Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Chủ nghĩa tư bản độc quyền, lịch sử hình thành và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.68 KB, 9 trang )

ĐỀ TÀI:CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của CNTB chúng ta có thể
khái quát lại sự phát triển của CNTB như sau:
CNTB được hình thành từ thế kỷ 15, 16 được đánh dấu bằng cuộc cách
mạng TS Anh và đến thế kỷ 17, 18 thì khẳng định rõ vai trò của PTSX
TBCN. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 thế giới nổ ra cuộc cách mạng kỹ thuật
lần I trong CN0, lao động chân tay được thay thế bằng máy móc. Vì vậy,
NSLĐ tăng cao, làm cho LLSX phát triển nhanh chóng trong khi QHSX vẫn
dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân về TLSX. Do đó, mâu thuẫn trong PTSX
TBCN có dấu hiệu bùng nổ mạnh mẽ. Nghĩa là giờ đây QHSX không còn
phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX nữa. Vì vậy, bắt buộc CNTB
phải có sự thay đổi trong QHSX sao cho phù hợp với LLSX. Do đó, CNTB
chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn mới – CNTB độc quyền.
Trong giai đoạn độc quyền, CNTB có những biểu hiện mới như: độc quyền,
độc quyền nhà nước, độc quyền xuyên quốc gia. Vì vậy người ta gọi chung
giai đoạn mới này là CNTB độc quyền hay CNTB hiện đại để phân biệt với
giai đoạn tự do cạnh tranh.
Có thể mô hình hoá sự phát triển của CNTB trong quá trình phát triển của nó
như sau:
XV
TDCT
CNĐQ
CNTB hiện nay
Cuối XIX
Sau CTTGT2
ĐQ
Vậy trong giai đoạn mới này CNTB có những đặc trưng gì khác giai đoạn
TDCT. Để hiểu rõ vấn đề này hôm nay chúng ta đi nghiên cứu bài mới:
A. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CƠ BẢN CỦA CNTB HIỆN ĐẠI
(CNTB ĐỘC QUYỂN)
I. Sự chuyển biến từ CNTB tự do cạnh tranh thành CNTB độc quyền


Nghiên cứu CNTB thờ
Hai là, cạnh tranh tự do một mặt buộc các nhà TB phải cải tiến kỹ thuật,
tăng quy mô tích luỹ để chiến thắng trong cạnh tranh, mặt khác làm cho
nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém thì bị phá sản hoặc bị các đối
thủ mạnh hơn thôn tính, hoặc phải liên kết với các xí nghiệp khác thành
những xí nghiệp có quy mô lớn hơn để đứng vững trong cạnh tranh. Vì vậy,
xuất hiện một số xí nghiệp TB lớn nắm địa vị thống trị một ngành hay trong
một số ngành CN0.


Ba là, những xí nghiệp và công ty lớn tiếp tục cạnh tranh với nhau ngày
càng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế nảy sinh xu hướng thoả hiệp dẫn
đến hình thành các tổ chức độc quyền.
Bốn là, khủng hoảng KT đặc biệt là cuộc khủng hoảng 1873, 1898, 1903
làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ bị phá sản hoặc phải cải tiến kỹ thuật, hoặc phải
xác nhập để thoát khỏi khủng hoảng, những xí nghiệp đứng vững có cơ hội
vươn lên khả năng tập trung SX ngày càng lớn, do đó thúc đẩy quá trình tích
tụ, tập trung TB và tích tụ, tập trung SX.
Trong thời kỳ TDCT ở bất kỳ ngành SXKD. Chạy theo lợi nhuận một cách
mù quáng, chính là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế, mà phổ biến
là khủng hoảng thừa dưới CNTB. Khủng hoảng kinh tế làm phá sản hàng
loạt các doanh nghiệp TBCN, đẩy nhanh quá trình tập trung tư bản, hình
thành những tư bản cá biệt lớn hơn thông qua các hoạt động sáp nhập hoặc
thôn tính các tư bản nhỏ, lẻ.
Các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trong các năm 1873, 1898, 1903 … diễn
ra ở hầu hết các nước TBCN phát triển lúc đó trong điều kiện kinh tế thị
trường chứng khoán đã phát triển làm cho tích tụ và tập trung TB diễn ra với
một tốc độ và quy mô lớn hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước. Kết quả
là làm xuất hiện những công ty TB khổng lồ giữ địa vị độc quyền trong
những ngành chủ chốt, thậm chí trong nền kinh tế của một nước TB lớn. Đó

