Tải bản đầy đủ (.doc) (336 trang)

DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 336 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN VIỆT –BI

LOGO

DẠY VÀ HỌC
TÍCH CỰC

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DỰ ÁN VIỆT – BI

LOGO

DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC- MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ
KĨ THUẬT DẠY HỌC

132


In 30.275 cuốn, khổ 19x27cm, tại Công ty TNHH in Thanh Bình.
Giấy phép xuất bản số: 77-2010/CXB/683-02 ĐHSP cấp ngày 22 tháng 6 năm 2010.
In xong nộp lưu chiểu tháng 7 năm 2010
DỰ ÁN VIỆT – BI

LOGO

LỜI NÓI ĐẦU



133

DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC- MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ
KĨ THUẬT DẠY HỌC


Dự án Viết –Bỉ “ Nâng cao chất lượng đào tào và bồi dưỡng giáo viên tiểu học,
THCS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” trân trọng giới thiệu cuốn tài liệu Dạy
và học tích cực- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học.
Cuốn tài liệu này được biên soạn với sự hợp tác tích cực của các chuyên gia thuộc
Trung tâm Giáo dục dựa trên kinh nghiệm (CEGO) trường Đại học Leuven, Vương
quốc Bỉ, chuyên gia giáo dục của Hồng Kông và các chuyên gia giáo dục trrong
nước. Đồng thời cuốn sách đã được đóng góp ý kiến của GS.TS Trần Bá Hoành
nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo viên và các chuyên gia giáo dục của
Viện Khoa học Giáo dục, Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam.
Tài liệu giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hiện đang
được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới và các nước trong khu vực, nhằm giúp
giáo viên cán bộ quản lí giáo dục Viêt Nam tiếp cận với một số phương pháp và kĩ
thuật dạy học phát huy tính tich cực của học sinh như: Phương pháp học theo góc,
học theo hợp đồng, học theo dự án và các kĩ thuật khăn phủ bàn, mảnh ghép, sơ đồ
tư duy…
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học nêu trên đều hướng tới tăng cường sự tham
gia hợp tác tích cực của học sinh/sinh viên, tạo điều kiện phân hóa trình độ của
người học. Đáp ứng các phong cách học, phát huy khả năng tối đa của người học,
đảm bảo cho người học sâu, và học thoải mái. Đồng rhời hình thành các kĩ năng
hợp tác, giao tiếp, trình bày, tìm kiếm, thu thập, xử lí thong tin, giải quyết vấn đề,
chuẩn bị hành trang cho học sinh đối diện với các thử thách trong cuộc sống, góp
phần đào tạo nguồn lực theo yêu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội.
Tài liệu gồm bốn phần:

Phần thứ nhất: Một số vấn đề lí luận cơ bản về dạy và học tích cực
Phần thứ hai: Một số kĩ thuật, phương pháp dạy và học tích cực
Phần thứ ba: Đánh giá trong dạy và học tích cực.
Phần thứ tư:Phụ lục
Nội dung Phần thứ nhất giới thiệu tổng quan về dạy và hoc tích cực; Phần thứ hai
giới thiệu một sốkĩ thuật, phương pháp dạy và học tích cực, trong đó chú trọng đến
quy trình thực hiện; Phần thứ ba giới thiệu về đánh giá năng lực của người học và
đánh giá dạy học tích cực. Đây là cơ sở để giáo viên và học sinh tự đánh giá và
điều chỉnh quá trình dạy-học theo hướng tích cực; Phần thứ tưgồm các bảng biểu,
ví dụ minh họa, kế hoạch bài học minh họa kèm theo băng ghi hình giờ học.
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thực sự mang lại hiệu quả hay
không còn tùy thuộc vào năng lực và sự áp dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp với
những điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục.

134


Chúng tôi hy vọng tài liệu này thật sự hữu ích đối với giáo viên/giảng viên sư phạm
các cấp, các nhà quản lí giáo dục, các nhà nghiên cứu giáo dục những người mong
muốn tìm tòi sáng tạo đóng góp cho sự nghiệp đổi mới giáo dục.
Do hạn chế về thời gian nên chắc chắn tài liệu này không thể tránh khỏi những sai
sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các giáo viên, giảng viên, cán bộ
quản lí và các nhà nghiên cứu giáo dục để nội dung cuốn sách được hoàn thiện.
Xin trân trọng cảm ơn!
Ban quản lí dự án

135


DỰ ÁN VIỆT – BI


LOGO

DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC- MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ
THUẬT DẠY HỌC

MỤC LỤC
Phần thứ nhất
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ
DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC
Lời nói đầu:
4
I. Dạy và học tích cực 11
1.1 Vì sao phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực?11
1.2 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là gì?
19
1.3 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là gì?29
1.4 Điều kiện đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực 30
II. Sự khác nhau giữa dạy học thụ động và dạy học tích cực
31
2.1 Dạy và học tập trung vào giáo viên với dạy và học tập trung vào học sinh
2.2 Biểu hiện của dạy và học tập trung vào giáo viên với dạy vả học
tập trung vào học sinh 34
2.3 Học tập tích cực mang hình thức và dạy học tích cực thực sự
36
2.4 Giáo án trong dạy học thụ động và kế hoạch bài học trong
dạy và học tích cực
40

31


Phần thứ hai

MỘT SỐ KĨ THUẬT, PHƯƠNG PHÁP
DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC

I. Giới thiệu chung 45
II. Một số kĩ thuật dạy và học tích cực
2.1
Kĩ thuật đặt câu hỏi 46
2.2
Kĩ thuật khăn phủ bàn 60
2.3
Kĩ thuật mảnh ghép 62
2.4
Sơ đồ tư duy 67
2.5 Kĩ thuật “KWL”
73
2.6 Kĩ thuật học tập hợp tác
77
2.7 Lắng nghe và phản hồi tích cực

46

79

136


III. Một số phương pháp dạy và học tích cực

3.1 Dạy học đặt và giải quyết vấn đề
83
3.2 Dạy học hợp tác
92
3.3 Học theo hợp đồng 100
3.4 Học theo góc 116
3.5 Học theo dự án
125
3.5 Dạy học vi mô
151

83

Phần thứ ba
ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC

I. Một số vấn đề chung về đánh giá trong giáo dục 161
1.1 Chất lượng và chất lượng giáo dục 161
1.2 Đánh giá và đánh giá trong giáo dục
163
1.3 Mối quan hệ giữa đánh giá với một số thành tố khác
của quá trình dạy học
164
1.4 Quy trình đánh giá 166
1.5 Phương pháp và kĩ thuật đánh giá 167
1.6 Các nguyên tắc đánh giá
167
1.7 Các dạng đánh giá 168
1.8 Bộ công cụ đánh giá 170
II. Định hướng đổi mới đánh giá


171

III. Đánh giá trong dạy và học tích cực
173
3.1. Đánh giá năng lực 175
3.2. Một số công cụ đánh giá năng lực 181
3.3. Đánh giá thông qua việc nhìn lại quá trình (Tự đánh giá) 201
3.4. Đánh giá nhắm điềù chỉnh quá trình dạy học
212

DỰ ÁN VIỆT – BỈ

LOGO

137

Phần thứ tư

DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC- MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC


PHỤ LỤC

Phụ lục 1: CÁC KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
1.1

Mẫu kế hoạch bài học


1.2

Sơ đồ tư duy và các phần mềmcó thể sử dụng khi vẽ sơ đồ tư duy 222

1.3

Phương pháp học theo góc

1.4

Phương pháp học theo hợp đồng

1.5

Phương pháp học theo dự án 243

1.6

Phương pháp dạy học vi mô 254

211

223
231

Phụ lục 2: ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC TÍCH CỰC
2.1.

