Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
MỞ ĐẦU
Cây cao su do người Pháp di nhập vào Việt Nam năm 1897, có xuất xứ từ
lưu vực bờ sông Amazon thuộc Nam Mỹ. Trong hơn một thế kỷ qua, diện tích
cây cao su ở nước ta đã tăng rất nhanh, từ 10.000 ha vào năm 1930, tập trung ở
các tỉnh miền Đông Nam Bộ , đến nay đã hơn 500.000 ha trên phạm vi cả nước,
tổng sản lượng khai thác đạt trên 450.000 tấn/năm. Theo các chuyên gia đầu
ngành của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, diện tích cao su cả nước có
thể trồng được 700.000 ha vào năm 2015, trong đó diện t ích khai thác từ
420.000 - 450.000 ha và cho sản lượng trên 600.000 tấn/năm. Những con số trên
cho thấy vị thế quan trọng của cây cao su tại Việt Nam ngày càng được khẳng
định.
Ngành cao su được xác định là một trong những ngành sản xuất công
nghiệp có thế mạnh ở Việt Nam. Lợi nhuận từ cây cao su không chỉ làm tăng
kim ngạch xuất khẩu cho quốc gia mà còn thúc đẩy sự phát triển các ngành công
nghiệp chế biến các sản phẩm từ mủ và gỗ cao su. Ở Thừa Thiên Huế, cây cao
su đã được trồng thành công ở nhiều vùng t rong tỉnh như huyện Phong Điền,
Hương Trà, Nam Đông và có thể xem là cây chủ lực giúp người dân thoát
nghèo.
A Lưới là một huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên
Huế và cách thành phố Huế khoảng 70 km dọc theo quốc lộ 49. Với diện tích
đất tự nhiên là 1.224,6 km 2 và dân số 43.262 người (năm 2009) nên mật độ dân
số của A Lưới rất thấp, chỉ vào khoảng 35 người/km 2. A Lưới có 1 thị trấn và 20
xã phân bố kéo dài dọc đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 49A. Nhằm sử dụng hiệu
quả và hợp lý nguồn tài ngu yên đất đai, trong thời gian qua đã có một số dự án
quy hoạch và đầu tư vào quỹ đất nói trên như quy hoạch trồng rừng thuộc dự án
NISOHAWAI, dự án ADB, dự án đầu tư phát triển Cà phê chè Catimor. Và chủ
trương phát triển cây cao su của huyện A Lưới.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn và để góp phần vào sự phát triển
kinh tế - xã hội ở một huyện vùng cao biên giới thì việc quy hoạch trồng cao su
là rất cần thiết. Vì vây, Trung tâm quy hoạch và Thiết kế Nông lâm nghiệp phối
hợp cùng Phòng Nông nghiệp huyện A Lưới và cán bộ khuyến nông phụ trách
21 xã thị trấn trên tiến hành xây dựng:
"Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2020 "
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 1
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
Các cơ sở để thực hiện quy hoạch phát triển cây cao su huyện A Lưới đến
năm 2020:
- Cở sở pháp lý
Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009 của của Thủ tướng Chính
Phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn
đến năm 2020;
Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2009 của Bộ của Bộ
NN và PTNT về việc Hướ ng dẫn việc trồng cây cao su trên đất lâm nghiệp;
(thay thế QĐ 127/2008/TT-BNN);
Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên
Huế đến năm 2020;
Quyết định số 30/2010/QĐ-UBND ngày 23/8/2010 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế, về việc Quy định công tác quy hoạch và quản lý các dự án đầu
tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Thừa Thiên
Huế;
Quyết định số 204/QĐ-UBND ngày 26/01/2010 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng huyện A Lưới - tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2020;
Công văn số 2079/UBND -TM của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, V/v lập
quy hoạch phát triển diện tích cây cao su huyện A Lưới đến năm 2015;
Thông báo Kết luận số 153/TB-UBND, ngày 23/6/2010 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế, V/v nghe Công ty Cao su Nam Giang - Quảng Nam báo cáo
dự án phát triển cây cao su trên địa bàn huyện A Lưới;
Thông báo số 61/TB-UBND ngày 14/7/2010 của UBND huyện A Lưới,
V/v Kết luận của UBND huyện tại buổi họp bàn việc triển khai Xây dựng quy
hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn huyện;
Công văn số 1550/CV-NNPTNT ngày 17/11/2008 của Sở NN và PTNT,
V/v Thẩm định Đề cương quy hoạch đất trồng cây cao su tại huyện A Lưới, cụ
thể là trên địa bàn 06 xã A Roàng, Hương Nguyên, Hương Phong, Hương Lâm,
Phú Vinh, Hồng Hạ;
Biên bản số 948/CV-NNPTNT ngày 11/8/2010 của Sở Nông nghiệp và
PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, V/v Thẩm định đề cương Quy hoạch đất trồng cao
su tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (2010 - 2015);
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 2
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
Quyết định số 909/QĐ-UBND ngày 01/9/2010 của UBND huyện A
Lưới, V/v Phê duyệt Đề cương Quy hoạch phát triển cây cao su huyện A Lưới
giai đoạn 2010 – 2015;
Căn cứ tình hình thực tế đất đai và nguyện vọng của người dân tại các
xã và trị trấn trên toàn huyện để đưa vào quy hoạch vùng trồng cao su;
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Quy hoạch & Thiết kế Nông
lâm nghiệp.
- Cơ sở khoa học và thực tiễn
Quy trình kỹ thuật cao su do Viện nghiên cứu cao su Việt Nam ban
hành năm 2004;
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện A Lưới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: đất để phát triển cây cao su
- Phạm vi nghiên cứu: trên toàn huyện A lưới gồm 20 xã và 1 thị trấn.
Quan điểm và mục tiêu của quy hoạch:
Quan điểm quy hoạch
- Quy hoạch phát triển cao su phải trên cơ sở nhu cầu của thị trường;
- Phát triển cao su theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng;
- Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của Nhà
nước, để bảo đảm sản xuất cao su có hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường
sinh thái;
- Phát triển cao su phải gắn vùng nguyên liệu với cơ sở công nghiệp chế
biến và thị trường tiêu thụ tại chỗ.
Mục tiêu quy hoạch
Mục tiêu tổng quát:
- Đảm bảo chiến lược Quy hoạch phát triển cây cao su đến năm 201 5 và
tầm nhìn đến năm 2020 trên toàn quốc.
- Sử dụng một cách có hiệu quả và hợp lý hơn về đất đai để phát triển bền
vững bằng cách sắp xếp lại những vùng đất đai phù hợp cho hoạt động trồng cao
su trên địa bàn huyện theo các tiêu chí kỹ thuật của đất trồn g cao su.
Mục tiêu cụ thể:
- Bố trí, sắp xếp lại những vùng đất đai phù hợp cho hoạt động trồng cao
su trên địa bàn huyện.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 3
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
- Tăng cường nhận thức của người dân về việc trồng cây cao su theo
hướng thâm canh tăng năng suất nhằm sử dụng đất một cách có hiệu q uả kinh
tế và bền vững .
- Giúp cho người dân có đất sản xuất, có điều kiện cải thiện đời sống và
tăng thu nhập trên mảnh đất của mình.
- Thay đổi phương thức sản xuất từ nhỏ lẻ sang tập trung để từng bước
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp.
