Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Khảo sát sự sinh trưởng phát triển của trùn quế trong môi trường phân heo trên qui mô phòng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 54 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC ..........................................................................................................................1
BẢN TÓM TẮT .................................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................................5
DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................................6
DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................................7
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................8
I.

Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................8

II.

Mục tiêu đề tài .........................................................................................................9

III.

Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................9

IV.

Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................9

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................11
I.

Tổng quan về nguyên liệu ........................................................................................11

1.1


Khái quát về phân heo .........................................................................................11

1.1.1

Nguồn thức ăn và phân heo ăn cám .................................................................13

1.1.2

Nguồn thức ăn và phân của heo ăn tạp ............................................................14

1.2

Vấn đề xử lý phân heo tại Việt Nam ...................................................................16

1.2.1

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas ....................................................16

1.2.2

Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học ..........................................................17

1.2.3

Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost) ..............................................18

1.2.4

Xử lý bằng công nghệ ép tách phân .................................................................18


1.3

Khái quát về rơm rạ phối trộn .............................................................................19

II.

Tổng quan vể trùn quế ..........................................................................................19

2.1

Khái quát về trùn quế ..........................................................................................19

2.1.1 Đặc điểm hình thái .................................................................................................20
2.1.2 Cấu tạo cơ thề .........................................................................................................21
2.1.3 Đặc điểm sinh lý .....................................................................................................23
2.1.3 Đặc điểm sinh sản ..................................................................................................24
2.2

Kỹ thuật nuôi trùn quế ........................................................................................25

2.2.1 Đặc điểm chuồng trại ...........................................................................................25
1


2.2.2 Chất nền..................................................................................................................27
2.2.3 Giống trùn ..............................................................................................................27
2.2.4
2.3

Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dƣỡng trùn quế ....................................................28

Giá trị của trùn quế ..............................................................................................31

CHƢƠNG 2: MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM ..................................................................33
I.
II.

Xử lý phân heo ..........................................................................................................33
Mô hình thực nghiệm nuôi trùn quế ....................................................................33

2.1 Trùn giống ..................................................................................................................33
2.2 Thùng nuôi trùn .........................................................................................................34
III.

Khảo sát sinh trƣởng của trùn quế trong môi trƣờng phân heo ......................34

3.1 Các bƣớc tiến hành ....................................................................................................35
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................38
I.

Biến động khối lƣợng thức ăn ..................................................................................38

II.

Sự biến động các thông số vật lý trong quá trình thí nghiệm ...........................38

III.

Khảo sát khả năng sinh trƣởng của trùn quế trong môi trƣờng phân heo .....40

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................44

I.
II.

Kết luận ......................................................................................................................44
Kiến nghị ................................................................................................................44

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................45
PHỤ LỤC HÌNH ..............................................................................................................46

2


BẢN TÓM TẮT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA TRÙN QUẾ TRONG
MÔI TRƯỜNG PHÂN HEO TRÊN QUI MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM
Mã số: SV2015-14

1. Vấn đề nghiên cứu (vấn đề, tính cấp thiết)
Hiện nay, nhu cầu sử dụng lương thực thực phẩm ngày càng cao, các trang trại,
đồn điền lớn nhỏ xuất hiện trên nhiều vùng miền ở nước ta nhằm tăng sản lượng để cung
cấp nhu cầu thiết yếu của con người. Kéo theo đó là sự gia tăng các loại phế phẩm nông
nghiệp, trong chăn nuôi phế phẩm chủ yếu là phân gia súc. Nhưng một thực trạng đáng
buồn chính là chúng ta chưa tận dụng triệt để các phế phẩm đó, điển hình là phân heo.
Đối với phân heo chúng ta có thể dùng để ủ Biogas, phân bón, nhưng trong thực tế các
trang trại chăn nuôi gia súc ở nước ta chủ yếu là mô hình nhỏ lẻ, nên việc sử dụng chúng
để ủ Biogas là không phù hợp. Nếu như không sử dụng hoặc sử dụng không hết thì lượng
phân thải ra môi trường sẽ gây nguy hại đến sức khỏe con người cũng như gây ô nhiễm
môi trường. Vì thế việc xử lý cũng như tái sử dụng phân heo là một việc tất yếu để tìm ra
các giải pháp nhằm giúp mọi người tăng thêm thu nhập cũng như bảo vệ môi trường.

Để tái sử dụng phân heo ta có nhiều cách nhưng trong đề tài nghiên cứu này
chúng tôi dùng phân heo để nuôi trùn quế nhằm tăng thu nhập và xử lí được lượng phân
heo thải bỏ.
2. Mục đích nghiên cứu/mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của trùn quế trong môi trường
phân heo.
3. Nhiệm vụ/nội dung nghiên cứu/câu hỏi nghiên cứu
Xác định khả năng sinh trưởng và phát triển tốt của trùn quế trong môi trường
phân heo phối trộn với rơm với tỉ lệ phù hợp
4. Phương pháp nghiên cứu
3


- Tìm hiểu và thu thập tài liệu: nghiên cứu và tổng quan tài liệu về phân heo và
những đặc điểm cơ bản về trùn quế.
- Mô hình phòng thí nghiệm: tiến hành làm thí nghiệm trên đối tượng thực tế trong
những điều kiện xác định.
- Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của trùn quế trong môi trường phân heo
phối trộn với phế phẩm nông nghiệp ở các tỉ lệ các nhau, thông qua theo dõi mật độ trùn
quế và yếu tố nhiệt độ.
- Thu thập và xử lý số liệu: thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm excel 2010
- Tham khảo ý kiến chuyên gia: tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn và
các chuyên gia liên quan.
5. Kết quả nghiên cứu (ý nghĩa của các kết quả) và các sản phẩm (Bài báo khoa học,
phần mềm máy tính quy trình công nghệ, mẫu, sáng chế, …)(nếu có)
Công thức thức ăn thích hợp nhất cho trùn phát triển là phân heo tươi phối trộn
15% rơm rạ. Trong quá trình nuôi cần kiểm soát nhiệt độ khối chất nền để đảm bảo trùn
phát triển tốt. Nhiệt độ có ảnh hưởng đáng kể đế sự sinh trưởng và phát triển của trùn
quế, nhiệt độ thích hợp nhất để thu được sinh khối tối đa là trong khoảng 25-28 oC.


