Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Tìm hiểu về Hiệp định các biện pháp vệ sinh động thực vật (SPS) và tác động của nó đến Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.47 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬT
--------

Đề tài

TRÌNH BÀY NỘI DUNG CƠ BẢN HIỆP ĐỊNH SPS VÀ
NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM

Nhóm

:2

Chuyên ngành

: Luật Thương mại Quốc tế

Khóa

: 53

Giảng viên

: Ths. Trần Thị Liên Hương


Hà Nội, tháng 9 năm 2017


Mục lục



DANH MỤC VIẾT TẮT
Các đối xử đặc biệt và khác biệt
Hiệp định về Các biện pháp Kiểm dịch
động thực vật
Hiệp định chung về thuế quan và thương
mại
Hiệp định về các Hàng rào Kỹ thuật đối
với Thương mại
Tổ chức Thương mại Thế giới
Liên minh Châu Âu

S&D
Hiệp định SPS
GATT
Hiệp định TBT
WTO
EU


LỞI MỞ ĐẦU
Sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đang đặt ra những
đòi hỏi mới trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp
thực phẩm, một trong những lĩnh vực tận dụng tốt nguồn lực sẵn có của Việt Nam. Tuy
nhiên, vấn nạn thực phẩm bẩn hiện nay đang làm nguy hại đến sức khỏe của người
dân, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xây dựng thương hiệu và phát triển
kinh tế.
An toàn thực phẩm là vấn để có tầm quan trọng đặc biệt, tiếp cần với thực phẩm
an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi người. Thực phẩm an toàn đóng góp
to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng

giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không
chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của mỗi con người, mà còn gây
thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khỏe. An toàn thực
phẩm không chỉ ảnh hưởng trự tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt
chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.
Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phẩm qua trọng trong thúc đẩy kinh kế - xã hội, xóa
đói giảm nghèo và hội nhập kinh tế.
Hiểu được tầm quan trọng của thực phẩm trong đời sống cũng như vấn đề vệ sinh
an toàn thực phẩm, nhóm 2 đã quyết định tìm hiểu về những nội dung cơ bản của hiệp
định về các biện pháp vệ sinh động thực vật (SPS) của WTO và những tác động tới
Việt Nam làm đề tài nghiên cứu và thuyết trình.


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG
1.1.

SPS là gì?

Hiệp định SPS là hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm
và kiểm dịch động thực vật của tổ chức thương mại quốc tế WTO.
Hiệp định SPS ghi nhận nhu cầu tự bảo vệ mình của các nước thành viên WTO
trước các rủi ro qua xâm nhập của sâu hại và dịch bệnh, nhưng đồng thời cũng tìm
cách giảm thiểu bất kỳ tác động tiêu cực nào của các biện pháp SPS tới thương mại.
Các khía cạnh của Hiệp định SPS:


Khía cạnh sức khoẻ: bảo vệ sức khoẻ con người và động thực vật thông qua các

biện pháp kiểm soát rủi ro liên quan tới hàng nhập khẩu.



Khía cạnh thương mại: các thành viên WTO không được sử dụng các biện pháp

SPS không cần thiết, thiếu cơ sở khoa học, tuỳ tiện hoặc là các biện pháp tạo nên
những hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế.
Hiệp định SPS của WTO có hiệu lực từ ngày 01/01/1995.
1.2.

Lịch sử ra đời và mục đích ban hành SPS

1.2.1. Lịch sử ra đời SPS
Lịch sử ra đời của hiệp định SPS được thể hiện qua quá trình của các cuộc đàm
phán của GATT cho tới Vòng đàm phán Uruguay:
• Điều khoản trong GATT: Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) đề
cập đến an toàn thực phẩm quốc gia và các biện pháp bảo vệ sức khoẻ động vật và
thực vật có ảnh hưởng đến thương mại kể từ khi nó được thành lập vào năm 1948.
Các quy tắc GATT cũng có một ngoại lệ (Điều XX(b)) mà cuối cùng trở thành cơ
sở cho Hiệp định SPS. Điều XX(b) nói rằng các nước có thể áp dụng các biện pháp
bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ của con người, động vật hoặc thực vật, miễn là những
điều này không phân biệt đối xử giữa các quốc gia có những điều kiện tương tự hoặc
không nhằm hạn chế buôn bán. Quy định này trong GATT cho phép các chính phủ áp
đặt các yêu cầu hạn chế đối với các sản phẩm nhập khẩu hơn so với yêu cầu đối với


cùng một loại hàng hoá trong nước nếu các biện pháp này nhằm bảo vệ sức khoẻ con
người, động thực vật.
• SPS trong vòng đàm phán Tokyo: Vòng đàm phán đa phương của GATT ở Tokyo, bắt
đầu năm 1973 và kéo dài cho đến năm 1979, là nỗ lực lớn đầu tiên của GATT để giải
quyết các rào cản thương mại phi thuế quan và thương mại nông nghiệp. Các cuộc
đàm phán thành công trong việc tiếp tục các nỗ lực của GATT nhằm giảm dần thuế.

Nó cũng dẫn đến một loạt các thỏa thuận về các rào cản phi thuế quan và thỏa thuận về
một số sửa đổi và bổ sung một số hệ thống GATT.
Một kết quả quan trọng của Vòng đàm phán Tokyo là Hiệp định về Hàng rào Kỹ
thuật trong Thương mại (Hiệp định TBT năm 1979 hoặc "Bộ luật Tiêu chuẩn"). Mặc
dù hiệp định này không được xây dựng cụ thể cho mục đích điều chỉnh các biện pháp
kiểm dịch động thực vật (SPS) nhưng nó bao gồm các yêu cầu về kỹ thuật do an toàn
thực phẩm và các biện pháp sức khoẻ vật nuôi và thực vật, bao gồm giới hạn về dư
lượng thuốc trừ sâu, yêu cầu kiểm tra và ghi nhãn. Tuy nhiên, vòng đàm phán Tokyo
đã không dẫn đến những thỏa thuận về những vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến thương
mại nông nghiệp..
• SPS trong vòng đàm phán Uruguay:
Đến những năm 1980 đã có nhiều quan tâm và áp lực mở rộng đàm phán để bao
trùm các rào cản phi thuế quan về nông nghiệp. Quyết định bắt đầu vòng đàm phán
thương mại Vòng đàm phán Uruguay được thực hiện sau nhiều năm tranh luận công
khai, bao gồm cả cuộc tranh luận ở các chính phủ quốc gia. Tuyên bố Punta del Este,
đưa ra Vòng đàm phán Uruguay vào tháng 9 năm 1986, kêu gọi gia tăng kỷ luật trong
ba lĩnh vực trong ngành nông nghiệp: tiếp cận thị trường; trợ cấp trực tiếp và gián tiếp;
và các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật. Về sau, các nhà đàm phán đã cố
gắng để phát triển một hệ thống đa phương cho phép đơn giản hóa và hài hòa hóa các
biện pháp SPS, cũng như loại bỏ tất cả các hạn chế thiếu cơ sở khoa học hợp lệ.
• Văn bản Dunkel
Do phần lớn là do bế tắc đàm phán nông nghiệp, Vòng đàm phán được dự kiến sẽ
kết thúc vào tháng 12 năm 1990 đã được hoãn lại vào tháng 12 năm 1991. Tiếp theo đó


