Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Báo cáo tác động làng nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.38 KB, 67 trang )

Mục lục

1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Nhờ lụa, người dân Vạn Phúc trong vài năm trở lại đây đã có sự đi lên nhanh
chóng về kinh tế. Việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm làng nghề đã góp phần làm
tăng thu nhập cho người dân, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của phường Vạn
Phúc đồng thời là động lực cho một số ngành kinh doanh dịch vụ khác phát triển.
Bên cạnh những lợi ích kinh tế do làng nghề thì vấn đề môi trường, sự ảnh hưởng
của làng nghề đến đời sống dân cư lại đang là thực trạng đáng báo động. Ngày
trước, các nghệ nhân của làng tạo ra những tấm lụa bên khung cửi bằng gỗ, thuốc
nhuộm màu hay tẩy trắng cho lụa chỉ là những nguồn nguyên liệu dân gian được lấy
từ thực vật lá cây hay các loại hoa, quả. Giờ đây người làm lụa làng Vạn Phúc đã
thay dần bằng những phương pháp mới. Trong quá trình nhuộm màu cũng như tẩy
trắng lụa, người ta không còn dùng nguyên liệu tự nhiên, thợ làm lụa bây giờ hoàn
toàn sử dụng hóa chất. Từ chính quá trình thay đổi căn bản trong sản xuất này mà
môi trường quê lụa Vạn Phúc đang đứng trước những đe dọa rất lớn với sức khỏe
của con người. Điều này đòi hỏi sự quan tâm của các cơ quan chức năng, các tổ
chức quản lý và cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý môi trường
trên địa bàn làng nghề Vạn Phúc vẫn còn nhiều bất cập chưa được giải quyết, các
xung đột vẫn còn xảy ra. Để tìm hiểu thực trạng môi trường, những ảnh hưởng tích
cực và tiêu cực của làng nghề Vạn Phúc dựa vào cảm nhận của người dân sống
trong khu vực làng nghề, khách du lịch đến tham quan và đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý, khắc phục các xung đột đã và đang xảy ra, nhóm 3 đã
lựa chọn và thực hiện đề tài “ Ảnh hưởng của làng nghề Vạn Phúc đến đời sống
dân cư”.
2. Mục tiêu nghiên cứu



Tìm hiểu ảnh hưởng của làng nghề đến đời sống dân cư dựa vào cảm nhận
của người dân sống trong khu vực làng nghề, khách du lịch đến tham quan làng
nghề, từ đó đánh giá hiệu quả quản lý và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý.
Lập phiếu phỏng vấn điều tra cảm nhận của người dân sống trong khu vực và
khách du lịch về môi trường sống và công tác quản lý tại làng nghề.
Xử lý số liệu điều tra; đề xuất các giải pháp quản lý.

2


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề Vạn Phúc

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (làng lụa Hà Đông) được phát triển từ rất sớm
do một người có tên là Lã Thị Nga có công tạo dựng nên ( khoảng giữa thế kỉ VIIVIII, trong thời kì nước ta bị nhà Đường đô hộ). Trải qua các giai đoạn phát triển,
lụa Vạn Phúc dần khẳng định danh tiếng, từng được chọn để may trang phục triều
đình và đặc biệt được ưa chuộng dưới triều nhà Nguyễn. Lụa Vạn Phúc được giới
thiệu lần đầu ra quốc tế tại hội chợ Marseille (1931). Từ 1958, lụa Vạn Phúc được
xuất sang các nước Đông Âu. Từ 1990, mở rộng xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên
thế giới. Ngày nay, cùng với quá trình đô thị hóa làng nghề vạn phúc đã thay đổi rất
nhiều nhưng vẫn giữ được nhiều nét cổ kính. Hiện tại, Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc
được thành lập từ năm 2001 đã phát huy và đi vào hoạt động hơn 10 năm nay nhằm
mục đích bảo vệ và phát triển sản xuất. Từ đó mà thương hiệu “Lụa Hà Đông” đã và
đang được giữ gìn cũng như giới thiệu ra nhiều nơi trên thế giới.
Theo phòng kinh tế quận Hà Đông, Vạn Phúc hiện có gần 800 hộ dân làm
nghề dệt, chiếm gần 60% trên tổng số hộ sinh sống tại làng nghề. Hàng năm, Vạn
Phúc sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu m2 vải, chiếm 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề
(khoảng 27 tỷ đồng). Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn

với các khung dệt cơ khí hiện đại. Hiện nay, Vạn Phúc có trên 1.000 máy dệt và
hàng ngày có khoảng 400 lao động thời vụ từ quanh vùng đến đây làm việc. Cửa
hàng bán lụa tơ tằm mọc lên ngày càng nhiều, hình thành ba dãy phố lụa với trên
100 cửa hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách.
1.2. Vị trí và ranh giới

Làng vạn Phúc nằm ở phía Tây Bắc quận Hà Đông (nay là phường Vạn
Phúc), cách trung tâm quận Hà Đông 1km và cách trung tâm Hà Nội 10km, là một
dải đất hình thoi. Phía Tây giáp với xã Văn Khê; phía Đông giáp với sông Nhuệ và
xã Văn Yên; phía Nam giáp với hai phường Quang Trung và Yết Kiêu; phía Bắc
giáp với làng Ngọc Trụ và Đại Mỗ - huyện Từ Liêm – Hà Nội.
Phường Vạn Phúc có mối liên hệ với Sông Nhuệ nên có thuận lợi về giao
thông đường thủy. Đặc biệt nơi đây gần đường 430 là con đường lớn thông với
đường Nguyễn Trãi đi qua trung tâm thành phố Hà Nội cho nên rất thuận tiện cho
giao thông buôn bán và các hoạt động dịch vụ khác.

