Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn, phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 89 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và PTNT

Tr-ờng đại học lâm nghiệp

..............................

TRần thị trang

VAi trò của lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững
tài nguyên rừng tại khu vực vùng đệm
V-ờn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ

Chuyên ngành: Lâm Học
Mã số: 4.04.04

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp


Phú Thọ - 2006
Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và PTNT

Tr-ờng đại học lâm nghiệp

*****************

TRần thị trang


VAi trò của lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững
tài nguyên rừng tại khu vực vùng đệm
V-ờn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ

Chuyên ngành: Lâm Học
Mã số: 4.04.04

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Ng-ời h-ớng dẫn:
TS. Phạm Xuân Hoàn

Phú Thọ - 2006



1

Mở đầu
Lâm sản ngoài gỗ là một tiềm năng to lớn của tài nguyên rừng nhiệt
đới, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững tài nguyên rừng, đồng
thời đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội địa ph-ơng. Là nguồn tài nguyên
gắn bó và không thể thiếu đ-ợc trong đời sống của cộng đồng dân c- sống ở
gần rừng.
Tuy nhiên, vai trò của LSNG cho đến nay vẫn ch-a đ-ợc đánh giá đúng
mức, hạn chế này đã làm cho LSNG nghèo kiệt đi, cùng với diện tích rừng tự
nhiên bị suy giảm, và đã có ảnh h-ởng rất nhiều tới cuộc sống của c- dân
sống dựa vào rừng. Mặt khác, ở các v-ờn quốc gia hay khu bảo tồn thiên
nhiên phát triển rừng trở thành một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Vì bảo tồn
rừng, việc khai thác gỗ bị hạn chế, và vì thế LSNG đ-ợc coi là một thay thế

hữu dụng nhất của ng-ời dân nhằm bảo đảm cuộc sống.
Tại vùng đệm V-ờn quốc gia Xuân Sơn, việc sử dụng LSNG đã gắn liền
với sự sinh tồn của các cộng đồng dân c- (Dao, Kinh, M-ờng), góp phần giải
quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của ng-ời dân. Nh-ng do
tập quán canh tác của ng-ời dân lạc hậu, ch-a có biện pháp sử dụng đất, rừng
hợp lý, cùng với sức ép của nhu cầu l-ơng thực, thực phẩm, gỗ củi ngày càng
bức thiết đã làm cho LSNG ngày càng bị suy giảm cả về số l-ợng và chất
l-ợng.
Tr-ớc thực tế đó, việc làm sao để quản lý bền vững đ-ợc tài nguyên rừng
là một đòi hỏi cấp bách. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần hỗ trợ, tác động thế nào
để họ có thể quản lý và sử dụng hợp lý LSNG và tài nguyên rừng đ-ợc giao.
Nhằm vừa nâng cao đ-ợc đời sống vật chất và tinh thần cho họ vừa bảo vệ
đ-ợc tài nguyên rừng. Trong tr-ờng hợp này thì quản lý, phát triển LSNG là
một lựa chọn khả thi nhất để thực hiện đ-ợc mục tiêu quản lý rừng bền vững.
Nhận thức đ-ợc vai trò to lớn của LSNG trong việc cấu thành tài nguyên
rừng và hiểu rằng nhiều giá trị của nó là không thể thay thế đ-ợc nên VQG


2

Xuân Sơn đã đặc biệt chú trọng, tìm tòi và nghiên cứu h-ớng phát triển LSNG
cho phù hợp với điều kiện cụ thể của khu vực và đã đ-a ra đ-ợc một số mô
hình gây trồng LSNG nh-: Trồng rừng phòng hộ bằng cây chè shan, giổi
xanh,... Tuy nhiên, các mô hình này ch-a đem lại hiệu quả rõ ràng đối với
cuộc sống ng-ời dân nên tài nguyên LSNG vẫn nằm trong tình trạng bị đe doạ
cùng với sự suy giảm của tài nguyên rừng.
Có hàng loạt câu hỏi đang đặt ra nh-:
Thực trạng tài nguyên rừng, LSNG và vai trò của LSNG đối với đời
sống cộng đồng nh- thế nào?
Tiềm năng của chúng ra sao ?

Kinh nghiệm và trở ngại trong quá trình quản lý, sử dụng LSNG là gì?
Cần có những giải pháp nào để giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn
rừng với phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm của V-ờn?
Để góp phần giải quyết những tồn tại nêu trên đề tài: "Vai trò của
Lâm sản ngoài gỗ trong quản lý bền vững tài nguyên rừng tại vùng đệm
V-ờn Quốc Gia Xuân Sơn - Phú Thọ" đã đ-ợc thực hiện


3

Ch-ơng 1
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.Một số Khái niệm cơ bản
- Quản lý rừng bền vững
Rừng từ sự thu hoạch lâu bền chuyển sang phát triển bền vững, chủ yếu
là do tài nguyên rừng không đủ, tăng tr-ởng rừng có hạn. Chuyển biến này là
do quản lý kinh doanh rừng biến thành quản lý kinh doanh hệ sinh thái rừng,
thông qua kinh doanh bền vững để đạt đến phát triển bền vững.
Phát triển lâm nghiệp và phát triển rừng bền vững bao hàm cả phát triển
bền vững. Lâm nghiệp bền vững là loại hình kinh doanh rừng vừa thoả mãn
nhu cầu ng-ời hiện tại lại không ph-ơng hại đến năng lực nhu cầu của thế hệ
con cháu. Tức là lâm nghiệp bền vững không chỉ bền vững về năng lực tiềm
tại về sinh thái rừng, mà còn phải bền vững về sản phẩm và các loại dịch vụ
khác.
Theo Jeff Remm (Mỹ), nội dung phát triển rừng bền vững có mấy nội dung
chính nh- sau:
(1) Tạo nên điều kiện bên ngoài tốt, không ngừng nâng cao chất
l-ợng rừng.
(2) Mở rộng mậu dịch và hợp tác để kết hợp lợi dụng và phát triển
rừng.

