Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đẩy mạnh quá trình triển khai văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP tiên Phong(TPBank) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.65 KB, 7 trang )

i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Văn hoá doanh nghiệp là hệ thống những giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức
và phương pháp tư duy mà toàn thể thành viên trong cùng một doanh nghiệp, một tổ
chức cùng chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo nhằm thực hiện những mục
tiêu mà doanh nghiệp, tổ chức đó theo đuổi. Các giá trị văn hóa của doanh nghiệp
được gây dựng và tích lũy trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh
nghiệp, ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ
và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện
các mục đích. Các thành viên trong tổ chức, doanh nghiệp thường xuyên phải giao
tiếp, trao đổi và cùng nhau thực hiện các mục tiêu chung tại công ty, thông thường
là 8 tiếng một ngày và 5 ngày một tuần. Thời gian làm việc chiếm đa số quỹ thời
gian của mỗi người do vậy giữa họ cần có những mối quan hệ đoàn kết, gắn bó để
thực hiện công việc một cách thuận lợi. Những doanh nghiệp có nền văn hóa tích
cực sẽ tạo ra bầu không khí làm việc hăng say hào hứng vì mục tiêu chung khiến
cho các cá nhân thường xuyên phấn đấu để đạt được nhiều lợi ích cho bản thân và
doanh nghiệp. Thực tế đã cho thấy, văn hóa doanh nghiệp đã làm nên sự thành công
của rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới.
Nhận thức được vai trò quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, TPBank đã
đầu tư xây dựng bộ tài liệu văn hóa doanh nghiệp riêng của mình. Cũng như nhiều
ngân hàng TMCP khác, văn hóa doanh nghiệp là vấn đề mà cán bộ nhân viên của
TPBank biết đến. Tuy nhiên, do chưa có các giải pháp đồng bộ, hiệu quả nên văn
hóa doanh nghiệp của TPBank chưa đủ mạnh, còn nhiều yếu tố bất cập dẫn đến cán
bộ nhân viên chưa thực sự có động lực làm việc cao, chưa gắn kết với nhau, kết quả
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vẫn chưa đạt được như mong đợi.
Do đó, vấn đề làm sao để các giá trị văn hóa doanh nghiệp thẩm thấu vào
trong nhận thức và biến thành động lực lao động, làm sao để người lao động thấy
được môi trường làm việc của doanh nghiệp là môi trường thân thuộc mà họ muốn
cống hiến và gắn bó lâu dài trong quá trình triển khai VHDN là điều mà Ngân hàng



ii

TMCP Tiên Phong rất quan tâm.
Xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện, đẩy mạnh văn hóa doanh nghiệp của Ngân
hàng TMCP Tiên Phong, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Đẩy mạnh quá trình
triển khai Văn hoá doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng, triển khai và phát
triển văn hóa doanh nghiệp làm cơ sở nghiên cứu VHDN Ngân hàng TMCP Tiên
Phong
- Khảo sát, đánh giá quá trình triển khai văn hoá doanh nghiệp tại Ngân hàng
TMCP Tiên Phong để xác định những điểm mạnh, những bất cập trong VHDN của
công ty cũng như những nguyên nhân của chúng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình triển khai Văn hóa doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Tiên Phong
- Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến văn hóa doanh nghiệp tại
Ngân hàng TMCP Tiên Phong
- Không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong
- Thời gian: Nghiên cứu tình hình triển khai VHDN của Ngân hàng TMCP
Tiên Phong từ khi thành lập đến nay.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu: Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các
tài liệu từ các nghiên cứu trước, kế thừa có chọn lọc những tài liệu này. Đề tài còn
kế thừa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố có liên quan,
đồng thời thu thập, biên dịch các tài liệu cả về lý luận và thực tiễn để khai thác, phát
huy các nhân tố văn hoá trong hoạt động kinh doanh. Phương pháp tổng hợp kết

hợp với phân tích được thực hiện trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng hợp các tài


iii

liệu có liên quan đến việc đẩy mạnh quá trình triển khai văn hóa doanh nghiệp tại
Ngân hàng TMCP Tiên Phong
- Phương pháp điều tra xã hội học: Thông qua việc thiết kế mẫu điều tra và
phát phiếu cho khoảng 100 CBNV của TPBank, sử dụng mô hình OCAI để rút ra
các kết luận, làm cơ sở lập luận để đưa ra các giải pháp.
Đóng góp của luận văn
- Giá trị khoa học: tìm ra thêm những cơ sở, căn cứ trong vấn đề đẩy mạnh quá
trình triển khai văn hoá doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong.
- Giá trị ứng dụng: Giúp nhà quản lý của Ngân hàng TMCP Tiên Phong đưa ra
những giải pháp để phát huy vai trò văn hoá doanh nghiệp của Ngân hàng, ngày
càng khẳng định thương hiệu mà Ngân hàng tạo dựng trong suốt thời gian từ lúc
thành lập đến nay.
Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục nội dung của luận văn được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Chương 2. Cơ sở lý luận triển khai Văn hoá doanh Nghiệp
Chương 3. Thực trạng triển khai văn hoá doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP
Tiên Phong
Chương 4. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình triển khai văn hóa
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong.
Qua việc nghiên cứu và tiếp thu nghiên cứu vấn đề lý luận đối với văn hoá
doanh nghiệp của các tác giả tiêu biểu, tác giả luận văn cho rằng văn hoá doanh
nghiệp có thể định nghĩa như sau:
"Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ

đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng
đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các
thành viên".