- Quy hoạch đất trồng cao su là cơ sở hoạch định kế hoạch dài hạn, giải
quyết một phần các mâu thuẩn về đất đai để tăng cường quản lý nhà nước về đất
đai, cụ thể là xây dựng và thực hiện các chính sách về đất đai.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 4
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
CHƯƠNG I
TÌNH HÌNH CƠ BẢN VÙNG QUY HOẠCH
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
a. Vị trí địa lý
Huyện A Lưới nằm về phía Tây Nam của Thành Phố Huế, cách Thành Phố
khoảng 70 km, được xác định bởi tọa độ địa lý:
- Từ 16o 00’ 57” đến 16o 26’ 59” vĩ độ Bắc
- Từ 107o 00’ 51” đến 107o 31’ 39” kinh độ Đông
b. Ranh giới hành chính
- Phía Bắc tiếp giáp huyện Phong Điền và tỉnh Quảng Trị
- Phía Nam tiếp giáp tỉnh Quang Nam
- Phía Đông tiếp giáp huyện Hương Trà và huyện Hương Thủy
- Phía Tây tiếp giáp nước CHDCND Lào
2 Địa hình địa thế
Huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế có độ cao trung bình 600 - 800 m so
với mặt biển, độ dốc bình quân 20 – 250. Kiểu địa hình núi trung bình và núi
thấp là chủ yếu, được chia cắt bởi thượng nguồn 3 lưu vực sông lớn là sông A
Sáp, sông Bồ và sông Hữu Trạch, địa hình phức tạp.
- Phía Tây là lưu vực sông A Sáp, độ cao trung bình trên 1.000 m.
- Phía Đông nam gồm thượng nguồn lưu vực Sông Bồ, sông Hữu Trạch. Độ
cao của dãy núi này trên 1.000 m với các đỉnh: Tam Boi (1.224 m), Cô Pung
(1.615 m), Re Lao (1.487 m)…
- Phía Tây và Tây nam là biên giới Việt Lào cũng gồm những đỉnh cao trên
1.000m như Ha Goi (1.329 m), Ha Re (1.502 m)…và nhập với dãy núi Động
Ngài chạy về phía Nam. Kẹp giữa 2 dãy núi trên là thung lũng A Lưới tương đối
bằng phẳng với chiều dài hơn 30 km, đây là nơi tập trung dân cư của huyện.
3 Khí hậu 1
Huyện A Lưới nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do ảnh
hưởng của địa hình nên mùa mưa ở đây đến sớm và kéo dài hơn, nhiệt độ thấp
và lượng mưa lớn hơn.
1
Nguồn số liệu của trạm khí tượng thủy văn A Lưới
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 5
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
a. Chế độ gió
Nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á, huyện A Lưới chịu ảnh hưởng
của hai loại gió mùa chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió mùa
Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 10 trong năm đến tháng 3
năm sau, thường kèm theo mưa, lạnh, nhiệt độ khôn g khí thấp, độ ẩm cao. Gió
mùa Tây Nam thường xuất hiện vào mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm,
với đặc điểm là khô nóng, nhiệt độ không khí cao, độ ẩm thấp. Tuy nhiên, do
điều kiện lãnh thổ có nhiều dãy núi cao, đặc biệt là dãy Trường Sơn vuông góc
với hướng gió Đông Bắc về mùa đông và Tây Nam về mùa hạ nên hướng gió
thịnh hành ở A Lưới lại bị lệch so với hướng ban đầu. Nhìn chung, đây là nơi có
tốc độ gió mạnh nhất tỉnh với trung bình năm là 2,3 m/s, trong khi ở đồng bằng
là 1,8 m/s nên việc bố trí cây cao su nên tránh những sườn đón gió.
- Bão: Thường xuất hiện vào các tháng từ tháng 7 - 11 trong năm, bình
quân mỗi năm trên địa bàn chịu ảnh hưởng từ 4 - 6 cơn bão.
Trong những năm gần đây, tình hình bão lụt thường xảy ra với tần suất và
cường độ lớn, gây thiệt hại về tài sản, con người.
b. Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình năm đạt 22 oC, ở độ cao lớn hơn 1000m đạt khoảng hơn
18oC. Trong năm nhiệt độ cao nhất từ tháng 5 đến tháng 8, đạt khoảng 24 – 26oC
và nhiệt độ thấp nhất vào các tháng từ tháng 11 đến tháng 3, đạt khoảng 16 –
20oC. Tương ứng với sự giảm nhiệt độ trung bình năm theo đai cao là sự giảm
của tổng nhiệt năm. Tổng nhiệt năm trung bình xấp xỉ 8000 oC ở độ cao 500 –
600 và ở độ cao hơn 1000 m tổng nhiệt giảm chỉ còn khoảng 6500 oC. Chênh
lệch nhiệt độ các tháng mùa đông và mùa hè 8 – 9oC. Biên độ nhiệt ngày khoảng
9 – 12oC.
- Độ ẩm: A Lưới có độ ẩm không khí trung bình tháng và năm khá cao,
trung bình các tháng từ 76 - 94% và trung bình năm là 89,4%. Thấp nhất là
tháng 6 và 7 (76 - 82%), cao nhất là vào các tháng 11, 12, 1 (94%). Có thể coi A
Lưới là nơi có độ ẩm phong phú nên đây là điều kiện rất thuận cho việc phát
triển trồng cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê...
Bảng 1.1. Nhiệt độ và độ ẩm trung bình các tháng và năm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 11 12 Năm
0
ệt
độ
(
Nhi
C) 15,7 20,6 21,5 22,9 23,3 26,1 25,2 24,6 23,4 22,1 19,8 18,9 22
Độ ẩm (%)
94 89 91 90 91 76 82 87 92 93 94 94 89,4
( Nguồn: niên giám thống kê huyện A Lưới năm 2009)
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 6
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
c. Chế độ mưa
Huyện A Lưới có lượng mưa rất phong phú nhưng phân bố không đồng
đều giữa các khu vực. Toàn lãnh thổ huyện chia thành 3 vùng có chế độ mưa
khác nhau:
- Một tâm mưa lớn nằm ở khu vực Động Ngài với lượng mưa hàng năm
trên 3.400 mm và năm nhiều mưa thường vượt 5.000 mm. Là dãy núi đón gió
Đông Bắc và Tây Nam chủ yếu của A Lưới nên mùa mưa ở đây kéo dài từ tháng
5 đến tháng 12.
- Khu vực núi thấp Đông Trường Sơn thuộc địa phận xã Hương Nguyên và
Hồng Hạ có lượng mưa năm vào khoảng 2.800 - 3.000 mm và mùa mưa bắt đầu
từ tháng 9, kết thúc vào tháng 12.
- Khu vực đồi núi thấp và thung lũng trung tâm A Lưới có lượng mưa trung
bình năm từ 3.000 - 3.400 mm và mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12.
Bảng 1.2.Lượng mưa trung bình tháng và năm ở huyện A Lưới
Đơn vị tính (mm)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
298,3 18,2 172,5 232,6 415,5 15,6 136,4 291,6 1205 817,9 594
( Nguồn: niên giám thống kê huyện A Lưới năm 2009)
TB
Năm
12
111,9 359,1
A Lưới là khu vực có lượng mưa năm lớn (trên 3.000 mm) và có số ngày
mưa đạt đến 200 - 220 ngày/năm, trong khi đó ở đồng bằng chỉ có 160
ngày/năm nên việc chăm sóc các loại cây trồng cần tưới vào mùa thiếu ẩm gặp
rất nhiều thuận lợi cụ thể như cà phê, cao su...