3


Hình 1: Sơ đồ làng nghề Vạn Phúc

4


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp kế thừa và tổng hợp thông tin

Phương pháp kế thừa và tổng hợp thông tin thực là phương pháp mà người
nghiên cứu tìm kiếm các tài liệu nhằm kế thừa các kết quả đã sẵn có từ trước đó và
bổ sung những thông tin dữ liệu còn thiếu trong quá trình khảo sát thực địa. Những

tài liệu tìm kiếm là những báo cáo khoa học, tài liệu tham khảo, luận văn, sách
chuyên ngành, các bộ luật hoặc văn bản dưới luật do chính phủ và các bộ liên quan
công bố.
Nhóm vận dụng phương pháp trên để tìm hiểu lịch sử phát triển của làng
nghề Vạn Phúc, quy trình sản xuất dệt nhuộm,số các chỉ số ô nhiễm so sánh với các
tiêu chuẩn và quy chuẩn… nhằm đưa ra đánh giá, thống kê có căn cứ cho hiện trạng
môi trường làng nghề và những ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến đời sống sản
xuất của cộng đồng địa phương. Áp dụng những công cụ pháp lí tìm ra những vi
phạm trong sản xuất và lỗ hổng sơ sót trong hiện trạng quản lí môi trường làng
nghề, từ đó đưa ra được các biện pháp cụ thể trong thực tiễn.
2.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Cả nhóm tiến hành khảo sát thực địa tại khu vực làng nghề Vạn Phúc,
phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Quá trình thực địa tiến hành
trong ngày 21/4/2017 và thu thập được 52 phiếu tham vấn cộng đồng.
Mục đích của quá trình khảo sát thực địa: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động
làng nghề Vạn Phúc đời sống dân cư bao gồm: Thu thập thông tin về hoạt động sản
xuất dệt nhuộm, hiện trạng quản lý, hoạt động của khách du lịch trên khu vực
nghiên cứu, quan sát, chụp ảnh, quay video và phỏng vấn trực tiếp trên khu vực
làng nghề Vạn Phúc.
2.3. Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp điều tra xã hội học được nhóm áp dụng để điều tra, đánh giá
ảnh hưởng của làng nghề Vạn Phúc đến đời sống của người dân nơi đây. Trước khi
tiến hành điều tra cả nhóm đã lên ý tưởng thiết kế phiếu phỏng vấn bằng bảng hỏi.
Phương pháp tiến hành điều tra:



Hình thức: Phiếu phỏng vấn bằng bảng hỏi

Phỏng vấn 52 hộ gia đình và bất kì ai gặp trên đường trong khu vực gồm
đối tượng sản xuất, đối tượng không sản xuất và đối tượng du lịch.
5


Bảng 1: Nội dung phiếu hỏi
Đối tượng sản xuất
Số phiếu

Phần chung

Đối tượng không Đối tượng du lịch
sản xuất

7 (13.46%)

30 (57.69%)

Họ và tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số Họ và tên, tuổi,
nhân khẩu, nguồn thu nhập chính
nghề nghiệp, địa
1. Hiện trạng môi trường làng nghề
chỉ
2. Xung đột trong khu vực làng nghề
3. Sức khỏe cộng đồng trong khu vực
làng nghề
4. Hiện trạng quản lý làng nghề tại địa
phương
- Cảm nhận về
môi trường làng

nghề

-Đặc điểm cơ sở sản

Phần riêng

15 (28.85%)

xuất

- Những xung đột
trong môi trường
làng nghề.
-

Loại câu hỏi

-

Câu hỏi đóng: Thuộc dạng câu hỏi có đáp án sẵn
mà nhóm đã đưa ra cho người được phỏng vấn
được lựa chọn.
Câu hỏi mở: Là những câu hỏi không có đáp án
sẵn, người được phỏng vấn sẽ nói theo những gì họ
biết và nhóm sẽ ghi chép các ý mà họ nói
(Phụ lục 1: Phiếu điều tra)

Lưu ý khi phỏng vấn:



Ghi chép lại thông tin nhanh, chính xác (có thể sử dụng thiết bị thu âm)

Quan sát biểu cảm, ứng xử khéo léo đề cao lợi ích người được phỏng

vấn, lựa chọn đưa ra những câu hỏi một cách phù hợp, tránh những vấn
đề tế nhị.
• Không nài nỉ, kì kèo khi người phỏng vấn từ chối trả lời câu hỏi.

6


Hình 2: Quá trình phỏng vấn tại làng nghề Vạn Phúc
2.4. Phương pháp xử lý số liệu trên excel
 Xử lí thông tin chia ra:
• Định tính: Dựa vào suy luận logic để suy luận để đưa ra đánh giá nhận xét
• Định lượng: Dùng excel, nhập số liệu, thống kê số liệu, gán giá trị, mã hóa các

số liệu, cho điểm trên excel, xử lý dữ liệu. Sau đó nhập bảng số liệu, tính các
giá trị, vẽ các biểu đồ cột, tròn.
 Các bước thực hiện: Điều tra tổng hợp phiếu, tổng hợp số liệu, nhập số liệu, mã
hóa số liệu, cho điểm giá trị, sử dụng Excel tính giá trị trung bình của một số
tiêu chí, vẽ biểu đồ cần thiết và thích hợp với các giá trị sau đó giải thích, đưa ra
nhận xét và kết luận.
• Kiểm tra lại phiếu và nhập số liệu: Tổng hợp lại các phiếu đã phỏng vấn, phân
chia loại bảng hỏi và chia cho các thành viên cho nhóm nhập số liệu vào bảng
“Raw” trên Excel.

