Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ CẦN GIỜ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.67 KB, 22 trang )

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ DÂN
CƯ TẬP TRUNG VEN BIỂN KHU VỰC HUYỆN
CẦN GIỜ

TP.HCM


HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ DÂN CƯ
TẬP TRUNG VEN BIỂN KHU VỰC HUYỆN CẦN
GIỜ

TP.HCM


MỤC LỤC
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ DÂN CƯ TẬP TRUNG VEN
BIỂN KHU VỰC HUYỆN CẦN GIỜ
1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội ............................................................... 2
1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................... 2
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................... 7
2. Hiện trạng và quy hoạch phát triển đô thị và dân cư tập trung huyện cần giờ . 9
2.1. Hiện trạng phát triển đô thị và dân cư tập trung huyện Cần Giờ ................... 9
2.2. Quy hoạch phát triển đô thị và dân cư tập trung khu huyện Cần Giờ ......... 12
3. Các vấn đề môi trường từ đô thị và khu dân cư tập trung ven biển ................ 16
3.1. Chất lượng môi trường nước ........................................................................ 16
3.2. Chất lượng môi trường đất ........................................................................... 18
3.3. Chất lượng môi trường khí ........................................................................... 18
3.4. Chất thải rắn ................................................................................................. 19
4. Đánh giá hiện trạng phát triển đô thị và dân cư tập trung khu vực ven biển
Nam Bộ và Tây Nam Bộ ..................................................................................... 19
5. Giải pháp phát triển bền vững đô thị và dân cư tập trung khu vực ven biển


Nam Bộ và Tây Nam Bộ ..................................................................................... 19
5.1. Giải pháp công trình ..................................................................................... 19
5.2. Giải pháp phi công trình ............................................................................... 19
6. Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 20

1


HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ DÂN CƯ TẬP TRUNG VEN
BIỂN KHU VỰC HUYỆN CẦN GIỜ
1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
-Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh, nằm
phía Đông Nam thành phố, cách trung tâm thành phố 50km theo đường chim
bay, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 35km và từ Đông sang Tây là 30km. Cần
Giờ như là một quần đảo nhỏ của thành phố với 2 cửa sông chính là Soài Rạp và
Ngã Bảy. Huyện có bờ biển dài khoảng 20km, có hệ thống sông rạch chằng chịt,
rừng phòng hộ trên địa bàn huyện đóng vai trò sinh thái hết sức quan trọng đối
với thành phố Hồ Chí Minh.
- Ranh giới tiếp giáp như sau:
+ Phía Đông giáp huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai.
+ Phía Tây giáp huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh huyện Cần Giuộc
tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
+ Phía Nam giáp Biển Đông.
+ Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn
Trạch tỉnh Đồng Nai.
- Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 70421,58ha (theo quy hoạch
duyệt 1998 là 71361ha giảm 939,42ha). Huyện Cần Giờ chiếm 1/3 tổng diện
tích toàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó đất rừng chiếm 49,40% sông rạch

chiếm 31,94% diện tích tự nhiên của huyện.

2


Hình 1. 1: Vị trí địa lý huyện Cần Giờ

- Huyện Cần Giờ chia làm 7 đơn vị hành chính: thị trấn Cần Thạnh, xã
Bình Khánh, xã An Thới Đông, xã Tam Thôn Hiệp, xã Lý Nhơn, xã Long Hoà,
xã Thạnh An. Xã có diện tích lớn nhất là xã Lý Nhơn 915816,26ha) và nhỏ nhất
là thị trấn Cần Thạnh (2408,93ha). Gồm 20 ấp và 260 tổ dân phố. Trung tâm
huyện lỵ được đặt tại thị trấn Cần Thạnh.
Cần Giờ có vị trí quan trọng đặc biệt đối với thành phố về kinh tế, quốc
phòng, là cửa ngõ ra biển Đông, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế
biển và các loại hình dịch vụ.
1.1.2. Khí tượng - khí hậu
- Nhiệt độ cao, điều hoà và ổn định, trung bình tháng từ 25,5-290C, biến
động nhiệt độ trung bình ngày từ 5-70C, nhỏ hơn từ 1-20C so với Tân Sơn Nhất
và Củ Chi. Số giờ nắng trung bình đạt trên 5 giờ đến gần 9 giờ/ ngày, lượng bức
xạ phong phú, trung bình đạt từ 10-14 kcal/m2, cường độ bức xạ thay đổi qua
các mùa không đáng kể.

3


Hình 1. 2: Lượng mưa, nhiệt độ huyện Cần Giờ năm 2014

- Độ ẩm không khí hàng tháng nói chung cao hơn các nơi khác của thành
phố từ 4-8%, có khi đến 10%. Trị số độ ẩm trung bình là 73-85%, độ ẩm không
khí ban ngày thường là trên dưới 60%, buổi trưa chỉ đạt 45-60% trong đó nhiều

ngày dưới 60%.
- Bốc hơi mạnh nhất từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trung bình từ 3,56,0mm/ngày, cao nhất đến trên 7,8 mm/ngày.
Cần Giờ có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình
khoảng 250C đến 290C, cao tuyệt đối là 38,20C, thấp tuyệt đối là 14,40C. Độ ẩm
trung bình từ 730C đến 850C, độ bốc hơi từ 3,5 đến 6mm/ngày, trung bình
5mm/ngày, cao nhất 8mm/ngày, lượng mưa trung bình hằng năm từ 1000mm1402mm, trong mùa mưa lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100mm, tháng
nhiều nhất 240mm. Mùa mưa hướng gió chính là Tây - Tây Nam, mùa khô
hướng Bắc - Đông Bắc.
- Mưa ở Cần Giờ nói chung là ít, phía Nam mưa ít hơn phía Bắc huyện.
Theo số liệu đo mưa 3 năm 1977-1979 do đài KTTV thành phố Hồ Chí Minh
công bố thì lượng mưa ở đây đạt từ 1300-1700 mm/năm, nhưng tham khảo số
liệu nhiều năm ở vùng lân cận Gò Công, Vũng Tàu và tiếp theo những năm
1980-1986 thì lượng mưa ở Cần Giờ nói chung chỉ đạt từ 1100 – 1500 mm/năm.
Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 10, tháng có lượng mưa nhiều
4


