Tải bản đầy đủ (.pdf) (362 trang)

Dậy vật lý thông qua các nhà khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.87 MB, 362 trang )

DẠY HỌC

VẬT LÝ
THÔNG QUA CÁC NHÀ KHOA HỌC

(Tổng hợp những ghi chép quý giá về cuộc đời,
sự nghiệp và những phát minh vĩ đại
của các nhà khoa học Vật lý được nhắc đến
theo chương trình sách giáo khoa)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUốC GIA HÀ NỘI


NGUYỄN PHÚC THUẦN (CHỦ BIÊN)
NGUYỄN TRỌNG DŨNG

DẠY HỌC VẬT LÍ
THÔNG QUA CÁC NHÀ KHOA HỌC
Dành cho giáo viên giảng dạy vật lí
Dành cho sinh viên chuyên ngành vật lí
Dành cho học sinh THCS, THPT
Dành cho bạn đọc đam mê về lĩnh vực vật lí

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Dạy học vật lý thông qua các nhà khoa học
LỜI MỞ ĐẦU
Đã lâu, có một số thầy (cô) giáo vật lí trung học cơ sở nói là họ muốn có
những tài liệu về tiểu sử các nhà khoa học mà sách giáo khoa nhắc đến họ. Theo ý
kiến các thầy (cô), việc đó sẽ giúp cho học sinh học các bài giáo khoa đỡ khô


khan. Đó quả là một gợi ý hay. Cho đến nay, đã ba bốn chục năm trôi qua, nhưng
vẫn chưa có một tài liệu nào đáp ứng gợi ý nói trên. Chúng tôi hi vọng rằng cuốn
sách này có thể lấp khoảng trống đó. Cuốn sách này kể chuyện về các danh nhân
khoa học vật lí mà sách giáo khoa vật lí trung học cơ sở có nhắc đến. Vì vậy, thích
họp hơn cả là các bạn đọc nên sử dụng cuốn sách này kèm theo sách giáo khoa.
Trong toàn bộ sách giáo khoa vật lí từ lóp 6 đến lóp 9 có tất cả 30 danh nhân được
nhắc đến. Mồi bài của cuốn sách này viết về một danh nhân, trừ một trường họp
đặc biệt; bài VI.3 viết về hai danh nhân, đó là hai anh em Mônggônphiê. Các bài
sắp xếp theo thứ tự lóp từ thấp đến cao, trong từng lóp thì theo thứ tự bài học từ
trước đến sau. Có những danh nhân được sách giáo khoa nhắc đến ở nhiều bài.
Trong trường hợp này chúng tôi sẽ viết về danh nhân đó ở bài giáo khoa nào nhắc
đến họ đầu tiên. Ví dụ ở trung học cơ sở ta gặp nhà khoa học Giun (ioule) ở ba
bài, lần đầu ở bài 13 Vật lí 8, sau đó là bài 21 cũng ở lóp 8, cuối cùng ở bài 16 Vật
lí 9. ở lóp 8, đến bài 13 ta đã gặp 5 nhà khoa học khác, đến Giun là người thứ sáu,
vì vậy đến bài 13 lóp 8 chúng tôi viết về nhà khoa học này và đặt tên là bài VIII. 6,
Giun, về việc viết tên riêng: chúng tôi dùng cách viết liền, không dùng gạch nối,
ví dụ viết Niutơn, không viết Niu-tơn. Nhưng những trường họp đã dùng quen thì
vẫn dùng như cũ. Ví dụ, trong cuốn sách này, chúng tôi viết “tiếng La tinh” (La
tinh viết rời không gạch nối, không viết liền) vi từ lâu sách báo vẫn dùng cách viết
đó. Đe giúp bạn đọc dễ tra cứu, khi nói đến tên một danh nhân hay một người
nước ngoài hay một địa danh nước ngoài nào đó lần đầu tiên thì ngay sau tên


SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tưcmg lai
phiên âm chúng tôi có ghi chú thêm tên viết theo tiếng nước ngoài (trong dấu
ngoặc đơn), chủ yếu là theo tiếng Anh. Trừ trường họp những tên riêng đã dùng
quen (ví dụ Paris, Italia, ...) thì không cần có ghi chú. Khi đọc cuốn sách này, bạn
đọc sẽ thấy diện mạo các nhà khoa học thật muôn hình muôn vẻ. Có người thì
sinh trưởng trong gia đình khá giả, do đó được học tập đến nơi đến chốn, nhưng
cũng có người lại không có điều kiện như vậy (chẳng hạn Rôbecvan, Oat,

Lômônôxôp, ...). Có người thì có bằng cấp đầy đủ, có người lại chẳng có tấm
bằng nào, kể cả tấm bằng ở bậc học rất thấp (chẳng hạn Vônta,...). Có người thì
nổi bật ngay từ bé, có người thì đến trung học nhà trưòng vẫn còn ghi nhận xét là
cần co gang hom. Nhưng dù sự khác nhau đến thế nào thì họ cũng đều có một đức
tính chung là lòng dam mê khoa học không bờ bến và sự nồ lực hết mình. Sự
nghiệp lẫy lừng của họ chính là nhờ ở đức tính đó.
Chúng tôi xin được trân trọng cảm ơn quý bạn đọc vì được sự quan tâm
của quý bạn !
Các tác giả


Rôbecvan (1602-1675)
LỚP VI
V U - Rôbecvan (1602-1675)

Lòi dẫn
Những bài đầu tiên của môn Vật lí 6 đề cập đến một số phép đo đcm giản
và thưòng gặp: phép đo độ dài, phép đo thể tích, phép đo khối lượng. Dụng cụ đo
độ dài là chiếc thước, dụng cụ đo khối lưọng là chiếc cân. Chiếc thước có nhiều
loại. Tưcmg tự như vậy, chiếc cân cũng có nhiều loại. Sách giáo khoa lớp 6 chỉ nói
đến chiếc cân thuộc loại khá thông dụng, đó là chiếc cân Rôbecvan. Chiếc cân này
mang tên người đã sáng chế ra nó và được trình bày trong bài 5, Vật lí 6.
Rôbecvan, thời thơ ấu
Rôbecvan (Roberval) thực ra không phải là cái tên cha sinh mẹ đẻ đặt cho
ông. Tên khai sinh của ông là Gin Pecxon (Gilles
Personne), mãi sau này ông mới mang tên Rôbecvan,
vì vậy bây giờ ta hãy cứ gọi ông là Gin Pecxon. Cha
của Gin Pecxon là Pie Pecxon (Pierre Personne) và
mẹ là Gian Lơ Đruy (Jeanne Le Dru). Cha mẹ ông là
những nông dân nghèo, sống ở làng Rôbecvan cách