cũng là cái mốc đánh dấu sự kết thúc giai đoạn tự do cạnh tranh trong
phương thức SX TBCN.
Năm là, sự phát triển của tín dụng TBCN trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc
đẩy sự tập trung SX, nhất là hình thành các công ty cổ phần tạo ra khả năng
xuất hiện các tổ chức độc quyền.
Tất cả các nguyên nhân đó dẫn đến sự ra đời của các tổ chức độc quyền và
CNTB chuyển từ giai đoạn TDCT sang giai đoạn độc quyền.
Địa vị độc quyền trong nền KT khi nhà nước tư sản chưa can thiệp trực tiếp
vào KT, cho phép các tổ chức ĐQ tự do làm mưa, làm gió trên thị trường,
tạo nên cơ sở cho những nhận thức sai lầm về giai đoạn phát triển này của
CNTB. Để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác nói chung và KTCT
Mác – Lênin nói riêng, V.I.Lênin đã tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận KT quan trọng, phát triển KTCT mác xít trong những
điều kiện lịch sử mới của CNTB: giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (hay giai đoạn
độc quyền của CNTB - CNTB hiện đại) tức là giai đoạn phát triển cao nhất
của phương thức SX mới. Lý luận của V.I.Lênin về chủ nghĩa đế quốc bao
gồm hàng loạt những phân tích, đánh giá các vấn đề về KT, CT, XH ở các
nước TBCN phát triển, nhất là lúc bấy giờ, trên cơ sở đó là việc vạch rõ
những đặc trưng kinh tế cơ bản của CNTB trong giai đoạn thống nhất của
các tổ chức ĐQ.


Sống trong thời kỳ CNTB ĐQ hình thành và phát triển vào cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX, vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác vào
điều kiện lịch sử đó, V.I.Lênin đã chứng minh rằng, CNTB đã chuyển sang
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đồng thời Người nêu ra 5 đặc điểm cơ bản của
chủ nghĩa đế quốc.
II. Những đặc điểm kinh tế của CNTB hiện đại
1. Tích tụ, tập trung sản xuất và sự xuất hiện các tổ chức độc quyền
a. Tập trung SX

Cơ sở của tập trung sản xuất là tập trung TB. Muốn có tập trung TB thì phải
có tích tụ TB. Vậy thì tích tụ TB là gì? Tập trung TB là gì?
- Tích tụ TB là quá trình làm tăng quy mô của TB cá biệt bằng việc TB hoá
giá trị thặng dư nghĩa là biến một phần giá trị thặng dư thành TB bất biến
phụ thêm và TB khả biến phụ thêm để mở rộng SX. Tích tụ TB là kết quả
của quá trình tích luỹ TB.
Như vậy quá trình tích tụ TB làm cho quy mô của TB cá biệt tăng lên, do đó
làm cho quy mô của TB xã hội tăng lên.
- Tập trung TB là quá trình làm tăng TB cá biệt bằng cách hợp nhất
nhiều TB cá biệt thành một TB cá biệt khác lớn hơn. Hay nói cách khác
đó là quá trình sát nhập vốn của nhiều TB vừa và nhỏ để hình thành lên
TB có vốn lớn hơn.
Như vậy, quá trình tập trung TB làm cho quy mô của TB cá biệt tăng lên
nhưng quy mô của TB xã hội không thay đổi. Tập trung SX là sự thống nhất
giữa tích tụ và tập trung TB.
* Tập trung SX là gì?
Tập trung SX là sự mở rộng quy mô SX trên cơ sở tập trung các yếu tố
SX. Hay nói cách khác, tập trung SX là quá trình tăng quy mô SX bằng
cách sát nhập nhiều xí nghiệp nhỏ lại thành xí nghiệp có quy mô lớn.
VD:
TB A có quy mô giá trị 5 triệu USD
TB B có quy mô giá trị là 7 triệu USD
TB C có quy mô giá trị là 3 triệu USD
Để mở rộng SX ba nhà TB đã này sát nhập với nhau hình thành nên TB cá
biệt ABC có quy mô giá trị là 15 triệu USD
Trong những năm gần đây làn sóng sát nhập diễn ra rất sôi động khắp thế
giới: chẳng hạn năm 1996 toàn TG có 22.729 vụ sáp nhập, hiện nay con số
đó đã lên tới gần 40 nghìn vụ sát nhập. Quy mô sát nhập ngày càng lớn.
VD: Năm 1908 công ty Morgan mua công ty gang thép Carnegie và hơn 20
công ty khác để thành lập tập đoàn Morgan với giá 1,4 tỷ USD. Hiện nay tập