Đánh giá trong Học theo góc 257


2.2.

Đánh giá trong Học theo Hợp đồng 262

2.3.

Đánh giá trong Học theo Dự án

266

2.4.

Đánh giá trong Dạy học vi mô

274

Tài liệu tham khảo

221

257

296

138


LOGO

Phần thứ nhất


MỘT SỐ LÍ LUẬN
CƠ BẢN VÊ
DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC

139


DỰ ÁN VIỆT – BỈ

LOGO

1.1

I.
k
h
o
a
h

c

DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC- MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC

Vì sao cần đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực?


1.1.1. Thực trạng dạy học
Ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ
và đổi mới một cách cực kì nhanh chóng. Theo đó hệ thống giáo dục cũng đặt ra
những yêu cầu cần phải đổi mới. Từ việc thi thố tài năngbằng sự thuộc lòng những tri
thức “uyên thâm”, quan điểm về chuẩn mực của người giỏi là “thông kim bác cổ”,
hiểu biết “thiên kinh vạn quyển” đã dần được thay đổi bằng năng lực chuyên môn,
năng lực giải quyết vấn đề, đưa ra những quyết định sáng tạo, mang lại hiệu quả cao,
thích ứng với đời sống xã hội.
Trước đòi hỏi của thực tiễn, nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển thì
đổi mới giáo duc, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết. Luật
giáo dục công bố năm 2005, Điều 28.2 có ghi “Phương pháp dạy học phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặt
điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm,
rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đổi mớigiáo dục đòi hỏi nhà trường không
chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức đã có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng,
hình thành ở học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và kĩ năng thực hành áp
dụng, tức là đào tạo những người lao độngkhông chỉ có kiến thức mà phải có năng
lực hành động, kĩ năng thực hành. Để thực hiện các yêu cầu đó, giáo dục Việt Namđã
trải qua các cuộc cải cách với những thành tựu, nhưng vẫn còn đó không ít những tồn
tại cần từng bước khắc phục.
Vấn đề phát huy tính tich cực của học sinh đã được đặt ra từ những năm đầu của thập
kỉ 60 của thế kỉ XX. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới
về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, viêc dạy và học
trong trường phổ thông vẫn còn chịu nhiều tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử,
“chạy theo thành tích:, học để thi, dạy để thi.

140



k

t
h
u
ậ
t.

Do đó việc dạy học chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, thông báo kiến thức mang
tính đồng loạt, thiên về lí thuyết, xa rời thực tiễn, tập trungôn luyện kiến thức đáp ứng
kiểm tra thi cử, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám
phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề…cho người học
1.1.2.

Sự cần thiết phải đổi mới
*Những đòi hỏi từ sự phát triển của xã hội
Hiện nay từ sự phát triển như vũ bảo của công nghệ thông tin kiến thức không còn là
tài sản riêng của trường học. Học sinh có thể tiếp nhận thông tin từ nhiều kênh khác
nhau. Các nguồn thông tin phong phú đa chiều mà người hoc có thể tiếp nhận đã đặt
giáo dục trước yêu cầu cấp bách là cần phải đổi mới cách dạy và cách học.
Công nghệ thông tin không chỉ có chức năng cung cấp thông tin mà còn là công cụ hô
trợ tích cực trong dạy và hoc, là phương tiện dạy học hiện đại, hữu ích và hiệu quả.
Công nghệ thông tin giúp cho người học mở rộng hiểu biết với tầm nhìn xa, trông
rộng qua hệ thống Internet kết nối thông tin trong nước và toàn thế giới.
Vấn đề đặt ra với nhà trường là làm thế nào để học sinh có thể làm chủ, tự lực chiếm
lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy
sinh trong cuộc sống. Đó thực sự là những thách thức lớn đối với ngành giáo dục nói
chung, nhà trường, giáo viên nói riêng. Giáo viênkhông chỉ là người mang kiến
thứcđến cho học sinh mà cần dạy cho học sinh cach tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để
đảm bảo cho việc tự học suốt đời.

*Những đòi hỏi từ sự phát triển kinh tế
Nghị quyết Đại hộilần thứ III Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra: từ nay đến năm
2020 chúng ta phải phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại.
Mục tiêu công nghiệp hóa- hiện đại hóa là xây dựng là xây dựng nước ta thành một
nước công nghiệp có cơ sở vật chất-kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ
sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vất
chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạng, xã hội
công bằng văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc
tế, đòi hỏi đất nước cần có nguồn nhân lực có trình độ học vấn rộng, có thể thực hiện
được nhiều nhiệm vụ và chuyên môn hóa nhằm đảm bảo chất lượng công việc với
hiệu quả cao.

141


Đáp ứng yêu cầu trên, người lao động phải năng động, sáng tạo, có kiến thức và kĩ
năng mang tính chuyên nghiệp, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm. Dám chịu trách nhiệm
là một trong những yếu tố quan trọng của người lao động và là mối quan tâm hàng
đầu của các tổ chức kinh doanh. Yêu cầu đối với người lao động không chỉ đơn thuần
là kiến thức mà còn là năng lực giải quyết các vấn đề. Cách giải quyết vấn đề linh
hoạt, sáng tạo trước các tình huống khó khăn phức tạp của cuộc sống và sự dám chịu
trách nhiệm không phải là những phẩm chất sẵn có ỡ môi con người mà nó được hình
thành và phátn triển trong quá trình giáo dục. Như vậy đầu tư cho giáo dục là đầu tư
cho sự phát triển. Ngành giáo dục phải không ngừng đổi mới trong đó quan tâm đến
đổi mới phương pháp dạy học để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội.
*Những đòi hỏi khi tính đến đặc điểm tâm-sinh lí của người học
Công nghệ số có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống xã hội của học sinh ngày nay.
Internet có mặt khắp mọi nơi, điện thoại di động, truyền thông đa phương tiện

