Sổ tay Chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi
Kỹ thuật nuôi dê lai
Dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống bệnh
tốt, đầu t vốn ban đầu ít, hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh.
I. Chọn giống:
Gống dê đang nuôi phổ biến hiện nay là giống dê Cỏ, tầm vóc nhỏ, năng
xuất thịt thấp, cần đợc lai với giống dê Bách Thảo, dê đực ngoại để có dê lai
tầm vóc to, cho nhiều thịt.
I.1. Dê cái sinh sản:
Thân mình thanh, đầu nhỏ, nhẹ, da mỏng, lông mịn. Dê cái mắn đẻ ( cứ
6-7 tháng một lứa), đẻ sai con, nuôi con khéo, dê con mau lớn.
I.2. Dê đực giống:
Không dùng dê Cỏ địa phơng làm dê đực giống, nên chọn đực giống là
dê Bách Thảo, có tầm vóc to, thân hình cân đối, khỏe mạnh, không khuyết tật,
đầu to, ngắn, trán rộng, mắt sáng, tinh nhanh; bốn chân thẳng, khỏe, đi đứng
vững chắc; hai hòn cà đều, cân đối.
Khoảng 25-30 dê cái cần 1 đực giống Bách Thảo hoặc dê đực ngoại.
II. Phối giống:
Để tránh đồng huyết, hàng năm cần chuyển đổi đực giống trong đàn cái,
không cho dê đực giống giao phối với dê cái cùng mẹ, không để dê đực bố
giao phối với dê cái thế hệ con, cháu.
- Tuổi phối giống lần đầu đối với dê cái trên 7 tháng tuổi; dê đực giống
Bách Thảo, dê ngoại, dê lai 8-9 tháng tuổi.
- Chu kỳ động dục của dê cái 18 21 ngày, thời gian động dục 2 3
ngày. Phối giống vào ngày thứ 2 sau khi có biểu hiện động dục nh thích gần
con đực, dê cái ve vẩy đuôi, kém ăn, nhảy lên lng con khác; âm hộ sng,
niêm mạc âm hộ đỏ, hồng, niêm dịch từ âm đạo chảy ra.
Sau khi phối giống 18-20 ngày nếu không thụ thai, dê cái sẽ động đực
trở lại.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng
1
Sổ tay Chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi
III.Thức ăn:
Dê ăn đợc nhiều loại cỏ, lá cây nh: Lá mít, lá dâm bụt, lá chuối, sắn
dây, lá keo dậu, sim mua... và các loại cỏ trồng tự nhiên.
Thức ăn tinh gồm thóc, ngô, sắn, khoai lang, lạc...Thức ăn củ quả nh:
bí đỏ, khoai tơi, chuối,... dê rất thích ăn.
- Không cho dê ăn thức ăn đã thối, mốc hoặc thức ăn lẫn đất, cát.
- Không chăn thả dê nơi trũng, lầy, có nớc đọng để phòng ngừa bệnh
giun sán.
- Hàng ngày chăn thả từ 7-9 giờ. Mùa đông khô hanh, thiếu cỏ, ban đêm
cần cho ăn thêm 3-5 kg cỏ, lá tơi/con/ngày. Cho uống nớc sạch thoả mãn
trớc khi chăn cũng nh sau khi dê về chuồng.
- Cố định ống bơng muối trong chuồng để dê liếm láp, bổ sung khoáng
vi lợng hàng ngày.
IV. Chăm sóc dê mẹ và dê lai:
- Dê chửa 150 ngày thì đẻ. Sau khi đẻ cần lấy khăn mềm, sạch lau khô
lớp màng nhầy ở mồm, mũi để tránh khó thở cho dê con.
- Sau khi đẻ 30 phút cho dê con bú sữa mẹ ngay nhằm tăng cờng sức
khoẻ, sức đề kháng cho dê con.
- Không cho dê mẹ ăn nhau thai. Cho dê mẹ uống nớc ấm pha muối
0,5% hoặc nớc đờng 10%.
- Nuôi nhốt dê mẹ và dê con tại chuồng 3 5 ngày đầu tiên với thức ăn
xanh non, dễ tiêu; Sau đó chăn thả gần nhà, chiều tối cho dê mẹ ăn thêm 0,2
0,3kg thức ăn tinh/ngày.
- Đến 21 30 ngày tuổi cho dê con chăn thả theo đàn.
- Dê con lai sau 3 tháng tuổi, tách riêng dê đực, cái, và dê thịt trớc khi
bán 1 2 tháng cần bổ sung thêm 0,1 0,3kg ngô, khoai, sắn/con/ngày.
V. Chuồng trại:
Nuôi dê phải làm chuồng sàn, cách mặt đất 50 80cm. Chuồng luôn
khô, sạch, thoáng mát mùa hè và tránh đợc gió mùa đông.
Sàn gỗ hoặc tre phẳng, chắc, có khe rộng 1,5 2cm đủ lọt phân và tránh
cho dê không bị lọt chân.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng
2
Sổ tay Chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi
* Nên có ngăn riêng cho:
+ Dê đực giống, dê đực hậu bị.
+ Dê chửa gần đẻ, dê mẹ và dê con dới 3 tuần tuổi.
+ Cho các loại dê khác.
* Có máng cỏ và máng uống nớc.
* Có sân chơi cao ráo, không đọng nớc. Định kỳ lấy phân ra khỏi
chuồng và vệ sinh tẩy uế bằng vôi bột 1 tháng/lần.
* Đảm bảo diện tích chuồng nuôi:
+ Dê trên 6 tháng tuổi: 0,7 1m
2
/con.
+ Dê dới 6 tháng tuổi: 0,3 0,5 m
2
/con.
VI. Phòng và trị bệnh:
- Phòng bệnh: Định kỳ 6 tháng tiêm phòng các loại vacxin tụ huyết
trùng... và tẩy giun sán cho dê/1lần.
- Hàng ngày kiểm tra 2 lần trớc khi chăn thả và sau khi về chuồng phát
hiện những con dê bỏ ăn, đau ốm, loét miệng, trớng bụng đầy hơi để kịp thời
trị bệnh.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng
3