đoàn này có tới 69 công ty thành viên với tổng số vốn khoảng 70 tỷ USD.
Năm 1998 ngân hàng thương mại lớn nhất của Mỹ là Citi copr sát nhập với
Travelers Group với trị giá gần 70 tỷ USD


12/1998 công ty dầu lửa Mobil và Esso sát nhập với trị giá 238 tỷ USD
Ngày nay, làn sóng sát nhập trở thành trào lưu mạnh mẽ, nếu năm 1992 số
cuộc sát nhập của các công ty xuyên quốc gia là 1.800 cuộc với số tiền giao
dịch là hơn 70 tỷ USD thì đến năm 1999 con số đó đã tăng lên nhiều lần với
tổng giá trị các cuộc sát nhập lên tới con số kỷ lục là 2.200 tỷ USD, tăng
165% so với năm 1998.
- Vấn đề là do đâu mà có tập trung sản xuất ?
Diễn giảng: Theo Lênin: “Tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung SX và sự tập
trung SX này khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc
quyền”. Điều này được thực tế chứng minh rất rõ:
Vào cuối thế kỷ 19 đầu Thế kỷ 20, do sự phát triển của KHKT làm cho
LLSX phát triển mạnh mẽ. Mặt khác, dưới sự tác động của hàng loạt các quy
luật KT, đặc biệt là quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung-cầu
làm cho các xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, hình thành các xí nghiệp có
quy mô lớn hơn. Các xí nghiệp này tiếp tục cạnh tranh với nhau và một số xí
nghiệp lớn này lại bị phá sản, hình thành một số ít các xí nghiệp có quy mô
lớn hơn nữa. Quá trình này lại tiếp tục diễn ra và dẫn đến việc hình thành
một số xí nghiệp khổng lồ. Các xí nghiệp này tiếp tục cạnh tranh với nhau
nhưng không ai thắng nổi ai nên họ có xu hướng thoả hiệp với nhau, liên kết
cùng SX. Do đó, thúc đẩy tập trung SX.
Kết quả của tập trung SX là đã hình thành ra các tổ chức TB độc quyền. Như
vậy chúng ta có thể thấy rằng: độc quyền được sinh ra từ cạnh tranh tự do.
Nhưng tại sao tập trung SX lại dẫn tới độc quyền
Tóm lại: Tập trung SX dẫn tới độc quyền vì:
- Do tập trung SX nên trong mỗi ngành chỉ có một số ít XN kếch xù nắm đại

bộ phận SX của ngành đó nên chúng dễ dàng thoả thuận, liên minh với nhau.
- Do quy mô của XN lớn, cấu tạo hữu cơ của các XN này rất cao. Do đó việc
dịch chuyển TB trở lên khó khăn hơn, cạnh tranh tự do khó khăn hơn. Vì
vậy, chúng liên kết lại với nhau hình thành các tổ chức ĐQ.
Vậy tổ chức độc quyền là gì?
Tổ chức độc quyền: là sự liên minh giữa những nhà TB nắm phần lớn
việc SX và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó, nhằm mục đích kiểm
soát thị trường, nguồn nguyên liệu để thu lợi nhuận độc quyền cao.
VD: Tổ chức độc quyền IBM của Mỹ sản xuất hơn 70% số máy tính điện tử
của thế giới TBCN.
Ở Đức, những xí nghiệp lớn chỉ chiếm 0,9% trong tổng số các xí nghiệp
nhưng lại chiếm 39,4% tổng số lao động; 75,3% sức hơi nước; 77,2% điện
lực … các xí nghiệp này chiếm phần lớn sản lượng hàng hóa làm ra của
nước Đức.