(3) Kinh doanh nhiều tầng thứ, quản lý theo qui luật, có sự hỗ trợ từ
bên ngoài.
(4) Vì rừng t-ơng lai mà tiến hành thiết kế và đầu t- phát triển rừng.
(5) ý thức đổi mới.
Năm 1990, Bộ tr-ởng lâm nghiêp Canađa J.S Maini đã định nghĩa phát
triển lâm nghiệp bền vững nh- sau: Phát triển lâm nghiệp bền vững là phát
triển bền vững giá trị đất rừng và các loại môi tr-ờng , bảo đảm sức sản xuất


4

của đất rừng và năng lực tái sinh, bảo vệ tính đa dạng sinh học của HST
rừng. Ông cho rằng thu hoạch lâu bền chỉ là một bộ phận của phát triển bền
vững và phải chú trọng kinh doanh rừng tổng hợp, bảo đảm tính hoàn chỉnh
của môi tr-ờng rừng và bảo đảm khả năng chọn lọc trong t-ơng lai.
Năm 1992, Hội nghị môi tr-ờng và phát triển LHQ đã nêu ra lời kêu
gọi mang tính nguyên tắc về rừng là Nên lấy quản lý theo ph-ơng thức bền
vững tài nguyên rừng và đất rừng để thoả mãn nhu cầu về các mặt xã hội, kinh
tế, văn hoá và tinh thần của ng-ời hiện tại và thế hệ con cháu. Những sản
phẩm đó nh- gỗ, sản phẩm từ gỗ, n-ớc, l-ơng thực, thức ăn, y d-ợc, chất đốt,
nhà ở, nghề nghiệp, vui chơi, nơi ở của động vật hoang dã, tính đa dạng của
phong cảnh và các sản phẩm khác của rừng. Phải áp dụng mọi biện pháp bảo
vệ rừng để tránh sự ô nhiễm, cháy rừng, sâu bệnh, ... để giữ gìn toàn bộ những
giá trị của rừng.
Lâm nghiệp bền vững không có nghĩa là áp dụng tái sinh tự nhiên, sử
dụng kỹ thuật lâm sinh hiệu quả thấp và lỗi thời, mà phải đi tìm lâm nghiệp
sinh thái hiện đại, vận dụng tri thức khoa học hiện đại để thiết kế và thực thi
kỹ thuật lâm sinh thích hợp với nguyên tắc sinh thái học và các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh t-ơng ứng..
- Vùng đệm

Tại Hội nghị về Khu bảo tồn và VQG lần thứ III do IUNC tổ chức tại
Bali năm 1982 đã đề cập đến việc đáp ứng nhu cầu của ng-ời dân địa ph-ơng
thông qua việc xây dựng các vùng đệm. Vấn đề này đã đ-ợc thảo luận nhiều
hơn trong Hội nghị MAB/UNESCO về ch-ơng trình hành động cho các khu
bảo tồn sinh quyển, đ-ợc tổ chức tại Minsk (Liên Xô cũ) năm 1984. Trên cơ
sở đó có rất nhiều khái niệm về vùng đệm đ-ợc đ-a ra [16].
Theo Jeffey Sayer (1991): Vùng đệm là vùng đất nằm xung quanh
VQG hay KBT mà ở đó việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có hạn chế,


5

hay ở đó các biện pháp quản lý đặc biệt về phát triển nhằm nâng cao hiệu quả
của việc bảo vệ".
Michael Brow Barbara uryckoff- Baird (1994) cho rằng: "Vùng đệm là
vùng nằm trong hoặc tiếp giáp với khu bảo tồn, tại đó mối quan hệ hài hoà
giữa môi tr-ờng tự nhiên và con ng-ời đ-ợc chú trọng, mục tiêu của việc quản
lý vùng đệm là tối -u hoá những giá trị văn hoá, xã hội, sinh thái và tài
nguyên thông qua việc quản lý tích cực, thích ứng, công bằng với tất cả các
nhóm và cho phép thay đổi giá trị về thời gian".
Tại Hội thảo quốc gia về sự tham gia của CĐ ĐP trong quản lý các khu
bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đ-ợc tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh từ
ngày 17-18 tháng 12 năm 1997, khái niệm vùng đệm đã đ-ợc đ-a ra thảo
luận, một số khái niệm đ-ợc đề cập tới trong hội thảo [20]
Vùng đệm là "Vùng đất nằm ngoài KBT hay VQG, tại đó việc sử dụng
đất đã phần nào đ-ợc hạn chế, nhằm tạo thành một vành đai bảo vệ bổ sung
cho KBT đồng thời giúp cho nhân dân sinh sống trong vùng đ-ợc bù đắp phần
nào những thiệt thòi do việc thành lập các KBT đó gây ra" (Mackinnon, 1981,
1986).
"Vùng đệm là vùng tiếp giáp với khu bảo vệ bao quanh toàn bộ hay một

phần của khu bảo vệ, vùng đệm nằm ngoài diện tích khu bảo vệ và không
thuộc quyền quản lý sử dụng của Ban quản lý bảo vệ" (Quyết định số 1586
LN/KL ngày 13/7/1993).
"Vùng đệm là vùng rừng hoặc đất đai có dân c- sinh sống bao quanh
hoặc nằm sát danh giới các khu rừng đặc dụng hoặc KBT TN. Việc thành lập
vùng đệm nhằm làm giảm áp lực của dân địa ph-ơng đối với khu vực cần bảo
vệ" (Thuật ngữ Lâm nghiệp, 1996) [27].
Gilmour, D.A và Nguyễn Văn Sản đã định nghĩa vùng đệm là "Những
vùng đ-ợc xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có tài nguyên rừng, nằm


6

ngoài ranh giới của KBT và đ-ợc quản lý để nâng cao việc bảo tồn của khu
bảo tồn và chính vùng đệm đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống
quanh KBT. Điều này đ-ợc thực hiện bằng cách áp dụng các hoạt động phát
triển đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đời sống c- dân sống trong vùng
đệm"[6].
Theo điều 8 của "Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và
rừng sản xuất là rừng tự nhiên" ban hành theo quyết định số 08/2001/QĐ TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 thì "Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc
vùng đất có mặt n-ớc nằm sát ranh giới của các VQG và KBT TN; có tác
động ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng. Mọi hoạt
động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản
lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm;
cấm săn bắn, bẫy các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là
đối t-ợng bảo vệ" [26].
Những khái niệm trên cho thấy: mặc dù ch-a thống nhất để đi đến một
định nghĩa chung nh-ng có thể tìm thấy một số điểm nhất trí cơ bản sau:
- Vùng đệm là vùng đất nằm bao quanh khu bảo tồn, nh-ng không tính
vào diện tích của khu bảo tồn.