Gìn Pecxon đơ Rôbecvan

thủ đô Paris của Pháp chừng năm chục cây số về phía
bắc. Ngôi làng này thuộc tỉnh Oadơ (Oise).
Những khám phá năm 2003 giúp ta biết rằng bà Gian Lơ Đruy sinh Gin
Pecxon trong lúc bà đang làm việc trên cánh đồng nối hai làng Rôbecvan và Nôen
Xanh Mactanh (Noẽl-Saint-Martin), nhưng nơi sinh Gin Pecxon thì chính xác là
thuộc địa phận làng bên. Hôm đó là ngày 08 tháng 8 năm 1602. Làng Rôbecvan
nay vẫn mang tên cũ, còn làng Nôen Xanh Mactanh thì ngày nay được mang


SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai
cái tên mới là làng Vinlơnơvơ xuya Vecbơri (Villeneuve-sur-Verberie), và đôi khi
người ta vẫn còn nhắc đến cái tên cũ từ ngày ấy.
Hai ngày sau khi sinh, tức ngày 10 tháng 8 năm 1602, gia đình làm lễ rửa
tội cho bé Gìn Pecxon tại một nhà thờ gần làng. Hơn bốn trăm năm đã trôi qua mà
ngày nay người ta vẫn còn giữ được những dòng mô tả vắn tắt về buổi lễ rửa tội
đó trong hồ sơ lưu trữ của tỉnh Oadơ.
Tuổi thơ của Gin Pecxon cứ lặng lẽ trôi đi cùng với những công việc đồng
áng của một gia đình nông dân nghèo. Cho đến năm cậu mười bốn tuổi. Trong
vùng, có một vị linh mục, đã từng là cha tuyên uý của Nữ hoàng Mari dơ Mêđixi
(Marie de Médici), khi đó ông đang là chánh xứ cai quản giáo xứ mà trong đó có
làng Rôbecvan.
Vị linh mục này là một con người mẫn cán và giàu lòng vị tha. Trong bổn
phận của mình, ông quan tâm đến mọi con chiên trong địa phận giáo xứ mà ông
coi sóc. Chính vì vậy, ông có dịp tiếp xúc và nhận ra Gin Pecxon là cậu bé có trí
thông minh đặc biệt, ông nghĩ rằng nếu cậu được học hành thì chắc chắn cậu sẽ
tiến bộ rất nhanh và trở thành người có ích cho xã hội. Do đó ông đã giúp đỡ cậu
bằng cách dạy cậu học môn toán, sau đó ông dạy cậu cả tiếng La tinh, và hình như

cả tiếng Hi lạp. Quả nhiên chỉ sau một thời gian rất ngắn, những hiểu biết về toán
của Gin Pecxon đã vượt xa các bạn cùng lứa tuổi và đã đạt trình độ khá cao. Vì
vậy vị linh mục khuyên cậu nên đến trường tiếp tục học. Trong số tất cả các anh
chị em trong gia đình Pie thì Gin Pecxon là người con duy nhất được học hành
đến hết bậc phổ thông. Và cũng chỉ có một bà chị có tên Mari (Marie) là sống thọ
hơn Gin Pecxon.
Đi một ngày đàng (để) học một sàng khôn
Gin Pecxon rất tiếc là vị linh mục không dạy cậu nữa, nhưng vì nhà nghèo
nên cậu không có điều kiện đến trường để học tiếp lên cao. Gìn Pecxon đã sáng


Rôbecvan (1602-1675)
suốt chọn con đường thích họp nhất với hoàn cảnh của mình. Đó là con đường tự
học qua sách vở. Nhưng đối với anh, ở một miền quê xa đô thị và nhà nghèo thì
việc tìm được sách vở để tự học cũng là việc rất khó. Vì vậy, anh thấy cần phải
tìm người có thế giúp anh trong việc tự học, chẳng hạn sinh viên hay giáo sư đại
học. Và anh đã có một quyết định
có thể nói là dũng cảm, con đường
từ giã mái ấm gia đình và làng quê
êm đềm, bước ra ngoài xã hội đế
tìm cách “học khôn” (cho đến bây
giờ người ta cũng không biết cậu
từ giã làng quê ra đi chính xác là
vào năm nào). Với trái tim đầy
hăng say của tuổi trẻ, chàng trai đó
quyết chí tự mình tìm cách nâng

Nhà giặt công cộng ở thôn Phôt (Posse) cạnh
đường Đầm, làng Rôbecvan.


cao trình độ học vấn cho chính mình. Anh nghĩ chỉ cần một chú ngựa là anh có thể
đi đến bất cứ nơi nào mà anh muốn.
Để có thể rong ruổi “tầm sư học đạo” anh đi làm gia sư về môn toán để
kiếm tiền nuôi sống mình. Dù vốn kiến thức toán của anh lúc đó còn hạn chế,
nhưng nhờ có bộ óc thông minh tuyệt vời nên Gin Pecxon vẫn là một gia sư mà
nhiều người mời gọi.
ở những nơi mà anh đến, anh tìm cách làm quen với những người mà anh
đã để ý và anh không ngần ngại thảo luận với họ về những vấn đề anh quan tâm
hay học hỏi họ về những vấn đề anh chưa hiểu. Có bài báo viết từ thời ấy kể rằng
khi Gin Pecxon đi ngựa từ thành phố này đến thành phố nọ thì bao giờ cũng có
một lọ mực được buộc chặt vào yên ngựa.


SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai
Gin Pecxon biết tin Pie đơ Phecma (Pieưe de Permat), một người trạc
cùng lứa tuổi với mình nhưng đã là một nhà toán học được nhiều bạn trẻ
ngưỡng mộ, hiện đang ở Boocđô (Bordeaux), một thành phố ở phía tây nam nước
Pháp. Thật là một dịp may, Gin Pecxon quyết không bở lỡ cơ hội, lặn lội xuống
phía nam. Đen Boocđô, Gin Pecxon tìm cách làm quen với Phecma. Quả nhiên
cuộc làm quen này đã giúp ích cho Gin Pecxon rất nhiều vào lúc ấy và cả về sau
này nữa. Nên nói thêm rằng về sau Pie dơ Phecma là một trong những nhà toán
học lón của nước Pháp và cả thế giới.
Lưu lại ở Boocđô trong một thời gian ngắn, sau đó Gìn Pecxon lại đi
ngược lên phía bắc, đến thành phố La Rôsen (La Rochelle) nằm ngay sát bờ Đại
Tây Dương và cách Boocđô gần hai trăm cây số. Cũng nên nói vài lời về hai địa
danh Boocđô và La Rôsen. Boocđô là một thành phố nổi tiếng thế giới về nghề
làm rượu vang nhưng cũng là một thành phố đầy những biến động lịch sử. Cuộc
chiến tranh tôn giáo ở phía tây nam nước Pháp đã ảnh hưỏng không tốt đến
Boocđô; nhưng khi Gin Pecxon đến đây thì tình hình đã được cải thiện, Boocđô
đã được bình yên.

