Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

TIỂU LUẬN CHĂN NUÔI và vấn đề ô NHIỄM môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.33 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y

CHUYÊN ĐỀ:
CHĂN NUÔI VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Giảng viên: TS Lê Văn Phước
Học viên: Nguyễn Quang Hải
Lớp: Cao học - Chăn nuôi 21


I. Tình hình chăn nuôi trên Thế giới và Việt Nam trong những năm
gần đây.
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên thế giới đã có nhiều biến
động cả về tốc độ phát triển, phân bố lại địa bàn và phương thức sản xuất, đồng
thời xuất hiện nhiều nhân tố bất ổn như gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, vệ
sinh an toàn thực phẩm và nhiều dịch bện mới…
1.1. Tình hình chăn nuôi trên thế giới.
Lương thực, thực phẩm là vấn đề sống còn của nhân loại. Ngày nay nông
nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp lương thực và các loại thực phẩm nuôi
sống cả nhân loại trên trái đất. Ngành chăn nuôi không chỉ có vai trò cung cấp
thịt trứng sữa là các thực phẩm cơ bản cho dân số của cả hành tinh mà còn góp
phần đa dạng sinh học trên trái đất.
Số lượng vật nuôi theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giưới
FAO năm 2009 số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giưới như sau:
Tổng đàn trâu 182,2 triệu con, tổng đàn bò 1.164,8 triệu con, dê 591,7 triệu
con,cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.919,1 triệu con và tổng đàn
vịt là 1.008,3 triệu con. Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hành năm của thế giưới
trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm.
Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới có ba hình thức
cơ bản đó là: Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao; Chăn


nuôi trang trại bán thâm canh; Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh.
1.2. Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra chăn nuôi 01/10/2016 cả nước có 2,52 triệu con trâu,
bằng 99,8% so cùng kỳ năm trước do đàn trâu hiện nay nuôi với mục đích lấy
thịt là chủ yếu. Tổng số bò đạt 5,48 triệu con, tăng khoảng 2,4% so với cùng kỳ
năm 2015, trong đó đàn bò sữa đạt gần 283 nghìn con, tăng 2,76% so cùng kỳ
năm trước. Chăn nuôi bò sữa có xu hướng phát triển ổn định tại những địa
phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển đần bò sữa như Sơn
La, Hà Nội, Nghệ An, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh,… Đàn lợn cả nước có 29,1
triệu con bằng 104,8% so với cùng kỳ năm trước. Chăn nuôi lợn phát triển


nhanh, giá thịt lợn hơi trên thị trường duy trì ở mức ổn định, người chăn nuôi có
lãi nhất là những hộ chăn nuôi qui mô gia trại và trang trại. Đàn gia cầm cả nước
hiện có 364,5 triệu con, bằng 106,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó số
lượng gà đạt 277,2 triệu con, tăng 6,9%. Đàn gia cầm phát triển tốt, giá gia cầm
hơi tăng, người chăn nuôi có lãi, chăn nuôi gia cầm phát triển nhanh theo mô
hình sản xuất hàng hóa qui mô trang trại, chăn nuôi hộ nhỏ lẻ có lãi nhưng
không nhiều do gặp khó khăn về vốn và thị trường đầu ra cho sản phẩm.
II. Sự phát triển chăn nuôi và vấn đề môi trường
Trong những thập kỷ gần đây, người ta đã chú trọng nhiều đến việc phát
triển hệ thống chăn nuôi bền vững. Để tăng lợi nhuận nông dân đã và đang
chuyển sang sản xuất trang trại chuyên môn hóa cao. Các hệ thống chăn nuôi
này đã phát sinh một vấn đề thu hút sự quan tâm sâu sắc của xã hội đó là sự ô
nhiễm môi trường. Sự ô nhiễm môi trường do các chất thải chăn nuôi đã làm ảnh
hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái, chuỗi thức ăn và sức khỏe con người. Trong quá
trình chăn nuôi gia súc và gia cầm, quá trình lưu trữ và sử dụng chất thải tạo nên
nhiều chất độc như SO2, NH3, CO2, H2S, CH4, NO3-, NO2-,... và các vi sinh vật có
hại như E.coli, Salmonella,... hay các ký sinh trùng có khả năng lây bệnh cho
người. Các yếu tố này có thể làm ô nhiễm khí quyển, nguồn nước, thông qua các

