Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

dat nuoc con nguoi lao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.39 KB, 8 trang )

CẢM NHẬN VỀ NỀN VĂN HÓA, VỀ ĐẤT
NƯỚC VÀ CON NGƯỜI LÀO
1. Vị trí địa lý:
Lào là quốc gia nội lục duy nhất tại Đông Nam Á, hầu hết lãnh thổ nắm giữa
vĩ độ 14° và 23° Bắc, và kinh độ 100° và 108° Đơng. Lào có cảnh quan rừng rậm,
hầu hết là các dãy núi gồ ghề, đỉnh núi cao nhất là Phou Bia cao 2.818 m, cùng một
số đồng bằng và cao nguyên. Sông Mekong tạo thành một đoạn dài biên giới phía
tây với Thái Lan, cịn dãy Trường Sơn tạo thành hầu hết biên giới phía đơng với
Việt Nam, dãy núi Luangprabang tạo thành biên giới tây bắc với các vùng cao Thái
Lan. Có hai cao nguyên là Xiangkhoang tại phía bắc và Bolaven tại phía nam. Lào
có khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Lào có thể được phân thành ba
khu vực địa lý: bắc, trung và nam.
Mùa mưa riêng biệt và kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp đến là mùa khô
kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4. Theo truyền thống địa phương, một năm có ba
mùa là mùa mưa, mùa lạnh và mùa nóng, do hai tháng cuối của mùa khơ nóng hơn
đáng kể so với bốn tháng trước đó. Thủ đơ của Lào là Vientiane, các thành thị lớn
khác là Luang Prabang, Savannakhet, và Pakse.
2. Hành chính
Lào được phân thành 17 tỉnh (khoueng) và thủ đô Vientiane. Tỉnh mới nhất là
Xaisomboun, được thành lập vào năm 2013. Các tỉnh được chia thành huyện
(muang) rồi đến bản (ban). Một bản "đô thị" về cơ bản là một thị trấn.
Người Lào thật thà, chất phác, hiền hòa, dễ mến, trọng danh dự. Tính cách ấy
biểu hiện rõ trên ánh mắt, nụ cười, cử chỉ và dáng điệu của mỗi con người. Người
Lào gặp nhau, người dưới chắp tay chào người trên; trẻ em chắp tay chào người
lớn, họ không lớn tiếng cãi nhau. Đặc biệt họ rất quý trọng tình bạn, q trọng chữ
tín. Đây cũng là nét văn hóa, phong tục đặc sắc của người Lào.


Lào nằm ở nơi giao hội của hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, người dân
Lào đã hấp thụ những phong tục và tín ngưỡng của hai nền văn minh ấy để hình
thành nên một nền văn hóa đặc sắc, độc đáo của riêng mình. Nền văn hóa Lào cũng


chịu ảnh hưởng đáng kể của Phật giáo. Sự ảnh hưởng này được phản ánh trong
ngôn ngữ, nghệ thuật, văn học, âm nhạc… Tuy có những nét chung của văn hóa
Đơng Nam Á nhưng văn hóa Lào có rất nhiều nét riêng biệt. Văn hóa Lào gắn với
Phật giáo, với dân số khoảng 7 triệu người và có tới 1.400 ngơi chùa lớn nhỏ, đền
tháp.
3. Văn hóa ẩm thực Lào
Ẩm thực Lào mang phong cách
tương tự các quốc gia láng giềng là
Campuchia và Thái Lan: cay, chua
và ngọt. Tuy nhiên, ẩm thực lại
mang những phong cách đặc trưng
rất riêg
Nền văn hóa độc đáo của người Lào
thể hiện trong văn hóa ẩm thực.
Người Lào ăn gạo là chính; các món ăn có đặc điểm là dùng những gia vị như
gừng, me, lá chanh, và nhiều loại ớt khô rất cay. Vị chính trong các món ăn hầu hết
các món ăn đều có rất nhiều ớt. Chỉ riêng ớt có hàng chục món: từ ớt chiên giịn, ớt
muối chua, ớt sa tế, ớt hầm, ớt luộc … Món ăn tiêu biểu của người Lào là sự pha
trộn giữa cay và ngọt, được trung hòa thêm thảo mộc. Mắm cá (pa dek) và mắm
Cheo gồm da trâu, ớt nướng, tỏi nướng, riềng nướng, đường cùng nhiều gia vị thảo
mộc trộn lẫn hoặc mắm Muok gồm lòng cá trộn ớt, sả, củ hành… hầu như nhà nào
cũng có và nước mắm (nám pla) được người Lào sử dụng hết sức phổ biến.
4. Văn hóa lễ hội ở Lào
2


