Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Vốn cố định và một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.69 KB, 35 trang )

Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Kim Duyên
LỜI NÓI ĐẦU
Vốn cố định là một phạm trù kinh tế hàng hoá, là một trong hai quyết định tới
sản xuất lưu thông hàng hoá. Đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường, thì điều kiện đầu tiên để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là
phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Sau khí có vốn doanh nghiệp lại phải quan
tâm đến việc sử dụng đồng vốn mà mình bỏ ra sao có hiệu quả nhất để từ đó doanh
nghiệp có thể đạt được mức lợi nhuận cao nhất.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế với nguyên tắc tự hạch toán kinh doanh. Bất
kỳ một doanh nghiệp nào muốn đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tăng sức
cạnh tranh và khẳng định mình trên thị trường thì đều phải quan tâm đến việc sử
dụng vốn kinh doanh nói chung vốn cố định nói riêng. Bởi vì, vốn cố định chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định đến
năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn cố định gắn liền
với quá trình đầu tư lâu dài, thời gian thu hồi vốn chậm dễ gặp rủi ro.
Để có thể hiểu rõ tầm quan trọng của việc tổ chức và sử dụng vốn kinh
doanh nói chung và vốn cố định nói riêng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, qua thời gian đi thực tập, tìm hiểu thực tế của công ty cổ
phần di?n t? và truy?n hỡnh cỏp Vi?t Nam, du?c sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công
ty đặc biệt là cán bộ trong phòng tài chính kế toán của công ty cùng sự hướng dẫn
của thầy Vu Van Húa, tôi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu Chuyên đề tốt
nghiệp cuối khoá với đề tài: "Vốn cố định và một số biện pháp chủ yếu nhằm n©ng
cao hiÖu qu¶ sö dông vèn cè ®Þnh tại công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp
Việt Nam”
Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I : Những vấn đề cơ bản về vốn cố định và hiệu quả sử dụng
vốn cố định trong doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng VCĐ tại công ty cổ
phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ tại
công ty cổ phần điển tử và truyền hình cáp Việt Nam


Do tầm nhận thức, sự hiểu biết và những kinh nghiệm thu thập trong quá trình
học tập, tìm hiểu thực tế còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu
sót trong quá trình thực hiện đề tài này. Rất mong được sự góp ý chỉ bảo của thầy
cô và các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Lớp: TC 11.17 MSV: 06D01262N
1
Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Kim Duyên
Em xin chân thành cảm ơn!
Lớp: TC 11.17 MSV: 06D01262N
2
Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Kim Duyên
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP
1 – Tổng quan về VCĐ
1.1- Khái niệm, cơ cấu VCĐ trong doanh nghiệp
Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế đều được tiền tệ
hóa. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có
một lượng vốn tiền tệ nhất định. Đó là tiền đề cần thiết. Số vốn đầu tư ứng trước để
hình thành nên TSCĐ của doanh nghiệp gọi là VCĐ. Do đó, VCĐ của doanh
nghiệp là một bộ phận của vốn đầu trả trước về TSCĐ. Đặc điểm của nó là chuyển
dần dần từng phần giá trị vào giá thành sản phẩm, trải qua nhiều chu kỳ sản xuất
mới hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá trị.
Đặc điểm của TSCĐ là sử dụng trong thời gian dài vẫn giữ nguyên hình thái
ban dầu cho đến lúc hư hỏng hoàn toàn và trong mỗi chu kỳ sản xuất nó bị hao
mòn dần, giảm dần năng lực sản xuất và giảm dần giá trị . Theo chuẩn mực kế toán
quốc tế số 16 thì : TSCĐ là những tái sản được sử dụng trong quá trình sản xuất,
cung cấp dịch vụ hoặc các mục đích hành chính , có thời gian sử dụng nhiều hơn
một kỳ kế toán và có giá trị lớn. Vốn cố định có hai đặc điểm sau :
- Trong qua trình tham gia vào hoạt động SXKD, giá trị của chúng chuyển

