Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Thực hành Sinh Lý Người Và Động Vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.9 KB, 20 trang )

Thực hành Sinh Lý Người Và Động Vật

ĐỊNH LƯỢNG HỒNG CẦU, ĐỊNH LƯỢNG BẠCH CẦU

Bài 1.

I. Mục đích thí nghiệm.
Số lượng hồng cầu, bạch cầu trong một đơn vị thể tích nhất định phải luôn ổn định. Nếu
dao động tăng hay giảm nhiều là biểu hiện của bệnh lý.
Xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu thông qua phương pháp pha loãng máu và đếm
dưới kính hiển vi trong buồng đếm.
II. Dụng cụ hóa chất.
- Ống trộn máu (ống trộn hồng cầu, ống trộn bạch cầu)
- Buồng đếm máu
- Kính hiển vi
- Kim chích máu
- Lamen kính
- Dung dịch pha loãng hồng cầu, bạch cầu
- Bông vô trùng
- Cồn.
III. Phương pháp tiến hành thí nghiệm.
1. Định lượng hồng cầu
- Vảy nhẹ bàn tay, sát trùng ngón tay thứ 4 (ngón đeo nhẫn) bằng cồn
- Dùng kim chích máu chích vào ngón tay một vết sâu 1-2mm
- Nặn bỏ giọt máu đầu, nặn giọt máu thứ 2, điều kiện giọt máu thứ 2 tròn, gọn
- Ngậm miệng vào đầu su nối với ống trộn, đặt nghiên 45 o để đầu ống trộn tiếp xúc với
giọt máu, hút nhẹ giọt máu liên tục đến vạch 0,5 (điều kiện không bị bọt làm cách đoạn)
- Hút tiếp dung dịch pha loãng hồng cầu đến vạch 101, dùng ngón tay bịt 2 đầu ống trộn,
đặt ống trộn nằm ngang, lắc nhẹ.
- Buồng đếm lau sạch, dán lamen vào buồng đếm
- Lăc nhẹ ống trộn, bỏ giọt dung dịch máu đầu, cho dung dịch máu vào buồng đếm.


- Đưa buồng đếm lên kính hiển vi và tiến hành đến hồng cầu trong 5 ô lớn (80 ô nhỏ)
- Tính số lượng hồng cầu theo công thức:
n = (A x 4000 x 200)/80 = A. 10.000
Trong đó:

A: tổng số hồng cầu đếm được
n: số lượng hồng cầu trong 1mm3 máu

2. Định lượng bạch cầu
1


Thực hành Sinh Lý Người Và Động Vật
Các bước tiến hành tương tự trên.
Hút dung dịch pha loãng bạch cầu đến vạch 11
Khi đếm dưới kính hiển vi đếm trên 25 ô lớn
Số lượng bạch cầu được tính theo công thức
M= (B x 4000 x 20)/400 = B x 200
Trong đó:

B: tổng số bạchcầu đếm được trên 25 ô lớn
m: số bạch cầu trong 1mm3 máu

IV. Thu dọn và rửa dụng cụ thí nghiệm
V. Viết tường trình thí nghiệm và biện luận kết quả thu được.

2


Thực hành Sinh Lý Người Và Động Vật


XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG HUYẾT SẮC TỐ

Bài 2.

I. Mục đích thí nghiệm.
- Huyết sắc tố là thành phần quan trọng của hồng cầu, có chức năng vận chuyển O 2 từ
phổi đến mô và CO2 từ mô đến phổi, là hệ đệm protein điều hòa sự cânbằng acid-base trong máu
- Sử dụng phương pháp so máu của Shali để xác định hàm lượng Hb
II. Dụng cụ, hóa chất.
- Huyết sắc kê Shali
- Pipet hút máu
- Ống hút
- Đũa thủy tinh
- Kim chích máu, bông, cồn
- Acid HCl N/10
III. Phương pháp tiến hành thí nghiệm.
- Hút acid HCl vào ống nghiệm đến vạch quy định ở gần đáy
- Sát trùng đầu ngón tay, dùng kim chích máu chích đầu ngón tay, loại bỏ giọt máu đầu
- Dùng pipet hút máu đến vạch 0,02ml (điều kiện không bị lẫn bọt khí)
- Cho sâu pipet vào ống nghiệm rồi thổi nhẹ để máu vào ống nghiệm, nâng đầu ống
nghiệm lên phần acid không lẫn máu hút nhẹ acid vào pipet rồi lại thổi ra để lây hết máu
- Dùng nước cất nhỏ từ từ vào ống nghiệm, dùng đũa thủy tinh khuấy đêu, quan sát, so
sánh màu nâu trong ống nghiệm với màu nâu trong 2 ống dung dịch mẫu. cho đến khi 3 ống
đồng màu. Đọc kết quả (đơn vị tính gam%)
IV. Rửa dụng cụ thí nghiệm
V. Viết tường trình thí nghiệm và biện luận kết quả

BÀI 3.


