Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Một số di tích lịch sử văn hóa việt nam dùng trong nhà trường t2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.89 MB, 216 trang )

KHU ùì TÍCH PHÙ ô ồ m - GÌA LĂM

K

hu di tích thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia
Lâm, Hà Nội (xưa kia thuộc làng Phù
Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh),
nằm ngay sát sông Đuống và cách trung tâm
thành phố Hà Nội 17km vể phía đông, đã được
được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn
hoá cấp Quốc gia theo Quyết định số 75/QĐ ngày
2I/2/I97I
Khu di tích gắn liển với câu chuyện truyền
thuyết vể anh hùng Thánh Gióng dưới thời vua
Hùng thứ sáu. Để tưởng nhớ công ơn của Gióng,
vua Hùng đã phong làm “Phù Đổng Thiên
Vương”. Đến thời Lê, vua Lê Đại Hành (980 1005) lại phong ông là Sóc Thiên Vương, đổi Sóc
Sơn thành Vệ Linh Sơn. Năm 981, sau khi đánh
thắng quân Tống trở về, vua lại phong ông là Phù
Thánh Đại vương. Đến thời Lý, vua Lý Thái Tổ đặt
Một sò w tíc li lịcVi SM’ -

c

và M

19 7 >

VioÁ V iệt "Níkm



lại tên đền Gióng là Hiển Linh Điện, phong là Xung Thiên Thẩn Vương. Thời Hậu
Lê, Thánh Gióng được phong là Xung Thiên Đổng Thần Vương, mẹ ông hiệu là Hiệu
Thiên Mẫu. Quê hương Phù Đổng trở thành một khu vực thờ tự quy mô lớn vể cồng
lao của Thánh Gióng với nhiều đình, đền cổ kính, nổi tiếng.
Theo truyền thuyết, khu di tích được xây dựng từ đời vua Hùng thứ sáu. Tổng thể
kiến trúc của khu di tích bao gồm đền Thượng, đển Trung và đển Hạ.
Đển Thượng là đền thờ Thánh Gióng. Đền được dựng trên nển nhà cũ của mẹ
Gióng. Vua Lý Thái Tổ đã cho tu bổ và có chỉ dụ tổ chức Hội Gióng. Đển ở sát đê, bố
cục theo hình chữ Công, quy mô tương đối lớn. Trước sân đền, ngay sát đê có ao và
nhà thuỷ đình để tổ chức múa rối trong các ngày hội nên có tên là Ao Rối. Nhà thủy tạ
được xây dựng theo kiểu “mái chổng” từ thời Lê Trung Hưng (thế kỉ XVII) với những
bức chạm trổ tinh vi về đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Tam quan được trùng tu và tôn tạo ở thế kỉ XVIII. Trước tam quan có đôi rồng đá,
dưới có dòng chữ ghi niên đại năm Ất Dậu (1705), niên hiệu Vĩnh Thịnh, triểu vua Lê
Dụ Tông. Phía sau có đôi sư tử bằng đá cùng niên đại. Điểu đáng chú ý ở đây có 39 viên
đá xanh kích thước lớn, chạm khắc rồng bốn chân, năm móng mang phong cách nghệ
thuật thời Lý. Các viên đá này được lát ở bậc thềm vào hậu cung. Tiếp đến là nhà thiêu
hương và hai nhà tiến tế do quận công Nguyễn Huy (1610 - 1675) và trạng nguyên
Đặng Công Chất xây dựng. Hai ngôi nhà ba gian phía đông do Đặng Thị Huệ, chính
cung của Trịnh Sầm cho xây dựng. Trong hậu cung 12 gian có tượng Thánh Gióng cao
3m, hai bên có 6 tượng quan văn, võ hẩu cận.
Đển hiện nay còn giữ được 21 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến, trong
đó thời Lê có 12 đạo, thời Tầy Sơn có 6 đạo. Ngoài ra, trong đền còn nhiều hiện vật có
giá trị như ngai thờ thời Lê Trung Hưng (thế kỉ XVII), đôi chim Trung Hoa do Đặng
Thị Huệ cung tiến.
Đền Hạ ở phía đông đền Thượng, ở ngoài đê, thờ Thánh Mẫu. Trước kia, Mẫu
được thờ chung ở đền Thượng. Năm Chính Hoà 4 (1683), Mẫu được thờ riêng tại thôn
Ngô Xá, sau đó là thiên vể gẩn chùa Giếng như hiện nay.
Cố Viên, cũng còn gọi là vườn rau, là nơi mẹ Gióng đến hái rau, rối ướm chân
mình vào dấu chân người khổng lổ và sinh ra Gióng, ở đầy có một ngôi nhà nhỏ gọi

là Cây Hương, bên cạnh là hòn đá lớn có nhiều dấu vết lồi lõm được xem như là dấu
chân người khổng lồ. Ngoài vườn còn có tấm bia mang dòng chữ “Đổng Viên thánh
mẫu cố trạch” (nhà xưa của thánh mẫu trong vườn Đổng).
Miếu Ban nằm ở phía tây đền Thượng, tên chữ là Dục Linh từ, tương truyền là nơi
Gióng ra đời. Sau miếu là giếng Bát Nhĩ Trì (Ao Tám Vú), giữa giếng có một gò đất nổi
lên mà theo truyền thuyết là nơi Thánh Gióng ra đời và tắm trong ao nước này.
Giá Ngự là nơi biểu diễn múa cờ. Vào ngày hội đền, dần làng kéo ngựa thờ (còn
gọi là Ông Giá) từ đền Thượng đến đầy, trông ra khu Soi Ria cạnh đền Hạ.
Mộ trận Đô Thống nằm ở xóm Vân Hang, trước đển Thượng. Tục truyền, Đô
Thống là một tướng của Thánh Gióng, người làng Phù Đổng, là người lĩnh ấn tiên
phong đánh giặc. Mộ nằm giữa khu vực khu ruộng ngoài bãi sông.
Một tố &í tícVi lỊcVi sử - vÃM VioẮ Việt

c

19 8 )


Ngoài ra, khu di tích Phù Đổng còn có chùa Kiến Sơ. Chùa nằm sát bên đền
Thượng, được xây dựng từ thế kỉ VIII. Đến năm 820, nhà Đường đô hộ nước ta, nhà
sư Vô Thông Ngôn từ Trung Hoa sang đã tu tại chùa này, mở đẩu cho phái Tào Động.
Chùa cũng từng là nơi tu học của vua Lý Thái Tổ. Trong chùa còn có nhiều tượng của
Vô Thông Ngôn và Lý Công u ẩn, Lão Tử, Khổng Tử và 18 vị La Hán.
Lễ hội Phù Đổng được tổ chức từ mổng 6 đến 12 tháng 4 âm lịch hàng năm với sự
tham gia của 5 làng: ba làng ở phía bắc sông Đuống là Phù Dục, Phù Đổng và Đổng
Viên và hai làng bên bờ nam là Đổng Xuyên và Hội Xá. Ngày hội chính là ngày mồng
9. Lễ hội có nhiều trò chơi đặc biệt như hát Ai Lao. Đây là một tập tục cổ xưa, ban đẩu
hát bằng tiếng Lào, sau đó chuyển sang hát bằng tiếng Việt. Trong ngày lễ lớn có trò
diễn trận, rước kiệu, múa cờ, diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân.
Lễ hội Phù Đổng là một trong những đỉnh cao của sinh hoạt văn hoá cổ truyền ở

Việt Nam. Ngoài việc tái hiện lại sự kiện Thánh Gióng phá tan giặc Ân, lễ hội nơi đây
cũng đổng thời thể hiện những hình thức trong tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp.
Do vậy, trong dân gian vẫn còn những lời nhắc nhau như:
“Ai ơi mông chín tháng tư
Không đi hội Gióng cũng hư m ất đời”
Khu di tích đền Gióng nằm ở phía bên kia sông Đuống, là một địa chỉ tham quan,
du lịch vô cùng độc đáo và ý nghĩa. Nơi đầy không chỉ gắn với một loạt những di tích,
đển miếu, chùa chiền nổi tiếng của Gia Lâm mà còn hấp dẫn khách du lịch bởi một
khu vực còn mang đậm dấu ấn tự nhiên, có thể kết hợp được du lịch lịch sử và sinh
thái ven sông và có hiệu quả cao.