Còn riêng La Rôsen thì hoàn toàn khác: trong cuộc chiến tranh tôn giáo,
nơi đây - La Rôsen - đã xảy ra những
cuộc đụng độ đẫm máu, những cuộc tàn
sát khủng khiếp. Giờ đây, khi Gin
Pecxon đến La Rôsen thì La Rôsen lại
đang lâm vào một cuộc chiến tranh mới,
còn khốc liệt hơn cuộc chiến tranh tôn
giáo.
Trước thế kỉ XVII, những người
theo đạo Tin Lành trong toàn nước Pháp

Tâm hiên chi đường đi đên làng
Rôbecvan


Rôbecvan(1602-1675)
tập hợp thành một tố chức có đường lối xã hội riêng, thậm chí có cả lãnh thố và
lực lưọng quân sự riêng. Nói tóm lại có thể coi tổ chức đó như một nhà nước
trong nhà nước: nhà nước của những người Tin Lành trong nhà nước của nhà vua.
La Rôsen được coi là thủ đô của những người Tin Lành trong toàn nước Pháp.
Vua Lui XIII (Louis XIII) là con chiên của Thiên Chúa giáo. Vì vậy La
Rôsen luôn luôn là nỗi nhức nhối của triều đình. Tuy phần thắng trong cuộc chiến
tranh tôn giáo thuộc về những người theo đạo Thiên Chúa, nhưng La Rôsen vẫn
tuyên bố độc lập đối với nhà vua.
Mặt khác, những vùng đất ở sát bờ Đại Tây Dương, trong đó có La Rôsen,
từ lâu vẫn là những địa chỉ đế quốc Anh luôn luôn nhòm ngó và xâm lấn. Do đó
trong cuộc đối đầu với triều đình, La Rôsen nghĩ ngay đến việc cầu cứu người
Anh. Đó là một chủ trương mù quáng.
Không bỏ lỡ thời cơ vàng hiếm có, người Anh lập tức đưa một hạm đội
gồm một trăm mười tàu chiến và mười sáu nghìn quân đổ bộ lên một hòn đảo

thuộc thành phố La Rôsen. Và thế là cuộc chiến tranh giữa Pháp và Anh nổ ra
quyết liệt. Ngòi no của cuộc chiến tranh bắt nguồn từ nguyên nhân tôn giáo hoàn
toàn có tính chất nội bộ nhưng nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh can thiệp
và chống can thiệp (thực chất là cuộc chiến tranh xâm lược và chống xâm lược)
giữa hai quốc gia.
Gin Pecxon đến La Rôsen vào đúng lúc cuộc chiến nói trên diễn ra ác liệt.
Với tinh thần yêu nước nhiệt thành của tuổi trẻ, không một phút chần chừ, anh
dấn thân ngay vào cuộc chiến đấu chống lại sự xâm lược của ngoại bang. Nhờ
những hoạt động trong chiến đấu mà Gin Pecxon học tập được rất nhiều về kĩ
thuật xây dựng công sự, về vũ khí, đạn dược. Cuối năm 1627 người Pháp thắng,
cuộc chiến tranh kết thúc. Còn Gin Pecxon thì lại lên đưÒTig.
Thủ đô ánh sáng. Gin Pecxon và Rôbecvan.


SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai
Sau cuộc chiến tranh chống xâm lược kết thúc, Gin Pecxon “chia tay” La
Rôsen và lên đường đi Paris. Một người khát khao mở mang kiến thức cho
bản thân, khát khao khám phá những bí ẩn của tự nhiên như Gin Pecxon thì không
thể không đến Paris, nơi đã được mệnh danh là thủ đô ánh sáng. Đó là nơi người
ta có thể gặp gỡ những nhân vật nổi tiếng, những bộ óc vĩ đại của nước Pháp, qua
đó có thể học hỏi, mở mang đầu óc của mình, điều mà anh thanh niên Gin Pecxon
hằng ao ước.
Vừa đến Paris, Gin Pecxon đã làm quen và tham gia sinh hoạt với một
nhóm được gọi theo tên người trưởng nhóm là nhóm Mecxen (Mersenne). Nhóm
này gồm những nhà khoa học nhưng ham thích khám phá toán học, trong đó có
Patxcan (Pascal). Ngoài nhóm Mecxen, Gin Pecxon còn tìm cách tiếp xúc với
những nhà khoa học lớn người Pháp cũng như những nhà khoa học nước ngoài có
mặt ở Paris, chang hạn Torixenli (Toưicelli) nhà khoa học người Italia. Mặc dù
không bao giờ là sinh viên chính thức ngồi trên ghế giảng đưòng trường đại học
nhimg được sống trong môi trường khoa học ở đây, được giao lưu với những bộ

óc lớn về khoa học, năng lực trí tuệ của Gin Pecxon được nâng lên rõ rệt từng
ngày.
Lúc đầu những cuộc gặp gỡ của Gìn
Pecxon với những nhà khoa học chủ yếu đế
học hỏi; về sau dần dần chuyển thành những
cuộc gặp gõ vừa học hỏi, vừa trao đổi ý
kiến; cuối cùng những cuộc gặp gỡ chủ yếu
đế trao đối ý kiến hay tranh luận về những
vấn đề khoa học. Sau bốn năm nồ lực tự học
như vậy, Gin Pecxon đã có kiến thức sâu
rộng và vững chắc về nhiều mặt, nhất là về
10

Tòa lâu đài ở làng Rôbecvan
(xảy dựng từ thế ki XVIII)


Rôbecvan(1602-1675)
toán. Bây giờ trong giao lưu với nhiều nhà khoa học đương thời ông đã là nhà
khoa học ngang tầm.
Vì vậy ông nhận ra rằng đã đến lúc cần phải xác định vị trí chính danh của
mình trong giới khoa học. Muốn vậy, ông nộp đơn xin thi tuyến vào chức vụ
trưởng bộ môn Triết học (thời ấy, từ triết học dùng để chỉ chung khoa học tự
nhiên) tại một trường học và ông đã trúng tuyển. Làm việc này ông đạt được đồng
thời hai mục đích. Thứ nhất, dạy học đe có lương nuôi sống bản thân; thứ hai, giữ
chức vụ trưởng bộ môn dễ có điều kiện thể hiện năng lực chuyên môn trước đồng
nghiệp, có nghĩa là xác định vị trí của mình trong giới khoa học, ít nhất là trong
phạm vi một nhà trường.
Đe xác định vị trí của mình trong làng khoa học, ông không chỉ nghĩ đến
riêng minh mà ông còn nghĩ đến cả nơi sinh trưởng ra mình. Vì vậy ông đã làm

một việc có lẽ là độc nhất vô nhị trong đời sống hàng ngày của giới khoa học kể
từ xưa đến nay, một việc làm thật là cảm động.
Trước khi nộp đơn xin thi tuyển vào chức vụ trưỏng bộ môn Triết học, Gin
Pecxon đã viết một bức thư chứa chan tình cảm gửi về làng quê xin phép được lấy
tên nơi chôn nhau cắt rốn ghép vào tên cha sinh mẹ đẻ đặt cho mình. Lời thỉnh
cầu đó được các bậc bô lão và các vị chức sắc của làng mang ra bàn bạc sôi nổi và
cuối cùng là chấp thuận.
Thế là từ đó, cái tên Gin Pecxon trở thành cái tên dài dòng Gin Pecxon dơ
Rôbecvan (Gin Pecxon của làng Rôbecvan). Và cũng vì vậy trong hồ sơ thi tuyển
và cả hồ sơ nhân sự lưu trữ của ngôi trường này người ta không tìm thấy cái tên
Gin Pecxon mà chỉ tìm thấy cái tên Gin Pecxon dơ Rôbecvan.
Việc xin quê hương cho phép được gắn cái tên làng quê vào cái tên cha mẹ
đặt cho mình thể hiện tình yêu quê hương nguồn cội sâu sắc biết bao! Việc làm đó
còn thể hiện lòng biết ơn nơi đã sinh thành, đã đùm bọc, đã chắp cánh cho mình


