Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÙNG CỬA SÔNG CẦN GIỜ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 19 trang )

BÁO CÁO

HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÙNG
CỬA SÔNG HUYỆN CẦN GIỜ

năm 2015


BÁO CÁO

HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÙNG CỬA
SÔNG HUYỆN CẦN GIỜ

năm 2015


MỤC LỤC
CHUYÊN ĐỀ: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÙNG CỬA SÔNG
HUYỆN CẦN GIỜ ............................................................................................... 2
1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội ............................................................... 2
1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................... 2
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................... 7
2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước vùng cửa sông ................................... 9
2.1. Thông số hóa-lý............................................................................................ 10
2.2. Thông số chỉ thị ô nhiễm hữu cơ.................................................................. 11
2.3. Thông số chỉ thị ô nhiễm dinh dưỡng .......................................................... 12
2.4. Thông số chỉ thị ô nhiễm vi sinh .................................................................. 13
2.5. Thông số chỉ thị ô nhiễm kim loại nặng....................................................... 13
3. Đánh giá và xây dựng bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường nước vùng
cửa sông ............................................................................................................... 14
4. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 14


5. Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 15
Phụ lục 1: Kết quả phân tích nước sông soài rạp mùa khô ................................. 17
Phụ lục 2: Kết quả phân tích nước sông soài rạp mùa mưa ................................ 17

1


HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÙNG CỬA SÔNG HUYỆN CẦN
GIỜ
1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
-Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh, nằm
phía Đông Nam thành phố, cách trung tâm thành phố 50km theo đường chim
bay, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 35km và từ Đông sang Tây là 30km. Cần
Giờ như là một quần đảo nhỏ của thành phố với 2 cửa sông chính là Soài Rạp và
Ngã Bảy. Huyện có bờ biển dài khoảng 20km, có hệ thống sông rạch chằng chịt,
rừng phòng hộ trên địa bàn huyện đóng vai trò sinh thái hết sức quan trọng đối
với thành phố Hồ Chí Minh.
- Ranh giới tiếp giáp như sau:
+ Phía Đông giáp huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai.
+ Phía Tây giáp huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh huyện Cần Giuộc
tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
+ Phía Nam giáp Biển Đông.
+ Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn
Trạch tỉnh Đồng Nai.
- Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 70421,58ha (theo quy hoạch
duyệt 1998 là 71361ha giảm 939,42ha). Huyện Cần Giờ chiếm 1/3 tổng diện
tích toàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó đất rừng chiếm 49,40% sông rạch
chiếm 31,94% diện tích tự nhiên của huyện.


2


Hình 1. 1: Vị trí địa lý huyện Cần Giờ

- Huyện Cần Giờ chia làm 7 đơn vị hành chính: thị trấn Cần Thạnh, xã
Bình Khánh, xã An Thới Đông, xã Tam Thôn Hiệp, xã Lý Nhơn, xã Long Hoà,
xã Thạnh An. Xã có diện tích lớn nhất là xã Lý Nhơn 915816,26ha) và nhỏ nhất
là thị trấn Cần Thạnh (2408,93ha). Gồm 20 ấp và 260 tổ dân phố. Trung tâm
huyện lỵ được đặt tại thị trấn Cần Thạnh.
Cần Giờ có vị trí quan trọng đặc biệt đối với thành phố về kinh tế, quốc
phòng, là cửa ngõ ra biển Đông, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế
biển và các loại hình dịch vụ.
1.1.2. Khí tượng - khí hậu
- Nhiệt độ cao, điều hoà và ổn định, trung bình tháng từ 25,5-290C, biến
động nhiệt độ trung bình ngày từ 5-70C, nhỏ hơn từ 1-20C so với Tân Sơn Nhất
và Củ Chi. Số giờ nắng trung bình đạt trên 5 giờ đến gần 9 giờ/ ngày, lượng bức
xạ phong phú, trung bình đạt từ 10-14 kcal/m2, cường độ bức xạ thay đổi qua
các mùa không đáng kể.

3


Hình 1. 2: Lượng mưa, nhiệt độ huyện Cần Giờ năm 2014

- Độ ẩm không khí hàng tháng nói chung cao hơn các nơi khác của thành
phố từ 4-8%, có khi đến 10%. Trị số độ ẩm trung bình là 73-85%, độ ẩm không
khí ban ngày thường là trên dưới 60%, buổi trưa chỉ đạt 45-60% trong đó nhiều
ngày dưới 60%.