7





Mã hóa các giá trị: Các tiêu chí trong từng câu được mã hóa theo thứ tự từ trái

qua phải từ trên xuống dưới lần lượt là 1, 2, 3, 4, 5 … ở bảng “Code” trên
Excel.
• Cho điểm các giá trị: Công thức cho điểm Xij= (xij-Xmin)/(Xmax-Xmin), thang
điểm từ 0-1, 1 có nghĩa là mức ảnh hưởng ở mức tốt nhất, 0 là mức ảnh hưởng
tệ nhất. Đưa giá trị đã cho điểm ra “Bangnhap”
• Xuất kết quả: Sử dụng hàm Countif để đếm các tiêu chí giống nhau, hàm
Average để tính giá trị trung bình giá của một số tiêu chí sau đó vẽ biểu đồ của
các tiêu chí tương ứng để đưa ra nhận xét đánh giá.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nhận thức chung về môi trường

Hình 3: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hộ không sản xuất
Qua quá trình phỏng vấn các đối tượng sản xuất và không sản xuất đang sinh
sống tại làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc về vấn đề ảnh hưởng của hoạt động dệt
nhuộm tới đời sống dân cư thì có khoảng 53% các ý kiến cho rằng hoạt động dệt
nhuộm không ảnh hưởng gì đến môi trường sống của họ (Hình 3). Điều này cũng dễ
hiểu vì giờ đây hoạt động dệt nhuộm không còn nhiều trên địa bàn làng nghề nữa,
chỉ còn một số hộ gia đình, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ tiếp tục hoạt động. Tác nhân gây
ảnh hưởng: 85,7% tiếng ồn, còn lại là nước thải và khí thải (Hình 4). Các khách du
lịch đến với làng nghề thì có 77,78% cảm thấy cảnh quan xung quanh sạch sẽ hơn
(Hình 5).

Hình 4: Tác nhân gây ảnh hưởng đến dân cư

Hình 5: Cảm nhận của khách du lịch về cảnh quan

Tuy nhiên, đấy chỉ là vẻ bề ngoài, khi đi sâu vào khu sản xuất thì có thể thấy
phát sinh các chất thải gây ô nhiễm được xả trực tiếp ra cống, kênh, rạch,…
8


Hình 6: Nước, rác thải sau sản xuất dệt nhuộm tại làng nghề Vạn Phúc
Từ hình 6 cho thấy các chất thải bao gồm nước thải, rác thải sau sản xuất
chưa được xử lý chiếm tỷ lệ tương đối cao (61,36%) gây ảnh hưởng trực tiếp tới
môi trường nước, đất, không khí, sức khỏe của người dân sống trong khu vực này

3.1.1. Môi trường nước
Theo kết quả xét nghiệm của Viện khoa học và công nghệ môi trường
(trường Đại học Bách khoa Hà Nội) thì 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều
vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đều có dấu hiệu ô nhiễm. Ở làng dệt lụa Vạn Phúc,
theo cuộc khảo sát thực tế của nhóm, 75% số người được hỏi cho rằng nguồn nước
ở kênh rãnh, mương chứa nước ở đây được đánh giá là rất ô nhiễm.Nguồn nước này
được thải ra từ các hộ gia đình sản xuất thủ công. Ở làng dệt lụa Vạn Phúc, hầu hết
các xưởng nhuộm chưa có hệ thống xử lý nước thải, chất thải mà chỉ được thu gom
tập trung nhưng chưa được xử lý trước khi đưa vào môi trường nên lượng nước thải,
chất thải này được đổ trực tiếp ra kênh, mương và chảy ra sông Nhuệ khiến nước
sông khu vực này ngả màu đen đặc. Ngày trời nắng, không khí bốc mùi hôi thối
nồng nặc. Ngày trời mưa, trên mặt sông lềnh bềnh những rác thải. Ngoài ra, theo ý
kiến người dân, cụ thể là anh Vũ Minh Nam ( 40 tuổi, nghề nghiệp buôn bán, ở
Bạch Đằng-Vạn Phúc) thì nguồn gây ô nhiễm không chỉ do hoạt động nhuộm mà
còn do nguồn nước thải từ các nơi khác đổ về.

Hình 7: Chất lượng môi trường nước ở sông, rãnh, mương
ở làng dệt lụa Vạn Phúc
Theo khảo sát và nghiên cứu của khoa Hóa học, trường Đại học Khoa Học
Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, nguồn nước chảy ra từ các cơ sở nhuộm ở làng

lụa Vạn Phúc chứa nồng độ các chất hóa học độc hại như: Na2 CO3, CH3 COOH,
H2 S, Na2S,… cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3- 8 lần. Hiện nay, nguồn nước phục
vụ cho mục đích sinh hoạt tại các khu dân cư trên địa bàn quận là nguồn nước ngầm
do nhà máy nước Hà Đông khai thác từ tầng cuội sỏi. Nguồn nước này sau khi được
khai thác đã được xử lý bằng các phương pháp thích hợp như giàn mưa, keo tụ, lọc
hấp thụ, khử trùng….
Từ kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại làng nghề, nước sinh hoạt tại
làng nghề đều có nồng độ BOD5 và NH4+ cao trên mức cho phép
9


Bảng 2: Kết quả phân tích nước tại các điểm xả thải của làng nghề Vạn Phúc
năm 2013
TT

Chỉ tiêu

1

Nhiệt độ

2

Kết
quả
QCVN14:2008/BTNMT
(NT06)

Đơn vị
0


C

26

-

pH

-

7,4

5,0- 9,0

3

TSS

mg/l

82

100

4

BOD5

mg/l


71

50

mg/l

2,4

4,0

5

Sunfua

6

NH4+

mg/l

40

10

7

NO3-

mg/l


13

50

8

Dầu mỡ TV

mg/l

10,5

20

9

PO4-

mg/l

3,9

10

Coliform

MNP/100ml

8200


5000

10

(Nguồn: UBND quận Hà Đông, 2014)
3.1.2. Không khí
Bên cạnh sự ô nhiễm do nước thải gây nên, khí thải, tiếng ồn phát sinh
trong các công đoạn dệt, nhuộm cũng đang tác động xấu đến môi trường. Khí thải
được phát sinh chủ yếu từ các phân xưởng dệt, lò hơi,…phục vụ cho quá trình sấy,
nhuộm,…Còn tiếng ồn sinh ra chủ yếu do vận hành máy dệt và quấn sợi, sự va
chạm của thoi và khi guồng sợi vào các ống sợi. Thông qua quá trình khảỏ sát thực
tế, khi được hỏi về đánh giá của người dân sống trong làng về chất lượng không khí
khu vực sinh sống thì 6,52% đánh giá ô nhiễm; 65,22% số người được hỏi đánh giá
là bình thường; 28,26% cho rằng không khí ở đây tốt (Hình 8). Các hoạt động sản
xuất đều diễn ra trong các cơ sở, hộ dân nên cảm nhận, đánh giá chủ yếu của người
dân về chất lượng không khí nơi đây là bình thường.

