Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân các xã ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (1986 2015) (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 94 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội
dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa một công trình nào
công bố.
Thái Nguyên, tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Xuân

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ....................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ..........................................................................................................iii
Mục lục ............................................................................................................... iv
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. vi
Danh mục các bảng, biểu ................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN KIM SƠN,
TỈNH NINH BÌNH .......................................................................................... 10
1.1.Vị trí địa lí và lịch sử hình thành ................................................................. 10
1.1.1.Vị trí địa lí................................................................................................. 10
1.1.2. Lịch sử hình thành ................................................................................... 11
1.2. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................... 17
1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................................ 22
1.3.1. Đặc điểm kinh tế ...................................................................................... 22
1.3.2. Đặc điểm xã hội ....................................................................................... 25
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 28
Chương 2. ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN CÁC XÃ VEN


BIỂN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 1986 - 2000 ...... 30
2.1. Bối cảnh lịch sử .......................................................................................... 30
2.2. Đời sống kinh tế.......................................................................................... 37
2.2.1. Kinh tế nông nghiệp ................................................................................ 37
2.2.2. Kinh tế ngư nghiệp .................................................................................. 43
2.2.3. Kinh tế tiểu thủ công nghiệp ................................................................... 46
2.3. Đời sống văn hóa ........................................................................................ 49
2.3.1. Văn hóa vật chất ...................................................................................... 49
2.3.2. Văn hóa tinh thần ..................................................................................... 51
iv


Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 60
Chương 3. ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN CÁC XÃ VEN
BIỂN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2001 - 2015 ...... 63
3.1. Bối cảnh lịch sử .......................................................................................... 63
3.2. Đời sống kinh tế.......................................................................................... 64
3.2.1. Kinh tế ngư nghiệp .................................................................................. 65
3.2.2. Kinh tế nông nghiệp ................................................................................ 73
3.2.3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp .......................................................... 74
3.3. Văn hóa của cư dân các xã ven biển........................................................... 78
3.3.1. Sự chuyển biến trong đời sống vật chất .................................................. 79
3.3.2. Nét mới trong đời sống văn hóa tinh thần ............................................... 83
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 85
KẾT LUẬN....................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 90
PHỤ LỤC

v



MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Kinh tế là hoạt động đầu tiên đảm bảo và duy trì cuộc sống của con người.
Văn hóa lại là yếu tố đóng vai trò quan trọng cho việc định hướng và phát triển
nền kinh tế bền vững. Do đó, có thể nói, kinh tế và văn hóa là những yếu tố thiết
yếu tạo nên sợi dây liên kết mật thiết giữa con người với con người trên một vùng
đất, tạo thành một cộng đồng xã hội. Nói cách khác, kinh tế và văn hóa là hai yếu
tố cốt lõi tạo nền tảng vững chắc của mỗi quốc gia dân tộc. Bởi những lý do đó,
con người dù sinh sống và lập nghiệp ở bất cứ vùng đất nào thì những người dân
ở nơi đó sẽ lựa chọn và thích nghi để tìm ra những hướng đi mới, tạo ra những nét
đặc trưng trong đời sống kinh tế, văn hóa của mình.
Kim Sơn là huyện ven biển nằm ở phía nam của tỉnh Ninh Bình, là huyện
đồng bằng được thành lập năm 1829 bởi doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ. Kim
Sơn có diện tích tự nhiên là 215,75km2, bao gồm 25 xã và 2 thị trấn. Đặc biệt,
Kim Sơn có chiều dài bờ biển khoảng 18km, trải dài qua các xã Kim Hải, Kim
Trung và Kim Đông, nằm giữa đê Bình Minh I và II.
Trong nhiều thập kỷ qua, do luôn nắm bắt kịp thời và thực hiện đúng các
chủ trương của Đảng trong từng giai đoạn khác nhau nên huyện Kim Sơn đã từng
bước phát triển theo hướng tiến dần ra biển. Đặc biệt, tháng 12 - 1986, Đại hội
VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước - đưa đất nước thoát khỏi tình
trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình nói chung và
huyện Kim Sơn nói riêng đã cụ thể hóa đường lối đổi mới của Đảng vào địa
phương, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Cũng do đó, tình hình kinh tế
và đời sống văn hóa của cư dân ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã có
sự “thay da đổi thịt”, cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng
được cải thiện và nâng cao.
1



Nghiên cứu về đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân các xã ven biển huyện
Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 1986 - 2015, giúp chúng ta thấy được những
kết quả đạt được và chỉ ra những hạn chế về tình hình kinh tế - văn hóa của nhân
dân huyện Kim Sơn. Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề này còn giúp tác giả nâng cao
được ý thức trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của quê hương, tăng
cường sức mạnh đoàn kết dân tộc, tăng thêm niềm tự hào đối với giá trị lịch sử
văn hóa của dân tộc.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, được sự đồng ý của
Ban chủ nhiệm khoa Lịch sử - trường Đại học sư phạm Thái Nguyên; đồng thời,
với sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo - PGS.TS Hà Thị Thu Thủy, tác giả lựa
chọn đề tài “Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân các xã ven biển huyện Kim
Sơn, tỉnh Ninh Bình (1986 - 2015) làm luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tình hình kinh tế và văn hóa vùng ven biển nói chung là một vấn đề được
nhiều nhà nghiên cứu chú ý đến. Tìm hiểu về tình hình kinh tế - văn hóa của tỉnh
Ninh Bình nói chung trong thời kì đổi mới cũng đã có nhiều công trình nghiên
cứu khác nhau. Tiêu biểu phải kể đến là cuốn Thực trạng kinh tế - xã hội và con
đường làm giàu ở nông thôn Ninh Bình trong thời kì đổi mới của Cục Thống kê
Ninh Bình, xuất bản năm 1995. Công trình nghiên cứu này đã chỉ ra được thực
trạng kinh tế của các huyện trong tỉnh Ninh Bình. Đồng thời, cuốn sách này cũng
vạch ra con đường làm giàu của nông dân Ninh Bình ở các vùng miền, và đề các
giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế ở các địa phương trong toàn tỉnh.
Cuốn sách Đổi mới và phát triển vùng kinh tế ven biển của tác giả Lê Cao
Đoàn, xuất bản năm 1999. Công trình này đi sâu phân tích vấn đề đổi mới kinh tế
vùng ven biển nước lợ ở địa bàn tỉnh Thái Bình. Tác giả của công trình này mới
chỉ dừng lại ở mức gợi mở, xới lên những vấn đề hệ trọng trong việc khai thác các
tài nguyên thiên nhiên, hình thành những vùng kinh tế mới và ở một chừng mực
nhất định đã chỉ ra những tất yếu trong việc giải quyết những quan hệ cơ bản giữa