Lào là xứ sở của lễ hội, tháng nào trong năm cũng có. Mỗi năm có 4 lần tết:
Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán (như ở một số nước Á Đông), Tết Lào (Bun
PiMay vào tháng 4) và Tết H'mong (tháng 12).
Vì đạo phật ở Lào có tự lâu đời phát triển mạnh trở thành quốc đạo, các nhà

chiêm tinh học tính ngày tháng theo phật lịch, nên năm mới hàng năm bắt đầu vào
tháng tư dương lịch. Người Lào gọi tết là vui tết chứ không gọi là ăn tết, tất cả các
cuộc vui được chuẩn bị theo truyền thống tôn giáo, phù hợp với phong tục tập quán
của người Lào. Nền văn hóa độc đáo của người Lào được thể hiện trong những
ngày lễ hội vui chơi là chủ yếu, tuy nhiên họ cũng chuẩn bị đồ ăn, thức uống thịnh
trọng hơn ngày thường, đặc biệt là không thể thiếu rượu. Ngày tết từ sáng sớm dân
làng diện những bộ đồ đẹp nhất, nhất là chàng trai, cô gái với đủ áo váy màu sắc
sặc sỡ, tập trung tại sân chùa để dự lễ tắm phật.
5. Văn hóa nghệ thuật ở Lào
Nhân dân các dân tộc Lào rất thích ca múa, đặc biệt là các làn điệu dân ca
truyền thống. Không chỉ trong những ngày lễ hội, vui chơi hợp quần… người Lào
còn hay ca hát trong sản xuất ngồi ruộng nương, đi hái lượm trong rừng, xi
ngược trên các dịng sơng.
Dân ca Lào rất phong phú, giàu âm điệu, mang đậm bản sắc dân tộc được phổ
biến rộng rãi trong nhân dân từ nông thôn đến thành thị. Dân ca của Lào có nhiều
loại như lăm, khắp, xỡng, kạp, ăn nẳng-xử… Mỗi loại lại mang sắc thái riêng của
từng miền, từng dân tộc, từng địa phương. “Lăm” sử dụng nhiều thể loại thơ nhất
được quần chúng ưa thích nhất và phổ biến trong cả nước. Văn hóa nghệ thuật độc
đáo của Lào còn thể hiện trong các điệu múa phổ biến rộng rãi, từ thành thị đến
nông thôn. Trong những ngày lễ hội lớn nhỏ ở Lào đều tổ chức vui chơi hợp quần
trong đó khơng thể thiếu tiết mục múa. Có điệu múa một người, hai người hoặc tập
thể vài chục người (lăm-vông). Những đêm hội, già trẻ, gái trai đều tham gia múa
3


ca một cách tự nhiên thoải mái. Các điệu múa của Lào thường uyển chuyển, nhịp
nhàng theo nhịp trống, động tác khá tự do, mang đậm màu sắc dân tộc

