Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

hoan tat vai 1-nhuom to tam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.21 KB, 17 trang )

NHUỘM TƠ TẰM

 Nhuộm Trực Tiếp
 Nhuộm Axit
 Nhuộm Hoạt Tính


LỜI GIỚI THIỆU:
• Nền kinh tế nước ta đang trên đà đổi mới
và phát triển, nhu cầu chất nhuộm và hữu
cơ dùng để nhuộm và in hoa các hàng dệt
và các mặt hàng hiếm như lụa tơ tằm tăng
lên nhanh chóng.

Tơ tằm là mặt hàng quý hiếm, dùng
trong may mặc các mặt hàng cao cấp, khả
năng sử dụng của xơ tơ tằm rất linh động ,
có thể sử dụng may các mặt hàng mặc
mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
• Tơ tằm có bề mặt ánh sáng bóng, mòn ,
óng ả. Xơ tơ tằm có độ bền cao và có
khả năng hút ẩm tốt, có độ đàn hồi tốt,
nó khá bền đối với axít vô cơ lõang và axit
hữu cơ đậm đặc .
• Tuy nhiên, khả năng chống chòu với bazo
kém và nhạy cảm với ánh sáng.


NHUỘM TƠ TẰM:

• Tơ tằm sau khi đã qua xử lý làm sạch ở


điều kiện sản xuất cũng phải xử lý
thêm trong dung dòch: NH4OH 25%:3M/L, natri
hexametaphotphat: 2G/L, nhiệt độ 50oc , thời
gian 20ph, sau đó giặt nóng và làm lạnh.
• Có thể dùng các thuốc nhuộm sau đây
để nhuộm tơ tằm:


Thuốc nhuộm trực tiếp.



Thuốc nhuộm axít.



Thuốc nhuộm họat tính.


• 1) THUỐC NHUỘM TRỰC TIẾP:






Thuốc nhuộm trực tiếp hay còn gọi là thuốc
nhuộm tự bắt màu là những hợp chất mảu
hòa tan trong nước, có khả năng tự bắt
màu vào một số vật liệu như tơ tằm một

cách trực tiếp nhờ các lực hấp phụ trong
mội trường trung tính hoặc kiềm.
Khi chuẩn bò dung dòch nhuộm với những
thuốc nhuộm trực tiếp khó tan cần phải
thêm natricacbonat vào máng để tạo môi
trường kiềm yếu.
Thuốc nhuộm trực tiếp có ưu điểm là đủ
gam màu từ vàng đến đen, màu tương đối
tươi, song nhiều thuốc nhuộm kém bền màu
với giặt và ánh sáng. Độ bền màu và
ánh sáng của nhiều thuốc nhuộm trực tiếp
sẽ thay đổi khi nhuộm cho các vật liệu khác
nhau.


• Thí dụ một số thuốc nhuộm kém bền
màu khi nhuộm cho xơ bông nhưng lại rất
bền màu khi nhuộm cho lụa tơ tằm.
• Thành phần nhuộm và công nghệ nhuộm
cũng tương tự như vải bông, điều khác
chủ yếu là phải khống chế trụ số PH
để không ảnh hưởng đến độ bền của tơ
(PH=8-8.5), ít phải dùng muối ăn và
không cần hãm màu.
• Những thuốc nhuộm trực tiếp dùng riêng
cho tơ tằm : Benzyl, Chlorantine (hãng CibaGeigy); Colozol (hãng Colourtex); Atul (hãng
Atul); Solar (hãng Sandoz); Rono sunfast
(hãng IDI), Incomine (hãng INDOKEM)……



• 2) THUỐC NHUỘM AXIT:
• Thuốc nhuộm axit là lớp thuốc nhuộm có đủ gam màu,
màu của chúng tươi và ánh hơn nhiều so với loại thuốc
nhuộm khác, chúng được dùng để nhuộm len, tơ tằm và
polyamid, là những xơ mà trong phân tử của chúng có
chứa nhóm amin (NH2) tự do. Độ bền màu với gia công
ướt và ánh sáng của đa số thuốc nhuộm axit chiếm vị trí
trung bình.
• Các loại thuốc nhuộm axit có đặc điểm chung là hòa tan
trong nước, có phạm vi sử dụng rộng, ngoài mục đích
nhuộm các loại xơ trên, một số được dùng để nhuộm
lông thú và nhuộm da.


