1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ
trương, chính sách để phát triển kinh tế, đã tạo luồng sinh khí mới cho sự phát triển
trên mọi mặt của đất nước nói chung và nông nghiệp, nông thôn miền núi nói riêng.
Một trong những kết quả đó là đã xuất hiện và phát triển một hình thức tổ chức sản
xuất mới đó là kinh tế trang trại - Mô hình tổ chức sản xuất đi lên từ kinh tế hộ gia
đình, đang được cả nước quan tâm, chú ý.
Hiện nay, phát triển kinh tế trang trại được coi là một hướng đi đúng đắn
trong quá trình tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn bước vào thế kỷ
XXI. Thành công của kinh tế trang trại không chỉ về mặt kinh tế - xã hội – môi
trường, điều có ý nghĩa quan trọng là nó khẳng định một hướng đi đúng đắn, một
triển vọng sáng sủa cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn,
khẳng định vai trò của mình trong sản xuất hàng hoá, nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của bất kỳ quốc gia nào cũng
đặt ra yêu cầu khách quan là phải phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá dưới
nhiều hình thức. Trong đó có hình thức kinh tế trang trại được đặc biệt quan tâm
nhằm tạo ra những vùng cung cấp nguyên liệu có chất lượng và số lượng ngày càng
cao. Sự hình thành và phát triển khá nhanh của mô hình kinh tế trang trại đã và đang
góp phần thúc đẩy nông nghiệp và làm thay đổi diện mạo kinh tế, xã hội nông thôn
nước ta. Việc phát triển nhanh cả số lượng lẫn chất lượng trang trại đã góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Trung du và miền núi nước ta
chiếm 3/4 diện tích cả nước, thuộc đối tượng sản xuất nông lâm nghiệp, là nơi cư
trú của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nơi đây có địa hình chia cắt mạnh, giao
thông đi lại khó khăn, kinh tế xã hội chậm phát triển. Đời sống của một bộ phận
không nhỏ đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa vẫn gặp rất nhiều khó khăn, trình
độ dân trí thấp, phương thức canh tác còn lạc hậu chủ yếu là hình thức du canh du
cư... Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm tài nguyên rừng
2
và ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế chính trị, xã hội và môi trường sinh thái
cả nước. Những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới nông thôn miền núi đã
có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ và tiến bộ vượt bậc.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, Hoà Bình là một tỉnh miền núi
thuộc vùng Tây Bắc có lợi thế về đất đai, lao động, thị trường tiêu thụ thuận tiện
nên vài năm gần đây kinh tế trang trại ở Hoà Bình đã có những bước phát triển
mạnh ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh. Lương Sơn là 1 huyện của tỉnh Hoà Bình,
nằm ở cửa ngõ nối vùng Trung tâm với các tỉnh vùng Tây Bắc, những năm qua kinh
tế trang trại đã được hình thành, đang có xu hướng phát triển mạnh cả về số lượng
và chất lượng, góp phần khai thác tiềm năng lao động tại chỗ, giải quyết công ăn
việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân địa phương.
Kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế tiến bộ, xuất hiện trong nền kinh tế
nông nghiệp hàng hoá. Sự phát triển này là đòi hỏi tất yếu của quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nói chung và nền kinh tế nông nghiệp nông
thôn nói riêng. Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu về kinh tế
trang trại, một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại đã và đang dần dần
được làm rõ. Tuy nhiên, những nghiên cứu, đánh giá về hiệu quả của kinh tế trang
trại cho đến nay vẫn chưa được đề cập đến một cách hệ thống, đồng bộ. Ở địa
phương trong thời gian qua cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về kinh tế xã hội,
đánh giá tổng kết tình hình phát triển kinh tế trang trại tuy nhiên vấn đề hiệu quả
của kinh tế trang trại chưa được đề cập tới.
Để góp phần đánh giá đúng vai trò, tác động của kinh tế trang trại đối với
việc phát triển nông nghiệp và nông thôn, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và
kiến nghị nâng cao hiệu quả kinh tế của loại hình kinh tế này ở huyện Lương Sơn
tỉnh Hoà Bình, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Một số biện pháp chủ yếu
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các trang trại hiện có ở huyện Lương Sơn,
Hòa Bình.”
3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở lý luận về trang trại, kinh tế trang trại
1.1.1.1 Khái niệm về trang trại, kinh tế trang trại
Khái niệm về trang trại
“Trang trại” hay “nông trại” (farm, farm house) theo tư liệu nước ngoài thì
có thể hiểu đó là những khu đất tương đối lớn, ở đó sản xuất nông nghiệp được tiến
hành có tổ chức dưới sự chỉ huy của một người chủ mà phần đông là chủ gia đình
nông dân trong nông nghiệp đi vào sản xuất hàng hoá và từng bước gắn liền với
kinh tế thị trường [11].
Theo tác giả Lê Trọng, trang trại là cơ sở, là doanh nghiệp kinh doanh nông
nghiệp của một hoặc một nhóm nhà kinh doanh [27].
Tác giả Nguyễn Đình Hương khi nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới cũng
như thực tiễn kinh tế trang trại ở Việt Nam cho rằng: Trang trại là một hình thức tổ
chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất
hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người
chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất
được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao,
hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường [11].
Theo tác giả Hoàng Việt: Trang trại là một hình thức tổ chức cơ sở trong
nước, có mục đích sản xuất chủ yếu là sản phẩm hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến
hành trên quy mô diện tích ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn, với
cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoặc tự chủ và luôn gắn
với thị trường [30].
Như vậy, trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ
thể của các quan hệ kinh tế đó. Nói đến trang trại, chúng ta nói đến một thực thể sản
4
xuất kinh doanh hàm chứa rất nhiều vấn đề như kinh tế, xã hội, môi trường sinh
thái... gắn liền với trang trại.
Phân loại trang trại
* Phân loại theo nguồn gốc hình thành: Có 3 con đường chính hình thành
trang trại
- Trang trại được hình thành từ khu đất từ thời phong kiến: Đây là các trang
trại hình thành từ các khu đất thuộc sở hữu tư nhân của tầng lớp quý tộc, địa chủ.