nhất đạt từ 300-400 mm. Những tháng 5 – 6 có lượng mưa ít nhất trong mùa
mưa, chỉ đạt từ 100-200 mm.
Từ những số liệu trên cho ta thấy khí hậu vùng huyện Cần Giờ:
a. Bức xạ, ánh sáng, nhiệt độ: dồi dào, ổn định trong cả năm, thoả mãn được
yêu cầu của các loại cây trồng ưa nhiệt, những trị số cực trị (cao, thấp
nhất) của các yêu cầu này cũng nằm trong giới hạn thuận lợi cho các loại
cây trồng nói trên.
b. Độ ẩm không khí: nói chung cao hơn ở các nơi khác thuộc thành phố từ 48%. Nếu so sánh riêng trong huyện thì phía Bắc khô nhanh hơn phía Nam
huyện, còn về mưa thì có sự giao động lượng mưa hàng năm đáng kể, nói
chung lượng mưa nằm ở Cần Giờ thấp hơn các nơi khác từ 20-30%, trong
đó phía Nam mưa ít hơn phía Bắc huyện và thời gian có mưa trong năm
cũng ngắn hơn, tập trung chủ yếu từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 10 với

lượng mưa từ 100-200 mm (tháng 5, 6 và 10) đến 350 – 400 mm (tháng
9).
c. Bốc hơi trung bình: từ 4 – 6,0 mm/ ngày trong những tháng 12 đến tháng
4, trong đó từ tháng 2 đến tháng 4 thường đạt 5,0 – 6 mm/ngày, cao nhất
đến 7,8 mm/ngày, những tháng còn lại trong năm lượng bốc hơi thường
đạt từ 2,5 – 5,5 mm/ ngày, thấp nhất là tháng 9 và 10 thường chỉ từ 2,4 –
3,0 mm/ngày, điều đó phù hợp với tình hình mưa và độ ẩm trong thời gian
ấy.
(Niên giám thống kê huyện Cân Giờ năm 2014)

1.1.3. Địa hình
- Huyện Cần Giờ có địa hình tương đối phẳng và thấp, bị chia cắt bởi rất
nhiều sông rạch. Hướng đổ dốc không rõ rệt. Độ dốc mặt đất rất nhỏ dưới 0,1%.
Cao độ mặt đất thay đổi từ 2,3m (khu vực xã Cần Thạnh) xuống đến dưới 0,5m
(khu vực rừng ngập mặn).
- Khu vực có cấu tạo nền đất là phù sa mới, thành phần chủ yếu là sét, sét
pha trộn lẫn một ít tạp chất hữu cơ, thường có màu đen, xám đen. Sức chịu tải
của nền đất thấp, nhỏ hơn 0,7 kg/cm2. Mực nước ngầm không áp nông, cách mặt
đất từ 0,5m đến 0,8m.
- Đất mặn phèn tiềm tang chiếm 85,2 % tổng diện tích đất, chiều sâu xuất
hiện sinh phèn thay đổi theo vùng. Khu sử dụng đất phải thật thận trọng, không
xáo trộn tầng sinh phèn lên mặt, không bố trí đại trà mà phải tuỳ thuộc vào tính
chất và khả năng thích nghi của từng loại cây trồng. Tổng quát vùng phía Nam
nên phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn. Phía Bắc có thể sử dụng vào mục tiêu
5


nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp nhưng phải điều tra cẩn thận khi bố trí mùa
vụ và cây con.
1.1.4. Chế độ thủy văn

- Khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều trên biển
Đông. Theo số liệu quan trắc tại trạm Nhà Bè, mực nước cao nhất (Hmax) và mực
nước thấp nhất (Hmin) tương ứng với các tần suất khác nhau như sau:
Bảng 1. 1: Mực nước tại trạm Nhà Bè
Tần suất

1%

10%

25%

50%

75%

90%

Hmax

1,51

1,39

1,34

1,3

1,27


1,24

Hmin

-2,03

-2,22

-2,32

-2,41

-2,49

-2,64

Mực nước cao tính toán từ 1,32m đến 1,39m.
Huyện Cần Giờ nằm trong vùng cửa sông rạch chằng chịt với mật độ
dòng chảy cao nhất so với các nơi trong thành phố. Toàn bộ sông rạch chịu ảnh
hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày xuất hiện 2 lần nước lên
xuống, số lần nhật triều trong tháng thay đổi không đáng kể. Trong ngày hai
đỉnh triều thường xấp sỉ nhau, nhưng 02 chân triều lại chênh lệch nhau rất xa.
Độ mặn trên các sông rạch của huyện biến đổi liên tục theo cả không gian và
thời gian. Cường độ mặn sông Lòng Tàu lớn hơn sông Soài Rạp. Độ mặn trung
bình 18 0 00 thường xuyên xuất hiện ở Cần Giờ, cao nhất vào mùa khô khi triều
cường xâm nhập sâu vào thượng nguồn.
1.1.5. Chế độ hải văn
Bờ biển có chiều dài khoảng 20km dọc bờ biển từ mũi Cần Thạnh đến mũi
Đồng Tranh. Hàng năng chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ dòng triều.
Vùng biển Cần Giờ bao gồm vùng biển trước các cửa sông, vịnh Gành Rái,

vịnh Đồng Tranh và vùng bãi triều Cần Giờ.
Vùng biển trước cửa sông có bờ biển chạy dọc theo hướng Đông Bắc – Tây
Nam, chia làm hai phần: từ Vũng Tàu lên Hàm Tân, phía Tây Nam từ Vũng Tàu
đến Gò Công. Cửa sông ở đây nông dần xuống phía Nam do ảnh hưởng bồi đắp
cát từ đất liền.
Vịnh Gành Rái ăn sâu vào đất liền, phía Đông giáp Vũng Tàu, phía tây là
Cần Giờ và vùng bãi cạn, phía Nam là biển Đông, phía bắc giáp đảo Long Sơn.
Đổ nước vào vịnh là ba con sông lớn: sông Ngã Bãy, sông Thị Vãi và sông
Dinh. Đường bờ bao quanh vịnh khúc khuỷu và dốc.
Vịnh Đồng Tranh, đổ vào vùng này là sông Soài Rạp và sông Đồng Tranh.
Nhòn chung địa hình toàn vùng có hướng dốc từ Bắc xuống Nam, theo hướng
6