- Vùng đệm có c- dân sinh sống và diễn ra các hoạt động kinh tế- dân
sinh và chịu sự quản lý của chính quyền địa ph-ơng.
- Các hoạt động ở vùng đệm nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội địa ph-ơng.
Nh- vậy, mục đích của vùng đệm là để ngăn chặn những tác động có
hại đối với tài nguyên tại các KBT TN và VQG.
- Lâm sản ngoài gỗ
Debeer (1989) đã đ-a ra định nghĩa về LSNG là " Tất cả các vật liệu
sinh học khác gỗ mà chúng đ-ợc khai thác từ rừng tự nhiên để phục vụ nhu
cầu tiêu dùng của loài ng-ời. LSNG bao gồm: Thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh


7

dâù, nhựa cây, keo dán, nhựa mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật
hoang daị (các sản phẩm và động vật sống), chất đốt và các nguyên liệu thô,
song, mây, tre, nứa, trúc, gỗ nhỏ và gỗ cho sợi".
Theo quan niệm này, LSNG bao gồm mọi sản phẩm hữu hình (khác gỗ)
có nguồn gốc sinh vật đ-ợc khai thác từ rừng tự nhiên. Quan niệm này ch-a đề
cập đầy đủ đến các sản phẩm khác gỗ của rừng trồng, của hệ canh tác NLKH.
Năm 1992, FAO đã định nghĩa về LSNG nh- sau: "Tất cả các sản
phẩm dịch vụ cho sử dụng vào mục đích th-ơng mại, công nghiệp và nhu cầu
sống mà không phải là gỗ, thu đ-ợc từ rừng và sinh khối của nó mà có thể
đ-ợc khai thác bền vững, có nghĩa là đ-ợc khai thác từ hệ sinh thái rừng với
số l-ợng và cách thức sao cho không làm thay đổi các chức năng cơ bản của
rừng".
Với việc đề cập đến các ph-ơng thức khai thác bền vững để đảm bảo
các chức năng cơ bản của rừng, định nghĩa này đã làm sáng tỏ vai trò của
LSNG với việc phát triển bền vững tài nguyên rừng.
Theo tổ chức t- vấn về LSNG của châu Phi (1993): "Tất cả các sản

phẩm thực vật (trừ gỗ) và động vật thu đ-ợc từ rừng và từ các vùng đất có cây
gỗ khác cũng nh- từ các cây gỗ bên ngoài rừng, loại trừ gỗ xây dựng cơ bản,
gỗ năng l-ợng và các sản phẩm từ v-ờn cùng các cây trồng vật nuôi, thì đều
đ-ợc gọi là LSNG"
Nh- vậy, theo quan niệm này, LSNG bao gồm cả các sản phẩm thu
đ-ợc từ tất cả các cây gỗ bên ngoài rừng của bất kỳ loại hình sử dụng đất nào
nên có thể dẫn đến một số bất ổn nh- đã nêu trên. Sự loại trừ gỗ xây dựng cơ
bản ra khỏi phạm vi LSNG chỉ có thể ngụ ý bao gồm các loại gỗ không dùng
trong xây dựng cơ bản, trong xây dựng nông thôn, trong các nghề thủ công,
mỹ nghệ vv


8

Herman - Haeruman Js (1995): "Các LSNG nhìn chung bao gồm các
sản phẩm hữu hình không phải là gỗ, gỗ nhiên liệu và than củi thu đ-ợc từ
rừng hoặc các thực vật thân gỗ"
Định nghĩa này đã không đề cập đến một chức năng vô cùng quan trọng
của LSNG, đó là các dịch vụ thu đ-ợc từ rừng.
FAO (1995) đã chỉ rõ yêu cầu của định nghĩa LSNG là: Định nghĩa vừa
phải diễn tả rõ ràng đ-ợc ý nghĩa của thuật ngữ LSNG, phải vừa xác định đ-ợc
chính xác giới hạn, phạm vi và đặc tr-ng của nó. Từ đó FAO (1995) đã đ-a ra
định nghĩa về LSNG nh- sau:
"LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật (trừ gỗ) và
các dịch vụ thu đ-ợc từ rừng hoặc từ các kiểu sử dụng đất t-ơng tự rừng".
Định nghĩa này đã nhận biết đ-ợc về chức năng dịch vụ quan trọng
đang gia tăng của tài nguyên LSNG đặc biệt là Du lịch sinh thái - một ngành
công nghiệp đang phát triển rất nhanh trên thế giới. Vì thế, rừng, vùng hoang
dã, động vật hoang dại là những thành phần của nền du lịch sinh thái đ-ợc
nhận biết trong phạm vi cuả LSNG.

Mặc dù trên thế giới đã có rất nhiều quan niệm về LSNG và chúng có
thể thay đổi chút ít phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, vào quan điểm và
nhu cầu khác nhau nh-ng ở n-ớc ta thuật ngữ LSNG vẫn ch-a đ-ợc đ-a vào cả
trong từ điển tiếng Việt lẫn thuật ngữ lâm nghiệp để sử dụng thống nhất, đồng
thời để giúp mọi ng-ời có quan niệm đúng đắn về LSNG làm cơ sở cho công
tác quản lý tài nguyên rừng tổng hợp và bền vững. Bởi vậy, từ việc phân tích
và tổng luận các quan điểm, quan niệm của nhiều tác giả trên thế giới về
LSNG, đề tài đã nhận thức về LSNG nh- sau:
"LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật (trừ gỗ) và
các dịch vụ thu đ-ợc từ rừng hoặc từ các kiểu sử dụng đất t-ơng tự rừng".
(FAO: 1995)


9

1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Các nghiên cứu về bảo tồn tài nguyên rừng gắn với hoạt động
sinh kế của CĐĐP.
Trên thế giới cộng đồng quốc tế đã có nhiều nghiên cứu nhằm nỗ lực
làm thay đổi chiến l-ợc bảo tồn từ đầu năm 1980. Một chiến l-ợc bảo tồn mới
dần đ-ợc hình thành và khẳng định tính -u việt, đó là liên kết quản lý KBT
TN và VQG với các hoạt động sinh kế của các CĐ ĐP, cần thiết có sự tham
gia bình đẳng của các cộng đồng trên cơ sở tôn trọng nền văn hoá trong quá
trình xây dựng các quyết định.
Nhiều kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn của các KBT TN và
VQG khẳng định rằng để quản lý thành công cần dựa vào mô hình quản lý
gắn bảo tồn đa dạng sinh học với bảo tồn văn hoá của CĐ ĐP. ở VQG Kakadu
(australia), những ng-ời dân thổ dân chẳng những đ-ợc sống chung với VQG
một cách hợp pháp mà họ còn đ-ợc thừa nhận là chủ hợp pháp của VQG và

đ-ợc tham gia quản lý VQG thông qua các đại diện của họ trong Ban quản lý.
Tại VQG Wasur (Indonesia) vẫn tồn tại 13 làng bản với cuộc sống gắn với săn
bắn cổ truyền [25].
Một thử nghiệm của dự án "Quản lý rừng bền vững thông qua sự cộng
tác" thực hiện tại Phu kheio Wildlife Santuary, tỉnh Chaiyaphum ở miền Đông
Bắc Thái Lan. Kết quả chỉ ra rằng điều căn bản để quản lý bền vững tài
nguyên là phải thu hút sự tham gia của các bên liên quan và đặc biệt là phải
bao gồm cả phát triển CĐ ĐP bằng các hoạt động làm tăng thu nhập của họ
[42]
1.2.1.2. Các nghiên cứu về vai trò của LSNG
Giá trị kinh tế - xã hội của LSNG thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau,
từ cung cấp l-ơng thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu thủ công
mỹ nghệ, d-ợc phẩm đến giải quyết công ăn việc làm, phát triển ngành nghề,