- Trang trại phát triển từ kinh tế hộ gia đình: Quá trình sản xuất đã diễn ra sự
phân hoá giữa các hộ. Các hộ sản xuất thuận lợi sẽ phát triển cao hơn về quy mô và
kết quả sản xuất mà hình thành các trang trại [40].
- Trang trại hình thành theo kiểu xí nghiệp tư bản chủ nghĩa: Các nhà tư bản
đầu tư vốn vào sản xuất nông lâm nghiệp, họ bỏ tiền mua máy móc thiết bị, thuê đất
đai và thuê lao động kinh doanh theo kiểu tư bản chủ nghĩa hình thành các trang
trại.
Hiện nay trang trại gia đình là loại hình trang trại phổ biến ở hầu hết các
nước trên thế giới. Trang trại theo kiểu xí nghiệp tư bản còn tồn tại nhưng giới hạn
trong một số ngành có giá trị cao như chăn nuôi gia súc, đại gia súc theo huớng xuất
khẩu.
* Phân loại trang trại theo hình thức quản lý:
- Trang trại gia đình: Là loại trang trại độc lập tự sản xuất kinh doanh. Mỗi
gia đình có tư cách pháp nhân do một người trong gia đình làm chủ điều hành.
- Trang trại liên doanh: Do vài trang trại hợp nhất để tăng nguồn lực tạo sức
cạnh tranh và sự ưu đãi của nhà nước (ở Mỹ số lượng trang trại này chiếm 10% số
lượng và 16% diện tích).
- Trang trại hợp doanh theo cổ phần: Trang trại loại này được tổ chức theo
nguyên tắc công ty cổ phần (ở Mỹ trang trại loại này chiếm 2,7% và 13,7% diện
tích đất đai.
- Trang trại uỷ thác: Trang trại mà người chủ uỷ quyền cho người nhà, bạn
bè quản lý điều hành sản xuất (Đài loan thường có loại trang trại này).
5
* Phân loại trang trại theo phương hướng sản xuất:
- Trang trại kinh doanh tổng hợp: Trang trại này thường kết hợp sản xuất
kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp ngành nghề và dịch vụ.
- Trang trại chuyên môn hoá: Phương hướng sản xuất chỉ phát triển một
ngành hoặc một sản phẩm như sản xuất ngũ cốc, chăn nuôi gia súc.
* Phân loại theo nguồn thu nhập:
- Nguồn thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp: Xu thế trang trại loại này đang
giảm dần (năm 1985 Nhật Bản có 15% số trang trại thuộc loại này).
- Trang trại có thu nhập thêm từ bên ngoài trang trại, loại này thường kinh
doanh tổng hợp và xu thế ngày càng tăng.
* Các phương thức điều hành sản xuất:
- Chủ trang trại vừa điều hành vừa trực tiếp tham gia sản xuất: Loại trang trại
này chủ hộ thường là nông dân, hiện nay hình thức này là phổ biến.
- Chủ trang trại và gia đình không ở trang trại nhưng vẫn điều hành sản xuất:
Hình thức này không nhiều nhưng đang có xu hướng phát triển ở các nước công
nghiệp phát triển.
- Chủ trang trại nhỏ có ít ruộng đất, không điều hành sản xuất mà uỷ quyền
cho người thân quản lý trang trại của mình theo từng vụ hay nhiều năm.
* Phân loại theo tiến trình hình thành và phát triển:
Sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp đi từ bậc thấp
lên bậc cao, từ nền sản xuất tự túc, tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hoá mà hình
thành các trang trại.
- Hộ nông dân nhỏ: Quy mô sản xuất nhỏ, ruộng đất ít, sản xuất bằng công
cụ thô sơ, mục đích đảm bảo thức ăn cho cuộc sống gia đình.
- Trang trại truyền thống: Đất đai được khai khẩn thêm về diện tích, bắt đầu
có sự tích tụ đất đai, lao động chủ yếu là lao động của gia đình. Sản phẩm sản xuất
ra phần lớn dùng để tiêu dùng.
- Trang trại sản xuất trồng trọt hoặc chăn nuôi nhỏ: Quy mô diện tích được
tích tụ lớn hơn, sản xuất được phân định ra với vài loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu,
6
sản xuất phần lớn là thủ công, một phần máy móc.
- Trang trại sản xuất đa dạng hoá: Sản xuất thâm canh có tưới nước, lao động
kết hợp thủ công và máy móc, sản phẩm đa dạng hoá nhằm đảm bảo thu nhập bền
vững, chủ yếu là sản xuất sản phẩm hàng hóa.
- Trang trại chuyên môn hoá: Sử dụng lao động gia đình và thuê ngoài, sản
xuất thâm canh đạt hiệu quả cao chủ yếu là sản xuất sản phẩm hàng hoá.
- Trang trại tự động hoá: Đang phát triển ở các nước phát triển trên thế giới
trong ngành chăn nuôi, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu.
Khái niệm về kinh tế trang trại:
Cũng theo tác giả Lê Trọng, kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở,
là doanh nghiệp trực tiếp tổ chức sản xuất ra nông sản hàng hoá dựa trên cơ sở hiệp tác
và phân công lao động xã hội, được chủ trang trại đầu tư vốn, thuê mướn phần lớn hoặc
hầu hết sức lao động và trang bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu
của nền kinh tế thị trường, được Nhà nước bảo hộ theo luật định [27].
Tác giả Trần Trác thì cho rằng: Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức
sản xuất và kinh doanh hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản của hộ gia đình theo cơ chế thị
trường [26].
Tác giả Trương Thị Minh Sâm, từ những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận
và thực tiễn nhận định về thực chất của kinh tế trang trại: Kinh tế trang trại là một
hình thức tổ chức sản xuất ư kinh doanh nông nghiệp, được hình thành và phát triển
trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân có mức độ tích tụ và tập trung cao hơn về
đất đai, vốn lao động, kỹ thuật... Nhằm tạo ra khối lượng hàng hoá nông sản lớn
hơn, với lợi nhuận cao hơn theo yêu cầu của kinh tế thị trường, có sự điều tiết của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa [23].
Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại ngày 02/02/2000 của Chính
phủ đã chỉ rõ “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông
nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình...” [04].
7
Như vậy, kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các
quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại, nói đến
kinh tế trang trại là nói mặt kinh tế của trang trại;
Từ các quan niệm, nhận thức trên cho thấy:
- Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở của nền kinh tế
- Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hoá và để thu lợi nhuận
- Tư liệu sản xuất chủ yếu của trang trại thuộc về một người chủ độc lập
- Quy mô sản xuất của trang trại phải đủ lớn
- Hoạt động của trang trại phải là độc lập, tự chủ
- Trang trại hoạt động gắn liền với thị trường
Ở đây cũng cần phân biệt khái niệm “trang trại” với khái niệm “kinh tế trang
trại”. Trong tiếng việt hiện nay hai thuật ngữ trên trong nhiều trường hợp được sử
dụng như thuật ngữ đồng nghĩa, tức là được sử dụng một cách không phân biệt. Về
thực chất, 2 thuật ngữ trên không đồng nhất [35].
Như vậy có thể thấy khái niệm trang trại rộng hơn khái niệm kinh tế trang
trại. Tuy nhiên trong các mặt kinh tế, xã hội và môi trường của trang trại thì mặt
kinh tế là mặt cơ bản chứa đựng những nội dung cốt lõi của trang trại. Vì vậy, trong
nhiều trường hợp khi nói đến kinh tế trang trại, tức là nói tới mặt kinh tế của trang
trại, người ta thường gọi tắt là trang trại. Trong luận văn này, chúng tôi cũng sử
dụng từ Trang trại và Kinh tế trang trại như những từ đồng nghĩa để chỉ các hoạt
động kinh tế và các mối quan hệ kinh tế của trang trại.
1.1.1.2 Những đặc trưng chủ yếu và tiêu chí xác định kinh tế trang trại
Những đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại:[34] thể hiện trên hình 1.1
- Mục đích của trang trại là sản xuất nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu cầu
của thị trường.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại được tiến hành trên cơ sở các
yếu tố sản xuất, trước hết là ruộng đất và tiền vốn được tập trung tới mô nhất định
theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa
- Trang trại có hình thức tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ trên cơ sở
chuyên môn hóa sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hạch toán kinh
doanh và thường xuyên tiếp cận thị trường.
8
1
Mục đích
SX hàng hoá
Đất đai
2
HĐSXKD
3
Tổ chức
QL và
SX
Các yếu tố
sản xuất
Vốn đầu tư
Chuyên môn
hoá
Cơ cấu GTSL
Thâm canh
Cơ cấu GTSL
hàng hóa
Hạch toán KD
Tiếp cận TT
7 đặc
trưng
Suất đầu tư
Tổ chức quản lý
4
chủ trang
trại
4 năng lực
Kinh nghiệm SX
Tiếp cận TT
5
Nguồn
nhân lực
6
Loại hình
Thuê
Ý chí quyết tâm
Nông trại
Thường xuyên
Lâm trại
Thời vụ
Ngư trại
Sở hữu
7
Quản lý KD
Quan hệ
sở hữu
4 quyền
Chi phối
Lợi ích
Hình 1.1: Sơ đồ đặc trưng cơ bản của trang trại
9
- Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức, quản lý, có kiến thức
và kinh nghiệm sản xuất, đồng thời có hiểu biết nhất định về kinh doanh theo cơ chế
thị trường.
- Về nguồn nhân lực: các trang trại tiến hành sản xuất kinh doanh thông qua
việc thuê mướn lao động: thuê lao động thời vụ hoặc thuê lao động thường xuyên
- Quan hệ sở hữu của trang trại được thể hiện bằng hệ thống pháp luật và tạo
nên chế độ sở hữu.
Tiêu chí xác định kinh tế trang trại
Thực hiện Nghị quyết số 03 ngày 2/2/2000 của Chính phủ về kinh tế trang
trại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thống kê đã đưa ra Thông
tư số 74/2003/TT-BNN ngày 4 tháng 7 năm 2003 hướng dẫn tiêu chí định lượng để
xác định kinh tế trang trại như sau [1]:
Một hộ sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là kinh
tế trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí định lượng sau:
1. Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm: Đối với các tỉnh
phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên. Đối với các tỉnh phía
Nam và Tây nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
2. Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ
tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
a. Đối với trang trại trồng trọt
- Trang trại trồng cây hàng năm:
+ Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung.
+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên
- Trang trại trồng cây lâu năm:
+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung.
+ Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
+ Trang trại trồng hồ tiêu 0,5 ha trở lên
- Trang trại lâm nghiệp: Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước
10
b. Đối với trang trại chăn nuôi
- Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò…
+ Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên.
+ Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên
- Chăn nuôi gia súc: lợn, dê…
+ Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với hơn 20 con trở lên, đối với dê,
cừu từ 100 con trở lên.
+ Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 20 con trở lên (không kể lợn sữa),
dê thịt từ 200 con trở lên.
- Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng v.v. có thường xuyên từ 2.000 con
trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi)
c. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
- Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với
nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên)
d. Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có tính
chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ và đặc sản,
thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá (tiêu chí 1).
1.1.1.3. Vai trò và xu hướng phát triển của kinh tế trang trại
Vai trò của kinh tế trang trại
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất quan trọng trong nền nông nghiệp
thế giới. Ngày nay, trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu trong nông
nghiệp các nước. Ở nước ta, các trang trại nông lâm nghiệp ra đời đã đóng một vai
trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo ra những
vùng sản xuất hàng hoá lớn, tập trung, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến,
từng bước thực hiện nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn nước ta.
- Góp phần phát triển sản xuất hàng hoá và đẩy mạnh xuất khẩu, tạo ra
những động lực mới cho sự nghiệp phát triển toàn diện kinh tế xã hội các vùng nông
11
thôn. Góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của xã hội về các sản phẩm
nông lâm ngư nghiệp.
- Góp phần thu hút vốn đầu tư từ các nguồn, các đối tượng khác nhau vào
các lĩnh vực nông nghiệp thông qua việc xây dựng và phát triển các trang trại.
- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất, đặc biệt là hiệu
quả sử dụng đất đai trong nông nghiệp và nông thôn.
- Góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho nông dân. Các trang trại ra đời
đã góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào
các hoạt động sản xuất của mình, trên cơ sở đó tạo thêm việc làm và thu nhập cho
nông dân.
- Góp phần hình thành một tầng lớp con người mới, những người chủ mới
trong nông nghiệp và nông thôn có đủ bản lĩnh và trình độ để quản lý nền nông
nghiệp nước ta phát triển trong điều kiện phát triển mới của đất nước.
Xu hướng phát triển của kinh tế trang trại ở nước ta
Các trang trại hình thành đang và sẽ phát triển theo các xu hướng sau:
- Tích tụ và tập trung sản xuất. Sau khi hình thành, nhìn chung các trang trại
vẫn diễn ra quá trình tích tụ và tập trung sản xuất. Tích tụ và tập trung sản xuất
trong phát triển trang trại lúc này là nhằm mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường. Tích tụ
và tập trung trong các trang trại chủ yếu là tích tụ vốn và ở những nơi có điều kiện
thì bao gồm cả việc tập trung ruộng đất mở rộng diện tích để phát triển sản xuất. Ở
nước ta, mở rộng diện tích ruộng đất thường được thực hiện thông qua việc tiếp tục
khai phá đất hoang hoá, nhận thầu sử dụng đất, nhận chuyển nhượng, thuê đất để
sản xuất .v.v.
Đây là một xu hướng phát triển của trang trại, tuỳ theo điều kiện cụ thể ở
từng nơi cần có chính sách và biện pháp tác động và điều tiết phù hợp nhằm thức
đẩy kinh tế trang trại phát triển.
- Chuyên môn hoá sản xuất: sản xuất ngày càng đi vào chuyên môn hoá là xu
hướng tất yếu trong phát triển kinh tế trang trại vì muốn sản xuất hàng hoá phải đi
12
vào chuyên môn hoá sản xuất, nhưng do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mà
chuyên môn hoá trong các trang trại phải kết hợp với sản xuất đa dạng một cách
hợp lý mới có thể khai thác có hiệu quả các nguồn lực đất đai, khí hậu, cơ sở vật
chất và kỹ thuật, sức lao động, đồng thời hạn chế những rủi ro về thiên tai và biến
động của thị trường.
- Nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh.
Quá trình tích tụ, tập trung và mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi các trang trại
phải nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh sản xuất. Xu hướng nâng cao trình độ
kỹ thuật và thâm canh sản xuất trong các trang trại là xu hướng tất yếu và gắn liền
với việc nâng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng vật nuôi. Để làm được
điều đó các trang trại phải đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật đặc
biệt là công nghệ sinh học. Mặt khác, phải kết hợp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
trong từng trang trại với phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn của vùng. Có
sự kết hợp giữa trang trại và sự hỗ trợ nhất định của Nhà nước khi xây dựng cơ sở
hạ tầng.
- Hợp tác và cạnh tranh. Các trang trại muốn sản xuất hàng hoá phải hợp tác
và liên kết với nhau và với những đơn vị, tổ chức kinh tế khác. Đi đôi với hợp tác,
các trang trại còn phải cạnh tranh với các tổ chức và đơn vị kinh tế khác để có thể
tiêu thụ sản phẩm làm ra với giá cả hợp lý để có tích luỹ, tái sản xuất mở rộng.
Muốn vậy phải tăng năng suất sản lượng cây trồng vật nuôi và không ngừng nâng
cao chất lượng sản phẩm. Có như vậy sản phẩm của trang trại mới có khả năng cạnh
tranh trên thị trường.
1.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là một phạm trù trọng tâm cơ bản của khoa học kinh tế và khoa học
quản lý. Hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được
kết quả nhất định. Song việc phân tích, đánh giá nâng cao hiệu quả là một vấn đề
hết sức khó khăn và phức tạp mà nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn chưa giải quyết
tốt.
13
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Theo ngành thống kê định nghĩa thì HQKT là phạm trù kinh tế, biểu
hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các
nguồn lực và sự chi phí các nguồn lực trong quá trình sản xuất. Nâng cao HQKT là
một tất yếu của mọi nền sản xuất xã hội, yêu cầu của công tác quản lý kinh tế buộc
phải nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù HQKT. Nền
kinh tế của mỗi quốc gia đều phát triển theo 2 chiều: chiều rộng và chiều sâu, phát
triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng đầu tư chi phí
vật chất, lao động, kỹ thuật, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm nhiều
nhà máy, xí nghiệp. Phát triển theo chiều sâu là đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ
khoa học, kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tiến hành hiện đại hoá, tăng cường
chuyên môn hoá, hợp tác hoá, nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, chú trọng
chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Phát triển theo chiều sâu là nhằm nâng cao HQKT.
HQKT là tiêu chuẩn cao nhất của sự lựa chọn kinh tế của các tổ chức kinh tế trong
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Khái niệm HQKT đã được các tác giả Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình…
bàn đến. Các tác giả này đều thống nhất cần phân rõ 3 khái niệm cơ bản về hiệu
quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bố các nguồn lực, hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng cho sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật
hay công nghệ áp dụng và nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến
trong kinh tế vĩ mô để xem xét tình hình sử dụng các nguồn lực cụ thể. Hiệu quả
này thương được phản ánh trong quan hệ các hàm sản xuất.
Hiệu quả phân bố là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và
giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên 1 đơn vị chi phí
tăng thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bố là hiệu quả kỹ
thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bố. Có nghĩa là cả 2 yếu tố hiện vật và giá trị phải tính đến
14
khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả
hai chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu
quả kinh tế.
Như vậy: HQKT là những chỉ tiêu đánh giá kết quả của các quá trình sử
dụng các nguồn lực tự nhiên và con người trong sản xuất kinh doanh của bất kỳ một
loại hình sản xuất nào. Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất hàng hoá luôn
luôn quan tâm làm gì và làm như thế nào để sản phẩm hàng hoá làm ra có giá thành
hạ, lợi nhuận thu về tối đa, chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh nhất.
