Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Thực trạng MA trên thế giới 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.29 KB, 16 trang )

Mục lục

1


I: GIỚI THIỆU
1.1. Khái niệm
- M (merger) là sự kết hợp hoặc sáp nhập của các công ty tổ chức nhằm tăng cường hiệu quả
kinh doanh hoặc nhằm giảm tính cạnh tranh. Kết quả là sẽ tạo ra một công ty mới trong đó
mỗi bên sẽ có cổ phần bằng nhau. Thông thường các vụ sáp nhập thường được thực hiện dựa
trên tinh thần thiện chí, tự nguyện khi mà lãnh đạo hai bên cùng họp nhau lại và bàn bạc đưa
ra những phân tích cụ thể về những lợi ích, cơ hội hoặc rủi ro khi tiến hành sáp nhập. Từ đó sẽ
có quyết định cuối cùng.
- A (acquisition) là quá trình mua cổ phiếu hoặc tài sản một công ty để dần tiến tới chiếm đoạt
công ty đó. Do đó khác với sáp nhập, mua lại thường xảy ra giữa hai công ty không ngang
nhau về tiềm lực tài chính, 1 công ty lớn mua lại một công ty nhỏ hơn bằng tiền mặt, cổ phiếu
hoặc kết hợp cả hai.
⇒Mua lại (Acquisition): Là việc 1 DN mua lại toàn bộ hay một phần vốn/TS của DN khác đủ
để chi phối, kiểm soát DN đó
DN bị mua lại chấm dứt hoạt động hoặc tồn tại dưới dạng công ty con.
Quá trình mua lại có thể thông qua thương lượng hoặc không.
1.2. Các làn sóng M&A
- Làn sóng sáp nhập đầu tiên xảy ra từ năm 1897 và kéo dài tới năm 1904. Làn sóng
này được bắt đầu tại Mỹ sau khi cuộc suy thoái năm 1893 kết thúc, và tồn tại tới khi thị
trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1904. Cao điểm của đợt này là khoảng thời gian từ năm
1898 tới 1902. Đa phần các giao dịch thực hiện trong giai đoạn này là sáp nhập ngang (chiếm
3/4 tổng số các cuộc sáp nhập thời đó). Kết quả là làn sóng này đã tạo ra một chế độ gần như
độc quyền trong các ngành công nghiệp chính: Kim khí, thực phẩm, dầu lửa, hóa học, xe lửa,
máy móc và than đá. Vì vậy, đây còn được gọi là “làn sóng sáp nhập độc quyền”. Một số tập
đoàn hình thành từ làn sóng này tại Mỹ hiện vẫn là các gã khổng lồ trên thi trường toàn cầu,
trong đó có thể kể đến: Dupont, Standard Oil (kiểm soát 85% thị trường nội địa Mỹ), America


Tobacco (chiếm lĩnh 90% thị trường), General Electric, Eastman Kodak và US Steel (chiếm
75% thị trường thép). Xu hướng tương tự cũng xảy ra tại các thị trường khác, đặc biệt là Đức,
Pháp, Anh.
- Làn sóng sáp nhập thứ hai xuất hiện từ năm 1916 cho tới cuộc Đại Suy Thoái năm
1929. Sự phát triển của nó được hậu thuẫn bởi sự hợp tác giữa các công ty. Đây là một phần
trong nỗ lực kinh tế giai đoạn Chiến tranh Thể giới lần thứ Nhất. Khi đó, Chính phủ các nước
2


không thực hiện luật chống độc quyền; Trên thực tế, họ còn khuyến khích các công ty bắt tay
hợp tác với nhau. Lần đầu tiên các ngân hàng đầu tư tỏ ra hăng hái tài trợ cho các cuộc sáp
nhập và phần lớn số tiền của các cuộc sáp nhập này nằm trong tay của một số ít các ngân hàng
đầu (đáng kể là J.P. Morgan). Vai trò của ngân hàng đầu tư trong việc đẩy mạnh thị trường
giao dịch vẫn còn tiếp diễn tới ngày hôm nay.