dần từng phần vào giá trị sản phẩm. Do đó, VCĐ được thu hồi từng phần
dưới hình thức tiền trích khấu hao cơ bản.
- VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và chỉ hoàn thành một vòng
chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá trị hoặc đơn giản hơn
là thu hồi đủ tiền trích khấu hao TSCĐ ( bao gồm cả giá trị được bảo toàn
) bằng giá trị thực tế đã ứng ra trước đó.
Để nhận biết TSCĐ, căn cứ vào Quyết định số 206/2003/ QĐ-BTC của Bộ
tài chính có bốn tiêu chuẩn. Trong đó có hai tiêu chuẩn định lượng là
- Tiêu chuẩn về thời gian : có giá trị sử dụng từ một năm trở lên.
- Tiêu chuẩn về giá trị : Ở nước ta hiện nay TSCĐ có giá trị 10 triệu
đồng trở lên
Lớp: TC 11.17 MSV: 06D01262N
3
Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Kim Duyên
Qua các đặc điểm trên ta thấy rằng VCĐ không thể được thu hồi ngay một
lúc, mà chỉ có thể thu hồ dần dần từng phần. Muốn thu hồi VCĐ nhanh, doanh
nghiệp phải thực hiện khấu hao nhanh để lượng vốn thu hồi sau mỗi chu kỳ sản
xuất lớn, giúp rút ngắn thời gian thu hồi vốn.
1.2- Nguồn hình thành VCĐ
Đầu tư vào TSCĐ là một sự bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và bổ sung
những TSCĐ cần thiết để thực hiện mục tiêu kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp.
Do đó, việc xác định nguồn tài trợ cho những khoản đầu tư như vậy là rất quan
trọng bởi nó có yếu tố quyết định cho việc quản lý và sử dụng VCĐ sau này. Xét
một cách cụ thể, có thể chia làm 2 loại :
• Nguồn tài trợ bên trong : là những nguồn xuất phát từ bản than doanh
nghiệp như vốn ban đầu, lợi nhuận sau thuế được để lại…hay nói cách
khác đi là những nguồn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
• Nguồn tài trợ bên ngoài : là những nguồn mà doanh nghiệp huy đọng từ
bên ngoài như vốn vay, phát hành trái phiếu, cổ phiếu.
1.3- Vai trò của VCĐ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Vốn cố định là một bộ phận đầu tư ứng trước vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, là lượng vốn tiền tệ càn thiết không thể thiếu được để
hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật của bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia sản
xuất kinh doanh. Quy mô của vốn cố định quyết định và chi phối đến quy mô của
tài sản cố định, quyết định trình độ trang bị kỹ thuật và cơ sở vật chất của doanh
nghiệp. Trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất ở mức độ nào nói lên trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất ở mức tương ứng và là căn cứ phân biệt thời đại này
với thời đại khác. Đúng như quan điểm của C.Mác: Các thời đại kinh tế được phân
biệt với nhau không phải bởi vì nó sản xuất ra cái gì mà là dung cái gì để sản xuất.
Trong lịch sử phát triển của nhân loại ,vai trò của vốn cố định được thừa nhận và
chú trọng thể hiện qua các cuộc đại cách mạng công nghiệp đều tập trung vào giải
quyết các vấn đề cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá quá trình sản xuất, đổi mới
và hoàn thiện TSCĐ. Hơn nữa trình độ trang bị kỹ thuật, cơ sở sản xuất của doanh
nghiệp quyết định năng lực sản xuất, năng suất lao động, chi phí giá thành, chất
Lớp: TC 11.17 MSV: 06D01262N
4
Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Kim Duyên
lượng sản phẩm góp phần làm tăng lợi nhuận cũng như kảh năng cạnh tranh của
một doanh nghiệp trên thị trường.
Trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng
nhất quyết định đến sự sống còn của các doanh nghiệp Việt Nam tha gia hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới không bị thua thiệt. Trong điều kiện khoa học công
nghệ phát triển như vũ bão vai trò của vốn cố định trong doanh nghiệp rất quan
trọng góp phần chống tụt hậu về kinh tế.
Từ những vấn đề phân tích trên ta thấy: trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung, vốn cố
định quyết định quy mô của TSCĐ là cơ sở vật chất có vai trò quan trọng nhất. Các
TSCĐ được cải tiến hoàn thiện đổi mới và sử dụng có hiệu quả sẽ là nhân tố quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền
kinh tế nói chung.

