Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

------------------------

NGUYỄN NGỌC HẢI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

------------------------

NGUYỄN NGỌC HẢI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HOÁ


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ TRỌNG HÙNG

Hà Nội - 2011


i
LỜI CẢM ƠN
Trên cơ sở kết quả học tập, nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, với
chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp tại Trường Đại học Lâm nghiệp, Tôi đã
chọn và hoàn thành Luận văn Thạc sỹ với đề tài: “Nghiên cứu một số giải
pháp phát triển kinh tế trang trại của huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh Hóa”. Để
hoàn thành được Luận văn tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
thầy giáo hướng dẫn TS. Lê Trọng Hùng - Phó vụ trưởng Vụ khoa học
công nghệ, Bộ giáo dục và đào tạo; Các thầy giáo, cô giáo Trường Đại
học Lâm nghiệp; Huyện uỷ - HĐND - UBND huyện Hậu Lộc; Các cơ
quan, đơn vị có liên quan và các đồng nghiệp đã dành sự quan tâm, tạo
điều kiện, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi cam đoan Luận văn được xây dựng trên cơ sở những nội dung,
số liệu thu thập đúng quy định, nghiên cứu độc lập và không sao chép.
Bản luận văn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bản thân tôi
đã nỗ lực cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong tiếp
tục nhận được sự quan tâm tham gia đóng góp ý kiến.
Xin trân trọng cảm ơn!

Thanh Hóa, ngày

tháng năm 2011

HỌC VIÊN

Nguyễn Ngọc Hải


ii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................. v
Danh mục bảng................................................................................................. vi
Danh mục các biểu đồ ..................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI .......................................4

1.1. Lịch sử phát triển trang trại trên thế giới ............................................... 4
1.2. Lịch sử phát triển trang trại ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á ................ 5
1.3. Tình hình phát triển trang trại ở Việt nam.............................................. 6
1.4. Lý luận cơ bản về kinh tế trang trại ....................................................... 9
1.4.1. Khái niệm về kinh tế trang trại ....................................................... 9
1.4.2. Đặc điểm cơ bản của kinh tế trang trại .......................................... 9
1.4.3. Vai trò của kinh tế trang trại ........................................................ 11
1.4.4. Tiêu chí cụ thể để xác định trang trại gia đình ............................. 13
1.5. Phát triển kinh tế .................................................................................. 14

1.6. Phát triẻn bền vững ............................................................................. 15
1.7. Các chủ trương chính sách phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam ... 16
1.7.1. Các quan điểm cơ bản của Đảng về phát triển kinh tế trang trại 17
1.7.2. Các chính sách chủ yếu về phát triển kinh tế trang trại ............... 19
Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................24

2.1. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu ............................................................ 24
2.1.1. Mục tiêu chung .............................................................................. 24
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 24
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 24


iii
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 25
2.4.1. Phương pháp thu nhập thông tin .................................................. 25
2.4.2. Phương pháp phân tích so sánh .................................................... 27
2.4.3. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu ....................................... 28
2.4.4. Phương pháp chuyên gia .............................................................. 29
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................30

3.1. Những đặc điểm cơ bản của huyện Hậu Lộc ....................................... 30
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 30
3.1.2. Khí hậu thời tiết............................................................................. 31
3.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên chính .............................................. 32
3.2.1. Tài nguyên đất ............................................................................... 32
3.2.2. Tài nguyên rừng ............................................................................ 34
3.2.3. Tài nguyên nước ............................................................................ 34
3.2.4. Tài nguyên biển và nguồn lợi hải sản ........................................... 35

3.2.5. Tài nguyên khoáng sản ................................................................. 35
3.3. Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực .................................................... 35
3.3.1. Dân số, lao động ........................................................................... 35
3.3.2. Phân bố dân cư ............................................................................. 37
3.4. Đánh giá tổng hợp các yếu tố nguồn lực phát triển ............................. 37
3.4.1. Thuận lợi ....................................................................................... 37
3.4.2. Khó khăn, hạn chế ......................................................................... 38
3.5. Đánh giá phát triển KT-XH huyện Hậu Lộc giai đoạn 2000- 2010 .... 38
3.5.1. Vai trò huyện của Hậu Lộc trong tổng thể tỉnh Thanh Hoá ......... 38
3.5.2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................. 40
3.5.3. Đánh giá tình hình phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
................................................................................................................. 43
3.5.4. Nhận xét chung .............................................................................. 53
3.6. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Hậu lộc ................. 56
3.6.1 Trang trại đạt tiêu chí .................................................................... 56


iv
3.6.2. Trang trại gần đạt tiêu chí và trang trại nhỏ ................................ 65
3.6.3. Kết quả dồn điền, đổi thửa, tạo quỹ đất để PT KTTT ................... 68
3.6.4. Kết quả việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho chủ trang trại ..... 69
3.6.5. Kết quả thực hiện chính sách nhằm khuyến khích phát triển KTTT
................................................................................................................. 69
3.7. Đánh giá về phát triển trang trại của huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa 72
3.7.1. Mặt tích cực................................................................................... 72
3.7.2. Tồn tại hạn chế .............................................................................. 73
3.7.3. Nguyên nhân của tồn tại ............................................................... 74
Chương 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN
HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011-2020 .................................76