Hình 8: Chất lượng không khí khu vực làng dệt lụa Vạn Phúc
Một kết quả nghiên cứu cách đây không lâu đã chỉ ra rằng, tiếng ồn ở đây đã
vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn cho phép từ 10-35dB (Theo trang Thông tin-Sự kiệnKH&CN). Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây những tác hại khó lường như: ù tai, rối loạn
giấc ngủ, ảnh hưởng tới tim mạch, giảm sự co bóp của hệ tiêu hoá… Tuy nhiên, có
10


một thực tế là chẳng mấy người dân ở đây quan tâm và hiểu mức độ nguy hiểm của
loại ô nhiễm này

3.1.3. Môi trường đất
Theo đa số người dân(86,11%) cho biết rằng môi trường đất không có dấu

hiệu bị ô nhiễm nặng (Hình 9). Theo cảm quan họ cho rằng, chất lượng môi trường
đất ở mức độ bình thường hoặc tốt.

Hình 9: Chất lượng môi trường đất theo cảm quan của người dân sống trong
khu vực làng dệt lụa Vạn Phúc

3.2. Sức khỏe
Chất thải trong hoạt động sản xuất của làng nghề ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp tới sức khỏe của người sản xuất và cộng đồng nói chung. Kết quả điều tra
y tế tại khu vực làng dệt lụa Vạn Phúc cho thấy bệnh hô hấp (viêm mũi, viêm họng),
bệnh tiêu hóa, bệnh da liễu, bệnh ung thư là các bệnh rất thường gặp ở những người
sinh sống trong khu vực này. Theo kết quả tính toán dựa trên số người phỏng vấn
cho thấy có đến 57% số người trả lời rằng không thường xuyên kiểm tra sức khỏe
tại các cơ sở y tế. Điều đó chứng tỏ người dân chưa thấy rõ được ảnh hưởng nghiêm
trọng của các hoạt động sản xuất tới sức khỏe của mình do đó còn chủ quan trong
việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Hình 10: Các bệnh dễ mắc phải của người dân sống ở làng dệt lụa Vạn Phúc

Hình 11: Mức độ mắc bệnh của người dân tại làng dệt lụa Vạn Phúc
Theo biểu đồ trên( Hình 10) thì bệnh hô hấp có số người mắc phải nhiều nhất
(48,21%) do thường xuyên phải hít khí thải độc hại do hoạt động dệt nhuộm gây ra.
Bệnh ung thư chiếm tỷ lệ khá cao( 19,64%) với mức độ nặng(90,91%)(Hình 11).
Ngoài ra bệnh da liễu cũng là bệnh mà người dân thường xuyên mắc phải vì hầu hết
mọi người đều không có thói quen dùng phương tiện bảo hộ khi lao động nên hóa
chất nhuộm tác động trực tiếp vào tay. Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây những tác hại
11


khó lường như: ù tai, rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng tới tim mạch, giảm sự co bóp của

hệ tiêu hóa. Tỷ lệ người mắc bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó người già và
trẻ nhỏ tại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc là dễ mắc bệnh nhất (40%) và có xu hướng
ngày càng tăng cao(Hình 112).

Hình 12: Các đối tượng dễ mắc bệnh ở làng dệt lụa Vạn Phúc
Một vấn đề đáng lo ngại nữa trong quá trình sản xuất và buôn bán tai làng
nghề là tần suất mắc bệnh ngày càng tăng cao, số người mắc bệnh nhiều lần trên
một năm chiếm tỷ lệ cao 55,17% (Hình 13).

Hình 13: Tần suất mắc bệnh của các gia đình sống tại làng dệt lụa Vạn Phúc

3.3. Xung đột làng nghề

Hình 14: Xung đột ở làng nghề Vạn Phúc
Kết quả trong số phiếu điều tra của các hộ gia đình trong làng nghề Vạn
Phúc, tỉ lệ xảy ra xung đột môi trường ở đây ở mức trung bình (43.24%) với mức độ
xung đột ít nghiêm trọng. Ít khi xảy ra vụ xung đột lớn nào ảnh hưởng nghiêm trọng
đến đời sống sinh hoạt của người dân (Hình 14).
Xung đột môi trường làng nghề Vạn Phúc chủ yếu xảy ra giữa các nhóm đối
tượng: Nhóm các hộ sản xuất (63.64%), nhóm hộ sản xuất và hộ không sản xuất
chiếm 36.36% (Hình 15). Theo điều tra phỏng vấn, người dân cho biết chính quyền
rất ít can thiệp vào chuyện sản xuất của các hộ gia đình, những xung đột nhỏ lẻ giữa
các hộ sản xuất với nhau thường là do cạnh tranh sản xuất thì chính quyền địa
phương cũng để 2 bên tự giải quyết, hòa giải. Do đó xung đột giữa hộ gia đình và
chính quyền hầu như hiếm hoặc không xảy ra.

