Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÙNG CÔNG NGHIỆP BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 51 trang )



BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
VEN BIỂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

TP.HCM, năm 2016




BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
VEN BIỂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

năm 2016


Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

MỤC LỤC
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI ....................................... 2
1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 2
1.2. Kinh tế - xã hội ............................................................................................... 8
II. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ ............................................................................................................ 14
2.1. Tổng quan về công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu........................ 14
2.2. Vai trò của ngành công nghiệp..................................................................... 15
III. HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH CÔNG NGHIỆP KHU VỰC VEN


BIỂN ................................................................................................................... 16
3.1. Hiện trạng sản xuất công nghiệp khu vực ven biển ..................................... 16
3.2. Quy hoạch sản xuất công nghiệp khu vực ven biển..................................... 21
IV. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG DO CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CÔNG NGHIỆP ................................................................................................ 29
4.1. Chất lượng môi trường nước ........................................................................ 29
4.2. Chất lượng môi trường đất ........................................................................... 37
4.3. Chất lượng môi trường không khí ................................................................ 39
4.4. Chất thải rắn ................................................................................................. 42
V. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP KHU VỰC
VEN BIỂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ...................................................... 43
VI. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ
RỊA – VŨNG TÀU ............................................................................................ 45
6.1. Giải pháp công trình ..................................................................................... 45
6.2. Giải pháp phi công trình ............................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 47

1


Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Vùng Đông Nam Bộ (ĐNB), nằm trong Vùng
kinh tế trọng điểm Phía Nam (KTTĐPN), có diện tích tự nhiên (tính đến
31/12/2014) là 198.946,02 ha, bằng 0,6% diện tích cả nước và bằng khoảng
8,3% DT vùng ĐNB. Với dân số năm 2014 là 1.059.537 người, mật độ dân số
là khoảng 533 người/km2.

Về mặt hành chính, Bà Rịa – Vũng Tàu được chia thành 08 đơn vị hành
chính, 02 thành phố, 06 huyện. Trong đó, có 5 đơn vị hành chính giáp biển là:
TP. Vũng Tàu; huyện Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc, Côn Đảo và huyện Tân
Thành giáp sông Thị Vải. Tỉnh có đường địa giới chung dài 16,33 km với Thành
phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, 116,51 km với Đồng Nai ở phía Bắc, 29,26 km
với Bình Thuận ở phía Đông. Bà Rịa – Vũng Tàu có bờ biển dài 305,4 km và
trên 100.000 km2 thềm lục địa.
- Thành phố Vũng Tàu:
Thành phố Vũng Tàu nằm ở phía Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ; Có 4 mặt
giáp biển và sông rạch; Phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông ; Phía Tây giáp
Vịnh Gành Rái ; Phía Bắc giáp thị xã Bà Rịa, huyện Tân Thành và huyện Long
Điền, cách thành phố Hồ Chí Minh 120km và cách thành phố Biên Hoà 95km.
Thành phố Vũng Tàu có diện tích đất tự nhiên là 15.002,75 ha, chiếm
7,54% diện tích đất toàn tỉnh; Có 17 đơn vị hành chính cơ sở: 16 phường và 01
xã. Dân số thành phố tính đến năm 2014 trên 314.919 người, mật độ dân số
khoảng 2.099 người/km2.
- Huyện Đất Đỏ:
Huyện Đất Đỏ trước đây là một phần hợp thành Huyện Long Đất, sau đó
được chia tách và thành lập Huyện Đất Đỏ theo Nghị định số 152/2003/NĐ-CP
ngày 09/12/2003 của Chính phủ. Vị trí của Huyện nằm ở vùng phía Nam tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu, được giới hạn bởi :
+ Phía Đông giáp huyện Xuyên Mộc.
+ Phía Tây giáp huyện Long Điền và thị xã Bà Rịa.
+ Phía Nam giáp biển Đông.
+ Phía Bắc giáp huyện Châu Đức.

2


Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu


Diện tích tự nhiên của huyện (năm 2014) là 18.905,31 ha, chiếm 9,5%
diện tích đất toàn tỉnh, huyện có 8 đơn vị hành chính: 02 thị trấn và 06 xã; với
dân số tính đến thời điểm năm 2014 là 73.886 người, mật độ dân số 222
người/km2.
Huyện Đất Đỏ có chiều dài ven biển là 18 km, dọc bờ biển có nhiều cảnh
quan và bãi tắm đẹp. Đây là một điểm lợi thế của Huyện về phát triển du lịch và
các ngành kinh tế biển khác.
(Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đất đỏ; Niên giám thống kê 2014)

- Huyện Tân Thành:
Huyện Tân Thành nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và ở khu
vực nhân thuộc địa bàn phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, đây là khu vực
động lực phát triển kinh tế của vùng KTTĐ phía Nam và cả nước.
- Địa giới hành chính của huyện Tân Thành:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai;
+ Phía Nam giáp TP. Bà Rịa và TP. Vũng Tàu;
+ Phía Đông giáp huyện Châu Đức;
+ Phía Tây giáp TP. Hồ Chí Minh.
Huyện Tân Thành ở vị trí cửa ngõ phía Tây của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
thông qua Quốc lộ 51, trục đường giao thông huyết mạch nối huyện Tân Thành
với các tỉnh – TP của vùng Đông Nam bộ, hệ thống các cảng trên sông Thị Vải,
trong đó có cảng nước sâu Cái Mép là dịch vụ vận tải biển đặc biệt quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam mở cửa hội nhập với thế giới.
Huyện có diện tích đất tự nhiên là 33.825,51 ha, chiếm 17% diện tích đất
toàn tỉnh; Huyện có 10 đơn vị hành chính bao gồm: 01 thị trấn và 09 xã. Dân số
thành phố tính đến năm 2014 trên 136.291 người, mật độ dân số khoảng 403
người/km2.
(Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát sản xuất nông nghiệp huyện Tân Thành; Niên giám
thống kê 2014)


- Huyện Long Điền:
Long Điền là huyện ven biển, phía Đông giáp Đất Đỏ, phía Tây giáp
Thành Phố Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa, phía Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp
huyện Châu Đức. Diện tích tự nhiên của toàn huyện là 7.753,89ha (2014). Dân
số năm 2014 khoảng 133.074 người. Mật độ dân số năm 2014 là 1.716
người/km2. Huyện Long Điền có 2 thị trấn: Long Điền, Long Hải và 5 xã: Xã
An Ngãi, Tam Phước, An Nhứt, Phước Tỉnh, Phước Hưng
3


Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Với chiều dài bờ biển của huyện khoảng 26km có nhiều bãi tắm đẹp,
trong đó bãi tắm Long Hải nổi tiếng xưa nay cũng như cảnh quan thiên nhiên từ
mũi Kỳ Vân nhô ra biển và rừng hoa anh đào tuyệt đẹp, kéo đến xã Phước Hải là
một bãi tắm với rừng dương thơ mộng bên rừng xanh của dãy núi Minh Đạm...
Ngoài cảnh quan, trên huyện còn có một số di tích lịch sử văn hóa đã được xếp
hạng như: Khu Căn Cứ Minh Đạm, Dinh Cô, Chùa Long Bàn và trong đó hàng
năm diễn ra lễ hội Dinh Cô thu hút khoảng hơn 2 vạn khách thập phương đến
viếng vào các ngày 11-12/02 âm lịch...