2


con người với thiên nhiên và giữa con người với con người trong việc khai hoang,
hình thành những vùng kinh tế mới trong điều kiện hiện đại.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Kim Sơn” tập 3 giai đoạn 1975 - 2005, xuất
bản năm 2006. Cuốn sách đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Kim Sơn trong 10 năm đầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, cuốn sách
cũng đã khái quát được những thành tựu và chỉ ra được những hạn chế mà Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân đã làm được sau khi tiến hành đường lối đổi mới.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Kim Sơn” giai đoạn 1947 - 2007, xuất bản
năm 2008 đã khẳng định một cách hệ thống quá trình hình thành, xây dựng và phát
triển của Đảng bộ, nhân dân huyện Kim Sơn trong suốt 60 năm qua.
Cuốn sách Kim Sơn vùng đất mở của tác giả Lã Đăng Bật, được Nxb Văn
hóa - Thông tin xuất bản năm 2010. Cuốn sách đã chỉ ra những đặc điểm về điều
kiện tự nhiên, khí hậu, dân cư và cụ thể hóa quá trình mở rộng khai hoang của
vùng đất Kim Sơn từ khi thành lập cho đến nay. Đồng thời, tác giả cũng trình
bày một cách chung nhất về đời sống kinh tế và văn hóa của con người huyện
Kim Sơn.
Cuốn Một số lễ hội điển hình ở Ninh Bình của tác giả Đỗ Thanh Gia, được
xuất bản năm 2011 là một tài liệu viết về những phong tục tập quán, lễ hội... của
người dân Ninh Bình. Cuốn sách này giúp cho tác giả có cái nhìn phong phú hơn
về đời sống văn hóa của con người Ninh Bình nói chung.
Cuốn Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình của tác giả Trương Đình Tưởng,
được Nxb Thời đại xuất bản năm 2012 đã nêu lên một cách chung nhất về đặc
điểm tự nhiên như đặc điểm địa hình, khí hậu, đường sá, sông ngòi,… Đồng thời,
cuốn sách này cũng đã khái quát được những đặc điểm về văn hóa - xã hội của
người dân Ninh Bình. Đây được xem là một nguồn tài liệu tổng hợp nhất, giúp
tác giả có một cái nhìn toàn diện về đặc điểm tự nhiên và xã hội của tỉnh Ninh
Bình nói chung.


3


Cách riêng, về vùng đất ven biển huyện Kim Sơn, lại càng có nhiều công
trình lớn nhỏ đã nghiên cứu và tìm hiểu về vùng đất này. Trước hết phải kể đến
là công trình Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn (Kỷ Sửu 1829)
của tác giả Đào Tố Uyên, xuất bản năm 2012. Công trình này đã khái quát đặc
điểm sinh thái, quá trình thành lập vùng đất bãi bồi Kim Sơn, những thành tựu
của công cuộc khai hoang và vai trò của Nguyễn Công Trứ trong việc tổ chức,
chỉ đạo và thực hiện.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu được xuất bản thành sách còn có nhiều
tài liệu trên các tạp chí, báo chí cũng nghiên cứu về huyện Kim Sơn. Các bài trên
các tạp chí như: Ấp Thủ Trung, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình nửa đầu thế kỉ
XIX của tác giả Đào Tố Uyên tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, xuất
bản năm 2008. Đây là một tài liệu nêu lên một cách chi tiết về quá trình khai
hoang lập ấp và cách thức tổ chức thực hiện cụ thể của người dân Ấp Thủ Trung,
huyện Kim Sơn nửa đầu thế kỉ XIX .
Trong Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 3, tác giả Phan Đại Doãn có bài viết
về Tìm hiểu công cuộc khẩn hoang thành lập hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn đầu
thế kỉ XIX. Đây tiếp tục là một công trình nghiên cứu cung cấp thêm những nguồn
tư liệu đầy đủ hơn về công cuộc khẩn hoang thành lập những vùng đất mới ở nửa
đầu thế kỉ XIX.
Ngoài ra, tác giả Đào Tố Uyên còn nhiều các công trình nghiên cứu khác
cũng đi sâu phân tích về vùng đất khai hoang huyện Kim Sơn như: Vài nét về tình
hình văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng ở các làng khai hoang Tiền Hải, Kim Sơn nửa
đầu thế kỉ XIX và Chế độ ruộng đất ở Kim Sơn trong nửa đầu thế kỉ XIX của Đào
Tố Uyên, Nguyễn Cảnh Minh... Những công trình nghiên cứu này là những nguồn
tư liệu quý giá giúp cho tác giả có những cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về quá
trình thành lập huyện Kim Sơn nửa đầu thế kỉ XIX.

Tác giả Trần Hồng Quảng trên Tạp chí Kinh tế và phát triển, xuất bản năm
2013 cũng có bài về Phát triển kinh tế nông nghiệp trong xây dựng nông thôn
4


nhằm xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình hiện nay. Tác
giả đã nhấn mạnh đến tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn huyện
Kim Sơn và khẳng định những điều kiện cần thiết cho công cuộc xây dựng nông
thôn mới của huyện trong thời gian tới.
Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết đăng trên các báo cũng viết về vùng đất
Kim Sơn như: Bước tăng trưởng của kinh tế Kim Sơn đăng trên báo điện tử Đảng
cộng sản Việt Nam. Bài viết này cho thấy sự phát triển của kinh tế huyện Kim
Sơn trong những giai đoạn gần đây; khẳng định được con đường phát triển kinh
tế đúng đắn của huyện Kim Sơn.
Trên báo Tạp chí Cộng sản, tác giả Hồng Giang có bài viết Kim Sơn phát huy
thế mạnh xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Bài báo nhấn mạnh đến việc
huyện Kim Sơn đã thực hiện và vận dụng có hiệu quả những chủ trương, đường lối
của Đảng, góp phần phát huy những thế mạnh sẵn có của vùng.
Bên cạnh đó, còn nhiều các bài báo khác cũng nhấn mạnh đến sự chuyển
biến kinh tế của huyện Kim Sơn và nhấn mạnh đến vai trò của ngành kinh tế nuôi
trồng thủy sản của vùng ven biển huyện Kim Sơn, như: Kim Sơn đưa nuôi trồng
thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn của Mai Lan, đăng trên báo Ninh Bình
online; Kim Sơn trên đường đổi mới của Phương Thảo, đăng trên báo điện tử
Kinh tế nông thôn...
Thêm vào đó, trên phạm vi địa phương còn có rất nhiều các Báo cáo tổng
kết kinh tế hằng năm của huyện Kim Sơn và các xã trực thuộc; các Văn kiện Đại
hội Đảng bộ của Huyện; các số liệu thống kê của Phòng Thống kê huyện Kim
Sơn, Cục Thống kê Ninh Bình... Đây là nguồn số liệu chính xác và đầy đủ mà
tác giả có thể khai thác và sử dụng trong luận văn của mình.
Ngoài ra, một số luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ cũng đã nghiên cứu về vấn