Một »ố í>i tícti lịcVi eử -

c

VẲM

199 >

tioÁ Việt


ữ U Ả m TRU Ờ m BA ŨÌNH VÀ LĂNG BÁC
uảng trường Ba Đình là quảng trường
|lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường
Hùng Vương, phía trước Lăng Chủ tịch
Hồ CETMinh. Đây là nơi ghi nhận nhiểu dấu ấn
quan trọng trong lịch sử Việt Nam; đặc biệt, vào
ngày 2/9/1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng
lầm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hổ Chí

Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh
ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Thời xưa, nơi đầy là một khu vực này nằm
trong phạm vi Hoàng thành Thăng Long. Thời
Gia Long, năm 1808, Hoàng thành bị phá dỡ để
xây lại một ngôi thành mới nhỏ hơn (thành Hà
Nội) để làm trị sở cho trấn Bắc Thành. Khu vực
quảng trường Ba Đình ngày nay tương ứng với
khu cửa Tầy của ngôi thành mới. Khu vực này bấy
giờ có một gò đất cao được gọi là núi Khán, hay



Mợt íố í>i tícVt líc íi sử - VẲM VioÁ Việt N atn

c 200 >


Khán Sơn. Giữa thế kỉ XIX, Bố chánh Hà Nội Lê Hữu Thanh, Tổng đốc Hà Nội Hoàng
Thu đã cùng một số quan lại bỏ tiền xây một ngôi nhà ngói trên núi Khán, gọi là Khán
Sơn đình làm chỗ hội họp các văn nhân. Vì vậy, có thời kì nơi đây nổi tiếng trong sinh
hoạt văn hoá của nhân sĩ Bắc Hà.
Sau khi kiểm soát được toàn bộ Đông Dương, năm 1894, quân Pháp cho phá dỡ
toàn bộ thành Hà Nội, chỉ giữ lại cửa Bắc để làm kỉ niệm. Núi Khán bị san bằng, một
vườn hoa nhỏ được xây dựng tại đây, tạo thành một quảng trường rộng lớn được đặt
tên là Vườn hoa Pugininer.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, thiết lập chính quyển mới do Trần Trọng Kim đứng
đẩu thì bác sĩ Trần Văn Lai được cử làm Đốc lí Hà Nội (Thị trưởng). Vốn là một trí
thức có tinh thần dân tộc, ngay sau khi nhận chức, ông đã quyết định đổi một loạt tên
đường phố từ tiếng Pháp sang tiếng Việt lấy theo tên của các vị anh hùng Việt Nam

như phố Garnier thành phố Đinh Tiên Hoàng, phố Boulevard Carnot thành phố Phan
Đình Phùng. Vườn hoa Pugininer trước Phủ Toàn quyển được ông đổi tên thành
Vườn hoa Ba Đình để kỉ niệm vùng Ba Đình ở Thanh Hoá, nơi đã nổ ra cuộc khởi
nghĩa chống Pháp kéo dài từ tháng 9/1886 đến tháng 1/1887.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Ban tổ chức ngày lễ Độc lập được thành
lập ngày 28/8/1945. Ban Tổ chức quyết định dựng một lễ đài để Chính phủ lâm thời ra
mắt quốc dân, giao cho họa sĩ Lê Văn Đệ và kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh thiết kế và
thi công. Lễ đài được xây dựng với vật liệu chủ yếu là gỗ, trang trí bằng vải, huy động
nhân công quần chúng, nhanh chóng hoàn thành trong 48 giờ, từ ngày 30/8 đến ngày
1/9/1945. Chính trên lễ đài này, sáng ngày 2/9/1945, Chính phủ Cách mạng lâm thời
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra mắt quốc dần và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản
Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Với sự kiện này,
Vườn hoa Ba Đình được người dân Hà Nội mệnh danh là Quảng trường Ba Đình hay
Quảng trường Độc Lập và đoạn phố Puginier cũng được gọi tên là đường Độc Lập.
Ngày 9/9/1969, sáu ngày sau khi Hồ Chủ tịch qua đời, lễ truy điệu Người đã được
cử hành trọng thể tại Quảng trường Ba Đình. Mười vạn đổng bào Thủ đô và các địa
phương cùng 34 đoàn đại biểu quốc tế đã tới đây dự lễ.
Quảng trường Ba Đình hiện nay thuộc quận Ba Đình, Thủ đô Hà Nội. Quảng
trường có chiếu dài 320m, rộng hơn lOOm, chia thành 240 ô vuông trổng cỏ, là hình
tượng những chiếc chiếu trải trên sân đình ở các làng quê Việt Nam xưa; ở giữa là cột
cờ cao 30m. Nó kết hợp chặt chẽ với kiến trúc của lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh để trở
thành một di tích lịch sử quan trọng bậc nhất nước nhà và cũng là địa điểm tham quan
nồi tiếng của đổng bào cả nước.
Lăng Chủ tịch Hổ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hổ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt
thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hổ Chí Minh được chính thức khởi
công ngày 2/9/1973 tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Người đã
từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.
Lăng được khánh thành vào ngày 29/8/1975. Lăng gổm 3 lớp với chiểu cao 21,6m,
lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gổm phòng
M ệt *ấ w ticVi lịcVi fỳ* -


c

VẲ M

201 )

VioA V iệt Mavm


thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống, lớp trên cùng là mái lăng hình
tam cấp.
Vật liệu xây dựng lăng được mang vể từ mọi miền tổ quốc. Cát được lấy từ suối
Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình do người dân tộc Mường đem vể; đá cuội được chuyển từ
các con suối vùng Sơn Dương, Chiêm Hoá, Ngòi Thìa, Tuyên Quang; đá chọn xây
lăng từ khắp các nơi như đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa (chùa Thầy), đá đỏ núi Non
Nước; đá dăm được đưa từ mỏ đá Hoàng Thi (Thác Bà, Yên Bái); còn cát lấy từ Thanh
Xuyên (Thái Nguyên). Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quý. Các
loài cây từ khắp các miến được mang về đây như cây chò nâu ở đền Hùng, hoa ban
ở Điện Biên, Lai Châu, tre từ Cao Bằng. Thanh thiếu niên còn tổ chức buổi tham gia
lao động trong việc mài đá, nhổ cỏ, trổng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng,
thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hổ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm
nhiệm. Liên Xô cũng gửi hai vạn tấm đá hoa cương và cẩm thạch mài nhẵn để trang
trí cho Lăng.
Trên đỉnh lăng là hàng chữ “Chủ tịch Hổ Chí Minh” ghép bằng đá ngọc màu đỏ
thẫm của Cao Bằng. Tiển sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hổng, làm nền cho dòng chữ
“Không có gì quý hơn Độc lập Tự do” và chữ kí của Hổ Chí Minh được dát bằng vàng.
200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quý do nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên,
Quảng Nam, Đà Nắng bộ đội Trường Sơn gửi ra, và do các nghệ nhân nghề mộc của
Nam Hà, Hà Bắc và Nghệ An thực hiện. Cánh cửa vào phòng đặt thi hài Người do hai

cha con nghệ nhân ở làng Gia Hoà đóng. Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại. Phía
trước và phía sau lăng trổng 79 cầy vạn tuế tượng trưng cho 79 năm trong cuộc đời
của Hổ Chủ tịch. Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loài cầy biểu tượng
cho nước Việt Nam.
Chính giữa làng là phòng đặt thi hài Hồ Chủ tịch, ốp đá cẩm thạch Hà Tầy. Trên
tường có hai lá quốc kì và đảng kì lớn, ghép từ 4.000 miếng đá hổng ngọc Thanh Hoá,
hình búa liềm và sao vàng được ghép bằng đá cẩm vân màu vàng sáng. Thi hài Chủ
tịch Hổ Chí Minh đặt trong hòm kính. Qua lớp kính trong suốt, thi hài Người nằm
trong bộ quẩn áo ka ki bạc màu, dưới chân có đặt một đôi dép cao su. Chiếc hòm kính
đặt thi hài là một công trình kĩ thuật và nghệ thuật do những người thợ bậc thầy của
hai nước Việt - Xô chế tác. Giường được chế tác bằng đổng, có dải hoa văn bông sen
được cách điệu, ba mặt giường lắp kính có độ chịu xung lực cao. Nóc giường bằng kim
loại, có hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều hoà tự động. Giường được đặt trên bệ đá,
có hệ thống thang máy tự động.
Lăng có hình vuông, mỗi cạnh 30m, cửa quay sang phía đông, hai phía nam và
bắc có hai lễ đài dài 65m dành cho khách trong những dịp lễ lớn. Trước lăng là Quảng
trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ dài
380m chia thành 240 ô vuông cỏ xanh tươi suốt bốn mùa. Trước mặt Lăng là cột cờ (lễ
thượng cờ bắt đẩu vào lúc 6h30 sáng và lễ hạ cờ diễn ra lúc 9h tối hàng ngày). Thẳng
tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn trổng hoa hồng đỏ và hoa đào. Tận cùng đường Bắc
Sơn là đài Liệt sĩ. Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Tại
Một số &i ticli lỊcVi svc -