SPBook - vưoTi tầm tri thức, chắp cánh tưong lai
bay vào cuộc đời rộng lớn bao la. Quả thực việc làm đó là một nét đẹp lung linh
hiếm thấy mà chỉ riêng nhà khoa học tài ba nhưng nặng ân tình này có được.
v ề sau ở mọi nơi người ta cũng dùng cái tên dài dòng đó mỗi khi muốn
gọi tên con người này. Còn những khi muốn nói vắn tắt thì người ta không nói
Gin Pecxon mà người ta lại nói Rôbecvan; tên một làng quê nghèo nhỏ bé trở
thành tên một con người, một con người nổi tiếng, một con người của lịch sử! Và
ngay cả cái cân đang ở trước mặt chúng ta, người ta không gọi là cân Gin Pecxon
mà gọi là cân Rôbecvan.
Hành trình trên bục giảng
Ngôi trường đầu tiên mà ông xin thi tuyến vào đó và rồi làm việc tại đó là
trưÒTig Giecve (Gervais), nhưng người ta không gọi là trường mà gọi là côlegiơ
(college)^*\ côlegiơ Giecve. Côlegiơ Giecve là một trường nhỏ do Giecve
Crêchiêng (Gervais Chrétien) thành lập từ thế kỉ XIV, côlegiơ này là một thành

viên vệ tinh của trường đại học Xoocbon (Sorbonne), một trưòng đại học nổi tiếng
ở Paris được thành lập từ thế kỉ XIII.
(ỉ) Theo nghĩa hẹp thì "côìegiơ” dùng đê chi trường trung học. Nhưng nhiều khi người ta dùng
từ này theo nghĩa rộng, khi đó ''côỉegiơ’’ có thê là trường trung học, trường dạv nghề, trường
nội trú, thậm chi cũng có thê là trường trực thuộc của trường đại học.

Cũng Cần nói thêm rằng mặc dù thời gian
Rôbecvan dạy ở côlegiơ Giecve không dài, nhưng đối
với ông đây là nơi có nhiều kỉ niệm ghi sâu trong lòng
không thể nào quên. Đây là bến đỗ đầu tiên của một
con chim vừa mới “đủ lông, đủ cánh” bắt đầu muốn
thử sức mình. Đây cũng là nơi mà con chim non đó
chập chững sải những sải cánh đầu tiên vào không gian
cuộc đời đầy hoa thơm nhưng cũng có nhiều quả đắng.
12

Chuồng chim bồ câu ở
làng Rôbecvan (xâv dựng
từ thế ki XVI)


Rôbecvan(1602-1675)
Dạy ờ côlegiơ Giecve được ít lâu, Gin Pecxon đơ Rôbecvan lại xin thi
tuyên vào chức vụ trưởng một bộ môn tại một côlegiơ lớn hon, nối tiếng hơn, đó
là côlegiơ Hoàng gia. v ề mặt chuyên môn thì côlegiơ Hoàng gia có tầm cỡ như
một trường đại học. Côlegiơ này được thành lập từ đầu thế kỉ XVI tại một khu đất
nàm trên quận 5 của Paris ngày nay. Đốn năm 1870 nó được đổi tên thành côlegiơ
Pháp và cái tên đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Lúc đầu côlegiơ chỉ có ba ngành
là tiếng Hi lạp, tiếng Hêbơrơ và toán. Nhưng khi Rôbecvan xin thi tuyển vào đây
thì số ngành học đã tăng lên rất nhiều. Trong cuộc thi này, Rôbecvan cũng trúng

tuyển và được bổ nhiệm chức vụ trưởng bộ môn toán.
Những bài giảng của Rôbecvan rất sâu sắc và sáng sủa. Vì vậy các giờ
giảng thường có đông sinh viên tham dự, mặc dầu giọng nói của thầy mang nặng
tính địa phương, không được nhẹ nhàng thanh thoát dễ nghe như giọng của người
Paris chính cống.
Dạy toán được ít lâu, Rôbecvan lại xin thi tuyển vào chức vụ trưỏng một
bộ môn khác cũng của côlegiơ đó. ở bộ môn mới này, nhiệm vụ của Rôbecvan
nặng nề hơn, ông phải làm việc vất vả hơn, vì ông phải dạy số học, hình học, thiên
văn học, quang học, cơ học, thậm chí đôi khi cả âm nhạc.
Ngoài việc giảng dạy theo các bộ môn, côlegiơ Hoàng gia còn tổ chức các
buổi diễn giảng theo chuyên đề. Nội dung các buổi diễn giảng đó có tính chất tổng
quan nhằm vào đối tượng là những người đã có chuyên sâu. Thường là những
người đang làm khoa học, những quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước,
những cố vấn của nghị viện, vân vân. Rôbecvan cũng thường được côlegiơ chọn
làm thuyết trình viên trong các buối diễn giảng đó.
Đặc biệt việc tuyển chọn giáo viên ở côlegiơ Hoàng gia được tổ chức rất
chặt chẽ và kĩ lưỡng. Trong số các giáo sư đại học thì các giáo sư ở côlegiơ này
vần được đánh giá là có chất lượng cao. ớ thời Rôbecvan các giáo sư giảng dạy
13


SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai
ở đây cứ ba năm tuyển chon lại một lần. Tuy nhiên, Rôbecvan đã vượt qua được
tất cả các lần tuyển đi tuyển lại đó. Vì vậy ông đã giữ ghế giáo sư trưỏug bộ môn
của mình suốt bốn mươi mốt năm liền, tức là từ ngày đầu ông nhậm chức ở đây
cho đến khi ông qua đời (1634-1675).
Rôbecvan, sự nghiệp
Trong phạm vi lớp 6, nói đến Rôbecvan là muốn nói đến cái cân do ông
sáng chế ra và được gọi là cân Rôbecvan. Thành tích này đã mang lại cho ông
niềm vinh quang để đời. Sự nghiệp của ông bao gồm hai mảng, giáo dục và khoa

học, cái cân Rôbecvan chỉ là một phần rất nhỏ
trong sự nghiệp đó. về giáo dục, hơn bổn mươi
năm trên bục giảng và liên tục giữ những chức
vụ chuyên môn quan trọng trong nhà trường là
một sự nghiệp ít người có được.
về khoa học, ông có nhiều nghiên cứu
có giá trị về toán học và cả về vật lí học. Có
điều là trong suốt cuộc đời làm khoa học,