- Bốc hơi mạnh nhất từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trung bình từ 3,56,0mm/ngày, cao nhất đến trên 7,8 mm/ngày.
Cần Giờ có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình
khoảng 250C đến 290C, cao tuyệt đối là 38,20C, thấp tuyệt đối là 14,40C. Độ ẩm
trung bình từ 730C đến 850C, độ bốc hơi từ 3,5 đến 6mm/ngày, trung bình
5mm/ngày, cao nhất 8mm/ngày, lượng mưa trung bình hằng năm từ 1000mm1402mm, trong mùa mưa lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100mm, tháng
nhiều nhất 240mm. Mùa mưa hướng gió chính là Tây - Tây Nam, mùa khô
hướng Bắc - Đông Bắc.
- Mưa ở Cần Giờ nói chung là ít, phía Nam mưa ít hơn phía Bắc huyện.
Theo số liệu đo mưa 3 năm 1977-1979 do đài KTTV thành phố Hồ Chí Minh
công bố thì lượng mưa ở đây đạt từ 1300-1700 mm/năm, nhưng tham khảo số
liệu nhiều năm ở vùng lân cận Gò Công, Vũng Tàu và tiếp theo những năm
1980-1986 thì lượng mưa ở Cần Giờ nói chung chỉ đạt từ 1100 – 1500 mm/năm.
Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 10, tháng có lượng mưa nhiều
4


nhất đạt từ 300-400 mm. Những tháng 5 – 6 có lượng mưa ít nhất trong mùa
mưa, chỉ đạt từ 100-200 mm.
Từ những số liệu trên cho ta thấy khí hậu vùng huyện Cần Giờ:
a. Bức xạ, ánh sáng, nhiệt độ: dồi dào, ổn định trong cả năm, thoả mãn được
yêu cầu của các loại cây trồng ưa nhiệt, những trị số cực trị (cao, thấp
nhất) của các yêu cầu này cũng nằm trong giới hạn thuận lợi cho các loại
cây trồng nói trên.
b. Độ ẩm không khí: nói chung cao hơn ở các nơi khác thuộc thành phố từ 48%. Nếu so sánh riêng trong huyện thì phía Bắc khô nhanh hơn phía Nam
huyện, còn về mưa thì có sự giao động lượng mưa hàng năm đáng kể, nói
chung lượng mưa nằm ở Cần Giờ thấp hơn các nơi khác từ 20-30%, trong
đó phía Nam mưa ít hơn phía Bắc huyện và thời gian có mưa trong năm
cũng ngắn hơn, tập trung chủ yếu từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 10 với
lượng mưa từ 100-200 mm (tháng 5, 6 và 10) đến 350 – 400 mm (tháng

9).
c. Bốc hơi trung bình: từ 4 – 6,0 mm/ ngày trong những tháng 12 đến tháng
4, trong đó từ tháng 2 đến tháng 4 thường đạt 5,0 – 6 mm/ngày, cao nhất
đến 7,8 mm/ngày, những tháng còn lại trong năm lượng bốc hơi thường
đạt từ 2,5 – 5,5 mm/ ngày, thấp nhất là tháng 9 và 10 thường chỉ từ 2,4 –
3,0 mm/ngày, điều đó phù hợp với tình hình mưa và độ ẩm trong thời gian
ấy.
(Niên giám thống kê huyện Cân Giờ năm 2014)

1.1.3. Địa hình
- Huyện Cần Giờ có địa hình tương đối phẳng và thấp, bị chia cắt bởi rất
nhiều sông rạch. Hướng đổ dốc không rõ rệt. Độ dốc mặt đất rất nhỏ dưới 0,1%.
Cao độ mặt đất thay đổi từ 2,3m (khu vực xã Cần Thạnh) xuống đến dưới 0,5m
(khu vực rừng ngập mặn).
- Khu vực có cấu tạo nền đất là phù sa mới, thành phần chủ yếu là sét, sét
pha trộn lẫn một ít tạp chất hữu cơ, thường có màu đen, xám đen. Sức chịu tải
của nền đất thấp, nhỏ hơn 0,7 kg/cm2. Mực nước ngầm không áp nông, cách mặt
đất từ 0,5m đến 0,8m.
- Đất mặn phèn tiềm tang chiếm 85,2 % tổng diện tích đất, chiều sâu xuất
hiện sinh phèn thay đổi theo vùng. Khu sử dụng đất phải thật thận trọng, không
xáo trộn tầng sinh phèn lên mặt, không bố trí đại trà mà phải tuỳ thuộc vào tính
chất và khả năng thích nghi của từng loại cây trồng. Tổng quát vùng phía Nam
nên phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn. Phía Bắc có thể sử dụng vào mục tiêu
5


nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp nhưng phải điều tra cẩn thận khi bố trí mùa
vụ và cây con.
1.1.4. Chế độ thủy văn
- Khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều trên biển