quá trình lan truyền độc tố và nguồn gây bệnh hay quá trình sử dụng các sản
phẩm chăn nuôi.
Ở các nước chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi là một trong những nguồn
gây ô nhiễm lớn nhất. Chăn nuôi sử dụng tới 70% diện tích đất giành cho nông
nghiệp hoặc 30% diện tích bề mặt của hành tinh. Trên toàn cầu, có 4 nguồn phát
thải lớn nhất khí nhà kính là sử dụng năng lượng hóa thạch, sản xuất công
nghiệp, chăn nuôi (bao gồm cả sử dụng phân bón từ chăn nuôi) và khí sinh ra từ
công nghiệp lạnh. Chăn nuôi sản sinh ra tới 18% tổng số khí nhà kính của thế
giới tính quy đổi theo CO2, trong khi đó ngành giao thông chỉ chiếm 13,5%.
Chăn nuôi sinh ra 65% tổng lượng NO, 37% tổng lượng CH 4 hay 64% tổng
lượng NH3 do họat động của loài người tạo nên. Chăn nuôi đóng góp đáng kể
đến việc làm tăng nhiệt độ trái đất do sản sinh các khí gây hiệu ứng nhà kính


như CH4, CO2, NH3…, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất, sinh hoạt
và biến đổi khí hậu toàn cầu. Các khí CO 2, CH4 và NO2 là 3 loại khí hàng đầu
gây hiệu ứng nhà kính và làm tăng nhiệt độ trái đất, trong đó khí CH 4 và NO2 là
hai khí chủ yếu tạo ra từ họat động chăn nuôi và sử dụng phân bón hữu cơ. Tác
dụng gây hiệu ứng khí nhà kính của chúng tương ứng gấp 25 và 296 lần so với
khí CO2 sinh ra chủ yếu từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. Theo Klooster
(1996) thì lượng NH3, một khí có thể chuyển hóa thành khí oxyt nitơ, phát xạ từ
chăn nuôi vào khí quyển vào khoảng 45 Tg N/năm (1Tg = 1012 g), nhiều hơn
bất kỳ từ nguồn nào khác. Để sản xuất 1.000 kg thịt lợn thì hàng ngày sản sinh
ra 84 kg nước tiểu, 39 kg phân, 11 kg TS (chất rắn tổng số), 3,1 kg BOD 5 (nhu
cầu oxy sinh hóa, một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ ô nhiễm của nước
thải), 0,24 NH4-N (ASAE standards) chưa kể ô nhiễm từ nước tắm và rửa
chuồng.
III. Chăn nuôi, nguồn phát chất thải quan trọng
Chăn nuôi được xác định là một trong những ngành sản xuất tạo ra một
lượng chất thải nhiều nhất ra môi trường. Chất thải chăn nuôi là một tập hợp bao

gồm các chất ở tất cả các dạng rắn, lỏng hay khí - phát sinh trong quá trình chăn
nuôi, lưu trữ, chế biến hay sử dụng chất thải.
Các chất thải chăn nuôi được phát sinh chủ yếu từ:
- Chất thải của bản thân gia súc, gia cầm như phân, nước tiểu, lông, vảy
da và các phủ tạng loại thải của gia súc, gia cầm...
- Nước thải từ quá trình tắm gia súc, rửa chuồng hay rửa dụng cụ và thiết
bị chăn nuôi, nước làm mát hay từ các hệ thống dịch vụ chăn nuôi…
- Thức ăn thừa, các vật dụng chăn nuôi, thú y bị loại ra trong quá trình
chăn nuôi.
- Bệnh phẩm thú y, xác gia súc, gia cầm chết.
- Bùn lắng từ các mương dẫn, hố chứa hay lưu trữ và chế biến, xử lý chất
thải. Chất thải chăn nuôi chứa nhiều thành phần có khả năng gây ô nhiễm môi
trường, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của gia súc, gia cầm và sức
khỏe của con người. Vì vậy, việc hiểu rõ thành phần và các tính chất của chất


thải chăn nuôi nhằm có biện pháp quản lý và xử lý thích hợp, khống chế ô
nhiễm, tận dụng nguồn chất thải giàu hữu cơ vào mục đích kinh tế là một việc
làm cần thiết.
IV. Thành phần chất thải chăn nuôi
Những năm vừa qua nhờ chính sách đổi mới, nông nghiệp có tốc độ phát
triển cao, đóng góp đáng kể vào phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, bên
cạnh sự phát triển với tốc độ nhanh như vậy đã dẫn đến những quan ngại về môi
trường, đặc biệt chăn nuôi ở quy mô trang trại, nông hộ. Ở nước ta chất thải
chăn nuôi đang trở thành một vấn nạn.
Trong đó, việc xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi (bao gồm: phân, thức
ăn thừa, ổ lót chuồng, xác gia súc, dụng cụ thú y…), khoảng 40 – 70% được ủ
làm phân bón, khoảng 30 – 60% xả thải trực tiếp ra môi trường hoặc phần nhỏ
được xử lý bằng biogas. Ngoài chất thải rắn và chất thải lỏng, chăn nuôi hiện
đóng góp khoảng 18% hiệu ứng nóng lên của trái đất do thải ra các khí gây hiệu