1.1.2.2 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Từ các góc độ nghiên cứu kinh tế khác nhau mà các nhà kinh tế đã đưa ra
nhiều quan điểm về hiệu quả.
- Quan điểm 1: HQKT là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế là do
doanh thu trong tiêu thụ hàng hóa. Quan điểm này ngày nay không phù hợp bởi vì
nếu cùng một kết quả sản xuất nhưng hai mức chi phí khác nhau thì hiệu quả cũng
khác nhau [22].
- Quan điểm 2: HQKT được xác định bằng nhịp độ tăng tổng sản phẩm xã
hội hoặc tổng sản phẩm quốc dân. Hiệu quả sẽ cao khi nhịp độ tăng của các chỉ tiêu
đó cao. Quan điểm này không thỏa mãn vì trên thực tế những yếu tố bên trong và
bên ngoài của nền kinh tế có những ảnh hưởng khác nhau [22].
- Quan điểm 3: HQKT là thước đo độ hữu ích của sản phẩm được sản xuất
ra, tức là thước do giá trị sử dụng chứ không phải là giá trị. Quan điểm này không
thuyết phục bởi vì giá trị sử dụng của mỗi sản phẩm tùy thuộc vào công dụng sản
phẩm và nhu cầu của người sử dụng đối với sản phẩm đó, mặt khác không thể so
sánh được các sản phẩm khác nhau nếu chỉ căn cứ vào giá trị của sản phẩm [22].
- Quan điểm 4: HQKT là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy luật kinh tế cơ
bản của chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng với tính cách là chỉ tiêu đại diện
cho mức sống nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản xuất xã hội, quan
điểm này có ưu điểm là bám sát mục tiêu của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa ,là
15
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Song khó khăn
ở đây là phương tiện đo lường thể hiện tư tưởng định hướng đó [22].
- Quan điểm 5: HQKT là một chỉ tiêu biểu hiện mức độ tiết kiệm chi phí
trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng khối lượng kết quả hữu ích của hoạt
động sản xuất vật chất trong cùng một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích xã
hội của nền kinh tế quốc dân. Quan điểm này đã gắn kết quả với chi phí, coi hiệu
quả là sự phản ánh trình độ sử dụng chi phí, nhưng lại chưa rõ ràng và thiếu tính
khả thi ở phương diện ấn định và tính toán [22].
Như vậy có nhiều quan điểm về hiệu quả, do đó việc xác định bản chất và
khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ quan điểm triết học Mác và những luận điểm
của lý thuyết hệ thống để có cách nhìn nhận và đánh giá đúng.
- Theo quan điểm triết học Mác: Bản chất của hiệu quả kinh tế là thực hiện
yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình độ sử dụng các nguồn lực
xã hội. Quy luật tiết kiệm thời gian là một quy luật có tầm quan trọng đặc biệt, tồn
tại trong nhiều phương thức sản xuất, mọi hoạt động của con người đều tuân theo
quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện
nâng cao đời sống của con người và phát triển văn minh nhân loại. [22].
- Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ
thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con
người trong quá trình sản xuất. Bởi vì, hệ thống sản xuất xã hội bao gồm trong nó
các quá trình sản xuất mà mục tiêu khái quát của nó là sản xuất các phương tiện bảo
tồn và tiếp tục đời sống xã hội. Việc bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội, đáp ứng
các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là những yêu cầu khách quan phản ánh
mối liên hệ nhất định của con người với môi trường bên ngoài, đó là quá trình trao
đổi vật chất, năng lượng giữa sản xuất xã hội và môi trường [22].
- Hiệu quả là một phạm trù phản ánh yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian,
quy luật này hoạt động trong nhiều phương thức sản xuất, vì vậy phạm trù này cũng
tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Ở đâu và lúc nào con người cũng muốn
hoạt động có hiệu quả nhất. Trong kinh tế, hiệu quả là mục tiêu, không phải là mục
16
tiêu cuối cùng mà là mục tiêu phương tiện, xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong
kế hoạch hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu ra và đầu vào, là lợi ích lớn
nhất thu được với một chi phí nhất định hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ
nhất. Trong phân tích kinh tế hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua các chỉ tiêu
đặc trưng kinh tế kỹ thuật xác định bằng cách so sánh giữa đầu vào và đầu ra của hệ
thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực vào việc tạo ra các
lợi ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội.
Quan điểm hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thỏa mãn các vấn đề về
tiết kiệm thời gian lao động xã hội, tài nguyên, nguồn lực trong sản xuất mang lại
lợi ích xã hội và bảo vệ môi trường. Vì vậy hiệu quả của một quá trình nào đó cần
được đánh giá hoàn thiện ở cả 3 khía cạnh: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu
quả môi trường.
Từ những quan điểm và lý luận trên cho thấy, quá trình sản xuất là sự liên hệ
mật thiết giữa các yếu tố nguồn lực đầu vào và lượng sản phẩm đầu ra, kết quả của
mối quan hệ này thể hiện tính hiệu quả của sản xuất. Với cách xem xét này, hiện
nay có nhiều ý kiến thống nhất với nhau. Như vậy, HQKT ở trong phương thức sản
xuất khác nhau, ở các nền sản xuất khác nhau thì khác nhau, tùy từng trường hợp cụ
thể mà lựa chọn các chỉ tiêu phản ánh khác nhau.
1.1.2.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi
dụng các nguồn lực sẵn có trong hoạt động kinh tế. Đây là một đòi hỏi khách quan
của nền sản xuất xã hội.
Khi xã hội càng phát triển, công nghệ ngày càng cao, việc nâng cao hiệu quả
sẽ gặp nhiều thuận lợi. Nâng cao hiệu quả sẽ làm cả xã hội có lợi hơn, lợi ích của
người sản xuất và người tiêu dùng ngày càng được tăng lên. Nâng cao hiệu quả kinh
tế là động lực làm tăng lợi nhuận, tích luỹ vốn để tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở
rộng. Nâng cao hiệu quả kinh tế sẽ làm cho thu nhập của người lao động được cải
17
thiện. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế là tất yếu, cần thiết, quan trọng của sự phát
triển nền sản xuất xã hội.