đề kinh tế hay văn hóa của huyện Kim Sơn, tiêu biểu như: Luận án Tiến sĩ của tác
giả Trần Hồng Quảng: Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện
Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Công trình nghiên cứu này đã nêu rõ được những chủ
5


trương của Đảng và những thành tựu đạt được của nhân dân huyện Kim Sơn trong
công cuộc xây dựng nông thôn mới, chỉ ra được những thay đổi trong đời sống vật
chất của nhân dân huyện Kim Sơn trong những năm gần đây.
Luận án Tiến sĩ nghiên cứu về Đồng bào công giáo huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình trong những năm đầu thực hiên đường lối đổi mới của Đảng (1986
- 2010) của tác giả Hoàng Thị Lan tìm hiểu về đời sống của đồng bào công giáo
huyện Kim Sơn trong bối cảnh đổi mới đất nước. Công trình này đã khẳng định
được quá trình vận dụng và thực hiện những chủ trương của Đảng của đồng bào
công giáo huyện Kim Sơn, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho người
dân.
Luận văn Thạc sĩ về Tiểu thủ công nghiệp ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh
Bình từ 1986 - 2012 của tác giả Lê Thị Hoa. Công trình này là kết quả nghiên
cứu rất cụ thể về nền kinh tế tiểu thủ công nghiệp của huyện Kim Sơn. Tác giả
của công trình cũng đã khẳng định được những tiềm năng và thế mạnh cần phát
huy đối với ngành kinh tế này ở huyện Kim Sơn.
Như vậy, mặc dù đã có nhiều các công trình nghiên cứu về vùng đất Kim
Sơn ở các khía cạnh khác nhau, trong những giai đoạn lịch sử không giống nhau.
Nhưng tác giả khẳng định, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu
chuyên sâu và toàn diện về “Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân các xã ven
biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (1986 - 2015)”. Do đó, tác giả đã lựa chọn
vấn đề này làm đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả cũng coi những công trình
nghiên cứu của các tác giả đi trước là những ý kiến gợi mở, những kinh nghiệm
quý báu để hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình.
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân các
xã ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình giai đoạn từ 1986 - 2015. Trong đó,
nghiên cứu về đời sống kinh tế bao gồm sự thay đổi cơ bản trong các hoạt động
kinh tế, từ kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp đến tiểu thủ - công nghiệp…; nghiên
6


cứu về văn hóa bao gồm cả trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nơi
đây.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân các xã ven biển
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (1986 - 2015)”, tác giả góp phần phản ánh một
cách khách quan, khoa học về thực trạng đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân
các xã ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình giai đoạn từ năm 1986 đến năm
2015. Trên cơ sở phân tích và đánh giá những thành tựu đã đạt được và chỉ ra
những hạn chế tồn tại, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển
trong tương lai của huyện Kim Sơn.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tác giả tập trung làm rõ những đặc điểm về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên
và đặc điểm kinh tế - xã hội của các xã ven biển huyện Kim Sơn. Trên cơ sở đó,
tác giả đi sâu phân tích những đặc điểm và sự biến đổi trong đời sống kinh tế,
văn hóa của cư dân các xã ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình giai đoạn
1986 - 2015.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu về đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân
các xã ven biển huyện Kim Sơn trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm
2015. Đây là khoảng thời gian từ sau Đại hội “Đổi mới” (tháng 12 - 1986), tình
hình đời sống kinh tế, văn hóa ở tỉnh Ninh Bình nói chung và ở huyện Kim Sơn
nói riêng có nhiều biến chuyển mạnh mẽ nhất.

- Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các xã ven biển huyện
Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (bao gồm 3 xã Kim Hải, Kim Trung và Kim Đông).
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu đề tài “Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân các xã ven
biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (1986 – 2015)” tác giả đã dựa trên các
nguồn tư liệu sau:
7


- Nguồn tư liệu thành văn: Đó là những cuốn sách, những công trình
nghiên cứu khoa học viết về vùng đất Kim Sơn nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói
chung. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các tác phẩm thông sử, các sách chuyên
khảo, các bài viết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Nguồn tư liệu từ các bản báo cáo, thống kê: bao gồm các văn kiện của
Đảng, các báo cáo tổng kết kinh tế hàng năm, các số liệu thống kê của phòng
thống kê huyện Kim Sơn và của Cục thống kê Ninh Bình...
- Nguồn tư liệu thực địa: Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của
mình, tác giả đã tiến hành phương pháp điền giã dân tộc học qua việc phát phiếu
điều tra và gặp gỡ, phỏng vấn nhân chứng... Điều này giúp cho tác giả có được
những nguồn tư liệu phong phú và khách quan hơn cho đề tài nghiên cứu của
mình.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên
cứu chính là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Bằng phương pháp lịch
sử, dựa trên các nguồn tư liệu có chọn lọc, tác giả đã trình bày có hệ thống tình
hình phát triển trong đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân các xã ven biển huyện
Kim Sơn trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Trên cơ sở đó, tác giả đã sử
dụng phương pháp lôgic để chỉ ra được những sự chuyển biến trong đời sống
kinh tế, văn hóa của người dân nơi vùng đất biển Kim Sơn. Từ việc phân tích các

sự kiện, hiện tượng lịch sử, tác giả đã rút ra những nhận xét, đánh giá về những
thành tựu đạt được và những hạn chế tồn tại cần phải khắc phục. Đồng thời, tác
giả mạnh dạn đưa ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế và khó khăn
đó.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng một phương pháp quan trọng nữa là
phương pháp điền dã dân tộc học. Tác giả đã vận dụng phương pháp này qua
việc phỏng vấn nhân chứng cụ thể và phát phiếu điều tra để thu được những
nguồn tư liệu phong phú, khách quan hơn cho nội dung nghiên cứu.
8


Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu,
kết hợp với phân tích, đánh giá và xử lý tài liệu… để hoàn thiện đề tài nghiên
cứu của mình.
5. Đóng góp của luận văn
- Nghiên cứu đề tài Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân các xã ven biển
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong một thời gian dài gần 30 năm (1986 - 2015),
tác giả sẽ khái quát được sự chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế, văn
hóa của vùng đất ven biển duy nhất của tỉnh Ninh Bình. Từ việc chỉ ra được
những thành tựu và hạn chế trong đời sống kinh tế, văn hóa của địa phương, tác
giả cũng mạnh dạn đề xuất các giải pháp phát triển cho địa phương trong tương
lai.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ trở thành một nguồn tư liệu trong
việc giảng dạy lịch sử địa phương; giáo dục truyền thống lịch sử, bồi đắp niềm
tự hào, niềm tin của nhân dân vào con đường mà Đảng ta lựa chọn.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội
chính gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về các xã ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Chương 2: Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân các xã ven biển huyện

Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 1986 - 2000.
Chương 3: Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân các xã ven biển huyện
Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001 - 2015.