(MSM), dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS), email,.. đang ngày càng có ảnh hưởng lớn tới
sự truyền đạt thông tin.
Trẻ em ngày nay thu lượm thông tin rất nhanh và chia sẻ thông tin trong xã hội với
tốc độ chóng mặt, môi trẻ em có khả năng tìm kiếm thông tin theo các cách khác
nhau. Việc sử dụng công nghệ mới khiến trẻ có khả năng giải quyết vấn đề và xử lí
nhiều thông tin cùng một lúc. Đây là điểm khác biệt giữa trẻ em Việt Nam ngày nay
với trẻ em Việt Nam cách đây vài thập kỉ . Những nghiên cứu được thực hiện ở
nhiều quốc gia trong một phần tư thế kỉ qua chứng minh răng môi học sinh đều có
một cach học theo sở thích riệng hay còn gọi là phong cách học. Có học sinh thích
học theo cách nghiên cứu tài liệu, phân tích dựa trên lí thuyết, có học sinh thích học
qua trải nghiệm, khám phá, làm thử, có học sinh thích học qua thực hành áp dụng, có
học sinh thích học qua qun sát….Nếu như dạy học không quan tâm đến đặc điểm của
người học, giáo viên truyền thụ một chiều, dạy kiến thức mang tính thông báo đồng
loạt thì sẽ hạn chế tiếp thu của người học, người học hoàn toàn thụ động trước việc
lĩnh hội kiến thức đồngn thời cũng sẽ thụ động trước những thách thức khó khăn của
cuộc sống. Vậy làm thế nào để thay đổi từ dạy học thụ động sang dạy học tích cực?
Một trong những yếu tố quan trọng là cần quan tâm đến đặc điểm của người học hay
nói cách khác là phong cách học. Quan tâm đến phong cách học của người học là yếu
tố thúc đẩy sự phát triển tối đa năng lực của người học.
Ở mỗi quốc gia, mục tiêu giáo dục thường được thay đổi theo từng giai đoạn phát
triển. Ớ nước ta, mục tiêu giáo dục với quan điểm giáo dục toàn diện, chú trọng bốn
mắt: trí, đức, thể, mĩ nhắm đào tạo những người lao động mới có khả năng xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập quốc tế mục tiêu giáo dục đã được cụ thể hóa và bổ sung cho phù
hợp với yêu cầu của tình hình mới.

142


Điều đáng chú ý là mục tiêu giáo dục ngày nayở nước ta cũng như các nước trên thế

giới không chỉ nhằm trang trang bị cho học sinh những kiến thức , kĩ năng đã có của
nhân loại mà chú trọng đến vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống, đặt biệt quan
tâm đến năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề phù hợp với hoàn cảnh. Việc
thay đổi mục tiêu giáo dục cần phải có những phương pháp dạy học phù hợp để đạt
được mục tiêu đó.

143


5%
10%
20%
30%
50%
85%

Tại sao phải áp dụng D&HTC?
Giải thích
Những gì
bạn nhớ sau
3 tuần
Những gì
bạn nhớ sau
3 tháng

1.1.3.

Giải thích
Giải thích,
và minh họa minh họa và

trắc nghiệm

70%

72%

85%

10%

32%

65%

Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cưc.

Luật Giáo dục năm 2005 nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy và học
theo hướng tích cực. Trong việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực
thì phương pháp học của học sinh là mối quan tâm hàng đầu.
Để thiết kế và tổ chức dạy học hiệu quả, giáo viên cần suy nghĩ về các vấn đề sau:
- Đâu là mối quan tâm hàng đầu của người học
- Học sinh nên học như thế nào thì hiệu quả?
- Điều gì tạo nên động cơ thúc đẩy học sinh học tập tích cực?

144


Như vậy, vấn đề quan trọng không chỉ là “Học sinh nên biết gì?” mà them vào đó là
“Điều gì xảy ra với học sinh” khi các em tham gia vào quá trình học tập. Giáo viên cần
quan tâm đến quá trình học tập, đến việc xây dựng kiến thức của người học. Khi lấy

người học làm trung tâm, giáo viên cần xác định thế nào là quá trình học tập hiệu quả
nhất. Trên cơ sở đó, giáo viên điều chỉnh các hoạt động dạy học sao cho phù hợp với
năng lực, sở thích và nhu cầu của người học. Điều này đòi hỏi giáo viên có một cách
nhìn nhận mới, cách suy nghĩ mới về công việc, về mối quan hệ giữa giáo viên và học
sinh và những vấn đề liên quan
Hai yếu tố cốt lõi của định hướng đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực
là: cảm giác thoải mái và sự tham gia.
“Sự tham gia” nói đến cường độ của hoạt động, sự tập trung, sự say mê với mọi vật xung
quanh để học sinh trở nên hăng hái, yêu thích khám phá và vượt qua những giới hạn của
khả năng môi người. Tất cả những tích cực đó cộng lại làm cho sự tham gia trở thành
biểu hiện xuất sắc cho sự hoàn thiện của quá trình phát triển.
Sự tham gia cho thấy học sinh tận dụng và khai thác môi trường học tập và kiến thức
như thế nào. Khi quan sát, nếu thấy học sinh tập trung cao độ, miệt mài, say sưa giải
quyết các nhiệm vụ học tập, bỏ qua yếu tố thời gian, có thể khẳng định rằng quá trình
học tập tích cực đang diễn ra, học sinh đang tiếp thu kiến thức ở mức độ sâu.
Dạy và học tích cực thực sự có hiệu quả khi giáo viên thực hiện tốt 5 yếu tố tăng cường
sự tham gia của học sinh:
a) Không khí học tập và các mối quan hệ trong nhóm/lớp
Nội dung/nhiệm vụ và các hoạt động phù hợp với mức độ phát triển của của học sinh;
Gần gũi với thực tế; Đa dạng về hình thức; Tạo điều kiện cho học sinh được tự do sáng
tạo; Môi trường học tập than thiện; mang tính kích thích thể hiện qua việc bố trí bàn
ghế, trang trí trên tường, cách sắp xếp không gian lớp học, quan tâm tới sự thoải mái về
tinh thần, không căng thẳng, không nặng nề, không gây phiền nhiễu, có các hoạt động
giải trí nhẹ nhàng, truyện vui, hài hước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; Hô trợ cá
nhân một cách tích cực; Tạo cơ hội để học sinh giao tiếp, thể hiện quan điểm, giá trị, mơ
ước, chia sẻ kinh nghiệm…và hợp tác trong các hoạt động học tập;
b) Sự phù hợp với mức độ phát triển của học sinh
Nhiệm vụ, các hoạt động học tập cần có sự phân hóa, quan tâm đến sự khác biệt về nhịp
độ học tập, trình độ phát triển giữa các đối tượng học sinh khac nhau; Có sự thỏa thuận
cam kết rõ ràng về những mong đợi của thầy đối với trò và ngược lại; Các yêu cầu đối

với học sinh cần rõ ràng; tránh mơ hồ, đa nghĩa; Khuyến khích học sinh giúp đỡ lẫn
nhau; Quan sát học sinh học tập để tìm ra phong cách và sở thích học tập của từng học
sinh, có sự hô trợ phù hợp, yêu cầu học sinh động não và hô trợ cá nhân, tạo điều kiện để
học sinh trao đổi về nhiệm vụ học tập.
c) Sự gần gũi với thực tế

