Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

DỰ án kỹ thuật NUÔI dê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 55 trang )

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU TƯ LIỆU VỀ ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ
Tên Chủ đầu tư : CÔNG TY TNHH TỔNG HỢP NGỌC HOÀNG
Tên viết tắt :
Trụ sở: Thôn 4, Xã Phú Xuân, Huyện Krông Năng, Tỉnh Đắc Lắk, Việt Nam.
Điện thoại:

0983280138

FAX:

Người đại diện theo pháp luật : LÊ VĂN NGỌC

Giới tính : Nam

Chức danh : Giám đốc
Sinh ngày: 15/02/1960
CMND số: 241180659

Cấp ngày: 31/05/2013

Tại: CA tỉnh Đắc Lắk

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú : Thôn 4, Xã Phú Xuân, Huyện Krông Năng, Tỉnh Đắc
Lắk, Việt Nam.
Vốn điều lệ: 2.000.000.000 đồng ( Một tỷ đồng.)


CHƯƠNG II


SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI NƠI ĐẶT DỰ ÁN

I.

1.

Vị trí địa lý

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông
Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57"108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc[6]. Độ cao trung bình 400 –
800 mét so với mặt nước biển.
Phía Đông của Đắk Lắk giáp Phú Yên và Khánh Hoà
Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông
Phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km[7], tỉnh Gia Lai nằm ở phía
Bắc.
Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử chia cắt và sáp nhập nên 9.300 ha nằm giữa xã Ea
Trang (huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk) và xã Ninh Tây (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa)
nên cả hai tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa đều tranh chấp để phân định địa giới hành chính.
[8]

2.

Điều kiện tự nhiên
Đắk Lắk có địa hình có hướng thấp dần từ đông nam sang tây bắc: nằm ở phía Tây

và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, khá bằng phẳng
xen kẽ với các đồng bằng thấp ven các dòng sông chính. Khí hậu toàn tỉnh được chia
thành hai tiểu vùng. Vùng phía tây bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô,
vùng phía đông và phía nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ



rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo
gió tây nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7,8,9, lượng mưa
chiếm 80-90% lượng mưa năm. Riêng vùng phía đông do chịu ảnh hưởng của
đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió đông bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn
nghiêm trọng[9]. Lượng mưa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1600–1800 mm.

Suối trong rừng Ea Sô
Rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lượng lớn nhất nước[7] với nhiều chủng loại gỗ quý
hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học, phân bố trong
điều kiện thuận lợi nên tái sinh rừng có mật độ khá lớn. Khoáng sản với trữ lượng khác
nhau, trong đó một số loại khoáng sản đã được xác định là sét cao lanh, sét gạch ngói,
ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều loại khoáng sản khác như vàng, phốt pho, than
bùn, đá quý… có trữ lượng không lớn phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.
Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối đồng đều, tuy
nhiên do địa hình dốc nên khả năng trữ nước kém, những khe suối nhỏ hầu như không có
nước trong mùa khô. Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn tỉnh hiện
nay còn có rất nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo như hồ Lắk, Ea Kao, Buôn Triết, Ea sô.


3. Hành chính
Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện. Trong
đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn.

4.

Kinh tế


Kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm
sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Đắk Lắk xếp ở vị trí thứ 58/63 tỉnh
thành. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước,
với diện tích 182.343ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm
40% sản lượng cả nước. Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cacao, cao su, điều lớn của Việt
Nam. Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm
chôm, xoài...
Năm 2010 tổng GDP ước đạt 12.810 tỷ đồng, tăng gấp 1,7 lần so năm 2005. Thu nhập
bình quân đầu người đạt 14,2 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch theo
hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch
vụ.
Phấn đấu năm 2013, Tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt từ 11% trở lên, thu nhập bình
quân đầu người đạt hơn 28 triệu đồng, huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 15.000 tỷ
đồng, tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn khoảng 43.000 tỷ đồng và thu cân
đối ngân sách Nhà nước đạt 4.200 tỷ đồng.
5.

Dân cư
Tính đến năm 2014, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt gần 1.834.800 người, mật độ dân

số đạt 135 người/km²[41] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 426.000 người[42], dân
số sống tại nông thôn đạt 1.345.800 người[43]. Dân số nam đạt 894.200 người[44], trong khi


đó nữ đạt 877.600 người[45]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 12,9
‰[46]
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009,
toàn tỉnh Đắk Lắk có 13 Tôn giáo khác nhau chiếm 450.728 người. Trong đó, nhiều nhất
là Công giáo với 171.661 người, thứ hai là Đạo Tin Lành với 149.526 người, thứ ba

là Phật giáo với 125.698, thứ tư là Đạo Cao Đài có 3.572 người, cùng với các tôn giáo
khác như Phật giáo Hòa Hảo có 162 người, Hồi giáo có 65 người, Bửu sơn kỳ hương có
23 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có ba người, Bahá'í có hai người, ít nhất
là Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo và Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa mỗi đạo có một người[47]...