TÍNH THỜI GIAN MÁU ĐÔNG VÀ MÁU CHẢY

I. Mục đích thí nghiệm
Xác định thời gian máu đông máu chảy
3


Thực hành Sinh Lý Người Và Động Vật
Thời gian máu đông được tính từ khi máu chảy ra khỏi mạch đến khi đông lại thành cục.
Thời gian đông máu ở người bình thường 6-8 phút
Thời gian máu chảy tính từ khi thành mạch bị tổn thương, máu chảy ra ngoài cho đến khi
ngừng chảy. Thời gian máu chảy ở người bình thường khoảng 3-4 phút.
II. Dụng cụ, hoá chất.
- Lam kính
- Giấy thấm
- Đồng hồ bấm giây
- Kim chích máu, bông vô trùng, cồn 900
III. Phương pháp tiến hành thí nghiệm.
1. Tính thời gian máu đông.
- Lau khô lam kính
- Xác trùng đầu ngón tay và trích máu, bỏ giọt đầu, cho 1 giọt máu lên lam kính sao cho
giọt máu tròn đều có đường kính khoảng 5-7mm.
- Cứ 30 giây nghiên lam kính 1 lần cho đến khi giọt máu không thay đổi về hình dạng,
lệch về phía nghiên là được.
- Thời gian đông máu tính bằng phút.
2. Tính thời gian chảy máu
- Xác trùng dái tai, dùng kim chích máu chích một vết sâu khoảng 0,5-1mm, để máu chảy
tự nhiên
- Cứ 30 giây dùng giấy thấm thấm nhẹ lên vết chích một lần cho đến khi không còn vết
máu.

- Thời gian chảy máu bằng phút.
IV. Rửa dụng cụ thí nghiệm
V. Viết tường trình thí nghiệm và biện luận kết quả

Bài 4

XÁC ĐỊNH SỨC BỀN THẤM THẤU CỦA HỒNG CẦU

I. Mục đích thí nghiệm.
Hồng cầu được sinh ra ở tủy xương và bổ sung vào máu liên tục cho nên tuổi hồng cầu
trong máu không đồng đều, vì vậy độ bền hồng cầu trong máu không giống nhau.
Mục đích của bài là xác định được độ bền tối đa và tối thiểu của hồng cầu.
4


Thực hành Sinh Lý Người Và Động Vật
II. Dụng cụ thí nghiệm.
- Giá đựng ống nghiệm và 10 ống nghiệm đánh số thứ tự từ 1-10
- Pipet 10ml
- Dung dịch NaCl 1%, nước cất
- Máu chống đông, tốt nhất là đem ly tâm để tách huyết tương, chỉ dùng hồng cầu làm thí
nghiệm.
III. Phương pháp tiến hành thí nghiệm.
- Dùng 2 pipet để hút dung dịch NaCl 1% và nước cất cho vào 10 ống nghiệm theo bản
sau
Số TT
Lượng NaCl
Lượng nước cất
Σ thể tích và