- Làn sóng sáp nhập thứ ba xảy ra từ năm 1965 tới 1970. Nhiều cuộc giao dịch trong
làn sóng này có xuất phát điểm từ việc điều thành tài chính thiếu lý trí đối với tỷ suất lợi
nhuận từ thị trường cổ phiếu của các công ty. Làn sóng này được gọi là “làn sóng sáp nhập kết
hợp”, bởi có tới 80% trong tổng số các giao dịch thực hiện trong thập niên 1965-1975 là sáp
nhập kết hợp. Một ví dụ điển hiển là việc ITT mua lại các công ty hoạt động trên nhiều lĩnh
vực đa dạng như Sheraton Hotels, Avis Rent-a-car, Continential Baking, một công ty tín dụng
tiêu dùng, nhiều bãi đỗ xe khác nhau, và một vài chuỗi của hàng ăn uống.
- Làn sóng sáp nhập thứ tư xảy ra trong gia đoạn 1980-1990. Trong thời kỳ này, các
giao dịch không thân thiện đạt tới độ chín muồi. Các đặc điểm chung của làn sóng này là số
lượng các cuộc sáp nhập không thân thiện tăng một các đáng kể, vai trò của “người vây hãm
công ty” tăng lên, các chiến lược và chiến thuật chống sáp nhập trở nên tinh vi hơn bao giờ
hết, các ngân hàng đầu tư và luật sư có một vai trò quan trọng hơn nhiều so với làn sóng thứ
hai. Và sự phát triển của thị trường trái khoán có lợi ích cao đã cho phép các công ty thực hiện
3



những “giao dịch khổng lồ” hay thậm chí giúp họ mua lại các công ty có quy mô lớn hơn. Đặc
điểm cuối cùng nêu trên đã góp phần làm tăng số lượng các cuộc giao dịch, trong đó các
khoản vay nợ được sử dụng triệt để, thậm chí là vay quá tay và các công ty chuyển sang hình
thức công ty tư nhân. Tiếp sức cho làn sóng sáp nhập này là những nới lỏng về luật chống độc
quyền, đặc biệt là ở Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan và ở Anh dưới thời Thủ tướng
Margaret Thatcher.
- Làn sóng sáp nhập thứ năm (giai đoạn 1992-2001) là sự kết hợp của các ngành công
nghiệp và toàn cầu hóa. Một đợt bong bóng các công ty công nghệ (dot.com) cũng xuất hiện
trong làn sóng này. Nhiều cuộc sáp nhập “chiến lược” đã không thể đem lại những lợi ích như
đã hứa hẹn, ví dụ như tiết kiệm chi phí hay tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai công ty, và
giai đoạn này kết thúc cùng với sự suy giảm cổ phiếu trên toàn thế giới khởi đầu từ năm
1999/2000. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều cuộc sáp nhập quan trọng diễn ra trong giai đoạn này,
chủ yếu ở các ngành:
1. Dầu lửa (BP/Amoco, Exxon/Mobil, Total/Petrofina)
2. Dịch vụ tài chính (Citicorp/Travelers, Deutsche Bank/Bankers Trust, Chase
Manhattan/J.P.Morgan)
3. Công nghệ thông tin (Compaq/Digital Equipment, Hewlett Packard/Compaq)
4.Viễn thông (Mannesmann/Vodafone, SBS, communications/Ameritech)
5. Ô tô (Daimler Benz/Chrysler).
- Làn sóng sáp nhập thứ sáu bắt đầu năm 2003 - 2008, chưa đầy ba năm sau khi làn
sóng thứ năm kết thúc. Có thể nói, các làn sóng sáp nhập xảy ra thường xuyên hơn, và khoảng
thời gian tĩnh giữa từng làn sóng thu hẹp lại. Làn sóng thứ sáu này có quy mô toàn cầu, và
giai đoạn này các công ty tập trung vào sự phù hợp nhiều hơn là về mặt chiến lược của giao
dịch cũng như chú ý nhiều hơn vào các vấn đề hòa nhập hậu sáp nhập. Làn sóng này cũng
chịu ảnh hưởng nặng nề từ những vụ bế bối về quản lý công ty xuất hiện trong những năm
đầu của thiên niên kỷ mới cũng như những luật lệ ra đời sau các vụ bê bối đó, trong đó đáng
chú ý nhất là đạo luật Sarbanes – Oxley tại Mỹ.
Một thay đổi nữa trong làn sóng thứ sáu là sự tăng trưởng các hoạt động của những
người mua tài chính (các quỹ đầu cơ, quỹ cổ phần riêng, và quỹ đầu tư mạo hiểm) – đây là

