Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Gián án Đất nước - con người Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.05 KB, 21 trang )

Việt Nam

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cờ Quốc huy
Khẩu hiệu
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quốc ca
Tiến Quân Ca
Vị trí của Việt Nam trên thế giới
Thủ đô
Hà Nội
698) 21°2′B, 105°51′Đ
Thành phố lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh
[1]

Ngôn ngữ chính thức Tiếng Việt
Tên dân tộc Người Việt Nam
Chính phủ Xã hội chủ nghĩa một đảng
- Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng(Tạm thời)
Độc lập
-
Ngô Quyền đánh tan
quân Nam Hán kết thúc
thời kỳ Bắc thuộc tại
Việt Nam
tháng 11 năm 938
- Tuyên bố (Từ Nhật) 2 tháng 9 năm 1945
-


Ký kết Hiệp định
Genève (Pháp rút quân
khỏi Đông Dương)
21 tháng 7 năm 1954
- Tái thống nhất 2 tháng 7 năm 1976
Diện tích
- Tổng số
331 698 km² (phần đất liền)
[2]
(hạng 65 )
128.565 mi²
Dân số
- Điều tra 2010 (tháng 7) 89 571 130
[3]

- Mật độ
270 /km²
697 /sq mi
GDP (PPP) Ước tính 2010
- Tổng số 275,639 tỷ USD
[3]

GDP (danh nghĩa) Ước tính 2010
- Tổng số 104,600 tỷ USD
[3]

Gini
?
(2002) 37
[4]

(trung bình) (hạng 59 )
HDI (2009) 0.725
[5]
(trung bình)
Đơn vị tiền tệ
Đồng (₫) (VND)
Múi giờ Giờ chuẩn Đông Nam Á (UTC+7)
Tên miền Internet .vn
Mã số điện thoại +84
1
Theo tên chính thức và Hiến pháp 1992
Để tìm hiểu các chính thể trước đây, xin xem Việt Nam (định hướng). Để tìm hiểu về quốc hiệu
Việt Nam, xem bài Quốc hiệu Việt Nam
Việt Nam (chính thể hiện tại: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là một quốc gia nằm ở phía
đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam phía bắc giáp Trung Quốc,
phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp
biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện
tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²). Trên biển Đông có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được
Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng vẫn đang bị tranh chấp với các quốc gia khác như Đài Loan,
Trung Quốc, Malaysia và Philippines.
Sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt
Nam giành chiến thắng trước Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, hai
miền Bắc-Nam được thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976 nước Việt Nam được đặt Quốc hiệu là
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mục lục
[ẩn]
• 1 Lịch sử
• 2 Địa lý
• 3 Dân tộc dân cư

• 4 Văn hóa
• 5 Phân cấp hành chính
• 6 Giao thông
• 7 Chính trị
• 8 Chính sách đối ngoại
• 9 Kinh tế
• 10 Giáo dục và khoa học
• 11 Y Tế cộng đồng
• 12 Du lịch
• 13 Truyền thông
• 14 Lễ tết
• 15 Xếp hạng quốc tế
• 16 Chú thích
• 17 Tài liệu tham khảo
• 18 Xem thêm
• 19 Liên kết ngoài
Lịch sử
Theo truyền thuyết về thời Hồng Bàng, cách đây hơn 4000 năm
[6]
các tộc người Việt cổ (Bách
Việt) đã xây dựng nên nhà nước Xích Quỷ có lãnh thổ rộng lớn tại khu vực ngày nay là miền nam
sông Dương Tử (Trung Quốc)
[7]
. Tới thế kỷ 7 trước công nguyên (TCN), người Lạc Việt, một trong
những nhóm tộc Việt ở phía Nam đã lập nên nhà nước Văn Lang tại khu vực mà ngày nay là miền
Bắc Việt Nam, và kế tiếp là nhà nước Âu Lạc vào giữa thế kỷ 3 trước công nguyên
[8]
Bắt đầu từ thế kỷ 2 TCN, người Việt ở đây bị các triều đại phong kiến Trung Quốc cai trị trong
hơn 1000 năm. Sau nhiều lần khởi nghĩa không thành của Bà Triệu, Mai Thúc Loan,...hoặc chỉ
giành độc lập ngắn của Hai Bà Trưng, Lý Bí... đến năm 905 Khúc Thừa Dụ đã giành quyền tự chủ