145


Nội dung/nhiệm vụ học tập gắn với các mối quan tâm của học sinh và với thế giới thực
tại xung quanh, tận dụng mọi cơ hội có thể để học sinh tiếp xúc với vật thực/tình huống
thực, sử dụng các công cụ dạy học hấp dẫn (trình chiếu, video, tranh ảnh…) để “đưa”
học sinh lại gần đời sống thực tế, giao các nhiệm vụ vận dụng kiến thức/kĩ năngvào thực
tê, khai thác các đề tài vượt ra ngoài giới hạn của môn học
d) Mức độ và sự đa dạng của hoạt động
Trong các hoạt động. Hạn chế tối đa thời gian chết và thời gian chờ đợi; Tạo ra các thời
điểm hoạt động và trải nghiệm tích cực; tích hợp các hoạt động học mà chơi (các trò
chơi giáo dục), thay đổi xen kẽ các hoạt động và nhiệm vụ học tập; Tăng cường các trải
nghiệm thành công; Tăng cường sự tham gia tích cực; Đảm bảo hô đúng mức (học sinh
hô trợ lẫn nhau và hô trợ từ giáo viên); Đảm bảo đủ thời gian thực hành
e) Phạm vi tự do sáng tạo
Học sinh được tạo điều kiện lựa chọn hoạt động theo sở thích; Học sinh được tham gia
xây dựng kế hoạch và đánh giá bài học (tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng); Trong khuôn
khổ một số nhiệm vụ nhất định, học sinh được khuyến khích tự do xác định quá trình
thực hiện và xác định sản phẩm; Học sinh được tạo điều kiện tham gia vào các hoạt động
học tập
Dạy học tích cực chỉ thực sự diễn ra khi học sinh có cảm giác thoải mái. Cảm giác thoải
mái là cảm giác như được ở nhà, được quan tâm, cảm thấy an toàn, được thể hiện bản
than và cảm giác bình yên bên trong. Cảm giác thoải mái là dấu hiệu thể hiện sự phát
triển tâm lí tốt. Cảm giác thoải mái tồn tại khi trẻ tự tin vào bản than, nghĩa là có lòng tự

tôn cao. Biết rõ mình có thể mắc lôi là yếu tố quan trọngcó thể mang lại tiến bộ và sự
phát triển, giúp học sinh có thể đương đầu với những khó khăn tốt hơn. Sự hô trợ phản
hồi tích cực và mong đợi thực tế cần trở thành một phần của cuộc sống trong nhà trường
Một trong những yếu tố tạo cảm giác thoải mái là tính hài hước. Tính hài hước giúp nhìn
rõ mọi sự việc trong khả năng nhận thức. Khó có thể dạy được tính hài hước, nhưng nó
giúp vượt qua những tình huống khó khăn. Tính hài hước mang lại sức mạnh và tầm
nhìn đê tìm ra giải pháp mới tốt hơn. Chúng ta đã làm cho trẻ cười đầy đủ chưa? Giáo
viên đã cười đủ với học sinh và đồng nghiệp hay chưa? Đó là câu hỏi đối với môi giáo
viên khi dạy học tích cực.
Học sinh học tập hiệu quả nhất khi có một cộng đồng học tập gắn kết và có sự quan tâm
lẫn nhau. Một cộng đồng quan tâm lẫn nhau là nền tảng cho cảm giác thoải mái của học
sinh. Những giáo viên dạy học có hiệu quả sẽ quan tâm đến từng học sinh với tư cách là
những cá nhân độc lập và với tư cách người học. Để tạo ra một môi trường học tập gắn
bó, các hoạt động học tập cần liên hệ với những kiến thức đã biết của từng học sinh
Văn hóa gia đình đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng học tập. Trên quan điểm này,
chúng ta có thể nhìn nhận nhà trường như là phần mở rộng của gia đình và do đó cần cố
gắng rút ngắn khoảng cách về điều kiện giữa ở nhà và ở trường. Trước hết điều này có
nghĩa là nhà trường cần nhận thức rõ về điều kiện gia đình khác nhau của môi học sinh.
Không phải mọi trẻ em đều sinh ra trong gia đình ổn định và có những cơ hội giống

146


nhau. Để rút ngắn khoảng cách về văn hóa gia đình và nhà trường, điều đó sẽ khuyến
khích được sự tham gia.
của phụ huynh trong quá trình học tập của học sinh. Những giáo viên dạy học có hiệu quả tập
trung vào quá trình học tập thường coi những lôi học sinh mắc phải là một phần tự nhiên của
quá trình này. Trong môi trường hô trợ và được quan tâm, học sinh có thể thoải mái thể hiện
nhận thức của mình, có thể đặt câu hỏi mà không lo sợ bị chế nhạo hay coi thường
Cảm giác thoải mái gắn liền với môi trường học tập và cách thức tổ chức dạy học phù hợp

với những nhu cầu của người học. Có thể nhận thấy cảm giác thoải mái của một học sinh
thông qua sự cởi mở và tiếp thu kiến thức tốt. Học sinh dễ dàng thích nghi, hoà nhập với môi
trường, không bị băn khoăn hay chán nán. Các em bộc lộ sự nhận thức về bản thân – sự tự tin
và có khả năng bênh vực, bảo vệ cái đúng, lẽ phải, thể hiện coi trọng bản thân và những
người xung quanh. Học sinh thoải mái ở mức độ cao liên hệ với con người bên trong (ý trí,
tình cảm). Các em dường như biết cái gì cần cho bản thân, cái gí các em cần làm, mong ước,
suy nghĩ và cảm nhận. Trẻ em cần phải cảm thấy an toàn và được tôn trọng trong môi trường
học tập thân thiện. Bằng cách này, cảm giác thoải mái là điều kiện để đạt được mức độ tham
gia cao và tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập.
Cảm giác thoải mái và sự tham gia tích cực có thể trở thành tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá
chát lượng của quá trình giáo dục. Điều đó cũng có nghĩa là giáo viên cần phải thiết kế những
hoạt động học tập nhằm đảm bảo mức độ tham gia cao và tham gia tích cực của ngừoi học,
tác động đến tình cảm, thái độ của người học và đem đến cho họ niềm vui và sự hứng thú
trong học tập.
Những định hướng này sẽ làm thay đổi vai trò của người dạy và người học, trong đó giáo
viên chủ yếu giữ vai trò là người tạo môi trường học tập thân thiện, phong phú, đa dạng, là
người tư vấn, chỉ dẫn, động viên, kèm cặp, đưa đến những thông tin phản hồi cần thiết, định
hướng quá trình lĩnh hội tri thức và cuối cùng là người thể chế hoá kiến thức.
1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực là gì?
12.2. Tính tích cực
Tính tích cực là một phẩm chất của con người trong đời sống xã hội. Hình thành và
phát triển tính tích cực là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, nhằm đào tạo những
con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng động. Tính tích cực là điêu kiện,
đồng thời là kết quả của sự phát triển nhân cách tong quá trình giáo dục.
12.2. Tính tích cực học tập
Thuật ngữ “tích cực học tập” đã nói lên ý nghĩa của nó: đó chính là những gì diễn ra
bên trong người học. Quá tình học tập tích cực nói đến những hoạt động chủ động của chủ
thể - về thực chất là tích cực nhận thức, đặt trưng ở khác vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và
nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.