những nguời không có và không thể có chung các lợi ích chiến lược với công ty tham gia giao
dịch. Những quỹ này mua lượng cổ phần lớn của các công ty, sau đó họ sẽ mua tiếp số cổ
phần còn lại hoặc gây áp lực phải tổ chức lại công ty nhờ vào các quyền cổ đông mà họ đang
nắm trong tay. Trong một số trường hợp, những hành động của các cổ đông này đã ngăn chặn
4


các cuộc sáp nhập xảy ra do họ cùng phối hợp tạo áp lực đối với ban lãnh đạo công ty bởi vì
họ cảm thấy rằng có thể có được doanh thu cao hơn theo cách khác, chẳng hạn như quay vòng
tiền mặt tới tay cổ đông theo hình thức cổ thức đặc biệt, hoặc họ cho rằng tiềm năng phát triển
tự thân của công ty là rất lớn. Đây là trường hợp đã xảy ra đầu năm 2005 đối với Deustche
Borse khi công ty này buộc phải rút lại lời đề nghị tiếp quản sàn giao dịch chứng khoán
London, mặc dù khi đó, hội đồng quản trị của Deustche Borse đã chấp nhận giao dịch này.
-Làn sóng sáp nhập thứ bảy bắt đầu năm 2009. Khác với các làn sóng sáp nhập trước,
giai đoạn này đã ghi nhận nhiều thành công trong lĩnh vực M&A hơn cho các công ty tham
gia mặc dù chúng ta không thể biết rõ rằng liệu xu hướng này sẽ tiếp tục hay không. Như biểu
đồ nêu rõ, phân tích của chúng tôi (được sự tư vấn của Towers Perrrin) cho thấy vai trò của cổ
đông trong các giao dịch thực hiện trong những thập niên 1980 và 1990 là khá bị động so với
thị trường; Trong khi đó, chất lượng các giao dịch trong làn sóng gần đây lại tốt hơn rất nhiều
so với thị trường.
Các vụ sáp nhập mạo giá đã khiến cho năm 2015 đạt mức kỷ lục mới là 5 nghìn tỷ
USD, vượt qua mức cao trong năm 2007. Các giao dịch chiến lược nói riêng đã tăng lên khi
các công ty lớn hơn và lớn hơn đồng ý sáp nhập hoặc mua lại. Năm ngoái, có 69 giao dịch
trên 10 tỷ đô la, vượt qua kỷ lục năm 2007 là 43, và năm ngoái là lần đầu tiên có 10 giao dịch
đạt vượt mức chuẩn 50 tỷ đô la. Chúng tôi đã thấy những giao dịch lớn nhất bao giờ hết trong
lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, đồ uống, hóa chất, công nghệ và thực phẩm. Và lần đầu tiên,
châu Á vượt qua châu Âu trong tổng số thương vụ M & A.