10

bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, tôn tạo nét đẹp văn hoá, xoá đói giảm
nghèo, nâng cao đời sống nhiều mặt cho ng-ời dân, đặc biệt là những ng-ời
nghèo (FAO, 1994; Sharma, 1995). Tầm quan trọng đó của LSNG đối với các
n-ớc nhiệt đới đã đ-ợc thừa nhận, nh- ở Thái Lan, trong năm 1987 đã xuất
khẩu đạt giá trị 23 triệu USD, ở Indonesia cũng trong năm đó đạt giá trị 238
triệu USD và ở Malaysia 1986 xuất khẩu hàng hoá sản xuất từ LSNG đạt xấp
xỉ 11 triệu USD (Tenne, 1986).
Nếu giá trị của rừng bao gồm giá trị lâm sản và giá trị sinh thái thì trong
đó giá trị sinh thái của rừng cao hơn rất nhiều và giá trị của LSNG không hề
thua kém giá trị của lâm sản gỗ. Bằng kinh nghiệm, các tổ chức quốc tế đã
đ-a ra số liệu sau (bảng 2.1):
Bảng 1.1. Giá trị của rừng và LSNG ở một số quốc gia trên thế giới
Quốc gia


Giá trị sinh thái

Giá trị lâm sản (%)

(%)

Toàn bộ

Lâm sản Gỗ

LSNG

Nhật Bản

96

4

2.0

2.0

CHLB Đức

93

7

4.1


2.9

LB Nga

70

30

20.1

9.9

Phần Lan

76

24

13.4

10.6

Việt Nam

75

25

12.5


12.5

ấn Độ

80

20

10.0

10.0

Lào

80

20

10.0

10.0

Trung Quốc

93

7

4.0


3.0

Nguồn: FAO (1997), IUCN (1999).

Nh- vậy, ở nhiều quốc gia giá trị của LSNG đ-ợc -ớc tính xấp xỉ với
giá trị của lâm sản gỗ. Vì vậy nếu coi lâm sản gỗ là nguồn thu nhập duy nhất
trong kinh doanh rừng thì chúng ta đã bỏ phí một nguồn lợi khác t-ơng đ-ơng
với nó.
- Nghiên cứu của Mayer (1980) cho thấy 60% tổng sản phẩm phi gỗ
đ-ợc tiêu thụ bởi ng-ời địa ph-ơng và không bao giờ tính ra đ-ợc tiền mặt [3]


11

- ở ấn Độ (1982) LSNG chiếm gần 40% giá trị lâm sản và 60% giá trị
lâm sản xuất khẩu, Indonesia (1989) thu đ-ợc 436 triệu USD từ LSNG.
Padoch (1988), Bele (1989) qua nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Rừng nhiệt đới có
vai trò quan trọng trong cuộc sống của ng-ời dân địa ph-ơng một phần là ở
khả năng cung cấp lâm sản ngoài gỗ. Mayer (1988) đã tính toán rằng, một khu
rừng nhiệt đới có diện tích 50.000ha nếu đ-ợc quản lý tốt sẽ cung cấp đều đặn
200 đô la Mỹ/ha/năm từ sản phẩm động vật hoang dã, còn nếu đốn gỗ chỉ cho
thu nhập xấp xỉ 150 USD/ha/năm. Peter và cộng sự (1989) đã tính toán thu
nhập từ lâm sản gỗ và LSNG trên một ha rừng nhiệt đới vùng Amazon đạt
6.820USD/ha/năm [3]
Nghiên cứu của Peter (1989) chỉ ra rằng việc khai thác nhựa của rừng
nguyên sinh ở Peru đã cho kết quả là thu nhập cao hơn so với bất kỳ việc sử
dụng vùng đất nào gồm cây gỗ, bãi chăn thả và canh tác nông nghiệp, n-ơng
rẫy
Blick và Mendelsohn (1992) chỉ ra rằng giá trị về mặt y học trên một ha

rừng thứ sinh ở Beliz cũng cao hơn giá trị thu đ-ợc từ nông nghiệp.
Medelsohn (1992) đã căn cứ vào giá trị sử dụng của LSNG để phân ra
thành 5 nhóm các sản phẩm: Thực vật ăn đ-ợc; keo dán và nhựa; thuốc
nhuộm, tanin cho sợi và cây làm thuốc. Ông đã căn cứ vào thị tr-ờng tiêu thụ
để phân ra lâm sản thành 3 nhóm: nhóm bán trên thị tr-ờng, nhóm bán ở địa
ph-ơng, và nhóm sử dụng trực tiếp bởi ng-ời thu hoạch. Trong đó nhóm thứ 3
th-ờng chiếm giá trị rất cao nh-ng rất khó định l-ợng chúng.
- De Beer (1996): Rừng và LSNG là nguồn sống chủ yếu của ít nhất 27
triệu ng-ời ở vùng Đông Nam á. Giá trị thu nhập hiện tại từ LSNG có thể lớn
hơn giá trị thu nhập hiện tại từ bất kỳ loại hình sử dụng đất nào (Peter, 1989).
Bảo tồn có khai thác ít nhất ở một số địa ph-ơng cũng đ-ợc -u tiên hơn về mặt
kinh tế so với loại hình sử dụng đất khác (Balick và mendelsohn, 1992). Cần
lồng ghép các đối t-ợng bảo tồn vào kế hoạch sử dụng đất để thu đ-ợc tối đa


12

lợi ích và tạo ra sản l-ợng lâu bền (IUCN, 1980; Mackinnon, 1986) [13]. Việc
khai thác LSNG th-ờng ít phá huỷ hệ sinh thái hơn so với các loại hình sử
dụng đất khác. Vì vậy, bằng cách duy trì tính nguyên vẹn của rừng tự nhiên,
việc bảo tồn có khai thác có thể nuôi d-ỡng đ-ợc tính đa dạng sinh học cơ bản
và bảo vệ môi tr-ờng sinh thái; và nền kinh tế có khai thác sẽ cung cấp những
tài nguyên cần thiết cho một phần xã hội một cách bền vững (Mendelsohn,
1992).
1.2.1.3. Các nghiên cứu về tiềm năng của LSNG
Hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới là một hệ sinh thái hoàn hảo và đầy đủ
với khu hệ hệ động thực vật phong phú và đa dạng nhất hành tinh: Van Steenis
(1956). Vì vậy việc tận dụng triệt để mọi tiềm năng của rừng nhiệt đới ẩm để
kinh doanh toàn diện, lợi dụng tổng hợp, trong đó có kinh doanh và lợi dụng
LSNG là hết sức cần thiết.

