TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y
THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
HƯỚNG DẪN
LÀM ĐỆM LÓT TRONG CHĂN NUÔI HEO THỊT
TP Quảng Ngãi, tháng 5 năm 2017
1. Phương pháp chăn nuôi trên đệm lót sinh thái (đệm lót lên men) là gì?
Phương pháp chăn nuôi trên đệm lót lên men là phương pháp nuôi dưỡng vật
nuôi trên độn lót chuồng có chứa một quần thể các vi sinh vật có thể tồn tại cùng nhau
lâu dài trong độn lót, có khả năng phân giải mạnh chất hữu cơ và ức chế các vi sinh vất
có hại và gây bệnh nên có tác dụng lên men tiêu hủy phân, nước tiểu làm giảm các khí
độc và mùi hôi trong chuồng nuôi tạo môi trường trong sạch không ô nhiễm, ít ruồi
muỗi và vi sinh vật gây hại, do đó con vật sống thoải mái, giảm căng thẳng, tăng sinh
trưởng và có sức đề kháng cao.
Do nuôi trên đệm lót lên men, phân và nước tiểu hầu như bị tiêu hủy nên người ta
còn gọi là phương pháp chăn nuôi không chất thải. Độn lót lên men đã tạo ra một môi
trường mà ở đó động vật nuôi có thể khôi phục bản năng sống tự nhiên của chúng là
được tự do đi lại chạy nhẩy, tìm kiếm, đào bới…nên phương pháp chăn nuôi trên đệm
lót lên men còn được gọi là phương pháp chăn nuôi tự nhiên.
- Vật liệu làm đệm lót: Đệm lót làm nền chuồng nuôi heo sẽ thay cho nền bê tông
truyền thống. Đệm lót sinh học trên nền chuồng chăn nuôi hiện đang được khuyến cáo
là mùn cưa và vỏ trấu được rải lên trên mặt một lớp hệ men vi sinh vật có ích.
2. Tác dụng chủ yếu của men (chế phẩm sinh học)
+ Phân giải phân, nước tiểu do heo thải ra, hạn chế sinh khí hôi, thối;
+ Ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ vi sinh vật có hại, khống chế sự lên men
sinh khí hôi thối;
+ Phân giải một phần nguyên liệu làm giá thể cho vi sinh vật;
+ Giữ ấm cho vật nuôi trong mùa đông do đệm lót luôn luôn ấm bởi nhiệt từ hoạt
động của hệ men vi sinh vật;
+ Tăng chất lượng đàn heo và chất lượng của sản phẩm.
3. Lợi ích khi sử dụng đệm lót trong chăn nuôi heo:
+ Góp phần giảm chi phí sản xuất thông qua tiết kiệm được sức lao động, không
phải tắm cho lợn, rửa chuồng, giảm thức ăn chăn nuôi;
+ Tăng cường sức đề kháng cho heo, gia tăng vật quyền, tăng trưởng tốt, tăng
chất lượng thịt;
+ Xử lý triệt để chất thải từ chăn nuôi lợn, phù hợp với quy mô nông hộ.
+ Áp dụng đơn giản, giá phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cho cơ sở chăn nuôi.
2
Phần II: QUY TRÌNH LÀM ĐỆM LÓT SINH THÁI CHO HEO
I. Chuồng trại:
1. Xây dựng chuồng trại
Nguyên tắc xây dựng chuồng trại phải thông thoáng, mát về mùa hè, ấm về mùa
đông, cơ bản đáp ứng các chỉ tiêu sau:
- Chọn nơi cao ráo, không dễ bị thấm nước
- Diện tích chuồng: 1,5 m2/con.
- Chiều cao chuồng tính từ mặt nền chuồng đến đỉnh cao của mái từ 3 m - 3,5 m.
- Tường gạch xây bao xung quanh cao 0,8m - 1,2m; phía ngoài có hệ thống bạt
kéo nhằm che chắn khi mưa, che gió lùa mùa đông, khi nắng nóng thì kéo bạt lên cho
thoáng mát.