4.1. Quan điểm phát triển ............................................................................ 76
4.2. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại .......................................... 77
4.2.1. Về tổng quát .................................................................................. 77
4.2.2. Về cụ thể ........................................................................................ 77
4.3. Giải pháp thực hiện .............................................................................. 79
4.3.1. Giải pháp về đất đai : ................................................................... 79
4.3.2 Giải pháp về vốn ............................................................................ 80
4.3.3 Giải pháp về cơ sở hạ tầng: ........................................................... 80
4.3.4.Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm .............................. 80
4.3.5. Giải pháp về môi trường:Là nhân tố để KTTT phát triển bền vững
................................................................................................................. 81
4.3.6.Giải pháp về khoa học công nghệ .................................................. 81
4.3.7.Giải pháp về lao động ,việc làm .................................................... 81
4.4. Các biện pháp thực hiện ...................................................................... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v
DANH MC CC T VIT TT
BQ
CC
CN
CN-XD
CNH-HH
DT
DV
GDP
GO

GTSX
GTSXNN
Giỏ HH
Giỏ C 94
L
LNN
KT-XH
KTTT
NN-lN-TS
KHKT
TT
SL
VA
WCED
CSD
CNQSDD
GCNKTTT
UBND
P
TCTK
BNN
QD/TTg
TTLB

Bỡnh quõn
C cu
Chn nuụi
Cụng nghip xõy dng
Cụng nghip hoỏ hin i hoỏ
Din tớch

Dch v
Tng sn phm quc dõn
Giỏ tr sn xut
Giỏ tr sn xut
Giỏ tr sn xut nụng nghip
Giỏ hin hnh
Giỏ c nh theo nm 1994
Lao ng
Lao ng nụng nghip
Kinh t - Xó hi
Kinh t trang tri
Nụng nghip-Lõm nghip-Thu sn
Khoa học kỹ thuật
Trang trại
S lng
Giỏ tr gia tng
U ban quc t v mụi trng v phỏt trin
t cha s dng
Chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận kinh tế trang trại
Uỷ ban nhân dân
giỏ
Tng cục thống kê
Bộ nông nghiệp
Quyết định/thủ t-ớng.
Thông t- liên bộ


vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Tên bảng

TT

Trang

2.1

Nội dung thu thập tài liệu thứ cấp

26

2.2

Dung lượng mẫu được chọn để điều tra các chủ TT năm

27

2010
3.1

Biến động đất đai huyện Hậu Lộc giai đoạn 2005-2010

33

3.2

Chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 2000-2010

36


3.3

Vai trò huyện Hậu Lộc với tỉnh Thanh Hóa

39

3.4

Tăng trưởng kinh tế huyện Hậu Lộc giai đoạn

41

1996-2010
3.5

Xuất phát điểm kinh tế huyện Hậu Lộc so với tỉnh

42

Thanh Hóa
3.6

Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản

44

3.7

Một số chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp


45

3.8

Một số chỉ tiêu phát triển ngành chăn nuôi

46

3.9

Hiện trạng sản xuất thủy sản huyện Hậu Lộc

48

3.10 Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp

52

3.11 Phân loại trang trại đạt tiêu chuẩn theo mô hình sản xuất

56

3.12 Số trang trại gần đạt tiêu chuẩn vừa và nhỏ

58

3.13 Tình hình sử dụng đất trang trại năm 2010

59


3.14 Nguồn hình thành đất đai trong trang trại

59

3.15 Tình hình sử dụng lao động của trang trại

60

3.16 Tình hình vốn của trang trại năm 2010

62

3.17 Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại năm 2010

64

3.18 Số trang trại gần đạt tiêu chí và trang trại nhỏ (năm 2010)

66


vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT

Tên biểu đồ

Trang


3.1

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

42

3.2

Lao động trong trang trại

61

3.3

Doanh thu và thu nhập bình quân của trang trại

65


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của đề tài
Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh
Thanh Hoá. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 14.367,19 ha, trong đó đất
sản xuất nông nghiệp có 7.406,54 ha (chiếm 51,55% tổng diện tích tự nhiên).
Toàn huyện có 27 đơn vị hành chính (26 xã và 1 thị trấn), d©n số trung bình
toàn huyện năm 2010 là 195.893 người; mật độ dân số chiếm 1.365
người/km2.
Trong những năm qua, huyện Hậu Lộc đó đạt được những thành quả về
phát triển kinh tế - xó hội rất đáng khích lệ. Trong giai đoạn 2001- 2005, tốc