Bến nước Buôn K'Dung- Buôn Đôn
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009,
toàn tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân
tộc kinh chiếm đông nhất với 1.161.533 người, thứ hai là Người Ê Đê có 298.534 người,
thứ ba là Người Nùng có 71.461 người, thứ tư là Người Tày có 51.285 người. Cùng các
dân tộc ít người khác như M'nông có 40.344 người, Người Mông có 22.760 người, Người
Thái có 17.135 người, Người Mường có 15.510 người.
6.

Giáo dục
Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk có

695 trường học ở cấp phổ, trong đó có Trung học phổ thông có 52 trường, Trung học cơ


sở có 221 trường, Tiểu học có 417 trường và 5 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn
có 235 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa
bàn Tỉnh Đắk Lắk cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa
bàn tỉnh.
7.

Văn hóa
Đắk Lắk có bản sắc văn hoá đa dạng như các trường ca truyền miệng lâu đời Đam

San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu, như các ngôn ngữ của người Ê Đê, người

M'Nông...như các đàn đá, đàn T'rưng, đàn k'lông pút... Đắk Lắk được xem là một trong
những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên,
được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Ngã 6 Ban Mê.
Các lễ hội đáng chú ý gồm có Lễ mừng lúa mới, Lễ bỏ mả, Lễ hội đâm trâu, Lễ cúng
Bến nước, Lễ hội đua voi, Lễ hội Cồng chiêng và Lễ hội cà phê… được tổ chức đều đặn
hàng năm như một truyền thống. Các Di tích lịch sử tại Đắk Lắk như Đình Lạc
Giao, Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột, Khu Biệt điện Bảo Đại, Toà
Giám mục tại Đắk Lắk, Hang đá Đắk Tur và Tháp Yang Prong...


Du lịch

8.

Du lịch Đắk Lắk đang có lợi thế với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng
kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc trong
tỉnh như hồ Lắk, Thác Gia Long, cụm du lịch Buôn Đôn, Thác Krông Kmar, Diệu
Thanh, Tiên Nữ… bên cạnh các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin,
Easo[49]…
Ngày nay còn chuộng thêm khu du lịch Ko Tam

9.

Giao thông

Nhà ga sân bay
Tỉnh Đắk Lắk có Sân bay Buôn Ma Thuột tuyến từ Buôn Ma Thuột đến các thành
phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra,

14 tỉnh lộ với tổng chiều dài 460 km, có quốc lộ 14 chạy qua nối với thành phố Đà
Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và nối với Thành phố Hồ Chí Minh qua Bình Phước
và Bình Dương...Song song với biên giới Campuchia có quốc lộ 14C. Quốc lộ
27 nối thành phố Buôn Ma Thuột với tỉnh Lâm Đồng. Quốc lộ 26 từ Đắk Lắk đi Tỉnh
Khánh Hòa, nối với quốc lộ 1A tại thị trấn Ninh Hoà, huyện Ninh Hoà, Tỉnh Khánh
Hòa. Quốc lộ 29 nối thị xã Buôn Hồ với tỉnh Phú Yên tại cảng Vũng Rô.


II.
-

CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008; và Luật số
32/2013/QH 13 ngày 19/06/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

-

Thuế thu nhập doanh nghiệp;
Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí

-

đầu tư xây dựng;
Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất


-

lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án

-

đầu tư xây dựng;
Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ về quy định chi

-

tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 về hướng dẫn thi hành Nghị
định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định hướng dẫn

-

thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008, sửa đổi số

-

31/2013/QH13 ngày 19/06/2013;
Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ về hướng dẫn Luật

-

thuế giá trị gia tăng;
Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật Thuế

giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia

-

tăng;
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 và Nghị định số 21/2008/NĐCP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị
định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi

-

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg, ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;


-

Công văn số 615/TY-KD ngày 20/04/2009 của Cục Thú Y hướng dẫn về thủ tục
kiểm dịch nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá

-

cảnh động vật sống, sản phẩm động vật;
Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và

-

giống thủy sản đến năm 2020;

Quyết định 394/QĐ-TTg ngày 13/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chính
sách khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ chế biến gia

-

súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp.
Thông tư 44/TT-BTC ngày 16/03/2012 của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu
thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Khu vực

-

Thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di-lân giai đoạn 2012-2014;
Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia

-

tăng và phát triển bền vững;
Thông tư số 84/2011/TT-BTC ngày 16/06/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn
một số chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,

-

nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/06/2010 của Chính phủ;
Thông tư 164/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính Ban hành biểu thuế

-

xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;
Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách


-

khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày
18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
Luật Thuế giá trị gia tăng.