4 Chế độ thủy văn
Phần lớn diện tích lãnh thổ huyện A Lưới thuộc lưu vực sông Sê Sáp. Con
sông này gồm có 2 nhánh là A Sáp và A Lin gặp nhau ở biên giới rồi đổ sang đất
Lào. Ngoài ra, một phần diện tích của huyện A Lưới nằm ở phần thượng nguồn
của 2 con sông: Hữu Trạch và sông Bồ thuộc hệ thống sông Hương.
Nhìn chung, sông suối ở A Lưới có đặc điểm là ngắn, dốc, lắm thác ghềnh,
lòng sông hẹp. Độ dốc bình quân lưu vực đạt 28 – 30 m/km, hệ số uốn khúc
khoảng 1,5 – 1,8. Mùa lũ thường kéo dài 3 tháng nhưng lượng dòng chảy chiếm
tới 60 – 65% lượng dòng chảy năm. Tháng có lượng dòng chảy lớn nhất thường
rơi vào tháng 11 hoặc 12, chiếm khoảng 30% lượng dòng chảy năm. Về mùa
mưa, lưu lượng dòng chảy lớn gây sạt lở ách tắc giao thông cục bộ ở một số
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 7
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
vùng như Hồng Thủy, Hương Nguyên, A Roàng, ... Mùa cạn kéo dài 9 tháng
nhưng chỉ chiếm khoảng 35 – 40% lượng dòng chảy năm.
Căn cứ vào bản đồ tài nguyên nước mặt (Hình 1) do Viện nghiên cứu địa lý
xây dựng năm 2007, dòng chảy trung bình năm của huyện A Lưới được chia
thành 4 vùng sau:
Vùng 1: Lượng dòng chảy trung bình năm nhỏ hơn 2600 mm;
Vùng 2: Lượng dòng chảy trung bình năm từ 2600 – 2700 mm;
Vùng 3: Lượng dòng chảy trung bình năm từ 2700 – 2800 mm;
Vùng 4: Lượng dòng chảy trung bình năm lớn hơn 2800 mm.
Hình 1: Bản đồ tài nguyên nước mặt huyện A Lưới
5 Đất đai
Trên địa bàn huyện có 2 loại nền vật chất chủ yếu là đá sét v à biến chất
(Fs) chiếm 63%; đá cát (Fc) chiếm 28%.
* Nhóm đất feralit đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs), chiếm 63%
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 8
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
- Phân bố: Phân bố chủ yếu ở các xã Hương Phong, Hồng Thượng, Hồng
Thái, Hồng Trung…
- Đặc điểm đất có phẫu diện đặc trưng hình thái kiể u ABC là chủ yếu, đất
có màu vàng, độ dày tầng đất từ mỏng đến trung bình. Thành phần cơ giới thịt
trung bình, tỉ lệ hạt sét trong đất cao, tạo ra lực liên kết giữa các hạt đất khá chặt,
khả năng thấm nước từ kém đến trung bình, độ phì tự nhiên của đất từ trung
bình đến khá.
Nhóm đất này thích hợp cho trồng rừng phòng hộ, trồng rừng theo hướng
đa dạng hoá cây trồng.
* Nhóm đất feralit đỏ vàng trên đá cát (Fc), chiếm 28% tổng diện tích tự
nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Hồng Bắc, Hồng Thủy, Hồng Trung ở cả núi t rung
bình và núi thấp, chủ yếu phân bố ở núi thấp.
Đất có hình thái phẫu diện đa số theo kiểu AC, thành phần cơ giới từ cát pha
đến thịt nhẹ, tỉ lệ hạt cát cao, cấu trúc hạt rời rạc, lực liên kết giữa các hạt đất kém,
tỉ lệ hạt sét thấp, tỉ lệ mùn từ trung bình đến giàu, tuỳ thuộc vào lớp thảm thực vật
che phủ. Độ dày tầng đất từ mỏng đến trung bình, màu sắc của đất đồng nhất là
vàng nhạt, độ phì tự nhiên từ trung bình đến khá. Nhóm đất này thích hợp cho
trồng cây lâm nghiệp.
* Ngoài ra còn có một số loại đ ất khác như: đất feralit nâu vàng trên phù sa
cổ (Fp), đất feralit đỏ vàng trên đá Granit (Fa), đất phù sa không được bồi (P):
chiếm 9% tổng diện tích khu vực.
Nhìn chung tài nguyên đất trong khu vực biên giới có tầng đất dày và trung
bình chiếm trên 80% t ổng diện tích rất thuận lợi để phát triển tập đoàn cây trồng
nông nghiệp - lâm nghiệp - công nghiệp trên quy mô lớn góp phần xây dựng
phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới ổn định và lâu dài.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên huyện A Lưới
a.Thuận lợi
- A Lưới là vùng có lượng mưa phong phú, nguồn tài nguyên nước mặt dồi
dào, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu nước tưới cho cây cao su.
- Tài nguyên đất trên địa bàn huyện có tầng đất dày và trung bình chiếm
trên 80% tổng diện tích, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây
cao su.
b. Khó khăn
- Địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt nhiều, dốc lớn.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 9
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
- Một phần diện tích có độ cao trên 700 m, đây là vùng hoàn toàn không
phù hợp cho cây cao su.
- Trên địa bàn huyện, hằng năm cũng bị ảnh hư ởng các cơn bão. Vì vậy cần
nghiên cứu để có giải pháp quy hoạch hợp lý nhằm hạn chế những tác hại của
bão.
- Lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào
mùa lũ, nên dễ gây ra ngập úng, không có lợi cho cây cao su. Do vậy, công tác
quy hoạch cần chú ý và loại trừ những vùng có nguy cơ ngập úng vào mùa lũ
khỏi vùng quy hoạch.
II KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1 Dân số, lao động
Theo số liệu thống kê huyện A Lưới, dân số toàn huyện tính đến ngày 31
tháng 12 năm 2009 là 43.262 ngườ i. Mật độ dân số bình quân 35 người/km 2, dân
số nông thôn chiếm 84,7%, dân số thành thị chiếm 15,3%. Số người trong độ
tuổi lao động có 19.716 người, chiếm 45,6% tổng dân số.
2 Thực trạng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của huyện A L ưới trong 5
năm (2006 – 2010) đạt 13,1%. Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp – Công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp – Dịch vụ, du lịch tiếp tục chuyển dịch rõ nét theo hướng phát
huy tiềm năng và lợi thế. Tỷ trọng nông nghiệp trong giá trị sản xuất năm 2010
đạt 39,5%; tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 32,5%; tỷ trọng dịch
vụ, du lịch đạt 28%.
Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 8 triệu đồng/năm; tổng vốn đầu tư
toàn xã hội trên địa bàn trong 5 năm đạt gần 2.950 tỷ đồng, bình quân 590 tỷ
đồng/năm.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 10
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
Bảng 8: Giá trị sản xuất của một số ngành chủ yếu
Chỉ tiêu
1. Tổng giá trị SX của
một số ngành chủ yếu
(theo giá thực tế)
- Nông - lâm - thủy sản
- C.Nghiệp - XD - GTVT
- Dịch vụ
2. Tốc độ tăng giá trị SX
của một số ngành chủ
yếu (giá so sánh 1994)
- Nông - lâm - thủy sản
- C.Nghiệp - XD - GTVT
- Dịch vụ
ĐVT
2
Năm
2006
2007
2008
2009
157.023
180.095
226.528
244.565
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
89.877
62.644
4.502
96.400
76.105
7.590
126.746
90.221
9.562
145.452
85.565
13.548
%
%
%
116,1
113,0
106,1
96,4
125,7
151,7
101,2
110,1
118
102,1
100,1
120,2
2.1 Sản xuất nông nghiệp 3
Nền kinh tế nông nghiệp miền núi từng bước chuyển dịch có hiệu quả đã
góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc. Nhờ có sự đầu tư, hỗ trợ
nên năng suất lúa, ngô lai ở các xã t ăng lên rõ rệt, bình quân năng suất lúa nước
đạt 46 tạ/ha/vụ.
Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2009 là 4.489,7 ha, trong đó:
- Diện tích lúa nước: 1.696 ha, chiếm 37,8%
- Diện tích lúa cạn: 695,9 ha, chiếm 15,5%
- Diện tích trồng ngô: 813 ha, chiếm 18,1%
- Diện tích trồng sắn: 1.053,9 ha, chiếm 23,5%
- Diện tích trồng khoai các loại: 230,9 ha, chiếm 5,1%
Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2009 là 12.224,7 tấn, lương thực có hạt
bình quân đầu người năm 2008 – 2009 là 282,6 kg, chủ yếu là màu quy thóc cho
nên đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.
Cây công nghiệp dài ngày chủ yếu là cà phê, cao su và chè. Tổng diện tích
một số cây công nghiệp tính đến năm 2009 là:
- Cà phê: 791,0 ha
- Cao su: 669,7 ha
- Chè: 65 ha
2
3
Nguồn: Niên giám thống kê huyện A Lưới năm 2009
Nguồn: Niên giám thống kê huyện A Lưới năm 2009
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 11
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
Về chăn nuôi: Cũng như nhiều nơi khác, cơ cấu đàn gia súc, gia cầm vẫn là
những động vật quen thuộc như: Trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt, ngan… Công tác chỉ
đạo điều hành thực hiện việc phòng chống dịch bệnh được quan tâm nên trong
khu vực vẫn kiểm soát được và không để lây lan trên diện rộng.
Nhìn chung sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đã được chú trọng
đầu tư, phát triển cho nên đã giảm được hộ đói nghèo so với những năm trước.
Tỷ lệ hộ đói nghèo (theo chuẩn mới) hiện nay ở mức cao (22%), tỷ lệ hộ đói
nghèo toàn tỉnh là 17,6%.
2.2 Sản xuất công nghiệp, dịch vụ
Về lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ từng bước phát
triển như thủy điện ALưới, mây tre đan, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ
ngân hàng, du lịch… nghề thủ công truyền thống như rèn, đan lát, dệt thổ cẩm
(vải zèng)… từng bước được phục hồi và một số ngành nghề mới như gò hàn,
cơ khí, mộc, nề, dịch vụ sửa chữa điện, điện tử, xay sát đã hình thành và phát
triển.
Hoạt động dịch vụ đã có những tác động tích cực trong nền kinh tế vùng
dân tộc và miền núi. Huyện đã phối hợp với Công ty lữ hành khảo sát tour du
lịch sinh thái tại A Roàng, A Sho, A Bia, Anôr đã thu hút được nhiều đoàn
khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Dịch vụ giao thông vận tải cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển của
người dân, đặc biệt trong năm nay, tại huyện đã đưa xe chất lượng cao vào
hoạt động trên tuyến A Lưới - Huế; A Lưới - các tỉnh phía Bắc nhằm đáp
ứng kịp thời nhu cầu đi lại ngày càng cao của nhân dân.
3 Cơ sở hạ tầng
3.1 Giao thông
Nhìn chung, giao thông huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế tương đối
hoàn thiện. Hầu hết các tuyến đường liên xã đều được trải nhựa hoặc bê tông
hóa kiên cố, giúp đi lại thuận lợi. Đặc biệt trên địa bàn có đường Hồ Chí Minh
chạy qua đã làm thay đổi bộ mặt huyện A Lưới và giao lưu hàng hóa giữa miền
núi với thành phố Hu ế, giữa các tỉnh với nhau làm phong phú thị trường hàng
hóa, tạo đà phát triển kinh tế xã hội A Lưới nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế,
vùng Trung Trung Bộ nói chung.
3.2 Thủy lợi
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực Thủy lợi và nước sạch
nông thôn. Trong năm qua huyện A Lưới đã chỉ đạo thực hiện nâng cấp 2 công
trình đập A Nin 2 xã Hồng Bắc, hồ Kăn đôm B xã A Ngo, thủy lợi A Rí xã
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 12
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
Hương Nguyên và chương trình kiên cố hóa kênh mương: 10 công trình/ 11 km.
Đặc biệt là kè bờ sông Tà Rình đã đưa nư ớc phục vụ sản xuất nông nghiệp, đảm
bảo tưới tiêu cho diện tích lúa 2 vụ, đưa năng suất lúa trong năm qua đạt được
bình quân 3,5 tạ/ ha.
3.3 Điện, nước sinh hoạt
Hiện nay trên địa bàn đã có khoảng 98,5% hộ gia đình sử dụng điện lưới
quốc gia, khoảng 75% hộ gia đình sử dụng nước sạch để sinh hoạt.
3.4 Hiện trạng thông tin liên lạc 4
Hiện trạng thông tin liên lạc: 100% xã phủ sóng điện thoại di động, cố định;
100% xã phủ sóng truyền hình, hơn 80% xã phủ sóng truyền thanh.
Lĩnh vực truyền thanh - truyền hình: Duy trì tốt các chương trình của Đài
truyền hình Việt Nam; Đài tiếng nói Việt Nam; Chương trình địa phương; Chương
trình tiếng dân tộc được duy trì tốt đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân.
4 Văn hóa xã hội
4.1 Giáo dục và đào tạo 5
Toàn huyện A Lưới có 19 trường mầm non, 18 trường tiểu học , 3 trường
Tiểu học – THCS, 9 trường THCS (1 trường THCS-DTNT), 3 trường THPT.
Các cơ sở trường học đều được xây dựng kiên cố và tầng hóa. Thị trấn có trung
tâm học tập cộng đồng. 100% trường THPT, THCS và 60% trưởng tiểu học dã
có phòng vi tính phục vụ công tác giảng dạy Tin học. Năm 2010 có 4 trường đạt
chuẩn quốc gia.
Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đi học khá cao, mẫu giáo đạt trên
84,2%, tiểu học đạt 99%, THCS đạt 94,9%, THPT đạt 76,2%. Đặc biệt là hiện
nay đã có 2 thứ tiếng dân tộc (Cơ Tu, PaKôh) được dạy cho cán bộ người Kinh
làm công tác dân tộc đang công tác ở tỉnh và 2 huyện Nam Đông, A Lưới.