2. Xây dựng nền đệm lót
2.1. Xây dựng nền chuồng
Nền chuồng được chia làm 2 phần: Phần chứa đệm lót chiếm 2/3 diện tích ô
chuồng, có chiều sâu khoảng 60 cm; phần lát gạch hoặc láng xi măng chiếm 1/3 diện
tích.
Nếu nền chuồng đã được xây dựng thì tiến hành cải tạo: dùng máy cắt 2/3 diện
tích bê tông chuồng, đào 60 cm. Phần còn lại 1/3 diện tích ô chuồng giữ nguyên.
2.2. Chuẩn bị nguyên vật liệu dùng cho 1m2 đệm lót gồm:
+ Mùn cưa, vỏ trấu: 1m3 nguyên liệu/1 m2 làm đệm lót
+ Bột bắp: 1,8 kg/m2.
+ Men vi sinh: 0,1kg/m2.
+ Nước sạch: 10 lít/m2
+ Ngoài ra còn có thùng chứa, xoa tưới nước, nilon, bạt phủ.
2.3. Cách làm đệm lót như sau: (Tính cho 1 m2)
* Bước 1: Tạo nước men:
Ngâm 0,8 kg bột bắp + 50 gam men vi sinh vào 10 lít nước khấy đều để khoảng 1
- 2 giờ, rồi đậy kín và ủ ấm 2 ngày, sau đó ta mở nắp ra thấy có mùi men bốc lên.
* Bước 2: Tạo hỗn hợp bột:
Sau 2 ngày lấy 1kg bột bắp + 50 gam men vi sinh trộn đều với 0,4 lít nước men
(bước 1) trộn đều bảo đảm độ ẩm vừa phải không ướt, không khô để rải trên nền đệm
lót. Hỗn hợp bột này phải làm trước khi tiến hành làm đệm lót khoảng 5-7 giờ.
* Bước 3: Làm nền đệm lót: gồm 2 lớp
+ Lớp 1:
3
=> Cho trấu vào nền chuồng làm đệm lót có độ dày 30 cm sau đó tưới nước sạch,
trộn đều bảo đảm độ ẩm vừa phải không khô và không ướt (bốc một nắm trấu trên tay
quan sát thấy trấu thấm nước, bóp chặt không thấy nước làm ướt tay)
=> Tưới đều 5 lít nước men (bước 1) và rắc 0,5 kg bột hỗn hợp (bước 2) trên nền
đệm lót và đảo đều.
+ Lớp 2:
=> Cho tiếp mùn cưa vào nền chuồng dày 30 cm và phun nước, trộn đều bảo đảm
độ ẩm vừa phải không khô và không ướt (mùn cưa thấm nước trở nên sẫm mầu, lấy một
nắm mùn cưa bóp mạnh có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn
tơi rời).
=> Rắc 0,5 kg bột hỗn hợp (bước 2) và tưới đều 5 lít nước men (bước 1) trên nền
đệm lót và đảo đều, dẫm nhẹ bề mặt đệm lót.
=> Lấy bạt (nilon) phủ kín mặt đệm.
* Bước 4: Lên men
- Trong 1-2 ngày đầu đã lên men mạnh đạt nhiệt độ trên 40 oC, dưới độ sâu 30 cm
có thể đạt nhiệt độ 70oC nhưng duy trì trong thời gian ngắn
- Sau vài ngày nhiệt độ hạ dần. Bới sâu xuống 30 cm nhiệt độ khoảng 40oC, không
còn mùi nguyên liệu, có mùi thơm rượu nhẹ đặc trưng là có thể dùng được.
* Bước 5: Thả heo:
Sau khi lên men kết thúc (khoảng 7-10 ngày), ta mở bạt ra và kiểm tra độ ấm
trong nền chuồng thấy ấm tay thì cào xới lên cho tơi, để thông khí sau 60 phút mới thả
heo.
3. Chăm sóc nền đệm lót
Sau khi thả heo vào chuồng, hàng ngày khi heo thải phân ra, cần phải cào phân
trải đều trên nền chuồng. Nếu mặt nền đệm lót trong chuồng khô thì cần phun đều nước
sạch cho đủ độ ẩm. Sau 4 tháng bổ sung men gốc 10 gam/m 2 nền đệm lót của nền
chuồng.