là việc ban hành "Văn bản Dunkel" của Tổng Giám đốc GATT , Arthur Dunkel.
Dunkel bổ sung các điều khoản cho các quy định nghiêm ngặt hơn của quốc gia và loại
trừ các cân nhắc về kinh tế trong bối cảnh đánh giá rủi ro đối với an toàn thực phẩm.
Trong hai năm tiếp, tất cả các cuộc đàm phán vòng đàm phán Uruguay đều gần như
thất bại. Điều này phần lớn do sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu, bao

gồm các vấn đề trong bản thảo Hiệp định SPS. Vào tháng 11 năm 1992, Hoa Kỳ và
Liên minh châu Âu giải quyết hầu hết những khác biệt của họ trong một thỏa thuận gọi
là "Hiệp định Blair House". Vào tháng 7 năm 1993, các cuộc thương lượng đã được
tiến hành nhưng cho đến ngày 15 tháng 12 năm 1993 mọi vấn đề cuối cùng mới được
giải quyết.
Ngày 15 tháng 4 năm 1994 Bộ trưởng của hầu hết 125 chính phủ tham gia vòng
đàm phán Uruguay gặp tại Marrakesh, Ma-rốc đã ký kết thỏa thuận kết thúc vòng đàm
phán Uruguay. Văn bản cuối cùng của Hiệp định về áp dụng các Biện pháp Vệ sinh và
Kiểm dịch Động thực vật đã được thông qua vào cuối Vòng đàm phán Uruguay phần
lớn dựa trên văn bản của Dunkel và đã hoàn thành các mục tiêu chung được đặt ra
trong Tuyên bố Punta del Este.
• Có hiệu lực
Hiệp định SPS bắt đầu có hiệu lực đối với hầu hết các nước thành viên WTO vào
ngày 1 tháng 1 năm 1995. Theo các điều khoản tại Điều 14 của Hiệp định SPS, các
nước thành viên kém phát triển nhất được trì hoãn thực hiện trong 5 năm. 1
1.2.2. Mục đích ban hành SPS
Để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ con người, vật nuôi và động, thực vật, mỗi nước
thành viên WTO đều ban hành một hệ thống các biện pháp SPS tại lãnh thổ nước
mình. Đây là điều là chính đáng và cần thiết.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong một số trường hợp các biện pháp này đã bị lạm
dụng, gây ra cản trở bất hợp lý cho thương mại quốc tế (ví dụ nước nhập khẩu đặt
điều kiện, tiêu chuẩn SPS quá cao khiến hàng hoá nước ngoài khó có thể thâm nhập thị
trường nội địa).
1 Xem: , truy cập vào ngày 2 tháng 9 năm
2017


Việc thông qua Hiệp định SPS là nhằm tạo khung khổ pháp lý chung cho vấn đề
này. Hiệp định đưa các nguyên tắc và điều kiện mà các nước thành viên WTO phải
tuân thủ khi ban hành và áp dụng các biện pháp SPS.



CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CỦA HIỆP ĐỊNH SPS
2.1.

Nội dung cơ bản

2.1.1. Phạm vi áp dụng của Hiệp định SPS
Hiệp định SPS quy định tất cả các biện pháp kiểm dịch động thực vật hoặc trực
tiếp hoặc gián tiếp tác động đến thương mại quốc tế. Hiệp định quy định bất cứ một
biện pháp nào trước hết phải phục vụ mục đích bảo về cuộc sống, sức khoẻ con người
và động, thực vật, tránh môt số nguy cơ có nguồn gốc từ thực phẩm (ví dụ: vấn đề
dinh dưỡng nằm ngoài phạm vi điều chỉnh) hay tránh nguy cơ sâu bệnh và các bệnh
liên quan. Hiệp định SPS cũng điều chỉnh các biện pháp các nước áp dụng để tránh
nguy cơ lây lan sâu bệnh. Phụ lục A Hiệp định quy định danh sách biện pháp kiểm
dịch động thực vật chưa hoàn chỉnh, thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định. Các biện
pháp này bao gồm các luật liên quan, chỉ thị, quy định, yêu cầu và thủ tục, trong đó có
điều kiện thành phẩm, phương pháp sản xuất, chế biến, thử nghiệm, giám định, thủ tục
chứng nhận, thời gian kiểm dịch, cách ly có liên quan đến vận chuyển động, thực vật
(hoặc liên quan đến vật dụng cần thiết để nuôi sống động, thực vật trên đường vận
chuyển); các điều khoản về phương pháp thống kê, thủ tục lấy mẫu và phương pháp
đánh giá rủi ro; yêu cầu về đóng gói và dán nhãn có liên quan trực tiếp đến an toàn
thực phẩm.
Có hai ý kiến xác định phạm vi điều chỉnh của Hiệp định SPS bắt nguồn từ việc
giải quyết tranh chấp:
Thứ nhất, tách Hiệp định về Các biện pháp Kiểm dịch động thực vật ra khỏi
GATT, bắt nguồn từ vụ tranh chấp Hooc-môn của EC. 2 Ban Hội thẩm cho rằng các
điều khoản thuộc Hiệp định về Các biện pháp Kiểm dịch động thực vật điều chỉnh tất
cả các biện pháp kiểm dịch động thực vật tác động đối với thương mại quốc tế mà
không cần có bằng chứng rằng các biện pháp đó vi phạm GATT.

Thứ hai, đó là nguyên tắc áp dụng tất cả các điều khoản thuộc Hiệp định về Các
biện pháp Kiểm dịch động thực vật đối với cả các biện pháp của các nước được thông
2 Tranh chấp số WT/DS26/AB/R và WT/DS28/AB/R về các biện pháp của Liêm minh châu Âu về thịt và các sản phẩm thịt (Hoocmon). Chi tiết vụ tranh chấp truy cập: />