- Rừng nhiệt đới tuy chỉ chiếm 7% bề mặt trái đất nh-ng trong đó chứa
đựng gần 90% tổng số loài thực vật của trái đất (Mc Nell et al, 1990)
- Năm 1987, Wilson đã tìm thấy quanh một gốc cây họ Đậu ở Peru có
tới 43 loài kiến, thuộc 26 giống, bằng toàn bộ khu hệ kiến có mặt tại n-ớc
Anh.
- Tại Borneo (Malaysia), ng-ời ta cũng đã tìm thấy 1000 loài cây khác
nhau trên 10 ô điều tra có diện tích 1ha, con số này gấp r-ỡi số loài cây có ở
Bắc Mỹ (Mỹ và Canada chỉ có 700 loài)
- Tại Đông Nam á, rừng nhiệt đới và đặc biệt là rừng m-a có mức độ đa
dạng sinh học rất cao. Tại Malaysia có ít nhất 40000 loài thực vật, Indonesia
có 20.000 loài, Thái Lan có 12.000 loài, số loài thực vật ở Đông D-ơng (Việt
Nam, Laò và Campuchia) là 15.000 loài. Theo Van Steenis (1971) và Yap
(1994), Vùng Đông Nam á có 25 loài thực vật có hoa, bằng 10% tổng số loài
thực vật có hoa trên thế giới và có tới 40% số loài trên là đặc hữu.


13

1.2.1.4. Các nghiên cứu về giải pháp nâng cao vai trò của LSNG
Một số tổ chức quốc tế tiêu biểu trong hoạt động nghiên cứu về LSNG
(Bảng 1.2) đã đ-a ra các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của LSNG:
Bảng 1.2. Một số tổ chức quốc tế nghiên cứu về LSNG
Tên tổ chức nghiên cứu về LSNG

TT
1
2

3
4

5

6
7

8

9

Tên Việt Nam

Tên n-ớc tiếng anh

Tổ chức Nông l-ơng
thế giới
Trung tâm nghiên
cứu lâm nghiệp quốc
tế
Trung tâm nông lâm
kết hợp quốc tế
Viện Tài nguyên di
truyền thực vật
Tổ chức quốc tế về
tre nứa và song mây

Food and agriculture organization
of the United Nations
Center for International Forestry
Research


Tổ chức cây gỗ rừng
nhiệt đới
Trung tâm nghiên
cứu phát triển quốc
tế
Ch-ơng trình hỗ trợ
nghiên
cứu
lâm
nghiệp châu á Thái
Bình D-ơng
Hiệp hội bảo tồn thế
giới

International Tropical Timber
Organization
International Development
Research Center

IDRC

Forestry Support Progam for
Pacific asia

FORSPA

International Center for Research
on agroforestry International Plant Genetic
Resource Institute
International Organization on

Bamboo and Rattan

International Union for
Conservation of Nature

viết tắt
FAO
- CIFOR
ICRAF
IPGRI
INBAR
ITTO

IUCN

Những -u tiên nghiên cứu của các tổ chức này th-ờng khác nhau, tuỳ
thuộc vào sự thay đổi trong quan niệm về quản lý và sự sẵn có của tài nguyên
LSNG. Và những nghiên c-ú về LSNG tập trung chủ yếu vào các nhóm
nghiên cứu sau:
- Khảo sát tình hình nhằm cung cấp những hiểu biết chung về việc sử
dụng LSNG và tầm quan trọng cuả LSNG ở các mức độ khác nhau (hộ gia
đình, địa ph-ơng, quốc gia và quốc tế);


14

- Phát triển công nghệ để cải thiện quá trình chế biến và sử dụng LSNG;
- Nghiên cứu về canh tác LSNG;
- Nghiên cứu về kinh tế, xã hội, bao gồm cả nghiên cứu về thị tr-ờng
LSNG

Việc quan tâm đến công nghệ sau thu hoạch th-ờng ít ỏi, vì thế gây
lãng phí cả về số l-ợng và chất l-ợng trong quá trình thu hái, vận chuyển và
cất trữ sản phẩm LSNG (FAO -1995). Một số vấn đề nổi cộm trong sản xuất,
chế biến LSNG ở các n-ớc đang phát triển là hạn chế kỹ thuật khai thác và xử
lý sau thu hoạch; thiếu các nghiên cứu về phát triển giống loài cao sản; kỹ
thuật chế biến kém hiệu quả; thiếu các giải pháp điều chỉnh chất l-ợng; khó
khăn về thị tr-ờng và thiếu cán bộ đ-ợc đào tạo, v.v.
Năm 1992 Ch-ơng trình Rừng, cây và con ng-ời (FTPP) đã phát triển
các bản h-ớng dẫn cho việc tạo ra các hệ thống thông tin thị tr-ờng LSNG ở
mức địa ph-ơng. Ph-ơng pháp này đ-ợc kiểm nghiệm ở Bangladech và
Uganda năm 1993
1.2.2. ở Việt Nam
1.2.2.1. Các nghiên cứu về bảo tồn tài nguyên rừng gắn với hoạt động
sinh kế của CĐĐP.
Làm sao dung hoà đ-ợc mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển kinh tế
xã hội của các CĐ ĐP là lĩnh vực đã và đang đ-ợc nhiều nhà khoa học quan
tâm. Có thể tóm tắt một số công trình tiêu biểu sau:
Trong hai năm (1998 - 1999), Bùi Minh Vũ đã tiến hành một nghiên
cứu lớn tại 2 KBT TN và 8 VQG. Đề tài đánh giá điều kiện tự nhiên, tính đa
dạng sinh học và kinh tế xã hội của các điểm điều tra và đề xuất 3 tiêu chuẩn
xác định vùng đệm, đó là: Đ-ờng ranh giới phía trong và phía ngoài vùng đệm
tối thiểu là 1 km và tối đa là 10km; quy mô đất đai của vùng đệm; về dân số,
lao động và dân tộc. Các đề xuất và khuyến nghị của nghiên cứu ch-a cụ thể
mà mới dừng lại ở việc chỉ ra các phương hướng [31]


