nó thật
sự khi đi vào sử dụng vẫn còn rất ít ỏi.
Trên thế giới, vấn đề ô nhiễm không khí ở các tầng hầm giữ xe rất đƣợc quan tâm
và đã có nhiều nghiên cứu khảo sát về vấn đề này. Từ năm 1964, Trompeo và các cộng
sự đã tiến hành khảo sát 12 tầng hầm giữ xe tại Turin, Italy nhận thấy nồng độ CO rất
cao (98 ppm). Năm 1967, Chovin tiến hành đo nồng độ CO tại tầng hầm giữ xe ở Pháp,
nồng độ CO dao động từ 80-100 ppm, các giá trị trên đƣợc ghi nhận trong điều kiện hệ
thống thông gió hoạt động rất yếu
Tại một tầng hầm giữ xe phía đông Baltimore, nghiên cứu nồng độ các chất khí ô
nhiễm liên quan đến các phƣơng tiện giao thông nhƣ CO, toluene, benzene,
ethylbenzene đã cho thấy nồng độ các khí gia tăng cùng với số lƣợng xe có trong tầng
hầm, những ngày trong tuần có nồng độ cao hơn ngày cuối tuần do số lƣợng xe nhiều
hơn (Sung R. Kim et al., 2007).


10

1.3.

Khí CO

1.3.1 Khái niệm

Khí CO (tên gọi hóa học cacbon monoxit), có công thức hóa học là CO, là
một chất khí không màu, không mùi, bắt cháy và có độc tính cao. Nó là sản phẩm
cháy chính trong việc đốt cháy không hoàn toàn, hoặc trong điều kiện thiếu Oxi
của cacbon và các hợp chất chứa cacbon.
Có nhiều nguồn sinh ra khí CO. Trong đó có khí thải của động cơ đốt trong
của xe máy, xe oto,… Nó đƣợc tạo ra bằng cách đốt cháy các nguyên liệu có
nguồn gốc Cacbon, đặc biệt với nồng độ cao khi nhiệt độ quá thấp để có thể oxi
hóa trọn vẹn các hydrocacbon trong nguyên liệu thành nƣớc (dạng hơi) và đioxit
cacbon, có thể do thời gian tồn tại trong buồng đốt quá ngắn và cũng có thể do
lƣợng oxi đƣợc cung cấp là không đủ. Vì vậy thông thƣờng để bảo vệ môi trƣờng
cũng nhƣ bảo vệ sức khỏe của con ngƣời các nhà chế tạo thƣờng không ngừng cải
tiến nó, để đốt cháy nguyên liệu đƣợc hoàn toàn hơn, hiệu quả hơn, cũng nhƣ giảm
lƣợng khí thải cùa nó đƣợc thải vào môi trƣờng.
Cấu trúc hóa học của CO
Cấu trúc phân tử của CO đƣợc mô tả tốt nhất dựa trên theo thuyết quỹ đạo
phân tử. Độ dài liện kết hóa học (0.111 nm) chỉ ra rằng nó có đặc trƣng liên kết ba
một phần. Phân tử có momen lƣỡng cực nhỏ và thông thƣờng đƣợc biểu diễn bằng
3 cấu trúc cộng hƣởng.

1.3.2 Ảnh hƣởng của khí CO đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
Monoxit cacbon có hiệu ứng bức xạ cƣỡng bức gián tiếp băng sự nâng cao
nồng độ của metan và ozon tầng đối lƣu thông qua các phản ứng hóa học với các
thành phần khác của khí quyển (ví dụ gốc hydroxyl, OH) mà nếu không thể tiêu
diệt đƣợc chúng. Monoxit cacbon đƣợc tạo ra khi các nhiên liệu chứa cacbon bị đốt


11

cháy không hoàn toàn, thông qua các quá trình tự nhiên trong khí quyển thì cuối
cùng nó sẽ bị oxy hóa thành đioxit cacbon. Nồng độ monoxit cacbon bị biến đổi