độ tăng trưởng GDP trên địa bàn huyện bình quõn đạt 9,57%/năm. tốc độ tăng
trưởng GDP giai đoạn 2006-2010 đạt 11,41%/năm, trong đó ngành nông, lâm,
ngư, hải sản tăng bình quân 6,76%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng
15,95%/năm; dịch vụ tăng 16,88%/năm.
Sản xuất nông nghiệp cần phải đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của
x· hội trong điều kiện nguồn lực đất đai ngày càng hạn chế do việc sử dụng
nguồn tài nguyên đất vào các mục đích khác hiện nay rất lãng phí và kém hiệu
quả. Để phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn đòi hỏi phải có sự hợp
tác chặt chẽ giữa cộng đồng quốc tế, chính phủ, người dân nông thôn trong đó
cã các chủ trang trại, nơi sử dụng nhiều nguồn lực đất đai, lao động, tiền vốn
vào sản xuất và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào các trang trại nhằm nâng
cao năng lực sản xuất, giảm tổn thất do sâu bệnh, bảo vệ tài nguyên đất và
nước v.v... sẽ tạo ra hạt nhân tốt để kích thích các đối tượng khác cùng áp
dụng. Vì vậy cần khuyến khích các chủ trang trại, các nông dân ,c¸c doanh
nghiÖp đầu tư vào việc sử dụng đất một cách bền vững bằng cách giao cho họ
quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài và tạo điều kiện thuận lợi cho họ sở hữu về
các nguồn lợi sản sinh từ đất đai.


2
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông
nghiệp. Mục đích phát triển của các trang trại là tăng thu nhập cho nông dân,
tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra cho xã hội. Để đáp ứng mục đích này,
chủ trang trại cần phải sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó cơ bản
nhất là: đất đai, vốn đầu tư, lao động, thông tin thị trường... Trong điều kiện
các nguồn lực bị hạn chế, việc "đo lường" được mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố nói trên đến việc tăng thu nhập của trang trại có một ý nghĩa rất lớn trong
việc đề ra các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang
trại cũng như các chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy KTTT phát
triển trong tương lai.

Đối với huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa nãi riêng, việc kinh tế trang
trại đã hình thành và phát triển kể cả về số lượng, chất lương, quy mô ...
khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nông nghiệp nói riêng, kinh tế thị
trường nói chung. Câu hỏi đặt ra là: Khả năng phát triển kinh tế trang trại của
huyện đến đâu? Làm sao để mô hình kinh tế trang trại phát triển đem lại hiệu
quả kinh tế - xã hội cao nhất nhưng vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái và
các nguồn tài nguyên thiên nhiên? Với những đòi hỏi trên tôi đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại cña huyện Hậu
lộc, tỉnh Thanh Hóa ” cho luận văn thạc sỹ.
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng quá trình phát triển kinh tế
trang trại, trên cơ sở đó đề xuất xây dựng các định hướng và giải pháp phát
triển kinh tế trang trại cho huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa ®Õn n¨m 2020. Về
cụ thể, luận văn sẽ đạt được những điểm chính sau đây:
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại
- Phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế trang tr¹i của
huyện Hậu Lộc giai đoạn vừa qua.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm thực hiện các định hướng phát
triển kinh tế trang trại của huyện giai đoạn 2011-2020.


3
Cỏc cn c nghiờn cu xõy dng ti
Cn c vo Thụng t liờn tch s: 69/TTLT/BNN-TCTK ngy
23/6/2000 v Thụng t liờn tch s: 62/TTLT/BNN- TCTK ngy 20/5/2003 v
hng dn tiờu chớ xỏc nh kinh t trang tri.
Cn c vo tỡnh hỡnh phỏt trin kinh t xó hi ca Huyn Hu Lc giai
oan 2000-2010 v tỡnh hỡnh phỏt trin kinh t trang tri ti Huyn Hu Lc.
Cn c Ngh quyt 07/NQ-TU ca ban chp hnh tnh u Thanh Hoỏ
v phỏt trin kinh t trang tri giai on 1999 - 2009.
í ngha ca ti

Kt qu nghiờn cu ti gúp phn lm c s khoa hc cho vic
nghiờn cu phỏt trin kinh trang tri núi riờng, kinh t- xó hi huyn Hu Lc
núi chung đến năm 2020.
Gúp phn nõng cao nhn thc v trỡnh ca cỏc cp u ng, chớnh
quyn a phng, cỏc t chc kinh t - xó hi trờn a bn huyn v phát
triển KTTT và xõy dng nụng thụn mới, vỡ s nghip cụng nghip hoỏ, hin
i hoỏ nụng nghip, nụng thụn.;
Gúp phn nh hng cho vic phỏt trin kinh t - xó hi phự hp vi
iu kin hon cnh thc t ca a phng v cỏc a phng khác cú iu
kin tng t.