Đông. Theo số liệu quan trắc tại trạm Nhà Bè, mực nước cao nhất (Hmax) và mực
nước thấp nhất (Hmin) tương ứng với các tần suất khác nhau như sau:
Bảng 1. 1: Mực nước tại trạm Nhà Bè
Tần suất

1%

10%

25%

50%

75%

90%

Hmax

1,51

1,39

1,34

1,3

1,27

1,24


Hmin

-2,03

-2,22

-2,32

-2,41

-2,49

-2,64

Mực nước cao tính toán từ 1,32m đến 1,39m.
Huyện Cần Giờ nằm trong vùng cửa sông rạch chằng chịt với mật độ
dòng chảy cao nhất so với các nơi trong thành phố. Toàn bộ sông rạch chịu ảnh
hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày xuất hiện 2 lần nước lên
xuống, số lần nhật triều trong tháng thay đổi không đáng kể. Trong ngày hai
đỉnh triều thường xấp sỉ nhau, nhưng 02 chân triều lại chênh lệch nhau rất xa.
Độ mặn trên các sông rạch của huyện biến đổi liên tục theo cả không gian và
thời gian. Cường độ mặn sông Lòng Tàu lớn hơn sông Soài Rạp. Độ mặn trung
bình 18 0 00 thường xuyên xuất hiện ở Cần Giờ, cao nhất vào mùa khô khi triều
cường xâm nhập sâu vào thượng nguồn.
1.1.5. Chế độ hải văn
Bờ biển có chiều dài khoảng 20km dọc bờ biển từ mũi Cần Thạnh đến mũi
Đồng Tranh. Hàng năng chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ dòng triều.
Vùng biển Cần Giờ bao gồm vùng biển trước các cửa sông, vịnh Gành Rái,
vịnh Đồng Tranh và vùng bãi triều Cần Giờ.

Vùng biển trước cửa sông có bờ biển chạy dọc theo hướng Đông Bắc – Tây
Nam, chia làm hai phần: từ Vũng Tàu lên Hàm Tân, phía Tây Nam từ Vũng Tàu
đến Gò Công. Cửa sông ở đây nông dần xuống phía Nam do ảnh hưởng bồi đắp
cát từ đất liền.
Vịnh Gành Rái ăn sâu vào đất liền, phía Đông giáp Vũng Tàu, phía tây là
Cần Giờ và vùng bãi cạn, phía Nam là biển Đông, phía bắc giáp đảo Long Sơn.
Đổ nước vào vịnh là ba con sông lớn: sông Ngã Bãy, sông Thị Vãi và sông
Dinh. Đường bờ bao quanh vịnh khúc khuỷu và dốc.
Vịnh Đồng Tranh, đổ vào vùng này là sông Soài Rạp và sông Đồng Tranh.
Nhòn chung địa hình toàn vùng có hướng dốc từ Bắc xuống Nam, theo hướng
6


các dòng sông và hướng dốc từ Tây sang Đông, từ bờ ra biển. Đường bờ tương
đối đơn giản, thoải phần lớn là các bãi bồi.
1.1.6. Đa dạng sinh học vùng cửa sông
Hệ sinh thái đặc truwnng tại thành phố Hồ Chí Minh tương tự vùng Đông
Nam Bộ, đó là hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Rừng ngập mặn Cần Giờ ngày nay không chỉ đơn thuần là rừng phòng hộ
mà còn giữ vai trò là khu dự trữ sinh quyển Thế giới được UNESCO công nhận
năm 2000. Các chủng loại động thực vật sinh sống chủ yếu tại khu vực này là
các loài đã thích nghi được với rừng ngập mặn bao gồm 150 loài thực vật trở
thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thuỷ sinh, cá và
các động vật có xương sống khác.
-Về thực vật: nhiều loại cây chủ yếu là bần trắn, mắm trắng các quần hợp
đước đôi-bần trắng cùng xu ổi, trang,…và các loại nước lợ như bần chua, ô rô,
dừa lá, rang,… Thảm cỏ biển với các loài ưu thế Halophyla sp, Halodule sp và
Thalassa sp, đất canh tác nông nghiệp với lúa, khoai mỡ và các loại đậu, dừa,
các loại cây ăn quả.
- Về động vật: khu hệ động vật thuỷ sinh không xương sống với trên 700

loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thể
31 loài bò sát, 4 loài có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt
Nam như: tắc kè (gekko gekko), kỳ đà nước.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1. Kinh tế
Giá trị tổng sản lượng ngành công nghiệp năm 2007 đặt 107,842 tỷ đồng
tăng 14,26% so với cùng kỳ năm trước, và năm 2008 đạt 90,531 tỷ đồng, giảm
16,05% so với cùng kỳ năm trước trong đó chủ yếu là công nghiệp chế biến
thực phẩm chiếm 76,063 tỷ đồng công nghiệp cơ khí 8,955 tỷ đồng.
Cơ cấu phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện đang có sự chuyển đối
trong thời gian qua. Chức năng kinh tế chính trước đây là cảng biển-công nghiệp
dịch vụ cảng và đánh bắt chế biến thuỷ sản, bảo vệ khu rừng thiên nhiên và nông
lâm nghiệp – du lịch sinh thái đã và đang được chuyển thành thương mại dịch
vụ, đầu mối giao thông, hạ tầng kỹ thuật phía Đông Nam thành phố, nông lâm
ngư nghiệp và công nghiệp.
1.2.2. Dân số và phân bố dân cư
- Theo số liệu thống kê của huyện Cần Giờ, dân số toàn huyện năm 2008
là 69545 người có 16396 hộ, trong đó dân số thị trấn Cần Thạnh là 11206 người.

7


- Tốc độ gia tăng dân số của huyện Cần Giờ giai đoạn 2001-2008 khoảng
1,9%/năm, có xu hướng tăng chậm so với các quận huyện khác. Năm 2003 mức
tăng dân số cao nhất là 2,9% năm 2008 tăng thấp nhất 1,4%. Tỷ lệ tăng tự nhiên
của dân số huyện Cần Giờ biến đổi, năm 2000 là 1,13% tăng liên tục đến năm
2003 là 1,75 %, những năm sau đó xu hướng giảm dần từ năm 2003 giảm liên
tục đến năm 2008 là 1,06%.
Bảng 1. 2: Các chỉ tiêu về dân số huyện Cần Giờ từ năm 2012-2013
TT


Chỉ tiêu

ĐVT

2012

2013

1

Quy mô dân số

Người

71537

72814

2

Tỷ lệ sinh

%

1.27

1.18

3


Tỷ lệ tử

%

0.37

0.37

4

Tỷ lệ tăng (giảm) tự nhiên

%

0.9

0.8

5

Tỷ lệ tăng (giảm) cơ học

%

0.78

0.96

6


Mật độ dân số

Người/km2

102

103

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013)

- Mật độ dân số bình quân trên địa bàn huyện là 99 người/km2, ở mức rất
thấp so với mật độ dân cư bình quân toàn thành phố (3175 người/km2), sống tập
trung thành các cụm dân cư. Phân bố dân số trên địa bàn huyện không đều, nơi
có mật độ dân cư cao ( thị trấn Cần Thạnh 464 người/km2) và mật độ dân cư
thấp (xã Thạnh An 35 người/km2), chênh nhau khoảng 13 lần.
Bảng 1. 3: Phân bố dân cư huyện Cần Giờ năm 2013
STT Tên xã-Thị trấn

Diện
(ha)

tích Số
khu Dân số Mật độ dân số
phố/ấp
(người)
(người/km2)

1


Thị trấn Cần Thạnh

2451,09

5

11607

482

2

Xã Long Hoà

13257,69

4

11375

86

3

Xã Thạnh An

13141,46

3


4710

36

4

Xã Nhơn Lý

15815,21

3

5970

38

5

Xã Tam Thôn Hiệp

11038,39

4

5840

53

6


Xã An Thới Đông

10372,47

6

13565

131

7

Xã Bình Khánh

4345,27

8

19747

455

Tổng cộng

70421,58

33

72814


103

(Nguồn: niên giám thống kê năm 2013)