iv

Tác giả tiếp tục nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới vai trò của văn hóa
doanh nghiệp và các yếu tố tác động từ bên trong, bên ngoài đối với Văn hóa doanh
nghiệp. Nhận thấy văn hóa doanh nghiệp thực sự có tác động lớn tới từng thành
viên trong doanh nghiệp, tới sự phát triển của doanh nghiệp và của xã hội.
Để hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu triển khai văn hóa doanh nghiệp TPBank,
tác giả đã sử dụng công cụ đánh giá văn hóa doanh nghiệp là mô hình OCAI. Mô
hình OCAI là mô hình được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm đánh giá văn hóa
hiện tại đang chiếm ưu thế và văn hóa mong muốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở sử
dụng bảng câu hỏi khảo sát ý kiến của nhân viên, mô hình OCAI giúp người lãnh
đạo có cái nhìn thực tế về văn hóa của doanh nghiệp mình. Trong khi nghiên cứu,
tác giả đã chỉ rõ văn hóa hiện tại đang chiếm ưu thế tại TPBank là văn hóa kiểm
soát và mong muốn của nhân viên là phát triển văn hóa hợp tác cho TPBank trong
tương lai.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh quá
trình triển khai Văn hóa doanh nghiệp tại TPBank. Vì vậy, tác giả đã tìm hiểu và
nghiên cứu các nội dung liên quan tới Quy trình triển khai Văn hóa doanh nghiệp.
Tác giả đã đưa ra các dẫn chứng về triển khai Văn hóa doanh nghiệp của các Doanh
nghiệp, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình triển khai Văn hóa doanh
nghiệp. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy, việc đẩy mạnh quá trình triển
khai Văn hóa doanh nghiệp là điều cần thiết cho sự phát triển của văn hóa TPBank.
Sau khi đưa ra các vấn đề, lý luận về việc đẩy mạnh quá trình triển khai Văn
hóa doanh nghiệp. Tác giả, đã nghiên cứu, phân tích Văn hóa doanh nghiệp tại
chính TPBank bằng những Bảng hỏi điều tra và sử dụng mô hinh OCAI để nhận

diện Văn hóa TPBank hiện tại là Văn hóa cạnh tranh và kiểm soát, mong muốn là
Văn hóa Sáng tạo. Ngoài ra, xác định được điểm mạnh, điểm yếu trong Văn hóa
TPBank. Các kết quả thu được qua quá trình điều tra và phân tích hoàn toàn logic,
hợp lý, phù hợp với lý luận và thực tiễn.
Từ kết quả này, Luận văn đã tiến hành đưa ra một số giải pháp và kế hoạch
thực hiện nhằm đẩy mạnh quá trình triển khai văn hoá doanh nghiệp tại TPBank trong


v

thời gian tới.
Tạo dựng phong cách lãnh đạo riêng của Ngân hàng
Thành lập riêng một bộ phận hoàn thiện và triển khai Văn hóa doanh
nghiệp
Hoàn thiện các biểu trưng trực quan của VHDN TPBank
Xây dựng bộ tiêu chuẩn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hang
Truyền thông Văn hóa doanh nghiệp của TPBank
Định kỳ đánh giá quá trình triển khai Văn hóa doanh nghiệp TPBank
Kế hoạch đẩy mạnh quá trình triển khai Văn hóa doanh nghiệp tại Ngân
hàng TMCP Tiên Phong
Như vậy, thông qua đề tài của mình: “Đẩy mạnh quá trình triển khai Văn
hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong”, tác giả đã bước đầu chỉ rõ
sự cần thiết phải đẩy mạnh quá trình triển khai và nêu cụ thể các giải pháp và kế
hoạch cần thực hiện. Và quan trọng hơn hết, sau khi đẩy mạnh quá trình triển khai
Văn hóa TPBank, có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của con người, của các
thành viên trong doanh nghiệp song hành và cùng chung một mục tiêu chung vì sự
phát triển của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp mới thực sự phát triển bền vững.
Luận văn đã xác định được một hệ thống cơ bản các chỉ tiêu đánh giá văn hóa
doanh nghiệp, các lý thuyết về triển khai văn hóa và một trong các công cụ để đánh
giá văn hoá doanh nghiệp bằng mô hình OCAI. Từ đó, các doanh nghiệp có thể áp

dụng hệ thống tiêu chí để tìm ra những điểm mắc, thực hiện chưa hiệu quả trong
quá trình triển khai đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp nhằm có những
điều chỉnh hoặc xây dựng một chiến lược phát triển, một chương trình văn hoá phù
hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Đây vừa là vấn đề mang tính lý luận
nhưng cũng là vấn đề mang tính thực tiễn hiện nay.
Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về điều kiện khách quan và chủ quan nên đề
tài vẫn chưa nghiên cứu sâu sắc và toàn diện cũng như thực hiện khảo sát, đánh giá
và áp dụng trong thực tế của doanh nghiệp nhằm kiểm chứng lý luận và thực tiễn


vi

một cách triệt để, từ đó xây dựng ra một mô hình lý thuyết chắc chắn cho vấn đề
cần nghiên cứu. Thời gian tới, tác giả sẽ tiếp tục thực hiện nghiên cứu nhằm giải
quyết những vấn đề tồn tại trên.
Để đạt được một kết quả nghiên cứu trong tương lai, tác giả rất mong nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các nhà chuyên môn, của các thầy cô trong Khoa
Quản trị Kinh doanh, Viện Đào tạo sau đại học về phương pháp luận, cách thức tiếp
cận hợp lý và khoa học hơn, và sự hợp tác của doanh nghiệp.


7



×