4
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1. Lịch sử phát triển trang trại trên thế giới
Trên thế giới ở những nước phát triển tư bản như Mỹ, Anh, một số
nước và lãnh thổ ở châu á như Nhật bản, Đài loan, Hàn quốc và một số nơi
khác trong khu vực, kinh tế trang trại có quá trình ra đời phát triển từ lâu và
đóng vai trò không nhỏ đối với nền kinh tế quốc dân.
Cuối thế kỷ XX, trang trại là mô hình sản xuất phổ biến trong nền nông
nghiệp thế giới, nó chiếm tỷ trọng lớn về đất đai canh tác cũng như khối
lượng nông sản được sản xuất ra, trong khi đó các trang trại tư bản chủ nghĩa
dựa vào chế độ làm thuê chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ hơn về đất đai
cũng như nông sản.
Hiện nay ở Mỹ trang trại gia đình chiếm 87% tổng số trang trại, 65%
đất đai và gần 70% giá trị nông sản của cả nước. Thống kê chính thức cho
thấy 2.2 triệu trang trại sản xuất hơn 50% sản lượng lương thực của toàn thế
giới.
Ở Tây âu hầu hết các trang trại là trang trại gia đình, nước Pháp với

98.000 trang trại sản xuất nông sản, nhiều gấp 2 lần so với nhu cầu trong nước
và với tỷ suất hàng hoá về hạt ngò cốc chiếm gần một nửa tổng sản lượng. Hà
Lan có 128.000 trang trại, trong ®ã có 1.500 trang trại chuyªn trång hoa, hàng
năm sản xuất 7 tỷ bông hoa và 600 triệu chậu hoa - 70% dành cho xuất khẩu.
Việc cơ giới hoá, hiện đại hoá trong các trang trại không chỉ diễn ra ở
vùng ôn đới thuộc các nước nông nghiệp phát triển ở Âu – Mỹ, mà ở các vùng
nhiệt đới và á nhiệt đới đang phát triển ở châu á. Năm 1985, cơ cấu động lực
nông nghiệp của các trang trại ở các nước công nghiệp phát triển có 7% sức


5
người, 11% sức vật và 82% sức máy, cơ điện, còn ở các trang trại của các
nước đang phát triển có 25-30% sức người, 50% sức vật và 20% sức máy.
Các trang trại ứng dụng ngày càng nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ
trong các lĩnh vực sinh học, hoá học, cơ điện, tin học... Ở Mỹ đến nay đã có
20% trang trại sử dụng máy vi tính phục vụ việc lập chương trình sản xuất
kinh doanh. Ở Đức 50% các trang trại quy mô 50ha trở lên đã dùng máy vi
tính vào điều hành sản xuất. Ở Hà lan nhiều trang trại đã dùng máy vi tính
trong các vườn trồng hoa, trồng rau trong nhà kÝnh và ngoài trời, ngay cả ở
Malayxia, một số trang trại cũng đã bắt đầu dùng máy vi tính để xây dựng và
quản lý kế hoạch sản xuất, [11].
1.2. Lịch sử phát triển trang trại ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á
Ở Đông Bắc Á kinh tế trang trại phát triển với mức độ khác nhau phụ
thuộc vào trình độ công nghiệp của từng nước. Nhật Bản là nước công nghiệp
hoá sớm nhất đạt trình độ cao nhất Châu Á. Nền kinh tế trang trại ở vùng
đồng bằng và miền núi đều phát triển, trong ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp, khối lượng và tỷ suất nông sản hàng hoá của trang trại vùng đồi núi
cũng lớn. Ở vùng đồi núi Nhật Bản trang trại trồng trọt thường có quy mô
không lớn, nhưng trang trại chăn nuôi và lâm nghiệp có những cơ sở quy mô
lớn hơn vùng đồng bằng.

Ở Đài loan và Hàn quốc công nghiệp hoá sau Nhật Bản, kinh tế trang
trại miền núi cũng đều phát triển, tạo ra nhiều nông sản hàng hoá phục vụ
công nghiệp hoá, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Ở Trung quốc thời gian gần đây mới bắt đầu đi lên công nghiệp hoá,
kinh tế trang trại mới từ sau cải cách kinh tế năm 1979. Đến nay xu thế phát
triển sản xuất hàng hoá ngày càng rõ nét. Số lượng trang trại ngày càng tăng,
tỷ trọng còn thấp so với 180 triệu hộ nông dân.