III.

HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT ĐẶT DỰ ÁN


1. Thuận lợi


Địa hình đất đỏ bazan rất thuận lợi cho việc trồng cỏ và các loại dược liệu làm nguyên
liệu thức ăn chăn nuôi dê.
Khu vực có nguồn nước tự nhiên dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu, sinh hoạt.
Đất bằng phẳng dễ xây dựng, trồng trọt cũng như thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển.
Khu dự án có hệ thống đường dây điện trung thế chạy qua, khi xây dựng sẽ tiết kiệm
nhiều chi phí kéo đường dây điện.
2. Khó khăn

Mặc dù địa bàn tỉnh có điều kiện đất đai và khí hậu rất thuận lợi để phát triền kinh
tế, tuy nhiên người dân chưa tận dụng hết lợi thế đó . Người dân trên địa bàn chủ yếu sử
dụng đất vào trồng cao su, các loại cây công nghiệp khác, thời gian thu hoạch lâu và giá
trị thường bấp bênh, và chưa có nhà máy chế biến trực tiếp, do đó hiệu quả mang lại
không cao, và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tính chủ động, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế của các doanh nghiệp
trong tỉnh còn yếu, trình độ quản lý và điều hành doanh nghiệp chưa theo kịp với kinh tế
thị trường; nguồn thu ngân sách còn thấp và thiếu vững chắc; chất lượng nguồn nhân lực
kém; năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu.

IV.

SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Do nhu cầu thịt dê của người tiêu dùng tại các nhà hàng, quán ăn, cũng như sử dụng

tại gia đình ngày càng tăng thì thị trường tiêu thụ thịt dê ngày lớn. Cùng với sự lớn mạnh
của thị trường tiêu thụ, giá cả thịt dê, dê giống ổn định ở mức cao, người nuôi có lãi khá
nên mô hình nuôi dê ngày càng mở rộng trên địa bàn tỉnh.
Việc nuôi dê khá đơn giản, chỉ cần một khu đất trống với diện tích vài chục mét
vuông được bao bọc bằng lưới, cất nhà, đóng chuồng cao từ mặt đất lên khoảng 1m.
Mỗi chuồng rộng khoảng 3-4 m2 cùng với một cái máng tự chế đặt bên dưới để bỏ cỏ cho


dê ăn. Dê là loài động vật ăn tạp, ít bị ốm, sức đề kháng cao, chăn thả tự nhiên, thức ăn
chủ yếu là cây cỏ, hoa lá ở rừng, nếu còn kết hợp trồng dược liệu thì dê ăn dược liệu thi
lại đỡ tốn kém chi phí hơn mà còn mang lại kinh tế cho cả hai, không cần thức ăn tinh bổ
sung nên chăn nuôi không vất vả và tốn kém như các mô hình chăn nuôi khác Tuy nhiên,
bí quyết để nuôi dê thành công là phải biết cách chọn lọc con giống và phải học hỏi kinh
nghiệm từ người đi trước.
Người nuôi dê không phải bỏ công chăm sóc vất vả như những loài khác. Dê nuôi
khoảng 3 - 4 tháng là trưởng thành., trong đó dê cái mỗi năm đẻ từ 1 - 2 lần, mỗi lần từ 2
- 3 con với tỷ lệ sống gần như 100%.
Việc chăn nuôi dê rất phù hợp với địa phương Đắc Lăk, bởi nơi đây địa hình đồi núi,
đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho cây tạp, cỏ dại phát triển là nguồn thức ăn dồi dào
để chăn thả dê. Hiện tại thị trường tiêu thụ dê thịt rất mạnh, đàn dê địa phương không đủ

cung ứng cho các nhà hàng, cơ sở ăn uống tại thành phố và các tỉnh lân cận ,và giá thịt dê
khá cao và ổn định. Vì thế chăn nuôi dê là rất khả thi và hiệu quả kinh tế cao.
V.
-

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Xây dựng và phát triển công nghệ khép kín, đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn quốc

-

tế, hiện đại dành cho quê hương Việt Nam.
Phát triển đàn dê có chất lượng cao có thể xuất khẩu trong tương lai.
Cho phép sử dụng những vùng đất hoang sơ, nghèo kiệt để phát triển chăn nuôi dê

-

theo công nghệ hiện đại.
Tiêu chí là công ty sẽ phát triển từ nông thôn đến thành phố nhằm cùng chính phủ

-

xóa đói giảm nghèo cho những hộ nghèo.
Phát triển chăn nuôi mô hình nhỏ bằng công nghệ hiện đại
Phát triển đàn dê tùy theo từng vùng, địa hình, khí hậu cho cả nước , đảm bảo hiệu

-

quả kinh tế cao.
Phát tiển các trang trại tùy theo từng vùng, đất đai, khí hậu để nuôi thúc dê thịt


-

phục vụ cho nhà máy tiên tiến trong tương lai gần.
Sẽ xây dựng nhà máy theo công nghệ Nhật bản, Australia, đảm bảo tiêu chuẩn
Quốc tế, an toàn thực phẩm, được Quốc tế công nhận thực phẩm sạch để phục vụ
cho thị trường trong nước và xuất khẩu.