c

VẰM

20 2 >

VioÁ Việt Nskm



đây có Viện bảo tàng Hổ Chí Minh, ngôi nhà sàn Hổ Chí Minh, tạo thành một quần
thể di tích liên quan chặt chẽ với nhau.
Lăng Chủ tịch Hổ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ Ba,
thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật. Mùa nóng (từ 1/4 đến 31/10): từ 7h30 đến
10h30; mùa lạnh (từ 1/11 đến 31/3 năm sau): từ 8h00 đến 1 IhOO; ngày lễ, thứ Bảy, Chủ
nhật mở cửa thêm 30 phút. Hàng năm, Lăng đóng cửa để làm nhiệm vụ tu bổ định kì
vào 2 tháng; tháng 10 và tháng 11. Ngày 19/5,2/9 và Mổng 1 Tết Nguyên đán nếu trùng
vào thứ Hai hoặc thứ Sáu, vẫn tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hổ Chí Minh.
Ba mươi hai năm đã qua kể từ ngày khánh thành Lăng đến nay đã có hơn 33 triệu
lượt người, trong đó hàng triệu lượt người nước ngoài của hầu hết các quốc gia và tổ
chức quốc tế vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhân dân vào Lăng viếng Bác
mỗi ngày một tăng, nhất là những ngày nghỉ, ngày lễ; đặc biệt vào dịp kỉ niệm 19/5 và
2/9, mỗi ngày có tới hàng vạn người vào viếng Bác. Đối với khách nước ngoài, theo
đánh giá của Tổng cục Du lịch, hẩu như 100% khách du lịch khi đến Hà Nội đã vào
Lăng viếng Chủ tịch Hổ Chí Minh và hiện nay, số lượng khách quốc tế vào Lăng viếng
Bác tăng từ 3 đến 4 lần so với các năm trước đây. Điểu đó cho thấy Lăng Bác không chỉ
là một di tích lịch sử quan trọng của nước nhà mà còn là một điểm du lịch nổi tiếng
của cả nước.
Ngoài hoạt động phục vụ thăm viếng, trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng
trường Ba Đình còn diễn ra các sinh hoạt văn hoá, chính trị. Những lễ báo công, giao
ước thi đua, kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn thường được tổ chức trước Lăng. Từ ngày
19/5/2001, nghi lễ chào cờ hàng ngày đã được tiến hành trang trọng trước Lăng Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Hình ảnh của Tổ quốc với lãnh tụ được hoà quyện vào nhau, càng
tôn thêm giá trị văn hoá, tinh thần và ý nghĩa chính trị của công trình Lăng Chủ tịch
Hổ Chí Minh.

M ộ t »ố


ticli lỊcíi tU -

(

VẲM

203 >

tioẮ v t ệ t NArM


THÀNH CÓ LOA

T

hành cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông
Anh, Hà Nội, cách trung tâm Thành phố
Hà Nội khoảng 17km vê’ hướng tây bắc,
là kinh đô của nhà nước Âu Lạc (tên nước Việt
Nam thời đó) dưới thời An Dương Vương vào
khoảng thế kỉ thứ III trước Công nguyên và của
nhà nước Vạn Xuân dưới thời Ngô Quyền thế kỉ
X. Năm 1962, thành Cổ Loa được Nhà nước xếp
hạng Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia.
Với diện tích bảo tổn gần sooha; được coi là
địa chỉ vàn hoá đặc biệt của thủ đô và cả nước,
Cổ Loa có hàng loạt di chỉ khảo cổ học đã được
phát hiện, phản ánh quá trình phát triển liên tục
của dân tộc ta từ sơ khai qua các thời kì đồ đổng,
đổ đá và đồ sắt mà đỉnh cao là văn hoá Đông

Sơn. Thành cổ Loa được các nhà khảo cổ học
đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào
Một sồ bi tícVi lịcti sứ -

c

VẲM

204 >

tioÁ V iệt


bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của
người Việt cổ”.
Thành có 3 vòng. Chu vi vòng ngoài là 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong l,6km.
Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp
đến đâu, lũy xảy đến đó. Mặt ngoài lũy dốc thẳng đứng, mặt trong xoài để ngoài
đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4 - 5m, có chỗ 8 - 12m.
Chân lũy rộng 20 - 30m, mặt lũy rộng 6 - 12m.
Xung quanh Cổ Loa có một mạng lưới thủy văn dẩy đặc, tạo thành một vùng
khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh. Thuở ấy,
sông Thiếp - Ngũ Huyền Khê - Hoàng Giang thông với sông Cẩu ở Thổ Hà, Quả
Cảm (Hà Bắc); thông với sông Hổng ở Vĩnh Thanh (Đông Anh). Ngay sau khi xây
thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa
phương đóng thuyền chiến. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện, chế
tạo côn, kiếm, giáo, mác và nỏ liên châu, mỗi phát bắn nhiều mũi tên. Có nhiều
bằng chứng khảo cồ về sự tồn tại của hàng chục vạn mũi tên đông có thể dùng nỏ
liên châu ở đây.
Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa hình tự

nhiên. Họ tận dụng chiểu cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên
hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn
theo địa hình chứ không theo đường thẳng như bức tường thành trung tâm. Người
xưa lại xây thành bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ,
vừa là nguổn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng.
Chiếc Đầm Cả rộng lớn nằm ở phía đông cũng được tận dụng biến thành bến cảng
làm nơi tụ họp cho hàng trăm thuyển bè.
Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được
dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đẩm
được kè nhiểu đá hơn. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền
khác đến. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau,
nhiểu nhất là ở chần thành và rìa thành để chống sụt lở. Các cuộc khai quật khảo cổ
học đã tìm thấy một số lượng gốm khổng lổ gổm ngói ống, ngói bản, đẩu ngói, đinh
ngói. Ngói có nhiều loại với độ nung khác nhau và ngói được trang trí nhiểu loại hoa
văn ở một mặt hay hai mặt.
vể mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ
trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu
rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua,
triều đình và kinh đô. Đổng thời đây cũng là một căn cứ kết hỢp hài hoà thủy binh
cùng bộ binh. Nhờ ba vòng hào thông nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối hợp cùng
bộ binh để vận động trên bộ cũng như trên nước khi tác chiến.
Vế mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành cổ
Loa là một chứng cứ vê' sự phân hoá của xã hội thời ấy. Thời kì này, vua quan không
những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, sống gần như cô lập
Một tè í>i ticVi lịc íi sử -

VẰM

C 205 >


tioẮ V iệt N am


hẳn với cuộc sống bình thường. Xã hội đã có giai cấp rõ ràng và có sự phần hoá giàu
nghèo rõ ràng hơn thời Vua Hùng.
vể mặt văn hoá, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành
một di sản văn hoá, một bằng chứng vể sự sáng tạo, về trình độ kĩ thuật cũng như
văn hoá của người Việt Cổ. Đá kè chân thành, gốm rải rìa thành, hào nước quanh
co, ụ lũy phức tạp, hỏa hồi chắc chắn và nhất là địa hình hiểm trở ngoằn ngoèo,
tất cả những điểu làm chứng nghệ thuật và văn hoá thời An Dương Vương. Hàng
năm, vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng
để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, và nhất là để ghi ơn An
Dương Vương.

M ột 5ố w ticVi lỊcVi ívr - VẲM lioẮ vtệt hlAm

c 206 y


THÀNH Cồ SƠN TẢy

T

hành cổ Sơn Tây có tổng diện tích 16ha,
nằm giữa thị xã Sơn Tây, cách trung tâm
Hà Nội hơn 40km, là một công trình kiến
trúc quân sự cổ, được xây dựng vào năm 1822 dưới
triều vua Minh Mạng. Đây là tòa thành cồ duy
nhất của Việt Nam có kiến trúc độc đáo với tường
thành bằng đá ong, bốn cổng thành xây bằng gạch

cổ. Đây là một trong số ít tòa thành dưới thời Minh
Mạng còn lại đến ngày nay. Thành Sơn Tây đã được
Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích Lịch
sử Kiến trúc Quốc gia năm 1994.
Sơn Tây là một trong “Tứ trọng trấn” của các
nhà nước phong kiến Việt Nam xưa (gổm Sơn
Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam). Đến thời
Nguyễn, Sơn Tây vẫn được xếp là một trong bốn
trọng trấn ở Bắc Kì, phía trong thì che chở, bảo
vệ Bắc Thành, bên ngoài thì làm bàn đạp, làm
Một íố bi ticVi lỊc li $ử -

c

VẰM

207 >

VioẢ V iệt N avh


hậu cứ để triều đình bảo vệ vùng biên cương ỏ thượng lưu sông Đà, sông Hổng,
sông Lô; do đó nhà Nguyễn đặt Tồng đốc Sơn Hưng Tuyên đóng tại thành Sơn Tây
để giữ yên cả vùng rộng lớn Tây Bắc và Việt Bắc gổm 5 phủ, 24 huyện mà ngày nay
bao gồm toàn bộ tỉnh Vĩnh Phúc cộng với huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang,
hầu như toàn bộ tỉnh Phú Thọ và hơn một nửa tỉnh Hà Tây cũ. Năm 1822, vua Minh
Mạng cho xây thành Sơn Tầy theo kiến trúc Vauban - kiểu công trình quân sự lấy
theo tên kĩ sư Vauban người Pháp - nằm giữa thị xã Sơn Tây, trên phần đất của hai
làng cổ là Thuần Nghệ và Mai Trai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 42km. Thành cổ
này, trong khoảng thập kỉ 70 - 80 của thế kỉ XIX, là một trung tâm phòng bị kháng