1
6,0
4,0
10

2
5,5
4,5
10

3
5,0
5,0
10

4
4,5
5,5
10

5
4,0
6,0
10

6
3,5
6,5
10


7
3,0
7,0
10

8
2,5
7,5
10

9
2
8,0
10

10
1,5
8,5
10

nồng độ NaCl

0,6

0,55 0,5

0,45

0,4


0,35

0,3

0,25

0,2

0,15

- Nhỏ vào ống nghiệm 3 giọt máu chống đông (hoặc 1 giọt hồng cầu đã được ly tâm).
Trộn đều máu và dung dịch NaCl bằng cách bịt đầu ngón tay lên miệng, lật đi lật lại vài lần, rửa
và lau sạch ngón tay mới lật tiếp ống nghiệm tiếp theo. Đặt ống nghiệm vào giá, để yên tĩnh sau
1 đến 2 giờ.
- Đọc kết quả.
+ Những ống nào không xày ra hiện tượng huyết tiêu, hồng cầu lắng xuống đáy, dung
dịch phía trên trong suốt.
+ Những ống nào hồng cầu có độ bền kém nhất bắt đầu vỡ ra giải phóng huyết sắc tố vào
dung dịch làm dung dịch có màu hồng phớt, trong khi nhiều hồng cầu khác vẫn đang lắng xuống
dưới, biểu hiện độ bền tối thiểu.
+ Những ống nào không có hồng cầu lằng xuống đáy, toàn bộ dung dịch có màu đỏ son,
đo là nồng độ biểu hiện độ bền thẩm thấu tối đa của màng.
IV. Rửa dụng cụ thí nghiệm
V. Viết tường trình thí nghiệm và biện luận kết quả

5


Thực hành Sinh Lý Người Và Động Vật


XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC BẠCH CẦU

Bài 5
I. Mục đích thí nghiệm.

- Công thức bạch cầu là tỷ lệ phần trăm từng loại bạch cầu trong tổng số bạch cầu. Máu
có 5 loại bạch cầu: bạch cầu mono, bạc cầu lympho, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid, bạch
cầu ưa base. Công thức bạch cầu là một chỉ số tương đối ổn định và chỉ thay đổi trong một số
bệnh lý.
- Xác định từng loại bạch cầu và lập công thức bạch cầu
II. Dụng cụ thí nghiệm.
- Kính hiển vi, dầu soi kính
- Thuốc nhuộm Giemsa
6


Thực hành Sinh Lý Người Và Động Vật
- Lam kính
- Kim chích máu, bông, cồn
III. Phương pháp tiến hành thí nghiệm.
- Lau khô 2 lam kính
- Sát trùng ngón tay và chích máu, bỏ giọt máu đầu
- Lấy lam kính 1 dùng cạnh nhỏ quệt giọt máu. Đặt cạnh có giọt máu tiếp xúc với mặt lam
kính thứ 2 một góc 45o, kéo lam kính thứ 1 trên mặt lam kính 2 ta được phiến máu mỏng đều
- Nhúng lam kính có phiến máu vào cốc cồn để trong 1 phút để định hình. Lấy ra để khô
tự nhiên
- Nhỏ dung dịch Giemsa lên phiến máu, để 30 phút
- Rửa sạch thuốc nhuộm dưới vòi nước chảy nhẹ để khô tự nhiên
- Quan sát phiến máu dưới kính hiển vi bằng vật kính dầu. Đếm 100 bạch cầu liên tục,
nhận dạng bạch cầu, phân loại bạch cầu.

- Xác lập công thức bạch cầu.
IV. Rửa dụng cụ thí nghiệm
V. Viết tường trình thí nghiệm và biện luận kết quả

7


Thực hành Sinh Lý Người Và Động Vật

BẮT MẠCH

Bài 6.
I. Mục đích thí nghiệm.

Xác định tần số hoạt động của tim thông qua bắt mạch và đếm nhịp
Khi tim co bóp, máu được tổng vào trong động mạch tạo ra dòng chảy liên tục và tạo ra
áp lực nén lên thành mạch, vì vậy, mỗi lần tim co bóp là mạch nảy một lần. Bắt mạch và đếm
nhịp thì biết hoạt động của tim. Qua mạch đánh giá hoạt động của tim co bóp mạnh hay yếu.
Đồng hồ có kim giây
III. Phương pháp tiến hành thí nghiệm.
- Xác định vị trí để bắt mạch: những vị trí trên cơ thể có động mạch lớn, nằm nông và trên
nền tương đối chắc.
+ Cổ tay: động mạch cẳng tay, phía ngón cái
+ Mu bàn chân: động mạch mu bàn chân gần khớp mắt cá chân
+ Thái dương: động mạch thái dương, ở thái dương, phía ngoài mắt
+ Ở cổ: động mạch cảnh, phía dưới hàm dưới sát với khí quản
- Dùng 3 ngón tay: trỏ, giữa và ngón đeo nhẫn của một bàn tay đặt lân vị trí bắt mạch và
ấn nhẹ xuống cho đến khi thấy rõ mạch đập ở các đầu ngón tay (không ấn quá mạnh)
- Nhìn đồng hồ đếm mạch trong 1 phút.
IV. Viết tường trình và biện luận kết quả


8


Thực hành Sinh Lý Người Và Động Vật

ĐO HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH CÁNH TAY BẰNG

Bài 7.

PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP
I. Mục đích thí ngiệm
Huyết áp là áp lực của dòng máu ép lên thành mạch, được tạo thành bởi công co bóp của
tim, khối lượng của máu, độ nhớt của máu và sức cản của thành mạch.
Các chỉ số huyết áp là các chỉ số quan trọng. Huyết áp đo được trong gian đoạn tâm thu là
huyết áp tối đa và trong gian đoạn tam trương là huyết áp tối thiểu. Sự tăng giảm huyết áp vượt
giới hạn sinh lý cho phép và cơ thể không tự điều hòa được là những trường hợp bệnh lý.
Ở người, huyết áp có thể đo được bằng phương pháp gián tiếp thông qua việc nghe tiếng
đập của thành mạch do tác dụng cộng hưởng giữa hai áp lực: của dòng máu và của bao su quấn
quanh động mạch trong khoảng thời gian từ huyết áp tối đa đến huyết áp tối thiểu.
Mục đích của bài: sinh viên xác định các chỉ số huyết áp bằng phương pháp Korotkov.
II. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm.
- Bộ huyết áp kế điện tử
- Bộ huyết áp kế đồng hồ
- Ống nghe tim
III. Phương pháp tiến hành thí nghiệm.
Người đo nằm tư thế thoải mái hoặc ngồi và duỗi thẳng tay lên bàn, tay áo vén cao.
Quấn bao su của huyết áp kế quanh cánh tay, cài chốt hoặc dán đầu bao su để giữ chặt bao
su khi bơm.
Đặt ống nghe dưới bao su tiếp xúc với động mạch cánh tay ở phía trên đầu khuỷu tay. Và

đặt phần tai nghe vào tai
Vặn chốt ở quả bóng bơm và bơm khí vào bao su, áp lực trong bao su được chỉ trên kim
của mặt đồng hồ huyết áp kế. Bơm đến 170-180mmHg thì ngừng lại.
Vặn chốt ở quá bóng bơm để xả hơi từ từ, đồng thời kết hợp nghe tiếng đập do thành
mạch phát ra khi áp lực trong bao su hạ xuống bằng huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu.
IV. Thu dọn dụng cụ thí nghiệm
V. Viết tường trình và biện luận kết quả thí nghiệm.
9


Thực hành Sinh Lý Người Và Động Vật

Bài 8.

QUAN SÁT TUẦN HOÀN MAO MẠCH ẾCH.

I. Mục đích thí nghiệm.
Do tiết diện của mỗi mao mạch nhỏ thường chỉ bằng đường kính hống cầu, nên hồng cầu
ở đay xếp theo hàng một để di chuyển qua mao mạch, điều này tạo điều kiện cho quá trình trao
đổi chất giữa máu và mô.
Mục đích của bài sinh viên phải quan sát và phân tích quá trình vận chuyển máu qua mao
mạch.
II. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm.
- Bộ đồ mổ ếch, khay mổ
- Dung dịch sinh lý Ringer máu lạnh
- Ếch, bông, đinh ghim, bàn ếch mổ có đục sẵn lỗ.
III. Phương pháp tiến hành thí nghiệm.
- Chọc tủy ếch
- Lật ngược lưỡi ếch ra ngoài miệng và dùng đinh ghim căng lên lỗ đục sắn trên bàn mổ,
đưa lên kính hiển vi quan sát các mao mạch ở lưỡi.

- Dùng đinh ghim cố định các ngón chân để màng bơi căng ra trên lỗ đục sẵn, đưa lên
kính hiển vi và quan sát các mao mạch ở màng bơi.
- Vẽ, mô tả và so sánh tuần hoàn mao mạch ở hai vị trí trên.
IV. Thu dọn dụng cụ thí nghiệm
V. Viết tường trình và biện luận kết quả thí nghiệm.

10


Thực hành Sinh Lý Người Và Động Vật

Bài 9.

THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH TÍNH TỰ ĐỘNG CỦA TIM
(THÍ NGHIỆM THẮT NÚT TIM CỦA STANIUS)

I. Mục đích thí nghiệm.
Hoạt động của tim được thực hiện bởi hệ thống các hạch và các sợi dẫn truyền trong tim.
Trung tâm của hệ thống này là hạch xoang nhĩ. Hạch xoang nhĩ nối liền với hạch nhĩ thất bởi các
sợi chạy trong vách liên nhĩ. Từ hạch nhĩ thất, bó His chạy theo vách liên thất xuống mỏm tim và
phân nhánh tạo thành mạng lưới Purkinje luồn vào thành tâm thất phải và trái.
Mục đích của bài là dung chỉ thắt các nút ở các vị trí khác nhau nhằm cô lập từng phần
của tim và tìm hiểu vai trò của hệ thống tự động đó đến tim.
II. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm.
- Bộ đồ mổ ếch, khay mổ
- Dung dịch sinh lý Ringer máu lạnh
- Ếch, bong, đồng hồ bấm giây
III. Phương pháp tiến hành thí nghiệm.
- Chọc tủy ếch, đặt ếch nằm ngửa trên bàn mổ
- Bộc lộ tim ếch: cắt phần da, cơ của lồng ngực gần thành 1 hình tam giác có đỉnh là điểm

đầu xương ức (Nếu cắt đúng, máu chảy rất ít và các nội quan nhất là phổi hông bị lộ ra)
- Mở màng bao tim.
- Dùng đồng hồ bấm giây đếm nhịp đập của tim trong vòng 1 phút.
- Dùng panh luồn sợi chỉ qua 2 cung động mạch, lật ngược tim lên và thắt chỉ ở xoang
tĩnh mạch cảnh (nút thắt thứ nhất). Quan sát hoạt động của tim, đếm nhịp đập của tim trong vòng
1 phút.
- Giữ nguyên nút thắt 1, dung sợi chỉ thắt ngang vùng tiếp giáp giữa tâm nhĩ và tâm thất
(nút thắt 2) quan sát các hoạt động của tim.
- Tháo nút thắt 1 và 2, chờ tim hoạt động bình thường, dung chỉ thắt ở vị trí 1/3 mỏm tim
tính từ dưới lên (nút thắt 3), quan sát hoạt động của tim.
- Dùng kéo tách rời tim ra khỏi cơ thể và cắt tim thành 3 phần: phần xoang, phần nhĩ thất
và phần mỏm tim. Cho tất cả các phần trên vào đĩa Petri có chứa dung dịch Ringer. Quan sát
hoạt động của các phần tách rời của tim.
IV. Rửa dụng cụ thí nghiệm
11


Thực hành Sinh Lý Người Và Động Vật
V. Viết tường trình và biện luận kết quả thí nghiệm.

Bài 10.

GHI ĐỒ THỊ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM ẾCH

I. Mục đích thí nghiệm
Tim người và động vật hoạt động nhịp nhàng theo chu kỳ co và giãn. Tần số và biên độ
của hoạt động tim phụ thuộc vào từng loại khác nhau.
Mục đích ghi được hoạt động của tim ếch và xác định tần số hoạt động của tim ếch tring
1 phút
II. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm.

- Bộ đồ mổ ếch
- Khay mổ
- Trụ ghi, giá ghi, kim ghi, giấy ghi
- Dung dịch sinh lý Ringer máu lạnh
- Ếch, bông
- Đồng hồ bấm giây
III. Phương pháp tiến hành thí nghiệm.
- Quấn giấy ghi quanh hệ thống kim ghi.
- Chọc tủy ếch, đặt ếch nằm ngửa trên bàn mổ
- Bộc lộ tim ếch: cắt phần da, cơ của lồng ngực gần thành 1 hình tam giác có đỉnh là điểm
đầu xương ức (Nếu cắt đúng, máu chảy rất ít và các nội quan nhất là phổi hông bị lộ ra)
- Mở màng bao tim
- Kẹp mỏm tim (vào lúc tim giãn)
- Đưa tim ếch vào hệ thống kim ghi, điều chỉnh kim ghi thăng bằng và tiếp tuyến với mặt
của trụ ghi.
- Cho trụ ghi quay với tốc độ chậm, hoạt động co giãn của tim được ghi trên giấy
- Dùng đồng hồ bấm giây để tính tần số hoạt động co giãn của tim trong 1 phút
Chú ý: Trong suốt quá trình thí nghiệm phải thường xuyên nhỏ dung dịch sinh lý Ringer
để giữ cho tim luôn ẩm và hoạt động đều.
IV. Rửa dụng cụ thí nghiệm
V. Viết tường trình và biện luận kết quả thí nghiệm.

12


Thực hành Sinh Lý Người Và Động Vật

Bài 11.