Ở nước ta hiện nay có một số ngành như: Điện lực, cấp nước sạch thành phố
… vẫn còn mang tính chất độc quyền. Nhưng về bản chất thì khác hẳn các tổ
chức độc quyền TBCN.
Diễn giảng: Tổ chức ĐQ là hình thức vận động mới của QHSX TBCN,
trong đó sở hữu TB mang tích chất tập thể chứ không chỉ là tư nhân thuần
tuý, phương pháp quản lý SXKD cũng như phân phối sản phẩm có những
bước tiến mới. Các nhà TB liên minh với nhau trong dưới nhiều hình thức
mà hình thức cơ bản là góp vốn để lập thành một TB tập thể khổng lồ, số TB
này được gọi là TB độc quyền, các nhà TB sở hữu vốn TB đó gọi là các nhà
TB độc quyền. Với số vốn khổng lồ đó các nhà TBĐQ dễ dàng đánh bại các
nhà TB khác, thực hiện sự thống trị về SX, kiểm soát thị trường, thao túng
về giá cả và kiếm được lợi nhuận độc quyền cao.
Các tổ chức ĐQ ra đời, tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ một ngành (đơn ngành) hay

nhiều ngành (đa ngành). Đó là các hình thức sau:
b. Những hình thức độc quyền cơ bản
+ Liên kết ngang (đơn ngành)): Có các hình thức sau:
- Cácten: (Tiếng Pháp là Cartel có nghĩa là đồng minh hoặc hiệp định).
Là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà TB thông qua hình thức
ký hiệp nghị thoả thuận với nhau về giá cả, về kỳ hạn trả tiền, về phân
chia thị trường tiêu thụ, về sản lượng hàng hoá…
VD: Các nhà TB tham gia vào Cácten phải thỏa thuận với nhau về giá bán
và thị trường chẳng hạn: ở Miền Bắc có một Các ten sản xuất bia do 3 nhà
TB thoả thuận với nhau:
Anh A sản xuất bia Hà Nội bán ở địa bàn quanh Hà Nội với giá 8000đ/chai.
Anh B sản xuất bia Samigeo bán ở Hải Phòng với giá 8000đ/ chai.
Anh C sản xuất bia tiger bán ở Hải Dương với giá 8000đ/chai…
Hình thức này phát triển nhiều nhất ở Đức. Vì vậy Đức thường được gọi là
“nước của các Cartel”.
VD: Năm 1857 xuất hiện Cácten đầu tiên, 1896 có 250 Cácten, 1905 có 385
Cácten, 1911 tăng lên đến 600 cácten và trở thành cơ sở kinh tế của toàn bộ
nền kinh tế Đức.
Đây là hình thức ĐQ mang tính sơ khai, đơn giản. Các nhà TB vẫn độc lập
với nhau trong việc SX và LT. Họ chỉ liên kết với nhau 1 hiệp nghị về thị
trường tiêu thụ, giá bán hàng hóa, giá mua nguyên vật liệu, …Vì vậy họ
chưa gắn bó chặt chẽ với nhau, dễ dẫn đến tình trạng các nhà TB không làm
đúng ký kết và thường vi phạm hợp đồng. Do đó, hình thức này dễ bị phá vỡ
và thay vào đó là 1 tổ chức độc quyền cao hơn, ch¾c ch¾n h¬n.


- Xanhđica: (Tiếng Pháp là Syndicat nghĩa là tổ hợp) Đây là hình thức
phát triển cao hơn, các nhà TB tham gia vào Xanhđica bầu ra một ban
quan trị điều hành việc mua bán, giá cả, thị trường.
Các xí nghiệp tham gia Xanhđica vẫn giữ độc lập về SX, chỉ mất độc lập về