147


Tính tích cực trong học tập nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ đối tượng tiếp nhận
tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức, để nâng cao kết quả học tập.
Tính tích cực học tập liên quan trước hết tới đông cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú.
Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lí tạo nên tính tích cực.
Tính tích cực học tập có quan hệ chặt chẽ vời tư duy độc lập. Suy nghĩ, tư duy độc lập là
mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, học tập độc lập, tích cực sáng tạo sẽ phát triển tính tự
giác, hứng thú và nuôi dưỡng động cơ học tập.

Một số đặc điểm cơ bản thể hiện tính tích cực học tập của học sinh:
- Có hứng thú học tập.
- Tập trung chú ý tới bài học/ nhiệm vụ học tập.
- Mức độ tự giác tham gia vào xây dựng bài học, trao đối thảo luận, ghi chép.
- Có sáng tạo trong quá trình học tập.
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập được giao.
- Hiểu bài và có thể trình bày lại theo cách hiểu của mình.
- Biết vận dụng những tri thức thu được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Các biểu hiện của học tích cực:
- Tìm tòi, khám phá, tiến hành thí nghiệm…
- So sánh, phân tích, kiểm tra.
- Thực hành, xây dựng…
- Giải thích, trình bày, thể hiện, hướng dẫn…
- Giúp đỡ, làm việc chung, liên lạc…
- Thử nghiệm, giải quyết vấn đề, phá bỏ làm lại…
- Tính toán…
12.2. Phương pháp dạy và học tích cực:
Thuật ngữ “Phương pháp dạy và học tích cực” được dùng để chỉ nhhững phương
pháp giáo dục/ dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

Phương pháp dạy và học tích cực đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm tích cực
hoá hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. Trong đó các hoạt động học
tập được tổ chức, được đính hướng bới giáo viên, người học không thụ động, chờ đợi mà tự
lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá, phát hiện kiến thức, vận dụng kiến
thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng
lực sáng tạo.
Trong dạy và học tích cực, hoạt đông học tập được thực hiện trên cơ sở hợp tác và
giao tiếpở mực độ cao. Phương pháp dạy và học tích cực không phải là một phương pháp dạy
học cụ thể, mà là một khái niệm, bao gồm nhiều phương pháp, hình thức kĩ thuật cụ thể khác
nhau nhằm tích cực hoá, tăng cường sụ tham gia của người học, tạo điều kiện cho người học
phát triển tối đa khả năng học tập năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.

148


Phương pháp dạy và học tích cực đem lại cho người học hứng thú, niềm vui trong học
tập, nó phù hợp đặt tính ưa thích hoạt động của trẻ em. Việc học đối với học sinh khi đã trở
thành niềm hạnh phúc sẽ giúp các em tự khẳng định mình và nuôi dưỡng lòng khát khao sáng
tạo. Như vây, dạy và học tích cực nhấn mạnh đến tính tích cực hoạt động của người học và
tính nhân văn của giáo dục.
Bản chất của dạy và học tích cực là:
-

Khai thác động lực học tập ở người học để phát triển chính họ.
Coi trọng lợi ích, nhu cầu của cá nhân để chuẩn bị tốt cho họ thích ứng với đời
sống xã hội.
Trong dạy và học tích cực, mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh
với học sinh có thể được thể hiện qua sơ đồ:

Trong bối cảnh của thời kì đổi mới, giáo dục cần phải phát triển để đáp ứng yêu cầu

của xã hội, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các tiêu chí quan trọng trong đổi mới
phương pháp dạy và học như sau :
- Tiêu chí hàng đầu của việc dạy và học là dạy cách học.
- Phẩm chất cần phát huy mạnh mẽ là tính chủ động của người học.
- Công cụ cần khai thác triệt để là công nghệ thông tin và đa phương tiện.
12.4. Những dấu hiệu đặt trưng của dạy và học tích cực:
Mục đích của dạy và học tích cực là nhằm phát triển ở người học năng lực sáng tạo,
năng lực giải quyết vấn đề, do đó đề cao vai trò của người học; học bằng hoạt động, thông
qua các hoạt động của chính người học, để chiếm lĩnh kiến thức, hình thành năng lực và
những phẩm chất của người lao động. Giáo viên giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn,
giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho học sinh có thể thực hiện các hoạt động học tập một cách hiệu
quả.
Các dấu hiệu đặt trưng của phương pháp dạy và học có thể là:
* Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện
phương pháp tự học:
Một trong những yêu cầu của dạy và học tích cực là khuyến khích người học tự lực khám
phá những điều chưa biết trên cơ sở những điều đã biết. Tham gia vào các hoạt động học tập,
người học được đặt vào những tình huống, được trực tiếp quan sát, thảo luận, trao đổi, làm
thí nghiệm, dc khuyến khích đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề theo cách của mình, được
động viên, trình bày quan điểm riêng của môi cá nhân. Qua đó, người học không những
chiếm lĩnh được kiến thức và kĩ năng mới mà còn làm chủ cách thức xây dựng kiến thức, từ
đó tính tự chủ và sáng tạo có cơ hội được bộc lộ, rèn luyện.