- Huyện Xuyên Mộc
Huyện Xuyên Mộc là một huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu khoảng 64.342,77 ha, phía Đông giáp huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận),
phía Tây giáp huyện Châu Đức và Long Đất, phía Nam giáp biển Đông, phía
Bắc giáp huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai). Dân số năm 2014 : 142.876 người,
có 13 đơn vị hành chính gồm 12 xã (Phước Thuận, Phước Tân, Xuyên Mộc,
Bông Trang, Bàu Lâm, Hòa Bình, Hòa Hưng, Hòa Hiệp, Hoà Hội, Bưng Riềng,

Tân Lâm, Xuyên Mộc, Bình Châu) và 1 thị trấn (Phước Bửu).
Nằm ở vị trí giáp biển có nhiều bãi tắm đẹp, diện tích đất nông lâm
nghiệp chiếm tới 80,7%, diện tích đất tốt và trung bình chiếm 61,5% tổng diện
tích tự nhiên. Huyện Xuyên Mộc có ưu thế phát triển nông lâm toàn diện, phát
triển du lịch gắn với rừng, biển và đánh bắt hải sản.


1.1.2. Khí tượng - khí hậu
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh
hưởng của Đại Dương, nhiệt độ trung bình năm 2014 khoảng 27,79oC. Sự thay
đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn. Chênh lệch nhiệt độ giữa
tháng nóng nhất (Tháng Năm: 30,3oC) với tháng lạnh nhất (Tháng Giêng: 25oC)
chỉ là 5,3oC.
Bà Rịa – Vũng Tàu có số giờ nắng cao. Tổng số giờ nắng trong năm dao
động từ 2.370 giờ đến 2.850 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng. Số
liệu quan trắc tại trạm khí tượng năm 2014 cho thấy: Tháng Ba là tháng có số
giờ nắng cao nhất (296 giờ), tháng 12 là tháng có số giờ nắng thấp nhất (160
giờ).
Lượng mưa trung bình hàng năm 2014 thấp (khoảng 1.376,05 mm) và
phân bố rất không đều theo thời gian, tạo thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa
khô. Gần 90% lượng mưa cả năm tập trung vào mùa mưa từ Tháng Năm đến
4


Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tháng Mười một, và chỉ hơn 10% tổng lượng mưa tập trung vào mùa khô là các
tháng còn lại trong năm.
Độ ẩm bình quân năm 2015 là 77,71%, tháng 6 là tháng có độ ẩm cao
nhất (82,4), tháng 1 là tháng có độ ẩm thấp nhất (71,6%).

Bà Rịa – Vũng Tàu chịu ảnh hưởng của 3 loại gió: Gió Đông Bắc, và gió
Bắc thường xuất hiện vào đầu mùa khô có tốc độ khoảng 1-5m/s; Gió Chướng
xuất hiện vào mùa khô có tốc độ 4-5m/s; Gió Tây và gió Tây - Nam có tốc độ 34m/s thường xuất hiện vào khoảng từ Tháng Năm đến Tháng Mười một.
(Niên giám thống kê 2014)

1.1.3. Địa hình
Bà Rịa-Vũng Tàu có địa hình tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho bố
trí sử dụng đất. Có 3 dạng địa hình chính như sau:
(1) Địa hình đồi núi thấp. Bao gồm các núi xót rải rác, với độ cao thay đổi
từ 200-700 mét, trong đó đỉnh cao nhất là đỉnh Mây Tàu cao 704 mét ở ranh giới
phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận. Ở phía Tây có 03 cụm núi trung bình là: núi
Châu Viên cao 327 mét, núi Ngang 214 mét, núi Hòn Thung 210 mét. Núi Dinh
491 mét, núi Tóc Tiên 428 mét, núi Nghệ 203 mét, núi Nưa 183 mét, núi Lớn
245 mét, núi Tương Kỳ 245 mét. Các núi này đều có độ dốc rất cao, cấu tạo bởi
đá macma axit có hạt rất thô, thảm thực vật cạn kiệt và tầng đất rất mỏng.
(2) Địa hình đồi lượn sóng. có độ cao từ 20-150 m, bao gồm những đồi
đất bazan, tạo thành những “chùy” chạy theo hướng Bắc xuống Tây Nam. Trái
ngược với những núi thấp, địa hình này bằng, thoải, độ dốc chỉ khoảng 1-8o.
Loại địa hình này chiếm một diện tích lớn nhất so với các dạng địa hình khác,
bao trùm gần hết là khối đất bazan, một ít là phù sa cổ và các cồn cát.
(3) Địa hình đồng bằng. Có thể chia địa hình đồng bằng thành hai dạng
sau:
- Bậc thềm sông có độ cao từ 5-10 m, có nơi cao 2-5 m, dọc theo các sông
và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng rất thay đổi từ 4-5m đến 10-15 m. Đất ở
đây thường có chất lượng khá tốt và vì vậy hầu hết đã được khai thác đưa vào sử
dụng.
- Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển và đầm mặn: là địa hình thấp
nhất toàn tỉnh, với cao trình từ 0,3-2 m. Thường xuyên ngập triều, mạng lưới
sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn che phủ. Địa hình này cấu tạo từ những
vật liệu không thuần thục, bở rời, có nhiều sét và vật liệu hữu cơ.


5


Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

1.1.4. Chế độ thủy văn
Do tiếp giáp với biển Đông, nên các các con sông và hệ thống sông của
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn bán nhật triều
không đều. Hệ thống sông Thị Vải chịu ảnh hưởng mạnh nhất kế đến là hệ thống
sông Dinh và nhỏ hơn là sông Ray.
- Sông Thị Vải: Dòng chảy sông Thị Vải ra biển theo hướng Nam - Đông
Nam, triều cường chảy hướng Bắc - Tây Bắc. Tần suất xuất hiện chảy vào và
chảy ra gần xấp xỉ nhau. Tại khu vực cảng Thị Vải, vận tốc triều rút cực đại là
133cm/s và triều cường là 98cm/s.
+ Mực nước sông trung bình thay đổi từ 39-35cm. Mực nước cao nhất đã
quan trắc được là +180cm, mực nước thấp nhất là -329cm. Giá trị trung bình của
độ lớn thủy triều là 310cm, độ lớn thủy triều lớn nhất là 465cm và độ lớn thủy
triều nhỏ nhất là 141cm. Chế độ thủy triều: Triều lên lúc 4-9h sáng và 16-23h
đêm; triều xuống lúc 9-16h và 23-4h sáng hôm sau.
- Sông Dinh: Sông Dinh bắt nguồn từ vùng núi cao Châu Thành, chảy
qua thành phố Bà Rịa và đổ ra vịnh Gành Rái thành phố Vũng Tàu. Sông Dinh
dài khoảng 35km hầu như nằm trọn trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là điểm
thuận lợi trong việc quản lý nguồn nước, tuy nhiên sông ngắn lại nằm dưới thềm
chân núi cao bên sườn đón gió mùa Tây Nam nên về mùa mưa gặp những trận
mưa lớn, nước lũ lên nhanh, bất lợi cho việc phòng chống lũ.
- Sông Ray: Sông Ray dài 120km, nhưng chỉ có 40km ở hạ lưu thuộc tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu, còn 80km nằm trên phần đất của tỉnh Đông Nai. Trên sông
Ray có một trạm thủy điện và nhiều hồ chưa đã được xây dựng trên các suối và
nhánh sông. Nhờ có đập dâng và hồ chứa nên lượng nước tích được trong mùa

mưa rất đáng kể. Đây là nguồn nước tưới duy nhất trong mùa khô, giữ vai trò
quan trọng bậc nhất về cung cấp nước ngọt cho tỉnh.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của chế độ mưa mùa nên chế độ dòng chảy trong
các sông suối trong tỉnh cũng có tính phân mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa
mưa (lũ). Trong mùa lũ lượng nước trong các lưu vực sông tăng dần theo chế độ
mưa mùa (từ tháng 5 đến tháng 10). Đỉnh lũ thường rơi vào tháng 10, lưu lượng
dòng chảy vẫn còn lớn cho đến tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến
tháng 04 năm sau, mực nước trên các sông suối xuống thấp, gần như khô kiệt.
Nguyên do là vì sông ngắn, có độ dốc lớn, địa chất thường là dễ thấm mất nước,
thảm thực vật đầu nguồn các hồ chứa do tác động của con người đang ngày càng
thu hẹp, khả năng giữ nước hạn chế.

