Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

chính sách thuế biên giới của của TT donald trump và ảnh hưởng đến nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.55 KB, 15 trang )

1

Mục Lục


2

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2016 là một năm đầy biến động trong nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam,
những ảnh hưởng từ việc Brexit của Anh, khủng hoảng chính trị tại Trung Đông những
bê bối chính trị kinh tế, chính trị tại Hàn Quốc và Nhật Bản đều cso ảnh hưởng sâu sắc
làm thay đổi phần nào quan hệ kinh tế trên thế giới trong nhiều năm tới.
Tuy nhiên, khi nhắc tới năm 2016, thứ người ta nhớ nhất sẽ là cuộc bầu cử Tổng
thống Mỹ với sự lên ngôi của ứng viên Donald Trump. Với những phát ngôn cứng rắng,
cùng quan điểm bảo thủ, ông Trump đã tuyên bố sẽ làm mọi biện pháp để “làm cho nước
mỹ tuyệt vời một lần nữa” với các tư tưởng về bảo hộ thương mại. Trong đó, một trong
những chính sách được lưu tâm và gây nhiều tranh cãi nhất là thuế điều chỉnh biên giới
được ông ta đưa ra trong quá trình tranh cử, chính sách được báo hiệu sẽ làm giảm thâm
hụt thương mại của Mỹ với các nước phát triển mới nổi
Thiết nghĩ, là một nước có quan hệ thương mại quan trong với Hoa Kì, là thị trường
có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, Việt Nam sẽ có những ảnh hưởng nhất định bởi chính
sách mới này của ông Trump. Do đó, nhóm 8 lựa chọn đề tài “Chính sách thuế biên giới
của của TT Donald Trump và ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam” với mục đích giới
thiệu khái quát về chính sách thuế mới của nước Mỹ, cũng như một số dự đoán về ảnh
hưởng và biện pháp đối phó với Việt Nam.
Bố cục bài tiểu luận gồm 2 phần:
Chương 1: Chính sách thuế biên giới của TT Donald Trump
Chương 2: Phân tích ảnh hưởng của thuế biên giới đến nền kinh tế Việt Nam



3

1. Giới thiệu chính sách thuế điều chỉnh biên giới của Donald Trump
1.1.

Định nghĩa

Thuế điều chỉnh biên giới( border-adjustment-tax -BAT) là tên ngắn hơn của thuế áp
dụng dựa trên đích đến của dòng tiền (DBCFT). Đây là loại thuế mà những nhà lập pháp
của Đảng Cộng hòa ở Mỹ đề xuất trong chương trình cải tổ thuế doanh nghiệp ở nước
này. Nếu Luật này được hai viên của Quốc hội thông qua, Mỹ sẽ trở thành quốc gia đầu
tiên trên thế giới không có thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế điều chỉnh biên giới lần đầu được giới thiệu vào năm 2005, dưới thời Tổng
thống George W. Bush. Tuy nhiên, dự luật này đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối của
đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, với lý do vi phạm các nguyên tắc tự do thương mại.
Đến khi ông Donald Trump trúng cử Tổng thống Mỹ và cho biết ý định sẽ cải cách thuế
theo hướng bảo hộ trong nước, siết lại hàng nhập khẩu, BAT lại được đề cập trở lại trong
Quốc hội.
1.2.

Nội dung của chính sách

a. Đối tượng bị đánh thuế

Thuế điều chỉnh biên giới đánh thuế đối với tất cả hàng hóa được tiêu thụ trong lãnh
thổ Mỹ, không phân biệt là hàng hóa này là nội địa hay nhập khẩu. Đối với những hàng
hóa được sản xuất ở Mỹ nhưng thực hiện cho việc xuất khẩu, thuế điều chỉnh biên giới sẽ
không được áp dụng.
⇨ Đây là một điểm đặc biệt của Thuế điều chỉnh biên giới, bởi đối tượng hàng hóa bị


đánh thuế sẽ dựa trên hàng hóa được tiêu chí là nơi tiêu thụ sản phẩm, không phải
là dựa trên nơi sản xuất như các loại thuế thông thường khác.
b. Cơ chế áp dụng