Có thể nói nhiệm vụ trung tâm của công tác quản lý kinh tế là sử dụng một
cách có lợi nhất, phân phối hợp lý nhất các nguồn lực lao động và tài nguyên. Đối
với sản xuất nông, lâm nghiệp điều này lại càng quan trọng, bởi vì nguồn lực là có
hạn, vì vậy muốn nâng cao hiệu quả kinh tế thì phải tiết kiệm nguồn lực. Song, việc
nâng cao hiệu quả kinh tế phải đặt trong mối quan hệ phát triển bền vững, phải gắn
việc nâng cao hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, môi trường sinh thái trước mắt
và lâu dài.
1.1.2.4. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Thực chất của hiệu quả kinh tế là vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó. Hay bản chất
của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã
hội, hai mặt này có mối quan hệ mật thiết, gắn liền với hai quy luật tương ứng của
nền sản xuất xã hội, là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm nguồn
lực tài nguyên.
Cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả:
Kết quả phản ánh về mặt định lượng, mục tiêu đạt được bằng chỉ tiêu kế
hoạch đề ra, không đề cập đến cách thức, chi phí bỏ ra để đạt được mục tiêu đó. Bản
thân kết quả không thể hiện chất lượng.
Hiệu quả thể hiện một cách toàn diện trên mặt định lượng và định tính. Về
định lượng, hiệu quả thể hiện rõ mối tương quan giữa chi phí (đầu vào) và kết quả
(đầu ra). Về mặt định tính, hiệu quả không chỉ thể hiện các con số cụ thể mà còn thể
hiện các nguyên nhân mang tính định tính để đạt được con số đó, phản ánh sự nhất
trí và khả năng đóng góp của các mục tiêu trên thành phần và mục tiêu chung.
Như vậy bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của lao động xã hội và được
xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng
hao phí lao động xã hội. Thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội,
còn tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí trong
18
điều kiện nguồn tài lực nhất định.
HQKT phản ánh trình độ thực hiện các nhu cầu của xã hội còn mục đích cuối
cùng của sản xuất là đáp ứng những nhu cầu vật chất, tinh thần cho xã hội, do đó,
hiệu quả không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất, vì vậy việc nghiên cứu
HQKT không những để đánh giá mà còn là cơ sở để tìm ra các giải pháp phát triển
sản xuất với trình độ cao hơn.
1.1.2.5. Phân loại hiệu quả
Căn cứ vào nội dung và bản chất của hiệu quả:
- Hiệu quả kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa kết quả đạt được về mặt kinh tế
và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu
quả, có vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác.
- Hiệu quả xã hội thể hiện mục tiêu hoạt động của con người, phản ánh trình
độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về mặt xã hội nhất định.
Hiệu quả xã hội thường khó lượng hóa được rõ ràng mà chỉ đánh giá mang tính chất
định tính như các mục tiêu trên.
- Hiệu quả môi trường là hiệu quả của việc thay đổi môi trường do các tác
nhân kinh tế gây ra. Hiệu quả môi trường chủ yếu cũng chỉ đánh giá mang tính chất
định tính như: phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống ô nhiễm đất đai, nước, không
khí, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Căn cứ vào phạm vi và đối tượng các hoạt động kinh tế phân thành:
- Hiệu quả kinh tế quốc dân: là HQKT tính chung trên phạm vi quy mô toàn
bộ nền kinh tế.
- Hiệu quả kinh tế ngành: là HQKT xác định riêng đối với trong ngành sản
xuất vật chất như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn, nông nghiệp
thương mại, dịch vụ…
- Hiệu quả kinh tế theo vùng, lãnh thổ là HQKT được tính toán, xem xét và
phân tích theo từng vùng, từng địa phương riêng biệt…
- Hiệu quả kinh tế theo đơn vị sản xuất được tính toán cho các doanh nghiệp,
công ty, trang trại, hộ nông dân…
19
Căn cứ vào yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và phương thức tác động
vào sản xuất phân thành:
- Hiệu quả sử dụng vốn
- Hiệu quả sử dụng lao động
- Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị
- Hiệu quả sử dụng đất đai
- Hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý tiến bộ vào sản xuất kinh
doanh
1.1.2.6. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
Kết quả của nền sản xuất xã hội gồm nhiều chỉ tiêu và đầu vào của nó cũng
có nhiều chỉ tiêu. Vì vậy, hiệu quả kinh tế được xác định bằng một hệ thống các chỉ
tiêu. Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả phải đảm bảo các yêu cầu sau [22]:
- Tính so sánh được giữa các chỉ tiêu hiệu quả
- Tính hệ thống của các chỉ tiêu
- Tính thống nhất trong phương pháp xác định tính toán các chỉ tiêu
- Tính thiết thực trong nhận thức đời sống kinh tế xã hội và quản lý nền sản
xuất xã hội cũng như các bộ phận cấu thành nó.
- Phù hợp với trình độ tính toán thống kê trong các giai đoạn phát triển nhất
định, đảm bảo tính chất lịch sử cụ thể.
Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế bắt nguồn từ bản chất của hiệu quả. Về
nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu, cứ mỗi chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất so sánh với
một chỉ tiêu phản ánh chi phí, nguồn hoặc yếu tố trung gian sẽ tạo thành một chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế. Tuỳ từng mục đích nghiên cứu cụ thể, người ta có
thể chọn từ đó những chỉ tiêu thích hợp. Có thể thể hiện chỉ tiêu hiệu quả theo công
thức cơ bản sau:
Công thức 1:
C
Q
H = C hay H = Q
Trong đó:
H: là hiệu quả hoạt động
20
Q: là kết quả đạt được
C: là hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó
Công thức này cho thấy hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất
Công thức 2:
Hiệu quả = Kết quả - Chi phí bỏ ra
Hay: H = Q - C
Công thức này cho ta biết quy mô hiệu quả của đối tượng nghiên cứu. Loại chỉ tiêu
này được thể hiện nhiều chỉ tiêu khác nhau tuỳ thuộc phạm vi tính chi phí (C) là
tổng chi phí hoặc chi phí trung gian hoặc chi phí vật chất.