cho người Việt, và Việt Nam chính thức giành được độc lập lâu dài sau trận chiến lịch sử trên sông
Bạch Đằng do Ngô Quyền chỉ huy trước đoàn quân Nam Hán năm 938.
Sau khi giành được độc lập, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14 dân tộc Việt Nam đã xây dựng đất nước
trên cơ sở Phật giáo, tổ chức chính quyền tương tự thể chế chính trị của các triều đại Trung Quốc,
ảnh hưởng của Nho giáo dần tăng lên từ thế kỷ 15. Trong suốt thời kỳ phong kiến, những lần
chống lại sự xâm lược bởi các triều đại phương Bắc của người Hán, Mông Cổ, Mãn Thanh và với
những lần xâm chiếm mở rộng lãnh thổ dần xuống phía nam nơi người Chăm, người Khmer sinh
sống, Việt Nam có ranh giới địa lý gần như hiện nay vào năm 1757
Đến giữa thế kỷ 19, cùng với các nước ở Đông Dương, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.
Trong Thế chiến thứ hai, phát xít Nhật chiếm Việt Nam và toàn thể Đông Dương, ngay sau khi hay
tin đế quốc Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Việt Minh đã giành lại chính quyền từ tay Nhật. Ngày
2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập thành lập nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, nhà nước tự chủ đầu tiên của nước Việt Nam hiện đại.
Sau Thế chiến thứ hai, người Pháp muốn chiếm lại thuộc địa Đông Dương nhưng vấp phải sự phản
kháng quyết liệt của người Việt Nam do lực lượng Việt Minh lãnh đạo. Sau chiến thắng của Việt
Minh tại chiến trường Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954, Pháp buộc phải rút khỏi Đông
Dương. Hiệp định Genève được ký kết đã chấm dứt ách đô hộ gần một trăm năm của thực dân
Pháp tại Việt Nam, đồng thời chia nước Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự cho Quân Đội
Nhân Dân Việt Nam ở phía Bắc và quân đội Liên Hiệp Pháp ở phía Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh
giới, dự kiến sau hai năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử cả nước.
Tuy nhiên, vì nhiều tác nhân bên ngoài, đặc biệt là sự can thiệp chính trị của Hoa Kỳ và sự bác bỏ
tổng tuyển cử toàn quốc của chính quyền Ngô Đình Diệm nên trong hoàn cảnh lịch sử đó, hiệp
định Genève đã không được thực thi. Nước Việt Nam Cộng hòa, thành lập ở miền Nam, được Hoa
Kỳ hậu thuẫn và được công nhận bởi nhiều quốc gia thân Mỹ, với một chính quyền nằm trong tay
những người không tham gia chiến tranh chống xâm lược hoặc thậm chí đã từng cộng tác với Pháp.
Tại miền Bắc, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo mô hình xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo
của Đảng Lao Động Việt Nam được Liên Xô, Trung Quốc hậu thuẫn và được các nước trong khối
xã hội chủ nghĩa khác công nhận và giúp đỡ.
Năm 1960, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập từ những người
kháng chiến chống Pháp cũ, xung đột ở miền Nam Việt Nam dẫn đến một cuộc chiến tranh kéo dài