Trong khi hệ thống thuế hiện hành đánh thuế lợi nhuận của công ty, nó cho phép các
công ty khấu trừ chi phí từ hàng nhập khẩu và đánh thuế doanh thu hàng xuất khẩu. BAT,
mặt khác, chỉ đánh thuế doanh thu nội địa và do đó đánh thuế các sản phẩm trong nước


4

và hàng nhập khẩu. Tuy nhiên hàng hóa xuất khẩu vẫn được miễn thuế. Điều này dẫn đến
một khoản thuế đối với hàng nhập khẩu và một khoản trợ giá cho xuất khẩu.
Thuế điều chỉnh biên giới (BAT) đánh thuế tùy thuộc vào nơi sản phẩm được tiêu thụ
(đích đến của sản phẩm) hơn là nơi sản xuất. Ví dụ, nếu một công ty Mỹ vận chuyển lốp
xe đến Mexico nơi mà lốp xe được sử dụng để sản xuất ôtô, lợi nhuận mà công ty lốp xe
sản xuất trên lốp xe mà họ xuất khẩu không bị đánh thuế. Tuy nhiên, nếu một công ty ô tô
của Mỹ mua lốp xe từ Mexico để sử dụng trong xe ô tô sản xuất tại Mỹ thì số tiền mà họ
kiếm được trên ô tô (kể cả lốp xe) bán ở Mỹ sẽ bị đánh thuế. Ngoài ra, công ty không thể
khấu trừ chi phí của lốp xe nhập khẩu như là một chi phí kinh doanh
Sơ đồ dưới đây cho thấy sự khác biệt giữa kế hoạch thuế hiện tại của Mỹ và kế hoạch
thuế điều chỉnh biên giới
Hình 1: Thuế hiện tại

Ví dụ: Một công ty Mỹ nhập linh kiện giá trị khoảng 7.000 USD và có thành phẩm
bán ra trong nước với giá 10.000 USD. Theo luật thuế hiện hành, tiêu chuẩn để tính thuế
doanh nghiệp là khoản chênh lệch 3.000 USD.


5


Hình 2: Thuế biên giới

Cũng theo ví dụ trên,nếu áp dụng Thuế biên giới, 7.000 USD không được coi là khoản
chi phí và doanh nghiệp sẽ bị đánh thuế trên toàn bộ 10.000 USD giá trị sản phẩm. Có
nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải chịu gánh nặng thuế quan cao hơn gấp nhiều lần.
c. Mức thuế suất:

Theo dự thảo kế hoạch trong chính sách cải cách thu, để làm được điều này, Mỹ dự
kiến sẽ miễn thuế đối với phần lợi nhuận ở nước ngoài cũng như sẽ giảm hàng loạt thuế
cho doanh nghiệp (thuế kinh doanh liên bang, thuế thu nhập liên bang, thuế xuất cảng…).
Ngược lại, những hàng hóa, dịch vụ của nước khác vào Mỹ sẽ bị đánh thuế biên giới 20%
đối với chủ thể là pháp nhân kinh doanh và 35 % với chủ thể còn lại.
Đặc biệt, nếu công ty nào phụ thuộc nguồn cung ứng từ nhập khẩu, hàng hóa của công
ty đó sẽ không được khấu trừ giá vốn khi tính thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp lúc này
tuy danh nghĩa giảm về mức 20% nhưng vì không được khấu trừ, thuế thực sự bị đội lên
rất nhiều. Đây mới chính là điểm huyệt để các công ty Mỹ e sợ, bởi phần lớn hoạt động tổ
hoạt động sản xuất của công ty đều ở các quốc gia thứ ba như Trung Quốc, Ấn Độ..Do đó
chi phí giá hàng hóa bị đội lên khi vào thị trường Mỹ là vô cùng rõ rệt


6

Nguồn: SBS News, VDSC
d. Hiệu ứng của chính sách thuế biên giới


Thứ nhất, BTAs tạo ra cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ tăng cường sản xuất
và tiêu thụ trong nước và giảm nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài
=> Mang nhiều cơ hội việc làm cho người Mỹ. Luật thuế này cũng dự kiến sẽ giảm

thiểu trường hợp các công ty Mỹ sản xuất hàng hóa ở nước ngoài để nhập khẩu lại Mỹ,
ngăn ngừa thất thoát vốn cho các công ty Mỹ.