149


Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh phải trở thành trung tâmcủa quá trinh giáo dục.
Giáo viên cần biết lập kế hoạch dạy học để hướng dẫn học sinh phát triển các năng lực cần
thiết trong cuộc sống, trong và ngoài nhà trường, ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Giáo dục/ dạy học bám sát các vấn đề của thực tiễn, áp dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề

của thực tiễn thay cho việc nhồi nhét thông tin, đó chính là quá trình giúp học sinh nhận thức,
thông hiểu và vận dụng kiến thức vào cuôc sống thực tế. Điều này sẽ làm cho học sinh hiểu,
tự lí giải mình phải học những gì? và vì sao pahỉ học chúng? Khi xác định được nhu cầu và
động cơ học tập đúng đắn, học sinh sẽ tích cực, tự giác tham gia các hoạt động học tập do
giáo viên tổ chức.
Trong dạy học cần rèn luyện người học phương pháp tự học. Nếu người học có được phương
pháp, kĩ năng, thói quen và ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng say mê học tập, khơi dậy nôi
lực vốn có trong môi người và kết quả học tập cũng được nâng lên.
Dạy và học tích cực tập trung trọng tâm vào hoạt động học, tao ra chuyển biến từ học tập chủ
động, phát huy khả năng tự học ngay từ lớp nhỏ ở trường phổ thông, tụ học không chỉ trên
giờ lên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên mà cả ở nhà, trong các hoạt đong ngoài giờ lên
lớp, không có sự hướng dẫn của giáo viên.
Theo phương pháp truyền thống, các bài tập ở nhà thường chỉ đơn thuần khuyến khích học
sinh ghi nhớ kiến thức. Trong dạy học tích cực cần khuyến khích học sinh vận dụng kiến
thức đã học vào điều kiện thực tế tại gia đình, tạo điều kiện để các em có thể rèn luyện các kĩ
năng đã học là một hình thức có ý nghĩa, giúp liên hệ các kiến thức đã học vào thực tế, liên
hệ giữa gia đình và nhà trường một cách chặt chẽ.
Hướng dẫn tự học, giáo viên cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Học sinh có được tạo điều kiện để sáng tạo không?
- Học sinh có thể hoạt động độc lập không?
- Học sinh có được khuyến khích đưa ra những giải pháp của mình không?
- Học sinh có thể xây dựng con đường/ quá trình học tập cho riêng mình không?
- Học sinh có thể lựa chọn các chủ đề, bài tập/ nhiệm vụ khác nhau không?
- Học sinh có thể tự đánh giá không?
- Học sinh có được tự chủ trong các hoạt động học tập không?
* Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợp tác
Trong dạy và học tích cực, giáo viên cần quan tâm đến sự phân hoá về trình độ nhận thức,
cường độ, tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập của môi học sinh. Trên cơ sở đó xây dựng
các nhiệm vụ/ bài tập, mức độ hô trợ phù hợp với khả năng của môi cá nhân nhằm phát huy
khả năng tối đa của người học.

Để người học có điều kiện bộc lộ, phát triển khả năng của mình, cần đạt họ vào môi trường
học tập hợp tác trong các mối quan hệ thày – trò, trò – trò. Trong mối quan hệ tương tác đó,
người học không chỉ học được qua thầy mà còn học được qua bạn, sự chia sẻ kinh nghiệm sẽ
kinh nghiệm sẽ kích thích tính tích cực, chủ động của môi cá nhân, đồng thời hình thành và

150


phát triển ở người học năng lực tổ chức, điều khiển, lãnh đạo, các kĩ năng hợp tác, giao tiếp,
trình bày, giải quyết vấn đề…và tạo môi trường học tập thân thiện, Tuy nhiên để học hợp tác
có hiệu quả, giáo viên cần hình thành cho người học thói quen học tập tự giác, tôn trọng,
giúp đỡ lẫn nhau. Đồng thời nhiệm vụ được giao phải rõ ràng, cụ thể, môi thành viên trong
nhóm đều được phân công , xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của mình để tránh tình trạng
dựa dẫm ỷ lại hoặc có những biểu hiện không hợp tác “phá rối” làm cho hoạt động hợp tác
mất thời gian, kém hiệu quả.
Khái niệm học tập hợp tác ngoài việc nhấn mạnh vai trò quan trọng hoạt động của cá nhân
trong quá trình học sinh làm việc cùng nhau, còn đề cao sự tương tác và ràng buộc lẫn nhau
giữa các học sinh. Sự phân chia nhiệm vụ và công việc trong nhóm thể hiện mức độ hợp tác
trong học tập. Nói cách khác việc học tập hợp tác đòi hỏi học sinh làm việc và học tập với
những “nguyên liệu” thu được từ các thành viên của nhóm. Sự hợp tác nhằm phát triển ở học
sinh những kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp xã hội, tích cực hóa hoạt động học tập và tạo
cơ hội bình đẳng trong học tập.
* Dạy và học chú trọng đến sự quan tâm và hứng thú của học sinh, nhu cầu và lới ích
của xã hội

Theo dấu hiệu này của dạy và học tích cực, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được
chủ động lựa chọn vấn đề mà mình quan tâm ham thích, tự lực tiến hành nghiên cứu giải
quyết vấn đề và trình bày kết quả. Đó là đặt trưng lấy học sinh làm trung tâm theo nghĩa đầy
đủ của thuật ngữ này. Việc nghiên cứu có thể tiến hành theo cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ.
Các chủ đề/ nội dung tìm hiểu, nghiên cứu có thể do học sinh tự đề xuất hoặc lựa chọn trong

số các chủ đề/ nội dung do giáo viên giới thiệu, định hướng. Các chủ đề/ nội dung cần gắng
với nhu cầu, lợi ích của người học cũng như thực tiễn, xã hội. Điều này làm cho kiến thức có
tính ứng dụng cao và người học hiểu được giá trị, tác dụng, sự cần thiết của những kiến thức
đó trong cuộc sống thực tiễn, xã hội.
Dạy và học chú trọng đến sự quan tâm và hứng thú của học sinh, nhu cầu, lợi ích của xã hội
nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tự lực, rèn luyện cho học sinh cách làm việc độc lập,
phát triển tư duy sáng tạo, kĩ năng tổ chức công việc, trình bày kết quả.
Nhấn mạnh đến sự quan tâm, hứng thú cũng như lợi ích của người học, giáo viên cần thiết kế
các tình huống học tập sao cho kích thích lôi cuốn sự tham gia tích cực, tự chủ của người học
và đảm bảo nguyên tắc phân hóa trong dạy học. Tuy nhiên, giáo viên có thể gặp khó khăn
trong tổ chức hoạt động, khó có thể làm cho tất cả học sinh đều hứng thú với chủ đề/ nội
dung của bài học. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và nghệ thuật sư phạm của giáo viên. Cần
động viên, khuyến khích, hô trợ kịp thời để đảm bảo tất cả học sinh đều chủ động tham gia
một cách tích cực.
* Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi

151


Việc coi trọng hướng dẫn tìm tòi là giúp học sinh phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và nhấn
mạnh rằng học sinh có thể học được phương pháp học thông qua hoạt động. Dấu hiệu đặc
trưng này có thể áp dụng ngay cho học sinh nhỏ tuổi nếu có tài liệu cụ thể và có sự giúp đỡ
của giáo viên, đặt biệt có hiệu quả với những học sinh ớ các lớp cao hơn vì học sinh đã có
khả năng làm việc độc lập, tự giác, tư duy lôgic, khả năng phân tích, tổng hợp đánh giá đã
phát triển. Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi đòi hỏi về phía người học sự học tập tích
cực để tìm lời giải đáp cho vấn đề đặt ra và về phía người dạy cần có hướng dẫn kịp thời giúp
cho sự tìm tòi của người học đạt kết quả.
Một nhiệm vụ học tập tốt là nhiệm vụ đặt ra thách thức đối với người học. Nhiệm vụ không
nên quá dễ, vì quá dễ sẽ tạo ra sự nhàm chán và thậm chí là chán nản. Tuy nhiên, nhiện vụ
quá khó lại gây ra sự lo lắng và tâm lí sợ thất bại đối với học sinh. Để đạt được sự cân bằng,

các nhiệm vụ cần đa dạng và thiết kế cho từng đối tượng từng trình độ học sinh trong điều
kiện cho phép. Một nhiệm vụ thách thức sẽ tạo ra nhu cầu cần hô trợ đối với học sinh. Giáo
viên cần quan sát để có sự hô trợ kịp thời. Sự hô trợ của giáo viên phải là những can thiệp
tích cực. Ví dụ: yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ, nhìn lại những nội dung đã học hoặc
đưa ra các câu hỏi có tính chất gợi ý hoặc giải thích rõ hơn…

* Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Trong dạy học thụ đông đánh giá là nhiệm vụ của giáo viên, học sinh là đối tượng được đánh
giá. Đánh giá tập trung vào kết quả học tập của học sinh qua điểm số của các bài kiểm tra, thi
cử. Cách đánh giá như vậy dẫn đến cách học thụ động, học “vẹt”, học “tủ” đối phó với kiểm
tra, thi cử dẫn đến kết quả giáo dục yếu kém không đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Trong dạy và học tích cực, đánh giá không chí nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều
chỉnh hoạt động học tập của học sinh mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và
điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên.
Tự đánh giá là một hình thức đánh giá mà học sinh tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện với
các mục tiêu của quá trình học tập. Học sinh sẽ học cách đánh giá các nô lực và tiến bộ, nhìn
lại quá trình và phát hiện những điểm cần thay đổi để hoàn thiện bản thân. Tự đánh giá
không chỉ đơn thuần là tự mình cho điểm mà là sự đánh giá những nô lực, quá trình và kết
quả, mức độ cao hơn là học sinh có thể phản hồi lại quá trình học của mình.
Qua các tiêu chí đánh giá, học sinh nhìn lại quá trình học tập của mình và biết được mức độ
hoàn thành đạt yêu cầu chưa. Tự đánh giá giúp cho học sinh trở nên ý thức hơn về quá trình
học tập, đồng thời cũng ý thức rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu và cách học của mình để tiến
bộ trong giai đoạn sau.
Như vậy tự đánh giá giữ vai trò quan trọng trong đánh giá vì tự đánh giá là người học tự chủ
động xem xét lại quá trình, kết quả học tập của mình, để tự điều chỉnh cách học, xác định
động co học tập và lập kế hoạch để tự nâng cao kết quả học tập. Tự đánh giá đúng và điều

152



chỉnh hoạt động học kịp thờila2 năng lực cần thiết cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà
trường phải trang bị cho học sinh. Đây chính là khác biệt giữa dạy học thụ động và dạy học
tích cực.
Cùng với tự đánh giá, giáo viên cần tổchức cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau hay còn gọi là
đánh giá “đồng đẳng”. Đánh giá đồng đẳng là một quá trình trong đó các nhóm học sinh cùng
độ tuổi hoặc cùng lớp sẽ đánh giá công việc/ kết quả học tập lẫn nhau. Phương pháp đánh giá
này không chỉ được dùng như một biện pháp đánh gái kết quả, mà chủ yếu dùng để hô trợ
học sinh trong quá trình học. Học sinh đánh giá lẫn nhau dựa trên các tiêu chí được định sẵn
do giáo viên cung cấp. Các tiêu chí này cần được diễn giải bằng những thuật ngữ cụ thể và
quen thuộc với học sinh. Như vậy, đánh giá đồng đẳng không chỉ giúp cho học sinh đánh gái
kết quả học tập của bạn mà thông qua đó còn có sự so sánh nhìn nhận lại kết quả của chính
mình, từ đó có sự điều chỉnh cách giải quyết vấn đề, cách học, chia sẻ kinh nghiệm từ kết quả
của mình và của bạn, thúc đẩy kết quả học tập ngày một tốt hơn.
Kết hợp đánh giá của thầy và đánh giá của trò không những giúp cho học sinh nhìn nhận
chính mình để điều chỉnh cách học mà giáo viên cũng có điều kiện nhìn nhận chính mình để
điều chỉnh cách dạy.
Ví dụ: căn cứ vào kết quả tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh và đánh giá của giáo
viên, cho thấy đa số học sinh không hiểu bài. Như vậy vấn đề dặt ra là do học sinh không học
bài? hay cách dạy của giáo viên chưa phù hợp? Giáo viên cần suy nghĩ nhìn nhận lại cách
dạy của mình và điều chỉnh kịp thời. Đồng thời học sinh cũng xem lại cách học của mình.
Như vậy kết quả dạy và học chắc chắn sẽ được nâng cao.
Đánh giá trong dạy và học tích cực còn là sự kết hợp của đánh giá về việc học (đánh kết quả),
đánh giá vì việc học (đánh giá quá trình) với tự đánh giá.
Dạy học tích cực nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo người lao động năng động, sáng tạo thích
nghi với mọi hoàn cảnh trong đời sống xã hội, do vậy, kiểm tra đánh giá không chỉ dừng ở
yêu cầu, ghi nhớ tái hiện kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải phát triển ở người học
tư duy lôgic, tư duy phê phán, khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, giải quyết các vấn đề
mà thực tiễn cuộc sống đặt ra.
1.3. Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực như thế nào?
Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực (dạy học tích cực) chính là phát huy

được tính tích cực nhận thức của học sinh. Nói cách khác là “dạy học lấy hoạt động của
người học làm trung tâm”.
Trong dạy và học tích cực, dưới sự thiết kế, tổ chức, định hướng của giáo viên, người học
được tham gia vào quá trình hoạt động học tập từ khâu phát hiện vấn đề, tìm giải pháp cho
vấn đề đặt ra, thực hiện các giải pháp và rút ra kết luận. Quá trình đó giúp người học lĩnh hội
nội dung học tập đồng thới phát triển năng lực sáng tạo.