4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần của các loại phân heo và rơm (%) ............................................... 16
Bảng 1.2 Số liệu thống kê hàng năm về sản lượng lương thực ...................................... 19
Bảng 3.1 Thông số vật lý mẫu thức ăn đã phối trộn (tỷ lệ 1:5 nước) ............................. 34
Bảng 3.2 Mật độ trùn giống ............................................................................................ 34
Bảng 3.3 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................. 36
Bảng 4.1 Tốc độ tăng sinh khối của trùn theo các công thức cách nhau sau 60 ngày
nuôi ................................................................................................................................. 39
Bảng 4.2 Khả năng chuyển hóa thức ăn của trùn quế .................................................... 41

5


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Nhiệt kế 0 - 1000C ........................................................................................... 36
Hình 1.2 Khúc xạ kế ....................................................................................................... 37
Hình 1.3 Biểu độ biến động nhiệt độ trong chu kỳ nuôi ................................................ 39

6


DANH MỤC VIẾT TẮT
EM:

Effective Microorganisms

N:


Nito

P:

Photpho

C:

Carbon

TPHCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

7


MỞ ĐẦU
I.

Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nhu cầu sử dụng thịt gia súc ngày càng cao, các trang trại, đồn điền lớn nhỏ

xuất hiện trên nhiều vùng miền ở nước ta nhằm tăng sản lượng để cung cấp nhu cầu thiết
yếu của con người. Kéo theo đó là sự gia tăng các loại chất thải trong chăn nuôi, chủ yếu
là phân gia súc, đặc biệt là phân heo. Chăn nuôi gia súc, trong 3 tháng đầu năm chủ yếu
tập trung đầu tư bảo đảm tiêu dùng trong dịp tết Nguyên Đán 2015. Theo báo cáo sơ bộ,
ước tính đàn lợn tăng 2%; sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng tăng 4% - 4,5% (tổng cục
thống kê quý 1 năm 2015). Do những đặc tính riêng biệt của phân heo mà quá trình quản

lý loại phế phẩm này vấp phải nhiều khó khăn cụ thể là về mặt thu gom và lưu giữ, nên
đa phần chúng được thải trực tiếp vào môi trường. Gây ô nhiễm môi trường nói chung và
nghiêm trọng hơn là đối với môi trường nước, ảnh hưởng đến đời sống trong khu vực cụ
thể là về mặt sức khỏe và sản xuất kinh tế.
Nhiều biện pháp xử lý chất thải nuôi heo đã được đưa ra tuy nhiên còn nhiều bất cập
và hạn chế, môt số biện pháp có hiệu quả về khía cạnh môi trường nhưng hiệu quả về
mặt kinh tế chưa cao, ví dụ như ủ làm biogas có thể xử lý được phần lớn mùi, chất ô
nhiễm nhưng chi phí đầu tư ban đầu tương đối cao so với điều kiện chăn nuôi quy mô
nhỏ ở Việt Nam. Hơn nữa, hiệu suất chuyển đổi năng lượng tạo ra chưa cao ngay cả khí
biogas thành phẩm cũng chưa được tận dụng tốt, phải xả bỏ góp phần làm gia tăng biến
đổi khí hậu (Hồng và cộng sự, 2012). Hoặc sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Black Soldier
Fly Larvae) nồng độ của các chất dinh dưỡng giảm 40-55% (Larry Newton và cộng sự,
2005) Tuy nhiên vấn đề tiếp cận xã hội đối với vật nuôi này ở Việt Nam còn nhiều hạn
chế và còn khá mới mẻ. Vấn đề cấp thiết nhất là đưa ra một giải pháp vừa đảm bảo xử lý
hiệu quả lượng chất thải trên vừa mang lại hiệu quả kinh tế và có khả năng áp dụng rộng
rãi trong thực tế.
Đề tài "Khảo sát sự sinh trưởng phát triển của trùn quế trong môi trường phân heo
trên quy mô phòng thí nghiệm" nhằm đáp ứng nhu cầu trên. Bởi đối tượng mà đề tài
hướng đến đó là trùn quế, một loại vật nuôi không mới tuy chưa phổ biến nhưng những
hiệu quả mà nó mang lại là không thể phủ nhận. Chi phí đầu tư nuôi trùn không lớn. Mặt
8


bằng nuôi có thể tận dụng trong vườn nhà hoặc các bãi nuôi công nghiệp, các chuồng
trại cũ bỏ không; hoặc làm các lều tán, nhà tạm có mái che; sử dụng các vật dụng đơn
giản như chum, chậu, khay gỗ, thùng xốp v..v…Thức ăn để nuôi trùn chủ yếu sử dụng
nguồn nguyên liệu sẵn có như rác hữu cơ (rau, củ, hoa quả, vỏ trái cây loại bỏ, rơm rạ,
các loại bã đã ép dầu…), phân trâu, bò, dê, lợn, gà… rất dồi dào và rẻ tiền. Kỹ thuật nuôi
đơn giản, trùn lại ít bệnh, tốn ít công chăm sóc. Thịt trùn là sản phẩm ưa chuộng trên thị
trường chăn nuôi nên nếu sản xuất để bán thì có lợi nhuận đáng kể, mang lại giá trị cao.

Phân trùn quế là loại phân hữu cơ giàu vi sinh vật có hiệu quả cao trong nông nghiệp.
(Nguyễn Văn Sang, 2012).
Đề tài hoàn toàn có khả năng cung cấp cơ sở khoa học để áp dụng vào thực tế đáp ứng
nhu cầu xử lý lượng phân heo thải bỏ, cũng như tận dụng chúng như một loại tài nguyên
để phát triển ngành nuôi trùn quế góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế thúc đẩy người chăn
nuôi áp dụng rộng rãi vào thực tế.
II.

Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của trùn quế trong môi trường

phân heo.
III.

Phạm vi nghiên cứu
- Mẫu phân heo tại cơ sở chăn nuôi heo gia đình tại huyện Bình Chánh, Tp HCM
- Giống trùn quế lấy từ trại trùn quế Thanh Dễ, tại ấp 3, xã Phạm Văn Cội, huyện

Củ Chi, Tp HCM.
IV.