 Lớp thuốc nhuộm này có tên là “axit” vì chúng bắt màu
vào xơ trong môi trường axit, còn bản thân thuốc
nhuộm thì có phản ứng trung tính.
 Theo tính chất kỹ thuật thuốc nhuộm axit được chia
thành 3 nhóm:


Thuốc nhuộm axit thông thường;



Thuốc nhuộm axit cầm màu;



Thuốc nhuộm axit chứa kim loại.





a) Thuốc nhuộm axit thông thường:



Loại thuốc nhuộm này có gam màu rất rộng, màu
thuần sắc và tươi, độ bền màu với gia công ướt cao
nhưng độ bền màu với ánh sáng chỉ đạt cấp trung
bình.
Theo cấu tạo hóa học thì thuốc nhuộm axit thông
thường chủ yếu là:
Dẫn xuất azo.
Dẫn xuất antraquinon.








Thuốc nhuộm azoaxit:

• Trong số các thuốc nhuộm azoaxit chỉ có loại monoazo
và điazo là có nghĩa thực tiễn, loại polyazo ít gặp vì phân
tử của chúng quá lớn.
• Thuốc nhuộm monoazo axit do có phân tử nhỏ nên có

chủ yếu các gam màu vàng, màu da cam và màu đỏ; đa
số chúng là dẫn xuất của azobenzen, benzonaphtalen,
pirazolon.
• Thuốc nhuộm điazo axit chiếm tỷ lệ lớn trong số các
thuốc nhuộm azoaxit, chúng có các gam màu vàng, da
cam, đỏ nhưng chủ yếu là các màu xanh và đen.



Thuốc nhuộm axit antraquinon
• Vì là dẫn xuất của antraquinon nên thuốc nhuộm axit loại
này có độ bền màu cao hoặc rất cao với giặt và ánh sáng,
màu tươi và thuần sắc. Ngoài nhóm Natri sunfonat trong
nhân antraquinon còn chứa các nhóm khác như : OH, NH 2.
Khi các nhóm này nằm ở vị trí thích hợp thì thuốc nhuộm
có thể tạo phức với ion kim loại làm cho màu bền hơn.
• Tơ tằm nhuộm bằng thuốc nhuộm này lúc đầu có màu đỏ
khi tạo phức với muối crom thì chuyển thành màu đỏ lựu,
bền màu với ánh sáng, gia công ướt và cán mịn.
• Tuy công nghệ nhuộm phức tạp nhưng những thuốc nhuộm
khó đều màu sẽ đạt được độ bền màu cao với gia công ướt
và ánh sáng, hơn nữa lại có thể nhuộm trong môi trường
axit yếu và trung tính nên có thể thiết lập công nghệ nhuộm
các loại vải pha từ xơ, len hoặc tơ tằm bằng hỗn hợp thuốc
nhuộm thích hợp.




b)Thuốc nhuộm axit crom (thuốc nhuộm axit cầm

màu):



Một số thuốc nhuộm vừa có các tính chất như thuốc
nhuộm axit thông thường vừa có khả năng tạo phức
với muối kim loại,chủ yếu là muối crom nên được xếp
riêng thành 1 nhóm gọi là thuốc nhuộm axit crom hay
thuốc nhuộm axit cầm màu.