Hình 15: Các nhóm đối tượng xung đột

12



Hình 16: Nguyên nhân gây ra xung đột
Nguyên nhân gây xung đột chủ yếu là cạnh tranh trong sản xuất giữa những
hộ gia đình sản xuất với nhau chiếm 70% . Một số nguyên nhân khác là bất đồng
trong quan điểm sản xuất chiếm 10% và bức xúc về ô nhiễm môi trường chiếm 20%
(Hình 16). Bức xúc ô nhiễm môi trường nhiều nhất chính là ô nhiễm tiếng ồn và ô
nhiễm nguồn nước. Trong quá trình sản xuất dệt gây ra những tiếng ồn rất to, khiến
những hộ dân không sản xuất xung quanh cảm thấy khó chịu và đau đầu. Chưa có
một biện pháp nào có thể giảm thiểu hoặc triệt tiêu vấn đề này. Xung đột xảy ra vẫn
chưa được giải quyết dẫn đến mối quan hệ 2 bên trở nên căng thẳng.
 Cơ sở pháp lý giải quyết các bất cập:

Với vấn đề môi trường làng nghề Quốc hội, Chính phủ và Bộ tài nguyên môi
trường đã ban hành một số Luật, Thông tư, Nghị định để hướng dẫn cụ thể về công
tác quản lý và bảo vệ môi trường làng nghề khu vực sản xuất.
1. Nghị định 66/2006/NĐ-CP ban hành ngày 7/7/2006 của Thủ tướng
chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn nêu rõ phát triển ngành
nghề nông thôn phải thực hiện theo quan điểm phát triển bền vững.
Tại mục 1 điều 7 và khoản b mục 3 điều 7 quy định về bảo vệ môi
trường và xử lý ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất nghề ở
nông thôn.
2. Luật bảo vệ môi trường số 52/2014/QH13 (điều 70, chương 7) đã quy
định về việc bảo vệ môi trường trong cơ sở sản xuất làng nghề.
3. Thông tư số Số 46/2011/TT-BTNMT Quy định về bảo vệ môi trường
làng nghề của Bộ trưởng Bộ TN&MT.
• Điều 4, chương II: Khu sản xuất làng nghề Vạn Phúc thuộc nhóm B


Điều 8.1, 8.2 chương II: Các hộ gia đình sản xuất xả nước thải chưa qua xử lí ra môi


trường.
• Điều 13.1, 13.2, 13.3. 13.6, chương II: Chính quyền chưa phân công, bố chí lực
lượng, thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải rắn đến điểm tập kết dúng nơi quy
định: chưa đôn đốc, kiên quyết trong việc thực hiện giữ vệ sinh công cộng; chưa
tham gia giám sát, thực hiện quy trình sản xuất của các cơ sở trên địa bàn; chưa xử
lý theo thẩm quyền khi phát hiện những sai phạm trong khâu xả thải của các cơ sở.


Giải pháp giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong làng nghề Vạn Phúc :

1. Sử dụng phương pháp tuyên truyền giáo dục, cho người dân tiếp cận được với các
bộ Luật, Thông tư, Nghị định được ban hành. Nâng cao việc nhận thức của người
13


dân về vấn đè ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống
của bản thân của cộng đồng không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lai.
2. Sử dụng công cụ kinh tế để thực hiện chế tài trong công tác quản lý làng nghề dệt
lụa Vạn Phúc.


Đối với các hành vi xả thải ra môi trường chưa qua xử lý hoặc không đúng với quy

định của xã cần có các hình thức xử phạt.
• Thực hiện xử lý vi phạm hành chính với hành vi xả nước thải có chứa các thông số
môi trường không nguy hại vào môi trường được quy định tại Điều 13, Nghị định
179/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Cụ thể đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 02
lần bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng tương ứng với lượng nước
thải từ 5m3/ngày đến 10.000 m3/ngày; đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn

kỹ thuật về chất thải từ 02 lần đến dưới 05 lần bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến
750.000.000 đồng tương ứng với lượng nước thải từ 5m3/ngày đến 10.000
m3/ngày; đối với với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ
05 lần đến dưới 10 lần bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng tương
ứng với lượng nước thải từ 5m3/ngày đến 10.000 m3/ngày.
3. Tổ chức lại hiệu quả bộ máy hành chính quản lí của chính quền khu vực làng nghề.
Các cán bộ môi trường của xã cần thực hiện lập các bản báo cáo đánh giá tác động
môi trường hàng năm để báo cáo cho cơ quan cao hơn theo quy định tại khoản 12
điều 14 quy định về trách nhiệm của UBND cấp xã của thông tư 46/2011/TT –
BTNMT.

3.4. Hiệu quả quản lý về môi trường

Hình 17: Mức độ thường xuyên kiểm tra của chính quyền về môi trường
Theo hình 17 chỉ có 5% người dân trả lời là chính quyền địa phương thường
xuyên xuống tận nơi kiểm tra, 42% người trả lời là thỉnh thoảng chính quyền có
kiểm tra và hơn một nửa số người (53%) trả lời là chính quyền hiếm khi thậm chí là
không bao giờ xuống kiểm tra. Điều đó cho thấy mức độ quan tâm của chính quyền
địa phương đối với môi trường làng nghề Vạn Phúc là chưa được cao.
Như vậy chính quyền cần cử các cán bộ xuống tận nơi thanh tra kiểm tra
thường xuyên hơn để khi sự cố môi trường xảy ra thì kịp thời phát hiện và xử lý vi
phạm gây ô nhiễm môi trường.
14


Hình 18: Đề xuất của chính quyền giúp giảm ô nhiễm môi trường
Khi được hỏi chính quyền có đề xuất giải pháp gì giúp giảm ô nhiễm môi
trường hay không thì chỉ có 13 người (35,14%) trả lời có còn lại 24 người (64,86%)
trả lời là không (Hình 18). Người dân ở đây còn cho biết thêm giải pháp rất hiệu
quả mà chính quyền đã thực hiện là ngầm hóa hệ thống cống, rãnh giúp cho cảnh

quan làng sạch sẽ hơn, chất thải rắn k thể rơi xuống, vào những ngày trời nắng hay
mưa thì cũng không có mùi thối do nước ở kênh mương bốc lên.
Về việc xử lý các hộ gây ô nhiễm, chính quyền đã thực hiện khá tốt việc này,
có đến 64,86% (Hình 18) người dân trả lời rằng các hộ gây ô nhiễm sẽ bị chính
quyền xử lý bằng cách nhắc nhở, nếu vẫn tiếp tục sẽ bị phạt tiền.