Mô hình chiếc cân Rôbecvan
đặt ờ lối vào làng Rôbecvan

Rôbecvan chỉ công bố một số rất ít những kết quả nghiên cứu của mình. Cho đến
nay người ta cũng không biết vì sao Rôbecvan lại “ngại” công bố những công
trình của mình như vậy. Chính vì ông không công bố những công trình của mình
nên đôi khi nảy sinh những rắc rối về vấn đề bản quyền tác giả.
Mãi sau khi Rôbecvan qua đời gần hai chục năm, người ta mới sưu tầm và
công bố một số công trình của ông và sau đó gần chục năm nữa người ta công bố
bổ sung một số công trình nữa. Trong hai tài liệu này chủ yếu là những công trình
về toán học và vật lí học. Người ta biết ràng ông còn có cả những công trình về
thiên văn học nhưng việc sưu tầm những công trình đó gặp nhiều khó khăn nên

14


Rôbecvan (1602-1675)
cho đến nay chúng vẫn chưa được công bố và có lẽ chẳng bao giờ chúng được
công bố.
Tuy ông ít công bố những công trình của mình nhưng trong phản biện hay
tranh luận khoa học thường ông có những ý kiến rất độc đáo và rất thuyết phục.

Đôi khi ông phản bác ý kiến khá gay gắt, ngay cả đối với những người ông đã
quen biết từ lâu. Tuy nhiên bạn bè ông đều thông cảm bản chất ông là con người
bộc trực nên họ đều giữ được mối quan hệ bình thưòng.
Mặc dù số công trình khoa học của Rôbecvan công bố không nhiều nhưng
người ta vẫn thừa nhận ông có một vị trí đáng nể trong khoa học. Vì vậy ông được
coi là một trong số bảy thành viên sáng lập Viện Hàn lâm Hoàng gia năm 1666,
sau đó được gọi là Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Ba năm sau, ngày 21 tháng 8
năm 1669, ông trình bày trước Viện Hàn lâm Khoa học chiếc cân do ông sáng chế
ra, đó là chiếc cân Rôbecvan.
Có vấn đề mà nhiều bạn thường nêu lên: chiếc cân Rôbecvan chỉ là một
dụng cụ bình thường mà tại sao lại phải đưa nó đến tận Viện Hàn lâm? Để trả lời
câu hỏi này cần điểm sơ qua mấy nét về lịch sừ chiếc cân. Ta biết rằng từ thời xa
xưa (có ý kiến cho rằng có thể từ 3500 năm trước công nguyên) người ta đã biết
đến chiếc cân. Bởi vì nói đến chiếc cân là nói đến việc so sánh nặng nhẹ, mà nhu
cầu so sánh nặng nhẹ giữa hai vật thì thời nào cũng có.
Đe so sánh hai vật thì cách làm tự nhiên nhất là xách hai vật đồng thời
bằng hai tay. Cách so sánh đơn sơ đó làm nảy sinh ý tưởng chế tác ra

chiếc

cân bằng cách dùng một chiếc đòn cứng có điểm tựa cố định ở giữa, hai vật cần so
sánh thì treo ở hai đầu đòn. ở vào thời kì ấy người ta dùng cân chủ yếu để cân
những vật nhỏ nhưng nặng và đặc biệt là những vật quý, chẳng hạn những vật
bàng vàng hay đồng.

15


SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tương lai
Có ý kiến cho rằng người Ai cập đã chế tác ra chiếc cân đầu tiên. Nhưng

cũng có ý kiến cho rằng vinh dự đó thuộc về người Sanđêăng (Chaldéen) sinh
sống ở vùng đất phía nam thành phố Batđa, thủ đô của Irăc hiện nay. Ý kiến này
dựa vào một chứng cớ là người ta tìm thấy một tài liệu quy định về việc sắp xếp
một số vật theo thứ tự nặng nhẹ của chúng. Tài liệu đó của người Hi lạp nhưng có
ghi rõ đó là sao chép từ một tài liệu của người Sanđêăng. Trong khi đó người ta
không thấy một tài liệu nào theo kiều tương tự như thế của người Ai cập.
Trên đây ta vừa nói loài người
đã biết đến chiếc cân từ rất lâu. Những
chiếc cân thời đó rất thiếu chính xác,
rất thiếu độ tin cậy. Cùng một vật, cân
hai lần khác nhau bằng cùng một chiếc
cân có thể cho hai kết quả khác nhau.
Cùng một vật, cân hai lần khác nhau
bằng hai chiếc cân khác nhau cũng có
thể cho hai kết quả khác nhau. Vì vậy
nói một cách chặt chẽ, những dụng cụ

Chiêc cân Rôbecvan không lô dài 6 m,
cao 2,2 m đặt ở quảng trường tòa lảu đài,
khánh thành năm 2005

đó không thể gọi là chiếc cân. Người
ta chế tác các dụng cụ đó chỉ bàng mò mẫm theo kinh nghiệm, hoàn toàn chưa
biết gì về nguyên lí của việc cân và
nguyên lí cấu tạo của chiếc cân. Điều ấy
cũng dễ hiểu, bởi vì ở thời kì trước
Rôbecvan những hiểu biết của con
người về cơ học còn rất hạn chế vì cơ
học Niutơn (Newton) chưa ra đời.


16


Rôbecvan (1602-1675)
Riêng đối với Rôbecvan thì có khác. Mặc dù chưa có cơ học Niutơn nhưng
bằng các nghiên cứu và cả bằng trực giác của mình Rôbecvan đã có

một số

hiếu biết nhất định về cơ học, nói theo ngôn ngữ ngày nay thì ông đã có những
hiểu biết về khái niệm lực, trọng lực (có người cho rằng ông khám phá ra lực vạn
vât hấp dẫn trước Niutơn), mômen lực; đặc biệt ông đã biết đến quy luật cân bằng
các mômen lực.
Chính ông là người đầu tiên đã áp dụng những hiểu biết này vào việc chế
tác ra chiếc cân. Nói cách khác ông đã biết đến nguyên lí cấu tạo của chiếc cân.
Đó là lí do tại sao chiếc cân ông chế tác ra phải được trình bày ở viện Hàn lâm
Khoa học.
Ngoài ra còn điểm nữa đáng chú ý là những chiếc cân trước Rôbecvan dù
hình thức bên ngoài có khác nhau nhưng chúng đều giống nhau ở chỗ đĩa cân
được treo bên dưới đòn cân. Sáng kiến của Rôbecvan là đưa hai đĩa cân lên bên
trên hai đầu đòn cân; nhưng khi cân, đĩa cân bao giờ cũng được giữ ở tư thế nằm
ngang. Đe thực hiện được điều đó, ngoài chiếc đòn cân, Rôbecvan còn lắp thêm
một thanh giằng. Nhờ có thanh giằng này mà hai chiếc trụ mang hai đĩa cân bao
giờ cũng ở tư thể thẳng đứng, do đó đĩa cân bao giờ cũng ở tư thế nằm ngang. Đĩa
cân nằm bên trên đòn cân mang lại nhiều thuận tiện hơn trong sừ dụng. Như vây
là loài người phải trải qua khoảng hai, ba thế kỉ mới đưa được chiếc đĩa cân từ bên
dưới lên bên trên đòn cân!
Cuộc sống riêng
Làm việc thì nhiều nhưng ông sống cực kì đơn giản, ông sống độc thân và
rất tiết kiệm trong việc chi tiêu cho riêng cá nhân ông. Khi đến côlegiơ Giecve,

nơi ông dạy học đầu tiên, ông thuê một chổ ở gần côlegiơ đó trên gác hai, gồm hai
phòng. Ông sống ở nơi đây cho đến khi qua đời.