9


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ CÁC XÃ VEN BIỂN
HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH
1.1.

Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lí
Huyện Kim Sơn là một huyện ven biển nằm ở phía Nam tỉnh Ninh Bình,
là một dải mũi đất ở cực Nam vùng châu thổ sông Hồng. Phía Bắc giáp huyện
Yên Khánh; phía Tây giáp huyện Yên Mô, một phần giáp huyện Nga Sơn (Thanh
Hóa); phía Đông có sông Đáy, là ranh giới với huyện Nghĩa Hưng (Nam Định);
phía Nam giáp biển Đông với chiều dài đường bờ biển dài gần 18km. Vị trí này
cho thấy vai trò rất đặc biệt của huyện Kim Sơn. Theo tác giả Trương Đình
Tưởng nhận định: “Phía Đông có sông Đáy, phía Tây có sông Càn. Hai dòng
sông như hai cánh tay ôm trọn vùng đất với hai cửa sông lớn gọi là cửa Đáy và
cửa Càn, hai cửa sông đổ ra biển Đông” [52, tr.530]. Huyện Kim Sơn bao gồm
25 xã và 2 thị trấn, gồm thị trấn Phát Diệm đóng vai trò là trung tâm huyện lỵ,
thị trấn Bình Minh là trung tâm tiểu vùng phía Nam.
Huyện có quốc lộ 10 chạy qua 11 xã phía Bắc. Phía Nam có tỉnh lộ 481
(QL12B kéo dài) nối từ Yên Lộc đến bờ biển Ninh Bình qua vùng ven biển huyện
Kim Sơn. Phía Bắc huyện có tỉnh lộ 481D (QL12B kéo dài) nối từ ngã ba Quy
Hậu tới đò 10 sang Nam Định.

Hệ thống giao thông đường thủy với 2 tuyến đường chính qua sông Đáy
và sông Vạc. Các tuyến đường còn lại qua sông Càn, sông Ân, sông Vực, sông
Cà Mau… rất thuận lợi cho việc kết nối giao thông trong vùng.
Vùng ven biển huyện Kim Sơn nằm ở phía nam của huyện, từ đê Bình
Minh I đến Cồn Nổi, giới hạn bởi 2 bên sông Đáy và sông Càn, bao gồm 3 đơn
vị hành chính là Xã Kim Hải, Kim Trung và Kim Đông. Với diện tích là 1649,48
ha, các xã ven biển này nằm trọn vẹn phía trong vùng đất từ Đê Bình Minh I đến

10


Đê Bình Minh II. Đây là vùng nước chạy cặp bờ biển và chịu ảnh hưởng rõ rệt
nhất của biển.
Vị trí của vùng ven biển huyện Kim Sơn được xác định là phía Nam và
Đông Nam giáp biển, phía Bắc giáp Thị trấn Bình Minh, phía Tây giáp huyện
Nga Sơn - Thanh Hóa và phía Đông giáp huyện Nghĩa Hưng - Nam Định. Có thể
nói, các xã vùng ven biển của Kim Sơn nằm ở “chót cạnh đáy của tam giác châu
Bắc Bộ” [52, tr.7]. Nếu so sánh vùng ven biển này với vùng nông nghiệp nội địa
thì vị trí này không mấy thuận lợi cho sự phát triển kinh tế trong điều kiện kinh
tế thị trường. Bởi nó nằm xa những trung tâm công nghiệp - thương mại lớn, phía
ngoài là biển và phía trong là nội đồng với nền nông nghiệp độc canh lúa. Nhưng
ngược lại, trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa, vùng ven biển lại có nhiều
lợi thế hơn trong việc thông thương, giao lưu kinh tế đường biển với bên ngoài.
Với vị trí đặc biệt của các xã vùng ven biển huyện Kim Sơn, nó vừa tạo ra
những khó khăn, bên cạnh đó cũng mang lại nhiều lợi thế cho sự phát triển kinh
tế của vùng.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Các xã vùng ven biển huyện Kim Sơn tuy là một vùng bãi bồi ven biển
nhưng địa hình khá bằng phẳng, được chia cắt bởi hệ thống các tuyến đê là

các đê Bình Minh I, II và III. Địa hình có xu thế thấp dần từ đê Bình Minh I
về phía biển; phía ngoài bãi biển địa hình cao hơn, tạo nên vùng đất nổi lấy
tên là Cồn Nổi.
Qua nghiên cứu, các nhà thủy văn nhận xét: “vùng ven bờ biển Kim Sơn,
nước biển dâng chậm chạp, trong điều kiện bồi tích phong phú, tạo ra năng lực
bồi tụ nhanh ra biển. Bãi bồi này thực chất là bãi triều cửa sông ven biển và thủy
triều là hai nhân tố quan trọng phân bố và tích tụ vật chất trên bãi [52, tr.533].
Sau nhiều lần quai đê lấn biển đã làm thay đổi hướng bờ tự nhiên ban đầu, từ đó
làm thay đổi hướng dòng bồi tích và cả xu thế phát triển của bãi bồi nơi đây. Nếu
11


trước đây, các tuyến đê đều được hình thành theo hướng Đông bắc - Tây nam,
thì sang thế kỉ XX, hệ thống đê điều lại có hướng chính là Tây bắc - Đông nam.
Chính điều này đã quy định đặc điểm vị trí địa lý của vùng ven biển Kim Sơn
như hiện nay.
Khí hậu
Vùng ven biển Kim Sơn nằm trong khu vực phía Bắc Việt Nam nên
mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong năm
có 4 mùa và có sự phân chia rõ rệt: mùa đông lạnh, ít mưa, bắt đầu từ giữa
tháng 10 và kéo dài từ cuối tháng 3; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, bắt đầu từ
tháng 4 và kết thúc khoảng trung tuần tháng 10. Tuy nhiên, do chịu tác động
trực tiếp của biển và thủy triều nên nhiệt độ trong ngày dao động tương đối
điều hòa.
Hướng gió cũng thay đổi theo mùa. Vào mùa hè, gió thổi từ Đông nam
đến Nam, vận tốc gió mạnh nhất trong trường bão đổ bộ >50m/s. Hướng gió
thịnh hành vào mùa đông là từ Tây bắc đến Đông bắc, với vận tốc từ 4 - 11m/s.
Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là gió Tây Bắc, Bắc và Đông bắc. Từ tháng 2
đến tháng 4 chuyển dần sang Đông bắc, Đông nam và Đông.
Nhiệt độ trung bình năm là 23,20C, với tổng nhiệt độ trung bình năm trên