CHƯƠNG III

THỊ TRƯỜNG - SẢN PHẨM
I

SẢN PHẨM

Nuôi dê hay chăn nuôi dê là việc thực hành chăn nuôi các loài dê nhà để lấy thịt dê, sữa
dê và da dê. Chăn nuôi dê đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp của nhiều
quốc gia: Châu Phi, Nigeria, Sudan, Châu Á, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh,
Trung Quốc, Saudi Arabia, Châu Mỹ, Mexico, USA, UK, France, C. Đại dương.
Nhìn chung, dê là loài động vật cung cấp nhiều giá trị kinh tế. Người ta nuôi dê để:
-

Để lấy thực phẩm (thịt dê).
Để lấy sữa (sữa dê không chỉ làm thực phẩm mà, các sản phẩm như sữa rửa

-

mặt, sữa tắm,... cũng có thành phần chiết xuất từ sữa dê).
Để lấy lông (làm áo ấm, chăn...).

Lấy da dê.
Lấy sừng (dùng để trang trí trong nhà...), Để làm cảnh.
Sức kéo (ở một số nơi).

II
1

THỊ TRƯỜNG
Phân Bố Quần Thể Dê Trên Thế Giới :


Dê là một loài gia súc rất quan trọng ở các nước đang phát triển, đặc biệt châu á và
châu phi. Năm 2011, đàn dê thế giới có 875,5 triệu con, phần lớn ở châu Á chiếm 61,6%
số lượng dê thế giới, kế đến là châu Phi chiếm 31,6%. Mức tăng số lượng dê nhiều nhất
sau 10 năm là châu Đại Dương (105,2%), kế đến là châu Á (17,6%) và châu Phi là
(16,9%), trong khi đó đàn dê châu Âu lại suy giảm 9,9% (B1). Năm quốc gia có đàn dê
lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nigeria (BĐ1). Còn ở
châu Âu, nước có đàn dê lớn nhất là Hy Lạp, nhưng chỉ khoảng 5 triệu con (BĐ2)
2. Tình Hình Sản Xuất Thịt Sữa Và Da Dê Trên Thế Giới :
Phần lớn sản lượng thịt sữa của dê được sản xuất ở Châu Á mà trong đó phần lớn
được sản xuất ở Ấn độ và Trung quốc. Ở Châu Âu quần thể dê chỉ chiếm khoảng 3% tổng
đàn dê trên thế giới nhưng sản xuất gần 20% tổng sản lượng sữa trên thế giới và chỉ sản
xuất có 4,2% tổng sản lượng thịt dê mà thôi. Các nước Châu á và châu Phi sản xuất ra
gần 90% sản lượng thịt dê trên thế giới.
Dê góp phần vào sự tồn tại của những chủ nuôi nhỏ và nông dân nghèo. Ngoài ra còn có
vai trò quan trọng phát sinh nguồn thu nhập cải thiện dinh dưỡng cho người nuôi.Năng
suất sữa của các vùng trên thế giới cũng khác nhau, các nước vùng Ðịa Trung Hải năng
suất sữa dê chỉ đạt 100 lít /chu kỳ, trong khi ở các nước Châu Âu từ 550 đến 600 lít /chu
kỳ.
3. Tình Hình Nuôi Dê Ở Việt Nam :

Dê Cỏ được nuôi ở hầu hết các vùng sinh thái Việt Nam theo phương thức chăn thả
quảng canh, với mục đích lấy thịt. Dê Cỏ thuộc loại dễ nuôi, khả năng thích ứng rộng và
có khả năng chống chịu với bệnh tật rất tốt. Đối với các hộ dân miền đồi núi, nuôi dê cỏ
theo phương thức chăn thả ban ngày và lùa về nhốt vào chuồng vào ban đêm là thích hợp
nhật. Chuồng nuôi dê là một căn nhà hoặc lán trại đơn giản song phải đảm bảo tránh
được mưa nắng, gió lùa. Chuồng dê cần thông thoáng, nền chuồng phẳng để dễ làm vệ
sinh, có rãnh thoát nước, phân và nước tiểu. Không chăn thả dê nơi trũng, lầy, có nước tù
đọng để phòng ngừa bệnh giun sán cho dê.