* Chú ý:
- Nên dùng hệ thống vòi uống nước tự động có máng hứng ở dưới vòi không để
nước uống rơi vãi vào nền đệm lót.
- Máng ăn và vòi nước tự động đặt ở 2 phía đối nhau để giúp heo tăng sự vận
động làm đảo trộn chất độn có lợi cho sự lên men.
- Mùa đông sau khi làm nền đệm lót xong có thể thả heo vào ngay.
- Nên thả giống heo cùng lứa, trọng lượng tương đối đồng đều nhau.
- Nền đệm lót luôn giữ độ ẩm vừa phải không khô quá và không ướt quá.
- Nền đệm lót có thời gian sử dụng từ 4 – 5 năm sau đó làm lại như ban đầu.
4
- Cần chú ý bổ sung đệm lót hàng năm nếu bị sụt giảm độ cao.
II. Những điểm cần chú trọng trong sử dụng và bảo dưỡng nền đệm lót:
1. Đưa heo vào chuồng
Trước khi thả có thể nhặt phân heo từ đàn cần thả bỏ vào rải rác một số nơi trên
đệm lót để không tạo cho heo có thói quen thải phân một chỗ.
2. Vấn đề quản lý và bảo dưỡng đệm lót
- Phải đảm bảo độ ẩm của đệm lót:
Tầng trên cùng luôn giữ độ ẩm ở 20% để đảm bảo cho sự lên men tiêu hủy phân
tốt (nắm trên tay có cảm giác mùn cưa thấm đều nước, quan sát thấy có mầu thẫm hơn
so với khi khô là đạt độ ẩm 20% ). Do đó để đảm bảo cho tầng trên đệm lót không khô
hoặc ẩm quá cần:
+ Đặc biệt tránh cho chuồng bị hắt nước mưa và nước từ vòi uống làm ướt đệm
lót. Khi đệm lót bị ướt cần bổ xung chất độn lót khô.
+ Khi thấy đệm lót bị khô cần phun ẩm bằng vòi phun sương.
- Phải đảm bảo độ tơi xốp của đệm lót:
Đệm lót có tơi xốp thì sự tiêu hủy phân mới nhanh do vậy hàng ngày phải chú ý
xới tơi đệm lót sâu 15 cm, đặc biệt ở chỗ đệm lót có hiện tượng kết tảng.
- Cần thường xuyên quan sát phân:
+ Nếu phát hiện phân nhiều ở một chỗ cần phải thực hiện vùi lấp ngay.
+ Nếu lượng phân quá nhiều, không được phân giải hết có thể mang đi. Khi heo
có trọng lượng từ 60 kg trở lên thì lượng phân nước tiểu thải nhiều, do heo ít vận động
và có thói quen tiêu tiểu tập trung một nơi, nên đệm lót chỗ đó dễ bị hỏng do không tiêu
hủy hết phân và nước tiểu, cần có biện pháp để heo không tiêu tiểu tập trung một chỗ.
+ Nếu có heo bị tiêu chảy nặng thì cần cách ly, chỗ phân heo bệnh cần rắc vôi
hoặc phun chế phẩm men sau đó vùi sâu xuống 30cm.
- Bảo dưỡng đệm lót:
+ Khi thấy có mùi của nguyên liệu kèm mùi của phân lên men, không có mùi thối
là đệm lót đang hoạt động tốt.
+ Nếu thấy còn phân và mùi thối là lên men không tốt, cần phải xới tung đệm lót
ở độ dầy 15 cm để cho tơi xốp trong trường hợp có kết tảng và độ ẩm cao, sau đó bổ
sung thêm dịch chế phẩm men; trường hợp do số heo nhiều thì cần điều chỉnh mật độ
nuôi cho phù hợp.
3. Vấn đề sử dụng thức ăn:
- Để phân, nước tiểu được tiêu hủy triệt để và kéo dài tuổi thọ của đệm lót cần kết
hợp cho ăn thức ăn lên men hoặc men tiêu hóa (nhằm giảm thải phân và giảm độ thối
của phân, giảm chi phí thức ăn, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tăng hiệu quả kinh tế).