6
Ở các nước Đông Nam Á trong điều kiện mới bắt đầu đi lên công
nghiệp hoá- hiện đại hoá, kinh tế trang trại đã xuất hiện tập chung chủ yếu ở
một số vùng đồi núi sản xuất nông sản xuất khẩu, còn ở những vùng đồng
bằng sản xuất lương thực phần lớn là các hộ tiểu nông tự cấp tự túc. Các hộ
nông dân tự khai phá đất đai, lập trang trại sản xuất cây công nghiệp ở từng
vùng tập trung, quy mô trang trại thường không lớn chỉ từ 2-5ha là phổ biến.
Thực tế cho thấy các trang trại vùng đồi núi của các nước Đông Nam
Á, đi vào sản xuất chuyên canh tập trung cao hơn trang trại vùng đồi núi các
nước đông bắc á và sản xuất chủ yếu một số loại nông sản xuất khẩu có giá trị
cao với khối lượng lớn.
Kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế trang trại phát triển cho thấy
ở các nước này nhà nước quan tâm và có những tác động trực tiếp vào địa
phương thông qua các chính sách thích hợp và các giải pháp đầu tư vào cơ sở
hạ tầng cho các vùng núi tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hoá giữa
miền núi và miền xuôi. Đến nay ở Nhật Bản đã có những trang trại ở vùng xa
đô thị, bán nông sản cho người tiêu dùng qua mạng internet.
Trong quá trình công nghiệp hoá , các nước đã tạo được một thị trường
rộng rãi, phục vụ sản xuất kinh doanh của các trang trại như: thị trường đất
đai, lao động, khoa học công nghệ, tiêu thụ nông sản..... Đất đai là tư liệu sản
xuất cơ bản của trang trại, ở vùng núi có thuận lợi quỹ đất nhiều hơn, rẻ hơn

so với đồng bằng. Đây là nhân tố kích thích không những người dân tại chỗ
mà còn người dân từ vùng khác đến ®©y lập trang trại.
Đất đai của mỗi trang trại có thể được hình thành từ nhiều nguồn, đất tự
có, đất khai hoang phục hoá, đất mua lại của chủ đất khác và nhận đất theo
hợp đồng với các doanh nghiệp nông lâm nghiệp của nhà nước hoặc tư nhận.
1.3. Tình hình phát triển trang trại ở Việt nam


7
Ở nước ta, điểm qua các loại hình trang trại từ thời Lý Trần đến các
đồn điền thời nhà Nguyễn thực chất đó là các trang trại giải quyết các vấn đề
sinh tồn kết hợp vói nhiệm vụ quốc phòng, nhất là ở vùng biên gới. Tiếp đó
các đồn điền lớn trồng lúa và cây công nghiệp dưới thời pháp thuộc và các
doanh điền nhỏ thời Mỹ – Ngụy đều sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Cuối
thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 cho đến nay, nhất là từ sau khi có nghị quyết 10
(năm1998) về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân đã đặt nền
móng cho sự ra đời của kinh tế trang trại. Với những thành tựu của công cuộc
đổi mới sản xuất nông nghiệp có bước phát triển vượt bậc, nhiều hộ nông dân
đã có tích luỹ, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển. Sau nghị quyết
Trung ương V khoá VII (1993) và đặc biệt sau luật đất đai ra đời năm 1993
quy định 5 quyền cơ bản của người sử dụng đất, thì kinh tế trang trại có bước
phát triển khá nhanh và đa dạng. Đến nay đã có hàng chục vạn trang trại hình
thành, thu hút nhiều lao động làm ra một khối lượng lớn nông lâm sản hàng
hoá, điều đó đã và đang tác động đến diện mạo kinh tế ở nhiều vùng nông
thôn.
Theo số liệu thống kê của Vụ Kế hoạch Đầu tư của Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn toàn quốc có 110.832 trang trại. Trong đó ở Nam Bộ
(vùng đồng bằng Sông Cửu Long), hình thành hàng loạt trang trại chuyên
môn hoá sản xuất lúa gạo, quy mô từ 5-20ha, làm 2 đến 3 vụ trong năm, thu
hoạch hàng năm lên tới hàng trăm tấn thóc. Ở những vùng khai hoang lấn

biển hình thành các trang trại nuôi trồng thuỷ sản phục vụ nhu cầu trong nước
cũng như xuất khẩu, quy mô 30ha, thâm chí có trang trại hơn 100 ha.
Ở các vùng trung du miền núi đã hình thành các trang trại nông lâm
nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp ... quy mô từ 5-30 ha có trang trại nên tới
hàng trăm ha.


8
Qui mô trang trại ở nước ta phụ thuộc vào điều kiện ruộng đất và
hướng kinh doanh dẫn đến quy mô diện tích đất của trang trại rất khác nhau,
cá biệt có trang trại lên đến 300 ha.
Nhìn chung trang trại ở nước ta hình thành từ lâu, nhưng với quy mô và
phương thức còn hạn chế.Với những chính sách mới của nhà nước, trong
những năm gần đây kinh tế trang trại hộ gia đình ở nước ta đã phát triển rất
mạnh mẽ, nhất là các tỉnh trung du miền núi và ven biển. Trang trại hộ gia
đình đã và đang phá triển với tốc độ và quy mô ngày càng lớn hơn, thực chất
đó là bước phát triển cao hơn hộ kinh tế gia đình. Sự phát triển nhanh chóng
của kinh tế trang trại hộ gia đình và sự hưởng ứng rộng rại của nhiều nông
dân ở nhiều vùng kinh tế làm trang trại chứng tỏ sự phát triển này đáp ứng đòi
hỏi khách quan của nền công nghiệp hoá và kinh tế thị trường hiện nay.
Ngày nay, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự
hình thành và phát triển kinh tế trang trại là phù hợp với yêu cầu của đất
nước, nông lâm nghiệp phải sản xuất nhiều nông- lâm- h¶i sản hàng hóa đáp
ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, phù hợp với quy luật
kinh tế của thị trường.
Trên phạm vi cả nước, các trang trại ở nước ta đang ở giai đoạn kinh
doanh tổng hợp lấy ngắn nuôi dài, dựa vào lao động thủ công lµ chñ yÕu. Một
số địa phương có nhiều thuận lợi đang thực hiện chuyên môn hoá nhưng trình
độ cơ khí hoá ở đây còn thấp. Một khó khăn nổi lên của các trang trại là khan
hiếm vốn, các trang trại tự xoay xở, lấy ngắn nuôi dài. Ngân hàng nông