17


SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tưcmg lai
Đồ đạc trong phòng chỉ có chiếc giường, bộ bàn ghế tiếp khách, chiếc bàn
làm việc. Trên tường không có tranh ảnh cũng không có vật trang trí nào khác.
Còn lại toàn là sách, chủ yéu là sách toán của rất nhiều tác giả; ngoài ra còn vài
quyển từ điển, vài quyển ngữ pháp và có cả quyển kinh thánh bằng tiếng La tinh
(mặc dù ông không phải là nhà tu hành). Khi ông mất, người ta không tìm thấy
một chiếc vỏ chai vang nào trong phòng ông nhưng tìm thấy một số tiền mặt bằng
tám lần tiền lưcmg trong một năm của ông.
Có người nói ông sống không phải tằn tiện mà là hà tiện. Thậm chí có
người còn nói ông sống keo kiệt. Nhưng sự thực thì không phải như vậy, ông chỉ
“hà tiện” đối với riêng ông, còn đối với họ hàng cháu chắt ông lại rất xởi lởi, rộng
rãi và chu đáo. ông nghĩ đến cả việc chuẩn bị của hồi môn cho các cháu gái, thậm
chí cho cả các chắt gái. Nói cách khác, ông nghĩ đến người nhiều hơn là nghĩ đến
mình.
Nơi sống duy nhất của ông ở Paris trong hơn bốn chục năm là nơi ông thuê
chứ không mua. Nhưng ông lại bỏ tiền mua một trang trại ở làng Mênơvan
(Menerval) cũng ở phía bắc Paris, gần làng Rôbecvan. Một người bạn ông nói
rằng ông đã mua trang trại đó với giá cao hơn cái giá mà người bán mong đợi.
Bạn ông đoán có lẽ do ông thích cái trang trại ấy bởi vì ông nghĩ rằng khi về hưu
ông sẽ sống ở đó và sau khi ông qua đời ông sẽ chia cho những người trong đại
gia đình ông. Nhớ rằng lúc mua trang trại này ông đã trên năm mươi tuổi. Nhưng
thực ra thì ông chưa sống ở đó một ngày nào vì ông qua đời vào ngày 27 tháng 10
năm 1675 tại ngôi nhà mà ông vẫn đang thuê. Khi ấy ông vẫn còn đang làm việc,
chưa nghỉ hưu, mặc dù khi qua đời, ông đã ở tuổi 73 .


18


Ixăc Niuton (1643-1727)
VI.2- Ixăc Niutơn (1643-1727)

Lòi dẫn
Như ta đã nói những bài học đầu tiên ở lớp 6 là những bài học về các phép
đo. Đe biểu diễn số đo ta phải có các đon vị đo. Ta đã biết đơn vị đo chiều dài là
mét, kí hiệu là m; đơn vị đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg. Đen bài 8, Vật lí
6, ta lại biết đơn vị đo lực là niutơn, kí hiệu là N. Người ta đã lấy tên nhà khoa học
Niutơn, một nhà khoa học có những đóng góp lừng danh về nhiều mặt (trong đó
có cơ học) để đặt tên cho đơn vị lực.
Ixăc Nỉutơn, thòi thơ ấu
Khi Ixăc Niutơn (Isaac Newton) sinh ra thì nước
Anh đang còn dùng lịch Giuliut, vì vậy người ta thường
nói Ixắc Niutơn sinh ngày 25 tháng 12, năm 1642, đúng
ngày lễ Nôen. Nhưng theo lịch Grêgoa, mà lúc đó rất
nhiều nước châu Âu đã dùng, thì đó là ngày 04 tháng 1

Ixăc Niutơn

(tháng Giêng) năm 1643. Ixăc Niutơn là chú bé đẻ non
nên rất nhỏ con và thể trạng rất yếu, bà mẹ chú kể rằng lúc mới sinh, chú chỉ
nhỉnh hơn một chút chiếc chai nước một lít. Gia đình cứ lo không biết chú có sống
sót được không.
Nơi sinh của Ixăc Niutơn là làng Unthopơ (Woolsthorpe) gần thành phố
Granham (Grantham) thuộc tỉnh Lincônsaiơ (Lincolnshire), miền đông nước Anh.
Gọi là làng nhưng thực ra ở thế kỉ XVII, Unthopơ là một thôn nhỏ chưa đầy chục

gia đình, đó là những gia đình trong các trang trại nuôi cừu (tên thôn này viết theo
tiếng Anh là Woolsthorpe, trong đó wool có nghĩa là lông cừu). Ngày nay,
Unthopơ là một làng có chừng vài trăm nóc nhà. Thôn Unthopơ cũ nằm ở rìa làng
Unthopơ hiện nay.
19


SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai
Cha chú cũng có tên là Ixăc Niutơn và là một nông dân làm ăn tương đối
khấm khá trong chính trang trại nuôi cừu của mình. Tuy ông Ixăc Niutơn có trong
tay một số của cải kha khá gồm nhà cửa, đất đai và một đàn cừu không thể coi là
nhỏ nhưng bản thân ông lại gần như mù chữ, đến nồi ông không thể kí được tên
mình. Ông đã “về với tiên tổ” trước khi cậu con trai ra đời ba tháng, do đó Ixăc
Niutơn không được biết mặt cha.
Đến năm Ixăc Niutơn ba tuổi thì mẹ là bà Hanna Âyxcâu (Hannah
Ayscough) tái giá với Bacnabat Xmit
(Bamabas Smith), một mục sư không
giàu nhưng khá giả ở nhà thờ làng
bên cạnh. Bà dọn đến ở với Bacnabat,
còn Ixăc Niutơn thì để lại sống với bà
ngoại Macgơri Âyxcâu (Margery
Ayscough) cũng ở làng Unthopơ.
Năm Ixăc lên năm tuổi, cậu đi học tại
trường

tiểu

học

Xcailinhtơn


(Skillington) ở gần nhà.
Cũng cắp sách đến trường như

Ngôi nhà ở làng Unthopơ gần
Cônxtơuôt(I), nơi Ixăc Niutơn đã sinh
ra và trường thành. Người ta cho
rang cửa số tang 2, phía phải, là cửa
số của căn phòng mà Niutơn đã làm
thi nghiệm chứng tỏ ánh sáng trăng là
tông hợp nhiêu ánh sáng màu.

các bạn nhưng tâm trạng Ixăc không
giống như các bạn cùng trang lứa.
Mặc dù được bà ngoại yêu thương nhưng tình bà cháu không thay thế được tình
mẹ con. ổng ngoại cậu là Giêm Àyxcâu (James Ayscough). ông ngoại và cậu
hình như hai người không ưa nhau nên sau này khi được hỏi về ông Giêm thi
trong đầu cậu chỉ còn lưu lại những hình ảnh không rõ ràng và những kỉ niệm nhạt
nhòa. Đối với mẹ và cha dượng thì Ixăc rất hận mẹ và có ác cảm với cha dượng.