Thứ hai, thuế đánh lên hàng nhập khẩu sẽ tăng chi phí hàng nhập khẩu
=> Hàng nhập khẩu khó cạnh tranh so với hàng sản xuất trong nước, bảo hộ nền sản
xuất trong nước.



Thứ ba, chi phí mua hàng hóa nhập khẩu tăng sẽ khiến nhu cầu giảm, nguồn thu USD của
các đối tác thương mại của Mỹ giảm đi. Trong khi đó, việc khuyến khích xuất khẩu hàng
hóa của Mỹ ra nước ngoài sẽ khiến cho nhu cầu đối với đồng USD tăng lên
=> Từ đó tạo ra hiệu ứng tăng giá đối với đồng USD.
Ta có thể rút gọn lại mục tiêu lớn của kế hoạch thuế biên giới đó chính là :




Khuyến khích các công ty ở lại Mỹ;
Hạn chế tình trạng các công ty đầu tư ra nước ngoài
Giảm tình trạng thâm hụt thương mại và ngân sách.

Một khi BAT được triển khai, báo cáo của Deutsche Bank nhận định, Mexico sẽ là nạn


7

nhân lớn nhất. Kế đó là Việt Nam, với thiệt hại ước lên gần 5% GDP. Nhưng lưu ý rằng

mức thiệt hại ước tính này chưa tính đến yếu tố điều chỉnh tỉ giá.
1.3.

Ảnh hưởng dự kiến của thuế biên giới

1.3.1. Ảnh hưởng đến Nền kinh tế Mỹ
a. Giảm sự thâm hụt ngân sách

Thuế biên giới được coi như một biện pháp hạn chế thâm hụt thương mại và giảm bớt
sự phản kháng của các đối tác thương mại lớn. Thuế biên giới có hai tác dụng chính là
giảm nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu ngoài ra còn giúp cho hàng hóa xuất khẩu của
các nhà sản xuất trong nước cạnh tranh tốt hơn.
Ngoài ra, luật thuế này cũng dự kiến sẽ giảm thiểu trường hợp các công ty Mỹ sản
xuất hàng hóa ở nước ngoài để nhập khẩu lại Mỹ, ngăn ngừa thất thoát vốn cho các công
ty Mỹ.
b. Sự tăng giá của đồng đô la

Thuế biên giới là một trong những nhân tố chính có thể khiến đồng USD tăng giá
trong một năm tới. Thuế biên giới gần như chắc chắn sẽ giúp Mỹ giảm thâm hụt thương
mại. Thuế biên giới sẽ đẩy đồng USD tăng giá thông qua làm gia tăng nhu cầu đối với
hàng hóa Mỹ và giảm nhu cầu của người Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu.
Cho dù đồng USD tăng giá sẽ cân bằng lại một phần lợi thế cạnh tranh mà các nhà
xuất khẩu Mỹ có được nhờ thuế biên giới, chính sách này vẫn sẽ “ảnh hưởng nghiêm
trọng đến các mối quan hệ thương mại song phương của Mỹ”.
1.3.2. Đến các quốc gia có quan hệ thương mại với Mỹ
Thuế biên giới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và Quốc hội nước này đang xem
xét áp dụng có thể có ảnh hưởng lớn đối với thương mại toàn cầu. Trong đó, Việt Nam
cùng những nước có kim ngạch thương mại lớn với Mỹ như Mexico, Canada, Malaysia...
có khả năng chịu thiệt hại không nhỏ.