Phƣơng pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
-Phương pháp thực nghiệm: tiến hành làm thí nghiệm trên đối tượng thực tế trong

những điều kiện xác định.
-Thu thập và xử lý số liệu: thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm excel 2010

9



-Tham khảo ý kiến chuyên gia: tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn và các
chuyên gia liên quan.

10


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.

Tổng quan về nguyên liệu

1.1

Khái quát về phân heo
Trong vòng 15 năm trở lại đây, số lượng trang trại chăn nuôi lợn đã gia tăng một

cách đáng kể tại Việt Nam. Tổng số lợn hiện nay gần 30 triệu con, trong khi đó đàn lơn
năm 200 chỉ có hơn 20 triệu con (theo Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn). Sự phát triển của ngành kinh tế này đã tạo ra một lượng phân
dư thừa nếu so sánh với diện tích trồng trọt hiện có. Kết quả của sự dư thừa này là làm
gia tăng ô nhiễm nước, không khí và đất; ngoài ra còn có các mùi hôi khó chịu, đặc biệt
là trong và xung quanh khu vực chuồng nuôi, kho chứa phân và trong quá trình rải phân.
Bằng cách đo cường độ và thời gian phát tán mùi hôi, người ta đã ước tính được 20%
lượng mùi hôi bắt nguồn từ các khu chuồng nuôi, 10% từ các kho chứa, 5% từ quá trình
tái sinh và 65% từ quá trình rải phân.
Các tài liệu nghiên cứu về sự thoát khí từ phân lợn cho thấy các khí này chủ yếu là
hỗn hợp của metan, cacbon dioxit, ammoniac và hydro sulphit. Amoniac ở đây là thành
phần chính, tuy nhiên nó không phải là chất khí có mùi nặng nhất. Nồng độ trung bình
của NH3 hiếm khi vượt quá 66ppm, trong khi “ngưỡng” mùi của nó là 47ppm. Ngoài ra,

khí có mùi nặng nhất đó chính là CH4, đây là một loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính, gây
ảnh hưởng tới môi trường không khí xung quanh.
Thể tích phân thải ra trong 1 ngày của một vật nuôi trung bình bằng 7% khối
lượng của nó, đồng thời phụ thuộc vào một vài yếu tố như trọng lượng của vật nuôi và
cách chăm sóc (cho ăn và tuần suất vệ sinh, v.v). Thêm vào đó, sự gia tăng của các tiêu
chuẩn nghiêm ngặt và ý thức ngày càng được nâng cao của cộng đồng về các vấn đề môi
trường đã và đang dẫn đến sự gia tăng nghiên cứu về các phương pháp xử lý ở nhiều
quốc gia khác nhau.
Trong phân của động vật có chứa phần lớn các chất dinh dưỡng của thức ăn gia
súc, do tỷ lệ hấp thu các chất dinh dưỡng của gia súc từ thức ăn là thấp mà lại được bài
tiết phần lớn ở phân. Trung bình trong phân động vật có chứa tới 95% kali, 80%
11


photpho, 50% nito và 40% chất hữu cơ của thức ăn gia súc. Sử dụng phân chuồng tốt là
một biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý nguồn phế thải gây ô nhiễm môi trường từ chăn
nuôi rất hiệu quả.
Trong phân chuồng thô có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhông côn trùng, nhiều bào
tử ngủ nghĩ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng. Khi bón phân chuồng
tươi xuống đất, rất dễ nhận thấy hiện tượng các nấm bệnh. Ngoài ra còn một số bệnh còn
có thể lây lan cho người như giun sán,… Việc sử dụng phân chuồng không qua xử lý liên
quan tới vấn đề gia tăng cỏ dại. Trong một số trường hợp, vấn đề này có thể là do hạt cỏ
có trong các loại phân trộn vào đất để lên luống, liếp. Tuy nhiên trong một số trường hợp
khác, sự phát triển mạnh mẽ của cỏ dại sau khi bón phân chuồng không phải do hạt cỏ có
sẵn trong phân nhưng do tính năng kích thích của phân chuồng đối với hạt cỏ có sẵn
trong đất. Tùy thuộc vào loại cỏ dại phát triển, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ sự bất
cân đối dinh dưỡng đã nói tới ở trên. Sự dư thừa kali và đạm đặc biệt ảnh hưởng tới vấn
đề cỏ dại. Bên cạnh việc theo dõi đất đai và dinh dưỡng trong phân chuồng, sự quan tâm
tới việc bón phân cũng góp phần làm giảm cỏ dại mọc tràn lan.
Khi các chất dinh dưỡng trong phân chuồng thô bị rửa trôi hoặc ngấm xuống đất

từ các nông trại hoặc các khu vực tồn trữ, chúng không những gây nên tình trạng ô nhiễm
mà còn gây thất thoát cho nhà nông. Khi bị ngấm xuống các tầng nước ngầm, các hợp
chất Nitrat trong phân chuồng cũng như từ các nguồn phân bón khác gây nên nhiều vấn
đề liên quan tới sức khỏe con người. Khi bị trôi theo dòng nước, các chất dinh dưỡng gây
nên hiện tượng phú dưỡng làm cho nước ao hồ, sông suối quá giàu dinh dưỡng gây nên
tình trạng rong rêu phát triển. Hậu quả nghiêm trọng của việc thất thoát quá nhiều dưỡng
chất có thể phải xem xét xa hơn là những vấn đề đơn giản đặt ra từ ban đầu. Ngoài ra mùi
phân và nước tiểu của gia súc có nhiều chất độc hại nếu không xử lý như khí amoniac,
sulfure… sẽ tác động trực tiếp lên niêm mạc đường hô hấp gây kích ứng, tạo điều kiện
cho vi trùng xâm nhập và phát triển. Trong những công trình nghiên cứu về bệnh suyễn,
người ta nhận thấy chính mùi khó chịu là một trong những nguyên nhân gây khởi phát
cơn suyễn và các bệnh dị ứng khác. Nuôi gia súc gần nhà là nuôi ổ chứa nhiều loại vi
trùng, vi-rút khác, nguy hiểm cho sức khỏe. Xây chuồng trại gia súc gần nhà rất có hại
cho sức khỏe.
12


Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng hai loại phân từ hai loại heo có nguồn
thức ăn khác nhau, đó là heo ăn cám và heo ăn tạp. Ngoài ra, rơm là thành phần chất độn
chúng tôi dùng để thực hiện nghiên cứu.
1.1.1 Nguồn thức ăn và phân heo ăn cám
Các nhóm thức ăn trong chăn nuôi gồm: Nhóm thức ăn giàu năng lượng, nhóm
thức ăn giàu đạm, nhóm thức ăn giàu khoáng và nhóm thức ăn giàu vitamin.
Nhóm thức ăn giàu năng lượng có giá trị năng lượng cao, chủ yếu cung cấp năng
lượng cho các hoạt động đi lại, thở, tiêu hóa thức ăn và góp phần tạo nên các sản phẩm
như thịt, trứng, sữa, làm cho thai phát triển. Nhóm thức ăn này gồm có: Hạt ngũ cốc
(thóc, ngô,…) sản phẩm phụ từ ngũ cốc (tấm, cám gạo,…) và các loại củ (sắn, khoai
lang, dong riềng, củ từ,…)
Nhóm thức ăn giàu đạm có hàm lượng đạm cao, chủ yếu tổng hợp thành đạm của
cơ thể. Nhóm thức ăn này gồm có: Thức ăn giàu đạm có nguồn gốc thực vật (đậu tương,

vừng, lạc, khô dầu,…) và thức ăn giàu đạm có nguồn gốc động vật (cá, bột cá, bột tôm,
bột thịt, bột nhộng tằm, giun đất, mối,…)
Nhóm thức ăn giàu khoáng có hàm lượng các chất khoáng cao để tham gia vào
quá trình cấu tạo xương và các bộ phận khác. Nhóm thức ăn này gồm có: Bột vỏ don, vỏ
cua, vỏ ốc, hến, tôm, vỏ trứng, bột xương,…
Nhóm thức ăn giàu Vitamin có hàm lượng vitamin cao, giúp quá trình trao đổi
chất trong cơ thể. Nhóm thức ăn này gồm có: Các loại rau, cỏ, lá cây, củ, quả (cà rốt, bí
đỏ, su hào,...) các loại vitamin công nghiệp và các loại premixvitamin- khoáng
Thành phần thức ăn của heo ăn cám gồm: bột cá, bột đậu nành, bột bắp (bột ngô),
bột mì, cám gạo, bột gạo lức, bánh dầu đậu phụng, dầu thực vật, và một số vitamin khác.
Các loại này được phối trộn một cách phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng loại heo,
như heo nái, heo con,…

13


Sau khi thu gom, phơi khô phân heo có dạng bột, ít mùi tiện cho việc di chuyển và
chúng tôi sử dụng để phục vụ cho nghiên cứu này. Hàm lượng dinh dưỡng của phân thể
hiện trong bảng 1.1
1.1.2 Nguồn thức ăn và phân của heo ăn tạp
Một nghiên cứu mới cho thấy nếu Liên minh châu Âu thực hiện theo các công
nghệ được phát triển ở các nước Đông Á trong việc xử lý nhiệt các thức ăn thừa rồi đem
cho lợn ăn, 1,8 triệu héc-t a rừng có thể không bị chặt phá để trồng ngũ cốc và đậu tương
làm thức ăn cho lợn, trong đó bao gồm hơn 0,25 triệu héc-ta rừng và thảo nguyên Brazil.
Trong khi thức ăn thừa của người bị cấm cho lợn ăn ở khu vực EU vào năm 2002
sau đợt bùng phát dịch bệnh lở mồm long móng gây ra bởi một người nông dân Vương
quốc Anh cho lợn ăn thức ăn thừa chưa được nấu chín, các quốc gia khác như Nhật Bản
đã tạo ra một hệ thống được kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc tái chế thức ăn thừa thông
qua xử lý nhiệt cho lợn.
Các nước Đông Á đã chứng minh rằng chất thải thực phẩm có thể được tái chế an

toàn. Các mô hình trong một nghiên cứu mới đây cho thấy việc sử dụng thức ăn thừa cho
lợn sẽ làm diện tích cần cho ngành chăn nuôi lợn của châu Âu giảm 21,5% và giảm một
nửa chi phí thức ăn chăn nuôi cho nông dân châu Âu.
Các nhà nghiên cứu mô tả thức ăn thừa thường được dùng ở các vùng khác trên
thế giới, việc này có thể tiết kiệm một lượng tài nguyên khổng lồ toàn cầu và cung cấp
một giải pháp tái chế thân thiện với môi trường cho khoảng 102,5 triệu tấn thức ăn bị
lãng phí ở EU mỗi năm. Hơn 35% chất thải thực phẩm hiện được tái chế thành thức ăn
cho chăn nuôi ở Nhật.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu về diện tích đất hiện thời của EU dành cho
chăn nuôi lợn, lượng chất thải thực phẩm trong Liên minh châu Âu, chất lượng và số
lượng thịt lợn được tạo ra khi cho ăn thức ăn chăn nuôi và khi cho ăn thức ăn thừa tái
chế. Từ đó, họ sẽ lập mô hình tính toán bao nhiêu diện tích đất sẽ tiết kiệm được khi lệnh
cấm sử dụng thức ăn thừa được loại bỏ.

14


Khoảng 21,5 triệu tấn thịt lợn tương đương khoảng 34 kg thịt lợn mỗi người được
sản xuất ở EU mỗi năm. Chăn nuôi gia súc chiếm gần 75% diện tích đất nông nghiệp trên
toàn thế giới, hầu hết được dành cho sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ngành chăn nuôi lợn
của EU tạo vấn nạn môi trường do việc trồng đậu tương làm thức ăn chăn nuôi, khiến
khu vực Nam Mỹ mất hơn 1,2 triệu ha.
Thức ăn thừa cho lợn rẻ hơn nhiều so với ngũ cốc và đậu tương, việc cho lợn ăn
thức ăn thừa có thể giảm bớt 50% chi phí cho nông dân chăn nuôi lợn châu Âu.
Một cuộc khảo sát gần đây phát hiện ra rằng 25% số nông dân ở Vương quốc Anh thừa
nhận cho lợn ăn một cách bất hợp pháp các loại thức ăn thừa chưa được nấu chin, do đó
những lệnh cấm hiện thời không đặc biệt an toàn. Việc cho lợn ăn chất thải thực phẩm là
nguy hiểm bởi vì lợn có thể nhiễm bệnh từ thịt sống, nhưng một hệ thống hỗ trợ theo luật
định sử dụng thức ăn thừa tái chế nhờ xử lý nhiệt không có những nguy cơ này.
Với nhu cầu thịt và các sản phẩm làm từ sữa dự báo sẽ tăng 60% vào năm 2050,