suốt gần hai thập kỷ. Năm 1964, Hoa Kỳ chính thức can thiệp quân sự, đưa quân Mỹ vào chiến đấu
trực tiếp tại chiến trường Nam Việt Nam và thực hiện các đợt ném bom vào Bắc Việt Nam, đặc
biệt có sử dụng máy bay B-52 vào năm 1972. Đến tháng 1 năm 1973, sau những tổn thất vượt
ngưỡng chịu đựng trên chiến trường Việt Nam, cùng với những khó khăn trên chính trường Mỹ
cộng với tác động của phong trào phản chiến trong nước và trên thế giới, Hoa Kỳ ký Hiệp định
Paris, và rút quân khỏi Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975
khi chính quyền tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng Hòa đầu hàng trước lực lượng
Quân Giải Phóng Miền Nam tiến vào Sài Gòn.
Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất đổi quốc hiệu thành nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam; Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. Sau chiến tranh, do hậu quả chiến
tranh lâu dài, sự cấm vận của Hoa Kỳ, và nhiều chính sách sai lầm đã đưa Việt Nam vào các khủng
hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội. Đại hội Đảng lần VI năm 1986 chấp thuận chính sách Đổi
mới theo đó cải tổ bộ máy nhà nước, và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường định
hướng chủ nghĩa xã hội. Giữa thập niên 1990, Việt Nam bắt đầu hội nhập vào cộng đồng quốc tế.
Năm 1995, Việt Nam gia nhập khối ASEAN, sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ một năm
trước đó. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Cộng
đồng Pháp ngữ, ASEAN, APEC. Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành
viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau 11 năm đàm phán.
[9]
Vào ngày 16
tháng 10 năm 2007 Việt Nam đã được bầu làm một trong các thành viên không thường trực của
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho nhiệm kỳ 2008-2009.
Địa lý
Bản đồ địa hình Việt Nam
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam
chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc
(1.281 km), Lào (2.130 km) và Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh
Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.
Việt Nam có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển
nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và

Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1
triệu km².
Địa hình Việt Nam rất đa dạng theo các vùng tự nhiên như vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên
có những đồi và những núi đầy rừng, trong khi đất phẳng che phủ khoảng ít hơn 20%. Núi rừng
chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ che phủ khoảng 75%. Các vùng đồng bằng như đồng bằng sông
Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các vùng duyên hải ven biển như Bắc Trung Bộ và Nam
Trung Bộ. Nhìn tổng thể Việt Nam gồm ba miền với miền Bắc có cao nguyên và vùng châu thổ
sông Hồng, miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao nguyên theo dãy Trường Sơn, và
miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long. Điểm cao nhất Việt Nam là 3.143 mét, tại đỉnh Phan Xi
Păng, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Diện tích đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt
Nam.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở miền Nam với hai mùa (mùa mưa, từ giữa tháng 5 đến
giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4) và khí hậu gió mùa ở miền Bắc với
bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông). Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt
Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương
đối trung bình là 84% suốt năm. Hằng năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm,số giờ nắng khoảng
1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5 °C đến 37 °C. Hàng năm, Việt Nam luôn phải phòng
chống bão và lụt lội với 5 đến 10 cơn bão/năm.
Về tài nguyên đất, Việt Nam có rừng tự nhiên và nhiều mỏ khoáng sản trên đất liền với phốt phát,
than đá, măng gan, bô xít, chrômát,... Về tài nguyên biển có dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng khoáng
sản ngoài khơi. Với hệ thống sông dốc đổ từ các cao nguyên phía tây, Việt Nam có nhiều tiềm
năng về phát triển thủy điện.
Dân tộc dân cư
Trẻ em người Ê Đê, một trong những dân tộc ở Việt Nam
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả
nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%, tập trung ở những miền châu thổ và
đồng bằng ven biển. Những dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người Khmer phần
lớn đều tập trung ở các vùng cao nguyên. Trong số các sắc dân thiểu số, đông dân nhất là các dân
tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khmer, Nùng..., mỗi dân tộc có dân số khoảng một triệu người. Các

dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu có số dân ít nhất, với khoảng vài trăm cho mỗi nhóm. Có một số dân
tộc thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời, nhưng cũng có các dân tộc chỉ mới di
cư vào Việt Nam trong vài trăm năm trở lại đây như người Hoa ở miền Nam. Việt Nam là một
nước đông dân, tuy diện tích đứng hạng 65 nhưng lại xếp thứ 13 trên thế giới về dân số.
Theo điều tra của Tổng cục thống kê (Việt Nam) tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên toàn Việt
Nam có 85.846.997 người, quy mô phân bố ở các vùng kinh tế - xã hội, trong đó đông dân nhất là
vùng đồng bằng sông Hồng với khoảng 19,5 triệu người, kế tiếp là vùng bắc Trung bộ và duyên hải
nam Trung bộ với khoảng 18,8 triệu người, thứ ba là vùng đồng bằng sông Cửu Long với khoảng
17,1 triệu người. Vùng ít dân nhất là Tây Nguyên với khoảng 5,1 triệu người
Cũng theo cuộc điều tra thì Việt Nam có khoảng 25,4 triệu người, tương ứng với 29,6% sống ở khu
vực thành thị và khoảng 60,4 triệu người cư trú ở khu vực nông thôn. Về tỷ số giới tính trung bình
hiện nay là 98 nam/100 nữ, trong đó vùng cao nhất là Tây Nguyên với 102 nam/100 nữ và vùng
thấp nhất là Đông Nam Bộ với 95 nam/100 nữ
[10]
Văn hóa
Múa rối nước, một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian của Việt Nam
Việt Nam có một nền văn hóa rất đa dạng, phong phú và giàu bản sắc bởi đó là sự giao hòa văn hóa
của 54 sắc tộc cùng tồn tại trên lãnh thổ. Bên cạnh đó, văn hóa Việt Nam còn chịu nhiều ảnh
hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cùng với nền văn minh lúa nước của người dân Đông Nam Á.
Việt Nam là một nước có nhiều tôn giáo, theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam năm
2005, hiện có gần 10 triệu tín đồ Phật giáo
[11]
, 5,5 triệu tín đồ Công giáo
[12]
, 2,4 triệu tín đồ đạo
Cao Đài
[13]
, 1,3 triệu tín đồ đạo Hòa Hảo
[13]
, 1 triệu tín đồ Tin Lành

[13]
và 60.000 tín đồ Hồi giáo
[13]
.
Ngoài ra, một số người Chăm ở Nam Trung bộ có theo đạo Bà la môn
Trong tín ngưỡng, đại đa số người dân Việt Nam có tục lệ thờ cúng tổ tiên, nhiều người theo các
tín ngưỡng dân gian khác như Đạo Mẫu Việt Nam, và thường đến cầu cúng tại các đền chùa Phật
giáo, Khổng giáo và Đạo giáo.
Theo truyền thuyết và dã sử, từ thời xa xưa người Việt cổ đã có chữ viết riêng. Sử sách Trung
Quốc đã mô tả hình dạng thứ chữ viết này trông như "đàn nòng nọc đang bơi", gọi là chữ khoa đẩu.
Kế tiếp, trong suốt thời kỳ phong kiến người Việt dùng hai loại chữ viết là chữ Nho (chữ Hán đọc
theo cách Việt Nam – ngôn ngữ hành chính) và chữ Nôm (mô phỏng chữ Nho để viết chữ thuần
Việt – ngôn ngữ dân gian). Từ đầu thế kỷ 20, chữ Nho và chữ Nôm không còn thông dụng ở Việt
Nam, chữ Nôm đã bị mai một nhiều. Hiện nay, tiếng Việt dùng hệ chữ viết như ký tự Latin gọi là
chữ Quốc Ngữ, bắt đầu từ thời kỳ Pháp thuộc chữ Quốc Ngữ trở nên thịnh hành và hầu như tất cả
các văn bản viết đều dùng nó. Chữ Quốc Ngữ phát triển từ thế kỷ 17, do công của một nhà truyền
giáo người Bồ Đào Nha là Alexandre de Rhodes (1591–1660).
Nền văn học Việt Nam đã có lịch sử hàng nghìn năm, được bắt đầu từ văn học dân gian và kế tiếp
là văn học viết. Trong suốt thời kỳ phong kiến do ảnh hưởng từ Trung Quốc, các tác phẩm văn học
của Việt Nam thường được viết bằng chữ Hán và cũng chỉ được hiện hành ở tầng lớp quan lại quý
tộc, tới thế kỷ 18 các tác phẩm được thể hiện bằng chữ Nôm đã thâm thâm nhập vào đời sống
thường nhật khi cái tôi cá nhân trong các tác phẩm được thể hiện. Đặc biệt hơn, từ đầu thế kỷ 20
khi các tác phẩm văn học Việt Nam được thống nhất viết bằng chữ Quốc Ngữ với ảnh hưởng từ
phương Tây đã mang đến cho văn học viết được "hiện đại hoá" từ hình thức, thể loại đến tư tưởng
và nội dung sáng tác
Phân cấp hành chính

×