8

Theo hãng tin Bloomberg, một báo cáo do hai chuyên gia Robin Winkler và George
Saravelos của ngân hàng Deutsche Bank thực hiện đã ước tính mức thiệt hại về kim
ngạch thương mại ròng với Mỹ mà các quốc gia có thể phải hứng chịu, nếu bị áp thuế
biên giới 20%. Không có gì ngạc nhiên khi Mexico, quốc gia láng giềng phía Nam của
Mỹ, được dự báo là quốc gia sẽ gánh thiệt hại nặng nề nhất nếu chính quyền Trump đánh
thuế biên giới. Bản báo cáo ước tính một khi Mỹ áp dụng thuế biên giới, mức thiệt hại mà
Mexico hứng chịu trong kim ngạch thương mại ròng với Mỹ sẽ lên tới gần 7% GDP.
Mức thiệt hại rơi vào Việt Nam được báo cáo nói trên dự báo lên gần 5% GDP, khiến
Việt Nam trở thành quốc gia thiệt hại nhiều thứ hai, chỉ sau Mexico, nếu Washington
đánh thuế biên giới. Canada được dự báo sẽ là quốc gia thiệt hại nhiều thứ ba, với mức
thiệt hại kim ngạch thương mại ròng giữa nước này với Mỹ có thể vượt 4% GDP. Nhiều
nền kinh tế Đông Nam Á khác cũng được dự báo sẽ chịu thiệt hại lớn vì thuế biên giới
của Mỹ, như Malaysia, Thái Lan, Singapore...


9

2. Phân tích ảnh hưởng của thuế biên giới đến nền kinh tế Việt Nam
2.1.

Sơ lược về quan hệ thương mại Việt Mỹ

2.1.1. Kim ngạch thương mại
Kim ngạch thương mại song phương Việt – Mỹ đã tăng gấp 10 lần trong 2 thập kỷ
qua, kể từ khi hai bên bình thường hóa quan hệ, lên tới gần 45 tỷ USD năm 2015.. Trên
thị trường Mỹ, hiện Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất ở Đông Nam Á và một trong
các nước gây thâm hụt ngân sách với Mỹ trong năm 2016

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm 2016 bao gồm:
sản phẩm dệt may đạt 11,45 tỷ USD, chiếm 30% tổng trị giá hàng hoá Việt Nam xuất
khẩu sang Hoa Kỳ và tăng 4,6% so với năm trước. Tiếp theo là giày dép: 4,48 tỷ USD,
tăng 10%; điện thoại các loại & linh kiện: 4,3 tỷ USD, tăng mạnh 55,5%; máy vi tính, sản
phẩm điện tử & linh kiện: 2,9 tỷ USD, tăng 2,3%... Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2016
2.1.2. Lĩnh vực đầu tư
Mỹ hiện là nhà đầu tư đứng thứ 8 trong số 114 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn FDI
đổ vào Việt Nam, với 806 lượt dự án và tổng vốn đầu tư hơn 11,73 tỷ USD.Nhiều công ty
lớn ở Mỹ như Intel, Microsoft, Ford Motors và General Electric... đã chọn Việt Nam là
thị trường rót vốn và mở rộng hoạt động. Ở chiều ngược lại, Mỹ là thị trường hút vốn đầu
tư nhất của các doanh nghiệp Việt Nam với hơn 20 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là
hàng trăm triệu USD.
Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Mỹ vào Việt Nam là dịch vụ lưu trú và ăn uống
(42,8%), kinh doanh bất động sản (12%), Công nghiệp chế biến, chế tạo (20%)


10

2.2.

Thuế biên giới ảnh hưởng đến VN

2.2.2.
Ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu
Thống kê của Cục cho thấy doanh thu xuất khẩu của Việt Nam năm ngoái đã lên đến
176,63 tỷ đô la Mỹ, tăng 9 phần trăm so với năm 2015, và đạt được thương mại dư thừa
hơn 2,52 tỷ đô la. Với khoảng 42% của tổng tỷ trọng, may mặc và giày dép là hàng chính
mà Việt Nam xuất khẩu, tiếp theo là điện thoại di động và phụ kiện với 11% và các sản
phẩm gỗ với 7%. Các sản phẩm này chính là đầu vào cho các ngành công nghiệp bị ảnh

hưởng nhiều nhất bởi BAT ở Mỹ do chúng dựa nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.
Nói chung, mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng thay thế của các sản
phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu từ nước khác cũng như cách mà người tiêu
dùng Mỹ sẽ phản ứng với việc tăng giá hàng nhập khẩu (độ co giãn theo giá). Ít nhất đối
với những hàng hóa xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, có thể dự đoán rằng các sản phẩm
như hàng dệt may và hàng điện tử sẽ không bị thay thế ngay bởi các sản phẩm sản xuất
tại Mỹ. Do đó, các công ty nhập khẩu tại Mỹ, chẳng hạn siêu thị bán lẻ Wal Mart, sẽ đẩy


11

gánh nặng tăng giá cho người tiêu dùng, và do đó làm gia tăng lạm phát. Phản ứng của
người tiêu dùng sau đó sẽ xác định sự thay đổi nhu cầu nhập khẩu và do đó là xuất khẩu
của Việt Nam trong ngắn hạn.
2.2.3.