8.5000C. Tổng lượng mưa trung bình năm đạt 1.860 - 1.900mm. Hằng năm mưa
thường tập trung chủ yếu vào “tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mồng 5” (Âm lịch),
tức là vào khoảng tháng 10 và tháng 11 Dương lịch, với lượng mưa trung bình
trên 100mm/tháng.
Là vùng đất ở nơi “đầu sóng ngọn gió”, lại nằm trong vùng nhiệt đới gió
mùa nên vùng ven biển huyện Kim Sơn là một trong những nơi chịu ảnh hưởng
mạnh của bão và áp thấp nhiệt đới. Mùa bão bắt đầu từ cuối tháng 6 đến tháng 9.
Điều đáng lưu ý là khi có bão làm cho gió mạnh kết hợp với triều cường tạo nên
sóng biển lớn và nước dâng cao tác động vào đê biển gây ra sự tàn phá nặng nề
vùng đê biển. Đặc biệt, ở vào vùng có cốt đất thấp, bão và sóng to là mối hiểm
12


họa lớn đối với sản xuất. Đây là những nhân tố góp phần quy định phương thức
khai thác vùng đất ven biển của huyện Kim Sơn này.
Chế độ thủy văn
Nằm giữa hạ lưu sông Càn và sông Đáy, vùng ven biển Kim Sơn được
hình thành nhờ hai yếu tố sông và biển, mang phù sa từ nơi khác bồi đắp nên.
Tuy nhiên, 2 yếu tố sông và biển hoạt động mạnh yếu, đem lại hiệu quả bồi đắp
phù sa không giống nhau. Yếu tố sông hoạt động mạnh vào mùa mưa (từ cuối
tháng 6 - 10). Bởi thời gian này, lượng nước trên các thượng nguồn sông Càn và
sông Đáy rất lớn, do đó, hàm lượng muối chỉ còn khoảng 3 - 5o/oo. Yếu tố biển
lại hoạt động mạnh vào mùa khô, bởi khi đó nước biển lấn sâu vào nội địa tới 10
- 15km, hàm lượng muối lên đến khoảng 10 - 25o/oo. Như vậy, sông và biển đã
tạo nên các dòng nước ngọt, lợ ít, lợ trung bình vào mùa mưa và dòng nước mặn
cao, mặn trung bình đến mặn ít vào mùa khô, tùy theo vị trí của bãi so với vị trí
sông Đáy, sông Càn và mép nước biển.
Là vùng hội tụ của các con sông lớn (sông Đáy và sông Càn), vùng ven
biển Kim Sơn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thủy văn của 2 hệ thống sông này.
Mực nước của các sông chịu ảnh hưởng lớn theo dòng chảy. Mùa cạn kéo dài

khoảng 6 - 7 tháng (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 - 5 năm sau). Trong đó,
lượng dòng chảy nhỏ nhất rơi vào các tháng 2, 3 và tháng 4. Trong mùa này lưu
lượng nhỏ chỉ đạt gần 20% của tổng lượng nước trong năm, do vậy ở các cửa
sông ven biển độ mặn xâm nhập vào sâu, mức độ ảnh hưởng theo chu kì ngày
đêm (nhật triều) và chu kì triều nửa tháng; tuy nhiên, dòng triều thời kì này ổn
định và ít biến đổi. Vào mùa lũ, dạng quá trình dòng chảy trên sông Hồng và
sông Đáy đều tương đương nhau, khi nước sông Hồng lên thì lũ sông Đáy cũng
lên và ngược lại.
“Bãi bồi Kim Sơn thực chất là bãi triều cửa sông ven biển, trong đó thủy
triều là nhân tố quan trọng phân bố và tích tụ vật chất trên biển” [58, tr.59]. Là
các xã ven biển nên chịu ảnh hưởng đầu tiên của chế độ nhật triều không đều,
13


với biên độ lớn nhất có thể đạt là 2,0 - 2,5m, trung bình là 1,4m. Trong tháng có
2 kỳ con nýớc lớn, mỗi kỳ kéo dài từ 8 - 9 ngày, với biên ðộ dao ðộng từ 1,5 2,2m. Giữa 2 kỳ nước lớn là kỳ nước kém kéo dài 5 - 6 ngày với biên ðộ dao
ðộng 0,5 - 1,3m [45, tr.13]. Hoạt động này mang lại nhiều thuận lợi cho việc tưới
nước cũng như bồi đắp thêm lượng phù sa màu mỡ cho đồng ruộng, nhưng đôi
khi cũng làm cho đất và nước nhiễm mặn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và
sản xuất của vùng đất này.
Tài nguyên thiên nhiên
Vùng ven biển Kim Sơn chủ yếu là đất phù sa bồi đắp, là loại đất có những
đặc tính lý hóa và sinh học phù hợp với nhiều loại cây lương thực, hoa màu và
đặc biệt là nuôi trồng thủy sản. Đất đai vùng ven biển được chia làm 2 nhóm
chính là: nhóm đất mặn và nhóm đất phù sa. Nhóm đất mặn được hình thành chủ
yếu do phù sa lắng đọng trong môi trường nước mặn, nước lợ hoặc bị nhiễm mặn
do nước ngầm mặn, do thủy triều. Đất mặn có đặc tính muối điển hình, ngoài ra
còn thể hiện tính glây ở mức độ nhất định. Tùy thuộc vào mức độ mặn, loại đất
này được chia thành đất mặn điển hình (có ở vùng cửa sông, ven biển), thích hợp
cho phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy hải sản. Các xã vùng

ven biển huyện Kim Sơn có đất mặn trung bình hoặc ít do nằm bên trong vùng
cửa sông và ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều, chủ yếu được trồng
lúa, trồng cói cải tạo mặn. Độ mặn của đất bị chi phối bởi mùa nước và ở vị trí
gần hay xa bờ.
Nhóm đất thứ hai là đất phù sa. Loại đất này được hình thành chủ yếu do
quá trình lắng đọng phù sa của các hệ thống sông nhỏ. Đây là loại đất tốt thích
hợp cho việc trồng cây hoa màu và lương thực.
Nguồn nước vùng ven biển Kim Sơn được cung cấp bởi sông Đáy, sông
Càn và sông Cà Mau. Trong đó, sông Đáy là một nhánh của sông Hồng, bắt đầu
từ Thượng Cốc Hà Nội, với khoảng 76km chảy qua địa phận tỉnh Ninh Bình.
Sông Càn bắt nguồn từ vùng núi Thanh Hóa, có lưu lượng nhỏ nên khi triều
14