chiến chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn (với những nhân vật lãnh
đạo như Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc,...) giữa hai cuộc xâm lược Bắc Kì lần thứ
nhất (1872) và lần thứ hai (1883) của Pháp. Thành thất thủ vào tay quân Pháp ngày
16/12/1883. Ngày 16/5/1924, Toàn quyển Đông Dương đã ra nghị định xếp hạng di
tích thành Sơn Tây và giao cho Trường Viễn Đông Bác Cổ (nay là Viện Bảo tàng lịch
sử trung ương Pháp) quản lí.
Về mặt kiến trúc, thành có tổng thể hình vuông, mỗi chiều dài khoảng 400m, cao
5m, được xây bằng đá ong - loại đá đặc thù của vùng đất này. Theo thư tịch cổ, thành
có chu vi 326 trượng 7 thước (1.306,8m), tường thành cao 1 trượng 1 thước (4,4m),
mặt thành rộng 4m. Chu vi hào nước bao quanh thành là 448 trượng (1.792m), rộng
6 trượng 7 thước (26,8m), sâu 1 trượng (4m). Thành có nhiểu lỗ châu mai ở phía trên
để cho quân lính nấp phía trong bắn ra ngoài hoặc dùng giáo mác có cán dài đâm đối
phương khi giặc trèo lên tường thành.
Thành có 4 cửa quay ra các hướng và lần lượt có tên là: cửa Hậu, cửa Tiến, cửa
Hữu, cửa Tả. ở mỗi cổng đểu có lẩu canh phía trên (Vọng lầu) và chỉ có một lối ra
vào; phía ngoài có đắp Dương mã thành (còn gọi là mang cá) hình chóp nón chắn
phía ngoài của thành. Xung quanh thành ngoài có hào sâu 3m, rộng 20m, dài khoảng
1.795m, được nối ra sông Tích ở góc thành phía tây nam, nhưng hiện nay chỉ có hai
cửa chính là cửa Tiển và cửa Hậu, có cẩu bắc qua hào nước, dẫn vào cổng thành. Trục
kiến trúc chính của thành là trục nối hai cửa Tiền và Hậu, theo hướng bắc đông bắc
- nam tây nam.
Trước đây các cây cẩu bắc qua hào đều bố trí vào vị trí của tháp và lệch với vị trí
cổng thành để có lợi cho việc phòng thủ. Năm 1883, quân Pháp tấn công thành khiến
cửa Hậu bị hư hại nặng. Cửa Tiền là cổng phía nam của thành Sơn Tây, hơi lệch vê'
phía tây. Cây cầu bằng gạch bắc qua hào nước không được bố trí ngay trước cửa ra
vào mà được xây dựng vào khoảng giữa tháp. Sau khi chiếm được thành, người Pháp
đã cho mở một cửa mới ở ngay trước cầu để tiện đi lại, nhưng cổng cũ vẫn được giữ
nguyên cho đến ngày nay. Trong trận Pháp đánh thành Sơn Tây (1883), cửa Hữu đã
bị đại bác của quân Pháp phá hủy hoàn toàn. Sau khi chiếm được thành, người Pháp
cho xây lại để ngăn cản quần Cờ Đen tấn công chiếm lại thành. Cửa Tả là cổng thành

phía đông lệch nam của thành cổ Sơn Tây, nhìn ra chợ Nghệ, bưu điện Sơn Tây (phố
Phùng Khắc Khoan).
Một số bl ticíi lỊcVi svf -

(

VẲM

208

lioÁ Việt 'Nam i

>


Chính giữa thành là “Vọng cung nữ” vể hướng nam, là nơi nghỉ của vua mỗi khi
đi tuần thú và là nơi các quan trong trấn hàng năm, hai mùa xuân thu đến tế lễ hoặc
“bái vọng” mỗi khi có chiếu chỉ của nhà vua ban xuống.
Trước điện Kính Thiên là một sân rộng lát gạch, phía ngoài cổng có bức bình
phong xây bằng gạch, đắp hình nổi “Long vân khánh hội” bằng vôi vữa. Tiếp đó là
Đoan môn có ba cửa ra vào, nhìn thẳng ra Kì đài (cột cờ) xây trên một bệ hình chóp
vuông cụt bằng đá ong, cao khoảng 18m. Phía tầy thành là Võ miếu - nơi thờ các
tướng sĩ đã anh dũng hi sinh trong khi chiến đấu bảo vệ thành.
Bên cạnh đó là dinh thự và công đường của các quan đầu tỉnh: Tổng đốc (sau đổi
là Tuần phủ), Bố chánh (hay Án sát), Đê' đốc và Đốc học. Về phía đông của Vọng cung
là ngục thất (trại giam), kho lương và Trại con gái - nơi vỢ con binh lính ở.
Hình ảnh vể thành cổ Sơn Tây đã được miêu tả thông qua ngòi bút của bác sĩ
Charles Edouard Hocquard trong quân đội viễn chinh Pháp năm 1884 như sau: “Bên
trong, giữa thành có một tháp cao 18m (cột cờ). Còn lại là Hành cung, nhà ở của các
quan tỉnh và kho lương. Phía trước tháp có 2 bể nước lớn hình vuông xung quanh xây

gạch và lan can bảo vệ. Theo người ta nói lại, trước đây một bể chứa nước dùng cho
quân đồn trú, còn một bể dùng nuôi cá phục vụ bữa ăn... Cửa đi vào bên trong tháp
(cột cờ) đang mở, tôi lên trên đó để xem. Bên trong tháp có một cầu thang xoáy trôn
ốc với khoảng 50 bậc bằng đá tảng. Cầu thang này được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt
trời qua những cửa sổ tròn nhỏ, làm cho người ta có cảm giác như đang trèo lên tháp
chuông nhà thờ ở quê hương chúng ta (ở Pháp)... nhấp nhô tám kho gạo dẫn vào hành
cung. Hành cung nổi bật hẳn lên với hình bốn cạnh, mái hai tầng uốn cong, phần nhô
ra được trang trí bằng những quái vật đẩu sư tử mặt nhăn nhó ghép bằng những mảnh
sứ xanh lơ gắn xi măng. Hành cung trông ra một sân rộng vuông vức, lát bằng những
phiến đá rộng, mài nhẵn. Lối vào sân có hai con sư tử được tạc với kích thước lớn như
thật, đang đứng vươn mình trên những khối đá hoa cương màu xám trông rất đẹp. Để
vào sân, người ta phải đi qua một hàng hiên đổ sộ hai tẩng mái có trổ ba cửa và những
gác chuông nhỏ cũng được trang trí nhiều hình tượng khác nhau bằng các mảnh sứ
xanh lơ giống như một ngôi chùa”. Đoạn viết trên đã làm toát lên hình ảnh khái quát
nhất vể thành cổ Sơn Tầy ở cuối thế kỉ XIX, viỉa thể hiện được những nét quan trọng
trong việc bố phòng của thành, vừa cho thấy vị trí của từng khu trong thành là rất rõ
ràng, vừa làm toát lên tính sáng tạo của nhân dân khi xây dựng được ngôi thành khá
kiên cố, đổ sộ.
Trải qua gần 200 năm, bị nhiều cuộc chiến tranh tàn phá, thành Sơn Tây đã bị phá
huỷ phẩn lớn, hiện nay chỉ còn lại tường thành, cửa tiền, cửa hậu, hai khẩu thần công
và một số phế tích như vọng lâu, nền điện Kính Thiên, giếng nước,... Do vậy, ngày
16/2/2009, UBND Thành phố Hà Nội đã ra quyết định cải tạo, chỉnh trang di tích lịch
sử văn hoá Thành cổ Sơn Tây phục vụ cho Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà
Nội. Tuy vậy, nơi đầy vẫn là một địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng của Sơn Tây, là
điểm dừng chân của nhiều du khách khi đến với vùng đất phía tây Hà Nội, là địa chỉ
khám phá hấp dẫn của những người yêu lịch sử.
Mdt »ố

M


ticVi lỊcVi tU -

(

VÀM

209 >

VioẢ Việt 'N avm


ƠÃN MIẾU

-

QUỐC Từ GIÁM

0*'

uần thể Văn miếu - Quốc Tử giám nằm
ì phía nam thành Thăng Long, xưa thuộc
thôn Minh Giám, tổng Hữu Nghiêm,
h u y ệin h ọ Xương; thời Pháp thuộc làng Thịnh
huyệnThc
Hào, tổng Yên Hạ, huyện Hoàng Long, tỉnh Hà
Đông, nay thuộc Thành phố Hà Nội.
Văn miếu được xây dựng từ năm 1070, tức
năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông và được
Đại Việt sử kí toàn thư chép lại như sau: “Mùa thu
tháng 8, làm Văn miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu

Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn
mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học”. Như vậy
Văn miếu ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh,
Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một
trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử
Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên
phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến năm 1072 lên ngôi
Một số

tícVi lịcVi íừ

-

V Ả M I10Ả V iệt

C 2 10 >

N am


trở thành vua Lý Nhân Tông. Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Vàn miếu và chỉ thờ
Khổng Tử. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Vàn miếu Hà Nội. Tổng trấn Bắc thành
Nguyễn Văn Thành cho xây thêm Khuê Văn các, Văn miếu chỉ còn mang tính chất của trấn
Bắc Thành, sau đổi thành Văn miếu Hà Nội.
Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường đại học đẩu tiên ở Việt Nam: Quốc Tử
giám bên cạnh Văn miếu. Ban đấu, trường chỉ dành riêng cho hoàng tử và con các bậc
đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử
giám thành Quốc học viện, cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân
học xuất sắc. Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám
Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370, ông mất,