1.4- Yêu cầu quản lý và sử dụng TSCĐ
Doanh nghiệp có nhiều TSCĐ khác nhau, đế đáp ứng yêu cầu quản lý, người
ta phải phân loại TSCĐ theo những tiêu chuẩn khác nhau.
* Phân loại TSCĐ:
1.4.1- Phân loại theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế:
Theo tiêu thức này, toàn bộ TSCĐ được chia làm ba loại: TSCĐ hữu hình,
TSCĐ vô hình và TS tài chính
a- TSCĐ hữu hình : là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể. Theo
quyết định số 206/2003/ QĐ-BTC của Bộ tài chính. Thuộc loại này
được chia thành các nhóm sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Máy móc thiết bị
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn.
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: máy hút bụi, máy điều hòa…
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm( trong nông nghiệp)
- Các loại TSCĐ khác.
Lớp: TC 11.17 MSV: 06D01262N
5
Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Kim Duyên
b- TSCĐ vô hình : Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể
hiện bằng lượng một giá trị lớn đã được đầu tư có lien quan trực
tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo trên TSCĐ vô hình của doanh nghiệp bao gồm các loại sau:
- Quyền sử dụng đất
- Chi phí về bằng phát minh sáng chế, nghiên cứu phát triển
- Chi phí về lợi thế thương mại
- Ngoài ra còn có các TSCĐ vô hình khác như: quyền đặc nhượng, nhãn
hiệu thương mại…
1.4.2- Phân loại theo tình hình sử dụng:
Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ, có thể chia toàn bộ TSCĐ của doanh

nghiệp thành các loại sau:
- TSCĐ đang dung
- TSCĐ chưa cần dung
- TSCĐ không cần dung, chờ thanh lý
Dựa vào cách phân loại này mà người quản lý nắm được tình hình sử dụng
vốn đầu tư vào TSCĐ trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp sử
dụng tối đa TSCĐ hiện có, giải phóng nhanh các TSCĐ không cần dùng và chờ
thanh lý để thu hồi vốn đầu tư
1.4.3- Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu:
Theo cách phân loại này TSCĐ được chia ra:
- TSCĐ tự có: Là những TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn
tự có, tự bổ sung, nguồn do nhà nước, đi vay, do liên doanh liên kết.
- TSCĐ đi thuê: ( hai loại )
+ TSCĐ thuê hoạt động
+ TSCĐ thuê tài chính
Trên đây là 3 cách phân loại chủ yếu, ngoài ra còn có thể phân loại theo đặc
trưng kĩ thuật…Mỗi cách phân loại đều đáp ứng những yêu cầu quản lý nhất định
của công tác quản lý.
Lớp: TC 11.17 MSV: 06D01262N
6
Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Kim Duyên
Cách phân loại giúp đơn vị sử dụng có thông tin về cơ cấu TSCĐ, từ đó tính
và phân bổ chính xác số khấu hao cho các đối tượng sử dụng, giúp cho công tác
hạch toán TSCĐ biết được hiệu quả sử dụng.
1.5- Khấu hao TSCĐ
1.5.1- Hao mòn và khấu hao TSCĐ:
Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, do tác động bởi nhiều
nguyên nhân khác nhau nên TSCĐ bị hao mòn dần. Có 2 loại : hao mòn hữu hình
và hao mòn vô hình.
a- Hao mòn hữu hình của TSCĐ