cường mặn đi sâu vào nội địa. Còn sông Cà Mau có nguồn tiếp nước chính là
sông Vạc và sông Ghềnh. Hiện nay, sông Cà Mau đã có hệ thống cấp nước đồng
bộ cho vùng Bình Minh và vùng 3 xã Kim Trung, Kim Hải và Kim Đông. Tuy
nhiên, vào mùa kiệt, mức nước cuối cống Cà Mau thấp nên gây khó khăn cho
cấp tự chảy.
Lưu lượng sông Đáy được xem là vùng có nước ngầm khá phong phú và
mức độ khai thác cũng khá cao; chủ yếu cấp cho đô thị, thị xã, dân cư thành thị
và nông thôn, một số cho công nghiệp, dịch vụ. Đây được xem là điều kiện thuận
lợi cho đời sống và sản xuất của cư dân các xã vùng ven biển huyện Kim Sơn
khi được bao bọc và nằm kề cận khu vực cửa sông này.
Như vậy, có thể nói, tài nguyên nước nói chung rất phong phú. Tuy nhiên,
dòng chảy mặt và động thái nước ngầm cũng phân bố rất chênh lệch giữa các
mùa trong năm. Vì vậy, yêu cầu về nguồn nước ở vùng này cũng còn gặp một số
khó khăn.
Vùng ven biển Kim Sơn được biết đến là hệ sinh thái hở, với nhiều các hệ
sinh thái khác nhau. Trong đó, hệ sinh thái rừng ngập mặn và cỏ biển là một

trong những hệ sinh thái tiêu biểu ảnh hưởng sâu sắc tới ngành sản xuất thủy sản
ở khu vực. Đối tượng rừng chủ yếu là cây vẹt, bần chua, sậy… trong đó, cây vẹt
được trồng nhiều năm ở phía sông Càn và cây sậy tập trung ở phía sông Đáy.
Rừng ngập mặn Kim Sơn được chính phủ Việt Nam, Nhật Bản và Ban quản lý
rừng phòng hộ Ninh Bình trồng từ năm 1995. Rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn
với chức năng là rừng phòng hộ nên có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thiên
nhiên và đa dạng sinh học. Nơi đây được UNESCO công nhận là khu vực dự trữ
sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng. Những cánh rừng này được ví như bức
tường xanh bảo vệ đê biển, làng xóm khỏi bị tàn phá bởi gió bão, nước biển dâng,
và cả thảm họa sóng thần nếu xảy ra. Đồng thời, rừng ngập mặn còn là nơi nuôi
dưỡng, sinh đẻ của các loài hải sản. Như một vườn ươm cho sự sống của biển,
rừng ngập mặn cung cấp nguồn lợi thủy sản phong phú, cùng với 500 loài động
15


thực vật thủy sinh và cỏ biển cung cấp nhiều loại thủy hải sản có giá trị cao như
tôm, cua, cá biển…
Tuy nhiên, do nhu cầu khai thác, nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển, cho
nên người dân địa phương đã chặt phá rừng để làm đầm nuôi trồng thủy sản. Bởi
vậy, diện tích rừng ngập mặn của Huyện đang bị thu hẹp đáng kể, nhất là vào
năm 2012: Từ 1.065 ha (năm 1995) giảm xuống còn 492,67 ha (năm 2012). Rừng
trồng ngập mặn tập trung ở khu vực cửa sông Càn về phía Đông và Đông Nam.
Vùng giữa đê Bình Minh I và II không còn rừng ngập mặn; chỉ còn vùng bãi triều
ngoài đê Bình Minh III, có diện tích rừng ngập mặn chiếm khoảng 10% diện tích
của cả bãi triều ngoài đê.
Trước thực trạng này, hiện nay, Ninh Bình đang thực hiện 2 dự án: dự án
trồng rừng ngập mặn của hội chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình và dự án trồng 5 triệu
hécta rừng. Như vậy, theo hướng này, hệ sinh thái rừng của Kim Sơn sẽ phát
triển rất tốt, tạo cơ sở vững chắc cho nguồn giống thủy sản tự nhiên và góp phần
phát triển kinh tế bền vững trong vùng.

Với chiều dài bờ biển khoảng 18km, trải dài qua các xã Kim Hải, Kim
Trung và Kim Đông, tạo cho các xã vùng ven biển này nhiều lợi thế trong nuôi
trồng và đánh bắt thủy hải sản. Ðây là vùng biển có trữ lượng thủy hải sản lớn,
phong phú về chủng loại, có thể phát triển về nuôi trồng thủy sản nước ngọt, thủy
sản nước lợ, thủy sản nước mặn và khai thác hải sản.
Bờ biển Kim Sơn có đặc tính bồi lắng cao, hằng năm lấn ra biển từ 80 100m. Cách bờ biển khoảng 6km có vùng đất bồi nổi cao trên mặt nước là Cồn
Nổi, với diện tích khoảng 700ha. Ðây được xem là một trong những tiềm năng,
thế mạnh về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản của huyện nói chung, đặc biệt
là của cư dân các xã vùng ven biển nơi đây nói riêng.
Như vậy, với điều kiện địa lý tự nhiên của vùng ven biển thực sự chứa
đựng nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế toàn diện và bền vững.

16


Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, điều kiện tự nhiên đó cũng đặt ra
cho con người vùng biển nơi đây nhiều thách thức lớn như: việc khai thác thủy
sản không đúng cách sẽ làm tài nguyên bị cạn kiệt hoặc bị hủy diệt, ô nhiễm môi
trường gây mất cân bằng sinh thái, gió bão sóng biển hằng năm gây thiệt hại lớn
cho đời sống sinh hoạt và sản xuất... Thực trạng này đòi hỏi các cấp chính quyền
và người dân cần có biện pháp cụ thể để khắc phục và giải quyết những khó khăn
này, từng bước ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
1.2. Lịch sử hình thành huyện
Huyện Kim Sơn là vùng đất được ra đời gắn với công cuộc khẩn hoang
của nhà Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ. Vào đầu thế kỉ XIX, trước khi Nguyễn
Công Trứ tiến hành khai khẩn, vùng đất ven biển này thuộc phủ Trường Yên, là
một vùng bãi biển mênh mông, đầy lau sậy và sú vẹt. Sau khi đã xem xét kĩ địa
thế, Nguyễn Công Trứ đã nhận thấy ở nơi đây có những vùng đất hoang rộng lớn
có thể khai phá để biến thành những vùng màu mỡ. Do đó, ông đã dâng lên vua
Minh Mệnh bản điều trần “Khẩn hoang ruộng để yên nghiệp dân nghèo”, với