việc giảm tác động của hệ thống chăn nuôi hiện tại đến môi trường sẽ ngày càng trở nên
quan trọng.
Zu Ermgassen chỉ ra rằng, mối quan tâm môi trường và kinh tế đang yêu cầu EU
đánh giá lại lệnh cấm được đưa ra trong những năm 2000 cũng như những nỗ lực để tái
chế chất thải thực phẩm có hiệu quả hơn. Liên minh châu Âu hiện đang xem xét bãi bỏ
lệnh cấm sử dụng phân lợn và phân gia cầm làm thức ăn cho cá và sử dụng côn trùng làm
thức ăn nuôi lợn và gia cầm. (theo phys.org)
Đối với Việt Nam, việc tận thu cơm, phở, thức ăn thừa để chăn nuôi, chủ yếu là
chăn nuôi lợn đã xuất hiện ở Hà Nội cách đây hơn 20 năm, hầu hết các gia đình ở nông
thôn đều chăn nuôi lợn và mang tính chất nhỏ lẻ. Bình quân mỗi hộ nuôi 1-2 con trong
chuồng nhằm tận dụng nguồn thức ăn thừa của gia đình trong sinh hoạt hằng ngày. Theo
những người chăn nuôi lợn, nếu nuôi lợn bằng nguồn thức ăn cơm, phở thừa thì lợi
nhuận mà người chăn nuôi thu được cao hơn, ổn định hơn so với nuôi bằng cám công
nghiệp, vì người chăn nuôi luôn chủ động, không phụ thuộc nhiều đến giá cả thức ăn
chăn nuôi lên xuống thất thường. Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi không được lớn như chăn
nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Ở một số vùng ven đô, có gia đình đã biết kết hợp cả 2
15


hình thức chăn nuôi này để tăng lợi nhuận. Để tiện cho việc chuyên chở, họ mua cả ô tô
tải nhỏ để chở cơm, phở, thức ăn thừa thu mua của các nhà hàng, khách sạn lớn trong nội
thành…
Thành phần thức ăn của heo ăn tạp chủ yếu là thức ăn thừa từ các quán ăn nhỏ lẻ
do các trại chăn nuôi thu mua về và chế biến lại, trộn cám khi cần, ngoài ra còn có một số
loại rau, như rau muống, rau lang, … được trồng xung quanh nhà để trộn thêm cho heo
ăn. Tùy theo nhu cầu sử dụng dinh dưỡng của từng loại heo thì người dân sẽ trộn thức ăn
thừa với cám công nghiệp, ví dụ như thức ăn ở các quán phở có nhiều đạm nên hạn chế
dùng cám bột cá.
Sau khi thu gom, phân heo được làm thoáng, tránh ánh nắng, và được ủ trong một
thới gian ngắn và chúng tôi sử dụng để phục vụ cho nghiên cứu này. Hàm lượng dinh

dưỡng của phân được thể hiện ở bảng 1.1
Bảng 1.1 Thành phần của các loại phân heo và rơm (%)
Thành phần

Carbon tổng

Nito tổng

DA

Phân heo tươi

31,44

2

53,32

Phân heo khô

29,77

1,81

6,67

Rơm

40,06


0,6

65,37

1.2

Vấn đề xử lý phân heo tại Việt Nam

1.2.1 Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas
Phân heo có đặc tính hàm lượng chất hữu cơ cao, giàu Nitơ, vi sinh vật…khả năng
gây ô nhiễm môi trường cao. Nếu không xử lý thích hợp thì nó sẽ đe dọa các thành phần
môi trường khác và ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.
Cũng do đặc tính trên mà khả năng áp dụng công nghệ phân hủy kỵ khí bằng bể
Biogas thích hợp trong xử lý loại chất thải này. Ít bùn, sinh năng lượng, dễ vận hành, ít
tốn kém...Nhiều công trình Biogas truyền thống làm được điều đó.

16


Nhận thấy phế phẩm trong nông nghiệp cũng là một loại tài nguyên có thể tái sử
dụng, người ta đã sử dụng rơm rạ bổ sung vào để góp phần thúc đẩy quá trình chuyển
hóa metan trong công trình Biogas.
Trong thực tiễn, tùy điều kiện từng nơi, từng quy mô trang trại có thể sử dụng loại
hầm (công trình) khí sinh học sao cho phù hợp. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công trình
khí sinh học được đánh giá là giải pháp hữu ích nhằm giảm khí thải methane (khí có khả
năng gây hiệu ứng nhà kính) và sản xuất năng lượng sạch. Đến năm 2014, với trên
500.000 công trình hiện có trên cả nước đã sản xuất ra khoảng 450 triệu m3 khí gas/năm.
Theo thông báo quốc gia lần 2, tiềm năng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của phương án
này khoảng 22,6 triệu tấn CO2, chi phí giảm đối với vùng đồng bằng là 4,1 USD/tCO2,
đối với miền núi 9,7 USD/tCO2, mang lại giá trị kinh tế khoảng 1.200 tỷ đồng về chất

đốt. Hiện nay, việc sử dụng hầm Biogas đang được người chăn nuôi quan tâm vì vừa bảo
vệ được môi trường vừa có thể thay thế chất đốt hoặc có thể được sử dụng cho chạy máy
phát điện, tạo ra điện sinh hoạt gia đình và điện phục vụ trang trại.
1.2.2 Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học
Xử lý môi trường bằng men sinh học: từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước người ta
đã sử dụng các chất men để giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi được gọi là “Chế
phẩm EM có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu”. Ban đầu các chất này được nhập từ nước
ngoài nhưng ngày nay các chất men đã được sản xuất nhiều ở trong nước. Các men
nghiên cứu sản xuất trong nước cũng rất phong phú và có ưu điểm là phù hợp hơn với
điều kiện tự nhiên, khí hậu nước ta. Người ta sử dụng men sinh học rất đa dạng như:
Dùng bổ sung vào nước thải, dùng phun vào chuồng nuôi, vào chất thải để giảm mùi hôi,
dùng trộn vào thức ăn…
Chăn nuôi trên đệm lót sinh học: là sử dụng các phế thải từ chế biến lâm sản (phôi
bào, mùn cưa…) hoặc phế phụ phẩm trồng trọt (thân cây ngô, đậu, rơm, rạ, trấu, vỏ cà
phê…) cắt nhỏ để làm đệm lót có bổ sung chế phẩm sinh học. Công nghệ đệm lót sinh
học đầu tiên được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản từ đầu những năm
1980. Trên cơ sở nghiên cứu gốc chế phẩm EM của Nhật Bản, tiến sĩ Lê Khắc Quảng đã
nghiên cứu, chọn tạo cho ra các sản phẩm EM chứa nhiều chủng loại vi sinh vật đã có
17