nghiệp cũng đã triển khai chương trình cấp tín dụng trực tiếp cho nông dân
với quy mô nhỏ (1.5 triệu đồng mỗi khoản) các thủ tục đã được cải tiến.
Ngoài quy định về thế chấp đã mở rộng hình thức tín chấp, tạo điều kiện
thuận lợi cho người vay vốn. Cùng với việc vay vốn ngân hàng các hộ nông
dân còn được vay từ các nguồn khác thông qua các chương trình tín dụng, các


9
tổ chức phi chính phủ, các tổ chức đoàn thể, chương trình khuyến nông, lâm
tạo việc làm, phát triển chăn nuôi ngành nghề .
Do vậy để phát triển kinh tế trang trại ở nước ta, nhiều nhà khoa học đã
và đang tìm tòi nhằm đưa ra những quan điểm, giải pháp, phát triển kinh tế
trang trại nông, lâm nghiệp thực hiện dưới hình thức đầu tư cho các hộ gia
đình thiết lập trang trại.
1.4. Lý luận cơ bản về kinh tế trang trại
1.4.1. Khái niệm về kinh tế trang trại
Hiện nay, khái niệm về trang trại gia đÌnh chưa được ghi nhận một cách
chính thức trong các văn bản pháp lụât của Nhà nước. Tuy nhiên từ sự nhận
thức về tính chất và vị trí của KTTT quy định tại Nghị quyết số 03/2000/NQCP ngày 02/02/2000 của Chính phủ và thực trạng sự hÌnh thành và phát triển
của trang trại thời gian vừa qua, có thể khái niệm như sau:
Trang trại gia đình là một đơn vị kinh tế (hộ gia đình) hoạt động trong
lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, với mục đích chủ yếu là sản xuất kinh
doanh nông lâm thuỷ sản hàng hoá, trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản
xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ, tự chủ trong
các hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.4.2. Đặc điểm cơ bản của kinh tế trang trại
- Trang trại gia đình là một đơn vị kinh tế trong lĩnh vực nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản.
+ Trang trại gia đình là đơn vị trực tiếp sản xuất ra những sản phẩm vật
chất cần thiết cho xã hội, bao gồm nông, lâm, thủy sản. Quá trình kinh tế

trong trang trại gia đình là quá trình khép kín với các khâu của quá trình tái
sản xuất kế tiếp nhau, bao gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng.
+ Trang trại gia đình là một đơn vị kinh tế có một cơ cấu thống nhất, đó
là dựa trên cơ sở hộ gia đình bao gồm chủ hộ và các thành viên khác trong gia


10
đình. Chủ trang trại (thường là chủ hộ) là người đại diện cho trang trại gia
đình trong các quan hệ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của trang
trại. Chủ trang trại là người có kiến thức, có kinh nghiệm kinh doanh, am hiểu
thị trường và trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh tại trang trại.
+ Tài sản và vốn sản xuất kinh doanh của trang trại gia đình thuộc
quyền sở hữu hoặc sử dụng (đối với đất đai) chung của các thành viên trong
hộ gia đình. Bằng công sức, tài sản và vốn chung các thành viên của hộ gia
đình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản dưới
hình thức trang trại gia đình. Đồng thời chịu trách nhiệm về các hoạt động sản
xuất kinh doanh bằng những tài sản chung đó.
+ Xuất phát từ bản chất kinh tế của trang trại, nên hoạt động sản xuất
kinh doanh của trang trại gia đình luôn gắn liền với một vị trí diện tích đất đai
nhất định. Đây vừa là địa điểm sản xuất kinh doanh đồng thời cũng là trụ sở
giao dịch của trang trại gia đình trong các quan hệ nhằm phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, để thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thị
trường, có trang trại gia đình cũng mở thêm các địa điểm giao dịch gần các
trung tâm thương mại lớn nhằm tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.
- Mục đích chủ yếu của trang trại gia đình là sản xúât kinh doanh nông,
lâm, thuỷ sản hàng hoá phục vụ nhu cầu thị trường.
Đây là đặc điểm quan trọng nhất của trang trại gia đình. Mục tiêu của
trang trại gia đình là sản xuất nông, lâm, thủy sản để bán, khác hẳn với kinh tế
hộ (tự cấp tực túc là chính). Trang trại gia đình là một hình thức tổ chức sản
xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ tự

chủ trong cơ chế thị trường mang tính chất sản xuất hàng hoá rõ rệt. Vì vậy,
đặc trưng cơ bản của trang trại gia đình là sản xuất hàng hoá nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản.