-Đặc điểm dân cư:
8


+ Theo điều tra1/10/2004 huyện Cần Giờ bình quân một hộ có 4,45 người
(toàn thành phố 4,42 người/hộ), hiện nay là 4,27 người/hộ.
+ Về giới tính: tỷ lệ nam 49,3% tổng số dân, nữ chiếm 50,7%.
+ Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: nhóm tuổi 0-14 tuổi chiếm 27,5%; nhóm
tuổi 15-19 chiếm tỷ lệ cao 65,9% và nhóm 60 tuổi trở lên chiếm 6,6%.
+ Tình trạng cư trú: theo số liệu điều tra dân số 1/10/2004 tổng số người
có mặt trên địa bàn huyện Cần Giờ là 66113 người, trong đó nhân khẩu thực tế
tthuownfg trú là: 65865 người, trong đó KT1 là 55382 người chiếm 84,08%;
KT2 là 2099 người chiếm 3,1%; KT3 là 3812 người chiếm 5,795; KT4 là 3692
người chiếm 5,61%. Nhân khẩu ở thành phố dưới 6 tháng: 117 người. Người
nước ngoài: 15 người, 116 khách vãng lai.
+ Dân tộc Kinh chiếm 99,38%, kế đến dân tộc Hoa chiếm 0,35%, còn lại
các dân tộc Khome, Chăm, khác (0,27%).
+ Trình độ học vấn: Chương trình nâng cao dân trí đào tạo nguồn nhân
lực được tập trung triển khai trong những năm qua, huyện đã hoàn thành phổ
cập giáo dục trung học cơ sở, nâng cao mặt bằng học vấn dân cư lên lớp 7,5 vào
năm 2005.
- Lao động: lực lượng lao động trên địa bàn huyện không ngừng gia tăng:
Năm 2000 huyện có 31956 người tham gia lao động trong các ngành kinh tế,
năm 2008 là 36841 người chiếm 52,97% dân số toàn huyện. Năm 2007, giải
quyết việc làm cho khoảng 4700 người.
2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước vùng cửa sông

Để đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước vừng cửa sông, ven
biển trên sông Soài Rạp (huyện Cần Giờ), dựa vào kết quả phân tích các mẫu
nước mặt; nước tầng giữa, do được Trung tâm Quy hoạch và Quản lý tổng hợp
vùng duyên hải khu vực phía Nam, quan trắc vào mùa khô (tháng 5) và mùa khô
(tháng 7).
Bảng 2. 1: Vị trí quan trắc nước mặt mùa khô do Trung tâm QH và QL tổng hợp
vùng duyên hải khu vực phía Nam quan trắc
Stt
1
2
3
4
5
6

Ký hiệu
mẫu
SR1
SR2
SR3
SR4
SR5
SR6

Tọa độ vị trí quan
trắc

Địa điểm lấy mẫu

9


Ghi chú


7

SR7

Bảng 2. 2: Vị trí quan trắc nước mặt mùa mưa do Trung tâm QH và QL tổng
hợp vùng duyên hải khu vực phía Nam quan trắc
Stt
1
2
3
4
5
6
7

Ký hiệu
mẫu
SR1
SR2
SR3
SR4
SR5
SR6
SR7

Tọa độ vị trí quan

trắc

Địa điểm lấy mẫu

Ghi chú

Kết quả quan trắc được trình bày ở Phụ lục 1, 2:
Dựa trên kết quả quan trắc chất lượng nước mặt được trình bày ở Phụ lục
1, 2 và so sánh với QCVN 08:2008-BTNMT (Cột A2), có thể đánh giá về chất
lượng nước mặt trên các sông như sau:
2.1. Thông số hóa-lý
- Độ pH: Giá trị pH đo tại các vị trí quan trắc dao động trong khoảng 7,04
– 7,81. Các vị trí đo đạc đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2 (pH = 6 – 8,5)
(Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý
phù hợp, bảo tồn động vật thủy sinh hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và
B2).
Giá trị pH cửa Soài Rạp
10

8
6
4
2
0
SR1

SR2

pH mùa khô


SR3

SR4

SR5

pH mùa mưa

Giá trị min

SR6

SR7
giá trị max

Hình 2. 1: Biểu đồ giá trị pH trong nước sông Soài Rạp

- Nồng độ DO: Qua biểu đồ cho thấy giá trị DO tại các vị trí quan trắc
trên các sông dao động từ 6,43 mgO2/l đến 6,68 mgO2/l, tất cả các vị trí quan
trắc đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (≥ 5 mgO2/l), So với cột B1 (≥ 4
mgO2/l), tất cả các vị trí quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép.