trong không gian cũng nhƣ là tồn tại rất ngắn trong khí quyển.
CO tồn tại với hàm lƣợng lớn trong khí quyển, sau khi gặp tầng ozon chúng
sẽ bị biến đổi thành đioxit cacbon.Phản ứng oxy hóa khử giữa CO với tầng ozon sẽ
bào mòn dần ozon của khí quyển.
5CO + O3 → 4CO2 + C
Trong khi đó CO2 là một trong những chất khí chính gây nên hiệu ứng nhà kính.
Làm nhiệt độ trái đất tăng dần lên, Nƣớc biển dâng, hiện tƣợng elnino, elnina,….
Vì vậy việc cắt giảm khí CO2 nói chung và khí CO nói riêng là hết sức cần thiết.
Carbon monoxit là khí không mùi vị, có độc tính cao với sức khỏe con ngƣời
và cực kỳ nguy hiểm, do việc hít thở phải một lƣợng quá lớn CO sẽ dẫn tới thƣơng tổn
do giảm ôxy trong máu hay tổn thƣơng hệ thần kinh cũng nhƣ có thể gây tử vong.
Nồng độ chỉ khoảng 0,1% carbon monoxit trong không khí cũng có thể là nguy hiểm
đến tính mạng. CO là chất khí không màu, không mùi và không gây kích ứng nên rất
nguy hiểm vì con ngƣời không cảm nhận đƣợc sự hiện diện của CO trong không khí.
CO có ái lực với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230-270 lần so với
ôxy nên khi đƣợc hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành COHb do đó máu không
thể chuyên chở ôxy đến tế bào.
Khi có từ 10 tới 30% COHb trong máu, con ngƣời sẽ gặp các triệu chứng nhƣ:
đau đầu, buồn nôn, mỏi mệt và choáng váng. Khi mức độ COHb đạt tới 50-60%, con
ngƣời có thể bị ngất, co giật và có thể dẫn đến hôn mê và chết. Nhƣ vậy với nồng độ
trên 10000 ppm CO (1%CO) có trong không khí thở thì con ngƣời sẽ bị chết trong vòng
vài phút.
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Trần Ngọc Châu thì Hàm lƣợng CoHb trong máu từ
2-5% bắt đầu có dấu hiệu ảnh hƣởng đến hệ thần kinh trung ƣơng. Khi hàm lƣợng


12

CoHb trong máu tăng lên từ 10-20% các chức năng hoạt động của các cơ quan khác
nhau trong cơ thể bị tổn thƣơng. Nếu nồng độ khí CO trong không khí 1000 ppm

thì tính mạng bị nguy hiểm và dẫn đến tử vong .
Có rất nhiều trƣờng hợp tử vong do ngạt khí CO, do sử dụng các loại máy
phát điện trong phòng kín. Cuối năm 2011, một gia đình 4 ngƣời ở chợ Cái Tƣ, xã
Vĩnh Hòa Hƣng, huyện Gò Quao (Kiên Giang) bị ngạt khí do máy phát điện, 3
ngƣời nguy kịch, một ngƣời tử vong vì hôm ấy mất điện, gia đình này đã sử dụng
máy phát điện trong nhà vì sợ để bên ngoài bị mất trộm. Vào năm 2010 môt nam
và một nữ đƣợc phát hiện trong phòng trọ đã chết do ngạt khói của máy phát điện,
vì đêm trƣớc nhà trọ mất điện, hai ngƣời đã thuê máy nổ về đặt trong phòng để
phát điện. Nguyên nhân là do diện tích nhỏ, không có sự thông khí mà lƣợng khí
thải thì quá cao nên các nạn nhân đã âm thầm bị nhiễm độc khí thải CO từ động cơ
máy phát điện chạy. Điều đáng lo ngại nhất là khí CO không màu, không mùi,
không vị, không gây đau đớn thì nạn nhân hít phải thì cái chết tới rất êm dịu. Nạn
nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê sâu và tử vong.
Trên thế giới mỗi năm có hàng ngàn ngƣời bị chết ngạt do hít phải CO, trong đó
chủ yếu là công nhân làm việc trong các điều kiện khắc nghiệt thiếu không khí sạch và
có nguy cơ cháy nổ cao nhƣ công nhân hầm mỏ, lính cứu hoả kể các nhà du hành vũ trụ,
các thợ lặn … Bảng 1.1 dƣới đây chỉ ra các triệu chứng nhiễm độc của ngƣời khi tiếp
xúc với CO ở các nồng độ khác nhau.


13

Nồng độ CO
(ppm)

Tác hại

10

Trúng độc mãn tính, khó thở, tim đập mạnh


30

Thở khó khăn, gấp gáp, nhức đầu.

500
1000

Có cảm giác tê dại, thần kinh tê liệt, buốt tim,
hoa mắt.
Tử vong sau 30 phút

Bảng 1.1 : Triệu chứng nhiễm độc của ngƣời khi tiếp xúc với CO ở các nồng độ khác
nhau

1.4.