được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn miếu bên cạnh Khổng Tử. Vào năm 1484,
Lê Thánh Tông cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 trở
đi. Mỗi khoa có một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12
khoa thi cao cấp. Đến thời Nguyễn, Quốc Tử giám đổi thành học đường của phủ Hoài
Đức và sau đó xây thêm đền Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, thực
dân Pháp nã đại bác làm đổ sập Quốc Tử giám, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên
đá. Vì vậy, hình ảnh của Văn miếu - Quốc Tử giám hiện nay đã không còn được như ngày
xưa bởi sự tàn phá của thực dân Pháp và đã được sửa chữa, xây dựng lại.
Khu Văn miếu - Quốc Tử giám có tường gạch vổ bao quanh, phía trong chia
thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian được giới
hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau. Từ ngoài vào trong có lần lượt các
cổng là: Văn miếu, Đại Trung, Khuê Văn các, Đại Thành và cổng Thái Học. Quấn thể
kiến trúc này nằm trên diện tích 54.33 Im^ bao gồm: hổ Văn, khu Văn miếu - Quốc Tử
giám và vườn Giám mà kiến trúc chủ thể là Văn miếu và Quốc Tử giám.
Trước mặt Văn miếu có một hồ lớn gọi là hồ W n Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hổ.
Giữa hồ có gò Kim Châu, là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa.
Văn miếu môn tức là cổng tam quan phía ngoài. Tầng trên có ba chữ
(Wn
miếu môn). Kiểu dáng kiến trúc Văn miếu môn nhiều nét độc đáo rất đáng lưu ý trong hệ
thống kiến trúc cổ Việt Nam. Nhìn bên ngoài tam quan là 3 kiến trúc riêng biệt; cửa chúih
giữa thực chất xây 2 tẩng, mặt bằng hình vuông. Phía trước Văn miếu Môn là tứ trụ (nghi
môn) và hai tấm bia Hạ mã hai bên là mốc ranh giới chiểu ngang phía trước mặt cổng. Xưa
kia dù là công hầu hay khanh tướng, dù võng lọng hay ngựa xe hễ đi qua Văn miếu đểu
phải xuống đi bộ ít nhất đoạn giữa hai tấm tấm bia Hạ mã mới lại được lên xe lên ngựa. Tứ
trụ được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao hơn trên có hình hai con nghê chẩu vào. Quan
niệm tâm linh cho rằng đây là vật linh thiêng có khả năng nhận ra kẻ ác hay người thiện.
Hai trụ ngoài đắp nổi bốn con chim phượng xoè cánh chắp đuôi vào nhau.
Từ cổng chính Văn miếu môn, vào không gian thứ nhất gọi là khu Nhập đạo, theo
đường thẳng tới cổng thứ hai là Đại Trung môn. Ngang hàng với Đại Trung môn, bên
trái có Thành Đức môn, bên phải có Đạt Tài môn. Trong khu vực này trổng cây bóng

mát gẩn kín mặt bằng. Hai chiếc hổ chữ nhật nằm dài sát theo chiểu dọc bên ngoài.
Cảnh này gây nên cảm giác tĩnh mịch, thanh nhã của nơi “văn vật sở đô”.
Môt số bi ticVi lỊcti svr -

(

VẲM

211

)

VtoẮ Vỉệt NAm


Đại Trung môn làm kiểu ba gian, xây trên nến gạch cao, có mái lợp ngói mũi hài,
có hai hàng cột hiên trước và sau, ở giữa là hàng cột chồng nóc. Con đường thẳng từ
Văn miếu môn tới Đại Trung môn chạy thẳng tới Khuê Văn các. Từ hai cửa Đạt Tài
và Thành Đức ở hai bên cửa Đại Trung, hai con đường nhỏ hơn song song chạy thẳng
với con đường trục giữa, chia khu vực thứ hai này thành bốn dải khá cân bằng. Hai hổ
nước được đào ở vị trí tương tự như ở khu vực thứ nhất. Việc lặp lại một khu vực chỉ
có cây cỏ, cộng với dãy tường ngăn và lớp cửa ra vào, được các nhà kiến trúc cho là rất
thành công trong ý đồ tạo nên cảnh thâm nghiêm, tĩnh mịch của khu vực kiến trúc.
Khuê Văn các là một lẩu vuông tám mái, bao gổm bốn mái thượng và bốn mái
hạ, cao gẩn chín thước, do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn xây dựng vào
năm 1805. Gác dựng trên một nển vuông cao cân xứng có lát gạch Bát Tràng mỗi bể
có chiểu dài là 6,8m. Kiểu dáng kiến trúc Khuê Văn các rất hài hoà và độc đáo. Tầng
dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài Im và trên các mặt trụ đểu
có chạm trổ các hoa văn rất tinh vi và sắc sảo. Tầng trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp
vàng trừ mái lợp và những phẩn trang trí góc mái hoặc trên bờ nóc là bằng chất liệu

đất nung hoặc vôi cát có độ bển cao. Sàn gỗ có chừa 2 khoảng trống để bắc thang lên
gác. Bốn cạnh sàn có diểm gỗ chạm trổ tinh vi. Bốn góc sàn làm lan can con tiện cũng
bằng gỗ. Bốn mặt tường bịt ván gỗ, mỗi mặt đểu làm một cửa tròn có những thanh gỗ
chống tỏa ra bốn phía. Cửa và những thanh gỗ chống tượng trưng cho sao Khuê và
những tia sáng của sao. Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào treo một biển sơn son thếp
vàng ba chữ
(Khuê Văn các). Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một đôi câu đối chữ
Hán thếp vàng.
Hiện vật giá trị bậc nhất ở Văn miếu là 82 tấm bia Tiến sĩ dựng ở hai bên phải
trái của giếng Thiên Quang, mỗi bên 41 tấm dựng thành hai hàng ngang, mặt bia đểu
quay vê' phía giếng. Cả hai bên, giữa mỗi vườn bia xây một tòa đình vuông, bốn mặt
bỏ trống, nển cao, giữa nến có bệ, cửa đểu trông thẳng xuống giếng. Trong 82 tấm bia
còn lại tới ngày nay, tấm sớm nhất dựng vào năm 1484, khắc tên các vị tiến sĩ đỗ khoa
Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ Ba (1442). Tấm cuối cùng dựng vào năm 1780,
khắc tên các tiến sĩ đỗ khoa Kỉ Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ bốn mươi (1779).
Vào ngày 9/3/2010, UNESCO đã chính thức công nhận 82 tám bia tại Văn miếu Quổc Tử giám là Di sản tư liệu thế giới
Qua cửa Đại Thành là vào khu vực chính của di tích Văn miếu - Quốc Tử giám.
Cửa Đại Thành là một kiến trúc ba gian với hai hàng cột hiên trước sau và một hàng
cột giữa. Chính giữa, trên giáp nóc có treo một bức hoành khắc ba chữ
(Đại
Thành Môn) theo chiểu ngang. Bức hoành sơn thếp được để năm 1888 là minh chứng
cho lần tu sửa lớn vào thời Đồng Khánh nhà Nguyễn, và cũng là một bằng cứ gián tiếp
cho năm khởi dựng Văn miếu vào thời vua Lý Thánh Tông.
Cửa Đại Thành mở đầu cho khu vực của những kiến trúc chính gổm nơi thờ
Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất thập nhị hiển và cũng là nơi giảng dạy của trường
giám thời xưa. Chính trước mặt là tòa đại bái đường rộng rãi, to lớn và thâm nghiêm
trải suốt chiểu rộng của sân, nối giáp với đẩu hổi của tả vu, hữu vu hai bên, tạo thành
Môt số t>í ticVi lỊcVi

c


sử

-

VẴM

212 >

VioÁ việt Nikm


cụm kiến trúc hình chữ u cổ kính và truyền thống. Sau đại bái đường là tòa thượng
điện có quy mô tương tự cả vể chiểu cao lẫn bể rộng. Đại bái đường nối với thượng
điện bằng một tiểu đình hình vuông. Nếu tách riêng cụm 3 kiến trúc này ra mà nói thì
chúng được xây dựng theo hình chữ còng mà tiểu đình chính là nét sổ giữa và đại bái
đường, thượng điện là hai nét ngang trên và dưới.
Thượng điện ở phía sau 9 gian, tường xây 3 phía, phía trước có cửa đóng kín 5
gian giữa, 4 gian đầu hồi có cửa chấn song cố định; tạo nơi đây một không khí thâm
nghiêm, u tịch. Gian chính giữa có khám và ngai lớn để trên một bệ xây, trong có bài
vị Chí thánh tiên sư Khổng Tử. Bên trái có hai ngai thờ Tăng Tử và Mạnh Tử; bên phải
có hai ngai thờ Nhan Tử và Tử Tư. Hai gian đẩu hổi cũng có hai khám lớn xếp chầu
vào gian giữa, thờ Thập Triết gổm những vị: Mẫu tử, Nhiễm tử, Đoan Mộc tử, Trang
Tử, Bốc tử, Hữu tử, Tể tử, Ngân tử, Suyển Tôn tử, Chu tử.
Tòa đại bái bên ngoài cũng xây 9 gian, nhưng chỉ xây 2 tường hồi còn mặt trước
mặt sau để trống. Tòa đại bái này có chức năng hành lễ trong những kì tế tự xuân thu.
Chỉ gian chính giữa có hương án thờ còn các gian khác đểu bỏ trống. Tại đây treo khá
nhiều hoành phi cầu đối. Bức hoành gian giữa khắc bốn chữ Khang Hi ngự thư và
Đổng Khánh Mậu Tý trọng đông thuận để (1888).
Củng như thượng điện, đại bái đường mang đậm phong cách kiến trúc thời Hậu Lê,