các dòng sông và hướng dốc từ Tây sang Đông, từ bờ ra biển. Đường bờ tương
đối đơn giản, thoải phần lớn là các bãi bồi.
1.1.6. Đa dạng sinh học vùng cửa sông
Hệ sinh thái đặc truwnng tại thành phố Hồ Chí Minh tương tự vùng Đông
Nam Bộ, đó là hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Rừng ngập mặn Cần Giờ ngày nay không chỉ đơn thuần là rừng phòng hộ
mà còn giữ vai trò là khu dự trữ sinh quyển Thế giới được UNESCO công nhận
năm 2000. Các chủng loại động thực vật sinh sống chủ yếu tại khu vực này là
các loài đã thích nghi được với rừng ngập mặn bao gồm 150 loài thực vật trở
thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thuỷ sinh, cá và
các động vật có xương sống khác.
-Về thực vật: nhiều loại cây chủ yếu là bần trắn, mắm trắng các quần hợp
đước đôi-bần trắng cùng xu ổi, trang,…và các loại nước lợ như bần chua, ô rô,
dừa lá, rang,… Thảm cỏ biển với các loài ưu thế Halophyla sp, Halodule sp và
Thalassa sp, đất canh tác nông nghiệp với lúa, khoai mỡ và các loại đậu, dừa,
các loại cây ăn quả.

- Về động vật: khu hệ động vật thuỷ sinh không xương sống với trên 700
loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thể
31 loài bò sát, 4 loài có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt
Nam như: tắc kè (gekko gekko), kỳ đà nước.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1. Kinh tế
Giá trị tổng sản lượng ngành công nghiệp năm 2007 đặt 107,842 tỷ đồng
tăng 14,26% so với cùng kỳ năm trước, và năm 2008 đạt 90,531 tỷ đồng, giảm
16,05% so với cùng kỳ năm trước trong đó chủ yếu là công nghiệp chế biến
thực phẩm chiếm 76,063 tỷ đồng công nghiệp cơ khí 8,955 tỷ đồng.
Cơ cấu phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện đang có sự chuyển đối
trong thời gian qua. Chức năng kinh tế chính trước đây là cảng biển-công nghiệp
dịch vụ cảng và đánh bắt chế biến thuỷ sản, bảo vệ khu rừng thiên nhiên và nông
lâm nghiệp – du lịch sinh thái đã và đang được chuyển thành thương mại dịch
vụ, đầu mối giao thông, hạ tầng kỹ thuật phía Đông Nam thành phố, nông lâm
ngư nghiệp và công nghiệp.
1.2.2. Dân số và phân bố dân cư
- Theo số liệu thống kê của huyện Cần Giờ, dân số toàn huyện năm 2008
là 69545 người có 16396 hộ, trong đó dân số thị trấn Cần Thạnh là 11206 người.

7


- Tốc độ gia tăng dân số của huyện Cần Giờ giai đoạn 2001-2008 khoảng
1,9%/năm, có xu hướng tăng chậm so với các quận huyện khác. Năm 2003 mức
tăng dân số cao nhất là 2,9% năm 2008 tăng thấp nhất 1,4%. Tỷ lệ tăng tự nhiên
của dân số huyện Cần Giờ biến đổi, năm 2000 là 1,13% tăng liên tục đến năm
2003 là 1,75 %, những năm sau đó xu hướng giảm dần từ năm 2003 giảm liên
tục đến năm 2008 là 1,06%.
Bảng 1.2: Các chỉ tiêu về dân số huyện Cần Giờ từ năm 2012-2013

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

2012

2013

1

Quy mô dân số

Người

71537

72814

2

Tỷ lệ sinh

%

1.27

1.18


3

Tỷ lệ tử

%

0.37

0.37

4

Tỷ lệ tăng (giảm) tự nhiên

%

0.9

0.8

5

Tỷ lệ tăng (giảm) cơ học

%

0.78

0.96


6

Mật độ dân số

Người/km2

102

103

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013)

- Mật độ dân số bình quân trên địa bàn huyện là 99 người/km2, ở mức rất
thấp so với mật độ dân cư bình quân toàn thành phố (3175 người/km2), sống tập
trung thành các cụm dân cư. Phân bố dân số trên địa bàn huyện không đều, nơi
có mật độ dân cư cao ( thị trấn Cần Thạnh 464 người/km2) và mật độ dân cư
thấp (xã Thạnh An 35 người/km2), chênh nhau khoảng 13 lần.
Bảng 1. 3: Phân bố dân cư huyện Cần Giờ năm 2013
STT Tên xã-Thị trấn

Diện
(ha)

tích Số
khu Dân số Mật độ dân số
phố/ấp
(người)
(người/km2)

1


Thị trấn Cần Thạnh

2451,09

5

11607

482

2

Xã Long Hoà

13257,69

4

11375

86

3

Xã Thạnh An

13141,46

3


4710

36

4

Xã Nhơn Lý

15815,21

3

5970

38

5

Xã Tam Thôn Hiệp

11038,39

4

5840

53

6


Xã An Thới Đông

10372,47

6

13565

131

7

Xã Bình Khánh

4345,27

8

19747

455

Tổng cộng

70421,58

33

72814


103

(Nguồn: niên giám thống kê năm 2013)