Là sự giảm dần về giá trị sử dụng của TSCĐ. Nguyên nhân dãn đến hao mòn
hữu hình là do tác động của các yếu tố tự nhiên như độ ẩm, mưa nắng...Sự hao
mòn của TSCĐ tỷ lệ thuận với thời gian và cường độ sử dụng chúng.
b- Hao mòn vô hình của TSCĐ
Là sự giảm thuần tuý về mặt giá trị của TSCĐ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến hao mòn vô hình là sự tiến bộ của kaho học và công nghệ.
Để thu hồi giá trị của TSCĐ do sự hao mòn, nhằm tái sản xuất TSCĐ sau
khi thực hiện song một chu kỳ cần chuyển giá trị TSCĐ vào sản phẩm bằng
việc khấu hao.
Khấu hao TSCĐ trong kỳ thể hiện bằng tiến bộ phần giá trị TSCĐ hao mòn
đã được tính chuyển vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Khấu hao TSCĐ là phương
thức thu hồi VCĐ để tái sản xuất ra nó. Nếu doanh nghiệp tổ chức quản lý tốt thì
tiền khấu hao không chỉ có tác dụng tái sản xuất giản đơn mà còn có thể tái sản
xuất mở rộng TSCĐ.
1.5.2- Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ
Thông thường có các phương pháp khấu hao cơ bản sau:
- Phương pháp khấu hao tuyến tính
- Phương pháp khấu hao nhanh
- Phương pháp khấu hao theo số lượng, sản lượng sản phẩm
Lớp: TC 11.17 MSV: 06D01262N
7
Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Kim Duyên
a- Phương pháp khấu hao tuyến tính có thể được xác định theo công thức sau:
NG
M
k
=
t
Trong đó: M
k

: Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ.
NG: nguyên giá TSCĐ
t: thời gian sử dụng TSCĐ
Trong công tác quản lý TSCĐ, người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ khấu hao hàng
năm của TSCĐ, được xác định theo công thức sau:
M
k

T
k
=
NG
Trong đó:
T
k
: Tỷ lệ khấu hao hang năm của TSCĐ
*Ưu điểm và hạn chế:
- Ưu điểm: Việc tính toán đơn giản, dễ tính, tổng mức khấu hao của TSCĐ
được phân bổ đều đặn vào các năm sử dụng TSCĐ nên không gây ra sự biến độn
quá mức khi tính vào giá thành sản phẩm hang năm
- Han chế: Do trích khấu hao bình quân nên thời gian thu hồi vốn chậm. Vì
thế, trong những trường hợp không lường được hết sự phát triển nhanh chóng của
khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp dễ bị mất vốn do hao vô hình.
b- Các phương pháp khấu hao nhanh gồm có:
Phương pháp khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần và phương pháp
khấu hao theo tổng số.
• Phương pháp khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần: số tiền khấu
hao từng năm của TSCĐ được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại
TSCĐ ở đầu năm của năm tính khấu hao nhân với một tỷ lệ khấu hao cố
định hang năm có thể xác định qua công thức sau:

M
ki
= G
®i
x T
kh
Trong đó: M
ki
: Số khấu hao TSCĐ năm thứ i
Lớp: TC 11.17 MSV: 06D01262N
8
Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Kim Duyên
T
kh
Tỷ lệ khấu hao hang năm của TSCĐ
i: Thứ tự của các năm sử dụng TSCĐ( i = 1,n)
G: Giá trị còn lại của TSCĐ năm thứ i
Tỷ lệ khấu hao hàng năm được xác định:
T
kh
= T
k
x H
s
Trong đó: T
k
:Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính
H
s
: Hệ số