mặt trên thị trường. Ngoài ra nhiều cơ sở khác cũng đã nghiên cứu và chọn tạo ra nhiều
tổ hợp vi sinh vật (men) phù hợp với các giá thể khác nhau và được thị trường chấp nhận.
Theo kết luận trên thì chăn nuôi trên đệm lót sinh học giảm gây ô nhiễm môi trường và
phù hợp nhất đối với mô hình chăn nuôi nông hộ. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là đệm lót
sinh học kỵ nước, sinh nhiệt nên địa hình cao ráo và việc làm mát, tản nhiệt khi thời tiết
nóng cần phải được quan tâm.
1.2.3 Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost)
Ủ phân compost là sử dụng chủ yếu bã phế thải thực vật, phân của động vật mà
thông qua hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của vi sinh vật phân hủy và làm tăng cao chất

lượng của sản phẩm, tạo nên phân bón hữu cơ giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây
trồng. Ủ phân bằng phương pháp này hoàn toàn nhờ sự lên men tự nhiên. Nhờ qua trình
lên men và nhiệt độ tự sinh của đống phân ủ sẽ tiêu diệt được phần lớn các mầm bệnh
nguy hiểm, thậm chí ủ phân có thể phân hủy được cả xác động vật chết khi lượng phế
thải thực vật đủ lớn. Trong phân ủ có chứa chất mùn làm đất tơi xốp, tăng dung lượng
hấp thụ khoáng của cây trồng, đồng thời có tác dụng tốt đến hệ vi sinh vật có ích trong
đất. Phân ủ còn có tác dụng tốt đối với tính chất lý hoá học và sinh học của đất, không
gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường
sinh thái.
1.2.4 Xử lý bằng công nghệ ép tách phân
Đây là công nghệ hiện đại được nhập vào nước ta chưa lâu nhưng rất hiệu quả và
đang được nhiều nhà chăn nuôi quan tâm áp dụng. Dựa trên nguyên tắc “lưới lọc” máy
ép có thể tách hầu hết các tạp chất nhỏ đến rất nhỏ trong hỗn hợp chất thải chăn nuôi, tùy
theo tính chất của chất rắn mà có các lưới lọc phù hợp. Khi hỗn hợp chất thải đi vào máy
ép qua lưới lọc thì các chất rắn được giữ lại, ép khô và ra ngoài để xử lý riêng còn lượng
nước theo đường riêng chảy ra ngoài hoặc xuống hầm khí sinh học xử lý tiếp. Độ ẩm của
sản phẩm (phân khô) có thể được điều chỉnh tùy theo mục đích sử dụng. Quá trình xử lý
này tuy đầu tư ban đầu tốn kém hơn nhưng rất hiện đại, nhanh, gọn, ít tốn diện tích và
đang là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đối với các trang trại chăn nuôi lợn,
trâu bò theo hướng công nghiệp hiện nay.
18


1.3

Khái quát về rơm rạ phối trộn
Rơm rạ là nguồn phế thải trong nông nghiệp, rơm rạ chiếm khoảng một nửa sản

lượng của cây ngũ cốc, như lúa mạch, lúa mì, lúa gạo. Trong trường hợp ở nước ta, thì
rơm rạ chủ yếu phát sinh từ cây lúa nước. Trung bình, để tạo ra 1 tấn gạo đã thải ra

khoảng 1,2 tấn rơm rạ. Sản lượng lúa gạo năm 2007 toàn quốc đạt 36 triệu tấn. Như vậy,
lượng rơm rạ thải ra hằng năm vào khoảng 43 triệu tấn. Số liệu thống kê hằng năm được
trình bày theo bảng 1.2

Bảng 1.2 Số liệu thống kê hàng năm về sản lƣợng lƣơng thực

II.

Tổng quan vể trùn quế

2.1

Khái quát về trùn quế
Theo các tác giả Thái Trần bái và Đỗ Văn Nhượng (1985), ở Việt Nam có 6 họ

trùn. Họ Megascolecdae có tới 97 loài trong đó 110 loài của các họ trùn đất. Trong số

19


này có loài Perionyx excavatus thường sống trên mặt đất, nơi ẩm ướt, có nhiều phân và
rác mục (Nguyễn Văn Bảy, 2003).
Trùn quế tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ Megascocidae
(họ cự dẫn), lơp Olygochaeta (lơp trùn ít tơ), ngành Annelides (trùn đốt). Trùn quế là
động vật không xương sống, cơ thể phân đốt, phần đầu thoái hóa, có mang đai sinh dục,
có hệ cơ quan bên trong cơ thể như hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ thần kinh,...được sắp
xếp theo đốt. Mỗi đốt mang một đôi hạch thần kinh giúp trùn ghi nhận cảm giác và phàn
ứng đáp trả với các điều kiện môi trường bên ngoài một cách nhạy cảm.
Trùn thuộc nhóm ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ
đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với quần thể lớn và không có khả năng cải tạo