5



Biểu đồ này cho thấy các làn sóng hoạt động M & A toàn cầu trong 20 năm qua, với
những đỉnh cao vào năm 2000, 2007 và 2015. Trong mỗi năm cao điểm, quy mô các giao dịch
mua bán & sáp nhập trung bình đã tăng lên. Tổng số lượng giao dịch vào năm 2015 đã giảm,
tuy nhiên, cho thấy các vụ sáp nhập mega năm ngoái là một yếu tố quan trọng đằng sau kỷ lục
M&A mới.
1.3. Tính hai mặt của M&A
 Tích cực

Hoạt động M&A có tác động 2 mặt đến đời sống doanh nghiệp và xã hội. Với doanh
nghiệp thuộc đối tượng mua bán, sáp nhập, có thể là khởi đầu một chu kỳ phát triển mới hoặc
dấu chấm hết cho một doanh nghiệp hay một thương hiệu lâu năm.
Nhưng đối với doanh nghiệp chủ động quá trình này, M&A làm thay đổi cơ cấu sở hữu,
quyền kiểm soát, điều hành, năng lực tài chính và quy mô kinh doanh, từ đó góp phần mở ra
những cơ hội kinh doanh mới, tăng cường vị thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.
Bên cạnh đó, M&A có thể tạo ra những làn sóng tái cấu trúc doanh nghiệp và nền kinh tế, góp
phần cải thiện cơ cấu và độ mở, sự gắn kết và khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
của mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Theo đó, những doanh nghiệp còn trụ lại được là những doanh nghiệp khỏe mạnh, đã
được sàng lọc, hình thành nên những tập đoàn, tổ chức phù hợp và hoạt động hiệu quả trong
tình hình mới, từ đó gia tăng các động lực tích cực cho phát triển kinh tế.

6


 Tiêu cực

Tuy nhiên, M&A cũng là một hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro và đầy trở ngại gắn với khả
năng xác định đúng đắn tình hình tài chính, giá trị thương hiệu, tình trạng pháp lý và tài sản
của doanh nghiệp mục tiêu; cũng như với sự phức tạp và các kẽ hở gây tranh chấp trong hợp

đồng và thủ tục xác lập giao dịch M&A doanh nghiệp; những hạn chế về hệ thống luật, tính
chuyên nghiệp, cơ sở dữ liệu thông tin của các nhà tư vấn, môi giới, luật sư, ngân hàng tham
gia vào quá trình M&A...
Ngoài ra, rủi ro có thể bộc phát ngoài kiểm soát gắn với sự xung đột về chiến lược phát
triển, văn hóa công ty, chính sách quản lý, đội ngũ nhân sự.
II: THỰC TRẠNG M&A TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Quy mô của M&A
Trên thế giới, hoạt động mua bán, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp (M&A) được hình
thành từ rất sớm và ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở các quốc gia có sự cạnh tranh gay gắt
giữa các doanh nghiệp. Với xu thế toàn cầu hóa cùng sức ép cao trong cạnh tranh và sự biến
động không ngừng của thị trường khiến cho các doanh nghiệp không chắc chắn về sự thành
7


công hay thất bại của mình lựa chọn M&A như 1 công cụ hữu hiệu, mạnh mẽ và nhanh chóng
nhất để tham gia vào cuộc chiến giữa các doanh nghiệp.
Bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, M&A đã xuất hiện ở châu Âu, châu Mỹ và liên tục tạo ra
các làn sóng mạnh mẽ song song với sự phát triển của thế giới. Không chỉ dừng lại ở đây, xu
hướng M&A nhanh chóng lan rộng ra khu vực châu Á- Thái Bình Dương, đặc biệt là ở các
nền kinh tế mới nổi như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ,…
Biểu đồ thể hiện số lượng và giá trị thương vụ M&A

(Nguồn: BREAU VAN DIJK)
 Xét trên bình diện toàn cầu:


Vào năm 2014, số lượng các vụ thương thảo ký kết M&A trên toàn thế giới là 102.176




hợp đồng, tổng trị giá 4.802 tỉ USD.
Năm 2015 được ghi nhận là năm hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) sôi động nhất
toàn cầu từ trước đến nay. Tổng giá trị các thương vụ M&A trong năm 2015 đạt khoảng
6.012 tỉ USD tăng 41% so với năm 2014. Cả khối lượng và giá trị đều vượt trội so với



năm 2014.
Trong năm 2016, M&A toàn cầu giảm so với cùng kỳ năm trước về cả khối lượng và giá
trị. Tổng toàn thế giới có 96.665 hợp đồng trị giá 4.734 tỉ được thống kê trong suốt 12
tháng. Giá trị giảm 21% so với năm 2015 tức là giảm hơn 1.300tỉ USD, trong khi khối
lượng giảm 10% tương ứng 107.182 vụ thương thảo trong cùng kỳ.