20


Ixăc Niutơn (1643-1727)
Với hoàn cảnh gia đình như thế nên tuổi thơ của Ixăc trôi đi trong nỗi lòng dằn vặt
cay đắng. Ixăc tự coi mình là một đứa trẻ mồ côi, một đứa trẻ không hạnh phúc.
Năm 1653 người cha dượng mất, bà Hanna lại về sống ở ngôi nhà cũ làng
Unthopơ. Vì sự uất hận đối với mẹ đã in quá sâu trong lòng, nên bây giờ cậu tỏ ra
lạnh nhạt với mẹ, từ chối sự săn sóc của mẹ. Nhưng rồi thời gian và nhất là sự
sống chung trong cùng một mái nhà cũng làm cho Ixăc nguôi dần. Nhân đây, xin

phép bạn đọc, được nhắc đến câu chuyện nhỏ ngoài lề.
Năm Ixăc 19 tuổi có người hỏi liệu anh có “tội lồi” gì với mẹ và cha
dượng của mình không thì Ixăc trả lời ngay là có tội. Và anh thú nhận rằng đã có
lần anh dọa sẽ thiêu chết họ và cả ngôi nhà của họ. Anh cho biết thêm rằng đó là
chuyện đã qua, chuyện của thời ấu thơ dại dột, còn bây giờ thì mọi chuyện đã đổi
khác hoàn toàn.
Lúc mẹ trở về thì gia đình Ixăc trở nên đông đúc, vì còn thêm ba con riêng
của mẹ, một trai hai gái.
(I) Tinh Lincônsaíơ có hai làng trùng tên Unthopơ, một làng gần Cônxtơuôt (Colstenvorth),
làng kia gần Benvoa (Belvoir). Làng gần Cônxtơuôt chính là làng quê của Ixăc Niutơn.

Năm sau, Ixăc 12 tuổi, cậu chuyển lên học trung học ở thành phố
Granham. Mặc dù trường không xa làng quê là mấy nhưng cậu không về nhà mà
trọ học ở Granham. Ixăc cảm thấy rằng việc học hành của mình hình như không
mấy triển vọng. Vì trong sổ liên lạc với gia đình, giáo viên thường ghi là phải cố
gắng nhiều hơn nữa, hay lơ đãng. Đó là những gì diễn ra trong nhà trường, nhưng
ngoài nhà trường thì Ixăc lại là một thiếu niên hoàn toàn khác. Cậu ở trọ cùng với
một dược sĩ bào chế trong một hiệu thuốc, ông dược sĩ này tỏ ra rất có cảm tình
với cậu. Vì ông nhận thấy Ixăc là chú bé thông minh và rất khéo tay. Đặc biệt, ông
đã làm cho chú rất thích môn hóa học.
Ixăc Nỉutoìi, thòi niên thiếu
21


SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai
Học trung học được hai năm thì mẹ gọi Ixăc trở về làng quê Unthopơ. Bà
gọi Ixăc về không phải vì nhà nghèo mà thực ra bây giờ bà đã là một phụ nữ có
của ăn, của để. Nhưng bà nghĩ rằng Ixăc, cậu con cả của bà sẽ phải là người nối
nghiệp gia đình, khi lóư lên cậu phải trở thành ông chủ của cái trang trại mà cha
cậu đã có công gây dựng và bà đang trông coi. Do đó bà cho rằng cần phải hướng

cho Ixăc bắt tay ngay vào việc học tập các công việc của nhà nông, chủ yếu là
nghề chăn nuôi cừu.
Thế là chàng thiếu niên Ixăc mười bốn tuổi phải xếp “bút nghiên” trở về
quê để học nghề nông. Tuy nhiên, rất may cho Ixăc và có thể nói không quá đáng
rằng may cho cả loài người, là bà mẹ Ixăc đã kịp nhận ra rằng Ixăc chẳng mảy
may hứng thú với công việc của nhà nông. Vì vậy bà mẹ đành chịu “thua” cậu con
trai của mình và cho phép Ixăc quay lại Granham tiếp tục việc học hành. Đó quả
là một quyết định sáng suốt của bà Hanna Âyxcâu. Bởi vì nếu không có quyết
định đó thì chẳng biết rằng điều gì sẽ xảy ra, liệu Ixăc Niutơn có trở thành bcăc
Niutơn của chúng ta hay sẽ là một Ixăc Niutơn khác?
Năm mười bảy tuổi, đang học trung học phổ thông ở Granham, Ixăc yêu
một cô bạn cùng lớp tên là Xtôrây (Storey).
Gia đình cô bạn cũng tán thành tình yêu của
họ với điều kiện họ phải học xong bậc trung
học mới được kết hôn. Nhưng đáng tiếc là
tình yêu của đôi trai gái đó không đi đến kết
quả, chỉ hơn một năm sau thì tình yêu của họ
tan vỡ. Và bíăc Niutơn vẫn sống độc thân
đến trọn đời. Vônte (Voltaire), một nhà văn

Ngôi trường trung học Niutơn
đã theo học trong năm năm

lớn người Pháp, đã viết rằng trong suốt cuộc
đời, Ixăc Niutơn không có một người phụ nữ nào khác ngoài Xtôrây.
22


Ixăc Niutơn (1643-1727)
Niutơn, Kembrỉtgiơ (Cambridge)