GHI ĐỒ THỊ NGOẠI THU TÂM CỦA TIM ẾCH


I. Mục đích thí nghiệm.
- Một trong các quy luật hoạt động của tim là tính trơ có chu kỳ. Khi kích thích vào pha
tâm thu tim không có đáp ứng trả lời, nếu kích thích vào pha tâm trương, tim đáp ứng bằng một
nhịp co phụ goại là ngoại tâm thu và tiếp sau là thời kỳ nghỉ bù kéo dài bằng thời gian của một
nhịp co bình thường.
- Bài thí nghiệm chứng minh quy luật nói trên.
II. Dụng cụ hóa chất thí nghiệm.
- Bộ đồ mổ ếch
- Khay mổ
- Hệ thống trụ ghi, kim ghi, giấy ghi
- Dung dịch sinh lý Ringer máu lạnh
- Ếch, bông
- Máy điện cảm ứng, dây điện, ác quy, máy ngắt đơn giản
III. Phương pháp tiến hành thí nghiệm
- Tương tự bài 8.
- Dùng nguồn điện kích thích vào tim ở giai đoạn pha tâm thu, pha tâm trương và giai
đoạn giữa pha tâm thu và pha tâm trương
- Ghi đồ thị hoạt động của tim ở trạng thái bình thường và khi bị kích thích
Chú ý: Trong suốt quá trình thí nghiệm phải thường xuyên nhỏ dung dịch sinh lý Ringer
để giữ cho tim luôn ẩm và hoạt động đều.
IV. Rửa dụng cụ thí nghiệm
V. Viết tường trình và biện luận kết quả thí nghiệm.

13


Thực hành Sinh Lý Người Và Động Vật

Bài 12.


ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA TIM THEO CƠ CHẾ THẦN

KINH
I. Mục đích thí nghiệm.
Hoạt động của tim có tính chu kỳ và được điều hòa bởi dây thần kinh và thể dịch. Hệ thần
kinh trung ương điều hòa hoạt động của tim thông qua hệ thần kinh thực vật là giao cảm và phó
giao cảm.
Ghi đồ thị hoạt động của tim khi kích thích vào dây thần kinh số X, quan sát tác dụng của
thần kinh phó giao cảm và giao cảm.
II. Dụng cụ hóa chất thí nghiệm.
- Bộ đồ mổ ếch
- Khay mổ
- Hệ thống trụ ghi, kim ghi, giấy ghi
- Dung dịch sinh lý Ringer máu lạnh
- Ếch, bông
- Máy điện cảm ứng, dây điện, ác quy, máy ngắt đơn giản
III. Phương pháp tiến hành thí nghiệm
- Tương tự bài 6.
- Tìm dây thần kinh số X: mở rộng vùng góc hàm – chi trước phía đối diện. Dùng panh
kẹp phần da và tổ chức liên kết ở góc hàm chi trước rồi cắt nhẹ nhàng, qua lớp này xuất hiện cơ
tam giác trắng đục (cơ petrohyoideus) nằm vắt chéo cơ này là bó mạch thần kinh lớn, dây lớn
nằm sat cạnh mạch máu là dây thần kinh số X, dây nhỏ là dây thanh quản. Tách và luồn xuống
dưới dây thần kinh số X một sợi chỉ.
- Ghi đồ thị hoạt động của tim ở trạng thái bình thường
- Dùng nguồn điện kích thích vào dây thần kinh X kéo dài từ 3-5s. Khi kích thích tim
ngừng đập ở pha tâm trương, đồ thị thành một đường nằm ngang. Ngưng kích thích tim sẽ hoạt
động trở lại binh thường, sau co bóp nhanh và mạnh hơn
- Lặp lại kích thích
IV. Rửa dụng cụ thí nghiệm

V. Viết tường trình và biện luận kết quả thí nghiệm.

14


Thực hành Sinh Lý Người Và Động Vật
Bài 13.

ĐO CÁC LOẠI KHÍ HÔ HẤP

I. Mục đích thí nghiệm.
- Tính các loại khí hô hấp.
II. Dụng cụ và hoá chất thí nghiệm
- Hô hấp kế
- Bông, cồn 90o
III. Phương pháp tiến hành thí nghiệm.
- Người được đo ở tư thế đứng, ngậm đầu ống nhựa vào miệng, một tay giữ hô hấp kế,
một tay bịt mũi
- Đo thể tích khí lưu thông: hít vào bình thường sau đó thở ra bình thường vào hô hấp kế.
Đo 5 lần, lấy kết quả trung bình.
- Đo thể tích khí dự trữ thở ra: sau khi thở ra bình thường, chưa hít vào, ngậm miệng vào
vòi thở tiếp tục thở ra hết sức vào hô hấp kế.
- Đo dung tích sống hay sinh lượng phổi: hít vào hết sức ngậm miệng vào vòi thở, thở ra
từ từ liên tục cho đến khi gập mình không thể thở được nữa.
- Từ 3 loại khí trên suy ra khí dự trữ hít vào.
IV. Rửa dụng cụ thí nghiệm
V. Viết tường trình và biện luận kết quả thí nghiệm.