LT: mọi việc mua - bán do một ban quản trị chung của Xanhđica đảm nhiệm.
Mục đích của Xanhđica là thống nhất đầu mối mua và bán để bán hàng với
giá đắt và mua nguyên liệu với giá rẻ nhằm thu lợi nhuận độc quyền
cao. Như vậy, hình thức này đã phát triển cao hơn, ổn định, chặt chẽ hơn so
với Cácten. Hình thức này phát triển mạnh nhất ở Nga, ở Đức, hầu hết các
Cartel đều phát triển lên thành Xanhđica.
VD: ở Miền Trung có một Xanhđica sản xuất đường. Họ thành lập ra một
ban quản trị điều hành việc mua mía ở đâu? và bán đường ở đâu? với giá là
bao nhiêu? Chẳng hạn, ban quản trị quyết định chỉ mua nguyên liệu mía ở
các tỉnh miền trung và bán đường trên toàn quốc với giá là 6000đ/kg.
Như vậy, tham gia vào Xanhđica, các nhà TB rất có lợi còn người sản xuất
nguyên liệu và người tiêu dùng thì bị thiệt.
Tơrớt: (Tiếng Anh là Trust) Thực chất của Tơrớt là các công ty cổ phần,
các nhà TB trở thành các cổ đông góp vốn và thu lợi tức cổ phần. Việc
SX và LT hàng hóa do ban quản trị và giám đốc điều hành.
Như vậy, người tham gia vào Tơrớt mất hết độc lập cả trong SX lẫn trong
LT. Họ trở thành cổ đông thu lợi tức cổ phần.
Đây là hình thức t/c độc quyền hoàn thiện vì tất cả hoạt động của các nhà TB
bây giờ (SX cái gì, bán ở đâu, giá bao nhiêu?) căn cứ vào quy định của hội
đồng quản trị. Tơrớt là hình thức tổ chức độc quyền mang tính bản chất nhất,
cốt lõi nhất và ổn định nhất vì nó khắc phục được những thiếu sót của các
hình thức độc quyền khác. Đây là hình thức đánh dấu bước ngoặt của QHSX
TBCN, sở hữu tư nhân chuyển thành sở hữu tập thể.
Tuỳ thuộc vào trình độ tập trung và tích tụ TB trong những điều kiện cụ thể,
những hình thức độc quyền nói trên có mức độ phổ biến khác nhau giữa các
nước. Chẳng hạn: Cácten là hình thức phổ biến nhất ở Đức; Xanhđica thì ở
Pháp, Nga; Tờ rớt là ở Mỹ.
VD: 1900 ở Mỹ có185 Tơrớt, 1907 lên tới 250 Tơrớt
Như vậy, Cácten, Xanhđica, Tơrớt là các tổ chức độc quyền trong cùng một
ngành, đó là biểu hiện của sự liên kết ngang.

+ Liên kết dọc (liên kết đa ngành):
Quá trình phát triển kinh tế TBCN đã tạo nên một sự liên kết dọc, tức là liên
kết đa ngành, mỗi thành viên có thể là các xanhđica, tơrớt của các ngành
khác nhau liên kết với nhau về kinh tế, kỹ thuật. Hình thức liên kết đó tạo
nên một hình thức độc quyền mới gọi là côngxoocxiom.


- Côngxoócxiom (Consotium): Là hình thức độc quyền liên minh, liên
kết giữa các xí nghiệp của nhiều ngành khác nhau và có liên quan với
nhau về kinh tế và kỹ thuật, do một tập đoàn tài chính khống chế, điều
hành. Thông thường đứng đầu, điều hành một côngxoócxiom là một
ngân hàng độc quyền lớn.
VD: Nhà TB sản xuất giấy có thể liên kết với nhà TB khai thác gỗ, nhà sản
xuất đường….
* Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, độc quyền đã có những biểu hiện
mới cả về hình thức, cơ cấu và cơ chế.
c. Biểu hiện mới của độc quyền
Về hình thức: Do sự phát triển của LLSX, khoa học, công nghệ, đã diễn ra
quá trình hình thành những sự liên kết giữa các độc quyền theo cả hai chiều:
dọc và ngang ở trong và ngoài nước. Trên cơ sở những sự liên kết đó, ra đời
những hình thức tổ chức độc quyền mới. Đó là Consơn, Côngơlômêrết. (Đây
là biểu hiện mới của tổ chức độc quyền).
- Consơn: Đó là tổ chức độc quyền đa ngành, thành phần của nó có
hàng trăm xí nghiệp có quan hệ với những ngành khác nhau và được
phân bố ở nhiều nước.
Trong số 500 công ty lớn nhất của Mỹ có tới 94% là loại Consơn vào những
năm cuối thế kỷ XX so với 49% năm 1949, điển hình về tính đa ngành là
Consơn GMC (General Motor cooperation). Năm 1997 GMC có doanh số là
136,5 tỉ USD. Ngoài ngành sản xuất ôtô chiếm từ 80 90 % tổng số giá trị
sản phẩm, GMC còn thâu tóm những xí nghiệp SX đồ điện thông dụng như