qua sau vòng đàm phán Uruguay và trước khi thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO). Ban Hội thẩm căn cứ vào các quyết định trước đó, quy định rằng nếu các hiệp
định cụ thể không nêu rõ chỉ áp dụng đối với một số biện pháp nhất định thì phạm vi
điều chỉnh của Hiệp định không thay đổi.
2.1.2. Mối quan hệ giữa SPS và GATT 1994
Hiệp định về Các biện pháp Kiểm dịch động thực vật (SPS) có hiệu lực kể từ
ngày thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), 1/1/1995. Hiệp định về Các biện
pháp Kiểm dịch động thực vật bổ sung điều khoản XX(b), 3 Hiệp định chung về Thuế
quan và Thương mại năm 1994 (GATT 1994). Theo điều khoản XX, các thành viên
WTO có thể sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ của con
người và động, thực vật với điều kiện các biện pháp đó không được áp dụng một cách
tùy tiện và phân biệt đối xử giữa các nước có cùng điều kiện.
Có thể nói SPS là văn bản quy định cụ thể, chi tiết, chặt chẽ hơn nội dung đã
được nhắc đến trong GATT.
Điều 2.4 của Hiệp định quy định: “Các biện pháp bảo đảm vệ sinh động thực vật
phù hợp với các quy định liên quan của Hiệp định này sẽ được thừa nhận là đúng theo
các nghĩa vụ của các thành viên phù hợp theo Hiệp định GATT 1994 liên quan đến
việc sử dụng các biện pháp vệ sinh động thực vật, đặc biệt các quy định tại điều
XX(b)”. Đồng thời Điều 3.2 cũng quy định cụ thể rằng các biện pháp kiểm dịch động
thực vật phải tuân theo những tiêu chuẩn, chỉ dẫn, khuyến nghị quốc tế cần thiết và hài
hoà với các điều khoản khác trong Hiệp định SPS cũng như các điều khoản liên quan
trong GATT 1994 để bảo vệ sức khoẻ, đời sống của con người và động, thực vật.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là trong trường hợp một số quy định của SPS xung đột
với một số quy tắc trong GATT thì áp dụng luật nào. Ghi chú diễn giải về phụ lục 1A
của Hiệp định Marrakesh cho thấy: Trong trường hợp có xung đột giữa quy định của
Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại 1994 hoặc quy định của một hiệp định


3Điều XX(b): “Với bảo lưu rằng các biện pháp đề cập ở đây không được theo cách tạo ra công cụ phân
biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra một sự hạn chế trá hình với
thương mại quốc tế, không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn cản bất kỳ bên ký kết nào thi
hành hay áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật hay thực
vật”


khác trong Phụ lục 1A này với Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới thì
quy định của hiệp định khác sẽ được áp dụng để giải quyết xung đột. Có thể hiểu điều
này như một ví dụ của nguyên tắc Lex specialis (luật chuyên ngành ưu tiên áp dụng
hơn so với luật chung). Do SPS là hiệp định cụ thể chi tiết hơn về vấn đề vệ sinh dịch
tễ đã được đề cập trong GATT 1947, do đó khi có mâu thuẫn giữa hai Hiệp định, SPS
sẽ có khả năng được áp dụng cao hơn GATT.
2.1.3. Chủ thể chịu sự điều chỉnh của Hiệp định SPS
Theo Điều 13 của Hiệp định SPS về thi hành, các thành viên cuả WTO có trách
nhiệm trong việc tuân thủ tất cả các nghĩa vụ đặt ra trong Hiệp định mà đại diện là các
chính phủ.
Ngoài ra, các thành viên không được áp dụng các biện pháp có ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đề nghị hay khuyến khích các các tổ chức phi chính phủ cũng như
các tổ chức khu vực là thành viên hoạt động theo phương thức không phù hợp với các
quy đinh của Hiệp định SPS.
2.2.

Một số quy định cơ bản
Hiệp định SPS không quy định bất cứ một biện pháp nào cụ thể. Hiệp định quy

định các yêu cầu thủ tục chung áp dụng khi thiết lập tiêu chuẩn. Khung này nhằm đảm
bảo bất kỳ biện pháp Kiểm dịch động thực vật nào được áp dụng đều có cơ sở khoa
học và bảo vệ trước nguy cơ gây hại đến sức khoẻ và không phải là rào cản phi thuế

trá hình đối với thương mại.4
Hiệp định SPS ghi nhận thực tế là các thành viên WTO có thể duy trì các mức độ
bảo vệ khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng là giảm thiểu các khác biệt này bằng
cách thúc giục các thành viên WTO áp dụng tiêu chuẩn có cơ sở khoa học.
Hiệp định SPS quy định các nước thành viên khi ban hành và áp dụng các biện
pháp SPS phải tuân thủ các nguyên tắc sau:5

4 Xem: />%20sps.pdf > Tr. 4
5 Điều 2.2, Hiệp định SPS


(1)

Chỉ được áp dụng ở mức cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ

con người, động vật, thực vật và phải căn cứ vào các nguyên tắc khoa học (trừ một
số ngoại lệ, ví dụ dịch bệnh khẩn cấp);
(2)

Không tạo ra sự phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không có

căn cứ hoặc gây ra cản trở trá hình đối với thương mại;
(3)

Phải dựa vào các tiêu chuẩn, hướng dẫn, khuyến nghị quốc tế (nếu

(4)

Khuyến khích việc hài hoà hoá các biện pháp SPS giữa các nước.


có);

Theo đó, một biện pháp SPS không tuân thủ một trong các nguyên tắc trên có thể
vi phạm quy định WTO và có thể bị buộc phải huỷ bỏ.
2.2.1. Chỉ được áp dụng ở mức cần thiết
Hiệp định SPS quy định, việc áp dụng cần tuân thủ nguyên tắc áp dụng ở “mức
cần thiết” để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ con người, động vật, thực vật. Tuy
nhiên, việc quy định áp dụng theo “mức cần thiết” cho thấy việc đánh giá là không rõ
ràng, bởi vì mức độ cần thiết sẽ tùy thuộc vào mỗi quốc gia khác nhau. Do đó, quan
điểm chung là tất cả các biện pháp SPS mà các nước áp dụng được hiểu là đương
nhiên ở mức cần thiết.6 Điều đó có nghĩa là, theo nguyên tắc này, việc căn cứ sẽ dựa
vào tiêu chí thứ hai “dựa trên các căn cứ khoa học” để xác định một biện pháp SPS là
cần thiết hay vượt quá mức cần thiết để bảo vệ sức khoẻ hoặc cuộc sống của con
người, động thực vật.
2.2.2. Phải dựa trên căn cứ khoa học
Để xem xét một biện pháp SPS có căn cứ vào các nguyên tắc khoa học hay
không sẽ được đánh giá dựa trên tiến hành hai (2) “phép thử” sau:
(1)

Phân tích rủi ro (dùng phương pháp khoa học để xác định sự tồn tại rủi

ro cho người, động thực vật của hàng hoá và khả năng xảy ra rủi ro); và

6 Ban pháp chế Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam - VCCI, Hệ thống ngắn gọn về WTO và các cam
kết gia nhập của Việt Nam - Các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS).