mục đích “Trước là lợi nước, sau thiên điền hoàn”. Đề nghị của ông đã được
triều đình chấp thuận. Vua Minh Mệnh đã phong cho ông làm Doanh điền sứ để
tổ chức việc khai hoang vùng đất này.
Từ cuối năm 1828, Nguyễn Công Trứ đã bắt đầu cho chiêu mộ dân về khai
hoang vùng đất Kim Sơn ngày nay. Lực lượng được chiêu mộ tham gia vào cuộc
khẩn hoang này ở Kim Sơn chủ yếu là những người dân lưu vong ở các tỉnh khác
đến như Nam Định, Thái Bình hay ở các huyện lân cận như Yên Mô, Yên Khánh,
hay có cả những nghĩa quân của Phan Bá Vành sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại
cũng đã tích cực tham gia vào công cuộc khẩn hoang vùng đất nơi đây.
Mục đích của công cuộc khẩn hoang được xác định là phải chuyển khu đất
hoang thành đất canh tác. Cụ thể hơn là phải hình thành nơi lập nghiệp của nông
dân, hình thành một vùng kinh tế - xã hội để người dân có thể tổ chức được một
cuộc sống bình thường, phù hợp với tiến trình chung của xã hội. Trong khi vùng
đất bồi tụ ven biển vốn có cốt đất thấp, thủy triều lại cao; vì vậy, điểm quyết định
17


sự thành bại trong công cuộc khẩn hoang này là tách vùng đất bồi tụ ra khỏi ảnh
hưởng của biển. Để làm được điều đó, ngay từ đầu, Nguyễn Công Trứ đã cho
đào sông, đắp đê và xây dựng hệ thống kênh mương nhằm đưa nước ngọt vào
đồng ruộng. Đầu tiên, ông cho đào con sông Ân (còn gọi là sông Ngang), nằm
ngang giữa huyện, chảy qua tất cả các lý, ấp, trại trong huyện lúc bấy giờ. Con
sông này có chiều dài 13,5 km, rộng 15 mét, sâu 3 mét, nối liền sông Đáy ở phía
Đông và với sông Càn ở phía Tây. Từ sông Ân, Nguyễn Công Trứ còn cho đào
nhiều con sông nhỏ khác chạy cắt qua sông Ân, tỏa đi các làng xóm. Các con
sông này có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho tất cả các lý, ấp, trại. Thông thường
“Hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với tất cả các du khách phương Tây
về một ngôi làng Việt Nam là các lũy tre làng dày đặc bao quanh làng. Làng được
người ta hình tượng hóa là cả một thế giới huyền bí ở đằng sau lũy tre xanh. Lũy
tre che chắn, bảo vệ cho dân làng mỗi khi có trộm cướp, giặc dã… [41, tr.131].

Nhưng không, làng ở Kim Sơn mang đặc trưng riêng biệt. Bao quanh mỗi làng
thay vì những lũy tre xanh lại là hệ thống kênh mương chằng chịt. Hệ thống giao
thông và thủy nông này đã được ông Lê Thước viết như sau: “Cứ cách một quãng
thì có một con sông hay một cái ngòi thẳng tuột từ đầu đến cuối… Muốn đi đò
thời có sông, muốn đi bộ thời có đường, tiện lợi đời nào nói sao cho xiết” [58,
tr.84]. Như một “con rết” khổng lồ, hệ thống sông ngòi dày đặc này đã tạo nên
sự phân chia địa giới hành chính giữa các thôn xã, hình thành nên vùng đồng đất
Kim Sơn theo lối chữ “Tỉnh” (#) như ngày nay.
Song song với việc đào sông, đào kênh mương, Nguyễn Công Trứ đã cho
đắp đê để ngăn nước mặn tràn vào đồng ruộng. Con đê đầu tiên ông cho đắp
vào năm 1829, cách sông Ân 50 đạc (3000m). Sau đó, vào năm 1830, nhân dân
huyện Kim Sơn đắp đê Hồng Ân (còn gọi là Đê Đường Quan hay Đê Hồng
Lĩnh).
Như vậy, dưới sự lãnh đạo và tổ chức tài tình của Nguyễn Công Trứ, cùng
với sự đoàn kết, tinh thần hăng say lao động không biết mệt mỏi của hàng ngàn
18


người đã góp phần hình thành nên một vùng đất mới – vùng đất Kim Sơn ngày
nay. Lúc mới thành lập, huyện Kim Sơn có “7 tổng (Chất Thành, Hồi Ninh, Quy
Hậu, Hướng Đạo, Tự Tân, Tuy Lộc, Lai Thành) với 60 lý, ấp, trại, giáp với số
ruộng khẩn hoang được là 14.620 mẫu ruộng chia cho 1.260 dân đinh” [58, tr.75].
Ngay sau khi huyện Kim Sơn được thành lập, nhiều công cuộc khẩn hoang
lấn biển tiếp tục được thực hiện, góp phần làm thay đổi địa giới hành chính của
huyện không như khi nó mới thành lập.
Do tính chất bồi tụ và tiến ra biển hằng năm của các vùng ven biển nói
chung nên cứ trong khoảng một thời gian nhất định (còn tùy thuộc vào tốc độ bồi
tụ của mỗi nơi) sẽ có một vùng đất mới ven biển được bồi đắp cao lên, tạo ra
những vùng đất trũng bên trong nội đồng, gây ra úng lụt. Vì thế, các vùng đồng
bằng ven biển phải thường xuyên quai đê lấn biển, hình thành những vùng đất

mới.
Vùng ven biển huyện Kim Sơn cũng không ngoại lệ. Với tốc độ bồi tụ và
tiến ra biển từ 80 - 100 mét mỗi năm, vùng ven biển Kim Sơn được coi là vùng
đất có tốc độ bồi tụ khá nhanh:
Bảng 1.1. Tốc độ bồi tụ và tiến ra biển của huyện Kim Sơn
Đơn vị: mét/năm
Thời gian

Tốc độ tiến ra biển trung bình

1410 - 1982

44 mét/năm

1932 - 1982

100 mét/năm

1958 - 1982

108 mét/năm

Tốc độ tiến ra biển lớn nhất

148 mét/năm

1937 - 1958

[Nguồn: 58, tr.59]


Hơn nữa, “đặc điểm của dải ven bờ Kim Sơn là vùng đất phẳng, chỉ bị phủ
khi nước triều lên. Đất ở đây không chỉ có cát mà lẫn với bùn, đó cũng là những
bãi bồi mà con người tìm cách canh tác bằng việc đắp đê ngăn mặn và chống lũ
19


lụt” [58, tr.60]. Do đó, từ sau khi được thành lập, huyện Kim Sơn vẫn tiếp tục
công cuộc “Tranh công cùng tạo hóa”, đã có 7 lần quai đê lấn biển (không kể
các con đê do Nguyễn Công Trứ đắp). Cụ thể như sau:
Bảng 1.2: Số lần quai đê lấn biển của huyện Kim Sơn
STT

Năm

Đê được đắp

Diện tích (ha)

1

1899

Đê sông Ân

5.626

2

1927


Đê Hoành Trực (tức Đê Văn Hải)