153


Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực có nghĩa là hoạt động học tập phải dc
thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động hợp tác, trong mối quan hệ
tương tác giữa thầy trò, trò-trò trong môi trường học tập thân thiện, an toàn.
Trong dạy học tích cực, học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên đóng vai trò người tổ chức
hướng dẫn, đòi hỏi giáo viên phải co kiến thức sâu, rộng, có kĩ năng sư phạm, đặc biệt phải
có tình cảm nghề nghiệp thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tính tích cực mới
đạt hiệu quả.
Hoạt động của giáo viên và học sinh trong dạy học tích cực được thể hiện ở sơ đồ sau:
Người dạy

Người học

Định hướng/ hướng dẫn
Nghiên cứu/ tìm tòi

Tổ chức

Tìm tòi

Trọng tài, cố vấn, kết luận,

kiểm tra

Tự kiểm tra, tự điều chỉnh

Vai trò của người dạy và người học trong dạy và học tích cực
Mục đích của dạy học tích cực so với dạy học thụ đông là:
- Học có hiệu quả hơn – bài học phải sinh động hơn.
- Quan hệ của giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh phải tốt hơn.
- Hoạt động học tập phải phong phú hơn; học sinh được hoạt động nhiều hơn.
- Giáo viên phải có nhiều cơ hội giúp đỡ học sin.h hơn.
- Quan tâm nhiều hơn tới sự phát triển cá nhân, tính sáng tạo…của người học.
Trong hệ thống các phương pháp dạy học không có phương pháp nào là phương pháp hoàn
toàn thụ động và phương pháp hoàn toàn tích cực. Đổi mới phương pháp dạy học không có
nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà vấn đề là ở chô giáo viên sử dụng các
phương pháp dạy học như thế nào để phát huy tính tích cực sáng tạo cảu học sinh. Điều đó
đòi hỏi giáo viên phải có năng lực chuyên môn, năng động, sáng tạo trong việc vận dụng linh
hoạt các phương pháp dạy học một cách phù hợp có hiệu quả. Tuy nhiên, cho dù lựa chọn
phương pháp dạy học nào thì vẫn cần phải tạo điều kiện cho người học được khám phá, chủ

154


động sáng tạo trong việc tìm kiếm kiến thức, giải quyết vấn đề, gắn kiến thức với thực tiễn…
Một số kĩ thuật và phương pháp dạy học được giới thiệu trong tài liệu này có thể minh chứng
cho điều đó.
1.4. Điều kiện đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực
Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực đòi hỏi người dạy phải biết kế thừa,
phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm của các phương pháp dạy học truyền thống
và cập nhật các phương pháp dạy học hiện đại sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy
học của nhà trường, của địa phương


Các điều kiện để thực hiện dạy học tích cực:
-

Nâng cao trình đô, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên/ giảng viên sư phạm.
Điều chỉnh chương trình và sách giáo khoa cho phù hợp với thực tế giáo dục, điều
kiện hoàn cảnh địa phương.
- Đảm bảo có đủ đồ dùng dạy học tối thiểu, trang thiết bị và cơ sở vật chất theo quy
định của bộ Giáo dục - Đào tạo.
- Đổi mới kiểm tra đánh giá.
- Nâng cao trình độ, năng lực quản lí của đội ngũ cán bộ quản lí, đổi mới công tác
chỉ đạo quản lí các cấp.
Như vậy, nói đến điều kiện đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, cần nhấn
mạnh đến vai trò của giáo viên, có thể nói giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục.
Yêu cầu đối với giáo viên trong dạy và học tích cực:
Trách nhiệm-lương tâm của người thầy
-

Có thái độ tích cực, thân thiện với học sinh.
Có nhạy cảm sư phạm
Linh hoạt, sáng tạo trong vận dụng các phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt
động dạy học đảm bảo sự tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học
với người học
Đáp ứng sự đa dạng của dạy và học tích cực
-

Hiểu rõ bản chất của việc dạy và học tích cực
Có năng lực chuyên môn vững vàng.
Có thái độ coi trọng sự khác biệt của người học và có khả năng tổ chức các hoạt
động dạy học đáp ứng khả năng/ năng lực của người học.

II. SỰ KHÁC NHAU GIỮA DẠY HỌC THỤ ĐỘNG VÀ DẠY HỌC TÍCH CỰC
Học thụ động và học tích cực được phân biệt dựa vào cách thức hướng dẫn của giáo viên và
mức đô tích cực học tập của học sinh trong quá trình dạy học.

HỌC THỤ ĐỘNG

155

HỌC TÍCH CỰC


-

Hướng dẫn của giáo viên -Hướng dẫn của giáo viên
mang tính áp đặt
mang tính áp đặt

- Học sinh ít tích cực. - Học sinh tự lực và tích cực hơn
Theo mô hình dạy và học thụ động là sự truyền thụ một chiều mang tính thông báo đồng loạt,
giáo viên là chủ thể củ hoạt động, là người truyền đạt “mang” kiến thức, “đố” kiến thức cho
người học. Phương tiện dạy học là bảng, phấn, cách dạy phổ biến là “đọc” – “chép”. Người
học lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, một chiều. Phương pháp dạy học này kèm theo
cách đáng giá với yêu cầu ghi nhớ, tái hiện lại, nhắc lại kiến thức nhận được từ giáo viên.
Điều đó dẫn người học đến cách học phù hợp đó là học thuộc lòng, học “vẹt”, học đối phó,
học để thi…Giáo viên giữ vai trò độc quyền trong đánh giá, do đó người học ít có cơ hội phát
triển, thể hiện năng lực sáng tạo của mình.
Dạy và học tích cực, là sự tương tác đa chiều giữa người dạy và người học, giữa người học
với người học trong môi trường học tập an toàn. Người học là chủ thể của hoạt động, được
tạo điều kiện để chủ động khám phá, tìm kiếm kiến thức
Biểu đồ các mức độ thu giữ thông tin:

thông qua những tình huống, những nhiệm vụ thực tiễn cụ thể, đa dạng sinh động. Thay cho
học thiên về lí thuyết, người học được trải nghiệm, khám phá kiến thức qua hành động học
qua “làm”, kiến thức sẽ được khắc sâu và bền vững . Câu nói dưới dây thể hiện điều đó:

HỌC QUA “LÀM”
Nói cho tôi nghe – Tôi sẽ quên
Chỉ cho tôi thấy – Tôi sẽ nhớ
Cho tôi tham gia – Tôi sẽ hiểu
Hướng dẫn người khác – Sẽ là của tôi
Hoặc:
Ta nghe – Ta sẽ quên
Ta nhìn – Ta sẽ nhớ
Ta làm – Ta sẽ học được
Giáo viên là người định hướng, tổ chức là trọng tài trong các hoạt động thảo luận, đồng thời
là người đưa ra kết luận và đánh giá tên cở sở tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của người học.
Mối quan hệ tương tác này là động lực cho sự chủ động tích cực của người học, người học
được phép sáng tạo, phát hiện cái mới, được thểhiện chính kiến và chia sẻ kinh nghiệm trong
mối quan hệ hợp tác thân thiện. Đồng thời cả người dạy và người học đều có cơ hội nhìn

156


×