4.2 Hiện trạng y tế
Hiện tại, trên địa bàn huyện A Lưới có một bệnh viện cấp huyện với 70
giường bệnh có tương đối đủ điều kiện và phương tiện phòng chữa bệnh cho
nhân dân cùng với 5 phòng khám đa khoa khu vực và 63 trạm y tế nằm trên địa
bàn các xã, thị trấn.
Mỗi xã trong huyện A Lưới đều có trạm y tế, có từ 2 – 3 cán bộ y tế trực
thường xuyên để khám và chữa bệnh thông thường. Những bệnh hiểm nghèo
phải chuyển lên tuyến trên.
4
5
Nguồn: Phòng văn hóa thông tin huyện A Lưới
Nguồn: Phòng giáo dục và đào tạo huyện A Lưới
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 13
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
Đánh giá chung điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội
a. Thuận lợi
- Tiềm năng đất sản xuất nông - lâm nghiệp là rất lớn, thích nghi với nhiều
loài cây trồng, phù hợp cho mục tiêu đa dạng hóa cây trồng cũng như chủ trương
phát triển cây cao su trên địa bàn huyện;
- Nguồn lao động dồi dào đáp ứng nhu cầu về sử dụng lao động;
- Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc khá đầy đủ;
- Là xã miền núi nên được sự quan tâm đầu tư của nhà nước.
b. Khó khăn
- Dân cư phân bố không đồng đều, mật độ dân cư thưa thớt;
- Lao động chủ yếu là nông - lâm nghiệp, sản xuất theo thời vụ, thời gian
nhàn trong năm khá nhiều dẫn đến thiếu việc làm, thu nhập thấp, phải sống dựa
vào khai thác lâm sản;
- Lực lượng lao động chủ yếu là phổ thông, lao động đã đào tạo nghề
nghiệp chiếm tỷ lệ thấp.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 14
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
III. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT:
1 Hiện trạng sử dụng đất được phân theo mục đích sử dụng:
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế
6
Đơn vị tính: ha
Thứ
tự
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
Mã
Tổng diện tích tự nhiên
1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.1.3
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.3
2.4
2.5
2.6
3
3.1
3.2
3.3
6
Diện tích năm 2010
Tỷ lệ
122463.6
Đất nông nghiệp
NNP
114082.61
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
5857.34
Đất trồng cây hàng năm
CHN
3455.45
Đất trồng lúa
LUA
1535.19
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
COC
121.45
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
1798.81
Đất trồng cây lâu năm
CLN
2401.89
Đất lâm nghiệp
LNP
108120.98
Đất rừng sản xuất
RSX
46201.63
Đất rừng phòng hộ
RPH
46322.34
Đất rừng đặc dụng
RDD
15597.01
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
103.02
Đất làm muối
LMU
Đất nông nghiệp khác
NKH
1.27
Đất phi nông nghiệp
PNN
4945.04
Đất ở
OTC
1059.19
Đất ở tại nông thôn
ONT
879.62
Đất ở tại đô thị
ODT
179.57
Đất chuyên dùng
CDG
3165.14
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS
19.95
Đất quốc phòng
CQP
95.48
Đất an ninh
CAN
0.69
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
CSK
39.19
Đất có mục đích công cộng
CCC
3009.83
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
1.01
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
78.96
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
SMN
640.74
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
Đất chưa sử dụng
CSD
3435.95
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
282.21
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
2472.15
Núi đá không có rừng cây
NCS
681.59
93.16%
4.78%
2.82%
1.25%
0.10%
1.47%
1.96%
88.29%
37.73%
37.83%
12.74%
0.08%
0.00%
0.00%
4.04%
0.86%
0.72%
0.15%
2.58%
0.02%
0.08%
0.00%
0.03%
2.46%
0.00%
0.06%
0.52%
0.00%
2.81%
0.23%
2.02%
0.56%
Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 15
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
Qua kết quả bảng 1 cho thấy, cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện A Lưới
năm 2008 như sau:
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 122.463,60 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp 114.082,61 ha, chiếm 93,16% diện tích tự nhiên. Trong
đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 5857,34 ha chiếm 4,78%.
+ Đất lâm nghiệp có diện tích 108.120,98 ha chiếm 88,29%, bao gồm:
○ Rừng đặc dụng:
15.597,01 ha, chiếm 12,74%
○ Rừng phòng hộ:
46.322,34 ha, chiếm 37,83%
○ Rừng sản xuất:
46.201,63 ha, chiếm 37,73%
- Các loại đất khác 8.380,99 ha, chiếm 6,84% diện tích tự nhiên, bao gồm:
+ Đất bằng chưa sử dụng: 282,21ha, chiếm 0,23%
+ Đất đồi núi chưa sử dụng: 2472,15 ha, chiếm 2,02%
+ Núi đá không có cây rừng: 681,59,4 ha, chiếm 0,56%
+ Đất phi nông nghiệp: 4945,04 ha, chiếm 4,04%
2 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp và đất đồi núi chưa sử dụng:
Bảng 2 : Hiện trạng đất phân theo đơn vị hành chính huyện A Lưới tỉnh Thừa
Thiên Huế 7
- Diện tích đất có rừng tự nhiên phân bố nhiều nhất ở xã Hương Nguyên,
Hồng Hạ, Hồng Thủy.
- Diện tích đất có rừng trồng kể cả diện tích rừng trồng ngoài đất lâm nghiệp
phân bố nhiều nhất ở xã Hồng Hạ, xã Nhâm.
- Diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp, phân bố nhiều nhất
ở xã Hương Nguyên.
- Diện tích đất đồi chưa sử dụng đây là nguồn tiềm năng đất đai quy hoạch
phục vụ kinh doanh lâm nghiệp, phân bố nhiều nhất ở xã Hương Nguyên, Hồng
Hạ, Hồng Thủy.
7
Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 16
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
Được thể hiện ở bảng thống kê sau:
Đơn vị tính: ha
Thứ
tự
MỤC
ĐÍCH SỬ
DỤNG
ĐẤT
Mã
Tổng diện
tích tự
nhiên
1
1.1
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.4
1.5
2
3
3.1
3.2
3.3
Tổng diện
tích các
loại đất
trong địa
giới hành
chính
Diện tích phân theo đơn vị hành chính cấp dưới trực thuộc
Xã Hương
Nguyên
Xã Bắc
Sơn
Xã Hồng
Bắc
Xã A Ngo
Xã
Sơn
Thủy
122463.6
32397.3
1047.4
3118.6
867.8
1676.
2
Đất nông
nghiệp
NNP
114082.61
31674.7
921.28
2850.49
740.04
1365.
18
Đất sản
xuất nông
nghiệp
SXN
5857.34
734.5
120.07
291.34
149.51
145.3
1
Đất lâm
nghiệp
LNP
108120.98
30939.5
797.71
2556.1
589.19
1210.