11
- Trong trang trại gia đình, các yếu tố sản xuất trước hết là ruộng đất và
tiền vốn được tập trung tới quy mô lớn nhất định theo yêu cầu phát triển sản
xuất hàng hoá.
- Lao động trong các trang trại gia đình chủ yếu là dựa trên các thành
viên trong hộ, ngoài ra có thuê mướn lao động.
Lực lượng lao động trong trang trại chủ yếu là chủ trang trại và các
thành viên trong gia đình, đây là những người có quan hệ huyết thống, gần
gũi như: Cha mẹ, vợ chồng, anh em. Lao động được tổ chức gọn nhẹ, đơn
giản, quản lý điều hành linh hoạt, dễ dàng, hiệu quả lao động cao. Ngoài ra,
để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, trang trại gia đình có thể thuê
mướn lao động bên ngoài, nhất là vào thời vụ gieo trồng, thu hoạch. Quy mô
thuê mướn lao động trong trang trại tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất kinh
doanh của trang trại.
- Cách thức tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong trang trại gia
đình ngày càng mang tính khoa học, chuyên nghiệp.
Đối với trang trại gia đình, với mục đích chính là sản xuất hàng hoá và bị các
yếu tố lợi nhuận, giá cả, cạnh tranh chi phối, do vậy việc quản lý, điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại đßi hỏi phải dựa trên cơ sở
những kiến thức khoa học và ngày càng mang tính chuyên nghiệp, đi vào
chiều sâu.
1.4.3. Vai trò của kinh tế trang trại
Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP nhà nước ta khẳng định chủ trương nhất
quán là khuyến khích mạnh mẽ việc phát triển kinh tế trang trại trong nông
nghiệp và nông thôn. Phát triển kinh tế trang trại chính là góp phần khai thác

sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần
quản lý nông lâm nghiệp bền vững, tạo việc làm tăng thu nhập, có vai trò
quan trọng về kinh tế cũng như về mặt xã hội và môi trường [9].


12
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất quan trọng trong nÒn nông lâm
nghiệp Việt Nam. Hiện nay ở nước ta trang trại gia đình có vai trò quan trọng
trong sản xuất nông lâm nghiệp. Kinh tế trang trại mặc dù mới phát triển
trong những năm gần đây, song vai trò tích cực và quan trọng của kinh tế
trang trại đã thể hiện rõ nét cả về kinh tế cũng như về mặt xã hội và môi
trường [13].
Về mặt kinh tế: Các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần
tình trạng sản xuất phân tán, manh mún, tạo nên những vùng chuyên môn
hoá, tập trung hàng hoá và thâm canh cao. Mặt khác thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp
chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn miền núi. Thực tế cho thấy việc phát
triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với khai
thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nông lâm nghiệp nông thôn so với
kinh tế nông hộ. Do vậy phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực thúc đẩy
sự tăng trưởng và phát triển của nông lâm nghiệp và kinh tế nông thôn.
Về mặt xã hội: Phát triển kinh tế trang trại làm tăng số hộ giầu trong
nông thôn, tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động. Điều này
có ý nghĩa trong việc giải quyết công ăn việc làm, một trong những vấn đề
bức xúc hiện nay ở nông thôn nước ta nhất là vùng miền núi hiện nay. Mặt
khác phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực phát triển cơ sở hạ tầng
trong nông thôn và tạo ra tiền đề cho các hộ nông dân về cách tổ chức và quản
lý sản xuất kinh doanh. Do vậy phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực
vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt nông thôn nước ta

đặc biệt là nông thôn miền núi.
Về mặt môi trường: Do sản xuất kinh doanh tự chủ và lợi ích thiết thực,
lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan


13
tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là phạm vi không gian kinh tế
trang trại sau đó là phạm vi từng vùng. Các trang trại ở vùng miền núi đã góp
phần quan trọng vào việc trồng rừng, bảo vệ rừng có hiệu quả và bền vững.
1.4.4. Tiêu chí cụ thể để xác định trang trại gia đình
Một hộ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản được xác định là trang trại
theo qui định tại Thông tư số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000
liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê; Thông
tư số 74/2003/TT - BNN ngày 4/7/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (sửa đổi, bổ sung Mục III của Thông tư liên tịch số 69) phải đạt
một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1
năm, hoặc về quy mô sản xuất của trang trại sau đây:
1.4.4.1. Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm
- Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng
trở lên;
1.4.4.2. Qui mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông
hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế
a. Đối với trang trại trồng trọt:
(1) Trang trại trồng cây hàng năm:
+ Từ 2 ha trở lên đối với phía Bắc và Duyên hải miền Trung;
(2) Trang trại trồng cây lâu năm:
+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung;
(3) Trang trại lâm nghiệp: Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước.
b. Đối với trang trại chăn nuôi:
(1) Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò ,vv...

+ Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên;
+ Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.
(2) Chăn nuôi gia súc: lợn, dê, vv...


14
+ Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn từ 20 con trở lên, đối
với dê, cừu từ 100 con trở lên;
+ Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn
sữa), dê thịt từ 200 con trở lên.
(3) Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, vv...có thường xuyên từ
2000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).
c. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản:
- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm
thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).
d. Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp:
Là những trang trại có từ hai hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và
nuôi trồng thuỷ sản khác nhau trở lên và mỗi hoạt động đều đạt về qui mô
hoặc mức giá trị hàng hoá và dịch vụ như quy định cho trang trại.
Có thể nói, kinh tế trang trại là loại hình kinh tế mới ra đời nhưng nó đã
và đang khẳng định được vai trò và vị trí trong nền kinh tế thị trường nhất là
trong ngành nông nghiệp, làm thay đổi diện mạo bộ mặt kinh tế ở nông thôn,
tạo công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư, nâng cao đời sống vật chất của
nhân dân ở nông thôn. Góp phần vào việc duyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
cây trồng, vật nuôi, từng bước hình thành các vùng tập trung, chuyên canh
theo hướng sản xuất hàng hoá, một bước lên công nghiệp hoá hiện đại hoá
nông thôn nông nghiệp.
Việc công nhận và cấp giấy chứng nhận trang trại gia đình là việc làm
cần thiết tạo điều kiện cho loại hình KTTT phát triển. Tuy nhiên để làm được
điều đó, một trong những việc quan trọng đầu tiên phải làm là xác định một

cách đầy đủ về phạm vi và số lượng của loại hình KTTT để từ đó có những
biện pháp quản lý phù hợp.
1.5. Phát triển kinh tế


15
Mục tiêu của mỗi quốc gia là tạo ra sự tiến bộ toàn diện, mà tăng trưởng
kinh tế chỉ là một điều kiện quan trọng. Sự tiến bộ trong mỗi quốc gia trong một
giai đoạn nhất định được xem xét trên hai mặt :Một là, sự gia tăng kinh tế, ( còn
được thay bằng thuật ngữ tăng trưởng kinh tế); Hai là, sự tiến bộ xã hội.
Phát triển kinh tế bao hàm ý nghĩa rộng hơn, nó không chỉ bao gồm
những thay đổi về số lượng như tăng trưởng kinh tế, mà còn bao gồm cả những
thay đổi về chất lượng cuộc sống. Như vậy, phát triển kinh tế có thể hiểu là một
quá trình tăng trưởng về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.
Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu
kinh tế - xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế - xã hội rộng lớn, trong khuôn khổ
một định nghĩa hay một khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm hết được nội
dung lớn của nó. Song nhất thiết khái niệm đó phải phản ánh được nội dung cơ
bản sau :
- Sự gia tăng lên về quy mô sản xuất làm tăng thêm giá trị sản lượng của
cải vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu
kinh tế hợp lý có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và nước ngoài.
- Sự tác động tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện đời
sống dân cư, giảm bớt đói nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các tầng lớp dân cư,
bảo đảm công bằng xã hội.
- Sự phát triển là quy luật tiến hoá, song nó chịu tác động của nhiều nhân
tố, trong đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, còn nhân tố
bên ngoài có vai trò quan trọng.
Phát triển kinh tế phản ảnh sự vận động của nền kinh tế từ trình độ thấp

lên tr×nh độ cao.
1.6. Phát triẻn bền vững


16
Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên được công bố trong một bài
báo có nhan đề “Tương lai chung cho chúng ta” của tác giả Gro Harlem
Brundland, một nhà môi trường người Na Uy làm việc trong uỷ ban quốc tế về
môi trường và phát triển (WCED), theo bà phát triển bền vững được hiểu là :
Kiểu phát triển vừa đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại, vừa không ảnh
hưởng đến khả năng mà các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của mình.
Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển tổ chức tại
Janiero (Brazil) năm 1992 và hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền
vững tổ chức ở Johannesburg ( Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định : Phát
triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa ba
mặt của sự phát triển : Phát triển kinh tế ; Phát triển xã hội và Bảo vệ môi trường.
Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong
Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng
cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Quan điểm phát triển bền vững, sau đó được khẳng định lại trong Văn
kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam :
Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính
sách của Nhà nước.
1.7. Các chủ trương chính sách phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trang trại trong những năm gần đây
đã góp phần tích cực thúc đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp, làm thay đổi
bộ mặt kinh tế xã hội ở nông thôn đã thực sự đem lại sự giầu có và cải thiện

nâng cao đời sống cho nhiều hộ gia đình, góp phần thực hiện thành công
chương trình xoá đói giảm nghèo. Những hình thức, tốc độ phát triển kinh tế


×