Hình 19: Mức độ thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền nâng
cao nhận thức của người dân về môi trường
Để người dân có nhận thức cao về bảo vệ môi trường sống xung quanh thì
chính quyền cần có các biện pháp tuyên truyền phù hợp để mọi người dân biết và
làm theo thì chính quyền đã đưa ra hai biện pháp chính là tổ chức các buổi tập huấn
tại các tổ dân phố và tuyên truyền cho toàn người dân.
Khi được hỏi về mức độ thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn và tuyên
truyền thì có nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó có 5% có câu trả lời là thường
xuyên, 49% câu trả lời là thỉnh thoảng, 32% là hiếm khi và còn lại 14% là không
bao giờ (Hình 19).
Người dân ở đây cho biết tuyên truyền qua loa phường là một biện pháp
được sử dụng phổ biến nhất ở đây, có thể mọi người không có thời gian đi dự các
buổi tập huấn tuyên truyền nhưng thỉnh thoảng vào buổi sáng hoặc chiều tối là loa
phường lại phát rất nhiều thông tin trong đó có môi trường khi đó mọi người ở nhà
cũng có thể nghe và biết.

Hình 20: Số lần đưa ra kiến nghị của người dân

15


Để có môi trường sống tốt hơn thì không chỉ chính quyền cần có những biện
pháp cụ thể mà người dân địa phương cũng cần đồng lòng với chính quyền. Khi vấn
đề môi trường không được đảm bảo thì cả người dân với chính quyền cùng chung

tay giải quyết vấn đề đó, người dân có thể đưa ra các ý kiến hay kiến nghị để môi
trường xanh – sạch – đẹp hơn, chính quyền tham khảo nếu thiết thực thì có thể tiến
hành thực hiện.
Khi được hỏi về mức độ thường xuyên đưa ra các ý kiến, kiến nghị của mình
với chính quyền địa phương thì trong số những người trả lời chỉ có 13,51% người
trả lời là đã từng đưa ra các kiến nghị với chính quyền còn lại là chưa đưa ra kiến
nghị một lần nào 87,49% (Hình 20).
Nhiều người đã đưa ra một số lí do sau để giải thích tại sao cá nhận không
đưa ra các kiến nghị như: Có thể các kiến nghị đó sẽ không được giải quyết, không
quan tâm lắm đến vấn đề đó và nhiều người có cùng một lí do là ngại đưa ra các
quan điểm cá nhân...Do đó, khi người dân đưa lên những kiến nghị thì chính quyền
cần xem xét và giải quyết thỏa đáng các kiến nghị đó, ngoài ra chính quyền cần có
các giải pháp để nâng cao hơn tính dân chủ của người dân, để họ tự do đưa ra các ý
kiến riêng của mình không chỉ trong lĩnh vực này mà còn trong tất cả các lĩnh vực
khác nữa.

Hình 21: Mức độ hài lòng của người dân đối với chính quyền địa phương về sự
quản lý môi trường
Sau những câu hỏi về những việc mà chính quyền địa phương đã làm thì cuối
cùng là câu hỏi về mức độ hài lòng của người dân đối với sự quản lý về môi trường
của chính quyền địa phương thì chỉ có 27% người được hỏi hài lòng với sự quản lý
đó, cao nhất là 68% người được hỏi trả lời là bình thường và còn lại và cũng là thấp
nhất 5% số người trả lời là không hài lòng với sự quản lý như vậy (Hình 21).
Chỉ có 27% người hài lòng với sự quản lý là một con số thấp, để có được
nhiều sự tín nhiệm hơn từ người dân nơi đây chính quyền cần làm việc thực sự trách
nhiệm và hiệu quả hơn nữa, tổ chức các buổi tiếp dân định kì để lắng nghe những
mong muốn của người dân, người dân có dịp bày tỏ quan điểm của mình từ đó hai
bên sẽ hiểu rõ nhau hơn khi đó các khúc mắc giữa người dân và chính quyền được
giải quyết. Từ đó lấy lại lòng tin của người dân.
16



Dựa vào kiến thức đã học môn các quản lý tài nguyên thiên nhiên em thấy có
thể áp dụng một số phương pháp và công cụ quản lý sau để quản lý môi trường tại
địa phương như: Công cụ pháp lý, công cụ kinh tế, công cụ hỗ trợ, công cụ quy
hoạch và phương pháp tâm lý giáo dục.
Công cụ pháp lý : Áp dụng luật bảo vệ môi trường năm 2014, thông tư số
46/2011/TT – BTNMT Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường... vào trong quản lý môi trường làng nghề, đối với các hộ
gây ô nhiễm nặng sau khi nhắc nhở mà vẫn để tình trạng đó diễn ra thì cần phải
dùng đến pháp luật để xử lý nghiêm minh làm gương cho những đối tượng khác.
Ngoài công cụ pháp lý thì công cụ kinh tế: Luật thuế tài nguyên, phí, lệ phí...
cũng là một công cụ rất hữu ích trong bảo vệ môi trường nơi đây.
Công cụ quy hoạch: Thực hiện tái cơ cấu lại làng nghề, di dời các hộ chuyên
sản xuất dệt và nhuộm về một khu tập trung sản xuất để tránh làm ảnh hưởng đến
dân cư xung quanh và có các biện pháp xử lý hiệu quả và ít tốn kém hơn so với tập
trung rải rác.
Công cụ hỗ trợ: Quan trắc chất lượng môi trường đất, nước, không khí để
biết mức độ ô nhiễm đang ở giai đoạn nào để có biện pháp xử lý thích hợp.
Áp dụng phương pháp đồng quản lý vào trong quản lý tài nguyên đất, tài
nguyên không khí và tài nguyên nước mặt. Cả người dân và chính quyền đều có
trách nhiệm quản lý và sử dụng hợp lý những tài nguyên này. Người dân có thể đưa
ra các chiến lược cho chính quyền tham khảo nhưng quyền ra quyết định vẫn là
chính quyền.