Thuế biên giới ảnh hưởng đến đầu tư

Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp tới giá xuất khẩu, thuế biên giới của Mỹ được dự đoán
có thể ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam.
Dưới đây là các lập luận của nhóm đối với vấn đề này
a. Các doanh nghiệp cân nhắc lại trong việc mở rộng đầu tư sản xuất

Do sự tác động của loại thuế mới, giá hàng nhập khẩu vào Mỹ có thể tăng lên làm
giảm sức cạnh tranh hàng hóa trong thị trường này đối với nhà sản xuất nội địa. Hơn nữa,
việc gia tăng thêm chi phí do thuế, cộng với nguy cơ bị suy giảm doanh thu, sẽ khiến cho
cá doanh nghiệp đối mặt với bài toán lợi nhuận và phải tính toán các biện pháp cắt giảm
nhằm để cân bằng. Khi đó, việc đầu tư mở rộng sản xuất có thể bị cắt giảm, do chi phí để
thực hiện lớn, khả năng thu hồi vốn và có lãi bị bỏ ngỏ do suy giảm doanh thu.
Theo đánh giá của KBS, việc áp dụng loại thuế mới của Mỹ có thể ảnh hưởng mạnh

mẽ tới hoạt động đầu tư các doanh nghiệp điện tử, công nghệ cao tại Việt Nam như
Samsung Foxconn, Canon, Nidec, Intel có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất do mức đầu tư
lớn, áp lực cạnh tranh cao trong phân khúc ngành, đối với các doanh nghiệp hoạt động
nông sản và may mặc, mức độ ảnh hưởng đến đầu tư được dự đoán là thấp hơn ,do mức
đầu tư không cao.
b. Dự đoán tiêu cực về nền kinh tế của doanh nghiệp ảnh hưởng đến đầu tư mới

Trong lý thuyết kinh tế vĩ môn, dự đoán kinh tế là một trong những nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Với nguy cơ về mức thuế có thể
lên đến 20% khi vào thị trường Mỹ với các hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam, rõ ràng sẽ tạo
nên một tâm lý bi quan đối với các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, khi mà yếu tố cạnh tranh
chính là giá lao động rẻ, thì mức thuế cao có thể hoàn toàn làm triệt tiêu lợi thế này. Hệ


12

quả là vốn FDI có thể bị giảm về số lượng đăng kí và số vốn thực hiện
Tổng kết: Hiện nay tuy thuế biên giới chưa được Quốc hội Mỹ phê duyệt, tuy nhiên
các ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam là rất rõ rang. Qua việc ảnh hưởng đến hai thành
tố là xuất khẩu ròng và đầu tư trong tổng cầu, thuế biên giới có thể làm giảm tổng cầu
trong nền kinh tế Việt Nam qua đó làm giảm Tổng GDP cũng như tốc độ tăng trưởng
kinh tế.
2.3.

Các biện pháp đối phó với những tác động của chính sách BAT của Mỹ

2.3.1.
Biện pháp từ phía nhà nước
a. Các biện pháp của Ngân hàng Nhà nước
Nhằm tránh những tác động trong ngắn hạn thì Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng

chính sách tiền tệ để giảm giá trị đồng VNĐ so với USD, điều này sẽ làm cho hàng hóa
xuất khẩu rẻ hơn tương đối, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh với hàng hóa sản xuất tại Mỹ, và
hàng hóa từ các nước khác xuất khẩu vào Mỹ bằng những cách sau:
- Nâng cao lãi suất chiết khấu
- Tăng cường bán ngoại hối ra thị trường
- Giảm giá trị tiền VND so với USD
b. Các biện pháp của Chính phủ