56
Đất rừng
sản xuất
RSX
46201.63
12778.3
577.19
1343.1
285.11
789.9
7
Đất rừng
phòng hộ
RPH
46322.34
8260.9
220.52
1213
304.08
420.5
9
Đất rừng
đặc dụng
RDD
15597.01
9900.3
Đất nuôi
trồng thuỷ
sản
NTS
103.02
0.7
3.5
3.05
1.34
9.31
Đất làm
muối
Đất nông
nghiệp
khác
LMU
NKH
1.27
Đất phi
nông
nghiệp
PNN
4945.04
664.9
47.02
148.31
115.44
233.4
5
Đất chưa
sử dụng
CSD
3435.95
57.7
79.1
119.8
12.32
77.57
Đất bằng
chưa sử
dụng
BCS
282.21
7.18
9.59
0.28
Đất đồi núi
chưa sử
dụng
DCS
2472.15
50.52
24.38
79.32
12.32
77.57
Núi đá
không có
rừng cây
NCS
681.59
45.13
40.2
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 17
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
MỤC
ĐÍCH SỬ
DỤNG
ĐẤT
Thứ tự
Mã
Tổng diện
tích tự
nhiên
Tổng diện
tích các
loại đất
trong địa
giới hành
chính
Diện tích phân theo đơn vị hành chính cấp dưới trực thuộc
Xã Phú
Vinh
Xã Hồng
Quảng
Xã Hương
Phong
Xã Nhâm
122463.6
2813.8
545.6
8115.6
3785.4
NNP
114082.61
2675.94
359.08
7291.7
3312.9
Đất sản
xuất nông
nghiệp
SXN
5857.34
78.23
129.47
169.93
666.23
Đất lâm
nghiệp
LNP
108120.98
2594.42
216.49
7117.57
2645.49
1.2.1
Đất rừng
sản xuất
RSX
46201.63
813.44
216.49
3847.17
1882.89
1.2.2
Đất rừng
phòng hộ
RPH
46322.34
1780.98
3270.4
762.6
Đất rừng
đặc dụng
RDD
15597.01
Đất nuôi
trồng thuỷ
sản
NTS
103.02
2.93
1.18
1
1.1
1.2
1.2.3
1.3
1.4
1.5
2
3
3.1
3.2
3.3
Đất nông
nghiệp
Đất làm
muối
Đất nông
nghiệp
khác
3.29
13.12
LMU
NKH
1.27
1.27
Đất phi
nông
nghiệp
PNN
4945.04
118.58
159.49
114.55
361.48
Đất chưa
sử dụng
CSD
3435.95
19.28
27.03
709.35
111.02
Đất bằng
chưa sử
dụng
BCS
282.21
7.5
19.3
68.5
Đất đồi núi
chưa sử
dụng
DCS
2472.15
11.78
7.73
398.02
Núi đá
không có
rừng cây
NCS
681.59
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
242.83
Trang 18
111.02
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
Tổng diện
tích các
loại đất
trong địa
giới hành
chính
Diện tích
phân theo
đơn vị
hành
chính cấp
dưới trực
thuộc
Tổng
diện tích
tự nhiên
122463.6
Đất nông
nghiệp
Đất sản
xuất nông
nghiệp
MỤC
ĐÍCH SỬ
DỤNG
ĐẤT
Thứ tự
1
1.1
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.4
1.5
2
3
3.1
3.2
3.3
Diện tích phân theo đơn vị hành chính cấp dưới trực thuộc
Xã A
Roằng
Xã
Đông
Sơn
5126.7
5787.9
2668.9
1661.1
11222.3
6209.36
4534.91
5549.61
2601.07
1440.02
10498.94
290.06
171.33
412.78
608.74
205.47
195.82
417.65
108120.98
3268.31
6037.13
4116.18
4929.87
2388.1
1232.4
10079.79
Đất rừng
sản xuất
46201.63
2355.82
1651.71
2606.2
2360.14
1204.68
393.76
3408.22
Đất rừng
phòng hộ
46322.34
912.49
4385.42
1509.98
2569.73
1183.42
838.64
6671.57
Đất rừng
đặc dụng
15597.01
Đất nuôi
trồng thuỷ
sản
103.02
6.73
0.9
5.95
11
7.5
11.8
1.5
Đất lâm
nghiệp
Đất làm
muối
Đất nông
nghiệp
khác
Xã Hồng
Thái
Xã
Hương
Lâm
4030.9
6927.1
114082.61
3565.1
5857.34
Xã A Đớt
Xã Hồng
Thủy
1.27
Đất phi
nông
nghiệp
4945.04
406.22
600.5
104.58
180.76
63.94
128.24
146.8
Đất chưa
sử dụng
3435.95
59.58
117.24
487.21
57.53
3.89
92.84
576.56
Đất bằng
chưa sử
dụng
282.21
9.33
0.44
1.67
10.92
Đất đồi
núi chưa
sử dụng
2472.15
48.2
3.45
91.17
565.64
Núi đá
không có
rừng cây
681.59
1.35
59.58
115.89
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
487.21
Trang 19
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ CÂY CAO SU VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU
I.TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở VIỆT NAM 8:
1.Giai đoạn trước năm 1990:
Cây cao su được du nhập vào Việt Nam được hơn 113 năm (kể từ 1897).
Giai đoạn phát triển của trồng và sản xuất cao su thiên nhiên ở Việt Nam là các
năm 1920- 1940. Năm 1930 đã khai thác trên 10.000 ha, sản xuất 11.000 tấn.
Năm 1950, sản xuất 92.000 tấn, trên diện tích khai thác gần 70.000 ha. Nhờ
chính sách khuyến khích của chính quyền thuộc địa (chính sách đất đai và chính
sách cho vay lãi suất thấp), tư bản Pháp đ ã thiết lập các đồn điền lớn như Công
ty Đất đỏ (Compagnie des Terres rouges), SIPH, Công ty đồn điền Michelin,
ở các tỉnh miền Đông và ở Tây Nguyên. Xuất khẩu cao su và gạo lúc đó là
“hai vú sữa cho nền kinh tế Việt Nam”. 9
Cuối thập niên 5 0 và đầu thập niên 60, Việt Nam phát động phong trào cao
su tiểu điền (small holding) như Malaysia, Indonesia và Thailand, nhưng với nét
khác biệt là chương trình cao su dinh điền. Các tiểu điền cao su dinh điền thiết
lập liên canh, liên địa thành diện t ích lớn với các dòng năng suất cao lúc đó là
GT1, PB86… Chương trình cao su dinh điền dự trù phát triển đến 200.000 ha ở
những vùng sinh thái thích hợp (miền Đông Nam bộ, các tỉnh Tây
Nguyên). Trong hơn 5 năm, từ 1958 đến 1963, diện tích cao su dinh điền đã
lên đến 30.000 ha.
Năm 1962, chương trình cao su được khuyến khích tài trợ và giúp đỡ kỹ
ật
thu cho các tư nhân Viêt Nam (cả cho các đồn điền nào muốn mở rộng thêm
tích khai thác hay trồng lại nhiều vườn cao su đã già cỗi, khai thác đã trên 3 0-40
năm). Chương trình cao su Viêt Nam dự tính diện tích cao su tiểu điền
có năng suất cải thiện là 500.000 ha, nghĩa là bằng diện tích cao su tiểu điền
Malaysia và Indonesia các thập niên này. Tuy nhiên, chiến tranh đã làm các đồn
điền công ty và nhất các cao su tiểu điền ngừng hoạt động.
Trong thập niên 1970, chích sách phát triển kinh tế tập thể đã không còn hỗ
trợ phát triển. Theo thống kê năm 1976, tổng diện tích cao su mới chỉ có 76.600
ha (riêng các tỉnh phía Bắc có khoảng 5.000 ha ), với sản lượng 40.200 tấn.