Bảng 3: Bất cập ở làng nghề Vạn Phúc và giải pháp
Ảnh hưởng

Giải pháp xử lí


Cơ sở

(Bất cập)
Nguồn nước Xây dựng hệ thống xử lí nước thải sản Thông tư số Số
46/2011/TT-BTNMT Quy
thải sản
xuất.
17


Tập trung các hộ sản xuất thành khu,
di dời vào khu công nghiệp, cụm công
nghiệp cách xa nơi dân cư. Không thể
di dời thì chấ dứt hoạt động.

định về bảo vệ môi trường
làng nghề của Bộ trưởng
Bộ TN&MT.

Xử phạt đối
tượng gây ô
nhiễm môi
trường chưa
nghiêm

Xử phạt nghiêm ngặt các hành vi xả
thải gây ô nhiễm môi trường: hành vi
xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật
về chất thải dưới 02 lần bị xử phạt từ
1.000.000 đồng đến 700.000.000

đồng, từ 02 lần đến dưới 05 lần bị xử
phạt từ 10.000.000 đồng đến
750.000.000 đồng, từ 05 lần đến dưới
10 lần bị xử phạt từ 20.000.000 đồng
đến 850.000.000 đồng tương ứng
lượng nước thải từ 5m3/ngày đến
10.000 m3/ngày.

Nghị định 179/2013/NĐCP về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường

Các hộ sản
xuất
không tập
trung, còn
nằm rải
rác trong
khu dân cư

Thành lập khu sản xuất tập trung xa
khu dân cư. Di dời các hộ sản xuất
trong khu dân cư về nơi tập trung.

Khoản 2 điều 8, khoản 4
điều 15 của Thông tư Số
46/2011/TT-BTNMT Quy
định về bảo vệ môi trường
làng nghề của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi

trường.

Hiệu quả
quản lý về
môi trường
của chính
quyền chưa
cao

Chính quyền địa phương phải lập các
bản báo cáo đánh giá tác động môi
trường hàng năm để báo cáo cho cơ
quan cao hơn

Khoản 12 điều 14 Thông
tư 46/2011/TT – BTNMT
Quy định về bảo vệ môi
trường làng nghề của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường.

xuất chưa
được xử lí.
Tiếng ồn
sản xuất
vượt quá
tiêu chuẩn
cho phép
(10-35 dB)


18

Luật bảo vệ môi trường số
55/2014/QH13


19


Kết luận và giải pháp
1. Kết luận

Qua quá trình điều tra thực tế và tổng hợp xử lý số liệu, nhóm đưa ra được một số
kết luận. Hoạt động dệt lụa đã làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường khi 75%
số người được hỏi cho rằng nguồn nước rất ô nhiễm, chất lượng không khí và đất
thì tốt hơn với 93,48% số người được hỏi về chất lượng không khí và 86,11% về
chất lượng đất đạt trên mức bình thường. Với mức độ ô nhiễm trên đã dẫn đến tình
hình sức khỏe của người dân không mấy khả quan với 67,85% số người được hỏi
mắc bệnh hô hấp và ung thư. Hiện tại chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu đối với ô
nhiễm tại làng nghề Vạn Phúc, đặc biệt là vấn đề nước thải sau hoạt động nhuộm.
Mặt khác, mâu thuẫn, xung đột giữa các hộ gia đình liên quan đến hoạt động làm
nghề dệt nhuộm vẫn xảy ra với mức độ nghiêm trọng khác nhau chủ yếu là do bức
xúc về vấn đề ô nhiễm môi trường và lợi ích kinh tế trong sản xuất. Và hiện trạng
quản lý chưa thực sự hiệu quả khi có 43,24% xảy ra xung đột môi trường và chỉ có
27% người dân hài lòng với sự quản lý của chính quyền.
2. Giải pháp

Xử lý nghiêm những hộ sản xuất gây ô nhiễm, giải quyết các bức xúc kiến
nghị của người dân. Với người dân thì cần thỏa hiệp, hòa giải để tránh xảy ra cạnh
tranh, xung đột.

Áp dụng mục 6, Điều 70, Luật bảo vệ môi trường, 2014 về xử lý ô nhiễm
môi trường và chỉ đạo xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn, chất gây
nguy hại cho làng nghề.
Ngoài ra có thể áp dụng công cụ quy hoạch: Thực hiện tái cơ cấu lại làng
nghề, di dời các hộ chuyên sản xuất dệt và nhuộm về một khu tập trung sản xuất để
tránh làm ảnh hưởng đến dân cư xung quanh và có các biện pháp xử lý hiệu quả và
ít tốn kém hơn so với tập trung rải rác.
Công cụ hỗ trợ: Quan trắc chất lượng môi trường đất, nước, không khí để
biết mức độ ô nhiễm đang ở giai đoạn nào để có biện pháp xử lý thích hợp.

20


Tài liệu tham khảo:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Đặng Kim Chi, 2013. Làng nghề Việt Nam và môi trường. NXB: Khoa
học và kỹ thuật.
Thân Trung Dũng, 2009. Quản lý xung đột trong phát triển làng nghề.
Luận văn thạc sĩ. Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
Bộ tài nguyên và môi trường, 2008. Báo cáo môi trường quốc gia
2008- Môi trường làng nghề.
Ngô Thị Thủy, Trần Thị Thu Hà và Vũ Thu Thủy, 2015. Tạp chí Khoa
học và Công nghệ Lâm nghiệp số 2-2015.
Phòng kinh tế Quận Hà Đông, 2013. Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc –

truyền thống nghìn năm.
Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương, 2012. Hướng dẫn
tham vấn cộng đồng trong quá trình lập , thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường.