không chạm trổ cẩu kì, chổng đấu làm theo kiểu đấu đỡ cột chổng rất Việt Nam, khác
hẳn với phong cách kiến trúc đồng thời của những cồng trình ở các nước láng giềng.
Khu khải thánh là khu sau cùng của di tích, là nơi thờ cha mẹ Khổng Tử, tức là
Thúc Lương Ngột và Nhan Thị. Đền Khải Thánh xưa vốn là Quốc Tử giám, nơi rèn
đúc nhân tài cho nhiếu triều đại. Năm 1946, quán Pháp đã bắn đại bác phá hủy sạch
nơi đây nên kiến trúc ngày nay là hoàn toàn mới. Toàn bộ mái đểu được lợp hai lớp
ngói lót, trên là một lớp chì dày l,5mm rổi đến một lớp ngói lót nữa, và trên cùng là
ngói mũi hài. Phần giữa các cột nhà với chân đá tảng cũng đặt một tấm chì dày l,5mm
để chống ẩm từ dưới lên. Nển sân đểu được lát gạch bát kích thước 30 X 30 x 4cm. Xung
quanh nhà đểu được bó vỉa bằng đá xanh. Quy mô kiến trúc khu Thái Học mới rất bể
thế, trang nghiêm và hài hoà với kiến trúc cảnh quan của khu Văn miếu phía trước.
Nhà tiền đường, hậu đường là công trình xây dựng hoàn toàn mới do Trung tâm thiết
kế tu bổ di tích - Bộ Văn hoá - Thông tin thiết kế kĩ thuật, nằm trong công trình trùng tu
khu Thái Học khởi công xây dựng ngày 13/7/1999. Nhà tiền đường có 9 gian với 40 cột gỗ
lim chống mái, đẩu hồi xây tường bằng gạch, mặt ngoài để trần không trát. Tiền đường là
nơi trưng bày truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo ngày nay, đống thời cũng là nơi tổ
chức các cuộc hội thảo khoa học, văn hoá nghệ thuật dân tộc. Tầng một là nơi tôn vinh
Danh sư Tư nghiệp Quốc Tử giám Chu Văn An và là nơi trưng bày về Văn miếu - Quốc
Tử giám Thăng Long và nển giáo dục Nho học Việt Nam; giới thiệu khái quát lịch sử hình
thành và phát triển của nơi đây cùng những giá trị sâu sắc của truyển thống tôn sư trọng
đạo, hiếu học, để cao nhân tài, thừa kế và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Tầng 2 có 5 gian
là nơi tôn thờ các danh nhàn đã có công xây dựng di tích và đóng góp vào sự nghiệp giáo
dục Nho học của Việt Nam, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.
Một fồ &ỉ ticVi lịcti fứ -

c

VÃM

213 >


Vioá Việt N avm


Văn miếu - Quốc Tử giám đã trải qua một quá trình trùng tu lâu dài sau khi bị
thực dân Pháp tàn phá năm 1947. Năm 1954, sau ngày tiếp quản Thủ đô, Sở Văn hoá
Hà Nội trùng tu lại hai dãy đông vu, tây vu ở hai bên sân đại bái. Ngày 28/4/1962, Bộ
Văn hoá đã công nhận xếp hạng là khu di tích lịch sử cấp Nhà nước. Ngày 25/4/1988,
Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn miếu - Quốc Tử giám được thành lập, có
chức năng quản lí tu bổ, tôn tạo di tích cho xứng đáng với danh tiếng và vai trò trong
lịch sử phát triển nển văn hoá giáo dục của dần tộc. Năm 1991, tu bổ điện đại thành
và cải tạo toàn bộ hệ thống thoát nước. Năm 1992, nạo vét cạp lại 4 hổ nhỏ ở khu vực
thứ nhất và thứ hai. Năm 1993, tu bổ thảm cỏ cây xanh, thay đất trổng lại cỏ, xây dựng
nhà vệ sinh, nhà kho ở sau dãy hữu vu phía tây. Năm 1994, xây dựng lại 8 nhà che bia,
sắp xếp bia Tiến sĩ, mỗi bên 4 dãy, mỗi dãy 10 bia.
Ngày 11/3/2003, thành phố Hà Nội đã khởi công đúc tượng đổng 4 danh nhân văn
hoá là: vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tống và Tư nghiệp Quốc Tử giám
Chu W n An để thờ tự trong nhà Thái Học là những người có công sáng lập Văn miếu Quốc Tử giám và phát triển nền giáo dục Việt Nam.
Hiện nay, cả nước chỉ còn lại sáu văn miếu là chứng tích cho sự phát triển của nến
giáo dục Nho học của dân tộc trong suốt thời kì phong kiến. Trong đó, tiêu biểu nhất
là văn miếu ở Thăng Long - Hà Nội. Cùng với Quốc Tử giám - trường Đại học đầu
tiên của nước Việt Nam được xây dựng từ thế kỉ XI, nơi đây là một trong 23 di tích
quốc gia được xếp hạng đặc biệt và đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn không
chỉ với người dần trong nước mà còn đối với những du khách nước ngoài muốn tìm
hiểu sâu vê' lịch sử nước ta.

Một » ố

Í>1


tícVi lỊcVi sử -

VẲM

( 2 1 4 )

VioẮ V iệt N A m


CỠN SƠN - KIẾP BẠC

K

hu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc địa
bàn huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương là
một trong hai mươi ba di tích quốc gia đặc
biệt quan trọng của Việt Nam. Nơi đây gốm quần
thể các di tích lịch sử liên quan đến những chiến
công lẫy lừng trong ba lần quân dân thời Trần
đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỉ
XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa
quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỉ XV. Đây
cũng là nơi gắn liến với thần thế, sự nghiệp của
các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng
Đạo cùng với nhiếu danh nhân văn hoá của dân
tộc; Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang;
do đó, quần thể di tích này bao gổm cả chùa và
đến thờ các vị danh nhản văn hoá trên. Trong đó,
điểm nhấn của khu di tích này là chùa Côn Sơn và
đền Kiếp Bạc.

Một số ĩ>i tích lỊcVi sử - VÂM VioÁ V iệt Nsim

C215>


Chùa Côn Sơn tọa lạc trên xã Cộng Hoà, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng Kì Lân cách Hà Nội khoảng 75km, là một trong ba trung tâm của thiển phái Trúc Lâm
thời Trần. Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng
Đạo, là nơi thờ phụng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Danh từ Kiếp Bạc là ghép
từ tên của hai vùng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Vị trí của đển rất đặc
biệt là nằm dựa lưng vào núi Trán Rổng, quay mặt ra Lục Đáu Giang - nơi hội tụ của
sáu con sông; sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và
nhánh chính của con sông Thái Bình. Quần thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc được
xếp hạng Quốc gia năm 1962 và xếp hạng đặc biệt quan trọng vào năm 1994.
Chùa Côn Sơn tên chữ là “Thiên Tư Phúc Tự”, nghĩa là chùa được trời ban cho
phước lành. Trong dân gian còn gọi là chùa Hun vì tương truyền núi Côn Sơn là nơi
hun gỗ làm than và đã từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của
Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỉ X.
Nơi đầy, văn hoá Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo cùng tồn tại và phát triển qua nhiều
thế kỉ, nhưng tất cả đều thấm đẫm bản sắc văn hoá Việt, đều để lại dấu ấn qua mỗi công
trình xây dựng, qua từng chi tiết kiến trúc, chạm khắc, qua các bia đá, tượng thờ, hoành
phi, câu đối; qua văn hoá Lý - Trấn, Lê - Nguyễn và ở các tầng văn hoá dưới lòng đất khi
khai quật khảo cổ học. Thiền sư Huyền Quang - vị tổ thứ ba của Thiển phái Trúc Lâm một thiền phái mang màu sác dân tộc Việt Nam đã về tu ở chùa Côn Sơn. Tại Côn Sơn,
Huyền Quang cho lập đài Cửu phẩm liên hoa, biên tập kinh sách, làm giảng chủ thuyết
pháp, phát triển đạo phái không ngừng. Ngày 22 tháng Giêng năm Giáp Tuất (1334), Thiển
sư Huyền Quang viên tịch tại Côn Sơn. Vua Trần Minh Tông đã cấp cho chùa ruộng để thờ
và cho xây tháp tổ sau chùa, đặc phong Tự Tháp “Huyến Quang tôn giả”.
Chùa xưa là một công trình kiến trúc vĩ đại gồm 385 pho tượng, từng là quần thể
nguy nga với 83 gian lát gạch đỏ, ngói để men màu. Đến nay, chùa vẫn giữ lại được
những ngọn đá chạm cánh sen và một số ngói mũi hài đời Trần. Trước sân chùa có
một cầy cổ thụ 600 tuổi làm tăng thêm vẻ trang nghiêm và uy nghi của chùa. Chùa