c)Thuốc nhuộm axit chứa kim loại:
Để đơn giản hóa quá trình chuẩn bị và nhuộm vật liệu,
người ta đã chế tạo ra loại thuốc nhuộm chứa sẵn nguyên
tử kim loại trong phân tử của chúng bao gồm:
Thuốc nhuộm chứa kim loại 1:1 : kim loại tạo phức dùng
chủ yếu là crom hóa trị ba.
Có tính chất dễ hòa tan trong nước, dễ đều màu, màu
tươi và bắt màu vào vật liệu trong môi trường axit mạnh.
Thuốc nhuộm chứa kim loại 1:2 : kim loại tạo phức
ngoài crom còn dùng thêm coban hóa trị ba.
Có tính chất khó hòa tan trong nước và khó đều màu nên

phải dùng các chất trợ nhuộm cần thiết mới có thể đạt
được độ đều màu cao. Ít nhạy cảm với nước cứng và các
ion kim loại có trong nước như đồng, sắt, crom...


• Để tạo cho thuốc nhuộm có độ hòa tan cần thiết người ta
đưa vào phân tử của chúng các nhóm ưa nước như
Sunfamit (-SO2NH2), metylsunfon (-SO2CH3), chỉ giữ lại
một phần nhóm Natri sunfonat. Vì nguyên tử kim loại
(thường là crom) đã được bão hòa bằng các liên kết phối
trí nội phân tử, chúng không còn khả năng liên kết phối
trí với vật liệu nữa. Chúng liên kết với các vật liệu từ
protein (len, tơ tằm, da thuộc, lông thú) bằng liên kết
ion, liên kết hidro và liên kết Van der Waals trong môi
trường axit yếu (pH= 5-6), và cả môi trường trung tính.
• Thuốc nhuộm chứa kim loại 1:2 do có thể nhuộm trong
môi trường axit yếu nên được dùng nhiều để nhuộm tơ
tằm.


• 3) THUỐC NHUỘM HOẠT TÍNH:
• Thuốc nhuộm hoạt tính là những hợp chất màu mà
trong phân tử của chúng có chứa các nhóm nguyên tử có
thể thực hiện mối liên kết hóa trị với vật liệu nói chung
và xơ dệt nói riêng trong quá trình nhuộm.
• Nhờ vậy mà chúng có độ bền màu cao với gia công ướt,
ma sát và nhiều chỉ tiêu khác nữa.
• Thuốc nhuộm hoạt tính có đủ gam màu, màu tươi và
thuần sắc, công nghệ nhuộm đa dạng và không quá phức
tạp, vì vậy nên tuy mới ra đời năm 1956 đến nay đã

được sản xuất với khối lượng lớn và sử dụng khá phổ
biến.
• Chúng được dùng để nhuộm và in hoa cho tơ tằm, len,
vật liệu từ xơ polyamit, xenlulo.


• Trong điều kiện nhuộm, khi tiếp xúc với vật liệu thuốc
nhuộm hoạt tính sẽ tham gia đồng thời vào hai phản ứng
: với vật liệu và phản ứng thủy phân.
• Phản ứng với vật liệu (xơ) là phản ứng chính có dạng
tổng quát:
• S – Ar – T – X + HO – Xơ  A – Ar – T – O – Xơ + HX
• Phản ứng thủy phân là phản ứng phụ làm giảm hiệu
suất sử dụng của thuốc nhuộm, có dạng tổng quát:
• S – Ar – T – X + HOH  S – Ar – T – OH + HX


Ưu điểm
• Có gam màu rộng.
• Màu tươi và thuần sắc.
• Có độ bền màu cao với gia công ướt.
• Phương pháp nhuộm đa dạng.
• Dễ tái lập lại màu.
• Dễ làm sạch nước thải.Giá thành vừa phải.


Nhược điểm
• Khó giặt sạch phần thuốc nhuộm bị thủy phân.
• Chu kỳ nhuộm dài.
• Tốn nhiều hóa chất.

• Độ bền màu với ánh sáng không cao nhất là các màu đỏ
và da cam.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×