Ông Uyliam Âyxcâu (William Ayscough), cậu ruột của Niutơn, một người
đã học và tốt nghiệp tại côlegiơ Triniti (Trinity) thuộc đại học Kembritgiơ
(Cambridge), nhận thấy cháu mình có những năng khiếu bẩm sinh. Vì vậy ông
thuyết phục bà Hanna cho Niutou đến học tại trường đại học này. Được mẹ chấp
nhận ý kiến của cậu Uyliam nên Niutcm từ biệt trường trung học phổ thông ở
Gơranham để đi Kembritgiơ. Và ngày 05 tháng 6 năm 1661 NiutOTi chính thức
nhập học trường đại học Kembritgiơ.
Mặc dù bà Hanna và gia đình lúc ấy đã có cuộc sống tưong đối dễ chịu
nhưng Niutorn vẫn xin được ghi tên vào danh sách sinh viên giảm học phí. Chú ý
rằng thời ấy ở đại học Kembritgiơ muốn được giảm học phí, sinh viên phải làm
một số dịch vụ do nhà trường quy định. Thực chất đó là hình thức sinh viên làm
thuê có điều kiện cho nhà trường.
Khi Niuton vào đại học là lúc cuộc cách mạng khoa học của thế kỉ XVII
(cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất) diễn ra mạnh mẽ. Thuyết nhật tâm của
Nicôlai Côpecnic (Nicolai Copemic) đã ra đời từ lâu. Nhưng lúc đó Kembritgiơ
cũng như nhiều đại học châu Âu vẫn còn dạy thuyết địa tâm của Arixtôt
(Aristote)^^^ là thuyết chính thống. Và nói chung, cuộc cách mạng khoa học vẫn
chưa “đặt chân” được vào những trường đại học đó.
(2) Nói chính xác thì thuyết địa tâm là học thuyết cùa Ptôlêmê (Ptolémé), nhưng Arừtât (384322 TCN), một nhà bác học lớn thời cố đại cũng công nhận thuyết địa tâm nên đôi khi người
ta van nói thuyết địa tâm của Arixtôt.
Chú ỷ rằng học thuyết Arixtôt rất rộng, thuyết địa tâm chi là một nội dung của học thuyết đó.
Mặc dù có những luận điểm sai, nhưng Arixtôt vẫn là nhà bác học lớn đã đế lại nhiều ảnh
hường láu dài và sâu sắc trong sự phát triển tư tưởng loài người. Ve sau này giáo hội đã tước
bỏ những yếu tố tiến bộ trong tư duy và nhấn mạnh những yếu tố có tính giáo điếu cùa học
thuyết Arừtôt đế phục vụ cho lợi ích cùa mình. Hay nói như Lênin: giáo hội đã giết chết phần
sống ở Arixtôt và làm cho phần chết trở thành bất từ.

23



SPBook - vưon tầm tri thức, chắp cánh tương lai
Vào Kembritgiơ chưa được bao lâu, bản thân Niutơn đã nhận ra điều đó.
Vì vậy trong ba năm đầu ở Kembritgiơ, một mặt Niutơn vẫn theo đầy đủ chương
trình quy định của nhà trường. Mặt khác, Niutơn còn tìm đọc các nhà khoa học có
tư tưởng khoa học hiện đại. Chẳng hạn như các sách của nhà triết học và toán học
người Pháp Rơnê Đêcác (René Descartes), của nhà thiên văn học và toán học
người Italia Galilêô Galilê (Galileo Galilée), của nhà thiên văn học người Đức
Giôhan Kêple (Johannes Kepler). Vừa đọc, Niutơn vừa ghi chú và cuối cùng tập
hợp lại, lập ra một danh sách lấy tên là "'Những câu hỏi về triết học". Gọi là những
câu hỏi nhưng thực ra mỗi câu hỏi là một vấn đề Niutơn nêu lên và lí giải theo
hiểu biết của riêng mình.
Vì vậy, người ta cho rằng ngay từ khi còn rất trẻ, đang ngồi trên ghế nhà
trường Niutơn đã hình thành những quan điểm, những tư tưởng khoa học vượt lên
trên lứa tuổi và cả lên trên bậc học của mình. Điều này đã làm cho Niutơn lọt vào
mắt xanh của một vị giáo sư có uy tín về khoa học và cả thần học của côlegiơ lúc
ấy là Ixăc Berâu (Isaac Baưow).
Đến đầu năm 1665, Niutơn thi tốt nghiệp trung học và được côlegiơ Triniti
cấp bằng tú tài. Mặc dù bằng tú tài của Niutơn không thuộc loại ưu nhưng vẫn
được công nhận là sinh viên xuất sắc và được nhận học bổng cho giai đoạn bốn
năm học bậc cử nhân tiếp theo. Nhưng vào đúng lúc này thì đột nhiên một hiểm
họa xảy ra, đó là nạn dịch hạch bùng phát ở nước Anh. Do đó trường đại học
Kembritgiơ đóng cửa. Niutơn buộc phải về ngôi làng quê nhỏ bé của mình, ở đó
nói đến khoa học cũng như là nói đến một cái gì xa lạ. Do đó người ta nghĩ rằng
dòng tư duy khoa học của chàng trai ấy chắc là sẽ bị đứt đoạn.
Nhưng, thật là thần kì! Điều kiện không thuận lợi ấy không làm cho dòng
tư duy của Niutơn ngưng trệ mà ngược lại, tinh thần làm việc của Niutơn vẫn
hăng hái say sưa, tài năng của Niutơn vẫn phát triển và chẳng những thế, lại phát
24



Ixăc Niutơn (1643-1727)
triển rất rực rỡ. Chính trong thời kì sống ở làng quê đó, Niuton đã thu được những
thành tựu cực kì to lớn trong các lĩnh vực toán học, cơ học, quang học. Trong các
thành tựu đó không thể không kể đến định luật vạn vật hấp dẫn. (Gắn liền với việc
khám phá ra định luật vạn vật hấp dẫn có câu chuyện nhiều người vẫn kể là câu
chuyện quả táo rơi, dưới đây ta sẽ nói riêng về câu chuyện này). Người ta nói đó
là những năm tháng vàng của Niutơn.
Sau hai năm, nạn dịch được khắc phục, trưòug đại học mở cửa trở lại.
Tháng 4 năm

1667, Niutơn lại trở về

Kembritgiơ tiếp tục công việc học hành. Ngay
tháng 10 năm ấy, Niutơn được bầu là sinh viên
xuất sắc của côlegiơ Triniti (lần thứ hai Niutơn
được nhận danh hiệu này). Đồng thời lại được
côlegiơ tặng danh hiệu sinh viên ưu tú, được
ngồi ăn cơm cùng bàn với các sinh viên ưu tú
của côlegiơ. Sau đó ít lâu, Niutơn hoàn thành
công việc học tập của mình, thi tốt nghiệp đại
học và nhận bằng cử nhân.

\

Thí nghiêm của Niuícm chứng
tỏ ánh sáng trắng là tong hợp
nhiều ánh sáng màu

Đen lúc nhận bang cử nhân thì Niutơn đã có nhiều công trình về nhiều
mặt, đặc biệt phải kể đến những công trình về toán học. Berâu cho ràng những

công trình toán học của Niutơn lúc ấy xứng đáng được toàn thế giới biết đến. Vì
vậy, Berâu gửi những công trinh đó (hãy còn ở dạng bản thảo viết tay) đến Cônlin
(Collins), một trong những nhà toán học hàng đầu nước Anh thời đó. Trong thư
gửi Cônlin, Berâu viết rằng tác giả của những công trình đó thực là một thiên tài
và còn rất trẻ.
Lúc ấy, Berâu đang muốn từ chức ghế giáo sư luycat (Lucas)*^* của mình
đe chuyên tâm về thần học. ông nhận thấy Niutơn rất xứng đáng giữ chiếc ghế

25


×