Tổng quan về các khu trung tâm thƣơng mại

Khu trung tâm thƣơng mại Vincom Quận 9: Trung tâm thƣơng mại Vincom
Plaza Lê Văn Việt có tổng diện tích mặt sàn bán lẻ lên đến 25800m2, với chuỗi cửa
hàng bán lẻ chuyên biệt về thời trang, có khu ăn uống, khu điện máy, khu vui chơi,
siêu thị và rạp chiếu phim BHD với quy mô lên đến 2700m2. Bãi giữ xe với diện tích
lên đến 6450 m2, đƣợc ngăn làm hai bên trong cùng một hầm, một bên là bãi giữ xe
máy, một bên là bãi giữ xe ô tô, với hai lối ra vào khác nhau.
Khu trung tâm thƣơng mại Nowzone Q.1: Trung tâm thƣơng mại Nowzone gồm
có hai tầng hầm là B1 và B2, trong đó tầng hầm B1 là nơi đỗ xe máy của nhân viên
bán hàng và của khách, tầng hầm B2 là nơi đỗ xe các loại của nhân viên quản lý,
nhân viên văn phòng, ô tô (giám đốc và khách hàng). Lối ra lối vào của hai tầng hầm
khác nhau, lối ra tiếp giáp với đƣờng Nguyễn Văn Cừ. Tổng diện tích mỗi hầm lên

tới 3514 m2.
Trung tâm thƣơng mại Vincome Đồng Khởi : Trung tâm thƣơng mại Vincom
Đồng Khởi với ba mặt giáp với Đồng Khởi-Lê Thánh Tôn-Lý Tự Trọng. Tổng diện
tích bán lẻ lên tới 50000 m2. Có tới hai hầm giữ xe diện tích lên đến 5000 m2. Tầng


14

hầm đƣợc thiết kế với hệ thống thông gió và điều hòa không khí tiên tiến tiết kiệm
điện đến từ Hoa Kì.
Trung tâm thƣơng mại Parkson Lê Thánh Tôn: trung tâm thƣơng mại Parkson
Lê Thánh Tôn gồm một tầng hầm, đỗ các loại xe máy và 3 xe ô tô của giám đốc tòa
nhà. Lối vào lối ra cùng một vị trí, giáp với đƣờng Lê Thánh Tôn Q.1. Tổng diện tích
hầm lên tới 3500 m2.
Siêu thị Big C Gò Vấp: Siêu thị Big C tọa lạc ngã 6 Gò Vấp nên có mật độ giao
thông rất đông, siêu thị lớn có một tầng hầm giữ xe. Dân cƣ xung quanh chủ yếu là
ngƣời nhập cƣ. Mật độ dân số đông. Diện tích mỗi hầm giữ xe 3000 m2. Siêu thị có tổng
cộng 2 hầm giữ xe B1, B2 để giữ xe máy. Hầm có lối ra và lối vào tách biệt nhau. Xe ô
tô đƣợc giữ trên bãi giữ xe lộ thiên.
Siêu thị Coopmart Lý Thƣờng Kiệt: Siêu thị coopmart Lý Thƣờng Kiệt nằm trên
chục đƣờng Hòa Hảo luôn có mật độ xe rất đông. Siêu thị gồm 1 tầng hầm giữ xe với lối
vào và lối ra khác nhau. Tổng diện tích hầm lên tới 3000 m2.
Trƣờng Đại học Sài Gòn: Trƣờng Đại học Sài Gòn là môt trong những trƣờng có
lịch sử ra đời khá lâu đời trong thành phố. Vẫn giữ nguyên lối kiến trúc cổ và thƣờng
đƣợc tu bổ thƣờng xuyên. Trƣờng không ngừng nâng cao chất lƣờng đào tạo. Với số
lƣợng sinh viên tham gia dự thi cao nhất nhì trong thành phố. Nên đã không ngừng cải
thiện cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Với rất nhiều phòng học đƣợc chia
làm 4 dãy A,B,C,D và khu hiệu bộ. Trƣờng cũng mới xây dựng thêm hầm giữ xe cho
sinh viên do diện tích đất có hạn. Cơ sở chính 273, An Dƣơng Vƣơng, Quận 5 là cơ sở
duy nhất có hầm giữ xe cho sinh viên và cũng là cơ sở có số lƣợng xe ra vào đông nhất

trong các cơ sở còn lại.


×