-Đặc điểm dân cư:
8


+ Theo điều tra1/10/2004 huyện Cần Giờ bình quân một hộ có 4,45 người
(toàn thành phố 4,42 người/hộ), hiện nay là 4,27 người/hộ.
+ Về giới tính: tỷ lệ nam 49,3% tổng số dân, nữ chiếm 50,7%.
+ Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: nhóm tuổi 0-14 tuổi chiếm 27,5%; nhóm
tuổi 15-19 chiếm tỷ lệ cao 65,9% và nhóm 60 tuổi trở lên chiếm 6,6%.
+ Tình trạng cư trú: theo số liệu điều tra dân số 1/10/2004 tổng số người
có mặt trên địa bàn huyện Cần Giờ là 66113 người, trong đó nhân khẩu thực tế
tthuownfg trú là: 65865 người, trong đó KT1 là 55382 người chiếm 84,08%;
KT2 là 2099 người chiếm 3,1%; KT3 là 3812 người chiếm 5,795; KT4 là 3692
người chiếm 5,61%. Nhân khẩu ở thành phố dưới 6 tháng: 117 người. Người
nước ngoài: 15 người, 116 khách vãng lai.
+ Dân tộc Kinh chiếm 99,38%, kế đến dân tộc Hoa chiếm 0,35%, còn lại
các dân tộc Khome, Chăm, khác (0,27%).
+ Trình độ học vấn: Chương trình nâng cao dân trí đào tạo nguồn nhân
lực được tập trung triển khai trong những năm qua, huyện đã hoàn thành phổ
cập giáo dục trung học cơ sở, nâng cao mặt bằng học vấn dân cư lên lớp 7,5 vào
năm 2005.
- Lao động: lực lượng lao động trên địa bàn huyện không ngừng gia tăng:
Năm 2000 huyện có 31956 người tham gia lao động trong các ngành kinh tế,
năm 2008 là 36841 người chiếm 52,97% dân số toàn huyện. Năm 2007, giải
quyết việc làm cho khoảng 4700 người.

2. Hiện trạng và quy hoạch phát triển đô thị và dân cư tập trung huyện cần
giờ
2.1. Hiện trạng phát triển đô thị và dân cư tập trung huyện Cần Giờ
Cần Giờ là huyện có quỹ đất lớn nhất của TPHCM. Khu dự trữ sinh
quyển thế giới có diện tích khoảng 33.000 ha, vừa là buồng phổi của thành phố,
vừa là khu vực du lịch hấp dẫn. Hệ thống sông ngòi chằng chịt, xen kẽ bao
quanh (trên 20.000 ha diện tích mặt nước) với bờ biển dài khoảng 20 km là nơi
có thể hình thành khu đô thị lấn biển và bãi tắm.
Theo niên giám thống kê năm 2014, dân số toàn huyện là 72.976 người,
trong đó dân số thị trấn Cần Thạnh là 11.607 người (chiếm 15,9% dân số toàn
huyện). Mật độ dân số bình quân trên địa bàn huyện là 103 người/km2, ở mức
rất thấp so với mật độ dân cư bình quân toàn thành phố (3.175 người/km2), sống
tập trung thành các cụm dân cư. Phân bố dân số trên địa bàn huyện không đều,
nơi có mật độ dân cư cao (thị trấn Cần Thạnh 482 người/km2) và mật độ dân cư
thấp (xã Thạnh An 36 người/km2), chênh nhau khoảng 13 lần. Hạ tầng xã hội
trên địa bàn huyện Cần Giờ có tỷ lệ chiếm đất như sau:
9


a. Khu dân cư
Huyện đã hình thành một số khu dân cư mới thuộc địa bàn các xã Long
Hòa, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An, Lý Nhơn, Cần Thạnh, Bình Khánh theo
chương trình di dời tái bố trí dân cư tại huyện được triển khai từ năm 1993 tới
nay.
Khu diện tích đất ở chiếm 1.070,98ha, chỉ bằng 1,52% diện tích đất tự
nhiên của Huyện, trong đó đất ở đô thị tại khu vực thị trấn Cần Thạnh là 114,48
ha và đất ở khu dân cư nông thôn chiếm 956,50 ha, nhà ở được xây dựng theo
dạng tự phát, bố trí chủ yếu dọc theo các tuyến giao thông, sông rạch, khu hành
chánh xã, chợ nông thôn và một số xây dựng rải rác phía bên trong khu đất canh
tác.

b. Công trình công cộng
- Công trình giáo dục: Hiện trên địa bàn Huyện có 33 trường, với tổng
diện tích 31,22ha, trong đó:
+ Ngành học mầm non (mầm non và mẩu giáo) : 8 trường (22 cơ sở), 83
phòng, 2.696 học sinh, diện tích 5,5338 ha, bình quân diện tích cho mỗi cho học
đạt 20,53m2.
+ Trường tiểu học : 15 trường (21 cơ sở), 239 phòng học, 5.525 học sinh,
diện tích 12,1337 ha, bình quân diện tích cho mỗi cho học đạt 21,96m2.
+ Trường trung học cơ sở: 8 trường (9 cơ sở), 138 phòng học, 4.952 học
sinh, diện tích 69686ha, bình quân diện tích cho mỗi cho học đạt 14,07m2.
+ Trường trung học phổ thông: 2 trường (2 cơ sở), 62 phòng học, 2.200
học sinh, diện tích 5,13 ha, bình quân diện tích cho mỗi cho học đạt 23,32m2.
Bảng 2. 1: Hiện trạng mạng lưới giáo dục mầm non và phổ thông
TT

1
2
3
4
5
6
7
8

Hạng mục

Đơn vị

Mầm
non


Tiểu học

Trường
Trường
8
15
Số cơ sở
Cơ sở
22
21
Phòng học
Phòng
83
239
Học sinh
Học sinh
2.696
5.525
Diện tích đất
m2
55.337,5 121.337,0
Bình quân m2
m2 /HS
20,5
22,0
đất/HS
Học sinh trên Hsphòng
32
23

phòng học
Học sinh trong HS/trường
337
368
trường

10

Trung
học cơ sở
8
9
138
4.952
69.686,0
14,1

Trung
Cộng
học phổ
thông
2
33
2
54
62
522
2.200
15.373
51.300,0 297.660,5

23,3

36

35

619

1.100


TT

Hạng mục

Đơn vị

Mầm
non

9

Học sinh trong
cơ sơ

HS/CS

123

Tiểu học


Trung
học cơ sở

263

550

Trung
học phổ
thông
1100

Cộng

(Quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành giáo dục và đào tạo huyện Cần Giờ đến
năm 2020)