Để có được một con dê cái tốt làm giống phải chọn từ đời ông bà, bố mẹ rồi đến cá thể
làm giống theo các đặc điểm ngoại hình, sức lớn và sản lượng sữa. Chọn những con dê
cái có những đặc điểm để trực tiếp sản xuất sữa, thịt vừa làm giống. Không nên chăn thả,
nuôi dê đực giống chung với cả đàn dê mà nên nuôi nhốt riêng. Một con dê đực giống tốt,
được nuôi dưỡng tốt có thể phối giống cho 10-15 con dê cái. Ninh Thuận là tỉnh có đàn
dê lớn nhất.
Nước ta có điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiều đồi núi, nơi có nhiều cây cỏ phát triển thích
hợp với việc nuôi dê.
Sản phẩm chăn nuôi giai đoạn 2010-2015

Sản phẩm
Thịt hơi các loại
Thịt dê

Sản lượng thịt hơi, trứng, sữa

ĐV
2010

2011


2012

2013

2014

2015

4,036.9

4,331.6

4,289.8

4,354.4

4,625.1

4,806.6

16.91

17.60

18.78

18.71

20.38


21.84

0.42

0.41

0.44

0.43

0.44

0.45

1,000 tấn
1,000 tấn

Tỷ lệ %

Theo số liệu thống kê tháng 10/2016 thì đàn dê Việt Nam hiện có 2,021,003 con; tăng
243,359 con so với năm 2015 , trong đó miền bắc chiếm 72,5%, miền nam 27%, Ðông và
Tây Nam bộ chiếm từ 2,1 đến 3,8%. Trong đó số con xuất chuồng đạt 791.252 con, sản
lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 21142,2 tấn.

VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG


Tỷ lệ phần trăm thịt dê, cừu thị trường trong nước và thế giới chiếm sản lượng rất
ít trong khi thịt dê, cừu được trong và ngoài nước ưu chuộng thì Việc ứng dụng phương

pháp chăn nuôi dê vừa có kinh tế vừa cải tạo đàn dê nội của địa phương là hướng đi
đúng, mở ra hướng phát triển xuât khẩu, góp phần chuyển dịch và thị trường quốc tế để
tiêu thụ. Với giá bán thịt còn cao hơn và “đầu ra” mạnh hơn đã chứng tỏ việc chuyển
hướng nuôi dê, cừu thương phẩm đang trở thành ngành kinh tế quan trọng
Các địa phương nên mở rộng, giết mổ, chế biến, bảo quản, hình thành mối liên kết
khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. giúp người chăn nuôi dê, cừu phát triển theo
hướng đi mới, trên cơ sở quy hoạch đồng cỏ, ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, mô
hình chuyển giao và nâng chất lượng dê, cừu thịt.


CHƯƠNG IV
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ VÀ

TRỒNG DƯỢC LIỆU

A. KĨ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ.
I. Giống
Giống dê đang nuôi phổ biến hiện nay trong nhân nhân là giống dê Cỏ, tầm vóc nhỏ,
năng suất thịt thấp, cần được lai với giống dê Bách Thảo, dê đực ngoại để có dê lai tầm
vóc to, cho nhiều thịt.
a. DÊ (dê cỏ):
Là dê lâu đời tại địa phương, có màu lông pha tạp không thuần nhất, đa số màu nâu hoặc
đen loang trắng, tai nhỏ, không cụp. Dê đực và dê cái đều có râu và sừng. Dê cỏ nuôi chủ
yếu để lấy thịt với đặc điểm:
Khả năng sinh trưởng chậm, tầm vóc nhỏ bé:
- Khối lượng trưởng thành: Con cái: 25 - 32 kg/con
Con đực: 35 - 37 kg/con.
- Tỷ lệ thịt xẻ đạt: 39 - 41%
Tuổi phối giống lần đầu là: 6 - 7 tháng tuổi đẻ 1,4 lứa/năm (2 năm 3 lứa) tỷ lệ đẻ 1 con
/lứa là 70% ; 2 con/lứa là 25%; 3 con/lứa là 5% (1,3 con/lứa ).

b. Chọn giống:
1. Dê con:


Dê con phải có khối lượng sơ sinh 1,8 – 2 kg/con (con cái), và 2,3 kg/con (con đực).
Lúc cai sữa đạt khối lượng 6,5-7,5 kg/con trở lên thì chọn làm hậu bị. Các dê được chọn
phải từ các lứa đẻ sinh đôi trở lên của các dê mẹ đẻ từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 8. Bố mẹ
chúng là dê đực ở độ tuổi 2 đến 5 năm.
2. Dê cái sinh sản:
Thân hình thanh, mảnh, đầu nhỏ, nhẹ, da mỏng, lông mịn, phần sau phát triển hơn phần
trước, đầu vú to mền mại, đều. Dê cái mắn đẻ (cứ 6-7 tháng/lứa), đẻ sai con, nuôi con
khéo, dê con mau lớn.
3. Dê đực giống
Không dùng dê đực Cỏ địa phương làm giống, nên chọn mua đực giống là dê Bách Thảo,
có tầm vóc to, thân hình cân đối, khoẻ mạnh, không khuyết tật, đầu to, ngắn, trán rộng,
mắt sáng, tinh nhanh, bốn chân thẳng, khoẻ, đi đứng vững chắc, hai hòn cà đều, cân đối.
Cứ 20-25 dê cái cần 1 dê đực giống Bách Thảo hoặc dê đực ngoại. Dê đực 6 tháng tuổi
không đạt 15 kg trở lên không sử dụng làm giống.
III