5
- Cần chú ý cho heo ăn một lượng thức ăn thích hợp, không dư thừa. Nuôi heo
bằng đệm lót tăng trọng cao hơn so với nuôi truyền thống mà tiêu tốn thức ăn lại thấp
hơn.
6
Phần III: Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi heo thịt
I. Chọn giống heo nuôi thịt:
- Chọn con lai giữa 2-3 giống để nuôi thịt. Chọn heo lai F1 lúc 60 ngày tuổi đạt
10-12 kg, heo F2 hoặc heo ngoại đạt 15-20 kg. Thân hình cân đối, mình dài lưng thẳng,
mắt tinh nhanh, bụng gọn, ngực và mông nở nang, 4 chân thẳng vững. Da mềm, lông
thưa mượt, phàm ăn, chóng lớn.
Lưu ý:
- Nên mua heo giống ở những địa chỉ tin cậy.
- Không cho heo ăn no trước khi vận chuyển.
- Không trói buộc heo trong khi vận chuyển.
- Khi đưa heo về nhà phải thả vào chuồng để heo vận động.
- Không cho heo uống nước ngay, tốt nhất cho uống nước có hoà thêm một ít
Vitamin C hay thuốc điện giải.
- Ngày đầu không nên tắm heo, nên cho heo ăn khoảng 1/2 nhu cầu, sau 3 ngày
mới cho ăn no, thời gian đầu sử dụng cùng loại thức ăn với nơi bán heo, sau đó nếu thay
đổi loại thức ăn thì phải thay đổi từ từ.
II. Chăm sóc nuôi dưỡng:
1. Chuồng trại:
- Chọn nơi khô ráo, thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông.
- Ngăn cách khu vực chăn nuôi heo với các vật nuôi khác.
- Hạn chế việc ra vào khu vực chăn nuôi.
2. Thức ăn:
* Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi heo thịt, thức ăn tốt giúp heo
mau lớn, lãi suất cao, nâng cao phẩm chất quầy thịt. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng
hộ chăn nuôi mà sử dụng các phương thức sau:
- Dùng thức ăn đậm đặc trộn nguyên liệu sẵn có ở địa phương.
- Dùng thức ăn tự trộn.
- Dùng thức ăn hỗn hợp của các công ty thức ăn gia súc có uy tín.
* Chế độ cho ăn:
Heo nuôi thịt có đặc điểm là sinh trưởng theo từng giai đoạn: Giai đoạn đầu chủ
yếu phát triển về cơ, xương, tiếp theo là giai đoạn phát triển về nạc và sau cùng là giai
đoạn tích luỹ mỡ. Từ những đặc điểm đó cần chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng
giai đoạn sinh trưởng.
7
3. Các công thức thức ăn sử dụng để nuôi heo:
a. Thức ăn đậm đặc trộn nguyên liệu sẵn có ở địa phương:
* Thức ăn đậm đặc: Có thể mua trên thị trường hoặc tự phối phối hợp các nguyên
liệu nhằm cung cấp đủ protein - khoáng - muối (gọi tác là hỗn hợp PKM), có thể sử
dụng các công thức PKM như sau:
Công thức
Tỷ lệ (%) các nguyên liệu dùng để phối trộn
Bột cá
Khô đậu tương
Khô dầu lạc
Muối ăn
PKM 1
100
-
-
-
PKM 2
50
50
-
0,5
PKM 3
50
-
50
0,5
=> Các hỗn hợp PKM như trên có hàm lượng dinh dưỡng tương đương như thức
ăn đậm đặc bán trên thị trường nhưng do ta tự phối trộn nên giá thành rẻ hơn.
* Các nguyên liệu sẵn có ở địa phương như cám gạo, cám bắp, tấm, bột mì, …
được cân đủ số lượng, đảm bảo chất lượng: khô, thơm, không bị ẩm mốc, rêu xanh.
Sau khi có hỗn hợp PKM và các nguyên liệu trên, ta tiến hành phối trộn để thành
hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh cho heo.