(2)

Kiểm soát rủi ro (lựa chọn chính sách bảo vệ con người, động thực vật


khỏi rủi ro và biện pháp SPS tương ứng trên cơ sở kết quả phân tích rủi ro và hoàn
cảnh xã hội cụ thể, ví dụ thói quen hay khả năng tự bảo vệ của người tiêu dùng).
Thực tế, nếu một biện pháp SPS được xây dựng bởi một lý thuyết khoa học đáng
tin cậy thì được xem như thoả mãn yêu cầu. Ngoài ra, nếu biện pháp đó được áp dụng
để bảo vệ sức khoẻ, cuộc sống của con người, động thực vật khỏi các nguy cơ/mối
nguy hiểm càng cao thì sẽ có nhiều khả năng được thừa nhận là “có đủ bằng chứng
khoa học” (dù là trên thực tế giả thiết khoa học liên quan chưa hẳn đã thật chắc chắn). 7
Trên thực tế có những trường hợp khẩn cấp về vệ sinh dịch tễ mà một nước
không thể chờ cho đến khi có những căn cứ khoa học đầy đủ hay các kết quả phân tích
rủi ro rõ ràng để có thể tiến hành các biện pháp ngăn chặn cần thiết, bởi nếu chậm có
thể sẽ là quá muộn. Ví dụ, để ngăn chặn bệnh dịch SARS hay cúm H5N1, người ta có
thể tiến hành các biện pháp ngăn chặn tại biên giới ngay từ lúc chưa xác định được đầy
đủ và chính xác virus liên quan, cách thức lây nhiễm cũng như hệ quả trực tiếp đến sức
khỏe.
Hiệp định SPS thừa nhận các trường hợp này tại Điều 5.7 và theo đó, cho phép
các nước thành viên được “phòng tránh sớm”8 bằng những biện pháp SPS tạm thời,
không phải đáp ứng các điều kiện về căn cứ khoa học như bình thường.
Mặc dù các thành viên WTO có mức độ linh hoạt nhất định liên quan đến các
biện pháp kiểm dịch động thực vật, Điều 2 Hiệp định về Các biện pháp Kiểm dịch
động thực vật quy định các biện pháp không dựa trên căn cứ khoa học không có giá trị.
Đây là điều khoản trọng tâm của Hiệp định SPS. Ví dụ, thậm chí các thành viên WTO
đặt ra tiêu chuẩn “nguy cơ bằng 0” thì các biện pháp đó vẫn cần có căn cứ khoa học.
Điều 5.7 quy định một ngoại lệ duy nhất, đó là nguyên tắc phòng bị tạm thời là
một phần của Hiệp định. Theo Điều 5.7, trong trường hợp thông tin khoa học không
đầy đủ, một thành viên có thể tạm thời áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật
7 Ban pháp chế Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam - VCCI, Hệ thống ngắn gọn về WTO và các cam
kết gia nhập của Việt Nam - Các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS).
8 Hay được đề cập là Nguyên tắc phòng bị tạm thời (precautionary principle). Nguyên tắc này là một trong
những nguyên tắc được thừa nhận chung trong tập quán Thương mại Quốc tế trong lĩnh vực môi trường (Xem

Công ước London 1972 về môi trường). Tuy nheien, cần lưu ý rằng, Mỹ không coi đây là một nguyên tắc và chỉ
xem nó như là một cách tiếp cận.


nếu có đủ thông tin phù hợp (...). Trong những trường hợp như vậy, các thành viên
phải tìm kiếm thêm thông tin cần thiết để đánh giá nguy cơ khách quan hơn và trên cơ
sở đó rà soát biện pháp kiểm dịch động thực vật trong thời gian thích hợp.
Trong trường hợp áp dụng biện pháp SPS tạm thời, nước đó cần đáp ứng:9
(1)

Áp dụng trong các trường hợp mà “các thông tin khoa học liên quan

chưa đầy đủ”;
(2)

Phải được xây dựng “trên cơ sở các thông tin đáng tin cậy sẵn có”;

(3)

Nước áp dụng phải nỗ lực “tìm kiếm các thông tin bổ sung cần thiết để

có đánh giá rủi ro khách quan hơn”;
(4)

Phải được xem xét lại “sau một khoảng thời gian hợp lý”.

2.2.3. Áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử
Hiệp định SPS quy định:
Với mục tiêu nhất quán trong việc áp dụng khái niệm mức bảo vệ động - thực vật
phù hợp chống lại các rủi ro đối với cuộc sống hoặc sức khoẻ con người, động vật

hoặc thực vật, mỗi Thành viên sẽ tránh sự phân biệt tuỳ tiện hoặc vô căn cứ về mức
bảo vệ được xem là tương ứng trong những trường hợp khác, nếu sự phân biệt đó dẫn
đến sự phân biệt đối xử hoặc hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế. Các thành
viên sẽ hợp tác tại Uỷ ban nêu tại các đoạn 1, 2 và 3 của điều 12 để định ra hướng
dẫn giúp đưa điều khoản này vào thực tế. Trong khi định ra những hướng dẫn đó, Uỷ
ban sẽ xem xét mọi yếu tố liên quan, kể cả tính chất đặc biệt của các rủi ro về sức
khoẻ con người mà người ta có thể tự mắc vào. (Điều 5.5 Hiệp định SPS).
Nguyên tắc không phân biệt đối xử (giữa hàng hoá nhập khẩu từ các nguồn khác
nhau với nhau, giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa) là một nguyên tắc trụ cột của
WTO. Đối với trường hợp các biện pháp SPS, nguyên tắc này vẫn áp dụng nhưng có
giới hạn.
Cụ thể, Hiệp định SPS không cấm các biện pháp SPS phân biệt đối xử mà chỉ
cấm các biện pháp SPS phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không có căn cứ. Nói
9 Điều 5.7, Hiệp định SPS


cách khác, nếu một nước có lý do để áp dụng các biện pháp SPS khắt khe hơn đối với
hàng hoá nhập khẩu đến từ một khu vực nhất định so với hàng hoá đến từ các khu vực
khác hoặc hàng hoá trong nước (ví dụ, khu vực đó đang có dịch bệnh nguy hiểm) thì
vẫn được chấp nhận theo Hiệp định SPS.
Theo Điều 5.5 Hiệp định SPS, việc phân biệt đối xử giữa các sản phẩm hay các
tình huống tương tự khi đánh giá nguy cơ là bị cấm. Các thành viên WTO có nghĩa vụ
tránh áp các mức bảo hộ khác biệt một cách độc đoán, không có cơ sở và phân biệt đối
xử hay chính là biện pháp trá hình gây cản trở đối với thương mại quốc tế. Quy định
này cấm các thành viên WTO áp dụng các mức bảo hộ khác nhau cho từng sản phẩm
khác nhau mà trên thực tế đều gây hại đến sức khoẻ như nhau. Trong các quy định
khác của GATT về phân biệt đối xử đều lấy căn cứ là xuất xứ của sản phẩm, do đó
không thể phân biệt đối xử. Điều 5.5 yêu cầu đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nhập
khẩu và sản xuất trong nước.
Trong vụ tranh chấp Hóc môn của Uỷ ban Châu Âu,10 Ban Hội thẩm đã thông