đất trực tiếp như một số trùn địa phương.
Trùn quế là một giống trùn được thuần hóa, nhập nội và đưa vào nuôi công
nghiệp. Là loài trùn mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay và dễ thu
hoạch....Cơ thể giun quế nước chiếm khoảng 80 – 85%, chất khô khoảng 15 – 20%.
Hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chất khô) như sau: Protein: 68 –70%, lipid: 7
– 8%, chất đường: 12 –14 %, tro 11 – 12%. Do có hàm lượng protein cao nên giun quế
được xem là nguồn dinh dưỡng bổ sung quý giá cho các loại gia súc, gia cầm, thủy hải
sản…
Sản phẩm phân trùn quế là loại phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng
cao, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, không chứa các vi sinh vật gây bệnh đường ruột
như Ecoli,samonela, Coliform,..
Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc chuyển hóa chất thải ở Philippines,
Australia và một số nước khác (Gurrero, 1983; Edwards, 1995). Trùn được phân bố ở
nhiều quốc gia: Việt nam, Ấn Độ, Indonesia, Úc, Đài Loan, Hawai,…
2.1.1 Đặc điểm hình thái
Cơ thể có hình trụ, dài hơi dẹp, phần đầu và đuôi hơi nhọn, cơ thể thon dài phân
thành nhiều đốt, bên trong mỗi đốt tương ứng với một xoang thân. Mỗi đốt có một vòng

20


tơ, khi di chuyển các đốt co duỗi kết hợp với lông tơ bên dưới các đốt bám vào cơ chất
đẩy cơ thể di chuyển dễ dàng.
Trên cơ thể trùn đã trưởng thành đai sinh dục thường có 1 vòng có dạng như chiếc
nhẫn, đây là đai sinh dục. Đai sinh dục thể hiện rất rõ khi trong giai đoạn sinh sản,
thường vào ngày thứ 30 trong chu kỳ đời sống.
a) Màu sắc
Tùy theo tuổi, trùn mới nở có màu trắng, trùn con có màu hồng nhạt, trùn trưởng
thành và già có màu đỏ với màu mận chín có mặt lưng màu nhạt dần về phía bụng, bên
ngoài cơ thể có một lớp kitin mỏng chứa sắc tố do đó khi ra ánh sáng cơ thể chúng phát

quang màu xanh tím, có đường kẻ dưới bụng màu nhạt và sáng ở gần vành miệng .
b) Kích thước
Trùn nhỏ dài khoảng 3cm, tiết diện 0,2cm. Trùn trung bình dài khoảng 3 – 10cm, tiết
diện thân 0,2 – 0,5cm. Trùn lớn dài trên 10cm, đường kính 0,5 – 0,6cm (Gautam và
Chaudhuri, 2002. Trích dẫn bởi Nguyễn Văn Bảy, 2002)
2.1.2 Cấu tạo cơ thề
 Hệ thống tiêu hóa
Gồm lỗ miệng  xoang miệng hầu  thực quản mề  dạ dày  ruột  manh
tràng  trực tràng và hậu môn.
Lỗ miệng: Trùn nuốt thức ăn bằng lỗ miệng, lỗ miệng nằm ở đỉnh đầu và hơi lệch về
phía bụng.
Xoang miệng: Nằm ở đốt I và II, không có răng, vách xoang miệng mỏng có tác
dụng tiếp nhận và giữ thức ăn.
Hầu: Vách hầu có tầng cơ dày kéo dài từ đốt thứ III cho đến đốt thứ V.
Thực quản: Nằm ở đốt thứ VI và đốt thứ VII, hai bên thực quản nhô ra 1 hoặc nhiều
đôi có dạng hình túi, có tác dụng điều tiết độ pH, hỗ trợ các enzyme tiêu hóa hoạt động

21


và hệ vi sinh vật hữu ích trong đường tiêu hóa tồn tại và hoạt động đồng thời cũng có tác
dụng quan trọng trong việc thải khí CO2 ra ngoài.
Mề: Là bộ phận phình to của ống tiêu hóa có dạng túi tròn, thành mề mỏng, nằm ở
đốt thứ VIII, IX, X. nó có tác dụng chứa thức ăn tạm thời, làm ướt và làm mềm thức ăn
và cũng có tác dụng nhất định trong việc tiêu hóa một phần protein của thức ăn.
Dạ dày: Là phần thu hẹp lại của ống tiêu hóa, nằm ở đốt thứ XI đến đốt thứ XIV,
thông với ruột non, có tác dụng tiết ra enzyme tiêu hóa như enzyme protease, amylase,
lipase, cellulose, kitinase, ..
Trực tràng: Có thành mỏng và hẹp, không có tác dụng tiêu hóa thức ăn mà chỉ là nơi
chứa các chất thải sau khi tiêu hóa và đẩy ra ngoài qua hậu môn. Lượng thức ăn mỗi

ngày được ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể nó.
Những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ tiêu hóa theo phân ra khỏi cơ thể trùn
nhưng vẫn còn hoạt động ở màng dinh dưỡng trong một thời gian dài. Đây là một trong
những nguyên nhân làm cho phân trùn có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải
tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên.
 Hệ bài tiết:
Trùn bài tiết chất thải chứa đạm dưới dạng ammoniac và urea qua các cặp thận ở các
đốt.
 Hệ thần kinh:
Gồm hạch não, chuỗi hạch thần kinh bụng và dây thần kinh cùng với cơ quan cảm
giác và cung phản xạ, trong hệ thần kinh còn có một số tế bào tiết ra các kích thích tố
ảnh hưởng rất lớn đối với sinh sản và tái sinh sản. Đáng chú ý là trùn quế không có mắt
nhưng vẫn có cảm giác với ánh sáng nhờ tế bào cảm nhận ánh sáng nằm phân tán dưới
da.
 Hệ sinh dục:

22


Trùn quế là loại động vật lưỡng tính, do đó chúng thụ tinh chéo để sinh sản, tuyến
sinh dục tập trung ở một số đốt và có hệ thống dẫn tinh riêng.
- Cơ quan sinh dục cái gồm: buồng trứng, ống dẫn trứng, túi nhận tinh.
- Cơ quan sinh dục đực gồm có: tinh hoàn, túi chứa tinh, ống dẫn tinh và tiến liệt
tuyến. Cơ quan sinh dục nằm ở phần trước của cơ thể.
2.1.3 Đặc điểm sinh lý
Trùn quế sống trên mặt đất, thích sống nơi môi trường ẩm ướt, tối, có nhiều chấ hữu
cơ đang phân hủy và độ pH ổn định. Tế bào da của trùn quế rất mỏng, thường xuyên
tiết ra chất nhờn để bảo vệ cơ thể và thích ứng với điều kiện chui rúc trong môi trường
tối và ẩm thấp đo đó trùn quế rất nhạy, phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên
độ nhiệt độ cao, độ mặn và điều kiện khô hạn.

a) Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho trùn phát triển từ 5ᵒC – 30ᵒC, nhiệt độ thích hợp nhất cho sự
sinh trưởng và sinh sản của trùn là 25ᵒC – 30ᵒC, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương
đối ổn định và có độ ẩm cao như điều kiện của khu vực phía nam, chúng sinh trưởng và
sinh sản rất nhanh. Ở nhiệt độ môi trường quá cao, để thích nghi trùn sẽ huy động năng
lượng bằng cách tăng cường hô hấp, kéo theo quá trình dị hóa tăng theo, từ đó tiêu tốn
thức ăn cũng tăng lên do đó nhiệt độ cao chúng sẽ bỏ đi và chết dần. Quá trình trên theo
chiều ngược lại ở nhiệt độ quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết.
Tóm lại, chúng có thể chết khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, khi quá khô và nhiều
ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại khá lâu trong môi trường nước có đầy đủ oxy
b) Độ ẩm
Nước là thành phần quan trọng chiếm 80 – 85% khối lượng cơ thể trùn, với các
loại giống khác nhau thì ngưỡng độ ẩm thích hợp cũng khác nhau, độ ẩm thích hợp nhất
cho trùn sinh trưởng và phát triển là 60 – 70%. Độ ẩm và nhiệt độ có mối quan hệ lẫn
nhau và tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và sinh sản của trùn.

23


c) Ánh nắng
Trùn rất sợ ánh nắng nên cần phải che chắn để tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào
chuồng làm cho giun sợ và chui xuống phía dưới để sống. Tuy nhiên, khi che chắn vẫn
phải đảm bảo được sự thông thoáng của chuồng trại và nhiệt độ trong chuồng nuôi.
d) Độ pH
Chúng có thể sống ở phổ pH khá rộng từ 4 – 9 tuy nhiên trùn quế sống và sinh sản tốt
nhất ở pH 6,5 – 7,5. Nếu pH quá thấp hoặc quá cao chúng sẽ bỏ đi.
e) Không khí
Trùn quế hô hấp qua da, do đó môi trường sống đòi hỏi thoáng khí. Tuy nhiên thức
ăn của giun chủ yếu là phân nên hàm lượng khí độc hại ( CO2 ,H2S, SO2 , NH3...) tồn tại
với nồng độ cao trong môi trường nuôi. Do đó phải tạo sự thông thoáng cho chuồng nuôi,

tránh hiện tượng tồn lưu khí độc làm ảnh hưởng đến sự phát triển của giun.
f) Tập tính ăn
Trùn ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân
hủy, phân gia súc, gia cầm…). Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao
sẽ hấp dẫn chúng hơn, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn.
Do vậy trong tự nhiên, trùn quế không đào hang sâu mà sống ở lớp bề mặt phía trên,
những nơi ẩm thấp, gần cống rãnh, noi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rửa.
Chúng thường tìm thức ăn trong trời tối.
2.1.3 Đặc điểm sinh sản
Trùn quế là sinh vật lưỡng tính ( có cả cơ quan sinh dục đực và cái ), chúng có đai
và lỗ sinh dục nằm ở phía đầu của cơ thể, có thể giao phối chéo với nhau để hình thành
kén ở mỗi con, kén được hình thành ở đai sinh dục, kén trùn di chuyển dần về phía đầu.
Kén trùn quế có dạng thon dài, một đầu tròn và một đầu kia nhọn hơn, kích thước
gần 1mm ban đầu có màu trắng đục, sau đó chuyển sang xanh nhạt rồi vàng ngọc trai,
sau đó chuyển sang màu xanh lục hoặc nâu nhạt , kén có màu nâu sẫm khi sắp nở.
24


Thời gian nở tùy thuộc vào điều kiện môi trường – nhiệt độ, độ ẩm. Trong điều
kiện bình thường thời gian nở của ấu trùn là 2 – 3 tuần, mỗi kén chứa từ 1 – 20 trùn con.
Khi nhiệt độ tăng thì thời gian trung bình kén nở giảm, tỷ lệ kén nở tăng.
Số lượng kén thay đổi theo giống loài, thông thường nếu chăm sóc tốt trong điều
kiện thích hợp trùn có thể đẻ kén liên tục với tân xuất một kén trên tuần.
Trùn trưởng thành (0,08 – 0,12g/con) → sinh đẻ con (20 ngày) → Kén (12 – 18
ngày) mỗi kén có thể nở từ 1 – 20 trùn con → Trùn con (<0,05g/con, dài 2 – 3mm),
sau 5 – 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn đỏ
thẫm trên lưng dài 1 – 2cm.
Trùn sinh trưởng bằng cách tăng số lượng đốt thân hoặc tăng tiết diện đốt. Khoảng
từ 15 – 30 ngày sau, chúng trưởng thành và bắt đầu xuất hiện đai sinh dục (theo Arellano,
1997); từ lúc này chúng bắt đầu có khả năng bắt cặp và sinh sản. Con trưởng thành khỏe

mạnh có màu mận chín và có sắc ánh kim trên cơ thể.
Sau 60 ngày trùn đạt 8-10 cm (thu trùn thịt lúc này là tốt nhất).
Từ 70 – 90 ngày trùn bắt đầu đẻ trứng nhưng tỷ lệ nở thấp.
Từ 90 ngày tuổi trở đi, trùn trưởng thành hoàn chỉnh, trùn đẻ rất khỏe (1tuần/lần)
và tỷ lê trứng nở cao nếu trùn được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. Những con trùn đã già có
đai sinh dục thoái hóa. Thời gian sinh sản của trùn liên tục quanh năm và cứ diễn ra
trung bình một tuần một lần, nếu không có yếu tố bất lợi thì sự phát triển của trùn quế
luôn tăng theo cấp số nhân.
2.2

Kỹ thuật nuôi trùn quế

2.2.1 Đặc điểm chuồng trại
Tùy mục đích và quy mô kinh doanh mà ta xây dụng các dạng chuồn trại khác
nhau. Nếu nuôi với mục đích lấy trùn nhằm tăng khẩu phần ăn của vật nuôi thì có thể làm
chuồng nuôi đơn giản như nuôi trong chum, chậu,... Nếu nuôi lấy phân cần quy mô lớn
hơn ta nên làm chuồng bằng nilon, gạch,...

25


×