Bộ tài chính quy định hệ số điều chỉnh như sau:
- TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 1 đến 4 năm thì hệ số là: 1,5
- TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 4 đến 6 năm thì hệ số là 2,0
- TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm thì hệ số là 2,5
Phương pháp này thường áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực
có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh thoả mãn điều kiện : TSCĐ
đầu tư mới ( chưa qu sử dụng), các loại máy móc thiết bị, dụng cụ làm việc đo
lường, thí nghiệm.
Phương pháp khấu hao tổng số : Theo phương pháp này, số khấu hao của
từng năm được xác định bằng cách lấy nguyên giá TSCĐ nhân với tỷ lệ khấu hao
của từng năm có thể xác định theo công thức sau:
M
kt
= NG x T
kt
Trong đó:M
kt
: Số tiền khấu hao TSCĐ ở năm thứ t ( t = 1,n )
NG : Nguyên giá của TSCĐ
T
kt
:Tỷ lệ khấu hao năm thứ t.
c- Phương pháp khấu hao theo số lương, sản lượng sản phẩm:
Là phương pháp khấu hao theo số lượng, sản lượng sản phẩm dựa trên tổng
số đơn vị sản phẩm ước tính là tài sản có thể tạo ra.
Theo phương pháp này ta có:
Mức khấu hao năm sản phẩm = Lượng sản phẩm trong năm * Mức khấu hao
1sản phẩm
Mức khấu hao 1 sản phẩm = Nguyên giá TSCĐ / sản lượng theo công suất
thiết kế

Lớp: TC 11.17 MSV: 06D01262N
9
Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Kim Duyên
Khi áp dụng phương pháp này cần thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, xác định được tổng số lượng sản
phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, công suất sử dụng thực tế bình
quân tháng trong năm tài chính không khớp thấp hơn 50% công suất thiết kế
1.6- Bảo toàn vốn cố định:
- Xuất phát từ sự vẫn động của VCĐ cho thấy việc bảo toàn và phát triển
VCĐ được đặt ra như một yêu cầu tất yếu của mỗi doanh nghiệp.
- Trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp thì VCĐ thường chiếm một
tỷ trọng khá lớn, nó quyết định tới năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, do
đó góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tren thị trường.
- Chu kỳ vận động của VCĐ kéo dài, sau nhiều năm mới có thể hoàn đủ số
vốn đã ứng ra ban đầu. Trong thời gian đó đồng vốn luôn gặp phải rủi ro do những
nguyên nhân khách quan, chủ quan làm VCĐ không còn giữ nguyên như ban đầu
như: làm phát, giá cả, tiền tệ, tiến bộ của khoa học công nghệ, quản lý kinh doanh
kém hiệu quả…
- Trong nền kinh tế thì trường bảo toàn VCĐ phải được biểu hiện một cách
đầy đủ là: phải thu hồi một lượng giá trị thực của TSCĐ ban đầu đã bỏ ra để có thể
tái sản xuất giản đơn lại TSCĐ.
- Bảo toàn về mặt giá trị: là rtong điều kiện có biến động lớn về giá cả , các
doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về điều
chỉnh nguyên giá TSCĐ, theo hệ số trượt giá tại các thời điểm bảo toàn mà Nhà
nước cho phép. Vì có bảo toàn về mặt tài chính ( giá trị ) mới bảo đảm sức mua
của VCĐ không giảm sút so với ban đầu.
- Bảo toàn về mặt vật chất: là đảm bảo năng lực sản xuất của TSCĐ không
giảm sút khi không còn sử dụng được nữa. Điều đó có ý nghĩa là khi TSCĐ hưu
hỏng phải bảo đảm tái sản xuất một năng lực sản xuất như cũ.
Tóm lại: bảo toàn VCĐ là bảo đảm sức mua của vốn và năng lực sản xuất