15

Năm 1999, D.A. Gilmour và Nguyễn Văn Sản đã xuất bản cuốn sách
"Quản lý vùng đệm ở Việt Nam". Đây là báo cáo về một nghiên cứu quản lý

vùng đệm với 3 nghiên cứu điểm tại Ba Vì, Bạch Mã và Cát Tiên. Nghiên cứu
đã miêu tả thực trạng vùng đệm và đặc biệt là mối quan hệ giữa các cộng đồng
dân c- của vùng đệm và tài nguyên ở trong vùng đệm và ở cả các VQG. Tuy
nhiên những kết luận và đề xuất mang tính vĩ mô ch-a có những đề xuất cụ
thể để qua đó các nhà lập chính sách có thể đ-a ra đ-ợc những quy định chi
tiết trong quản lý vùng đệm ở n-ớc ta [6]
Trong 3 năm (1995 - 1998), Trần Ngọc Lân và các đồng sự đã tiến hành
một nghiên cứu tại vùng đệm KBT TN Pù Mát và dựa trên nghiên cứu này
cuốn sách "Phát triển bền vững vùng đệm KBT TN và VQG" đ-ợc ra đời vào
năm 1999. Nghiên cứu đã đánh giá áp lực của Vùng đệm lên khu bảo tồn và
hệ thống nông hộ tại vùng đệm Pù Mát. Tác giả kết luận rằng các nông hộ
trong vùng đệm Pù Mát có sự gắn bó chặt chẽ với rừng, nguồn thu nhập từ
khai thác lâm sản và canh tác n-ơng rẫy chiếm vị trí quan trọng trong tổng số
thu nhập của mỗi nông hộ. Hiện tại các nông hộ đang có sự chuyển đổi về
sinh kế, song chỉ có rất ít hộ có sự hiểu biết và vốn đầu t- [16]
Năm 2001, Đỗ Anh Tuân cũng thực hiện một nghiên cứu tại KBT TN
Pù Mát cho đề tài ảnh h-ởng của bảo tồn tới sinh kế của các CĐ ĐP và thái độ
của họ về chính sách bảo tồn. Tác giả chủ yếu đánh giá sự thay đổi về sinh kế
của ng-ời dân địa ph-ơng do sự ảnh h-ởng của khu bảo tồn và mức độ chấp
nhận của cộng đồng thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa cộng đồng và
tài nguyên. Nghiên cứu cho rằng hầu hết ng-ời dân địa ph-ơng vẫn còn sử
dụng TNR một cách bất hợp pháp. Tại thời điểm nghiên cứu, trung bình, 34%
tổng thu nhập hàng năm của một hộ gia đình trong vùng đệm và 62% tổng thu
nhập hàng năm của một hộ gia đình trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt là từ
rừng. Việc thành lập KBT TN (1997) đã làm giảm 30- 71,4% diện tích đất và
khoảng 50% thu nhập từ rừng của ng-ời dân địa ph-ơng. Mặc dù đã có một


16


vài ch-ơng trình hỗ trợ thực hiện tại KBT TN, nh-ng chúng ch-a bù lại đ-ợc
những mất mát do việc thành lập KBT TN [42].
Năm 2001, tại VQG Ba Vì, Hà Thị Minh Thu đã đánh giá hiện trạng sử
dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Nghiên cứu này mới chỉ thực hiện đối
với các hộ ng-ời Dao sống tại vùng đệm. Tuy nhiên tại vùng đệm có 3 dân tộc
chung sống M-ờng, Kinh, Dao và ng-ời Dao chiếm có 3,7% tổng dân số nên
nghiên cứu ch-a đại diện đ-ợc cho cả vùng đệm. Tác giả cho rằng, các
ch-ơng trình thực hiện tại vùng đệm VQG Ba Vì ch-a hoạt động hiệu quả, đã
không cải thiện đ-ợc cuộc sống của ng-ời dân và không hạn chế đ-ợc sự tác
động của ng-ời dân vào TNR. Lý do chính là các ch-ơng trình đó không làm
thoả mãn đ-ợc nhu cầu của ng-ời Dao [41].
Phạm Văn Điển (2005), với cuốn sách Bảo tồn và phát triển thực vật
cho lâm sản ngoài gỗ đã tổng kết những quan niệm và học thuật có tính khu
vực và toàn cầu, đồng thời đúc kết những vấn đề về kinh tế, xã hội, kỹ thuật có
liên quan mật thiết với việc phát triển thực vật cho LSNG gắn với quản lý và
phát triển bền vững nông thôn miền núi [3]
1.2.2.2. Các nghiên cứu về vai trò của LSNG
Gilman, Nguyễn Văn Sản (1999) trong công trình nghiên cứu của mình
cho thấy, gần 200 tấn d-ợc liệu đ-ợc khai thác ở VQG Ba Vì vào năm 1997 1998, -ớc tính gần 60% ng-ời dân tộc Dao ở Ba Vì khai thác nguồn tài
nguyên này, và nguồn thu nhập đứng thứ hai sau lúa và sắn [6]
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lân (1999) cho thấy 100% số hộ ở khu
bảo tồn Pù Mát sống dựa vào việc khai thác gỗ và LSNG, 22% số hộ th-ờng
xuyên khai thác cây Met, Nứa, Song, Mây; 11,75% số hộ th-ờng xuyên khai
thác măng, mộc nhĩ. Thu nhập bình quân khoảng 20.000đ/ngày và 8,3% số hộ
th-ờng xuyên khai thác của củi bán lấy tiền mua l-ơng thực và trong những
ngày giáp hạt trên 90% số hộ ở bản Châu Sơn vào rừng đào củ Mài, củ chuối,
củ Nâu, hái lá rừng để ăn [16]