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có:
+ 01 trung tâm giáo dục thường xuyên với diện tích 0,4145ha gồm 06
phòng và 35 học sinh, phân hiệu Trung tâm giáo dục thường xuyên diện tích
0,074 ha gồm 03 phòng học , 45 học sinh.
+ Trường chuyên biệt Cần Thạnh gồm 01 cơ sở chính và 01 phân hiệu với
tổng diện tích là 0,157 ha, gồm 09 phòng học và 45 học sinh.
+ Trường Chính trị Huyện tại Thị trấn Cần Thạnh diện tích 0,87687 ha
- Công trình y tế: Toàn huyện có 9 cơ sở y tế gồm : Bệnh viện huyện 80
giường tại thị trấn Cần Thạnh; 07 trạm y tế với 58 giường và 01 Trung tâm y tế
dự phòng tại xã Long Hòa. Tổng Diện tích đất y tế là 3,5947 ha, đạt chỉ tiêu bình
quân 0,52 m2/người.
Mặc dù cơ sở vật chất chưa đầy đủ nhưng ngành y tế cũng đã hoạt động

có nhiều kết quả trong công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe tốt
cho người dân.
- Cơ sở quản lý hành chánh:
Mỗi xã, thị trấn đều có các trụ sở Uy ban nhân dân, Công an cấp xã bố trí
theo địa bàn. Riêng Ủy ban nhân dân Huyện Cần Giờ bố trí tập trung tại thị trấn.
Hiện các trụ sở cơ quan quản lý hành chính chiếm 9,9416ha đất.
- Công trình thương mại:
Toàn huyện có 10 chợ, diện tích chiếm đất là 0,6382 ha, các chợ khu vực
nông thôn công trình tạm. Bên cạnh các chợ, hàng loạt các công trình thương
nghiệp dịch vụ khác như các cơ sở bán lẻ, dịch vụ phục vụ gia đình... cũng phát
triển, tạo thành một mạng lưới rộng khắp trong các cụm dân cư, đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân .
- Công trình văn hóa:
Toàn huyện hiện có 06 công trình văn hóa, chiếm 4,2942 ha, trong đó :
+ Trung tâm văn hóa ấp Bình Phước xã Bình Khánh, diện tích 1091,2 m2.
+ Nhà văn hóa huyện tại xã Cần Thạnh, diện tích 4171 m2
+ Trung tâm Văn hóa tại xã Cần Thạnh, diện tích 551,2 m2
11


+ Nhà văn hóa Long Thạnh tại xã Long Hòa, diện tích 5.228,4 m2
+ Khu du lịch 30 tháng 4 tại xã Long Hòa, diện tích 29.308,9 m2
+ Nhà văn hóa Thạnh An, diện tích 2.591,4 m2
Ngoài ra còn có một số công trình khác như Nhà truyền thống trong khu
Di tích lịch sử Rừng Sác (Lâm Viên – đảo khỉ), khu căn cứ Rừng Sác, khu Lâm
viên Cần Giờ (điểm thăm quan du lịch sinh thái – lịch sử, cách mạng ở huyện).
- Công trình thể dục thể thao: Toàn huyện hiện có 04 công trình thể dục
thể thao, chiếm 5,29372 ha, trong đó :
+ Trung tâm TDTT Cần Giờ tại Cần Thạnh, diện tích 29.454.20 m2.
+ Sân vận động Tam Thôn Hiệp, diện tích 10214 m2.

+ Sân vận động Tam Thôn Hiệp, diện tích 6.894,8 m2
+ Sân bóng Thạnh An, diện tích 6.374,2 m2
- Công viên: Huyện có công viên Cần Thạnh, diện tích 8316,5 m2 tại Cần
Thạnh.
2.2. Quy hoạch phát triển đô thị và dân cư tập trung khu huyện Cần Giờ
Theo như dự báo Quy mô dân số huyện Cần Giờ đến năm 2020 và 2025,
quy mô dân số huyện Cần Giờ trong tương lai như sau :
Dân số hiện trạng (năm 2013) :

72.976 người

Dân số dự kiến đến năm 2020 :

78.360 người

Dân số dự kiến đến năm 2025 :

82.360 người

Bảng 2. 2: Phân bố dân cư đô thị và nông thôn huyện Cần Giờ
Quy hoạch (người)
STT

Tên xã-Thị trấn

Hiện trạng
(người)

Năm 2020
Đô thị


Nông thôn

Tổng

1

Thị trấn Cần Thạnh

11607

58.000

58.000

2

Xã Long Hoà

11375

82.000

82.000

3

Xã Thạnh An

4710


2.000

2.000

4

Xã Nhơn Lý

5970

12.000

12.000

5

Xã Tam Thôn Hiệp

5840

15.000

15.000

6

Xã An Thới Đông

13565


20.000

27.000

47.000

7

Xã Bình Khánh

19747

70.000

14.000

84.000

Tổng cộng

72.796

230.000

70.000

300.000

12



Căn cứ vào dự báo dân số và cơ sở nhu cầu sử dụng đất của các ngành,
lĩnh vực trên địa bàn huyện năm 2014 đến năm 2025 và các đồ án quy hoạch chi
tiết tỷ lệ 1/2000 của một số khu vực, định hướng kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ
đến, quy hoạch phát triển dài hạn và định mức sử dụng đất của một số lĩnh vực
với hệ thống các quan điểm khai thác sử dụng đất nêu trên, định hướng sử dụng
đất của quận đến năm 2025 được xác định như sau:
Diện tích đất tự nhiên huyện Cần Giờ là 70.421,58 ha, dự kiến lấn biển
600ha, đến năm 2025 tổng diện tích đất tự nhiên huyện là : 71.021,58ha
Nhu cầu đất cho quy mô 300.000 người, trong đó đất ở khu dân cư đô thị
230.000 người (diện tích 1.624,6 ha) và đất ở khu dân cư nông thôn 70.000
người (diện tích 610,8ha), đất phục vụ chung cho thành phố chiếm 1.726 ha, đất
quốc phòng 44,4 ha, đất nông nghiệp 7.640,7 ha, lâm nghiệp 33.940 ha và sông
rạch, thủy lợi 22.933,8ha.
Quỹ đất tính cho giai đoạn này với quy mô dân số dự kiến khoảng
300.000 người.
Ngoài ra, huyện Cần Giờ cũng đã thực hiện quy hoạch khu dân cư đô thị
trên địa bàn huyện như sau:
a. Khu dân cư đô thị:

Hình thành 03 Cụm dân cư đô thị với tổng diện tích tự nhiên 3.863,1 ha,
dự kiến dân số 230.000 người.
- Cụm I: Khu đô thị xã Bình Khánh:
+ Vị trí : Phía Bắc xã Bình Khánh
+ Diện tích tự nhiên: 1.162,0 ha.
+ Dân số dự kiến: 70.000 người.
+ Mật độ xây dựng : 30 - 45%
+ Tầng cao xây dựng: 2 - 5 tầng.
Bảng 2. 3: Quy hoạch sử dụng đất khu đô thị Bình khánh

TT

Loại đất

I
1
2
3
4
II
1
III

Đất dân dụng
Đất ở
Công trình công cộng
Công viên cây xanh
Giao thông đối nội
Đất khác trong khu dân dụng
Tôn giáo
Đất ngoài dân dụng

13

Diện tích
(ha)
831,14
541,85
68,00
138,00

83,29
0,04
0,04
330,82

Tỷ lệ
Chỉ tiêu
(%)
(m2/người)
71,53
118,7
46,63
77,4
5,85
9,7
11,88
19,7
7,17
11,9
0,00
0,00
28,47


Công nghiệp -TTCN, kho
Giao thông đối ngoại
CTĐM HTKT
Đất cây xanh cách ly
Sông rạch
Tổng cộng


1
2
3
4
5

32,20
119,53
58,07
36,60
84,42
1.162,00

2,77
10,29
5,00
3,15
7,27
100,00

- Cụm II: khu đô thị xã An Thới Đông:
+ Vị trí: thuộc ấp An Nghĩa xã An Thới Đông
+ Diện tích tự nhiên: 360,5 ha.
+ Dân số dự kiến: 20.000 người.
+ Mật độ xây dựng : 30–35%
+ Tầng cao xây dựng: 2-5 tầng.
Bảng 2. 4: Quy hoạch sử dụng đất khu đô thị An Thới Đông
STT


Loại đất

I
1
2
3
4

Đất dân dụng
Đất ở
Công trình công cộng
Công viên cây xanh
Giao thông đối nội
Đất khác trong khu dân
dụng
Đất ngoài dân dụng
Công nghiệp -TTCN, kho
Giao thông đối ngoại
Đất cây xanh cách ly
Sông rạch
Tổng cộng

II
III
1
2
3
4

Diện tích

(ha)
317,37
216,33
20,30
44,78
35,96

Tỷ lệ
(%)
88,04
60,01
5,63
12,42
9,98

0

0

43,13
5,00
14,98
13,80
9,35
360,50

11,96
1,39
4,16
3,83

2,59
100,00

Chỉ tiêu
(m2/người)
158,7
108,2
10,2
22,4
18,0

- Cụm III: khu đô thị Cần Thạnh - Long Hòa:
-+Vị trí: Khu vực phía Nam huyện Cần Giờ thuộc thị trấn Cần Thạnh và
xã Long Hòa.
+ Diện tích tự nhiên: 2.340,6 ha.
+ Dân số dự kiến: 140.000 người.
(trong đó có khoảng 4.000 người dân thuộc xã đảo Thạnh An di dời vào).
+ Mật độ xây dựng : 30–45%
+ Tầng cao xây dựng: 1-5 tầng.
14


Bảng 2. 5: Quy hoạch sử dụng đất khu đô thị Cần Thạnh – Long Hòa

STT

Loại đất

I
1

2
3
4

Đất dân dụng
Đất ở
Công trình công cộng
Công viên cây xanh
Giao thông đối nội
Đất khác trong khu dân
dụng
Công trình công cộng cấp TP
Tôn giáo
Đất ngoài dân dụng
Công nghiệp -TTCN, kho
Giao thông đối ngoại
CTĐM HTKT
Đất an ninh quốc phòng
Đất cây xanh cách ly
Sông rạch
Tổng cộng

II
1
2
III
1
2
3
4

5
6

Diện tích
(ha)
1.537,25
866,45
130,40
195,80
344,60

Tỷ lệ
(%)
65,68
37,02
5,57
8,37
14,72

660,80

28,23

657,40
3,40
142,55
17,00
28,77
15,50
22,30

43,00
15,98
660,80

28,09
0,15
6,09
0,73
1,23
0,66
0,95
1,84
0,68
28,23

Chỉ tiêu
(m2/người)
109,8
61,9
9,3
14,0
24,6

b. Khu dân cư nông thôn:
Các cụm dân cư nông thôn được bố trí dựa trên các điểm dân cư hiện hữu
đã tồn tại lâu đời, được phát triển mở rộng. Dự kiến đến năm 2025 dân số các
khu dân cư nông thôn là 70.000 người, tổng diện tích tự nhiên khoảng 1.347,54
ha
- Dự kiến toàn huyện có 05 khu vực dân cư nông thôn phân bố theo các xã
Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn và Thạnh An (chủ

trương dời một phần dân cư thuộc xã đảo Thạnh An vào khu vực Cần Thạnh.
Các cụm dân cư nông thôn tại các xã bao gồm điểm dân cư nông thôn tập trung
và dân cư nông thôn hiện hữu phân tán, phân thành các khu vực như sau:
+ Xã Bình Khánh: diện tích 174,5ha, dân số 14.000 người.
+ Xã An Thới Đông: diện tích 577,8ha, dân số 27.000 người.
+ Xã Tam Thôn Hiệp: diện tích 215,24ha, dân số 15.000 người.
+ Xã Lý Nhơn: diện tích 356 ha, dân số 12.000 người.
+ Xã Thạnh An: diện tích 24 ha, dân số 2.000 người.
- Các chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc như sau:

15


Khu dân cư nông thôn: bình quân : 125,7 m²/người (Nhiệm vụ quy hoạch
- NVQH: 120 – 130 m²/người), bao gồm:
+ Đất ở: 87,3 m²/người (NVQH 82 – 86 m²/người)
Đất ở trên hộ 300-500 m2 (tính đất ở và đất sản xuất là 1.0001.500m2/hộ).
+ Đất công trình công cộng: 7,6 m²/người (NVQH 4 – 6 m²/người)
+ Đất cây xanh: 8,8 m²/người (NVQH 12 – 14 m²/người)
+ Đất giao thông: 22,1 m²/người (NVQH 22 – 24 m²/người)
+ Mật độ xây dựng : 30–35%
+ Tầng cao xây dựng: 1-3 tầng.
Bảng 2. 6: Quy hoạch sử dụng đất nông thôn huyện Cần Giờ

STT
I
1
2
3
4

II
1
III
1
2
3
4

Loại đất
Đất dân dụng
Đất ở
Công trình công cộng
Công viên cây xanh
Giao thông đối nội
Đất khác trong khu dân dụng
Tôn giáo
Đất ngoài dân dụng
Giao thông đối ngoại
Đất cây xanh cách ly
Sông rạch
Đất nông nghiệp (đất sản xuất)
Tổng cộng

Diện tích
(ha)
879,70
610,84
52,90
61,30
154,66

2,21
2,21
465,63
32,99
60,49
11,6
360,55
1.347,54

Tỷ lệ
(%)
66,36
46,41
3,93
4,55
11,48
0,16
0,16
33,47
2,45
4,49
0,86
25,68
100

Chỉ tiêu
(m2/người)
125,7
87,3
7,6

8,8
22,1

3. Các vấn đề môi trường từ đô thị và khu dân cư tập trung ven biển
3.1. Chất lượng môi trường nước
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước do đô thị và khu dân cư tập
trung phát sinh chủ yếu từ nước thải sinh hoạt và dịch vụ như ăn uống… Lượng
nước thải sinh hoạt, thức ăn thừa được xử lý sơ bộ hoặc chưa được xử lý sẽ thải
trực tiếp ra môi trường.
3.1.1. Hiện trạng chất lượng nước sông
- Huyện có hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, là nơi hợp lại của
hai nhánh sông Đồng Nai (đổ ra cửa Đồng Tranh) và sông Nhà Bè (đổ ra cửa
Soài Rạp). Các con sông này đều là cửa ngỏ giao thông thuỷ của thành phố, các
16


tỉnh lân cận và thuộc 1 phần trong tuyến đường hàng hải quốc tế nối liền cảng
Sài Gòn với mọi miền đất nước. Kết quả quan trắc từ năm 2001 đến 6 tháng đầu
năm 2006 tại các trạm Nhà Bè và Lý Nhơn (trên sông Nhà Bè) và trạm Tam
Thôn Hiệp (trên sông Đồng Tranh) cho thấy chất lượng nước sông tại khu vực
Nhà Bè-Cần Giờ không có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ. Nồng độ oxy hoà tan dao
động từ 3,6 đến 5,7 mg/l, đạt tiêu chuẩn nguồn nước loại B ( 2mg/l). Nhu cầu
oxy hoá BOD5 dao động từ 2-5 mg/l cũng đạt tiêu chuẩn nguồn nước loại B
(<25 mg/l). Mức độ ô nhiễm dầu có xu hướng tăng trong những năm gần đây,
điều này phản ánh đúng thực tế hiện nay khu vực này chịu ảnh hưởng bởi các
hoạt động giao thông thuỷ, sang mạn và vận chuyển xăng dầu. Ô nhiễm vi sinh
vẫn ở mức độ cao trong những năm qua. Kết quả quan trắc ở lưu vực sông Soài
Rạp cũng cho thấy chất lượng nước sông ở khu vực này còn tương đối tốt.
Bảng 3. 1: Kết quả phân tích chất lượng nước ở lưu vực sông Soài Rạp
Số

TT

Các chỉ tiêu xét
nghiệm

Đơn vị tính

1

pH

Mg/l

5,5-9

2

DO

Mg/l

2

3

COD

Mg/l

<35


4

BOD5

Mg/l

<25

5

Chất rắn lơ lửng

Mg/l

80

6

Tổng N

Mg/l

-

7

Tổng P

Mg/l


-

8

Dầu mỡ

Mg/l

0,3

9

Sắt

Mg/l

2

10

MN

Mg/l

0,8

11

Coliforms


MPN/100ml

10000

Kết quả

QCVN
08:2008/BTNMT

So sánh kết quả phân tích chất lượng nước mặt với QCVN 08:2008
BTNMT hầu hết các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn
quy định.
3.1.2. Nước biển ven bờ
Bảng 3. 2: Ký hiệu trạm quan trắc chất lượng nước biển ven bờ khu vực nuôi
trồng thuỷ sản.
STT

Tên trạm

Ký hiệu trạm

Tiêu chuẩn so sánh

1

Cửa sông Đồng Tranh

ĐT


QCVN

17


2

Cửa sông Lòng Tàu

LT

3

Cửa sông Cái Mép

CM

4

Bãi 30-4

30/4

5

Bãi Đồng Hoà

ĐH

10:2008/BTNMT (

Khu vực nuôi trồng
thuỷ sản)

Bảng 3. 3: Kết quả quan trắc chất lượng nước ven biển Cần Giờ khu vực nuôi
trồng thuỷ sản
Vị trí lấy mẫu