của vốn. Trên ý nghĩa đó, bảo toàn vốn là bảo đảm tái sản xuaatsgianr đơn lại
TSCĐ.
2- Các tiêu chí phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ
Lớp: TC 11.17 MSV: 06D01262N
10
Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Kim Duyên
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định được tổng hợp trong bảng
sau:
TT Các chỉ tiêu Cách tính ý nghĩa
1
Hiệu suất sử
dụng vốn cố
định
Tổng doanh thu (hoặc
doanh thu thuần) trong kỳ
Số vốn cố định bình quân
trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh một
đồng vốn cố định có thể tạo
ra bao nhiêu đồng doanh
thu hoặc doanh thu thuần
trong kỳ
2
Hàm lượng
vốn cố định
Số vốn cố định bình quân
sử dụng trong kỳ.
Tổng doanh thu hoặc
doanh thu thuần trong kỳ
Là đại lượng nghịch đảo

của chỉ tiêu hiệu suất sử
dụng vốn cố định.Nó phản
ánh để tạo ra một đồng
doanh thu hoặc doanh thu
thuần cần bao nhiêu đồng
vốn cố định.
3
Tỷ suất lợi
nhuận vốn
cố định
Lợi nhuận trước
thuế( hoặc sau thuế ).
Số vốn cố định bình quân
trong kỳ.
Phản ánh một đồng vốn cố
định trong kỳ có thể tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận
trước thuế hoặc sau thuế.
4
Hiệu suất sử
dụng TSCĐ
Tổng doanh thu hoặc
doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình
quân trong kỳ
Phản ánh một đồng TSCĐ
trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu hoặc
doanh thu thuần.
5

Hệ số trang
bị TSCĐ
cho một
công nhân
trực tiếp sản
xuất
Giá trị còn lại bình quân
của TSCĐ.
Số lượng công nhân trực
tiếp sản xuất
Phản ánh trị giá TSCĐ bình
quân trang bị cho một công
nhân trực tiếp sản xuất.
Lớp: TC 11.17 MSV: 06D01262N
11
Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Kim Duyên
6
Hệ số hao
mòn TSCĐ
Số tiền khấu hao luỹ kế
Nguyên giá TSCĐ bình
quân trong kỳ.
Phản ánh mức độ hao mòn
của TSCĐ trong doanh
nghiệp với thời điểm ban
đầu, nếu hệ số này càng
tiến dần đến 1 chứng tỏ
TSCĐ đang sử dụng càng
cũ, cho thấy doanh nghiệp
ít đổi mới TSCĐ

3- Yêu cầu quản lý và các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử
dụng VCĐ trong doanh nghiệp.
3.1- Yêu cầu quản lý
Nắm được số lượng, chủng loại, tình trạng và sự biến động của TSCĐ cả về
mặt hiện vật và giá trị.
Nắm được tình hình TSCĐ đang dùng, chưa dùng, không cần dùng để có
biện pháp huy động sử dụng, thanh lý nhượng bán, tận dụng tối đa năng lực TSCĐ.
Kịp thời sửa chữa TSCĐ hư hỏng, thanh lý tài sản cũ kỹ đã khấu hao hết.
Tính khấu hao đúng và quản lý sử dụng quỹ khấu hao,tìm cách đổi mới
TSCĐ không ngừng phù hợp với yêu cầu của công nghệ mới.
3.2- Các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
trong doanh nghiệp.
Tổ chức tốt công việc quản lý và sử dụng vốn cố định không những giúp cho
doanh nghiệp bảo toàn mà còn phát triển được vốn cố định, từ đó có thể tăng khối
lượng và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, góp phần
tăng lợi nhuận tạo ra các lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường.
Tuỳ theo điều kiện tình hình kinh doanh cụ thể mà doanh nghiệp đề ra các
biện pháp thích hợp quản lý TSCĐ. Để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
cố định của doanh nghiệp người ta thường sử dụng những biện pháp sau:
- Lập và thực hiện tốt các dự án đầu tư vào TSCĐ.
Để sử dụng có hiệu quả vốn cố định trong các hoạt động đầu tư dài hạn,
doanh nghiệp phải thực hiện đúng các quy chế quản lý đầu tư và xây dựng từ khâu
Lớp: TC 11.17 MSV: 06D01262N
12
Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Kim Duyên
chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư. Trong việc mua sắm
TSCĐ cần chú ý cân nhắc một số điểm: Quy mô đầu tư, kết cấu TSCĐ,trình độ
công nghệ của thiết bị và kỹ thuật sản xuất, cách thức đầu tư cần lựa chọn giữa
mua sắm hay đi thuê ...
- Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa TSCĐ hiện có vào hoạt động kinh