17


Trần Ngọc Hải và cộng sự đã đánh giá vai trò kinh tế của LSNG ở 2
thôn ng-ời Dao tại xã Ba Vì. Tác giả cho rằng, LSNG, đặc biệt là nhóm tre
b-ơng và cây d-ợc liệu đóng vai trò quan trọng trong hộ gia đình [9]
1.2.2.3. Các nghiên cứu về tiềm năng của LSNG
Các nhà khoa học đã xác định đ-ợc danh lục các loài LSNG, trong đó
có khoảng 40 loài Song, Mây, 60 loài cây chứa nhiều Tanin, 260 loài cho dầu
nhựa, 160 loài chứa tinh dầu, 70 loài chứa chất thơm và hàng trăm loài chứa
thức ăn, riêng với các loài d-ợc liệu Viện D-ợc liệu đã phát triển đ-ợc 1863
loài cây làm thuốc thuộc 1033 chi, 236 họ và 101 bộ, 17 lớp, 11ngành thực
vật, con số này ngày càng đ-ợc bổ xung (Trần Văn Kỳ - 1995) [15]
Nghiên cứu của Christian Rate và cộng sự 1993 đã đề cập đến tiềm
năng của LSNG tại Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, các tác giả đã thống kê diện
tích rừng tre nứa ở ba tỉnh là 26.000ha (Hoà Bình 1500ha, Sơn La 16500ha và
Lai Châu 8000ha). Bình quân một năm l-ợng tre nứa đ-ợc khai thác ở các tỉnh
này là vào khoảng13 tỷ cây, trong đó khoảng 90% là do nông dân khai thác để
cung cấp cho nhà máy giấy Bãi Bằng, đồng bằng sông Hồng và xuất khẩu.
Trong công trình vấn đề nghiên cứu và bảo vệ tài nguyên thực vật sinh
thái núi cao ở SaPa các tác giả, Lã Đình Mỡi, Nguyễn Thị Thuỷ và Phạm Văn
Thính (1995) đã phân hạng LSNG theo hệ thống sinh và thống kê đ-ợc tập
đoàn đông đảo thực vật có giá trị làm thuốc ở địa ph-ơng.
Trần Văn Kỳ với tác phẩm "D-ợc học cổ truyền" đã giới thiệu một loạt
thực vật có giá trị làm thuốc, tác giả tập trung mô tả về công dụng và nơi mọc
của loại thực vật này[15].
Từ năm 1998 Viện nghiên cứu lâm sản rừng đã thực hiện một dự án lớn
về LSNG với khoản kinh phí dự toán là 1,7 triệu USD. Tuy nhiên, đến nay dự
án mới chỉ tập trung vào phát hiện LSNG tại một số khu vực nhất định (VQG
Ba Bể, KBTTN Kẻ Gỗ) Ngoài ra dự án cũng xây dựng một số mô hình sản



18

xuất tăng thu nhập cho cộng đồng bằng cây trồng thực vật cho LSNG, nh- mô
hình trồng trúc, xả ở Ba Bể và mô hình phát triển thuốc Nam ở Kẻ Gỗ, Ba Vì...
VQG Xuân Sơn là một trong các VQG tiêu biểu trong việc định h-ớng
phát triển các loài cho LSNG trong vùng đệm của V-ờn. Tại khu vực nghiên
cứu đã có một số đề tài nghiên cứu của VQG về LSNG đang đ-ợc ứng dụng
trong thực tế và đ-ợc bà con hết lòng ủng hộ nh-: dự án trồng 1000ha chè
shan với số vốn hơn 4 tỉ đồng, thử nghiệm mô hình trồng rừng phòng hộ bằng
chè shan xen giổi xanh, mô hình trồng trúc quân tử, mô hình trồng rau sắng.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà quá trình thực hiện, nhân
rộng các mô hình phát triển LSNG của VQG này còn gặp nhiều khó khăn,
trong đó có nguyên nhân là thiếu các công trình nghiên cứu tham dự về phát
triển LSNG. Do đó cần phải có những nghiên cứu tiếp theo nhằm tìm ra các
giải pháp phát triển chúng một cách bền vững.
1.2.2.4. Các nghiên cứu về giải pháp nâng cao vai trò của LSNG
Năm 1965 Trung tâm nghiên cứu Đặc sản rừng đ-ợc thành lập (thực
chất là nghiên c-ú về LSNG) với nhiệm vụ nghiên cứu phát triển LSNG,
ph-ơng pháp chế biến, gây trồng lâm sản có giá trị.
Phạm Văn Điển trong công trình nghiên cứu Một số giải pháp kinh tế
xã hội phát triển thực vật cho LSNG tại vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình đã đ-a
ra một số giải pháp chính bao gồm: quy hoạch sử dụng đất, phát triển rừng và
TVNG; hoàn thiện chính sách giao đất lâm nghiệp; hỗ trợ gạo cho ng-ời dân
vùng hồ; thu hút và xác định trách nhiệm của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
trong việc xây dựng và tái tạo vốn rừng; thay đổi ph-ơng pháp khuyến lâm; hỗ
trợ các xí nghiệp, làng nghề trong phát triển TVNG; thành lập các hiệp hội,
xây dựng các mối liên kết ở địa ph-ơng cho phát triển TVNG, v.v...


19


Ch-ơng 2
Mục tiêu, nội dung và ph-ơng pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
2.1.1. Về lý luận
Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hình thành những giải pháp
nâng cao vai trò của LSNG với quản lý rừng tại vùng đệm VQG Xuân Sơn.
2.1.2. Về thực tiễn
- Đánh giá đ-ợc thực trạng và tiềm năng phát triển LSNG cũng nh- vai
trò kinh tế - xã hội của nó trong đời sống của hộ gia đình, cộng đồng ng-ời
dân ở địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá đ-ợc các hình thức quản lý bảo vệ TNR, LSNG tại khu vực
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo động lực phát triển LSNG, góp
phần từng b-ớc nâng cao mức sống cộng đồng và bảo vệ rừng phòng hộ ở địa
bàn nghiên cứu.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu thực trạng tài nguyên rừng và LSNG
Vai trò của LSNG trong đời sống cộng đồng
Tiềm năng phát triển LSNG
Đánh giá một số hình thức quản lý bảo vệ TNR, LSNG tại khu vực
Những tồn tại và thách thức trong quản lý rừng ở vùng đệm
Đề xuất các giải pháp phát triển LSNG (gắn với quản lý tài nguyên
rừng bền vững thông qua khai thác LSNG)
2.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài chọn 3 xã trong 7 xã thuộc vùng đệm VQG Xuân Sơn làm địa
bàn nghiên cứu, gồm các xã Kim Th-ợng, Xuân Đài và Đồng Sơn.
2.3. Ph-ơng pháp nghiên cứu