qua phương pháp kiểm nghiệm gồm ba phần, trong đó liệt kê ba trường hợp vi phạm
Điều 5.5: (1) các thành viên WTO phải áp dụng các mức bảo hộ liên quan sức khoẻ
động vật phù hợp tuỳ theo từng trường hợp; (2) các biện pháp đó không có sự khác
biệt một cách độc đoán và không giải thích được; và (3) các biện pháp phân biệt đối xử
hay là biện pháp bảo hộ trá hình gây cản trở đối với thương mại quốc tế.
Trong tranh chấp trên, Cơ quan Phúc thẩm chấp nhận phương pháp thử nghiệm
này là phù hợp, nhưng thừa nhận rằng các chính phủ thường xuyên thiết lập các biện
pháp như vậy trong thời gian ngắn, bám vào thuật ngữ “các tình huống khác nhau” với
cách hiểu khá rộng. Cơ quan Phúc thẩm phán xét rằng khi áp dụng các mức bảo hộ
khác nhau trong các tình huống khác nhau thì phải có một hoặc nhiều nhân tố chung
để có thể so sánh được”, khi đó coi như đã qua bước một trong phương pháp thử
nghiệm. Nếu sản phẩm đó hoàn toàn khác biệt thì được coi là hoàn tất bước thử
nghiệm. Quy định này là một sự tương phản đối với quy định về “sản phẩm cùng loại”
trong GATT.

10 Tranh chấp số WT/DS26/AB/R và WT/DS28/AB/R về các biện pháp của Liêm minh châu Âu về thịt và các sản phẩm thịt (Hooc-mon).
Chi tiết vụ tranh chấp truy cập: />

Một câu hỏi khác nảy sinh là liệu việc vi phạm Điều 5.1 có bị coi là vi phạm
Điều 5.5 hay không. Cơ quan Phúc thẩm trong vụ kiện cá hồi 11 là một minh chứng cho
luận điểm này. Cơ quan này phát hiện rằng một biện pháp SPS không dựa trên cơ sở
đánh giá rủi ro chắc chắn (hoặc là vì không đánh giá rủi ro, hoặc vì đánh giá chưa hiệu
quả) là một “ví dụ điển hình” cho việc biện pháp SPS không nhằm mục tiêu bảo vệ
động thực vật mà là một biện pháp hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế. Cơ
quan Phúc thẩm viết “do đó, chúng tôi coi việc một biện pháp không đồng bộ với Điều
5.1 là một dấu hiệu cảnh báo thích hợp về sự “hạn chế trá hình đối với thương mại
quốc tế”.
Cuối cùng, phải có mối quan hệ hợp lý giữa biện pháp SPS và đánh giá rủi ro. Cơ
quan Phúc thẩm trong vụ tranh chấp hóc môn EC lại cho rằng các thành viên WTO có
thể đưa ra các biện pháp SPS dựa trên việc đánh giá rủi ro và thỏa mãn các điều khoản

được đưa ra tại Điều 5. Một khi đạt được các điều khoản của Điều 5 (cũng như những
điều khoản khác của Hiệp định SPS), các thành viên WTO có thể xây dựng các biện
pháp SPS căn cứ vào những quan điểm khoa học chưa được phổ cập hoặc mang tính
thiểu số.
Khi bắt đầu các thủ tục, Ban hội thẩm về vụ tranh chấp hóoc môn EC quyết định
rằng các thành viên WTO không phải đệ trình bằng chứng rằng họ đã tiến hành đánh
giá rủi ro cụ thể khi thực hiện hoặc bảo lưu một biện pháp để chứng tỏ biện pháp này
được xem xét “dựa trên” việc đánh giá rủi ro. Điều này có thể khiến cho một số bình
luận gia băn khoăn về tính khả thi của một hệ thống cho phép đánh giá rủi ro về một
biện pháp SPS dựa trên việc “hồi tưởng lại quá khứ”. Có thể hình dung rằng các thành
viên WTO chỉ có thể dựa trên những thông tin sẵn có tại thời điểm giải quyết tranh
chấp thay vì các bằng chứng sẵn có tại thời điểm biện pháp được thực thi.
Trong cuộc họp ngày 21 và 22 tháng 6 năm 2000, Ủy ban SPS47 đã đưa ra và
thông qua tài liệu “Hướng dẫn việc xúc tiến thực hiện trên thực tế Điều 5.5”. Những
hướng dẫn này nhằm giúp cho các thành viên WTO tuân thủ các nghĩa vụ của mình
theo Điều 5.5 của Hiệp định SPS. Những hướng dẫn này không làm tăng thêm hay
11 Tranh chấp số WT/DS18/AB/R của Úc về các biện pháp nhập khẩu cá hồi. Chi tiết vụ tranh chấp truy cập:
/>

giảm đi những quyền hoặc nghĩa vụ đang tồn tại the Hiệp định SPS hoặc thực hiện
chức năng làm sáng tỏ Điều 5.5. Mục tiêu của những hướng dẫn rất đơn giản là tư vấn
cho các thành viên WTO về việc áp dụng khái niệm mức độ bảo hộ hợp lý và thực thi
trên thực tế khái niệm này.
2.2.4. Dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế
Theo quy định tại Điều 3 Hiệp định SPS, các nước thành viên WTO có nghĩa vụ
bảo đảm các biện pháp SPS mà họ áp dụng là “dựa trên các tiêu chuẩn, khuyến nghị,
hướng dẫn quốc tế” nếu đã có các tiêu chuẩn, khuyến nghị hay hướng dẫn liên quan
của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế nhất định.
Tuy nhiên, mặc dù Hiệp định SPS đề cập đến “tiêu chuẩn quốc tế”, nhưng trong
toàn hiệp định không có định nghĩa nào xác định khi nào một tiêu chuẩn được coi là

tiêu chuẩn quốc tế. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc đạt được thống nhất hoàn
toàn về mặt khoa học nên Điều 3 Hiệp định SPS chỉ khuyến khích các thành viên
WTO hài hòa hoá các biện pháp của mình bằng cách tuân theo các tiêu chuẩn, chỉ dẫn
và khuyến nghị quốc tế (nếu có).
Nhiều tổ chức quốc tế xây dựng các tiêu chuẩn về các biện pháp kiểm dịch động
thực vật. Ba tiêu chuẩn đề cập đến trong văn bản Hiệp định về Các biện pháp Kiểm
dịch động thực vật: (1) trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, Codex Alimentarius
Commission - Codex, thành lập năm 1963 và do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc
(FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quản lý;12 (2) trong lĩnh vực tiêu chuẩn sức
khoẻ động vật, OIE, thành lập năm 1924, tổ chức kết hợp nghiên cứu về giám sát và
kiểm soát các bệnh của động vật ở cấp độ quốc tế và nhằm hài hòa hoà các tiêu chuẩn
về buôn bán động vật và các sản phẩm từ động vật; 13 (3) về sức khoẻ thực vật, một tổ
chức khác thuộc Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc, đó là Công ước Bảo vệ Thực
vật (IPPC).14 Tuy nhiên, danh sách này được nhận định là chưa đầy đủ.
12 Xem trang web của Codex: ; “tư cách thành viên của Codex” hay “danh
sách các điểm liên lạc”
13 Xem trang web của Tổ chức Nông lương quốc tế OIE: .