Công thức 3: Hiệu quả = Giá trị tăng thêm - Chi phí tăng thêm
H=Q-C
Công thức 4:
Giá trị tăng thêm
Q
Hay H = C
H=
Chi phí tăng thêm
Công thức này thể hiện rõ mức độ hiệu quả của việc đầu tư thêm chi phí.
Những chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến tính toán hiệu quả kinh tế
- Giá trị sản xuất (GO - Gross Ouput): Là toàn bộ của cải vật chất và dịch
vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.
Công thức tính: GO =
n
Q P
i i
i 1
Trong đó:
Qi: Là khối lượng sản phẩm i
Pi: Là đơn giá sản phẩm loại i
- Chi phí trung gian (IC - Intermediate): là toàn bộ các khoản chi phí vật
chất thường xuyên (trừ khấu hao tài sản cố định) và dich vụ được sử dụng trong quá
trình sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ khác trong một thời kỳ sản xuất
Công thức tính: IC =
m
C
j 1
j
21
- Giá trị gia tăng (VA - Value Added): Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ do các ngành sản xuất sáng tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất.
Được tính: VA = GO - IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI - Mix Income): Là phần thu nhập thuần tuý của
người sản xuất bao gồm phần trả công lao động và phần lợi nhuận mà họ có thể
nhận được trong một chu kỳ sản xuất.
Được tính: MI = VA - (A+T)
Trong đó:
A: Phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ
T: Thuế sản xuất
- Lợi nhuận (Pr - Profit): Là phần thu nhập hỗn hợp còn lại sau khi trừ đi
chi phí lao động sống.
Một số các chỉ tiêu tính toán:
- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian (TGO): Là tỷ số giữa giá trị
sản xuất và chi phí trung gian. Chỉ tiêu này phản ánh số lần giá trị sản xuất thu được
so với chi phí trung gian.
TGO =
GO
IC
- Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí trung gian (TVA): Chỉ tiêu này thể
hiện hiệu quả của chi phí trung gian trong sản xuất.
TVA =
VA
IC
- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI): Phản ánh số lần thu
nhập hỗn hợp thu được so với chi phí trung gian cho sản xuất.
MI: là thu nhập hỗn hợp (lãi gộp)
TMI =
MI
IC
- Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí (TPr): Chỉ tiêu này phản ánh số lần giá trị lợi
nhuận thu được so với chi phí trung gian cho sản xuất.
TGO =
Pr
IC
22
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1.1. Trên thế giới
Kinh tế trang trại ở một số nước công nghiệp phát triển:
Cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra ở châu Âu từ thế kỷ XVIII và ở đây
cũng là nơi đầu tiên xuất hiện hình thức tổ chức trang trại trong nông nghiệp sản
xuất hàng hoá thay thế cho hình thức sản xuất tiểu nông của những người nông dân
tự canh và hình thức điền trang của các thế lực phong kiến quý tộc [10]. Trong quá
trình hình thành và phát triển, tuỳ vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, kinh tế
trang trại ở các nước có sự khác biệt nhất định về quy mô, số lượng, phương pháp
điều hành sản xuất.
- Vương quốc Anh: Cho rằng nông nghiệp cũng phải xây dựng các xí nghiệp
lớn như trong công nghiệp. Vì vậy từ đầu thế kỷ XIX họ đã thúc đẩy tập trung
ruộng đất để lập các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn. Giữa thế kỷ XIX các trang
trại gia đình quy mô nhỏ chiếm tỷ lệ cao. Cuối thế kỷ XIX loại hình này phát triển
mạnh. Thời kỳ tiếp theo trang trại gia đình giảm về số lượng nhưng diện tích đất đai
lại tăng lên. Năm 1950 nước Anh có 453.000 trang trại, đến năm 1987 giảm xuống
254.000 trang trại. Tốc độ giảm bình quân hàng năm là 2,1% [10].
- Pháp: Nước Cộng hoà Pháp, sau khi cuộc cách mạng tư sản triệt để vào
năm 1789 đã xuất hiện những chủ trang trại mới trong nông nghiệp. Từ cuối thế kỷ
thứ XIX (giai đoạn đầu của công nghiệp hoá), số trang trại ở Pháp tăng từ 5 triệu
lên 5,6 triệu với quy mô với quy mô về đất đai bình quân mỗi trang trại là 11 ha.
Cuối thế kỷ XX, khi nước Pháp đã có nền công nghiệp hiện đại, số trang trại giảm
xuống còn 980 nghìn, song quy mô của mỗi trang trại đã lớn hơn nhiều so với trước
đây, khoảng từ 25-30 ha/trang trại. Kinh tế trang trại ở Pháp đã đem lại những thành
tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế
đất nước. Chỉ gần 1 triệu trang trại đã sản xuất ra số lượng nông sản thực phẩm gấp
2,2 lần nhu cầu trong nước, tỷ suất hàng hoá về hạt ngũ cốc là 95%, thịt sữa là 7080% và rau quả trên 70% [10].
23
- Ở các nước châu Âu khác như Italia, Hà lan trang trại cũng phát triển theo
xu thế chung là: thời kỳ bước vào công nghiệp hoá trang trại phát triển rất mạnh,
sau đó cùng với sự phát triển của công nghiệp số lượng trang trại giảm dần và quy
mô lớn lên tương ứng [10].
- Mỹ: Tình hình phát triển trang trại ở Mỹ cũng theo xu thế các nước châu Âu
nhưng chậm hơn 3-4 thập kỷ. Năm 1900 số lượng trang trại ở Mỹ là 5.737.000 cơ
sở, năm 1950 là 2.548.000 cơ sở, năm 1990 là 2.140.000 cơ sở [10].
Kinh tế trang trại ở một số nước châu á
Ở châu á, nhiều nước thuộc vùng Đông bắc á như Nhật bản, Hàn Quốc, Đài
Loan, đã đi tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước và cũng chính ở
các nước này kinh tế trang trại đã sớm hình thành và ngày càng phát triển cao. Quy
mô trang trại ở các nước này rất khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, thiên
nhiên và kinh tế xã hội và nó được phân loại chủ yếu dựa vào diện tích đất đai.