10


Giá trị DO cửa sông Soài Rạp
8
6
4
2

0
SR1

SR2

SR3

DO mùa khô

SR4

SR5

SR6

SR7

Cột A2 - QCVN 08:2008/BTNMT

Hình 2. 2: Biểu đồ giá trị DO trong nước sông Soài Rạp

- Hàm lượng TSS: hàm lượng TSS có giá trị dao động từ 6,8 mg/l đến
68,5 mg/l. Theo QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2 (30 mg/l) có 1/14 mẫu vượt
qua quy chuẩn cho phép, là mẫu mùa mưa SR5 (68,5 mg/l), vượt 2,28 lần so với
quy chuẩn cho phép.
Giá trị TSS cửa Soài Rạp
100

50


00
SR1

TSS mùa khô

SR2

SR3

SR4

TSS mùa mưa

SR5

SR6

SR7

Cột A2 - QCVN 08:2008/BTNMT

Hình 2. 3: Biểu đồ giá trị TSS trong nước mặt sông Soài Rạp

2.2. Thông số chỉ thị ô nhiễm hữu cơ
- Hàm lượng COD:
Qua biểu đồ cho thấy hàm lượng COD quan trắc vào hai mùa giao động
từ 4,0 mg/l đến 4,95 mg/l. Căn cứ Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT quy định
giá trị COD cột A2 (15 mg/l) thì tất cả các mẫu đêu nằm trong Quy chuẩn cho
phép.


11


Giá trị COD cửa sông Soài Rạp
20,00

10,00

0,00
SR1

SR2

COD mùa khô

SR3

SR4

COD mùa mưa

SR5

SR6

SR7

Cột A2 - QCVN 08:2008/BTNMT

Hình 2. 4: Biểu đồ giá trị COD trong nước sông Soài Rạp


- Hàm lượng BOD5: Dựa vào kết quả quan trắc ở bảng phụ lục 1,2, hàm
lượng BOD5 có giá trị từ 2 mg/l đến 3 mg/l. Theo QCVN 08:2008/BTNMT, cột
A2 (6 mg/l); B1 (15 mg/l) thì tất cả các vị trí đều nằm trong quy chuẩn cho
phép.
Giá trị BOD5 cửa sông Soài Rạp
10

05

00
SR1

SR2

BOD5 mùa khô

SR3

SR4

BOD5 mùa mưa

SR5

SR6

SR7

Cột A2 - QCVN 08:2008/BTNMT


Hình 2. 5: Biểu đồ giá trị BOD5 trong nước mặt quan trắc

2.3. Thông số chỉ thị ô nhiễm dinh dưỡng
- Hàm lượng Amoni: Qua biểu đồ cho thấy chỉ tiêu NH4+ tại 14 mẫu quan
trắc mùa khô và mùa mưa dao động trong khoảng giá trị từ 0,0021 ml/l đến
0,0804 mg/l. So sánh với QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2 (0,2 mg/l) tất cả các
mẫu đều nằm trong quy chuẩn cho phép.

12


Giá trị NH4+ cửa sông Soài Rạp
0,30
0,20

0,10
0,00
SR1
SR2
NH4+ mùa khô

SR3
SR4
NH4+ mùa mưa

SR5
SR6
SR7
Cột A2 - QCVN 08:2008/BTNMT


Hình 2. 6: Biểu đồ giá trị NH4+ trong nước sông Soài Rạp

- Hàm lượng NO3-: Dựa vào kết quả quan trắc ở bảng phụ lục 1, hàm
lượng NO3- có giá trị từ 0,129 mg/l đến 0,903 mg/l. Theo QCVN
08:2008/BTNMT, cột A2 (5 mg/l) thì tất cả các vị trí đều nằm trong quy chuẩn
cho phép.
Giá trị NO3- cửa sông Soài Rạp

6,00
4,00

2,00
0,00
SR1
SR2
NO3- mùa khô

SR3
SR4
NO3- mùa mưa

SR5
SR6
SR7
Cột A2 - QCVN 08:2008/BTNMT

Hình 2. 7: Biểu đồ giá trị NO3- trong nước mặt quan trắc mùa khô và mùa
mưa sông Soài Rạp


2.4. Thông số chỉ thị ô nhiễm vi sinh
Theo số liệu quan trắc nước sông được phân tích ở phụ lục 1, 2 giá trị
Colifom dao động từ 0 MPN/100 ml đến 210 MPN/100 ml. Căn cứ quy chuẩn
QCVN 08:2008/BTNMT quy định hàm lượng vi sinh vật cột A2 là 5.000
MPN/100 ml và theo cột B2 (7.500 MPN/100 ml) thì tất cả các mẫu quan trắc
đều nằm trong quy chuẩn cho phép.
2.5. Thông số chỉ thị ô nhiễm kim loại nặng
- Chỉ tiêu Fe: Dựa vào kết quả phân tích mẫu phụ lục 1, 2, các mẫu quan
trắc vào mùa khô và mùa mưa có nồng độ Fe thấp, dao động từ 0,219 – 1,696
mg/l, so với QCVN 08:2008/BTNMT quy định hàm lượng sắt (Fe) cột A2
(1mg/l) thì hầu hết tất cả các mẫu quan trắc đều nằm trong quy chuẩn cho phép,
13


trừ mẫu mùa mưa (SR5) ( mẫu nước quan trắc vào mùa mưa – ngày thứ 5) vượt
1,696 lần so với cột A2.
Giá trị Fe cửa sông Soài Rạp
2,00