14 Xem tại: , “Nông nghiệp”, “Phòng Gieo trồng và Bảo vệ Thực vật”; “Phòng Bảo vệ Thực
vật quốc tế”


Điều 3.2 Hiệp định về Các biện pháp Kiểm dịch động thực vật quy định cụ thể
rằng các biện pháp kiểm dịch động thực vật phải tuân theo những tiêu chuẩn, chỉ dẫn,
khuyến nghị quốc tế cần thiết và hài hoà với các điều khoản khác trong Hiệp định về
Các biện pháp Kiểm dịch động thực vật cũng như các điều khoản liên quan trong
GATT 1994 để bảo vệ sức khoẻ, đời sống của con người và động, thực vật. Tuy nhiên,
Cơ quan Phúc thẩm áp dụng điều khoản 3.2 với nghĩa hẹp hơn nhiều trong vụ tranh
chấp hóc môn của EC. Cơ quan Phúc thẩm cho rằng các biện pháp kiểm dịch động
thực vật có thể tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế và thu được ba kết quả khác nhau.

Thứ nhất, các thành viên WTO có thể áp dụng các biện pháp tuân theo tiêu chuẩn
quốc tế. Nếu biện pháp đó phù hợp với tiêu chuẩn thì thành viên WTO có thể tận dụng
giả định, mặc dù có thể bị bác bỏ, quy định tại Điều 3.2 rằng biện pháp đó được coi là
cần thiết, phù hợp với các điều khoản khác trong Hiệp định cũng như GATT 1994 để
bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người, động thực vật.
Thứ hai, thành viên WTO có thể đưa ra các quy định dựa trên các tiêu chuẩn
quốc tế. Việc này không có được giả định phù hợp và có thể bị kiểm tra, có dựa trên cơ
sở khoa học và đánh giá rủi ro hay không. Theo Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm về vụ
tranh chấp hóc môn của EC, nếu biện pháp đó gần sát với tiêu chuẩn quốc tế hiện hành
thì thành viên WTO có thể được thực hiện theo sự giả định này.
Thứ ba, thành viên WTO có thể bỏ qua tiêu chuẩn quốc tế và quyết định mức độ
bảo hộ phù hợp. Trong trường hợp này, rõ ràng là không có giả định về sự phù hợp,
nhưng thành viên WTO có thể không áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế mà không bị coi
là vi phạm Hiệp định về Các biện pháp Kiểm dịch động thực vật nếu nước đó tuân
theo một số nguyên tắc nhất định. Cụ thể, các thành viên WTO cần phải đảm bảo chắc
chắn rằng các biện pháp nghiêm ngặt hơn đó có căn cứ khoa học và dựa trên đánh giá
rủi ro theo quy định tại Điều 5. (Điều 3.3 Hiệp định SPS)
Vấn đề đặt ra ở đây là việc bỏ qua tiêu chuẩn quốc tế đó liệu có phải là trường
hợp ngoại lệ của nguyên tắc chung rằng các thành viên WTO phải áp dụng các biện
pháp dựa trên tiêu chuẩn quốc tế hay liệu đó có phải là quyền lợi của các nước theo
quy định tại Hiệp định về Các biện pháp Kiểm dịch động thực vật. Trong vụ tranh
chấp hóc môn của EC, Cơ quan Phúc thẩm đã bác bỏ kết quả ban đầu rằng việc bỏ qua
đó được xem như một trường hợp ngoại lệ. Cơ quan Phúc thẩm ghi nhận Điều 3.3 là


quyền tự chủ và chỉ rõ lý do là bởi vì các thành viên WTO đều có quyền áp dụng tiêu
chuẩn chặt chẽ hơn, bên khởi kiện phải tìm đủ bằng chứng để có thể chứng tỏ việc đó
là không vi phạm quy định.
Về xác định tiêu chuẩn quốc tế, một số nước đã gợi ý nên cụ thể hoá tiêu chuẩn
quốc tế, đặc biệt là những tiêu chuẩn được coi là nền tảng xây dựng các biện pháp kỹ

thuật và kiểm dịch động thực vật. Chẳng hạn như có thể phân biệt các tiêu chuẩn quốc
tế dựa trên cơ sở đó là biện pháp bắt buộc hay tự nguyện. Tuy nhiên, một câu hỏi được
đặt ra là, việc quy định tiêu chuẩn quốc tế có dựa trên nguyên tắc đồng thuận đa số hay
không?
Các tổ chức quốc tế khác nhau tuân theo thủ tục xây dựng tiêu chuẩn khác nhau.
Hiện tại, có hai tổ chức quốc tế chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn thực phẩm, đó là Tổ
chức quốc tế về Tiêu chuẩn hoá (ISO)15 và Uỷ ban Lương thực Codex.16 Hai tổ chức
này có trình tự xây dựng tiêu chuẩn khác nhau. ISO quy định bỏ phiếu và tất cả các
thành viên ISO có quyền như nhau. Codex quyết định theo nguyên tắc đồng thuận
hoặc bỏ phiếu đa số.
Ví dụ, kinh nghiệm làm việc của Codex trong thời gian qua cho thấy việc thông
qua tiêu chuẩn theo nguyên tắc đồng thuận ngày càng khó khăn.17
Bản thân Uỷ ban Lương thực Codex hay chính xác là Uỷ ban Điều hành của
Codex khẳng định nhu cầu cần phải có tiêu chuẩn mới về lương thực do quá trình quy
hoạch khu vực. Điều đó đặt nền móng cho thủ tục mới, quy định Uỷ ban rà soát các
tiêu chuẩn bao gồm dư lượng hoá chất tối đa (MRLs), quy tắc áp dụng và các chỉ dẫn
khác hai lần, sau đó đến các chính phủ của các quốc gia thành viên, các bên quan tâm
như các nhà sản xuất lương thực, nhà buôn và đại diện người tiêu dùng rà soát thêm
15 Thông tin về Tố chức Tiêu chuẩn quốc tế ISO trên trang web: />16 Xem thêm thông tin trên trang web: .
17 Một vài năm trước, quyết định được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận. Thực tế, một số định nghĩa tiêu
chuẩn quốc tế còn nói rõ rằng đã được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận. Điều này bây giờ không còn đúng
nữa. Một số tổ chức như Codex, ngày càng có nhiều tiêu chuẩn được thông qua theo nguyên tắc đa số thay vì
đồng thuận như trước đây. Mặc dù theo lý thuyết thì khó có thể lập luận phản đối việc áp dụng phương thức đưa
ra quyết định như vậy, nhưng rõ ràng là sẽ dẫn đến trường hợp nhiều tiêu chuẩn quốc tế vẫn được thông qua bất
chấp sự phản đối của số đông các nước. Ví dụ, tiêu chuẩn về nước khoáng vẫn được thông qua với 33 phiếu
thuận và 31 phiếu chống. Điều này có nghĩa là chỉ có 1/5 tổng số thành viên nhưng tiêu chuẩn này vẫn được
thông qua. Điều này cũng giải thích tại sao các cuộc họp về lĩnh vực này chỉ thu hút được số ít thành viên tham
gia.