6. Văn hóa trang phục của người Lào
Từ lâu trong mỗi bản mường, nhân dân có khả năng tự túc được các loại

chăn, vải. Khi chưa có thuốc nhuộm, người Lào dùng các loại quả rừng, củ rừng.
Các cơ gái thích mặc vải hoa, vải kẻ có màu đậm, tươi tắn như màu cỏ cây hoa lá
tự nhiên trong rừng núi bao la trùng điệp của quê hương mình. Thanh niên Lào
thường cắt tóc ngắn, mặc áo cổ trịn tay ngắn, quần đùi, bên ngồi quấn chiếc khăn
gọi là “phạ-xà-rơng” màu, kẻ ơ vng. Khi đi lao động ngồi ruộng rẫy, nam giới
mặc quần đùi hoặc quần dài nhuộm chàm. Văn hóa trang phục độc đáo của người
Lào cịn được thể hiện trong những ngày lễ hội trang trọng, nam giới mặc y phục
dân tộc. Đó là chiếc áo sơ mi cổ trịn, khuy vải, cài về phía tay trái. Bên ngoài
chiếc quần đùi giản dị, các chàng trai Lào quấn chiếc khăn dài rộng gọi là “phạ
4


nhạo nếp tiêu” màu sắc sặc sỡ (rộng hơn phạ-xạ-rông, khi mặc cuốn qua háng rồi
nhét vào cạp sau).

Lúc còn nhỏ, phụ nữ Lào để tóc hoặc hớt tóc. Trên mười tuổi thường búi tóc,
một số địa phương như ở Luổng-pha-bang có tục búi tóc lệch hoặc thẳng để phân
biệt giữa các cơ gái có chồng và chưa có chồng.
7. Cảm nhận về Đất nước Lào
Đối với một nước Lào có địa lý giáp ranh, việc viện trợ cho Lào khơng chỉ thể
hiện tinh thần đạo nghĩa mà cịn bảo đảm vấn đề an ninh của Trung Quốc. Để đẩy
nhanh tốc độ phát triển đất nước, Lào đã đề ra một chiến lược to lớn, cố gắng trở
thành "nguồn cung cấp điện của Đơng Nam Á" khi có kế hoạch ngăn dịng chảy ở
sơng Mekong với sự trợ giúp của Trung Quốc. Lào là lựa chọn tốt nhất để đi vào
Đông Nam Á bằng đường bộ. Là một đoạn trong tuyến đường sắt nối liền Trung
Quốc với Singapore trong tương lai, tuyến đường sắt Trung-Lào cũng nằm trong
mạng lưới đường sắt nối các khu vực trong nước của Trung Quốc với các nước bên
ngoài đã đưa Lào từ một nước bị phong tỏa trở thành quốc gia kết nối của khu vực.
5



Trong bối cảnh tình hình Biển Đơng ngày càng nóng, vai trị quan trọng của Lào sẽ
khơng ngừng được nâng lên. Lào sẽ đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên của
ASEAN, Trung Quốc có lý do để coi trọng quan hệ “cộng đồng vận mệnh chung
cùng có lợi” Trung-Lào.
=> Lào là một đất nước thanh bình, thiên nhiên hùng vĩ, giàu tài ngun. Đất
nước Lào có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với Đông Dương và Đơng
Nam Á. Đất nước Lào có truyền thống lịch sử lâu đời, truyền thống đấu tranh
chống giặc ngoại xâm anh dũng kiên cường
8. Cảm nhận về con người Lào:
Nếu hỏi cảm nhận của những người đã từng đi Lào, câu trả lời ít khi thiếu
nhận xét rằng: Người Lào rất hiền lành thuần phác. Họ luôn thân thiện và để lại ấn
tượng tốt với du khách Việt. Sang đến nước Lào anh em, bạn sẽ không cảm thấy
lạc lõng như du lịch ở bất kỳ quốc gia nào khác. Người dân Lào đã hấp thụ những
phong tục và tín ngưỡng của hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa để hình thành
nên một nền văn hóa đặc sắc của riêng mình hết sức độc đáo. Văn hố Lào như
một dòng chảy ngọt ngào đời này qua đời khác, hun đúc nên tâm hồn, cốt cách của
con người Lào. Không hiểu lý do vì sao, dù Lào cịn nghèo nhưng trên cung đường
đi phượt của mình, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều người biết và giỏi tiếng Anh. Từ các
bác lái xe tuk tuk đến những viên chức Lào đều có thể sử dụng ngoại ngữ có khi
cịn thành thạo hơn chính bạn. Ngồi ra, người Lào biết tiếng Việt cũng rất nhiều.
Sự đồn kết keo sơn, tình cảm gắn bó của quân đội và nhân dân Việt Nam –
Lào qua từng chiến dịch, trận đánh, hoạt động của cả hai nước, bảo vệ, chia sẻ,
giúp đỡ nhau trong suốt mấy chục năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ, tình cảm đùm bọc, thương yêu của các bà mẹ Lào trong vùng sau lưng
địch dành cho quân tình nguyện Việt Nam là vơ cùng sâu sắc; chiến sĩ của ta được
gọi bằng một cái tên chung là “Con cháu Bác Hồ”, những người mẹ Lào bất chấp
hiểm nguy quyết tâm bảo vệ; nuôi dưỡng, yêu quý bộ đội ta như người thân của
6