ứng nhà kính, trong đó có 9% tổng số khi CO 2 sinh ra, 37% khí mêtan (CH 4) và
65% oxit nitơ (N2O). Những chất thải khí này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian
tới.
Thành phần của chất thải chăn nuôi gồm rất nhiều loại khác nhau, nhưng
gồm 3 phần chính cơ bản nhất:
4.1. Phân
Phân là sản phẩm loại thải của quá trình tiêu hoá của gia súc, gia cầm bị
bài tiết ra ngoài qua đường tiêu hóa. Phân gia súc là sản phẩm dinh dưỡng tốt
cho cây trồng hay các loại sinh vật khác như cá, giun…. Do thành phần giàu
chất hữu cơ của phân nên chúng rất dễ bị phân hủy thành các sản phẩm độc, khi
phát tán vào môi trường có thể gây ô nhiễm cho vật nuôi, cho con người và các
sinh vật khác. Thành phần hoá học của phân bao gồm:
- Các chất hữu cơ gồm các chất protein, carbonhydrate, chất béo và các
sản phẩm trao đổi của chúng.
- Các chất vô cơ bao gồm các hợp chất khoáng (đa lượng, vi lượng).


- Nước: là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 65 – 80% khối
lượng của phân. Do hàm lượng nước cao, giàu chất hữu cơ cho nên phân là môi
trường tốt cho các vi sinh vật phát triển nhanh chóng và phân hủy các chất hữu
cơ tạo nên các sản phẩm có thể gây độc cho môi trường.
- Dư lượng của thức ăn bổ sung cho gia súc, gồm các thuốc kích thích
tăng trưởng, các hormone hay dư lượng kháng sinh…
- Các men tiêu hóa của bản thân gia súc, chủ yếu là các men tiêu hóa sau
khi sử dụng bị mất hoạt tính và được thải ra ngoài…
- Các mô và chất nhờn tróc ra từ niêm mạc đường tiêu hoá .
- Các thành phần tạp từ môi trường thâm nhập vào thức ăn trong quá trình
chế biến thức ăn hay quá trình nuôi dưỡng gia súc (đất, cát, bụi,…).
- Các yếu tố gây bệnh như các vi khuẩn hay ký sinh trùng bị nhiễm trong
đường tiêu hoá gia súc hay trong thức ăn.

- Trong phân còn chứa nhiều loại vi sinh vật và kí sinh trùng kể cả có lợi
và có hại. Trong đó, các vi khuẩn thuộc loại Enterobacteriacea chiếm đa số với
các loài điển hình như E.coli, Samonella, Shigella, Proteus,… Kết quả phân tích
của Viện Vệ sinh – Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh năm 2001, nhiều loại vi
khuẩn gây bệnh tồn tại từ 5 – 15 ngày trong phân và đất. Đáng lưu ý nhất là
virus gây bệnh viêm gan Rheovirus, Adenovirus. Cũng theo số liệu của viện này
cho biết, trong 1 kg phân có thể chứa 2.100 – 5.000 trứng giun sán, chủ yếu là
Ascarisium (chiếm 39 – 83%), Oesophagostomum (chiếm 60 – 68,7%) và
Trichocephalus (chiếm 47 – 58,3%). Điều kiện thuận lợi cho mỗi loại tồn tại
phát triển và gây hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố: quá trình thu gom, lưu trữ và
sử dụng phân, các điều kiện môi trường như độ ẩm không khí, nhiệt độ, ánh
sáng, kết cấu của đất, thành phần các chất trong phân …
Thành phần của phân có thể thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Chế độ dinh dưỡng của gia súc, gia cầm: Thường tỷ lệ tiêu hoá thức ăn
của gia súc, gia cầm thấp nên một phần lớn chất dinh dưỡng trong thức ăn bị
thải ra ngoài theo phân và nước tiểu. Khi thay đổi khẩu phần, thành phần và tính
chất của phân cũng sẽ thay đổi. Đây chính là cơ sở để ngăn ngừa ô nhiễm từ


chăn nuôi thông qua việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tăng cường quá trình
tích lũy trong các sản phẩm chăn nuôi, giảm bài tiết qua phân (Trương Thanh
Cảnh, 1998).
- Loài và giai đoạn phát triển của gia súc gia cầm: Tùy thuộc vào giai
đoạn phát triển của gia súc, gia cầm mà nhu cầu dinh dưỡng và sự hấp thu thức
ăn có sự khác nhau. Gia súc càng lớn hệ số tiêu hoá càng thấp và lượng thức ăn
bị thải ra trong phân càng lớn. Vì vậy thành phần và khối lượng của phân cũng
khác nhau ở các giai đoạn phát triển của gia súc, gia cầm.
Trong thời kỳ tăng trưởng, nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi lớn và khả
năng đồng hoá thức ăn của con vật cao nên khối lượng các chất bị thải ra ngoài
ít và ngược lại, khi gia súc trưởng thành thì nhu cầu dinh dưỡng giảm, khả năng