6


Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Do cấu trúc địa hình và phân bố dòng chảy nên vào mùa mưa lũ thường
gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ tại các khu vực có địa hình thấp, ven các
sông suối. Vào mùa khô lại có nguy cơ thiếu nước tại một số khu vực.
Các sông trong vùng đều thông ra biển đông nên chịu ảnh hưởng của chế
độ bán nhật triều không đều, biên độ triều 2 – 3,5 m; ảnh hưởng của thủy triều sâu
vào đất liền 170 km đối với hệ thống sông Đồng Nai.
1.1.5. Chế độ hải văn
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đường ranh giới giáp biển Đông dài hơn
100km, nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều. Biển
Đông là một biển lớn dạng kín, nằm trong Thái Bình Dương. Thủy triều biển
Đông có biên độ rộng (3,5-4,0 m), lên xuống ngày 2 lần (bán nhật triều), với hai
đỉnh xấp xỉ nhau và hai chân lệch nhau khá lớn. Thời gian giữa hai chân và hai
đỉnh vào khoảng 12,0-12,5 giờ và thời gian một chu kỳ triều ngày là 24,83 giờ.

Hàng tháng, triều xuất hiện 2 lần nước cao (triều cường) và 2 lần nước thấp
(triều kém) theo chu kỳ trăng. Dạng triều lúc cường và lúc kém cũng khác nhau,
và trị số trung bình của các chu kỳ ngày cũng tạo thành một sóng có chu kỳ 14,5
ngày với biên độ 0,30-0,40 m.
Trong năm, đỉnh triều có xu thế cao hơn trong thời gian từ tháng XII-I và
chân triều có xu thế thấp hơn trong khoảng từ tháng VII-VIII. Đường trung bình
của các chu kỳ nửa tháng cũng là một sóng có trị số thấp nhất vào tháng VIIVIII và cao nhất vào tháng XII-I. Triều cũng có các dao động rất nhỏ theo chu
kỳ nhiều năm (18 năm và 50-60 năm). Như vậy, thủy triều biển Đông có thể
xem là tổng hợp của nhiều dao động theo các sóng với chu kỳ ngắn (chu kỳ
ngày), vừa (chu kỳ nửa tháng, năm), đến rất dài (chu kỳ nhiều năm).
Theo hệ cao độ Hòn Dấu, triều ven biển Đông có mực nước đỉnh trung
bình vào khoảng 1,1-1,2 m, các đỉnh cao có thể đạt đến 1,3-1,4 m, và mực nước
chân trung bình từ –2,8 đến –3,0 m, các chân thấp xuống dưới –3,2 m. Song tác
động của thủy triều chỉ ảnh hưởng đến vùng đất thấp và cửa sông. Do vậy, có
thể lợi dụng thủy triều điều tiết nước trong ruộng muối, ao, đầm nuôi thủy sản
và duy trì sinh thái ngập mặn cửa sông, bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy
sản.
Vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu chịu sự chi phối mạnh của dòng triều và
các trường gió mùa:
- Vào thời kỳ gió mùa Tây Nam đường bờ từ Bình Châu đến Nghing
Phong nằm về bên trái hướng gió nên dòng chảy gió có xu thế dịch chuyển từ bờ
ra khơi hình thành hiện tượng nước rút ven bờ làm mực nước trung bình trong
mùa này bị hạ thấp.
7


Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

- Vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc dòng chảy ven bờ có xu thế theo hướng
Đông Tây với tốc độ trung bình là 10 - 15cm/s. Đường bờ biển nằm phía bên

phải hướng gió nên dòng chảy gió có sự dịch chuyển từ ngoài khơi vào bờ tạo
nên hiện tượng dâng nước dọc theo bờ.
Sóng mạnh trên biển Đông, chủ yếu xuất hiện trong mùa gió Đông Bắc
(hay vào thời kỳ gió Chướng) và do hoạt động của bão hay áp thấp nhiệt đới.
Vào mùa gió Tây-Nam, sóng yếu hơn mùa gió Đông Bắc.
- Mùa gió Đông Bắc tần suất xuất hiện sóng hướng Đông Bắc có tỷ lệ lớn
nhất và sau đó là hướng Đông, các hướng sóng còn lại tần suất xuất hiện rất
thấp. Độ cao sóng trong mùa gió Đông Bắc khá lớn. Thống kê tài liệu quan trắc
sóng nhiều năm cho thấy độ cao sóng từ 2m trở lên (từ cấp V trở lên) chiếm tỷ lệ
6% số trường hợp quan trắc được.
- Mùa gió Tây Nam: Tại vùng biển ngoài khơi, tần suất xuất hiện sóng
hướng Tây Nam có trị số lớn nhất, sau đó là hướng Nam, các hướng sóng còn lại
tần suất xuất hiện rất thấp. Tại vùng biển ven bờ BR-VT sóng có hướng Tây
Nam vẫn là hướng chính, tiếp theo là sóng hướng Nam và hướng Đông Nam
cũng có tần suất xuất hiện nhiều hơn so với các hướng khác.
1.2. Kinh tế - xã hội
1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Năm 2014, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ
trợ thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã được tích cực triển khai thực hiện. Các ngành và
lĩnh vực kinh tế tuy có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, tốc độ
tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2014 so với năm 2013 đạt 6,12% (NQ 6%).
a. Công nghiệp:
Trong năm 2014 sản xuất công nghiệp tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng
trưởng có xu hướng tăng dần, tháng sau cao hơn tháng trước, các doanh nghiệp
cũng chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, giá trị sản xuất công
nghiệp năm 2014 đạt 582.832,80 tỷ đồng tăng 6.12% so với năm 2013 .
Các ngành sản xuất chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm: Công
nghiệp khai thác dầu khí, công nghiệp hóa chất, công nghiệp luyện kim, chế
biến nông lâm thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí chế tạo

và gia công kim loại. Trong thời gian qua công nghiệp là động lực chính trong
phát triển kinh tế trên địa bàn. Trong giai đoạn 2010-2014, tốc độ tăng trưởng
bình quân ngành công nghiệp tỉnh BR-VT đạt 0,15 %.
Bảng 1. 1: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
8


Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Stt

Loại hình công
nghiệp

Công nghiệp khai
khoáng
Công nghiệp chế
2
biến
Công nghiệp sản
3 xuất và phân phối
điện, khí đốt..
Công nghiệp cấp
4 nước; xử lý nước
thải; rác thải
Tổng số
1

Đ.vị


Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Tốc độ
tăng
trưởng
(%)