kiến trúc theo kiểu chữ cồng, gổm Tiến đường, Thiêu hương, Thượng điện là nơi thờ
Phật, trong đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3m. Tiếp đến nhà tổ là nơi thờ
các vị tồ có công tu nghiệp đối với chùa: Điều ngư Trúc Lầm Trần Nhân Tông, Thiền
sư Pháp Loa và Thiển sư Huyền Quang.
Đường vào Tam quan lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm tuổi phong trần xen
lẫn những tán vải thiểu xum xuê xanh thẫm. Tam quan được tôn tạo năm 1995, có 2
tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu của nền nghệ thuật kiến trúc thời
Lê. Sân chùa có 4 nhà bia. Phía sau chùa là khu mộ tháp Đăng Minh Bảo Tháp, được
xây dựng toàn bằng đá xanh cao 3 tầng, bên trong đặt xá lợi và tượng của sư Huyền
Quang. Dưới chân Đăng Minh bảo tháp là giếng Ngọc mà người xưa tương truyền
giếng này là con mắt của con Kì Lân.
Từ chùa Côn Sơn leo khoảng 600 bậc thang đá là tới đỉnh Côn Sơn cao 200m, trên
đỉnh có một phiến đá khá rộng gọi là Bàn Cờ Tiên. Nơi đầy có một cái am nhỏ gọi là
am Bạch Vân hình chữ Công với tám mái chảy, có lan can xung quanh. Đến chùa, du
Một số b i tícVt lịcVt sử

-

VĂ M

(216)

Vioíi V iét N A m


khách có dịp xem lại bút tích của vua Trần Duệ Tông được khắc trên tấm bia có ba chữ
“Thanh Hư động”. Đây là một di sản quý giá nhất của chùa. Bia được đặt trên lưng một
con rùa. Kế bên là cũng là một di sản không kém phần quan trọng của chùa là bia đá
sáu mặt với tên gọi là Côn Sơn Thiên Tư Phúc Tự. Bên suối Côn Sơn có phiến đá gọi
là Thạch Bàn mà xưa Nguyễn Trãi đã ngồi làm thơ. Đi vể phía hạ nguồn, theo ven suối

Côn Sơn du khách sẽ thấy được đển thờ Nguyễn Trãi là một quần thể kiến trúc khá
đẹp gồm cầu đá, cổng đá, tam quan, điện thờ. Ngoài ra, còn có đển thờ vị thẩn Trần
Nguyên Hãn và đền Trần Nguyên Đán ở thượng nguồn suối.
Chùa Côn Sơn có từ thời Trẩn, năm Khai Hựu nguyên niên (1329), được Pháp
Loa tôn tạo với quy mô lớn. Dấu vết của lẩn trùng tu này còn hiện diện đến nay. Vào
đời Lê, chùa tiếp tục được trùng tu và mở rộng rất nguy nga đổ sộ. Tuy nhiên, trải qua
biến thiên vể lịch sử và thời gian, chùa Côn Sơn ngày nay chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ
ẩn mình dưới tán lá xanh của các cầy cổ thụ.
Đền Kiếp Bạc được dựng vào đầu thế kỉ XIV, là nơi thờ Trần Hưng Đạo - người anh
hùng dân tộc, vỊ chỉ huy quần sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Nguyên Mông. Vào thế kỉ XIII, đầy là nơi đóng quân và là phủ đệ của ông. Kiếp Bạc là một
địa danh lừng lẫy bên Lục Đầu Giang, cách Côn Sơn chừng 5km. Kiếp Bạc có thế “rồng
vươn, hổ phục,” có “tứ đức, tứ linh.” Thế sông núi hiểm mà hài hoà, hùng vĩ khoáng đạt mà
trang nhã. Tại đây, hội nước bốn dòng sông từ thượng nguồn dổn về, chảy vào sông Thái
Bình và sông Kinh Thẩy. Từ Kiếp Bạc có thể thuận tới Thăng Long, lên ngược, về xuôi, ra
biển đểu dễ dàng nên đây là vị trí chiến lược, “quyết chiến điểm” mà cả quần dân Đại Việt
cũng như quân xâm lược phương Bắc đều cẩn chiếm giữ trong các cuộc chiến tranh.
Tam quan đển Kiếp Bạc như bức cuốn thư “Lưỡng long chầu nguyệt” thật bể thế,
trên cổng có khắc bốn chữ “Hưng thiên vô cực”, dưới có năm chữ “Trần Hưng Đạo
Vương từ”. Bên trong đển có ba tòa điện lớn: tòa điện phía ngoài thờ Phạm Ngũ Lão,
ở chính giữa thờ Hưng Đạo Vương, điện thứ ba là thờ phu nhân Đạo Vương là công
chúa Thiên Thành và hai cô con gái là Nhị vị Vương Cô. Trong đến còn có bảy pho
tượng bằng đổng và bốn bài vị thờ các con trai của ông cùng với hai gia tướng là Yết
Kiêu và Dã Tượng. Gần đển là Viên Lăng là một quả núi nhỏ cây cối mọc um tùm, một
số người cho rằng đây là nơi an táng Trần Hưng Đạo.
Bên cạnh chùa Côn Sơn, đến Kiếp Bạc; khu di tích này còn có đền thờ Nguyễn
Trãi được xây dựng từ năm 2000. Đển nằm trên khuôn viên đất rộng gần 10.000m^ tại
chân núi Ngũ Nhạc, nằm trong khu vực Thanh Hư Động. Phía bên phải là dòng suối
Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái, ôm lấy khu Đển. Ngôi đến
chính tựa lưng vào Tổ Sơn, hai bên tì vào hai dãy núi Ngũ Nhạc và Kì Lân là tả Thanh

long và hữu Bạch hổ. Phía trước có hổ nước rộng, tiếp theo là núi Trúc Thôn đối diện
với núi Phượng Hoàng. Xa xa là dãy núi An Lạc đã tạo nên thế núi lớp lớp điệp trùng.
Chùa Côn Sơn tổ chức lễ hội vào đầu năm mới, từ ngày 15 đến 22 tháng Giêng
nhằm kỉ niệm ngày mất của Thiền sư Huyền Quang. Từ ngày 15 đến ngày 20 tháng
Tám âm lịch hàng năm, ở Kiếp Bạc có diễn ra hội đền Kiếp Bạc (còn gọi là hội tháng
Tám Kiếp Bạc) để tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Trân Hưng Đạo.
Một 5 ố

bi

tícVi lỊcVi từ

-

VẲM

C217>

VioẢ V ĩ ệ t

NAm


VĂN MIẾU MAO ÔIỀN

C

Ó bể dày truyền thống chỉ đứng sau Văn
miếu - Quốc Tử giám với hơn 500 năm
tổn tại và thờ hơn 600 vị tiến sĩ, Văn miếu

Mao Điền (Hải Dương) đã trở thành niểm tự hào
vê' truyển thống hiếu học của xứ Đông. Nằm bên
Quốc lộ 5, cách thành phố Hải Dương 15km vể
phía tây, cách thành phố Hà Nội khoảng 42km về
phía đông, thuộc xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng
(Hải Dương), Văn miếu Mao Điển được biết tới là
một trong số ít Văn miếu hàng tỉnh còn tồn tại ở
Việt Nam. Với vỊ trí rất gần Quốc lộ 5 từ Hà Nội
đi Hải Phòng nên hẩu hết du khách khi đi qua Hải
Dương đểu muốn ghé thăm Văn miếu nổi tiếng
thứ hai của cả nước.
Nguyên được lập ra để tổ chức các kì thi
Hương của trấn Hải Dương xưa, nhưng vào thời
nhà Mạc, nơi đây đã được bốn lẩn tổ chức thi đại
Một s ả