15



Thực hành Sinh Lý Người Và Động Vật
Bài 14.

LÀM CHẾ PHẨM CƠ THẦN KINH

I. Mục đích thí nghiệm.
Sinh viên thành thạo trong việc làm một chế phẩm cơ thần kinh ếch
II. Dụng cụ và hoá chất thí nghiệm
- Bộ đồ mổ ếch
- Bàn mổ, khăn, bong, dung dịch Ringer.
- Hai đũa thủy tinh có móc.
III. Phương pháp tiến hành thí nghiệm.
- Ếch không chọc tủy, dùng khăn mổ giữ chặt hai chân sau của ếch, để đầu và lưng ếch
hơi gập cho khớp giữa cột sống và xương cụt nho lên, Dùng kéo lớn cắt ngang thành bụng và cột
sống phía trên khớp khoảng 0,5-1cm, sau đó loại bỏ hết nội quan.
- Giữ chặt đầu xương cụt và đốt sống, rồi lột da ếch xuống đến 2 bàn chân. Dùng kéo bấm
ngang độ 0,5cm các cơ vùng huyệt, rồi nhẹ nhàng lật ngược xương cụt lên phía trên và cắt
ngang. Hai dây thần kinh nằm sát với hai xương chậu dài phía dưới.
- Dùng kéo cắt đôi đốt sống, cắt khớp chậu để tách riêng hai chân sau riêng rẽ. Ở mỗi
chân cắt đứt hai đầu xương chậu, đặt hai chân ếch lên bàn mổ, tách dây thần kinh ra khỏi khớp
chậu và xương đùi xuống đến khớp gối cắt bỏ xương và cơ đùi cách khớp gối khoảng 0,5cm. Cắt
đứt gân gót ashin và lật ngược cơ dép từ dưới lên khớp gối rồi cắt bỏ xương ống chân và bàn
chân. Như vậy ta làm xong được chế phẩm cơ thần kinh.
IV. Rửa dụng cụ thí nghiệm
V. Viết tường trình và biện luận kết quả thí nghiệm.

16



Thực hành Sinh Lý Người Và Động Vật
Bài 15

PHÂN TÍCH CUNG PHẢN XẠ ĐỊNH THỜI GIAN PHẢN XẠ

I. Mục đích thí nghiệm.
Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với mọi kích thích từ môi trường bên ngoài và bên
trong cơ thể. Mỗi phản xạ đều có một cung phản xạ tương ứng. Một cung phản bao gồm 5 yếu
tố: thụ quan, dây thần kinh hướng tâm, trung ương thần kinh, dây thần kinh ly tâm, cơ quan thực
hiện. Phản xạ chỉ được thực hiện khi các yếu tố của cung phản xạ nguyên vẹn về mặt cấu tạo và
chức năng.
Mục đích thí nghiệm:
- Xác định thời gian phản xạ
- Phân tích một cung phản xạ.
II. Dụng cụ và hoá chất thí nghiệm
- Bộ đồ mổ ếch
- Bàn mổ, khăn, bong, dung dịch Ringer.
- Dung dịch H2SO4 1% và 0,5%
- Ba cốc thủy tinh
- Chỉ, tinh thể muối ăn
- Bật lửa
- Hai đũa thủy tinh có mốc.
III. Phương pháp tiến hành thí nghiệm.
- Ếch không chọc tủy, dung khăn quấn quanh và dung kéo cắt xương sọ ở ngang giữa hai
mắt, lách mũi kéo vào trong cắt dần xương sọ lên phía đầu và xuống thân bộc lộ não bộ của ếch.
Quan sát đồi não ếch là hai cấu trúc ttròn có chấm đen lớn.
- Móc hàm dưới ếch treo trên giá thí nghiệm. Để ếch yên tĩnh, hai chân thong xuống mới
bắt đầu làm thí nghiệm.
- Cốc thủy đựng dung dịch H2SO4 1% và một cốc đựng nước.
- Nâng nhẹ cốc thủy tinh đựng dung dịch H 2SO4 1% từ dưới lên sao cho bàn chân ếch