Chỉ tiêu
pH

BOD

Pb

Dầu mỡ

Coloforms

Cần Thạnh

7,32

3,12

0,006

0,37

59


Lòng Tàu

7,52

3,21

0,008

0,34

101

Cái Mép

7,6

3,03

0,008

0,34

59

30-4

7,53

3,28


0,009

0,53

2623

Đồng Hoà

7,47

3,49

0,010

0,41

595

QCVN
10:2008/BTNMT

6,58,5

-

0,05

0

100


Kết quả đo đạc các thông số chất lượng nước ven bờ là pH, BOD, pb, dầu
mỡ và coliform tại 05 vị trí quan trắc cho thấy chất lượng nước biển ven bờ khu
vực nuôi trồng thuỷ sản có dấu hiệu ô nhiễm dầu và ô nhiễm vi sinh. Đặc biệt tại
khu vực 30/4 giá trị coliform cao 26 lần và khu vực Đồng Hoà cao hơn 6 lần so
với QCVN 10:2008 BTNMT.
3.2. Chất lượng môi trường đất
Vấn đề ô nhiễm môi trường đất từ đô thị - khu dân cư phát sinh ra các
chất như: Chất thải rắn (khan giấy, túi lynon, chai nhựa…); chế phẩm thừa phục
vụ du khách có hàm lượng hữu cơ cao, dễ bị phân hủy; nước thải sinh hoạt…
Các chất thải này không được thu gom và xử lý một cách triệt để, sẽ thải ra môi
trường nước và ngấm dần trong đất gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường
đất.
3.3. Chất lượng môi trường khí
Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí do quá trình phát triển đô thị và
dân cư tập trung chủ yếu từ hoạt động giao thông phục vụ nhu cần đi lại trên địa
bàn huyện. Do đó, hàm lượng khói bụi và các chất gây ô nhiễm không khí từ các
hoạt động giao thường gây ảnh hưởng đến các khu dân cư, đặc biệt là tiếng ồn…
Tuy nhiên, huyện Cần Giờ được mệnh danh là lá phổi xanh của thành phố
Hồ Chí Minh, do vậy chất lượng không khí trên đị bàn huyện là rất tốt.
18


3.4. Chất thải rắn
Chất thải rắn đô thị phát sinh trên địa bàn huyện hiện nay chủ yếu là rác
thải sinh hoạt và tập trung chủ yếu tại các khu vực đô thị hoá cao và các địa bàn
đông dân cư. Theo niên giám thống kê huyện năm 2014, dân số toàn huyện là
72.796 người, khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh trên địa bàn tỉnh hiện nay
khoảng 80-90 tấn/ngày.
4. Đánh giá hiện trạng phát triển đô thị và dân cư tập trung khu vực ven

biển Nam Bộ và Tây Nam Bộ
Theo niên giám thống kê năm 2014, dân số toàn huyện là 72.976 người,
trong đó dân số thị trấn Cần Thạnh là 11.607 người (chiếm 15,9% dân số toàn
huyện). Mật độ dân số bình quân trên địa bàn huyện là 103 người/km2, ở mức
rất thấp so với mật độ dân cư bình quân toàn thành phố (3.175 người/km2), sống
tập trung thành các cụm dân cư. Phân bố dân số trên địa bàn huyện không đều,
nơi có mật độ dân cư cao (thị trấn Cần Thạnh 482 người/km2) và mật độ dân cư
thấp (xã Thạnh An 36 người/km2), chênh nhau khoảng 13 lần.
Như vậy có thể thấy rằng, hiện trạng phát triển khu dân cư tập trung
huyện Cần Giờ không đồng đều, đất ở đô thị tại khu vực thị trấn Cần Thạnh là
114,48 ha và đất ở khu dân cư nông thôn chiếm 956,50 ha, nhà ở được xây dựng
theo dạng tự phát, bố trí chủ yếu dọc theo các tuyến giao thông, sông rạch, khu
hành chánh xã, chợ nông thôn và một số xây dựng rải rác phía bên trong khu đất
canh tác.
5. Giải pháp phát triển bền vững đô thị và dân cư tập trung khu vực ven
biển Nam Bộ và Tây Nam Bộ
5.1. Giải pháp công trình
- Theo như báo cáo “Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng huyện Cần
Giờ thành phố Hồ Chí Minh” cần phải phát triển, xây dựng khu dân cư như khu
dân cư xã Long Hòa – Cần Thạnh, khu dân cư xã Bình Khánh, ấp An Nghĩa (xã
An Thới Đông), xã Tam Thôn Hiệp, các khu dân cư xã Lý Nhơn, An Thới Đông
và các khu dân dư nông thôn;
- Xây dựng khu dân cư lấn biển huyện Cần Giờ;
5.2. Giải pháp phi công trình
- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, thực hiện đúng theo báo cáo
“Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí
Minh”.
- Thường xuyên cập nhập, cụ thể hoá quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội
huyện Cần Giờ cũng như TP.HCM trong các quy hoạch phát triển ngành, quy
19



hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã
hội các huyện, thành phố; thành các kế hoạch 5 năm, hàng năm;
- Phổ biến và vận động nhân dân tham gia thực hiện quy hoạch thông qua
phương tiện thông tin đại chúng (loa, đài phát thanh, đài truyền hình,…). Ngoài
ra, tổ chức in ấn và phát hành các tài liệu liên quan đến phát triển đô thị; dân cư
tập trung và bảo vệ môi trường.
6. Tài liệu tham khảo
1.
Báo cáo “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2014” - Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM.
2.
Báo cáo “Tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm và các nhiệm vụ, giải
pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014” - Sở Tài nguyên và Môi trường TP.
HCM.
3.
Báo cáo “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất
5 năm giai đoạn 2011-2015, Thành phố HCM”- Sở Tài nguyên và Môi
trường TP. HCM.
4.
Báo cáo “Tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2013 và triển khai kế
hoạch năm 2014” - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. HCM.
5.
Báo cáo “kết quả thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, tình hình sản
xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6
tháng cuối năm 2014” - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. HCM.
6.
Báo cáo “Tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ
năm 2014” - Sở Giao thông vận tải TP.HCM.

7.
Quyết định phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông
vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020” Sở Giao thông vận tải TP.HCM.
8.
Báo cáo “sơ kết 4 năm (2011-2014) thực hiện chương trình phát triển
du lịch sinh thái Cần Giờ giai đoạn 2011-2015” - UBND huyện Cần Giờ.
9.

Niên Giám thống kê năm 2013, 2014 - UBND huyện Cần Giờ.

10. “Chương trình phát triển du lịch huyên Cần Giờ giai đoạn 20112015”- UBND huyện Cần Giờ.
11. Báo cáo “Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Cần Giờ TP.
HCM” - UBND huyện Cần Giờ.
12. Báo cáo “Sở kết tình hình thực hiện chương trình chuyển dịch vơ cấu
kinh tế nông nghiệp giai đoạn 201-2014” - UBND huyện Cần Giờ.

20



×