mình. Đó là tình cảm đặc biệt son sắc của nhân dân Lào dành cho bộ đội ta, rất
nhiều người lính Việt đó coi Lào là q hương thứ hai của mình, quyết tâm chiến
đấu, xây dựng cơ sở cách mạng, khơng màng gian khổ, hy sinh vì cách mạng Lào
và nghĩa vụ đối với Tổ quốc mình.
Cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam trong các thời kỳ chiến tranh ở
Lào đã chẳng màng máu xương, kề vai, sát cánh cùng bộ đội Lào chiến đấu đến
hơi thở cuối cùng. Máu của Bộ đội Việt Nam và Lào đó hịa quyện vào nhau trong
cùng một chiến hào chống lại kẻ thù chung. Tinh thần đồng cam cộng khổ, “hạt
gạo chia đôi, cọng rau bẻ nửa” giữa Việt Nam - Lào được bồi đắp từ trong bom
đạn, chiến tranh. Chính sự phối hợp, giúp đỡ vơ tư, chí tình giữa hai nước, hai dân
tộc là nhân tố quan trọng làm nên thắng lợi của cách mạng mỗi nước. Vì độc lập tự
do, vì tình hữu nghị giữa hai nước, đến năm 1975 cả hai nước đó sát cánh bên nhau
bước sang kỷ nguyên của độc lập, tự do. Hiện nay, tiếp nối tình đồn kết đặc biệt
thủy chung, sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào đang tiếp tục được củng cố, đổi
mới và phát triển sâu rộng hơn, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc và phát triển của mỗi nước.
Quan hệ đặc biệt Việt-Lào bắt nguồn từ mối quan hệ giữa Việt Minh và Pathet
trong cuộc chiến tranh trên bán đảo Đông Dương lần thứ nhất. Trong thời kỳ Chiến
tranh Việt Nam, do các vụ ném bom điên cuồng của Mỹ, miền Bắc Việt Nam đó
phải mở một đường chi viện cho miền Nam qua lãnh thổ các nước láng giềng,
trong đó Lào là điểm khởi đầu của con đường này và giữ vị trí hết sức quan trọng.
Miền Bắc Việt Nam đã đặt Lào vào vị trí chiến lược của mình, trong thời đại phát
triển hịa bình ngày nay, Lào vẫn cịn giữ vị trí an ninh chiến lược vơ cùng quan
trọng đối với Việt Nam.
Tóm lại: Nền văn hóa Lào là một nền văn hóa lâu đời có sự pha trộn giữa văn
hóa Ấn Độ, Trung Hoa và vẫn đang tiếp thu những tinh hoa văn hóa tiến bộ của
phương Tây. Đất nước Lào là đất nước yên bình, xinh đẹp, đang phát triển về mọi
7



mặt. Người dân Lào hiền hòa, hiếu khách, cần cù chăm chỉ nhưng vẫn không kém
phần thông minh, sáng tạo và có ý chí vươn lên trong những hồn cảnh khó khăn.
Thủ Dầu Một, ngày 15 tháng 9 năm 2017
Người viết bài

8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×