đồng hoá thức ăn của con vật thấp nên chất thải sinh ra nhiều hơn, đặc biệt là
các gia súc sinh sản, gia súc lấy sữa hay lấy thịt. Trong các hệ thống chuồng trại,
phân gia súc, gia cầm nói chung thường tồn tại cả ở dạng phân lỏng hay trung
gian giữa lỏng và rắn hay tương đối rắn. Chúng chứa các chất dinh dưỡng, đặc
biệt là các hợp chất giàu nito và phospho, là nguồn cung cấp thức ăn phong phú
cho cây trồng và làm tăng độ màu mỡ của đất. Vì vậy, trong thực tế thường dùng
phân để bón cho cây trồng, vừa tận dụng được nguồn dinh dưỡng, vừa làm giảm
lượng chất thải phát tán trong môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo
nghiên cứu của Trương Thanh Cảnh (1997, 1998), hàm lượng N tổng số trong
phân heo chiếm từ 7,99 – 9,32g/kg phân. Đây là nguồn dinh dưỡng có giá trị,
cây trồng dễ hấp thụ và góp phần cải tạo đất nếu như phân gia súc được sử dụng
hợp lý
4.2. Nước tiểu
Nước tiểu gia súc là sản phẩm bài tiết của con vật, chứa đựng nhiều độc
tố, là sản phẩm cặn bã từ quá trình sống của gia súc, khi phát tán vào môi trường
có thể chuyển hoá thành các chất ô nhiễm gây tác hại cho con người và môi
trường.
Thành phần chính của nước tiểu là nước, chiếm 99% khối lượng. Ngoài ra
một lượng lớn nitơ (chủ yếu dưới dạng urê) và một số chất khoáng, các


hormone, creatin, sắc tố, axít mật và nhiều sản phẩm phụ của quá trình trao đổi
chất của con vật... Trong tất cả các chất có trong nước tiểu, urê là chất chiếm tỷ
lệ cao và dễ dàng bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện có oxy tạo thành khí
amoniac gây mùi khó chịu. Amoniac là một khí rất độc và thường được tạo ra rất
nhiều từ ngay trong các hệ thống chuồng trại, nơi lưu trữ, chế biến và trong giai
đọan sử dụng chất thải. Tuy nhiên nếu nước tiểu gia súc được sử dụng hợp lý
hay bón cho cây trồng thì chúng là nguồn cung cấp dinh dưỡng giàu nitơ,
photpho và các yếu tố khác ở dạng dễ hấp thu cho cây trồng. Thành phần nước
tiểu thay đổi tùy thuộc loại gia súc, gia cầm, tuổi, chế độ dinh dưỡng và điều

kiện khí hậu.
4.3. Khí
Chăn nuôi là một ngành sản xuất tạo ra nhiều loại khí thải nhất. Theo
Hobbs và cộng sự (1995), có tới trên 170 chất khí có thể sinh ra từ chăn nuôi,
điển hình là các khí CO2, CH4, NH3, NO2, N2O, NO, H2S, indol, schatol
mecaptan…và hàng loạt các khí gây mùi khác. Hầu hết các khí thải chăn nuôi có
thể gây độc cho gia súc, cho con người và môi trường. Ở những khu vực chăn
nuôi có chuồng trại thông thoáng kém thường dễ tạo ra các khí độc ảnh hưởng
trực tiếp, gây các bệnh nghề nghiệp cho công nhân chăn nuôi và ảnh hưởng tới
sức khỏe của người dân xung quanh khu vực chăn nuôi. Trừ khi chất thải chăn
nuôi được thu gom sớm, lữu trữ và xử lý hợp quy cách, ở điều kiện bình thường,
các chất bài tiết từ gia súc , gia cầm như phân và nước tiểu nhanh chóng bị phân
giải tạo ra hàng lọat chất khí có khả năng gây độc cho người và vật nuôi nhất là
các bệnh về đường hô hấp, bệnh về mắt, tổn thương các niêm mạc, gây ngạt thở,
xẩy thai và ở trường hợp nặng có thể gây tử vong



×