Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đại đoàn kết dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.69 KB, 4 trang )

TƯ TƯỞNG HỒ CHÌ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Bác Hồ đã từng nói:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Là một sinh viên, em nhận thực được rằng từng lời chỉ dạy của người
đều thấm nhuần tình yêu nước, yêu dân tộc, những tư tưởng của người đều
mang tầm vóc to lớn của nhà lãnh tụ đại tài. Nằm trong khối các môn cơ
bản, tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học bắt buộc của mọi sinh viên Việt
Nam, không chỉ ở tầm ảnh hưởng về mặt triết lý, chính trị mà còn có ý
nghĩa dân tộc đối với chúng ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh- một môn học của
khoa Lý luận chính trị là sự kết hợp hoàn hảo của những tinh hoa triết học
đã được bác Hồ đúc kết và vận dụng từ chủ nghĩa Mác- Lenin vào tình
hình đất nước ta, mà còn vô cùng gần gũi, thiết thực đối với mọi sinh viên,
đó là kim chỉ nam để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
mà Đảng và Nhà nước đã đề ra .Xuyên suốt tác phẩm “ tư tưởng Hồ Chí
Minh” là tinh thần yêu nước, đại đoàn kết dân tộc được thể hiện trên nhiều
mặt, nhiều phương diện khác nhau và được bác Hồ nâng lên một tầm cao
mới, đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, đại đoàn kết các dân tộc trên toàn thế
giới, bởi vì vũ khí mạnh nhất để đấu tranh, để giữ gìn và bảo vệ nền độc
lập của bất kì một quốc gia nào cũng là sự đoàn kết mạnh mẽ của toàn thể
nhân dân. Đây là tư tưởng cơ bản, nhất quán, là chiến lược tập hợp lực
lượng đấu tranh với kẻ thù dân tộc và giai cấp trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng của Người. Người luôn luôn nhận nhận thức đại đoàn kết
dân tộc là vấn đề sống còn, quyết định thành công của cách mạng, Đảng
lãnh đạo nhân dân làm cách mạng nhưng cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng nhân dân đông đảo, mà không phải là công việc của một số người,
của riêng Đảng Cộng Sản. Đảng lãnh đạo để nhân dân đứng lên đấu tranh
tự giải phóng và xây dựng một xã hội mới do chính mình làm chủ. Sự
nghiệp ấy chỉ có thể được thực hiện bằng sức mạnh của cả dân tộc, bằng
đại đoàn kết dân tộc. Điều này được chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích cặn
kẽ


Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là một vấn đề có ý
nghĩa chiến lược quyết định sự thành công của cách mạng, bởi để đánh bại
mỗi kẻ thù nếu chỉ coa tinh thần và lực lượng thì chưa đủ, mà cần phải tập
hợp quần chúng thành khối đại đoàn kết dân tộc rộng lớn. Lợi ích tối cao
của dân tộc là độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, là bình đẳng, dân
chủ, tự do. Lợi ích tối cao này là ngọn cờ đoàn kết, là sức mạnh dân tộc và
là nguyên tắc bất di bất dịch của cách mạng Việt Nam. Đó cũng là nguyên
tắc bất biến trong tư tưởng Hồ Chí Minh để Người tìm ra những phương


pháp để thực hiện nguyên tắc đó trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của
mình.Thêm nữa, đó cũng là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà
nước. Mục tiêu ấy được Đảng và Nhà nước điều chỉnh để phù hợp với từng
thời kì, từng giai đoạn của Cách mạng. Trước năm 1954, mục tiêu của
chúng ta là đại đoàn kết dân tốc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Sau
năm 1954, mục tiêu ấy đổi thành đại đoàn kết dân tộc để xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội, để đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước. Đại đoàn kết dân tộc ở đây được hiểu là đại đoàn kết toàn dân,
không phân chia dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đảng phái, tôn giáo, giàu
nghèo, người Việt Nam trong nước hay nước ngoài. Đại đoàn kết dân tộc
phải được biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức, được tập hợp trong
mặt trận dân tộc thống nhất. Sức mạnh vật chất bao gồm sức mạnh về con
người, cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kĩ thuật, quân sự… Sức
mạnh tinh thần là sức mạnh mang ý nghĩa tinh thần như yêu nước, đoàn
kết, … Người viết: “Có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy
cũng làm được. Không có thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết
giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà những
người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra”, tất cả hợp thành
sức mạnh dân tộc. Nếu sức mạnh dân tộc này được phát huy đúng thời
điểm, đúng hoàn cảnh sẽ tạo thành khối sức mạnh tiềm năng vô cùng to

lớn. Ví dụ như xu hướng hiện nay trên toàn thế giới là hòa bình- ổn định,
sự phát triển của máy tính, đặc biệt là công nghệ thông tin, nếu chúng ta có
thể vân dụng và chớp được thời cơ phát triển thì là một bước đẩy đưa đất
nước phát triển thêm tầm cao mới, tuy nhiên, một khi đã bỏ lỡ thời cơ thì
chúng ta không chỉ đi sau các nước phát triển hàng trăm năm mà rất có thể
ảnh hưởng đến hòa bình an ninh mạng quốc gia, cũng như các vấn đề an
ninh quốc phòng trong và ngoài biên giới.
Khối đại đoàn kết dân tộc là một đại lượng không xác định, không
thể quy đổi ra bất kì đơn vị đo lường vật lý chuẩn quốc tế nào nó chỉ có thể
nhận ra thông qua mặt trận dân tộc thống nhất. Ở Việt Nam:







Năm 1930 có mặt trận phản đế đồng minh Đông Dương
Năm 1936 có mặt trận dân chủ Đông Dương
Năm 1941 có mặt trận Việt Minh
Năm 1946 có mặt trận Liên Việt
Năm 1955 có mặt trận Tổ quốc Việt Nam ( ở miền bắc)
Năm 1960 có mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam
( ở miền nam)

Từ năm 1975 đến nay, cả nước chung một mặt trận là mặt trận Tổ quốc
Việt Nam


Để thực hiện đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng phải kết

hợp chặt chẽ cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam với
cách mạng thế giới, phải đặt con đường phát triển của Việt Nam chung con
đường phát triển chung của nhân loại. Thứ hai, chúng ta phải luôn nêu cao
tinh thần dân tộc độc lập tự chủ tự lực tự cường, dựa vào sức mình là chính
trong kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Lịch sử đã chứng
minh, trong thời kì kháng chiến chống Pháp đã có rất nhiều thanh niên tri
thức ra đi tìm đường cứu nước như cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh..
nhưng cách làm của các cụ không phù hợp với tình hình dân tộc, các cụ
đến nhờ Nhật cứu nước- có thể nào một đế quốc đang có xu hướng bành
trướng chủ nghĩa phát xít của mình lại đi giải cứu một nước thuộc địa nhỏ
bé mà không nhận được lợi ích vật chất nào, hay như đi nhờ Pháp nâng cao
tinh thần dân trí cho nguời An Nam- có thể nào một nước “ dì ghẻ” lại dạy
khôn cho đứa nô lệ của mình để nó chờ thời cơ đứng lên đánh mình. Vậy
chỉ có cách tự lực cánh sinh, tự đoàn kết những con người yêu nước cùng
cảnh ngộ, chúng ta mới có cùng ý chí, cùng sự quyết tâm thì mới đi đến
thắng lợi và thành công được. Thứ ba, cần phải kết hợp chủ nghĩa yêu
nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, chống mọi biểu hiện
của chủ nghĩa cực đoan hẹp hòi hay chủ nghĩa nước lớn- các nước lớn ý
thế phát triển hơn mà ngang nhiên chèn ép hay can thiệp sâu vào tình hình
nội bộ của quốc gia, dân tộc. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sẵn sàng làm bạn với tất cả các dân tộc dân
chủ trên toàn thế giới, bao gồm cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Châu Âu, Mỹ Latin…. , không phân biệt quá khứ, cùng nhau hợp tác phát
triển vì tương lai tươi sáng của quốc gia, dân tộc
Về mặt trận dân tộc thống nhất, Người đã chỉ ra rằng mặt trận ấy phải
được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công – nông – trí, đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Nó hoạt động dựa trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao
của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân. Mặt trận dân tộc
thống nhất hoạt động dựa trên nguyên tắc hiệp thương dân chủ, hoạt động
ngày càng rộng rãi và bền chắc. Nên xây dựng và phát triển nó thành khối

đại đoàn kết dân tộc chặt chẽ, lâu dài, chân thành trên cơ sở giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ. Trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển, Đảng ta và
Mặt trận dân tộc thống nhất luôn đấu tranh chống khuynh hướng hẹp hòi,
một chiều, chống coi nhẹ việc tranh thủ tất cả những lực lượng có thể tranh
thủ được; đồng thời chống khuynh huớng đoàn kết mà không có đấu tranh
đúng mức trong khối đại đoàn kết dân tộc. “Chúng ta làm cách mạng nhằm
mục đích cải tạo thế giới, cải tạo xã hội. Muốn cải tạo thế giới và cải tạo xã
hội thì trước hết phải tự cải tạo bản thân chúng ta”


Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh là một hệ thống những
luận điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục, tập hợp và tổ chức cách
mạng và tiến bộ, nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc và
sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và
chủ nghĩa xã hội. Nói một cách khác, đó là tư tưởng xây dựng, củng cố, mở
rộng lực lượng cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, giải phóng con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công.
Đoàn kết trong Đảng là cơ sở để đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết
toàn dân tộc là cơ sở để thực hiện đại đoàn kết quốc tế. Tư tưởng Đại đoàn
kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện thành công là một nhân tố
quyết định cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn
toàn và đưa cách mạng Việt Nam lên giai đoạn cách mạng xã hội chủ
nghĩa.



×