nhúng vào acid nhưng không đụng vào thành cốc. Khi chân bắt đầu chạm vào thành cốc thì bấm
đồng hồ bấm giây. Khi ếch có phản ứng co chân lên lại bấm đồng hồ bấm giây. Thời gian chênh
lệch chính là thời gian phản xạ.
- Rửa chân ếch bằng nước nhiều lần, để ếch yên tĩnh trở lại
- Đặt muối ăn vào đồi não ếch. Sau khoảng 5 phút, đo lại phản xạ chân ếch
17


Thực hành Sinh Lý Người Và Động Vật
- Rửa sạch muối ăn bằng dung dịch sinh lý nhiều lần, sau khoảng 5 phút đo lại thời gian
phản xạ chân ếch.
- So sánh 3 kết quả thu được: trước, trong và sau khi cho muối ăn tác động vào đồi não.
IV. Rửa dụng cụ thí nghiệm
V. Viết tường trình và biện luận kết quả thí nghiệm.

18


Thực hành Sinh Lý Người Và Động Vật

ỨC CHẾ SECHENOV

Bài 16
I. Mục đích thí nghiệm.

Mục đích thí nghiệm: dùng tinh thể muối ăn đặt trực tiếp vào đồi não của ếch, thông qua
tác dụng thẩm thấu của muối ăn ở đồi não, một quá trình ức chế xuất hiện làm chậm các phản xạ
co cơ.
II. Dụng cụ và hoá chất thí nghiệm
- Bộ đồ mổ ếch

- Bàn mổ, khăn, bong, dung dịch Ringer.
- Dung dịch H2SO4 1%
- Ba cốc thủy tinh
- Chỉ, tinh thể muối ăn
- Đồng hồ bấm giây
III. Phương pháp tiến hành thí nghiệm.
- Ếch không chọc tủy, dung khăn quấn quanh và dung kéo lớn cắt ngang đầu ếch phía
dưới 2 mắt. Móc hàm dưới ếch treo trên giá thí nghiệm
- Thấm máu ở vết cắt, để ếch yên tĩnh. Khi ếch đã yên tĩnh, hai chân thong xuống mới bắt
đầu làm thí nghiệm.
- Ở 3 cốc thủy tinh: một cốc đựng dung dịch H 2SO4 0,5%, một cốc đựng dung dịch H2SO4
1%, một cốc đựng nước.
- Nâng nhẹ cốc thủy tinh đựng dung dịch H 2SO4 0,5% từ dưới lên sao cho bàn chân ếch
nhúng vào acid nhưng không đụng vào thành cốc. Khi chân bắt đầu chạm vào thành cốc thì bấm
đồng hồ bấm giây. Khi ếch có phản ứng co chân lên lại bấm đồng hồ bấm giây. Thời gian chênh
lệch chính là thời gian phản xạ.
- Rửa chân ếch bằng nước nhiều lần, để ếch yên tĩnh trở lại, lặp lại thí nghiệm 3 lần, lấy
kết quả trung bình.
- Thay dung dịch H2SO4 0,5% bằng dung dịch H2SO4 1%, thực hiện như trên để xác định
thời gian phản xạ của ếch.
- Để ếch yên tĩnh, dung kéo cắt một vòng da ếch gần khớp gối rồi lột da từ đó xuống đến
ngón chân. Lặp lại thí nghiệm trên với dung dịch H2SO4 1%, quan sát hiện tượng và giải thích.

19


Thực hành Sinh Lý Người Và Động Vật
- Chân ếch còn lại để nguyên da, đưa kéo cắt dọc cơ đùi sau một đoạn khoảng 3cm rồi
dung móc thủy tinh gỡ tách dây thần kinh hông, Thử phản xạ co chân bằng thí nghiệm như trên
trong ba trường hợp

+ Bình thường
+ Dùng một sợi chỉ luồn dưới dây thần kinh và thắt chặt sau đó thí nghiệm
+ Đặt tinh thể muối ăn vào giữa các dây thần kinh, sau đó thí nghiệm
+ Dùng lửa hơ nóng đoạn dây thần kinh sau đó thí nghiệm
Quan sát các hiện tượng và giải thích.
IV. Viết tường trình và biện luận kết quả thí nghiệm.

20



×