mô tơ, tua bin, đầu máy điêzen, máy giặt, máy hút bụi và một số mặt hàng
khác.
Một thí dụ khác, công ty ITT của Mỹ không chỉ bành trướng trong ngành
thông tin liên lạc mà còn thâm nhập vào ngân hàng, khai thác đáy biển, vũ
trụ, bảo hiểm, báo chí, khách sạn, thực phẩm v.v…
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến độc quyền đa ngành là trong điều kiện cạnh
tranh gay gắt giữa các ĐQ và sự biến động mau lẹ của thị trường thì việc
kinh doanh chuyên môn hoá hẹp dễ bị phá sản; trái lại, việc kinh doanh tổng
hợp tạo điều kiện di chuyển vốn vào những lĩnh vực có lợi nhuận cao, lấy lãi
ở ngành hàng này bù cho những ngành hàng khác gặp khó khăn. Bên cạnh
đó, dưới tác động của CM KH-CN, những ngành lạc hậu cần gải tỏa vẫn
chưa giải tỏa được, trong khi, để tồn tại vẫn phải phát triển thêm những
ngành mới, làm cho cơ cấu tập đoàn cứ phình to ra và bao gồm nhiều ngành
khác nhau.
Bên cạnh đó, hình thức ĐQ đa ngành còn là kết quả của sự chuyển hoá, thay
thế các Tờ rớt đối phó với Luật chống ĐQ ở hầu hết các nước TBCN.


- Côngơlômêrết: (Conglomeate): Là một tổ chức độc quyền được hình
thành trên cơ sở liên kết và thôn tính nhiều TB ở nhiều ngành SX khác
nhau hình thành một khối kinh tế đặt dưới sự kiểm soát về tài chính và
quản lý của một nhóm độc quyền.
Là hình thức tổ chức ĐQ xuất hiện từ những năm 1960. Đó là sự kết hợp vài
chục những hãng vừa và nhỏ không có bất kỳ sự liên quan nào về SX hoặc
dịch vụ cho SX. Mục đích chủ yếu của các Côngơlômêrết là chiếm đoạt lợi
nhuận bằng kinh doanh chứng khoán. Do vậy phần lớn các Côngơlômêrết dễ
bị phá sản nhanh hoặc chuyển thành các Consơn. Tuy nhiên, một bộ phận
các Côngơlômêrết vẫn tồn tại vững chắc bằng cách kinh doanh phương tiện
tài chính trong những điều kiện thường xuyên biến động của nền kinh tế thế
giới.

Về cơ cấu: cũng do tác động của cuộc CM KH và công nghệ, cơ cấu độc
quyền có sự thay đổi. Đó là sự liên kết của các hãng vừa và nhỏ với các hãng
lớn trong một tổ chức ĐQ.
Chẳng hạn, ở các nước TB phát triển là một số xí nghiệp vừa và nhỏ chiếm
hơn 90% tổng số hãng có đăng ký ở các nước tư bản phát triển. Trong những
ngành mới như tin học, chất dẻo, điện tử, các hãng nhỏ chiếm tỷ lệ tuyệt đối
(ở Mỹ các hãng nhỏ chiếm 90% tổng số hãng trong lĩnh vực này).
VD: Tại Mỹ vào những năm 50 của TK 20 chỉ có 10 vạn công ty vừa và
nhỏ. Sau những năm 80, mỗi năm tăng thêm 80 vạn công ty. Chỉ riêng năm
1995 đã có tới 3,5 triệu XN0 chủ yếu là XN0 vừa và nhỏ. Tính đến nay toàn
nước Mỹ có tới 20 triệu xí nghiệp trong đó 18 triệu xí nghiệp là nhỏ (chiếm
90%).
Nhật Bản, các xí nghiệp vừa và nhỏ luôn giữ vai trò to lớn trong mọi giai
đoạn phát triển của nền kinh tế. Các xí nghiệp này chiếm trên 90% tổng số xí
nghiệp ở Nhật, thu hút 74% tổng số lao động, sản xuất gần 50% sản lượng
và cung cấp gần 40% hàng hoá xã hội của Nhật. Có những ngành như chế
tạo thì xí nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 99,5% tổng số xí nghiệp.
Tuy nhiên các xí nghiệp vừa và nhỏ có mối quan hệ chặt chẽ với các xí
nghiệp lớn hơn theo cơ chế kết cấu nền kinh tế “hai tầng”. Tầng trên là các
tổ chức độc quyền nắm giữ tài chính, kỹ thuật (10%), còn tầng dưới là các
xí nghiệp vừa và nhỏ (90%) làm khu đệm, chuyên gia công, lắp ráp, nghiên
cứu, chế tạo thử sản phẩm mới cho các xí nghiệp lớn.
Như vậy, thực chất là xu hướng độc quyền vẫn chi phối nền kinh tế.
Có người gọi hiện tượng trên là “phi tập trung hoá” và cho rằng luận điểm
của V.I.Lênin về tích tụ và tập trung dẫn tới ĐQ không còn đúng nữa. Thực
ra, đó chính là biểu hiện của ĐQ dưới một dạng mới. Thông thường, các
hãng nhỏ thiếu vốn kinh doanh, thiếu thông tin về thị trường và tiến bộ khoa
học - kỹ thuật, thiếu chuyên gia có trình độ cao nên phải lệ thuộc vào các