Một số công thức hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh được khuyến cáo sử dụng như sau:
Công thức
Công thức 1
Công thức 2
Công thức 3
Nguyên liệu
(%)
Bột mì
Cám gạo
PKM/Cám ĐĐ
Bột ngô
Cám gạo
PKM/Cám ĐĐ
Bột mì
Bột ngô
Cám gạo
PKM/Cám ĐĐ
Các giai đoạn nuôi
10 – 30 kg
31 – 60 kg
61 – 95 kg
55
15
30
60
20
20
30
25
20
25
55
25
20
50
35
15
25
25
30
20
55
30
15
50
40
10
30
30
25
15
8
Với cách phối trộn trên, Prôtein thô trong khẩu phần là 17 - 19%, năng lượng
2800-3000 kcal/kg thức ăn. Ngoài ra, trong hỗn hợp thức ăn cần được bổ sung thêm
premit - khoáng, vitamin.
(Tuỳ theo điều kiện của địa phương, và tuỳ thuộc giá cả nguồn thức ăn tinh vào
các mùa trong năm để ta có thể chọn lựa công thức nào có giá cả rẻ nhất )
* Trộn thức ăn:
+ Có sàn nhà đủ rộng để đặt các thành phần nguyên liệu thức ăn.
+ Các nguyên liệu thức ăn có số lượng lớn được cân và đổ ra trước ở nền, tiếp
theo là các nguyên liệu ít hơn rồi tiến hành trộn, đảo nhiều lần.
+ Các túi chứa thức ăn phải khô, kho chứa không có mối mọt và các loại côn
trùng khác.
+ Trộn thức ăn theo nguyên tắc trộn đến đâu dùng đến đó, nên trộn cho mỗi lần
ăn từ 7-10 ngày.
* Xác định khẩu phần ăn cho heo:
Tháng tuổi
2-3
3-5
5-7
Khối lượng cơ
thể (kg)
10
20
30
40
50
60-80
80-100
Lượng thức ăn
(kg/con/ngày)
0,5 - 0,6
1,0 - 1,2
1,2 - 1,5
1,6 - 1,7
1,8 - 2,2
2,3 - 3,0
3,0 - 3,5
Nước uống
(lít/ngày)
3-4
5-8
8 - 10
Tăng trọng
(gam/ngày)
300
450
500
600
700
800
1.000
- Phương pháp quản lý:
+ Ghi chép số liệu cần thiết như: tiền mua thức ăn tinh, thức ăn xanh, lượng thức
ăn cung cấp hàng ngày (để tính toán hiệu quả kinh tế).
+ Không nên nấu chín, nên ngâm ủ lên men lượng thức ăn trên với các chế phẩm
sinh học, men tiêu hóa từ rồi cho heo ăn
+ Khu vực chăn nuôi phải yên tĩnh, không xáo trộn ảnh hưởng đến heo.
+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện những trường hợp bất thường xảy ra. Đánh
dấu theo dõi, kiểm tra thức ăn hàng ngày để điều chỉnh kịp thời.
+ Thường xuyên kiểm tra nước uống, thức ăn trước khi dùng.
b. Thức ăn hỗn hợp được bán trên thị trường:
9
- Là "thức ăn bao" tiện dụng được các công ty chuyên về thức ăn gia súc tổ hợp
và pha trộn thích hợp với nhu cầu dinh dưỡng của heo ở các giai đoạn sinh trưởng.
- Ưu điểm của thức ăn nầy là thành phần dinh dưỡng được tính toán, pha trộn cân
đối; đồng thời, các nguồn thực liệu được kiểm soát, xử lý chặt chẽ nên chất lượng, độ
an toàn và thời gian bảo quản đều cao hơn thức ăn tự trộn.
- Thức ăn hỗn hợp công nghiệp thường có hai dạng: dạng bột mịn và dạng viên.
Trên bao bì nhà sản xuất đã ghi rõ thành phần các chất dinh dưỡng cơ bảo như: năng
lượng trao đổi, tỷ lệ % đạm, xơ, béo, can-xi, phốt-pho, ... tương ứng với nhu cầu dinh
dưỡng của giai đoạn tăng trưởng của heo. Do đó, người chăn nuôi chỉ cần đọc kỹ thông
tin để chọn đúng loại thức ăn phù hợp với các lứa tuổi của heo.