Với thị trường Mỹ, Chính phủ nên đầu tư và hỗ trợ những mặt hàng xuất khẩu ít chịu
ảnh hưởng của BTAs hơn. Hiện tại, nhân tố quan trọng nhất chi phối mức độ ảnh hưởng
của BTAs lên cầu hàng hóa là độ co giãn về cầu của hàng hòa đó. Vì thế, những mặt hàng
có lợi thế so sánh lớn, khả năng cạnh tranh cao so với hàng nội địa Mỹ, ít co giãn về cầu
vẫn có khả năng phát triển, ví dụ như ngành hàng dệt may, thủy hải sản.
Có thể cân nhắc nghiên cứu chính sách thuế biên giới tương tự như của Mỹ để áp
dụng trong nước. Thứ nhất, sẽ giảm thuế với hàng xuất khẩu từ đó tăng năng lực cạnh
tranh hàng xuất khẩu xuất sang Mỹ cũng như ở các thị trường khác. Thứ hai, là cân bằng


13

lại lợi thế thu hút nguồn vốn đầu tư; sau khi Mỹ áp dụng BAT thì có thể các nước khác
cũng sẽ có các chính sách tương tự, nguồn vốn đầu tư sẽ đổ về các nước này vì lợi thế về
giảm thuế xuât khẩu, Việt Nam cũng cần làm tương tự để tăng tính cạnh tranh về thu hút
vốn đầu tư với các nước khác.
2.3.1.
Các biện pháp của doanh nghiệp
- Cải tổ trong nội bộ doanh nghiệp để nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí, hạ giá
thành sản phẩm, từ đó tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.
- Đa dạng hóa thị trường, tìm kiếm các thị trường thay thế như EU, Nga,.. để giảm
thiểu tác động của BAT.

- Hướng tới việc tạo ra các sản phẩm đặc thù, có tính cạnh tranh cao: những sản
phẩm không thể sản xuất bên trong nước Mỹ (Do điều kiện khí hậu, địa lý...), các sản
phẩm dù có sản xuất trong nước Mỹ thì giá thành vẫn cao hơn ở Việt Nam (Do lợi thế về
giá nhân công, nguyên liệu đầu vào rẻ). Khi đó các sản phẩm này sẽ có lợi thế là không
phải cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất tại Mỹ cả trên thị trường Mỹ và thị trường
quốc tế.
- Với các sản phẩm đã có lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm sản xuất trong nước Mỹ
thì cần cải tiến, nâng cấp nhằm tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại tới từ các
nước khác có giá nhân công rẻ như Lào, Campuchia, Myanmar…


14

KẾT LUẬN

Có thể thấy rằng, chính sách thuế điều chỉnh biên giới của Donald Trump có ảnh
hưởng rất mạnh mẽ đến nền kinh tế củ các nước đang phát triển như Mexico, Việt Nam
hay Trung Quốc. Nó khiến cho làm giảm kim ngạch xuất khẩu ở nước này, đẩy cán cân
thương mại trở nên có lợi hơn cho Hoa Kỳ. Đồng thời việc giảm thuế, cũng sẽ gây ra các
hiệu ứng làm thay đổi giá USD, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến việc điều hành tỷ giá ở
các quốc gia khác.
Qua phân tích, chúng ta có thể thấy đối với nền kinh tế Việt Nam, thuế điều chỉnh
biên giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hai thành tố cơ bản của phương trình tổng cầu là
Xuất khẩu ròng và Đầu tư. Cụ thể hơn, nó sẽ làm giảm khối lượng của hai thành tố, qua
đó làm giảm sản lượng cân bằng trong nền kinh tế, GDP cũng như tốc độ tăng trưởng
Để ứng phó với những tác động của chính sách thuế mới này, Ngân hàng nhà nước
Việt Nam cần phải cso chính sách điều hành tỷ giá thích hợp, trong khi đó Chính phủ cần
có các chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và đảm bảo độ hấp dẫn của thu hút đầu tư.
Về phái doanh nghiệp, cần có các biện pháp chủ động trong hoạt động sản xuất kinh
doanh để không bị ảnh hưởng.



15

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình học môn Kinh tế vĩ mô - Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
2. Deutsche Bank: Việt Nam mất gần 5% GDP nếu Trump đánh thuế như với Mexico
3.
4.
5.
6.
7.
8.

- vietnamfinance.vn
Website Tổng cục Thống kê
Website Tổng cục Hải quan
Áp dụng Thuế biên giới và những ảnh hưởng – KBS
/> />báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3-2017



×