Tỷđ

212.294,8 309.981,7 353.845,1 349.442,0 368.960,2

0,16

Tỷđ

103.238,6 147.013,2 163.801,3 172.551,9 186.664,2


0,17

Tỷđ

23.868,8

23.539,6

23.244,7

25.137,2

24.949,0

0,01

Tỷđ

1.232,2

1.684,4

1.814,8

2.094,6

2.259,4

0,17


Tỷđ 340.634,40 482.218,90 542.705,90 549.225,70 582.832,80

0,15

(Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2014)

Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ như: Xi măng
tăng 27,58%, nhựa PVC tăng 12,5%, bột mì tăng 10,1%, khí đốt tăng 7,02%, hải
sản chế biến tăng 6,34%, thép tăng 5,51%, phân đạm tăng 5,43%, khí hóa lỏng
tăng 5,18%, điện tăng 3,92%, gạch men tăng 2,62%. Một số sản phẩm công
nghiệp chủ yếu giảm so với cùng kỳ như: Bulong giảm 27,83%, giày các loại
giảm 26,58%,...
b. Thương mại – dịch vụ
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 10,56% so với cùng kỳ. Công tác kiểm
tra, kiểm soát thị trường được chú trọng, đã góp phần bình ổn thị trường, giá cả
hàng hóa các loại khá ổn định, chỉ có một số mặt hàng tươi sống và giá một số
hoạt động phục vụ di lịch có tăng nhẹ nhưng biến động không quá lớn chỉ số giá
tiêu dùng tăng 0,84% so với tháng 12/2013.
- Doanh thu dịch vụ lưu trú tăng 6,25% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ
lữ hành tăng 10,82% so với cùng kỳ; dịch vụ cảng tăng 6,94 so với cùng kỳ. Các
cơ sở dịch vụ của tỉnh đã đón và phục vụ khoảng 8,5 triệu lượt khách, tăng
23,19% so với cùng kỳ năm 2013.
- Kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí: Ước khoảng 1.601 triệu USD, tăng
15,62% so với cùng kỳ. Nhiều sản phẩm xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm
2013 như: Quần áo may sẵn tăng 149%, vải giả da tăng 92,25%, gạch men ống
các loại tăng 50,2%, túi xách tăng 36,55%, da thuộc tăng 29,89%, hạt điều tăng
29,32%, dầu điều tăng 17,03%, hải sản tăng 12,61%.... Một số sản phẩm xuất
khẩu chủ yếu giảm so với cùng kỳ như: Sản phẩm cơ khí giảm 55,3%, cao su
giảm 40,12%, giày da giảm 18,52%...
9



Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

c. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:
- Nông nghiệp: Trong năm 2014, giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo
giá hiện hành đạt 10.676 tỷ đồng, tăng 1.057 tỷ đồng so với năm 2013(tăng
11,2%), trong dó:
+ Trồng trọt: 6.110,7 tỷ đồng, tăng 10,3% so cùng kỳ năm 2013;
+ Chăn nuôi: 4.230 tỷ đồng, tăng 10,9% so cùng kỳ năm 2013;
+ Dịch vụ và các hoạt động khác: 334,9 tỷ đồng, tăng 38,8% so với cùng
kỳ năm 2013.
Bảng 1.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu giai đoạn 2010-2014
(theo giá hiện hành)
Đvt: triệu đồng

Hoạt động sản
xuất nông nghiệp

Stt

2010

2011

2012

2013

2014


1

Chăn nuôi

3.823.230 5.583.536 5.777.378 5.541.448

6.110.722

2

Trồng trọt

2.307.692 3.395.630 3.628.965 3.871.183

4.230.484

3

Dịch vụ và các hoạt
động khai thác khác
Tổng

133.026

189.079

276.599

242.998


334.862

6.263.948 9.168.245 9.682.951 9.601.629 10.676.068
(Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2014)

Giá trị sản xuất nông nghiệp: Tăng 4,39% so với cùng kỳ, trong đó: trồng
trọt tăng 3,62%, chăn nuôi tăng 5,43%. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
nhìn chung ổn định, không xảy ra dịch bệnh lớn trên cả cây trồng và vật nuôi.
- Giá trị sản xuất lâm nghiệp: Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
đạt 106.190 triệu đồng, giảm 3,05% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó ngành
khai thác gỗ và lâm sản chiếm chủ yếu giá trị sản xuất toàn tỉnh (chiếm 72%).
Bảng 1. 3: Giá trị sản xuất lâm nghiệp vùng ven biển giai đoạn 2010-2014
(theo giá hiện hành)
Đvt: triệu đồng

Stt

Đơn vị hành chính

1

Thành phố Vũng Tàu

2

2010

2011


2012

2013

2014

530

660

510

500

490

Huyện Tân Thành

5.370

6.610

5.650

5.070

4.790

3


Huyện Đất Đỏ

7.310

9.000

9.690

11.680

11.320

4

Huyện Long Điền

760

930

1.020

1.010

1.020

10


Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu


Stt

Đơn vị hành chính

2010

2011

2012

2013

2014

5

Huyện Xuyên Mộc

52.670 65.070

75.170

77.430

74.650

6

Vùng ven biển


66.640 82.270

92.040

95.690

92.270

7

Toàn tỉnh

77.620 95.790 109.380 109.530 106.190
(Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2014)

Trong năm 2014, trên địa bàn đã thực hiện khoán bảo vệ 1.520ha rừng và
khoanh nuôi tái sinh 350ha rừng. Đã thực hiện các bước chuẩn bị phục vụ công
tác trồng rừng mùa mưa năm 2015.
- Giá trị sản xuất ngư nghiệp: Đạt 19.513 tỷ đồng, tăng 11,4% so với năm
2013 (năm 2013 17.513 tỷ đồng). Trong đó, giá trị sản xuất ngành khai thác
chiếm 92,3% giá trị sản xuất toàn tỉnh.
Bảng 1. 4: Giá trị sản xuất thủy sản vùng ven biển giai đoạn 2010-2014
(theo giá hiện hành)
Đvt: tỷ đồng

Stt

Đơn vị hành chính


1

Thành phố Vũng Tàu

2

Huyện Tân Thành

3

Huyện Đất Đỏ

4

Huyện Long Điền

5

Huyện Xuyên Mộc

6

Vùng ven biển

7

Toàn tỉnh

2010


2011

2012

2013

2014

4.031,7

5.058,7

5.843,1

8.576,6

9.930,1

142,7

240,6

252,5

268,64

393,6

931,04


1.463,5

1.544,8

1.863,4

2.061,4

2.653,58

3.754,53

4.099,23

5.960,11

6.285,11

248,3

353,25

382,02

524,15

518,41

8.007,32 10.870,58 12.121,65 17.192,90 19.188,62
8.152,3


11.090,7

12.428

17.513,7

19.513

1.2.2. Đặc điểm xã hội
Vùng ven biển, ven sông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có diện tích 1.389,38
km2 bao gồm thành phố Vũng Tàu, huyện Tân Thành, huyện Đất Đỏ, huyện
Long Điền, huyện Xuyên Mộc (trừ huyện Côn Đảo), chiếm 70,28% diện tích
toàn tỉnh.
Năm 2014, dân số toàn vùng có 801.046 người (chiếm 75,6% dân số toàn
tỉnh), trong đó dân số ở thành thị là 448.312 chiếm 56% dân số toàn vùng
(chiếm 83,75% dân số thành thị toàn tỉnh).
Mật độ dân số trung bình vùng là 573 người/km2, cao hơn mật độ trung
bình của tỉnh. Dân cư phân bố trong tỉnh không đều, ở các huyện như Tân