hai lần nữa trước khi thông qua tiêu chuẩn mới. Trong một số trường hợp, thủ tục tăng
tốc được áp dụng. Thủ tục này cho phép Uỷ ban Codex, các chính phủ và các bên liên
quan chỉ rà soát một lần.
Uỷ ban họp mặt hai năm một lần để thông qua các tiêu chuẩn, chỉ dẫn và quy tắc
áp dụng, đồng thời giao nhiệm vụ cho các cơ quan trực thuộc. Các cơ quan này bao
gồm Uỷ ban Điều phối khu vực, các Uỷ ban Hàng hoá và Uỷ ban về các vấn đề chung.
Cơ quan trực thuộc có nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn, chỉ dẫn và khuyến nghị.
2.2.5. Khuyến khích việc hài hoà hoá các biện pháp SPS giữa các nước.
Mục tiêu hai hòa hóa các biện pháp SPS giữa các nước được quy định tại phần
mở đầu và Điều 3 của Hiệp định SPS.
Nhằm mục đích hài hoà hoá các biện pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm trên một
diện rộng nhất có thể, các thành viên được khuyến khích căn cứ các biện pháp của
mình trên các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế nếu chúng đã ban hành.
Tuy nhiên, các thành viên có thể duy trì hoặc đưa ra các biện pháp mà đưa lại kết quả
là các tiêu chuẩn cao hơn nếu có các biện chứng khoa học hoặc như là hệ quả của một
quyết định về rủi ro đồng nhất dựa trên đánh giá rủi ro thích đáng. Hiệp định giải thích
rõ ràng các thủ tục và tiêu chuẩn đối với đánh giá rủi ro và xác định mức độ bảo vệ
phù hợp về vệ sinh động thực vật.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu hài hóa trên là không dễ dàng với thực tế là các
nước phát triển luôn đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn nhiều so với các nước đang
và kém phát triển. Mặt khác, các nước đang và kém phát triển cũng gặp phải khó khăn
từ chính nội tại trong nước về bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa.
2.3.

Các đối xử đặc biệt và khác biệt (S & D)

2.3.1. Định nghĩa S & D
Các đối xử đặc biệt và khác biệt (Special and differential treatment – S&D) là
những quy định của WTO dành riêng cho các Thành viên đang và kém phát triển, theo
đó, các Thành viên này có thể được miễn hoặc giảm nhẹ việc thực hiện nghĩa vụ cam

kết, thời gian thực hiện dài hơn,… so với các Thành viên khác.


Trước WTO, GATT 1947 đã có những ưu đãi nhất định dành cho các Thành viên
đang phát triển thông qua hệ thống các đối xử đặc biệt và khác biệt. Tuy nhiên chỉ đến
khi WTO ra đời, sự đối xử đặc biệt và khác biệt danh cho các Thành viên đang phát
triển mới được khắng định là nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hệ thống thương mại đa
phương. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ kinh tế quốc tế nói chung
là bình đẳng cùng có lợi. Tuy nhiên, những ưu thế trong thương mại quốc tế giữa các
nước là khác nhau. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho các Thành viên đang và kém
phát triển có những điều kiện tốt hơn trong môi trường thương mại quốc tế, WTO cũng
đã có những quy định nhằm hỗ trợ, dành ưu đãi cho các nước đang và kém phát triển.
Những nguyên tắc này cũng được quy định trong SPS nhằm cân bằng các mục tiêu
cạnh tranh của tự do hóa thương mại và bảo vệ sức khỏe con người, động và thực vật
trong lãnh thổ mỗi quốc gia.
2.3.2. Nội dung quy định S & D trong SPS
• Điều 9 và điều 10 Hiệp định SPS
Do các nước thành viên đang và kém phát triển trong WTO gặp khó khăn trong
việc đáp ứng các nghĩa vụ của SPS, các điều khoản này đảm bảo sự hợp tác giữa các
thành viên WTO, hướng tới việc tạo thuận lợi hóa và tính hài hòa hóa của các thành
viên SPS trên toàn cầu và sự minh bạch của chính phủ.
Điều 9.1 yêu cầu các thành viên WTO chấp thuận việc thuận lợi hóa các điều
khoản hỗ trợ kỹ thuật đối với các nước đang phát triển thông qua các hoạt động song
phương hoặc các tổ chức quốc tế để giúp các nước này điều chỉnh và tuân thủ các
nghĩa vụ của Hiệp định SPS.
Tương tự, Điều 10 yêu cầu các thành viên WTO xem xét những yêu cầu cụ thể
của các nước đang phát triển và cho phép các nước này có quãng thời gian dài hơn để
tuân thủ. Điều 10 cũng quy định là Ủy ban SPS có thể cho các nước này, tùy theo yêu
cầu, một số ngoại lệ có hạn chế về mặt thời gian để thực hiện các nghĩa vụ cảu Hiệp
định SPS, xem xét yêu cầu về tài chính, thương mại và phát triển của các nước này” 18