III. Phòng bệnh cho heo:
- Heo rất mẫn cảm với thời tiết, khí hậu thay đổi. Chú ý phòng chống nóng,
chống rét, đặt biệt các đợt nắng gắt trong mùa hè.
- Heo lai, heo ngoại nuôi thịt có tốc độ tăng trọng nhanh, thời gian nuôi ngắn, vì
vậy, cần được lựa chọn thức ăn tốt, nước sạch. Tuyệt đối không cho heo ăn thức ăn bị
chua, mốc, có chất độc, ...
- Heo lai, heo ngoại dễ mắc các bệnh ký sinh trùng, bệnh ngoài da; cần giữ
chuồng trại sạch sẽ và thực hiện tẩy giun sán đúng định kỳ.
- Ngoài những bệnh thông thường, heo còn mắc một số bệnh khó chữa như: ỉa
phân lẫn máu, bệnh suy dinh dưỡng, viêm phổi, ...
- Cần mua những heo đã được tiêm phòng ít nhất 3 loại bệnh là: dịch tả, tụ huyết
trùng và phó thương hàn. Sau khi mua heo về 1 tháng lại tiêm 3 loại trên, mỗi loại tiêm
cách nhau 1 tuần lễ. Sau khi tiêm phòng các bệnh nguy hiểm cho lợn xong thì tiến hành
tẩy giun sán bằng các thuốc đặc hiệu.
IV. Xuất bán heo:
Trong quá trình chăn nuôi, việc theo dõi trọng lượng heo là rất cần thiết để đánh
giá sức tăng trọng nhằm tăng, giảm khẩu phần hoặc điều chỉnh thành phần dinh dưỡng
trong thức ăn và cũng rất cần thiết để dịnh lượng thuốc dùng phòng trị bệnh.
Dùng cân là chính xác nhất; tuy nhiên, trong thực tế để tiện dụng hơn có thể dùng
thước dây để đo vòng ngực heo rồi quy chiếu ước tính trọng lượng theo bảng sau:
*Lưu ý:
- Khi đo phải để heo đứng ở tư thế thoải mái.
- Nếu đang dùng kháng sinh để phòng bệnh thì phải ngưng thuốc từ 1-2 tuần
trước khi xuất chuồng.
10
- Nên xuất chuồng vào buổi sáng sớm hoặc xế chiều, cho uống nước đầy đủ,
không nên cho ăn no tránh heo chết do vận chuyển.
11
Bảng ước tính trọng lượng heo dựa vào vòng ngực:
Vòng
ngực
(cm)
Trọng
lượng
(kg)
Vòng
ngực
cm
Trọng
lượng
(kg)
Vòng
ngực
(cm)
Trọng
lượng
(kg)
Vòng
ngực
(cm
Trọng
lượng
(kg)
Vòng
ngực
(cm)
Trọng
lượng
(kg)
51
14
70
34
89
62
108
103
127
159
52
15
71
36
90
64
109
106
128
162
53
16
72
38
91
66
110
108
129
165
54
17
73
40
92
68
111
111
130
168
55
18
74
41
93
70
112
114
131
171
56
19
75
42
94
72
113
117
132
174
57
20
76
43
95
74
114
120
133
177
58
21
77
44
96
76
115
123
134
180
59
22
78
45
97
78
116
126
135
183
60
23
79
46
98
80
117
129
136
186
61
24
80
47
99
82
118
132
137
189
62
25
81
48
100
84
119
135
138
192
63
26
82
50
101
86
120
138
139
195
64
27
83
52
102
88
121
141
140
198
65
28
84
54
103
90
122
144
141
201
66
29
85
55
104
92
123
147
142
204
67
30
86
57
105
95
124
150
143
207
68
31
87
58
106
98
125
153
69
32
88
60
107
100
126
156
CHÚC BÀ CON NUÔI HEO THÀNH CÔNG
12