20


2.3.1. Quan điểm và ph-ơng pháp luận
Nghiên cứu đ-ợc thực hiện dựa trên quan điểm quản lý, sử dụng rừng
bền vững, lý luận về lý thuyết hệ thống- Hệ sinh thái, quan điểm bảo tồn phát triển và tiếp cận có sự tham gia.
2.3.1.1. Quan điểm quản lý, sử dụng rừng bền vững
Rừng là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên, do đó quản lý rừng
không thể tách rời quản lý các loại tài nguyên khác nh-: tài nguyên LSNG, tài
nguyên đất, tài nguyên n-ớc... Rừng, LSNG biến đổi d-ới tác động đồng thời
và tổng hợp của các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội. Để quản lý rừng, LSNG
một cách hiệu quả cần thiết phải quản lý tất cả các hoạt động có liên quan đến
việc sử dụng chúng, phải có một giải pháp đồng bộ và toàn diện cả về chính
sách, về kinh tế xã hội, kỹ thuật v.v. Trên quan điểm nhà n-ớc, ng-ời dân,
cộng đồng ng-ời địa ph-ơng đều đ-ợc h-ởng lợi ích từ rừng. Vì vậy, tất cả
những bên đ-ợc h-ởng lợi ích phải có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động
quản lý rừng, quản lý LSNG. Rừng biến đổi là kết quả hoạt động sản xuất của
con ng-ời nhằm phục vụ đời sống cho họ nên mọi giải pháp nhằm cải thiện,
nâng cao cuộc sống con ng-ời, đặc biệt là ng-ời sống ở trong khu vực có rừng
và gần bìa rừng, h-ớng dẫn họ, tạo điều kiện cho họ tham gia quản lý rừng,
LSNG, sử dụng đất sẽ mang lại hiệu quả tốt cho việc quản lý, phát triển và sử
dụng rừng lâu bền.
Phát triển lâm nghiệp bền vững (PTBV) là phát triển kinh tế sinh thái
rừng. Nó không chỉ PTBV sức sản xuất của đất rừng và khả năng tái sản xuất
tài nguyên rừng, PTBV loài vật, tính đa dạng sinh vật..., mà còn bao gồm cả
giá trị khai thác lợi dụng tài nguyên rừng một cách hợp lý và lâu bền. Phát
triển lâm nghiệp bền vững là không ngừng tối -u hoá kết cấu loài cây và kết
cấu sản xuất lâm nghiệp, không ngừng tăng đầu t- cho lâm nghiệp và nâng
cao khả năng cạnh tranh thị tr-ờng sản phẩm rừng. Có thể nói phát triển kinh
tế sinh thái rừng không chỉ bền vững sinh thái rừng và bền vững về phát triển



21

kinh tế lâm nghiệp, mà còn bao gồm cả bền vững về mức sống con ng-ời và
bền vững về mặt chính trị xã hội.
Đối với các VQG hay KBTTN vì bảo tồn rừng mà việc khai thác gỗ bị
nghiêm cấm. Vì thế phát triển LSNG nhằm đảm bảo đời sống của ng-ời dân là
một giải pháp khả thi nhất để quản lý rừng bền vững. Muốn thực hiện đ-ợc
điều đó, cần phải có những đánh giá về thực trạng TNR, LSNG và vai trò của
LSNG đối với đời sống cộng đồng, qua đó thấy đ-ợc những tiềm năng thúc
đẩy phát triển sản xuất LSNG ... theo h-ớng bền vững và khi đó mục tiêu quản
lý rừng bền vững sẽ đ-ợc thực hiện.
2.3.1.2. Vận dụng lý thuyết hệ thống - hệ sinh thái
Với quan điểm hệ thống có thể xem xét LSNG nh- một bộ phận chức
năng quan trọng cả về mặt kinh tế, xã hội và sinh thái của hệ sinh thái rừng.
Vì vậy, phát triển LSNG là một hợp phần tất yếu không tách rời trong công
cuộc phát triển rừng bền vững nhằm đa dạng hoá sản phẩm và thoả mãn nhu
cầu xã hội về lâm sản.
Nếu xem xét hệ sinh thái rừng nhiệt đới là một đơn vị của tự nhiên, một
thể thống nhất biện chứng của các loài cây gỗ lớn, cây bụi, thảm t-ơi, thực vật
phụ sinh, ký sinh, dây leo, vi sinh vật với vật chất hữu cơ, vô cơ trong điều
kiện khí hậu m-a ẩm nhiệt đới thì LSNG là một bộ phận chức năng quan trọng
trong đó.
Các loài cho LSNG luôn tồn tại trong môi tr-ờng rừng, toàn bộ đặc
điểm chất l-ợng, số l-ợng của chúng đều có liên quan với những đặc điểm của
hệ sinh thái rừng. Việc phát triển LSNG không thể tách rời việc duy trì và phát
triển cả hệ sinh thái rừng. Khi đ-a LSNG ra khỏi hệ sinh thái rừng thì khả
năng tồn tại, sức chống chịu, khả năng cải tạo môi tr-ờng và toàn bộ đặc điểm
chất l-ợng, số l-ợng của chúng sẽ bị thay đổi, tính bền vững về kinh tế, sinh
thái của LSNG sẽ giảm đi. Ngoài động vật rừng, phần lớn các loài thực vật cho
LSNG đều là những cây bụi, cây thảo, dây leo, cây cho dầu, cho nhựa, cho



22

quả, cho lá v.v Những sản phẩm đó thường được phục hồi rất nhanh sau
khai thác. Có nhiều loài có khả năng phục hồi những lá bị khai thác chỉ sau
một vài tuần, nhiều loài sau khi bị bẻ tận gốc lại có thể phục hồi nh- cũ trong
vòng một mùa hoặc một năm. Phần lớn các loài cho LSNG đều cho hoa, quả,
dầu, nhựa hàng năm. Khả năng phục hồi nhanh của những thực vật cho
LSNG làm cho việc kinh doanh chúng mang tính ổn định cao. Tập đoàn các
loài cho LSNG rất phong phú cả về loài cây, tuổi cây, cả về dạng sống. Đây là
điều kiện quan trọng để phối hợp chúng với tỉ lệ cao trong tổ thành rừng ở mọi
tầng thứ khác nhau, tạo nên hệ sinh thái có năng suất cao và bền vững.
Nhiều loài thực vật cho LSNG là những thực vật tầng d-ới, chúng thích
nghi với điều kiện chiếu sáng thấp ở tầng lâm hạ. Với tán phân bố thấp gần
mặt đất và mật độ thân cây dày đặc, các loài cho LSNG th-ờng có vai trò quan
trọng trong việc ngăn cản n-ớc m-a rơi xuống mặt đất rừng. Vì vậy, chúng
th-ờng có vai trò quan trọng trong bảo vệ cân bằng của tuần hoàn vật chất
trong hệ sinh thái rừng, đảm bảo tính ổn định và bền vững của rừng.
2.3.1.3. Quan điểm bảo tồn - phát triển
Một trong những thách thức chủ yếu nhất đối với các KBT TN và VQG
là làm sao quản lý đ-ợc rừng mà vẫn đáp ứng đ-ợc nhu cầu của ng-ời dân địa
ph-ơng. Và thực tế đó đã dẫn đến sự hình thành các quan điểm bảo tồn - phát
triển. Theo Gilmour D.A và Nguyễn Văn Sản (1999), quan điểm bảo tồn phát triển là để liên kết việc bảo tồn tài nguyên và nhu những nhu cầu phát
triển địa ph-ơng nói chung bao gồm 3 thành phần chính (cách tiếp cận) sau:
- Cách tiếp cận các giải pháp thay thế sinh kế.
- Cách tiếp cận phát triển kinh tế.
- Cách tiếp cận tham gia quy hoạch.
Mục tiêu của nghiên cứu này là đề xuất đ-ợc các giải pháp tạo động lực
cho phát triển LSNG, từng b-ớc nâng cao đời sống cộng đồng gắn với phát



×