7.465

3

1933 - 1934

Đê Tùng Thiện

1.631

4

1945

Đê Cồn Thoi

742,5

5

1959 - 1960

Đê Bình Minh I

877,9

6


1981

Đê Bình Minh II

1.932

7

1999

Đê Bình Minh III

1.450
[Nguồn: 8, tr.158 - 161]

Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy, từ khi được thành lập đến năm 1959,
huyện Kim Sơn đã tổ chức 5 lần đắp đê, khẩn hoang thêm nhiều vùng đất mới,
góp phần hình thành nên các đơn vị hành chính mới như: xã Văn Hải, xã Kim
Mỹ, xã Kim Tân, xã Cồn Thoi… Với phương châm, “Lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt,
sú vẹt lấn biển” và tích cực hưởng ứng phong trào “Làm giàu đánh thắng”, nhân
dân huyện Kim Sơn tiếp tục công cuộc quai đê lấn biển. Sau 21 năm chưa được
quai đê lấn biển, đến năm 1981, vùng đất bãi bồi phía ngoài đê Bình Minh I được
tiến hành khẩn hoang, bằng việc cho đắp hai đê Bình Minh I (1981) và đê Bình
Minh II (1999). “Việc đắp đê lấn biển lần này có nhiều thuận lợi do được kế thừa
kinh nghiệm của 5 lần đắp đê trước. Tuy vậy cũng gặp phải muôn vàn khó khăn
vì đắp một con đê với chiều dài gần 15 km và xây dựng hàng loạt các công trình
nội đồng là một công việc vô cùng lớn lao, cần một đội ngũ cán bộ quản lý, cán
bộ kỹ thuật, một cơ chế quản lý, sự ủng hộ của Nhà nước là điều không thể thiếu”

20



[6, tr.8]. Nhưng với quyết tâm của những người lính cụ Hồ, những người đã chiến
thắng đế quốc sừng sỏ nhất thế giới thì không gì có thể làm họ chùn bước. Bằng
mọi biện pháp, vừa rút kinh nghiệm, vừa tiếp tục xác định rõ hướng đi, cuối cùng
công việc quai đê lấn biển ở vùng đất mới này đã hoàn thành. Như vậy, chỉ từ
sau năm 1981, sự thay đổi kỳ diệu ở vùng đất này đã diễn ra mạnh mẽ, mơ ước
“quai đê lấn biển”, mở mang bờ cõi xây dựng vùng kinh tế mới, củng cố tuyến
phòng thủ ven biển đã được thực hiện bằng sự có mặt của 3 đơn vị hành chính
mới, với số dân ban đầu là 5.374 người, quản lý diện tích là 1.601,81ha. Cụ thể
như sau:
Bảng 1.3: Dân số và diện tích của các xã ven biển huyện Kim Sơn
Đơn vị hành

Năm

Diện tích tự nhiên khi

Số dân khi mới

chính

thành lập

mới thành lập (Ha)

thành lập (Người)

Xã Kim Hải


1986

512

1.500

Xã Kim Trung

1993

500

2.170

Xã Kim Đông

1997

650,02

1.704
[Nguồn: Tác giả tổng hợp]

Như vậy, các xã Kim Hải, Kim Trung và Kim Đông là 3 đơn vị hành
chính thuộc vùng ven biển của huyện Kim Sơn ngày nay. Phía ngoài của các xã
này (ngoài đê Bình Minh II trở ra phía biển) là vùng bãi bồi ngập mặn do Ủy
ban nhân dân Huyện và các đơn vị Quân đội quản lý. Đây là vùng đất đầy tiềm
năng kinh tế và du lịch, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế và văn hóa
của cư dân huyện Kim Sơn nói chung và của các xã vùng ven biển Kim Sơn
ngày nay nói riêng. Với vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng của vùng đất

ven biển này, sự ra đời của các xã ven biển huyện Kim Sơn đã mở ra một trang
mới cho sự phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là khai thác thế mạnh từ biển của
Kim Sơn.
21


1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.3.1. Đặc điểm kinh tế
Nhân dân huyện Kim Sơn vốn là những cư dân thuộc vùng khai hoang lấn
biển nên ngay từ những ngày đầu mới lập nghiệp, cây lúa và cây cói luôn gắn liền
với đời sống kinh tế của con người nơi đây. Bên cạnh đó, họ còn chăn nuôi các
loại gia súc, gia cầm khác như: lợn, trâu, bò, gà, vịt... cũng góp phần làm tăng thêm
thu nhập cho gia đình. Ngoài ra, huyện Kim Sơn có nhiều sông ngòi, ao và cả vùng
đất giáp biển, nên nghề đánh bắt thủy sản được hình thành ngay từ những ngày
đầu khi mới thành lập huyện. Người dân thời kì đầu mới chỉ dùng các dụng cụ
thông thường như: lưới, đăng, vó bè, nơm, hay bằng những con thuyền nhỏ... để
đánh bắt thủy sản. Do phương tiện đánh bắt thô sơ nên chủ yếu người dân tập
trung khai thác tôm cá ở sông ngòi, kênh rạch, hoặc ở các vùng ven biển. Sản
lượng đánh bắt được phần lớn dùng làm nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu hằng
ngày cho nhân dân. Đến đầu những năm 1980, nghề nuôi trồng thủy sản mới bắt
đầu xuất hiện, chủ yếu là ở các vùng ven biển phía nam của huyện. Tuy nhiên,
hoạt động nuôi trồng thủy sản lúc này còn manh mún và nhỏ lẻ, chưa mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Từ sau năm 1986, với sự ra đời lần lượt của 3 vùng ven biển
là xã Kim Hải, Kim Trung và Kim Đông, nghề nuôi trồng thủy sản mới từng bước
được phục hồi, phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao và trở thành ngành kinh
tế chủ chốt của vùng ven biển nơi đây.
Với bản tính cần cù, sáng tạo, nhân dân Kim Sơn còn biết tận dụng nguồn
nguyên liệu sẵn có từ cây cói để phát triển các nghề thủ công nghiệp mới. Trước
tiên phải kể đến là nghề dệt chiếu cói Kim Sơn. Nhiều xã ở huyện Kim Sơn có
nghề chiếu nổi tiếng từ lâu đời như là: Thượng Kiệm, Đồng Đắc, Văn Hải... Nghề

dệt chiếu cói được xem là một trong những nghề thủ công nghiệp truyền thống
của nhân dân huyện Kim Sơn. Hiện nay, Huyện đã có 25 làng nghề cói đã được
công nhận. Về sau, bên cạnh nghề dệt chiếu, người dân nơi đây còn biết chế biến
các sản phẩm khác từ cây cói nhý làn, khay, thảm,... hình thành một nghề mới,
22


×