11


Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Thành, Đất Đỏ là 403;391 người/km2, riêng thành phố Vũng Tàu lên đến 2.099
người/km2.
Bảng 1. 5: Diện tích và phân bố dân cư vùng ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
năm 2014


Đơn vị hành chính

TP. Vũng Tàu
Huyện Tân Thành
Huyện Đất Đỏ
Huyện Long Điền
Huyện Xuyên Mộc
Toàn vùng
So với toàn tỉnh
Toàn Tỉnh

Diện tích
(km2)
150,03
338,25
189,05
77,54
643,42
1.398,29
70,28%
1.989,46

Tổng
314.919
136.291
73.886
133.074
142.876
801.046
75,60%

1.059.537

Dân số
Phân theo thành
thị, nông thôn
Thành
Nông
thị
thôn
300.919
14.000
25.403 110.888
45.460
28.426
62.170
70.904
14.360 128.516
448.312 352.734
83,75%
67,28%
535.267 524.270

Phân theo giới
tính
Nam

Nữ

Mật độ
(Người

/ km2)

157.189 157.730
68.028 68.263
36.879 37.007
66.423 66.651
71.315 71.561
399.834 401.212
75,60% 75,60%
528.858 530.679

2.099
403
391
1.716
222
573
533

(Niên giám thống kê năm 2014 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh tính đến năm 2014 bao gồm: 2 thành
phố (thành phố Vũng Tàu và Bà Rịa) và 7 thị trấn: Long Điền, Long Hải (Long
Điền); Phú Mỹ (Tân Thành); Ngãi Giao (Châu Đức); Phước Bửu (Xuyên Mộc);
Đất Đỏ và Phước Hải (Đất Đỏ). Trong đó vùng dự án bao gồm: Thành phố
Vũng Tàu; thị trấn Phú Mỹ (Tân Thành) và thị trấn Đất Đỏ, Phước Hải (Đất
Đỏ).
Bảng 1. 6: Quy mô các đô thị tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu năm 2014
STT


Tên đô thị

Chức năng của đô thị

Dân số đô
thị
(người)

1

TP. Vũng Tàu

Thành phố cấp vùng trung
tâm du lịch, dịch vụ dầu
khí, CN, cảng biển

2

TP. Bà Rịa

3

Loại đô
thị

300.919

Loại 1

Trung tâm cấp tỉnh


71.434

Loại 2

Thị trấn Phú Mỹ

Đô thị cấp huyện

25.403

Loại 5

4

Thị Trấn Ngãi Giao

Đô thị cấp huyện

15.521

Loại 5

5

Thị trấn Long Điền

Đô thị cấp huyện

22.354


Loại 5

6

Thị trấn Long Hải

Đô thị cấp huyện

39.816

Loại 5

7

Thị trấn Phước Bửu

Đô thị cấp huyện

14.360

Loại 5

12


Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

STT


Tên đô thị

Chức năng của đô thị

Dân số đô
thị
(người)

Loại đô
thị

8

Thị trấn Đất Đỏ

Đô thị cấp huyện

21.295

Loại 5

9

Thị trấn Phước Hải

Đô thị cấp huyện

24.165

Loại 5


Toàn Tỉnh

535.267
(Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2014)

Trên địa bàn tỉnh, vùng có tốc độ đô thị hóa cao tập trung tại khu vực
thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa, dọc theo quốc lộ 51 và nối dài đường
44A. Đây là vùng đô thị lớn, tập trung đông dân cư và là nơi tập trung nhiều dự
án phát triển khu công nghiệp nặng, qui mô lớn của VKTTĐPN, có các điều
kiện thuận lợi cho phát triển đô thị và công nghiệp.
Các đô thị của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đảm nhiệm được vai trò là hạt
nhân trong phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng địa lý – kinh tế trong tỉnh,
có thể chia làm 2 vùng phát lớn như sau:
- Khu vực phía tây:
+ Thành phố Vũng Tàu là đô thị lớn của Tỉnh thu hút dân cư cơ học rất
cao, phát triển mạng các dự án đường đô thị, phát triển nhà ở, khách sạn du lịch,
các chương trình cải tạo chỉnh trang đô thị và các dịch vụ khai thác dầu khí.
+ Thành phố Bà Rịa là nơi được đầu tư xây dựng đô thị để đảm bảo nhận
chức năng là trung tâm hành chính của tỉnh. Tuy nhiên, sức hút đô thị của Bà
Rịa còn hạn chế, do vậy tốc độ phát triển dân số chậm so với các điều kiện hạ
tầng đô thị đã có hiện nay trên địa bàn thành phố.
+ Thị trấn Phú Mỹ là đô thị trung tâm huyện Tân Thành, được dự kiến
phát triển qui mô lớn, trở thành đô thị mới Phú Mỹ để phục vụ cho khu vực công
nghiệp Phú Mỹ - Mỹ Xuân – Thị Vải – Cái Mép đang phát triển quy mô lớn.
+ Ngoài ra, dọc theo trục Quốc lộ 51 là vùng trọng điểm phát triển công
nghiệp cảng, dịch vụ dầu khí và các công nghiệp sau dầu khí, dịch vụ cảng… và
đông thời cũng là trung tâm thương mại – du lịch và hải sản…
- Khu vực phía đông tỉnh và duyên hải: Là vùng các huyện trọng điểm về
kinh tế nông lâm nghiệp và hải sản. Xu hướng các đô thị hành chính là các trung

điểm của địa bàn mỗi huyện để đáp ứng chức năng dịch vụ tổng hợp của huyện.
Như vậy, với tỉ trọng dân cư đô thị cao, các đô thị trong tỉnh hiện đang
phát triển tương đồng với các chức năng mà đô thị đảm nhận nhưng sự phân bố
mạng lưới đô thị cũng tỉ trọng dân cư đô thị, các vùng đô thị hóa đang tập trung
13


Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

chủ yếu về phía tây – tây nam tỉnh. Do vậy, cần phải hình thành thêm các đô thị
mới về phía đông tỉnh để khai thác phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng
huyện nông nghiệp, các khu vực dân cư nông thôn.
II. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ
2.1. Tổng quan về công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 3 hệ thống sông chính là sông Thị Vải, sông
Dinh và sông Ray:
Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Vùng Đông Nam Bộ (ĐNB),
kinh tế trọng điểm Phía Nam (KTTĐPN), có diện tích tự
31/12/2014) là 198.946,02 ha, bằng 0,6% diện tích cả nước
8,3% DT vùng ĐNB. Tỉnh có vị trí tiếp giáp Biển Đông và
chính là: Sông Thị Vải, sông Dinh và sông Ray.