Phối giống

Để tránh đồng huyết, hàng năm cần chuyển đổi đực giống trong đàn cái hợp lý, không
cho dê đực giống là anh giao phối với em, hoặc dê đực giống là bố giao phối với con,
cháu.
- Tuổi phối giống lần đầu đối với dê cai >7 tháng tuổi, dê đực giống Bách Thảo, dê ngoại,
dê lai 8 - 9 tháng tuổi.
- Cái 18-21 ngày dê cái động dục một lần,? mỗi làn 2-3 ngày. Phối giống vào ngày thứ 2
sau khi có biểu hiện động dục như thích gần con đực, dê cái ve vẩy đuôi, kém ăn, nhảy
lên lưng con khac, âm hộ sưng, niêm mạc âm hộ đỏ, hồng, niêm dịch từ âm đạo chảy da.



Sau khi phối 18-20 ngày nếu không thấy thụ thai, dê cái sẽ động dục lại.
III. Thức ăn
- Dê ăn được nhiều loại cỏ, lá cây như lá xoan, lá mít, lá dâm bụt, lá chuối, sắn dây, lá
dâu, keo dậu, sim mua .. và các loại cỏ trồng, cỏ tự nhiên. Nhưng dê không thích ăn các
loại cỏ và lá cây bị ướt, nên khi chăn thường phải thả dê vào khoảng 9 – 10 giờ sáng.
- Ngoài chăn thả dê ở bãi chăn thì nên cho dê ăn thêm cỏ ở chuồng 2 – 3 kg/con.
- Thức ăn tinh gồm thóc, ngô, sán, khoai lang, lạc.. thức ăn củ như bí đỏ, khoai lang tươi,
chuối .. dê rất thích ăn.
- Không cho dê ăn những thức ăn đã ôi thối, mốc hoặc lẫn đất, cát.
- Không chăn thả dê nơi trũng, lầy, có nước tù đọng để phòng ngừa bệnh giun sán cho
dê.
- Hàng ngày chăn thả từ 7-9 giờ/ngày. Mùa đông khô hanh, thiếu cỏ, ban đêm cần cho dê
ăn thêm 3-5kg cỏ, lá tươi/con/ngày. Cho uống nước sạch thoả mãn trước khi chăn cũng
như sau khi dê về chuồng.
- Cố định ống bương nuối trong chuồng cho dê liếm láp, bổ sung khoáng vi lượng hàng
ngày.
- Dê thích ăn ở độ cao do vậy cần treo máng thức ăn lên cao cách mặt đất 0,4-0,5 m, cây
lá cho ăn thêm cũng nên treo cao để Dê dễ ăn.
IV. Chăm sóc dê mẹ và dê lai
- Dê chửa 150 ngày (dao động từ 147-157) thì đẻ. Sau khi đẻ cần lấy khăn mềm, sạch lau
khô lớp màng nhầy ở mồm, mũi để tránh ngạt thở dê con.


- Sau khi đẻ 30 phút cho dê con bú sữa đầu ngay nhằm tăng cường sức khoẻ, sức đề
kháng dê con.
- Không cho dê mẹ ăn nhau thai. Cho dê mẹ uống nước ấm pha muối 0,5% hoặc nước
đường 10%.
- Nuôi nhốt dê mẹ và dê con tại chuồng 3-5 ngày đầu tiên với thức ăn xanh non, ngon, dễ

tiêu, sau đó chăn thả gần nhà tối về chuồng cho dê mẹ ăn thêm 0,2-0,3kg thức ăn
xanh/ngày.
- Đến 21-30 ngày tuổi cho dê con chăn thả theo đàn.
- Dê con lai sau 3 tháng tuổi, tách riêng dê đực, cái, các loại dê lai trên 3 tháng tuổi và dê
thịt trước khi bán 1-2 tháng cần bổ sung thêm 0,1-0,3kg ngô, khoai, sắn/con/ngày.
1. Phối giống cho dê