Trong thập niên 80, chính sách đổi mới bắt đầu cho phép tiểu nông thuê khai
thác tiểu điền, đã đem lại phần nào sinh khí cho ngành cao su Viêt Nam. Tuy
nhiên, do giá cao su vào thập niên thập niên 80 giảm mạnh, các tiểu điền cũ ng
8
Bài tham luận tại Hội thảo “Phát triển bền vững ngành Cao su Việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh
tế quốc tế’ do Trung tâm th ông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công thương tổ chức tại Hà nội,
ngày 23-12-2008.
9
Nhưng khác với xuất khẩu gạo, kỹ thuật do Pháp kiều và thị trường do Hoa kiều đảm trách, ngành
cao su hoàn toàn trên phương diện kỹ thuật lẫn thị trừờng là do Pháp chủ trì. Người dân Việt chỉ là
nhân công cạo mủ bị bóc lột sức lao động nặng nề.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 20
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
như đồn điền cũ chưa tạo ra được bước phát triển đáng kể cho ngành cao su Việt
Nam.
2.Giai đoạn sau năm 1990 đến nay:
Sau khi Liên Xô tan rã, diện tích cao su không phát triển được vào những
năm đầu thập niên 90. Năm 1990, diện tích cao su Việt Nam là 250.000 ha và
sản lượng là 103.000 tấn (diện tích cao sản chỉ khoảng 15%, trong khi đó
Thái Lan có 1.884.000 ha, với 52% diện tích cao sản, mức sản xuất mủ
khô là 1.786.000 tấn; Indonesia có 3.155.000 ha, nhưng sản lượng ít hơ n Thái
Lan 1.429.000 tấn).
Nhờ chủ trương phát triển kinh tế thị trường những năm 90, cao su tiểu điền
lại được khuyến khích phát triển, và cũng trong thời kỳ này giá cao su xuất khẩu
đã lên đến đỉnh với 1.500 USD/tấn, và ngành cao su khởi sắc trở lại.
Đến năm 2000 sản lượng cao su đạt 290,8 ngàn tấn. Trước tình hình
cạnh tranh đất trồng giữa các loại cây công nghiệp khác có cùng yêu cầu sinh
thái như cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả... chính phủ đã chủ trương chỉ phát triển
ngành cao su với quy mô 400.000ha. Tuy nhiên, đến năm 2001 diện tích cao su
trên toàn quốc đã lên tới trên 405.000 ha, và các địa phương vẫn tiếp tục ủng hộ
phát triển cao su, nhất là các tỉnh duyên hải miền Trung.
Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiên đứng thứ 6
trên thế giới (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, và Trung Quốc). Vị thế
của ngành cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định. Từ năm
2005, nhờ sản lượng tăng nhanh hơn Trung Quốc, Việt Nam đã vươn lên hàng
thứ 5. Riêng về xuất khẩu, từ nhiều năm qua Việt Nam đứng hàng thứ 4 thế giới.
Nhờ giá cao su liên tục tăng cao trong những năm qua nên diện tích vườn cây
cao su không ngừng được mở rộng. Hiện cả nước có hơn 500.000 ha cao su, tập
trung ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Bắc Trung Bộ
(41.500 ha) và Duyên hải Nam Trung Bộ (6.500 ha). Sản lượng đạt trung
bình 450.000 tấn/năm. 10
10
Bài tham luận tại Hội thảo “Phát triển bền vững ngành Cao su Việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 21
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
Mục tiêu Chính phủ đưa ra đến năm 2010 là diện tích cao su Việt Nam sẽ
tăng lên 700.000 ha, trong đó diện tích trồng mới chủ yếu là cao su tiểu điền (dự
kiến chiếm 350.000 ha). Tuy nhiên cao su tiểu điền được đầu tư vốn nhỏ, đa
phần nằm ở vùng sâu vùng xa nên rất khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
đồng bộ. Bên cạnh đó, cao su tiểu điền trồng phân tán nên khó thu gom mủ , chất
lượng mủ giảm và giá thành cao. Sản phẩm làm ra chưa gắn với khâu chế biến,
thường bị tư thương ép giá khiến người nông dân thua thiệt.
Các đặc điểm chính trong giai đoạn này là:
Trên 80% sản lượng cao su Việt Nam dùng để xuất khẩu., trong đó
lượng xuất khẩu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG)
chiếm hơn 70%.
Đến nay mới có 63% diện tích cao su được đưa vào khai thác, do đó
tiềm năng phát triển còn rất lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam còn đang
tích cực đầu tư trồng mới các đồn điền cao su lớn tại Lào và
Campuchia bên cạnh việc phát triển nguồn cao su trong nước.
Hiện nay phần lớn diện tích nằm trong chương trình thực hiện đến năm
2010 về dự kiến trồng 1 triệu ha cao su nằm trong khuôn khổ trồng
mới 5 triệu ha rừng.
Do giá cao su nguyên liệu tăng liên tục trong thời gian gần đây, người
dân nhiều địa phương đổ xô trồng cao su 11. Hiện tượng này khó bảo
đảm tính phát triển bền vững khi gặp biến động giá và nhu cầu thị
trường thế giới.
Đầu năm 2008 sản lượng sụt giảm so với kế hoạch (do bệnh phấn trắng
trên hầu hết diện tích khai thác và tình hình mưa bão diễn ra sớm hơn
với tần suất cao hơn các năm, đồng thời giá cao su cũng chững
lại và có xu hướng giảm do khủng hoảng tài chính thế giới).
tế quốc tế’ do Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công thư ơng tổ chức tại Hà nội,
ngày 23-12-2008.
11
Riêng tại khu vực Đông Nam Bộ bình quân mỗi năm diện tích cao su tiểu điền tăng từ 13.000 đến 20.000 ha.
Theo Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA), đến năm 2007, diện tích cao su tiểu điền chiếm khoảng 253.320 ha,
bằng 46,1% tổng diện tích với trên 75.000 hộ trồng cao su ở 24 tỉnh thành, sản lượng cao su thiên nhiên của Việt
Nam đạt 601,7 nghìn tấn năm 2007.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 22
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
3.Diễn biến thị trường cao su thiê n nhiên những năm gần đây
3.1 Diễn biến chung
Trong những năm gần đây mức sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế
giới có xu hướng ngày càng tăng gắn liền với xu hướng tăng trưởng kinh tế thế
giới và nhu cầu phát triển các ngành kỹ thuật 12. Nước đứng đầu là Thái
Lan, kế đến là Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Nhìn
chung cung đáp ứng đủ cho cầu, không có sự mất cân đối đáng kể.
Theo báo cáo của IRSG (Tập đoàn nghiên cứu cao su Quốc tế), mức tiêu thụ
cao su trên toàn thế giới ước tính tăng trung bình 2,3%/năm. Trong năm 2007,
mức tiêu thụ này đạt khoảng 22.873 triệu tấn (trong đó cao su tổng hợp chiếm
57,2% và cao su thiên nhiên chiếm 42,8%). Trong các năm gần đây, sản lượng
tiêu thụ của khu vực châu Á -Thái Bình Dư ơng, đặc biệt là Ấn Độ và
Trung Quốc, tăng khá nhanh (khoảng 7%/năm).
12
Cụ thể, sản lượng năm 2004 là 8.708 triệu tấn, năm 2005 là 8.882 triệu tấn, năm 2006 là 9.686 triệu tấn,
năm 2007 là 9.893 triệu tấn.