nằm trong Vùng
nhiên (tính đến
và bằng khoảng
hệ thống 3 sông

Từ lợi thế và tiềm năng nêu trên, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Bà Rịa - Vũng Tàu

thời kỳ 1996 – 2010 bằng Quyết định số 742/TTg ngày 06/10/1996 với cơ cấu
kinh tế của tỉnh là: “CÔNG NGHIỆP – DỊCH VỤ – NÔNG NGHIỆP”. Công
nghiệp là ngành then chốt, dự kiến tốc độ tăng trưởng là 13,6% thời kỳ 19962000 và 14,5% thời kỳ 2001-2010; nếu không tính dầu khí thì tốc độ tăng trưởng
công nghiệp bình quân hàng năm là 33,7% cho thời kỳ 1996-2000 và 27% cho
thời kỳ 2001-2010.
Theo báo cáo “Tình hình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp
(KCN) năm 2014 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2015”, hiện nay, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu có 14 KCN được thành lập với tổng diện tích là 8.210,27 ha (theo văn
bản số 6420/BKHĐT-QLKKT ngày 19/9/2014 của Bộ KH&ĐT), trong đó:
+ Có 09 KCN đã đi vào hoạt động gồm: Đông Xuyên, Phú Mỹ I, Mỹ
Xuân A, Mỹ Xuân A2, Mỹ xuân B1-CONAC, Cái Mép, Phú Mỹ II, Mỹ Xuân
B1- Tiến Hùng, Mỹ Xuân B1- Đại Dương. Trong đó có 4KCN lấp đầy trên 90%
diện tích gồm: Đông Xuyên, Phú Mỹ I, Mỹ Xuân A2, Mỹ Xuân A.
+ 03 KCN đang thực hiện công tác đầu tư hạ tầng và bồi thường giải
phóng mặt bằng gồm: Châu Đức, Đất Đỏ 1, Phú Mỹ III.
+ 01 KCN dành cho ngành dầu khí: KCN Long Sơn.
+ 01 KCN (Long Hương) bị thu hồi giấy phép đầu tư và đang kêu gọi nhà
đầu tư mới.

14


Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của 13 KCN đã được
thành lập (không tính KCN Long Hương) là 5.364,5 ha, trong đó diện tích đất
công nghiệp đã được cho thuê là 2.129,04 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 32,53%. Nếu
không tính các khu công nghiệp đang xây dựng cơ bản (gồm: KCN: Châu Đức,
Đất Đỏ 1, Phú Mỹ III, Dầu khí Long Sơn) tỷ lệ lấp đầy đạt 61,58%.
2.2. Vai trò của ngành công nghiệp

Theo niên giám thống kê năm 2014, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của
Bà Rịa – Vũng Tàu 2010 kể cả dầu khí là 248.570 tỷ đồng, bình quân đầu người
245,8 triệu đồng (không kể dầu khí là 117.201 tỷ đồng, bình quân đầu người
71,2 triệu đồng); năm 2014 GDP đạt 415.032 tỷ đồng, bình quân đầu người đạt
khoảng 391,7 triệu đồng (nếu không kể dầu khí GDP đạt 117.201 tỷ đồng, bình
quân đầu người 110,6 triệu đồng).
Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm trong thời kỳ 2010-2014 là
15,2%, ngành công nghiêp là 15,44%. Các tốc độ trên luôn đạt mức cao trong
các tỉnh Đông Nam Bộ, cao hơn nhiều so với tốc độ trung bình của cả nước.
Bảng 2.1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP
TT

1
2
3
4

Danh mục
GDP toàn tỉnh (cả
dầu khí)
Công nghiệp, xây
dựng
- Công nghiệp
Dịch vụ
Nông lâm ngư
nghiệp
Thuế sản phẩm

2010


2011

2012

2013

2014

Tăng BQ (%)
2010-2014

248.570

370.345 406.932

412.223

415.032

15,21

209.471

318.634 350.328

350.484

348.220

15,36


207.292
19.022

316.353 347.782
22.954 25.206

347.485
28.288

345.031
31.145

15,44
13,20

5.570

8.145

8.492

10.101

11.174

20,02

14.507


20.612

22.906

23.350

24.493

15,01

(Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2014)
Trong năm 2014, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt 415.032 tỷ đồng;
trong đó, ngành công nghiệp và xây dựng là 348.220 tỷ đồng chiếm 84% GDP
toàn tỉnh. (tính riêng ngành công nghiệp là 345.031 tỷ đồng chiếm 83% GDP
toàn tỉnh)

15


Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu GDP trên địa bàn toàn tỉnh BR-VT

Như vậy, có thể thấy được vai trò của ngành công nghiệp trong phát triển
kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
III. HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH CÔNG NGHIỆP KHU VỰC VEN
BIỂN
3.1. Hiện trạng sản xuất công nghiệp khu vực ven biển
3.1.1. Cơ cấu ngành công nghiệp
Trong những năm qua, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn

tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
toàn cầu, cộng với những khó khăn chung của nền kinh tế trong nước mà các
DN sản xuất gặp phải như: thiếu vốn, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao,
nhất là các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, gas, nước…, thị trường đầu
ra bị thu hẹp, hàng tồn kho nhiều, sức mua giảm… đã ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động sản xuất của DN.
- Giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (phân theo loại hình kinh tế) năm
2014 đạt 582.832.915 triệu đồng, trong đó: Công nghiệp nhà nước là
202.633.062 triệu đồng (chiếm 35%); công nghiệp ngoài nhà nước là 46.470.208
triệu đồng (chiếm 8%); ngành công nghiệp đầu tư nước ngoài là 33.729.544
triệu đồng (chiếm 57%).
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành phân theo loại hình
kinh tế
ĐVT: Triệu đồng

TT
1

Ngành công
nghiệp
Công nghiệp nhà

2010

2011

2012

2013


2014

119.956.975 168.842.939 189.815.486 191.747.604 202.633.062
16


Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

TT
2
3
4
5
6
7
8
9

Ngành công
nghiệp
nước
- Trung ương
- Địa phương
Công nghiệp
ngoài nhà nước
- Tập thể
- Tư nhân
- Cá nhân
Công nghiệp đầu
tư nước ngoài

Toàn tỉnh

2010

2011

2012

2013

2014

119.403.077 168.068.458 188.933.003 190.873.194 201.708.644
553.898
774.481
882.483
874.410
924.418
26.379.806

37.262.773

41.980.237

44.200.123

46.470.308

24.526
24.392.325

1.962.955

33.273
33.855.874
3.373.626

37.013
38.048.307
3.894.917

37.430
39.882.305
4.280.388

40.070
41.888.697
4.541.541

194.297.709 276.113.304 310.910.325 313.278.059 333.729.544
340.634.490 482.219.016 542.706.048 549.225.786 582.832.914
(Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2014)

Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu công nghiệp theo loại hình kinh tế năm 2014

- Giá trị sản xuất công nghiệp (phân theo ngành công nghiệp), các ngành
sản xuất chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm: Công nghiệp khai thác
dầu khí, công nghiệp hóa chất, công nghiệp luyện kim, chế biến nông lâm thủy
sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí chế tạo và gia công kim loại.
Trong thời gian qua công nghiệp là động lực chính trong phát triển kinh tế trên
địa bàn. Trong giai đoạn 2010-2014, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công

nghiệp tỉnh BR-VT đạt 0,15 %; giá trị sản xuất năm 2014 đạt 582.832,80 tỷ
đồng tăng 6.12% so với năm 2013 .
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
ĐVT: Triệu đồng

Tốc độ
tăng
Stt Ngành công nghiệp Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
trưởng
(%)
17


Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Công nghiệp khai 212.294.840 309.981.763
khoáng
Công nghiệp chế 103.238.599 147.013.246
2
biến
Công nghiệp sản
3 xuất và phân phối 23.868.828 23.539.622
điện, khí đốt..
Công nghiệp cấp
4 nước; xử lý nước 1.232.223 1.684.385
thải; rác thải
340.634.490 482.219.016
Tổng số
1