– Đối với dê cái nên cho phối giống lần đầu khi dê đạt tuổi và trọng lượng tối thiểu cần
thiết như dê Bách Thảo thường phải 7-9 tháng tuổi khối lượng phải đạt 19-20kg. Trong
thực tế sản xuất áp dụng bằng cách bỏ qua 2 lần dộng dục đầu tiên của dê cái sau đó mới
phối giống. Đối với dê cái đang sinh sản, thường sau khi đẻ 1,5-2 tháng dê đã phục hồi
sức khoẻ mới cho phối giống lại
– Tuyệt đối không cho dê đực giống phối với dê cái có quan hệ là anh chị em ruột hoặc là
con cháu của dê đực giống đó.
– Chu kỳ động dục của dê là 19-21 ngày, động dục kéo dài 1-3 ngày, khi động dục âm hộ
hơi sưng đỏ hồng, chảy dịch nhờn, kêu la bỏ ăn, nhảy lên lưng con khác, nếu đang tiết
sữa thì giảm sữa đột ngột. Sau khi phát hiện được triệu chứng dê động dục bằng cách
quan sát theo dõi hoặc sử dụng đực đeo bao dương vật phát hiện thì sau 18-36 giờ cho dê


giao phối là thích hợp. Trong sản xuất thường khi phát hiện dê động dục ngày hôm nay
thì sáng sớm hôm sau cho giao phối 2 lần vào buổi sáng và chiều là phù hợp.
– Phải có sổ theo dõi phối giống để ghi chép ngày phối, kết quả phối giống và dự định
ngày dê đẻ để đỡ đẻ cho dê.
2. Dê cái mang thai

Sau khi phối giống theo dõi nếu đến chu kỳ động dục bình thường (21 -23 ngày) mà
không thấy dê động dục trở lại là có thể dê đã thụ thai. Thời gian mang thai của dê trung
bình là 150 ngày (biến động từ 145- 157 ngày) vì vậy phải chuẩn bị đỡ đẻ cho dê trước
140 ngày.

Khi dê có chửa, nhu cầu dinh dưỡng của dê tăng dần lên đặc biệt ở 2 tháng cuối cùng dê
cái chịu kiếm ăn hơn, phàm ăn hơn bình thường, biểu hiện ở thể trạng bên ngoài là lông
mượt và tăng cân. Cần đáp ứng đủ số lượng và chất lượng thức ăn để dê nuôi thai tốt và
có nhiều sữa sau khi sinh.
Đối với dê đang cho sữa, thì tuổi thai càng lớn, lượng sữa của dê mẹ khai thác càng giảm
để bào thai phát triển tốt và tránh được sản lượng sữa giảm ở các chu kỳ sau.
* Chú ý: Cho dê cạn sữa từ từ bằng cách giảm dần số lần vắt sữa như ngày 1 lần, rồi 2
ngày 1 lần, 3 ngày 1 lần và cắt hẳn..
Không chăn dê quá xa chuồng và tránh dồn đuổi, đánh đập dê, tuyệt đối không nhốt dê
đực giống trong đàn cái đang chửa.
Đối với dê chửa lần đầu cần xoa bóp nhẹ bầu vú để kích thích tuyến sữa phát triển và tập
cho dê quen dần với việc vắt sữa sau này.


Dự tính ngày dê đẻ để chuẩn bị trực, chủ động đỡ đẻ và chăm sóc dê con sơ sinh được
chu đáo.
3. Dê đẻ

– Dê sắp đẻ nên nhốt riêng từng con ở chuồng đã được vệ sinh tiêu độc khô, sạch, kín ấm
và yên tĩnh.
– Trước khi đẻ 5-10 ngày nên giảm bớt thức ăn tinh ở những dê cái có năng suất sữa cao
để tránh viêm vú, sốt sữa.
– Có người trực dê đẻ, chuẩn bị cũi, lót ổ nằm cho dê con sau khi sinh và các loại dụng cụ
như cồn iốt, giẻ lau, kéo, chỉ để cắt rốn cho dê sơ sinh.
– Dê sắp đẻ có những biểu hiện: Dê khó chịu, đi đái luôn, bầu vú và âm hộ sưng đỏ, bụng
sa, bầu vú căng. ở âm hộ có dịch đặc chảy thành dòng và xuất hiện bọc nước ối là dê sắp
đẻ. Khi nước ối vỡ ra là dê đẻ. Bình thường thai sẽ được đẩy ra từ từ theo nhịp rặn của dê
mẹ. Thường dê đẻ từ 1 -4 giờ tuỳ theo số lượng thai và vị trí thai.
– Nếu dê con đang ra mà bị kẹt, khó đẻ, dê mẹ thường kêu la, cần hỗ trợ bằng cách đưa
tay đã sát trùng vào đẩy thai theo chiều thuận, khi lôi thai ra cần cẩn thận, hai lay nắm