18 Khoản 1,2,3 Điều 10, Hiệp định SPS


Cuối cùng, Điều 10.4 quy định: “Các Thành viên sẽ khuyến khích và tạo thuận
lợi cho các Thành viên đang phát triển tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế liên
quan.” Các thành viên đang phát triển sẽ nhận được những khuyến khích và được tạo
điều kiện thuận lợi nhất định để chủ động tham gia vào các tiêu chuẩn quốc tế.
• Điều 14. Điều khoản cuối cùng
“Các Thành viên kém phát triển nhất có thể hoãn áp dụng các điều khoản của
Hiệp định này trong khoảng thời gian năm năm sau ngày Hiệp định WTO có hiệu lực
đối với các biện pháp vệ sinh động - thực vật của họ có ảnh hưởng đến nhập khẩu
hoặc sản phẩm nhập khẩu. Các Thành viên đang phát triển khác có thể hoãn áp dụng
các điều khoản của Hiệp định này, ngoài khoản 8 của Điều 5 và Điều 7, hai năm sau
ngày Hiệp định WTO có hiệu lực đối với các biện pháp vệ sinh động-thực vật hiện có
của họ có ảnh hưởng đến nhập khẩu hoặc sản phẩm nhập khẩu, nếu việc áp dụng đó
không thực hiện được do thiếu trình độ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng hay nguồn lực kỹ
thuật.”
Các nước kém phát triển nhất có thể trì hoãn việc áp dụng Hiệp định SPS trong
thời hạn 5 năm. Mặc dù quãng thời gian này đã kết thúc năm 2000, song người ta vẫn
dự kiến hành những cuộc thảo luận tiếp theo để có thể kéo dài thời hạn cho các nước
kém phát triển nhất trong WTO.19
• Đoạn 2, 8, 9 của phục lục B cũng phản ánh hình thức S&D
Đoạn 2 của Phụ lục B quy định rằng các thành viên “sẽ” cho phép một khoảng
thời gian hợp lý giữa việc công bố một biện pháp SPS và việc có hiệu lực đối với các
nhà sản xuất của nước xuất khẩu (đặc biệt là ở các nước đang phát triển) để thích ứng
với biện pháp kiểm định, trừ trường hợp khẩn cấp. Nó khác với Điều 10.2 trong đó nó
quy định việc trì hoãn việc có hiệu lực của một biện pháp SPS, thay vì kéo dài thời
gian để tuân thủ.
Quy định này có những lợi thế đặc biệt cho các nước đang phát triển. Như các

nước đang phát triển thường gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thích ứng với các biện
pháp SPS mới so với các đối tác phát triển. Điều này ngụ ý rằng cần đặc biệt quan tâm
19 Dự án hỗ trợ thương mại đa biên ii (Mutrap II), khía cạnh pháp lý của các biện pháp SPS, tr 28


đến thời gian cần thiết để các thành viên đang phát triển xem xét ảnh hưởng với các
yêu cầu của biện pháp SPS mới.
2.3.3. Bình luận hiệu lực thi hành của các điều khoản
Câu hỏi đặt ra là điều khoản này có hiệu lực thi hành hay không? Có lẽ là không.
Theo hiệp định, đây là một nghĩa vụ của các nước phát triển. Tuy nhiên các Thành
viên sẽ chỉ suy xét các tác động mà những biện pháp kiểm định động thực vật dự định
của họ có thể áp dụng ở các nước đang phát triển. Điều khoản này không buộc họ phải
thay đổi các biện pháp đó ngay cả khi chúng có thể tác động tiêu cực đến lợi ích xuất
khẩu của các nước đang phát triển. Và đề xuất ở điều khoản này không tạo ra bất kỳ
quyền lực nào cho các nước đang và kém phát triển.
• Một số cụm từ trong điều 9 dường như khá mơ hồ, không rõ ràng: “nhất trí tạo thuận
lợi”, “quan hệ song phương”, “các tổ chức quốc tế thích hợp”, “xem xét việc trợ giúp
kỹ thuật”.
- “Nhất trí tạo thuận lợi” hiểu như thế nào, sự tạo thuận lợi như thế nào, và ở mức
-

độ nào.
“Quan hệ song phương”, “các tổ chức quốc tế thích hợp” cũng gây khó hiểu, và
khó xác định được sự hỗ trợ cụ thể mà các nước đang phát triển có thể được

-

hưởng
Cụm từ “xem xét việc trợ giúp kỹ thuật” liệu rằng muốn thể hiện, quy định này
không phải bắt buộc, các Thành viên có thể chỉ dừng lại ở “xem xét” mà không


-

thay đổi biện pháp của mình
Điều 10.1 cho thấy rằng các Thành “phải tính đến các nhu cầu đặc biệt của các
Thành viên đang phát triển” (“shall take account of the special needs of
developing country Members”). Từ “Sẽ” (“shall”) là một từ ràng buộc thường
dùng trong các điều ước quốc tế, nhưng vì “tính đến” là không được định nghĩa,
bản thân điều khoản này không đạt được hiệu lực pháp lý ràng buộc.20
Ở các nước phát triển, do nhu cầu tiêu dung và năng lượng công nghệ dẫn đến

tiêu chuẩn về sức khỏe và vệ sinh thường có rất cao. Do đó, đối với những nhà xuất
khẩu từ những quốc gia đang và kém phát triển, họ thường có những rào cản khắt khe

20 Xem “Special and Differential Treatment for Developing Countries”, Study commissioned by Germanwatch
and the Heinrich Boell Foundation, 2005, Tr. 18


hơn. Và thường, những sản phẩm từ các quốc gia đang và kém phát triển bị từ chối tại
biên giới vì lý do vệ sinh.
Thực tế là việc không tuân thủ Điều 10.1 là khó chứng minh. Và nếu có khiếu
nại, khi các nước đang phát triển chứng minh được sự bất lợi mà mình bị áp dụng từ
các nước phát triển, trái với S &D của Hiệp định, thì họ cũng không biết rõ về việc thu
hồi hoặc sửa đồi các biện pháp kiểm định từ các nước phát triển như thế nào.
Giống như Hiệp định SPS, TBT cũng chỉ bao gồm những nghĩa vụ xem xét các
tác động có liên quan đối với các nước đang phát triển.
“Các Thành viên phải dành sự quan tâm đặc biệt đến các điều khoản của Hiệp
định này liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của các Thành viên là nước đang phát
triển và phải xem xét đến những nhu cầu phát triển, tài chính, thương mại đặc biệt của
các nước này trong quá trình thực hiện Hiệp định này, cả trong phạmvi quốc gia và cả

trong việc thực hiện các thoả thuận về thể chế của Hiệp định này.” (Điều 12.2 Hiệp
định SPS)
Nhiều nước đang phát triển cho rằng hầu hết các điều khoản S&D là không có
tính ràng buộc; thường được thể hiện dưới hình thức “điều khoản nỗ lực tốt nhất”. Phải
chăng các điều khoản về S & D nói chung cần được xem xét lại để làm cho chúng
chính xác hơn, hiệu quả hơn.
Những điều khoản S & D ra đời với mục đích rút ngắn khoảng cách giữa các
Thành viên của WTO, với mục tiêu tự do hóa thương mại, bình đẳng trong cạnh tranh
và bảo vệ sức khỏa con người và sinh vật trong lãnh thổ quốc gia Thành viên. Những
quy định về sự đối xử đặc biệt và khác biệt trong SPS là phù hợp với tinh thần chung
của các Hiệp định trong WTO. Tuy nhiên việc quy định chung chung dẫn đến những
cách hiểu khác nhau về tính ràng buộc của các điều khoản đang gây trở ngại lớn cho
các quốc gia Thành viên mỗi khi áp dụng.
2.4.

Phân biệt SPS và TBT
Có thể thấy, điểm giống nhau giữa hiệp định SPS và TBT là cả hai hiệp định đều

nhằm quy định các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật, nhằm mục đích ngăn


×