353.845.144 349.442.025 368.960.217

16

163.801.331 172.551.974 186.664.260

17

23.244.723 25.137.191 24.949.014

1

1.814.849

2.094.596

2.259.424

17

542.706.048 549.225.786 582.832.914

15
(Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2014)

Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu công nghiệp phân theo ngành công nghiệp năm 2014

3.1.2. Hiện trạng công nghiệp phân theo ngành
- Công nghiệp khai khoáng: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp khai
khoáng trong những năm qua đã có những bước tăng đáng kể, trong giai đoạn

năm 2010-2014 tăng 16%. Trong đó, tập trung chủ yếu một số ngành như:
Ngành khai thác dầu thô và khí tự nhiên là 361.391.540 triệu đồng (chiếm
97,9% ngành công nghiệp khai khoáng).
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất công nghiệp khai khoáng
Stt Ngành công nghiệp 2010
2011
2012
2013
2014
Khai thác dầu thô
1
205.018.986 302.655.447 348.661.063 343.131.096 361.391.540
và khí tự nhiên
2
Khai khoáng khác
707.185
684.218
927.895
689.636
734.884
Hoạt động dịch vụ
3 hỗ trợ khai thác mỏ
6.568.669
6.642.098
4.256.186
5.621.293
6.833.794
và quẳng
4
Tổng

212.294.840 309.981.763 353.845.144 349.442.025 368.960.218
18


Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

(Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2014)

- Công nghiệp chế biến, chế tạo: Trong giai đoạn năm 2010-2014, toàn
tỉnh tăng 17%. Trong đó, tập trung chủ yếu một số ngành như: Sản xuất chế biến
thực phẩm, sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất, sản xuất kim loại…
Trong năm 2014, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến đạt
186.664.260 triệu đồng; trong đó, ngành sản xuất chế biến thực phẩm
31.193.446 (chiếm 17%); sản xuất kim loại 55.336.871 (chiếm 30%); sản xuất
sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác 32.056.624 (chiếm 17%).
Stt Ngành công nghiệp
2010
2011
2012
2013
2014
Sản xuất chế biến
1
21.536.528 22.169.930 26.168.962 26.832.712 31.193.446
thực phẩm
Sản xuất hóa chất và
2 các sản phẩm hóa
11.787.940 16.324.541 21.119.097 15.857.446 11.556.012
chất
3 Sản xuất kim loại

36.125.125 58.770.391 51.455.822 54.487.697 55.336.871
Sản xuất sản phẩm
4 từ chất khoáng phi
9.711.268 11.908.592 12.770.291 16.509.423 32.056.624
kim loại khác
Sản xuất phương
5
11.941.987 17.855.116 20.328.307 18.927.434 11.732.298
tiện vận tải khác
Chế biến khác
11.135.751 19.984.676 31.958.852 39.937.262 44.789.009
Tổng
102.238.599 147.013.246 163.801.331 172.551.974 186.664.260

Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

19


Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Ngành khai thác dầu thô và khí tự nhiên là 361.391.540 triệu đồng (chiếm
97,9% ngành công nghiệp khai khoáng).
- Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và cung cấp nước,
hoạt động xử lý nước:
+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước.. Trong những
năm qua, đã có nhiều biến động. Giai đoạn 2010-2014 tăng tưởng bình quân là
1%, tuy nhiên, trong năm 2014 đạt 24.949.014 triệu đổng (giảm 188.177 triệu
đồng so với năm 2013).
+ Công nghiệp cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải: Giá trị sản xuất

năm 2014 đạt 2.259.424 triệu đồng (tăng 164.828 triệu đồng so với năm 2013).
Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2014 đạt 17%.
- Công nghiệp nhỏ lẻ, làng thủ công
Ngoài những dự án, các nhà máy, các khu công nghiệp và các cụm công
nghiệp lớn thì tại địa bản tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu cũng phát triển các cở sở sản
xuất và công nghiệp nông thôn nhỏ với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương
như: Hỗ trợ đầu tư dây chuyền SX bún, bánh phở tự động cho cơ sở Nguyễn
Minh Hưởng, Tp Bà Rịa. Hỗ trợ đầu tư hệ thống sấy nông sản cho cơ sở sấy lúa
Anh Khôi, Long Điền. Hỗ trợ đầu tư thiết bị SX bánh các loại cho cơ sở Tuyết
Hân, Long Điền. Hỗ trợ đầu tư máy tái chế nhựa phế liệu cho CSSX hạt nhựa
Hoàng Thị Ngọc Yến, Phước Tĩnh, Long Điền. Hỗ trợ đầu tư máy thổi chai và
máy nén cho Công ty TNHH SX TM DV Hoàng Ẩn, Phước Hưng, Long Điền.
Hỗ trợ hệ thống sấy lá thuốc lá cho cơ sở Huỳnh Thị Nhị, Đất Đỏ. Hỗ trợ đầu tư
dây chuyền lọc tấm sản xuất gạo cho cơ sở xay xát lúa Nguyễn Thị Nhạn, Đất
Đỏ. Hỗ trợ đầu tư hệ thống làm trắng gạo cho cơ sở xay xát lúa Tấn Lộc, Đất
Đỏ. Hỗ trợ đầu tư dây chuyền sản xuất cửa cuốn, cửa kéo cho Công ty TNHH
Minh Tâm – Đoàn Kết, Bình Giã, Châu Đức. Hỗ trợ đầu tư máy bóc vỏ lụa hạt
điều cho DNTN DV – TM Uy Nhung, Cù Bị, Châu Đức. Hỗ trợ đầu tư hệ thống
xay xát cho nhà máy xay xát lúa Tấn Lợi, Đất Đỏ. Hỗ trợ đầu tư hệ thống sấy gỗ
dân dụng cho Công ty TNHH Chu Lai Long Điền, và đề án Hỗ trợ đầu tư dây
chuyền sản xuất phân vi sinh tổng hợp dạng viên cho DNTN Hải Vương,Tân
Thành.
Ngoài ra tại Bà Rịa – Vũng Tàu cũng có những làng nghề truyền thống
như Đúc Đồng ở Long Điền, Làng nghề làm Đá ở Tân Thành, Làng Cá Phước
Hải và Làng bún Long Kiên. Và các làng nghê nhỏ khác như nấu rượu, làm bánh
tráng, mây tre đan, lưới, đúc đồng, chế tác đá, só ốc, Sơn mài trên kháp 8 huyện
thị xã, thành phố của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo báo cáo “Khảo sát nghề
truyền thống tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đề xuất giải pháp và dự án khôi phục,
20



Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

phát triển phục vụ CNH-HĐH” của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu, trong quá trình khảo sát cho thấy trong quá trình phát triển, nghề và làng
nghề truyền thống của tỉnh có những khó khăn và hạn chế nhất định. TRước hết
đó là việc thiếu quy hoạch toàn diện, chưa có chính sách quản lý thống nhất và
đồng bộ. Nông dân sản xuất các sản phẩm chưa được hỗ trợ việc tiêu thụ sản
phẩm, cải tiến công nghệ cho đến việc xử lý ô nhiễm môi trường, đào tạo nhân
lực, tất cả chỉ là quá trình tự phát. Các làng nghề truyền thống tại tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu.
3.1.3. Số lượng cơ sở, dự án công nghiệp
Đến năm 2014, trên địa bàn có khoảng 245 cơ sở, dự án sản xuất công
nghiệp. Hầu hết hệ thống DN công nghiệp của BRVT là DN nội địa, số lượng
DN FDI chỉ có 156 DN (chiếm 3,4 % trên tổng số DN), tuy nhiên số lượng DN
FDI đang có xu hướng tăng nhanh. Hiện nay đa số DN tại BRVT là DN ngoài
nhà nước, với 73% trên tổng số DN là DN tư nhân, hộ cá thể, chỉ có 23% trên
tổng số DN là công ty TNHH và công ty cổ phần. Tuy chiếm đa số nhưng số
lượng DN ngoài nhà nước kinh doanh ít bài bản và có quy mô nhỏ.
Trong số 254 dự án đầu tư còn hiệu lực, có:
- 201 dự án đang hoạt động;
- 14 dự án đang triển khai xây dựng;
- 19 dự án chậm triển khai;
- 08 dự án tạm ngưng hoạt động;
- 12 dự án chuẩn bị đầu tư .
3.1.4. Lực lượng lao động sản xuất công nghiệp
Trong năm 2014 các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 2.860
lao động, nâng tổng số lao động trong các KCN là 46.016 người, trong đó lao
động địa phương là 13.750 người, chiếm 30,2%.
Tổng số lao động nước ngoài hiện đang làm việc trong các KCN là 1.502

người. Việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, mặc dù các
quy định còn nhiều bất cập nhưng doanh nghiệp được hỗ trợ và hướng dẫn cặn
kẽ từ Ban Quản lý nên việc thực hiện các thủ tục chuẩn xác hơn, hạn chế việc
phải trả lại hồ hơ không phù hợp với quy định pháp luật.
3.2. Quy hoạch sản xuất công nghiệp khu vực ven biển
3.2.1. Công nghiệp cơ khí chế tạo
a. Giai đoạn 2016 – 2020

21


Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đầu tư hiện đại hóa, mở rộng và nâng cao chất lượng các cơ sở sản xuất
đã có, tiếp tục thu hút đầu tư vào lĩnh vực cơ khí chế tạo đặc biệt là sản xuất các
sản phẩm hiện đại, công nghệ cao, thay thế sản phẩm nhập khẩu, sản xuất linh
kiện phụ trợ cho các ngành đóng tàu, dầu khí và các ngành lắp ráp khác.
Đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền. Đầu tư hiện đại hóa và mở rộng các cơ
sở sản xuất hiện có trên địa bàn. Vốn đầu tư 250 tỷ đồng.
- Nhà máy sửa chữa tàu Wonil, giai đoạn 2, vốn đầu tư khoảng 1000 tỷ
đồng.
- Nhà máy cơ khí chế tạo thiết bị phụ trợ ngành đóng tàu, chuyên lắp ráp,
chế tạo hộp số, trục, chân vịt tàu thủy. Công suất 5.000 sp/năm. Vốn đầu tư
khoảng 300 tỷ đồng
- Nhà máy chế tạo và lắp ráp động cơ diezel và máy phát điện công suất
nhỏ. Công suất 200 chiêc/năm. Vốn đầu tư 350 tỷ đồng.
Dịch vụ dầu khí. Đầu tư hiện đại hóa và mở rộng các cơ sở sản xuất hiện
có trên địa bàn. Vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng.
- Nhà máy sản xuất van công nghiệp, phục vụ dầu khí, đóng tàu, hóa chất.
Công suất 1.000 tấn sp/năm. Vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng

- Nhà máy sửa chữa và sản xuất thùng chứa dầu công nghiệp. Công suất
50.000 tấn sp/năm. Vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.
Dịch vụ cảng biển. Đầu tư hiện đại hóa và mở rộng các cơ sở sản xuất
hiện có trên địa bàn. Vốn đầu tư khoảng 120 tỷ đồng.
- Nhà máy sản xuất, lắp ráp xe nâng hàng. Công suất 200 chiếc/năm. Vốn
đầu tư khoảng 180 tỷ đồng.
Sản xuất thiết bị, linh phụ kiện cơ khí. Thời gian này tỉnh nên hiện đại hóa
các cơ sở sẵn có, tiếp tục thu hút đầu tư vào các nhà máy cơ khí chính xác, sản
xuất linh kiện phụ trợ ngành ô tô, điện tử...
- Đầu tư hiện đại hóa và mở rộng các cơ sở sản xuất hiện có trên địa bàn.
Vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng.
- Nhà máy sản xuất khuôn mẫu chất lượng cao. Công suất 500 sản
phẩm/năm. Vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng.
b. Giai đoạn 2021 – 2025
Trong giai đoạn này, ngành cơ khí chế tạo của tỉnh cần tiếp tục hiện đại
hóa các cơ sở chế tạo đã có, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng lĩnh vực
sản xuất đồng thời nâng cao khả năng thiết kế, chế tạo linh kiện, cụm linh kiện
22


Chuyên đề: Hiện trạng phát triển công nghiệp ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

phức tạp hướng tới thị trường xuất khẩu. Mặt khác cần có chiến lược thu hút đầu
tư vào các dự án công nghệ cao, phù hợp với trình độ công nghệ của thời đại.
Đóng mới, sửa chữa tàu thuyền. Đầu tư hiện đại hóa và mở rộng các cơ sở
sản xuất hiện có trên địa bàn. Vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.
- Mở rộng nhà máy sản xuất, lắp ráp động cơ diezel và động cơ điện công
suất nhỏ. Nâng công suất lên 300 sản phẩm/ năm. Vốn đầu tư khoảng 300 tỷ
đồng.
- Nhà máy sản xuất lắp ráp động cơ diezel công suất lớn. Công suất 100

sản phẩm/năm. Vốn đầu tư khoảng 400 tỷ.
Dịch vụ dầu khí
- Đầu tư hiện đại hóa và mở rộng các cơ sở sản xuất hiện có trên địa bàn.
Vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng.
- Mở rộng nhà máy sửa chữa, chế tạo thiết bị chế biến dầu khí. Công suất
10.000 tấn sp/năm. Vốn đầu tư khoảng 250 tỷ đồng.
Dịch vụ cảng biển. Đầu tư hiện đại hóa và mở rộng các cơ sở sản xuất
hiện có trên địa bàn. Vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng.
- Đầu tư mở rộng sản xuất nhà máy sản xuất, lắp ráp xe nâng hàng. Công
suất 300 chiếc/năm. Vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng.
Sản xuất thiết bị, linh phụ kiện cơ khí. Đầu tư hiện đại hóa và mở rộng
các cơ sở sản xuất hiện có trên địa bàn. Vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.
- Mở rộng nhà máy cơ khí chính xác, sản xuất linh kiện phụ trợ ngành ô
tô. Công suất 30.000 tấn sp/năm. Vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng.
Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư

- Giai đoạn 2016 - 2020: 5995 tỷ đồng
- Giai đoạn 2021 - 2025: 4250 tỷ đồng
3.2.2. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
a. Giai đoạn từ 2016 - 2020
- Mở rộng nhà máy sản xuất đá cao cấp. Công suất 700.000 m3/năm. Vốn
đầu tư khoảng 30 tỷ đồng.
- Đầu tư hiện đại hóa và mở rộng các cơ sở sản xuất gạch tuynen trên địa
bàn, đạt công suất 140 triệu viên/năm. Vốn đầu tư 20 tỷ đồng.
- Đầu tư nhà máy sản xuất gạch không nung (công nghệ gạch nhẹ chưng
áp AAC). Công suất : 80. 000 m3/ năm. Vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng.
23



×