1,50
1,00

0,50
0,00
SR1

SR2

Fe mùa khô


SR3
Fe mùa mưa

SR4

SR5

SR6

SR7

Cột A2 - QCVN 08:2008/BTNMT

Hình 2. 8: Biểu đồ giá trị sắt (Fe) trong nước mặt quan sông Soài Rạp

- Chỉ tiêu Zn: Theo số liệu quan trắc nước sông được phân tích ở phụ lục
1, nồng độ Zn trong các mẫu nước mặt dao động từ 0,013 mg/l đến 0,035 mg/l;
so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2 (1 mg/l) và cột B1 (1,5 mg/l) tất cả
các vị trí mẫu quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép.
Ngoài ra, các chỉ tiêu kim loại như As, Cu đều không phát hiện trong các
mẫu nước sông.
3. Đánh giá và xây dựng bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường nước
vùng cửa sông
Qua kết quả phân tích, đánh giá mẫu nước vùng cửa sông; tài liệu nghiên
cứu về chất lượng nước sông và quá trình khảo sát hiện trường cho thấy chất
lượng môi trường nước sông Soài Rạp, trên địa bàn huyện Cần Giờ vẫn còn tốt.
Các chỉ tiêu phân tích như: pH, BOD5, COD, coliform, kim loại đều nằm trong
giới hạn cho phép, một số chỉ tiêu có mẫu vượt qua giới hạn cho phép như TSS,
Sắt.
Như vậy, chất lượng nước trên sông Soài Rạp vẫn còn tốt, nguyên nhân

do khu vực huyện Cần Giờ dân cư thưa thớt, phát triển công nghiệp còn chậm.
Ngoài ra, Cần Giờ cũng là nơi được tổ chức UNESCO công nhận là “khu dự trữ
sinh quyển thế giới”, với những cảnh quan thiên nhiên xanh, đẹp, không khí
trong lành.
4. Kết luận và kiến nghị
Qua kết quả phân tích, đánh giá chất lượng nước vùng cửa sông, ven biển
sông Soài Rạp, cho thấy chất lượng môi trường nước vùng cửa sông, ven biển
vẫn còn tương đối tốt, các chỉ tiêu phân tích hầu hết đều nằm trong giới hạn cho
phép (QCVN 08:2008).
14


Trên địa bàn huyện Cần Giờ có hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt,
là nơi hợp lại của hai nhánh sông Đồng Nai (đổ ra cửa Đồng Tranh) và sông
Nhà Bè (đổ ra cửa Soài Rạp). Các con sông này đều là hướng cửa ngõ giao
thông thủy của thành phố, các tỉnh lân cận và thuộc 1 phần trong tuyến đường
hàng hải quốc tế nối liền cảng Sài Gòn với mọi miền đất nước. Với trung tâm đô
thị đông dân như thành phố HCM, hệ thống cảng biển, cơ sở đóng tàu, khu công
nghiệp… là những hoạt động phát thải ra tải lượng ô nhiễm môi trường lớn. Nếu
có không có sự giám sát chặt chẽ của các ngành, cơ quan quản lý nhà nước về
nguồn thải từ các hoạt động này, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường nước
sông Soài Rạp cũng như môi trường huyện Cần Giờ, do vậy cơ quan quản lý nhà
nước cần có sự giám sát chặt chẽ trong việc quản lý nguồn thải từ các hoạt động
trên.
5. Tài liệu tham khảo
1.
Báo cáo “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2014” - Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM.
2.
Báo cáo “Tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm và các nhiệm vụ, giải

pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014” - Sở Tài nguyên và Môi trường TP.
HCM.
3.
Báo cáo “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất
5 năm giai đoạn 2011-2015, Thành phố HCM”- Sở Tài nguyên và Môi
trường TP. HCM.
4.
Báo cáo “Tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2013 và triển khai kế
hoạch năm 2014” - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. HCM.
5.
Báo cáo “kết quả thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, tình hình sản
xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6
tháng cuối năm 2014” - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. HCM.
6.
Báo cáo “Tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ
năm 2014” - Sở Giao thông vận tải TP.HCM.
7.
Quyết định phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông
vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020” Sở Giao thông vận tải TP.HCM.
8.
Báo cáo “sơ kết 4 năm (2011-2014) thực hiện chương trình phát triển
du lịch sinh thái Cần Giờ giai đoạn 2011-2015” - UBND huyện Cần Giờ.
9.