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 23
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
3.2 Ảnh hưởng của thị trường dầu mỏ đến thị trường cao su
Năm 2005, do giá dầu biến động mạnh đã phần nào lý giải cho
việc tăng trưởng chậm của nhu cầu c ao su tổng hợp chỉ 0,84%, trong khi đó nhu
cầu cao su tự nhiên tăng cao (từ 4,91% năm 2004 lên 5,28% năm 2005).
Từ năm 2006 và 2007 nhu cầu cao su tổng hợp bắt đầu có xu hướng tăng trở
lại ngày càng cạnh tranh gay gắt với cao su tự nhiên. Nh ìn chung, nhu cầu sản
xuất và tiêu thụ cao su (tự nhiên và nhân tạo) thế giới trên dưới 20 triệu
tấn/năm, trong đó cao su tổng hợp chiếm tỷ lệ tương đối lớn (khoảng 60%,
được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chính là dầu mỏ - sản phẩm cạnh tranh trực
tiếp với cao su tự nhiên). Vì vậy, biến động của giá dầu thế giới đã tác động
không nhỏ đến nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên của thế giới. Giá dầu thô từ năm
2003 có xu hướng tăng mạnh mẽ, đặc biệt là từ năm 2007 đến những tháng giữa
2008. Nguyên nhân chính là do nhu cầu tiêu thụ và tình trạng đầu cơ của thế giới
(trên 80 triệu thùng/ngày) dẫn tới việc giá dầu vượt xa mức 40 -50 USD/thùng.
Một vài yếu tố quan trọng khác dẫn tới sự tăng lên của giá dầu là sự suy
yếu của đồng USD và sự phát triển l iên tục và nhanh chóng của các nền kinh tế
châu Á nhất là hai nước lớn và đông dân là Trung Quốc và Ấn Ðộ với mức tăng
trưởng kinh tế hàng năm lên đến gần 10%. Trong khi đó mức sản xuất không thể
tăng kịp vì các quốc gia sở hữu các mỏ dầu không thể đầu tư nhanh để kịp gia
tăng sản lượng. Thêm nữa, các trận bão nhiệt đới năm 2005 đã gây nên tổn thất
cho hệ thống lọc dầu của Mỹ và các nước khác, cộng với việc chuyển từ việc sử
dụng hỗn hợp ête, butila và metal sang sử dụng công nghệ ethanol cũng đóng
góp vào sự tăng giá dầu.
Từ đầu năm 2008, giá cao su đã liên tục tăng mạnh bởi sản lượng của các
nước sản xuất chính giảm sút do mưa nhiều và giá dầu mỏ tăng mạnh. So với
cùng kỳ năm 2007, giá cao su tại thị trường châu Á đã tăng khoảng 35%,
riêng tại Thượng Hải (Trung Quốc) đã tăng tới 44,47%. Nhưng bước sang quý
III/2008 đến nay, giá cao su bắt đầu chững lại và có xu hướng giảm do nhu cầu
không còn tăng và giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến nhu cầu sử dụng cao su tổng
hợp tăng lên khiến cho nhu cầu cao su tự nhiên ngưng lại và giá có xu hướng
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 24
Phương án quy hoạch phát triển cây cao su huyện A lưới giai đoạn 2011 -2020
giảm mạnh13. Vì vậy khi giá dầu thô tăng sẽ tác động tới giá thành của cao su
tổng hợp, làm cho giá tăng. Khi đó nhu cầu sử dụng cao su tự nhiên để thay thế
cao su tổng hợp tăng dần, dẫn đến giá cao su tự nhiên s ẽ tăng. Điều này thấy rõ
trong thực tế những năm qua khi giá cao su tự nhiên tăng mạnh (Hình 5), giá
năm 2007 (2078 USD/tấn), tăng gấp 3 lần giá cao su năm 1998 (665 USD/tấn).
Theo dự báo của Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế, mức tiêu thụ cao su của
thế giới được dự đoán là 31,8 triệu tấn vào năm 2020, tăng hơn 10 triệu tấn so
với năm 2006.
3.3 Thị trường tiêu thụ cao su của Việt Nam sau khi ra nhập WTO
Cao su luôn là ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Đồng thời, việc gia
ập
nh WTO đã mang lại những ảnh hưởng tích cực và tạo ra điều kiện thuận lợi
cho việc xuất khẩu các sản phẩm cao su của Việt Nam. Các tác động của
gia nhập WTO đối với ngành cao su Việt Nam là:
• Gia nhập WTO Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi về thuế khi xuất khẩu
sang nhiều nước và có nhiều cơ hội tốt để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ
từ các nước phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất cao su của Việt Nam sẽ có cơ
hội hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng các nhà máy chế biến cao
su để có thể sản xuất cao su có giá trị cao, tạo điều kiện chuyển đổi thị trường.
• Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phát triển mạnh cũng đang làm tăng
giá trị cho ngành cao su, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô, tăng tỷ lệ xuất khẩu
các sản phẩm có giá trị kinh tế.
Việt Nam được nhóm 3 nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới
(Thái Lan, Indonesia và Malaysia) mời gia nhập Consortium cao su quốc
tế (IRCO) để cùng hợp tác giữ bình ổn giá cao su thiên nhiên trên thị trường
thế giới. Đây là một thuận lợi lớn cho ngành xuất khẩu cao su Việt Nam
bởi vì IRCO hiện đang chiếm 75% tổng sản lượng cao su tự nhiên thế giới, với
sự tham gia của Việt Nam, thị phần của IRCO sẽ tăng lên 80%.
• Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là đơn vị chính cung ứng gần
như tất cả sản lượng mủ cao su xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong và
ngoài nước, chiếm tỷ trọng quy mô trên 70% toàn ngành cao su Việt Nam, là
hạt nhân phát triển cao su của Việt Nam. Đặt biệt, Tập đoàn còn được Chính
phủ giao trách nhiệm phát triển 150.000 ha cao su tại Lào và Campuchia, 50.000
ha cao su tại Tây Nguyên, 100.000 ha cao su tại Tây Bắc.
• Việt Nam đứng hàng thứ 4 về xuất khẩu với sản lượng tăng dần qua các
14 ới tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao su của Việt Nam giai đoạn
năm v
20012006 bình quân đạt 17,66%/năm, cao hơn mức bình quân của thế giới
khoảng 2%/năm (trong khi Thái Lan: 2,37%, Indonesia: 5,27%, Malaysia:
3,52%). Từ năm 2002-2007, sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng
173%, doanh thu tăng gần 600%. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng rất
13
Chẳng hạn, giá cao su RSS3 giao tháng 9/2008 tại thị trường Thái Lan giao dịch ở mức 294
UScent/kg, giảm 9,26% so với giá giao dịch cùng kỳ tháng trước, do dầu thô là nguyên liệu đầu
vào để sản xuất cao su tổng hợp - sản phẩm thay thế của cao su tự nhiên
14
Sản lượng xuất khẩu từ 273.400 tấn (năm 2000), lên 308.100 tấn (2001), 454.800 tấn (2002), 433.106
ấn
t (2003), 513.252 tấn (2004), 587.110 tấn (2005), 690.000 tấn (năm 2006) và 700.000 tấn (2007).
Đơn vị tư vấn: Trung tâm QH&TK nông lâm nghiệp
Trang 25