phần thân phía ngoài kéo nhẹ ra theo nhịp rặn của dê mẹ.
Điều quan trọng trước khi can thiệp là xác định đúng vị trí ngôi thai hiện tại
– Khi dê con ra được ngoài, dê mẹ tự liếm con, song vẫn phải lấy khăn sạch, mềm, khô
lau hết nhớt từ miệng, mũi, tai, mình, 4 chân của dê. Sau đó, vuốt sạch máu từ cuống rốn
trở ra phía ngoài, dùng dây chỉ chắc thắt chặt cuống rốn cách bụng khoảng 3-4cm, dùng
dao sắc hay kéo cắt cuống rốn phía ngoài 1-1,5 cm rồi sát trùng bằng cồn iốt 5% hoặc
dung dịch ôxy già. Sau khi đẻ hết con (khoảng 30 phút đến 4 giờ) nhau ra, không để dê


mẹ ăn nhau. Trường hợp đẻ khó hoặc sau đẻ 4 giờ mà nhau vẫn chưa ra thì mời Bác sĩ thú
y can thiệp. Dê mẹ đẻ xong cho uống nước ấm có pha muối 0,5% hoặc nước đường 510%. Hàng ngày cho dê mẹ ăn thức ăn thô, xanh non, thức ăn tinh chất lượng tốt theo
khẩu phần xác định. Không cho dê mẹ ăn quá nhiều thức ăn tinh và củ quả để tránh dê bị
chướng bụng đầy hơi.
– Sau đó, rửa sạch bầu vú và âm hộ, vệ sinh khô sạch nơi dê vừa đẻ. Trường hợp nếu dê
mẹ sưng nầm sữa thì chườm nước nóng và vắt sữa cho khỏi tắc các tia sữa.
4. Chăm sóc nuôi dưỡng dê vắt sữa
Nuôi dưỡng tốt và chăm sóc chu đáo. Nuôi dưỡng tốt và chăm sóc chu đáo dê sữa sẽ cho
năng suất cao.
a) Đảm bảo đủ tiêu chuẩn, khẩu phần của dê sữa:
Ưu tiên cho dê mẹ ăn thức ăn thô xanh non, ngon, chất lượng tốt, bổ sung thêm protein
thô từ 15-17%, thức ăn tinh hỗn hợp, premix khoáng sinh tố và muối ăn. Lựa chọn các
loại thức ăn mà dê ưa thích để có nhiều sữa.
b) Dê có năng suất sữa trên 2 lít/con/ngày (ở tháng thứ 1 và tháng thứ 2) cần cho ăn và
vắt sữa 2-3 lần/ngày.
c) Cho uống nước sạch thoả mãn (từ 3-5 lít/con/ngày) yêu cầu nước sạch có thường
xuyên ở các máng trong chuồng và ngoài sân chơi. Bổ sung thường xuyên premix khoáng
cho dê 0,5kg/tháng/con trong suốt thời gian vắt sữa.
d) Tạo điều kiện cho dê vận động ở sân chơi hoặc bãi chăn khô ráo gần chuồng nuôi 3-5
giờ/ngày, kết hợp xoa chải, bắt ve rận.



e) Theo dõi sự thay đổi khối lượng của dê mẹ, 1-2 tháng đầu dê mẹ sẽ sụt trọng lượng từ
5-7% nhưng từ giữa tháng thứ 2 dê sẽ hồi phục dần và ổn định khối lượng. Nếu nuôi
dưỡng không tốt, thiếu khoáng, hao hụt khối lượng dê mẹ lớn hồi phục chậm, sản lượng
sữa sẽ giảm,dê không động dục trở lại, đôi khi sẽ bị bệnh bại liệt.
g) Dê cho sữa nhất là con cao sản thường dễ bị bệnh viêm vú, vì vậy hàng ngày khi vắt
sữa phải quan sát theo dõi tình trạng con vật, bầu vú màu sắc mùi vị của sữa, nếu thấy
khác thường cần can thiệp kịp thời bằng biện pháp chườm nước nóng, xoa bóp bằng nước
muối ấm 10%, dán cao tan hoặc bằng các biện pháp thú y thông thường khác.
V. Chuồng trại
Nuôi dê phải làm chuồng sàn cách mặt đất 50-80cm. Chuồng luôn khô, sạch, thoáng mát
mùa hè và tránh được gió mùa đông.
- Sàn bằng gỗ hoặc tre phẳng, chắc có khe rộng 1,5-2cm đủ lọt phân và tránh cho dê
không bị kẹt chân.
- Nên có ngăn riêng cho:
+ Dê đực giống, dê đực hậu bị.
+ Dê chửa gần đẻ, dê mẹ và dê con dưới 3 tuần tuổi.
+ Cho các loại dê khác.
- Có máng cỏ và máng uống nước.
- Có sân chơi cao ráo, không đọng nước. Định kỳ lấy phân ra khỏi chuồng và vệ sinh tẩy
uế bằng vôi bột 1 tháng/lần.
- Đảm bảo diện tích chuồng nuôi:


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×