Consơn hay các Côngơlômêrết về những mặt nói trên. Sự kiểm soát của độc
quyền được thực hiện dưới những hình thức mới thông qua quan hệ hợp tác
giữa TB độc quyền lớn với các hãng vừa và nhỏ. Trong khi duy trì tính độc
lập của mình về tư các pháp nhân, về sở hữu, các hãng nhỏ phụ thuộc vào
các ĐQ lớn về điều kiện vay vốn, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm
hoặc tiêu thụ sản phẩm. Thông qua cái gọi là quan hệ hợp tác, các ĐQ lớn đã
chiếm quyền sở hữu phát minh, sáng chế ngay từ lức mới chỉ là những ý
tưởng và đoạt những phát minh nhiều hứa hẹn mà không phải chi phí bổ
sung lớn. Trong quan hệ hợp tác, các hãng nhỏ và vừa ở tình thế bắt buộc vì
lý do tài chính và kỹ thuật, còn các độc quyền lớn có khả năng lựa chọn bạn
hàng phù hợp với kiểm soát SX nói chung và tiến bộ khoa học - kỹ thuật nói
riêng.
- Độc quyền cũng xuất hiện cả ở những nước đang phát triển. Đó là kết quả
của sự thâm nhập của các công ty xuyên quốc gia vào các nước này. Thông
qua mối quan hệ hợp tác liên doanh, liên kết của các công ty nước chủ nhà
với các công ty xuyên quốc gia làm cho các công ty chủ nhà có đủ điều kiện
chi phối SXKD của một ngành nào đó và trở thành những tổ chức ĐQ.
Về cơ chế: cơ chế ĐQ (nhất là ĐQ xuyên quốc gia) ngày càn bị chi phối bởi
cơ chế thị trường cạnh tranh và cơ chế điều tiết của CNTB ĐQ nhà
nước. Bằng các chính sách điều tiết (kể cả Luật chống ĐQ) đã làm giảm hiệu
lực của cơ chế ĐQ, buộc nó phải tuân thủ cơ chế cạnh tranh. Tuy nhiên, đối
với các ĐQ xuyên quốc gia thì cơ chế này trong chừng mực vẫn còn phát
huy tác dụng.
Như vậy, ĐQ do cạnh tranh sinh ra. ĐQ ra đời không thủ tiêu cạnh tranh,
trái lại nó làm cho cạnh tranh gay gắt và trên quy mô rộng lớn hơn, không
chỉ giữa các tổ chức ĐQ với ngoài ĐQ mà cả giữa các tổ chức ĐQ với nhau.
Độc quyền đi vào mọi ngành, mọi lĩnh vực SXKD, nó nắm các mạch máu
kinh tế nên có sức mạnh to lớn. Vì vậy, các tổ chức ĐQ định ra giá cả ĐQ
cao hơn giá cả SX với những hàng hóa mà họ bán ra và giá cả ĐQ thấp hơn
dưới giá cả SX đối với những hàng hóa mà họ mua vào, qua đó họ thu được

lợi nhuận ĐQ. Do đó, giá cả ĐQ = chi phí SX + lợi nhuận ĐQ cao. Như vậy,
trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, quy luật (m) biểu hiện thành quy luật
ĐQ cao (lợi nhuận ĐQ cao = lợi nhuận bình quân + một số lợi nhuận khác
do sự thống trị của các tổ chức ĐQ trong SX và LT).



×