- Nhật Bản: Năm 1950 có 6.176.000 trang trại, năm 1993 là 3.691.000 trang
trại. Số lượng trang trại giảm bình quân hàng năm là 1,2%. Diện tích trang trại bình
quân năm 1950 là 0,8 ha, năm 1993 là 1,38 ha. Tốc độ tăng diện tích bình quân là
1,3% [10].
- Hàn Quốc: Năm 1953 có 2.249.000 trang trại, năm 1979 giảm xuống
1.172.000 trang trại. Số lượng trang trại giảm bình quân hàng năm 0,7%. Diện tích
bình quân của trang trại năm 1953 là 0,86 ha, năm 1979 là 1,2 ha. Diện tích bình
quân trang trại tăng 0,9% hàng năm [10].
- Đài Loan: Trong thời kỳ 1952-1970 (thời kỳ đầu công nghiệp hoá), trang
trại ở Đài Loan cũng phát triển theo quy luật chung của các nước phát triển, đó là số
lượng tăng lên liên tục, còn quy mô mỗi trang trại thì nhỏ. Khi công nghiệp đã phát
triển thì ngược lại, số lượng trang trại giảm và quy mô diện tích của một trang trại
tăng. Năm 1952 số lượng trang trại ở Đài Loan là 679.000 trang trại, quy mô 1,29
ha/trang trại, năm 1960 có 714.000 trang trại với quy mô 1,12 ha/trang trại, năm
1988 có 739.000 trang trại với quy mô 1,2 ha/trang trại [10].
24
- Thái Lan: ở Thái Lan số lượng trang trại và bình quân diện tích mỗi trang
trại đều lớn hơn ở Đài Loan. Năm 1963 có 3.214.000 trang trại, diện tích bình quân
3,5 ha/trang trại, năm 1988 có 5.245.000 trang trại, diện tích bình quân 4,52
ha/trang trại. Bình quân sử dụng lao động ở Thái Lan là 3,7 người/trang trại. Sự
đóng góp to lớn của các trang trại được thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực sản xuất
hàng nông sản, Thái lan đã trở thành một trong những nước xuất khẩu trái cây đứng
đầu thế giới và hàng năm xuất khẩu 5-6 triệu tấn gạo. [10]
* Một số nhận xét về tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới:
Kinh tế trang trại ở nhiều nước trên thế giới đã trải qua quá trình phát triển
hàng trăm năm với đặc điểm khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội,
chính trị truyền thống ở từng nước. Có thể rút ra một số nhận xét chung:
- Quá trình phát triển trang trại ở hầu hết các nước trên thế giới đều có xu
hướng chung là: thời kỳ công nghiệp hoá, số lượng trang trại nhiều, quy mô nhỏ.
Khi công nghiệp phát triển đạt trình độ cao thì số lượng giảm, quy mô tăng. Trang
trại là loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp gắn liền với quá trình công
nghiệp hoá từ thấp đến cao. Kinh tế trang trại là sự phát triển tất yếu của nền nông
nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá. Kinh tế trang trại là kết quả tất yếu của
kinh tế hộ gắn với sản xuất hàng hoá là bước tiến bộ mới về tổ chức sản xuất của
nhân loại.
- Kinh tế trang trại có thể phát triển với nhiều hình thức đa dạng khác nhau
(tư bản tư nhân, cổ phần, liên doanh, uỷ thác...) nhưng trang trại gia đình là loại
hình thích hợp, phổ biến nhất. Trên thế giới, trang trại gia đình chiếm khoảng 80 90% tổng số trang trại [10].
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào
quy mô đất đai, lao động vì năng suất, chất lượng sản phẩm còn chịu ảnh hưởng rất
lớn của việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cũng như trình độ tổ chức
quản lý của chủ trang trại.
- Sự phát triển của kinh tế trang trại gắn liền với công nghiệp hoá, với sự
phát triển của kinh tế thị trường. Trong giai đoạn đầu, việc hình thành và phát triển
25
thị trường tiêu thụ nông sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với kinh tế trang trai.
- Công nghiệp chế biến và dịch vụ cho trang trại là điều kiện hết sức quan
trọng để thúc đẩy trang trại hoạt động có hiệu quả.
- Vai trò của Chính phủ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình hình
thành và phát triển kinh tế trang trại thông qua các chủ trương, chính sách vĩ mô.
1.2.1.2. Ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về kinh tế trang trại đều khẳng
định trang trại ở nước ta đã xuất hiện nhiều thế kỷ. Trải qua trong thời kỳ lịch sử
của đất nước, quá trình hình thành và phát triển của trang trại cũng có sự khác nhau.
• Thời Lý - Trần
Các nghiên cứu cho thấy rằng trang trại đã có mầm mống hình thành từ thời Lý Trần [18]. Trang trại ở thời kỳ này có các hình thức sau: thái ấp, điền trang, đồn
điền.
• Thời kỳ Pháp đô hộ
Số đồn điền trại ấp (trang trại) khắp các miền Bắc - Trung - Nam được chúng thành
lập tăng cả về số lượng và quy mô.Tính đến năm 1930 diện tích chiếm đoạt lập đồn
điền là 1.200.000 ha bằng 1/4 tổng diện tích canh tác của nước ta lúc bấy giờ với số
lượng trên dưới 4.000 đồn điền, trang trại [10]
• Thời kỳ 1945 đến 1975
- Ở miền Nam: các loại đồn điền tư bản, thực dân ở những vùng địch tạm
chiếm vẫn tồn tại và phát triển.
- Ở miền Bắc: Nhà nước tiến hành tịch thu các đồn điền của thực dân Pháp
và địa chủ phản động đem chia cho nông dân không ruộng và chuyển một số thành
cơ sở sản xuất nông nghiệp của Nhà nước.
• Thời kỳ 1975 - 1986
Đặc điểm trong thời kỳ này là kinh tế hợp tác, kinh tế quốc doanh phát triển nhanh
chóng, kinh tế đồn điền thực dân và điền trang, trang trại của địa chủ, phú nông, tư
sản nông hôn và của cả trung nông lớp trên không còn. Quản lý kinh tế hợp tác gắn
liền với cơ chế tập trung bao cấp. Kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác đã làm mất