21


BÁO CÁO VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ VẠN PHÚC
HỌ VÀ TÊN: LẠI NGỌC LAN
LỚP: K60-QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

22


1. LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Lý do làm đề tài

Làng lụa Vạn Phúc nay là phường Vạn Phúc, quận Hà Đông có vị trí cách
trung tâm thủ đô Hà Nội chừng 11km về phía Tây Bắc thành phố - là một làng Việt
cổ nằm bên dòng sông Nhuệ. Với truyền thống cách mạng và nghề dệt lụa cổ truyền
hơn 1000 năm lịch sử, với bàn tay khéo léo, tinh thần lao động cần cù và thông
minh sáng tạo, người dân nơi đây đã tạo nên những tấm lụa mượt mà mang đậm văn
hóa cổ truyền Việt Nam. Lụa Vạn Phúc đã nổi tiếng khắp trong nước và trên thế
giới.
Làng nghề là giải pháp phát triển kinh tế nông thôn rất hiệu quả. Chính sách
đổi mới kinh tế đã đem lại luồng sinh khí mới cho các ngành nghề thủ công cổ
truyền Việt Nam. Lao động nghề tại các làng đã giải quyết được vấn đề lao động dư
thừa và lao động trong thời gian nông nhàn lại giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.Bên
cạnh những dấu hiệu đáng mừng ấy, một nỗi lo lắng và day dứt là nguy cơ ô nhiễm

môi trường tại các làng nghề truyền thống. Nguy cơ này phát sinh chính từ hoạt
động đặc thù của các làng nghề như: quy mô nhỏ, manh mún, công nghệ thủ công
lạc hậu, không đồng bộ phát triển, tự phát chủ yếu, chịu sự chi phối của thị trường.
Và một thực tế nữa là do sự thiếu hiểu biết của chính những người dân ở làng nghề
về tác động của hoạt động sản xuất đến sức khỏe bản thân và đời sống của người
dân địa phương.
Từ những lý do trên, nhóm chúng em chọn đề tài “Ảnh hưởng của làng
nghề Vạn Phúc đến đời sống dân cư ” và nhằm làm rõ các vấn đề môi trường tại
làng nghề Vạn Phúc, cá nhân em đi sâu vào vấn đề “Hiện trạng môi trường làng
nghề Vạn Phúc”.
1.2. Mục tiêu



Rèn luyện kỹ năng phỏng vấn, điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi.
Có được thông tin do các cá nhân, người dân sinh sống và làm việc tại làng

nghề Vạn Phúc cung cấp về chất lượng môi trường sống.
• Rèn luyện khả năng phân tích, đánh giá vấn đề thông qua đề tài.
• Có giải pháp giảm thiểu tác động cho người dân địa phương, cải thiện môi
trường địa phương.

23


2. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC LÀNG NGHỀ
Làng lụa Hà Đông hay làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc,
quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội chừng 11km về phía Tây Bắc thành phố) là
một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ ngàn năm trước. Được biết đến bằng
hoạt động dệt, nhuộm lụa lâu đời nhưng theo khảo sát, những năm gần đây hoạt

động nhuộm lụa ngày càng ít dần chỉ còn lại một vài cơ sở chính, chủ yếu chỉ còn
các hộ gia đình dệt lụa nhỏ.

Hình 1: Địa điểm làng nghề dệt lụa Vạn Phúc

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Lên khung bài báo cáo, đưa ra ý tưởng, hướng nghiên cứu từ đó đưa ra
phương pháp nghiên cứu để giải quyết vấn đề theo khung đã lên.
3.1. Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu

Quá trình tổng hợp tài liệu nhằm kế thừa các kết quả đã có sẵn và bổ sung
những thông tin, dữ liệu còn thiếu trong quá trình khảo sát thực địa. Trong thời gian
hoàn thành báo cáo, sinh viên đã tiến hành tổng hợp tài liệu từ rất nhiều nguồn khác

24


nhau về vấn đề ảnh hưởng của hoạt động dệt nhuộm đến cuộc sống của người dân
xung quanh. Thêm vào đó là tài liệu có liên quan đến vấn đề tính bền vững và phát
triển bền vững, kế thừa kết quả từ các đề tài, dự án nghiên cứu về khu vực, lĩnh vực
nghiên cứ. Trên cơ sở đó,phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu theo mục đích mong
muốn.
3.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Để có tính xác thực và thuyết phục về đề tài nghiên cứu, sinh viên tiến hành
khảo sát thực địa tại khu vực phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội. Quá trình
thực địa tiến hành vào ngày 21 tháng 4 năm 2017.
Quá trình khảo sát thực địa nhằm phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường
làng nghề Vạn Phúc, thu thập thông tin về mức độ ảnh hưởng từ hoạt động dệt
nhuộm, quan sát, chụp ảnh và phỏng vấn trực tiếp dân cư tại khu vực nghiên cứu.

3.3. Phương pháp điều tra xã hội học

Sử dụng phương pháp này để phỏng vấn các hộ gia đình, từ người dân lao
động đến khách du lịch về các vấn đề môi trường tại làng nghề.
Việc thực hiện phỏng vấn được thực hiện thông qua phiếu câu hỏi được soạn
thảo trước, sau đó trực tiếp phỏng vấn và ghi chép thông tin, sô liệu thu được từ
người phỏng vấn. Những nội dung chính trong phiếu hỏi như sau:
-

Các thông tin chung: tên, địa chỉ, tuổi,nghề nghiệp,…
Các thông tin về hiện trạng môi trường: chất lượng môi trường sống, chất
lượng nguồn nước ở kênh, rãnh, mương chứa nước, chất lượng không
khí, chất lượng môi trường đất, nước, rác thải sau khi sản xuất có được
lưu trữ tập trung hay xử lý không…

Từ các thông tin thu được, sinh viên có thể luận giải được mức độ ảnh hưởng
của hoạt động dệt nhuộm đến môi trường dân cư.
3.4. Xử lý số liệu
-

Thu thập, kiểm tra, phân loại bảng hỏi.

Nhập số liệu vào excel, gán giá trị từ 1 đến 3 thể hiện mức độ tốt, bình thường,
ô nhiễm hoặc thể hiện mức độ hài lòng, không hài lòng. Cho điểm từ 0 đến 1.
Dùng hàm trong excel để tính hệ số, tỷ lệ %, xây dựng bản đồ số liệu, lập bản
đồ cần thiết.

25



×