doanh.
- Phải có sổ sách lập lý lịch theo dõi đối với từng tài sản và theo nguyên tắc
mỗi TSCĐ phải có người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng. Thường
xuyên kiểm soát tình hình sử dụng để huy động cao nhất TSCĐ hiện có vào hoạt
động, kịp thời thực hiện nhượng bán TSCĐ không cần dùng, thanh lý các TSCĐ
đã hư hỏng để thu hồi vốn, thực hiện định kỳ kiểm kê, đánh giá lại tài sản tạo điều
kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, điều chỉnh kịp thời
giá trị để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố
định.
- Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp,
không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình. Cân
nhắc thận trọng việc xác định thời hạn khấu hao tài sản cố định, cần thực hiện khấu
hao nhanh đặc biệt đối với những TSCĐ có chu kỳ đổi mới nhanh.
- Thực hiện tốt việc bảo dưỡng và sửa chữa, tránh tình trạng TSCĐ bị hư
hỏng trước thời hạn sử dụng.
Trong trường hợp TSCĐ phải tiến hành sửa chữa lớn cần cân nhắc tính toán
kỹ hiệu quả của nó,tức là xem xét giữa chi phí sửa chữa cần bỏ ra với việc đầu tư
mua sắm mới để quyết định cho phù hợp.
- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để
hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: mua bảo hiểm
tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chi phí dự phòng giảm giá các
khoản đầu tư tài chính. Nếu việc tổn thất TSCĐ do các nguyên nhân chủ quan thì
người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp.
Lớp: TC 11.17 MSV: 06D01262N
13
Luận văn tốt nghiệp Phùng Thị Kim Duyên
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VCĐ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VÀ TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM
2.1- Tổng quan về công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam

2.1.1- Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam là một doanh nghiệp
được chuyển đổi (cổ phần hóa) từ doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số: 123/
QĐ-BTTTT ngày 17/09/2007 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Công ty Cổ phần Điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam - CEC, tiền thân là Xí
nghiệp Điện tử truyền hình thuộc Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ Truyền
hình Việt Nam - VTC, được thành lập theo Quyết định số: 986 QĐ/TC-THVN
ngày 12/12/1996 của Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam. Đăng ký kinh
doanh số 306478 ngày 11/1/1997 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Sau nhiều năm phấn đấu và trưởng thành Xí nghiệp Điện tử Truyền hình đã
không ngừng phát triển và ngày 10 tháng 1 năm 2003 Giám đốc Công ty Đầu tư và
Phát triển Công nghệ Truyền hình Việt Nam đã ký Quyết định đổi tên Xí nghiệp
Điện tử Truyền hình thành Công ty Điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam CEC. Và
được bổ sung nhiệm vụ theo Quyết định số 05/QĐ/VTC-TC để trở thành doanh
nghiệp Nhà nước, hoạch toán độc lập trực thuộc Đài truyền hình Việt Nam nay
thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ngày 17/09/2007: Bộ Thông tin và Truyền thông đã có quyết định số
123/QĐ-BTTTT về việc phê duyệt phương án chuyển Công ty Điện tử và Truyền
hình cáp Việt Nam thuộc Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện - VTC thành
công ty cổ phần.
Ngày 26/12/2007: Chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Điện tử và
Truyền hình cáp Việt Nam.
* Tên doanh nghiệp:
+Tên Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam
Lớp: TC 11.17 MSV: 06D01262N
14

×