bi

tícVi lỊcti sừ -

c

VẲM

218 >

VioẮ V iệt Nikm


khoa. Nơi đây thờ Đức thánh Khổng Tử, tôn vinh các bậc Nho học tiêu biểu cho

truyền thống hiếu học của người xứ Đông từ mấy trăm năm và phối thờ thêm 8 vị Đại
khoa tiêu biểu cho các lĩnh vực và thời đại (trong đó có 7 vị là người Hải Dương): Nhà
giáo Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi (thời Trần, thế kỉ XIII X IV ) , Danh nhân văn hoá thế giới, Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi (thời Lê Sơ, thế kỉ
XV ) , Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm (thời Mạc, thế kỉ XVI), Đại danh y, Thiển
sư Tuệ Tĩnh, Nhập nội hành khiển Phạm Sư Mạnh (thời Trần, thế kỉ XIII - XIV), Thẩn
toán Vũ Hữu (thời Lê Sơ, thế kỉ XV) và Nghi Ái quan, Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ (thời
Mạc, thế kỉ XVI). Văn miếu Mao Điển thờ hơn 600 tiến sĩ chính là nơi hội tụ tinh hoa
văn hoá giáo dục của một vùng đất học nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long. Với
ý nghĩa đó, Văn miếu Mao Điển đã được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử - Văn
hoá cấp Quốc gia năm 1992 theo Quyết định số 97/QĐ-VH.
Từ giữa thế kỉ thứ XV, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ,
quan lại, nhà Lê đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong
đó có Văn miếu Mao Điền thuộc tổng Mao Điền, phủ Bình Giang, trấn Hải Dương
(nay thuộc thôn Mao Điền, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Đầu
thế kỉ XVI, do Thăng Long bất ổn vê' chính trị nên nhà Mạc đã tổ chức 4 khoa thi
Hội tại trường thi Mao Điển. Trong đó, tại khoa thi Ất Mùi năm Đại Chính thứ sáu
(1535), trấn Hải Dương có Nguyễn Bỉnh Khiêm, người nổi tiếng Thủ khoa cả ba kì
thi: Hương, Hội, Đình, được triều đình phong tặng Trạng nguyên. Đến thời Tầy Sơn
(1788 - 1802), để thuận tiện cho việc quản lí của trấn, Văn miếu được di chuyển từ xã
Vĩnh Lại, huyện Đường An yể xã Mao Điển, huyện Cẩm Giàng, hỢp nhất với trường
thi Hương (nay là Vàn miếu Mao Điển và cánh đổng Tràng) trở thành công trình rộng
tới 10 mẫu (3,6ha).
Văn miếu và trường thi trấn Hải Dương có một lịch sử vẻ vang - nơi đã đào tạo
hàng ngàn cử nhân, tiến sĩ nho học hàng đầu cả nước. Nếu chỉ tính số người đỗ đại
khoa trong 185 kì thi (1075 - 1919), cả nước có 2.898 tiến sĩ thì trấn Hải Dương có 637
vị, trong số 46 Trạng nguyên thì Hải Dương có 12 người. Đặc biệt, Hải Dương còn có
“làng tiến sĩ xứ Đông” thuộc thôn Mộ Trạch, xã Tân Hổng, huyện Bình Giang. Tại đây
có 39 vị tiến sĩ nho học qua các thời kì lịch sử. Sau khi đỗ đạt, hẩu hết các vị đại khoa
đểu mang hết tài năng của mình để xây dựng đất nước. Do đó, Văn miếu Mao Điển
ngay từ xa xưa đã trở thành một niềm tự hào của nhân dần trong vùng.

Vê' mặt kiến trúc, ngay từ khi mới xây dựng, Văn miếu Mao Điển đã là một công
trình văn hoá bê' thế, uy nghi. Văn miếu được xây dựng theo hướng nam gổm các hạng
mục: bái đường, hậu cung mỗi tòa 7 gian, xây theo kiểu chữ Nhị, đông vu, tây vu, gác
Khuê văn, gác Chuông, gác Khánh, đài Nghiên, tháp Bút, Nghi môn, Thiên Quang
tỉnh và Khải thánh thờ thân phụ và thân mẫu Khổng Tử.
Từ Quốc lộ 5, du khách có thể nhìn thấy cổng tam quan đổ sộ (một cổng chính
và hai cổng phụ) và cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi in bóng dưới hồ nước xanh
mát tôn vẻ trang nghiêm, tĩnh mịch cho Văn miếu. Tương truyền, cây gạo cổ thụ này
được trồng từ nám Cảnh Thịnh thứ chín (1801) - thời điểm tái thiết Văn miếu trấn
Một số M tícVi lịc li svr - VẲM lioẮ vtệ t MAtM

C219>


Hải Dương tại Mao Điển. Cổng chính gồm hai tẩng, tầng trên thu nhỏ ở phía trên nóc
tầng dưới và có ba cửa vòm, phía trên ba cửa có lợp mái ngói hai tầng và có hai con
rồng cách điệu.
Với kiến trúc truyền thống hai tẩng tám mái được làm hoàn toàn bằng gỗ lim,
lầu chuông và lẩu trống nằm ngay đầu hổi của hai dãy nhà giải vũ và có hình dáng
giống nhà thủy đình (nhà này thường được thiết kế trên hổ để cho vua chúa, quan lại
ngày xưa xem biểu diễn múa rối nước). Chuông đổng nặng 1.042kg, có đường kính
miệng 115cm, cao 150cm. Trống đại có đường kính miệng 150cm, chu vi tang trống
là 565cm, dài 188cm.
Dãy điện thờ chính bao gốm hai toà nhà lớn 7 gian có mái cong vút, chạm trổ
hình rồng, phượng sánh đôi là bái đường và hậu cung. Bái đường trước kia là nơi bái
lễ của các bậc quan trường, học giả. Hiện nay, đây là đặt bàn thờ công đổng với chiếc lư
hương bằng đá và khánh đá từ thời Tây Sơn (đây là hai di vật cổ nhất của Văn miếu còn
được giữ lại đến ngày nay), ở bức tường hai bên có treo bảng danh sách 637 vị tiến sĩ
quê ở trấn Hải Dương xưa. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm
ở hai hướng đông và tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà đông vu, tây vu.

Phía trong hậu cung của Văn miếu thờ chín bài vị. Chính giữa thờ Khổng Tử, lần
lượt hai bên là bài vị của danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, thầy giáo Chu Văn
An, Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Danh
sĩ Phạm Sư Mạnh, Nhà toán học Vũ Hữu, Danh y Tuệ Tĩnh, nữ Tiến sĩ đầu tiên của
nước ta Nguyễn Thị Duệ.
Năm 1948, giặc Pháp đã chiếm đóng nơi đầy và lập quận Mao Điền. Trong thời kì
kháng chiến chống Mỹ, Văn miếu được sử dụng làm nơi chứa lương thực và vật tư của
Nhà nước. Do năm tháng và chiến tranh, vào giai đoạn 1980 - 1990, Văn miếu Mao
Điển bị xuống cấp rất nghiêm trọng, hầu hết đổ thờ tự bị phá huỷ hoặc thất lạc. Năm
1991, cán bộ và nhân dân xã cẩm Điền bắt đầu đóng góp công sức tu bổ di tích. Năm
1994, chính quyển tiến hành tu bổ bái đường, hậu cung, năm 1995 khôi phục nghi
môn, năm 1999 và 2001 tiếp tục tu bổ hậu cung, đông vu và khôi phục tây vu. Ngày
26/6/2002, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã tổ chức lễ khởi công thực hiện dự án
trùng tu tôn tạo di tích với quy mô lớn và đến ngày 20/4/2004 thì hoàn thành, mở cửa
đón tiếp du khách thập phương.
Xưa kia, cứ vào ngày 17 và 18 (chính lễ là ngày 18) tháng 2 và tháng 8 ầm lịch, trấn
Hải Dương tổ chức lễ tế Khổng Tử. Tiếp nối truyển thống đó, hiện nay, cứ vào tháng
2 và tháng 8 âm lịch hàng năm, Ban quản lí Văn miếu Mao Điền tổ chức lễ hội phục
vụ nhân dân trong vùng và du khách, trong đó có lễ hội xuân được tổ chức vào tháng
2 (chính hội là ngày 18/2) có quy mô rất lớn. Sau khi dự lễ hội ở Văn miếu Mao Điền,
chúng ta có thể tiếp tục thăm Côn Sơn - Kiếp Bạc và những di tích lịch sử - văn hoá
ở Quảng Ninh, Hải Phòng trong một chuyến đi dã ngoại dài ngày.

Một số ĩ>i ticti lỊcVi sví -

c

VẰM

220 >


VioÁ Việt N am


ữ è v MGHÈ - eÌMH KỀNH
Đển Nghè nằm ở trung tâm thành phố, thuộc
phường Mê Linh (nay là phường An Biên, quận Lê
Chân, Hải Phòng). Đền Nghè là di tích lịch sử văn
hoá thờ nữ tướng Lê Chân (quê ở An Biên, Đông
Triều, Quảng Ninh) - vị tướng giỏi của cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng thế kỉ I (40 - 43). Bà là một
nữ tướng tài ba, anh dũng, lập nhiều chiến công
vang dội trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng,
được Trưng Vương phong chức Chương quản
binh quyển nội bộ, giao trọng trách trấn giữ miền
Hải Tẩn. Trong cuộc đấu tranh chống lại quân
xâm lược Hán, bà đã đến vùng đất ngã ba sông
Tam Bạc - sông Cấm, lập ấp vẻn, sau đổi là An
Biên Trang, tiền thân của thành phố Hải Phòng
sau này. Để tưởng nhớ công ơn của bà, nhân dân
trong vùng đã lập miếu An Biên để cúng lễ hàng
ngày. Về sau, miếu được cải tạo từng bước, xây
Mdt tè b i ticVi lịcti tử -

c

221

VẰM


>

VioÁ vtệt N A t t i


×