Niên Giám thống kê năm 2013, 2014 - UBND huyện Cần Giờ.

10. “Chương trình phát triển du lịch huyên Cần Giờ giai đoạn 20112015”- UBND huyện Cần Giờ.
15



11. Báo cáo “Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Cần Giờ TP.
HCM” - UBND huyện Cần Giờ.
12. Báo cáo “Sở kết tình hình thực hiện chương trình chuyển dịch vơ cấu
kinh tế nông nghiệp giai đoạn 201-2014” - UBND huyện Cần Giờ.

16


Phụ lục 1: Kết quả phân tích nước sông soài rạp mùa khô

hiệu
mẫu
SR1
SR2
SR3
SR4
SR5
SR6
SR7

Ph

7,47
7,04
7,36
7,04
7,81
7,69
7,38


COD BOD5 DO
TSS
NO3(mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l)
5,70
4,22
4,59
5,04
4,00
5,63
4,15

3,0
2,3
2,6
2,7
2,1
2,9
2,2

6,43
6,58
6,67
6,5
6,58
6,68
6,67

8,5
6,8
21,0

10,5
8,0
9,0
25,0

0,5890
0,7833
0,5993
0,3473
0,2868
0,4623
0,5725

PO43(mg/l)

NH4+
(mg/l)

T-N
(mg/l)

T-P
(mg/l)

Fe
(mg/l)

0,0349
0,0489
0,0317

0,0349
0,0266
0,0489
0,0368

0,0033
0,0036
0,0323
0,0122
0,0279
0,0021
0,0525

1,2610
1,2330
1,3140
1,6330
1,2150
1,0010
1,3170

0,0670
0,1380
1,1240
1,0360
0,0980
0,9340
0,6340

0,318

0,364
0,6525
0,2187
0,2276
0,242
0,6621

As
Cu
Zn
HCBV HCBV Tổng Tổng(mg/l) (mg/l) (mg/l) TVTV- P dầu
Coliform
Cl
mỡ
KPH KPH
0,031 KPH
KPH
0,3
0
KPH KPH
0,028 KPH
KPH
0,34
210
KPH KPH
0,031 KPH
KPH
0,36
0
KPH KPH

0,019 KPH
KPH
0,29
0
KPH KPH
0,035 KPH
KPH
0,23
0
KPH KPH
0,018 KPH
KPH
0,18
0
KPH KPH
0,031 KPH
KPH
0,25
30

Phụ lục 2: Kết quả phân tích nước sông soài rạp mùa mưa

hiệu
mẫu
SR1
SR2
SR3
SR4
SR5
SR6

SR7

Ph

7,04
7,49
7,63
7,65
7,42
7,33
7,71

COD BOD5 DO
TSS
NO3(mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l)
4,6
4,2
5,3
4,5
4,5
5,7
5,9

2,3
2,2
2,8
2,1
2,0
2,3
2,3


6,58
6,75
6,52
6,63
6,68
6,54
6,32

13,5
10,2
15,4
20,3
68,5
24,0
30,0

0,4516
0,3728
0,4194
0,1290
0,3774
0,6129
0,9032

PO43(mg/l)

NH4+
(mg/l)


0,0431
0,0121
0,0422
0,0099
0,0598
0,0202
0,0755

0,0218
0,0110
0,0311
0,0804
0,0362
0,0119
0,0119

T-N
T-P
Fe
As
Cu
Zn
HCBV HCBV Tổng Tổng(mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) TVTV- P dầu
Coliform
Cl
mỡ
1,654 0,215 0,559 KPH KPH 0,014 KPH
KPH
0,24
0

1,370 0,198 0,364 KPH KPH 0,021 KPH
KPH
0,3
0
1,925 0,241 0,727 KPH 0,002 0,013 KPH
KPH
0,28
0
2,003 0,164 0,588 0,003 KPH 0,016 KPH
KPH
0,26
0
1,698 0,235 1,696 KPH KPH 0,017 KPH
KPH
0,22
0
1,006 0,236 0,926 KPH 0,001 0,023 KPH
KPH
0,27
0
1,354
0,749 KPH KPH KPH KPH
KPH
0,24
0

17




×