 Tuy nhiên, mặc dù gây thất vọng khi so sánh với năm 2014 và năm 2015, giá trị của năm

2016 vẫn còn cao hơn đáng kể so với bất kỳ năm nào khác kể từ năm 2007 đến hiện tại.

8


Top 10 công ty có nhiều hoạt động M&A

(Nguồn: CIESCO)
- Top 10 công ty trên đây chiếm 12% của tổng số hợp đồng (142 hợp đồng) trong năm
2016. Các công ty hàng đầu này sử dụng M&A như một công cụ tăng trưởng để tiếp tục đổi
mới và chuyển đổi các mô hình kinh doanh của họ để vượt lên trên việc sử dụng nhanh chóng
công nghệ và tăng cường các sản phẩm và dịch vụ.
2.2. M&A theo địa lý

9



Giá trị giao dịch tại Bắc Mỹ giảm 23% (tương đương giảm 1,3 nghìn tỉ) so với năm
2015 và M&A trong nước Mỹ giảm 33%. Tổng thể M&A của Châu Á Thái Bình Dương giảm
19% (tương đương giảm 625 tỉ USD) và ở châu Âu 6% (tương đương giảm 616 tỉ USD). Có
sự chênh lệch đáng kể giữa các thị trường, ví dụ ở Anh giảm 54% trong khi đó ở Đức tăng
20%.
Giá trị các thương vụ ở khu vực Trung Đông và Châu Phi tăng 48% (tương đương
tăng 72 tỉ USD) so với năm trước. Khu vực Nam Mĩ cũng tăng nhẹ 3% (tương đương tăng 77
tỉ USD) so với năm trước.
Các giao dịch xuyên biên giới chiếm 28% tổng giá trị M & A do Trung Quốc mua với
tổng đầu tư ra nước ngoài là 187.5 tỷ USD (tăng 180% so với năm trước). Các khu vực chủ
yếu là Châu Âu (81,7 tỷ USD), Bắc Mỹ (52,6 tỷ USD) và Châu Mỹ La tinh (16,1 tỷ USD).
Tính đến tháng 9/2016 Trung Quốc đã vượt qua Mỹ với tổng giá trị lến đến 173,9 tỷ
USD để trở thành quốc gia dẫn đầu trong những thương vụ M&A doanh nghiệp, đánh dấu cơn
sốt mua lại các công ty Mỹ nhờ được tạo điều kiện bởi kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trong ba
thập kỷ vừa qua. Bắc Kinh thậm chí đang có những chương tình khuyến khích các tập đoàn
trong nước mua lại tài sản và công ty công nghệ ở nước ngoài.
Trong chín tháng qua, tổng giá trị các thương vụ M&A bởi các công ty Trung Quốc đã
ở mức 173,9 tỷ USD, tăng 68% so với cùng kỳ theo một số liệu của Dealogic. Từ trước đến
nay, Mỹ luôn là nước dẫn đầu trong các phi vụ mua bán, sáp nhập quốc tế cho đến khi bị
Trung Quốc vượt mặt.
2.3. M&A theo ngành
Hoạt động M&A sẽ tiếp tục phát triển cả bề rộng và bề sâu, cả quy mô quốc gia, cũng
như trên phạm vi toàn cầu, khi có khủng hoảng kinh tế, cũng như vào những giai đoạn kinh tế
phát triển tốt, thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh.
Nếu trước đây, M&A xảy ra chủ yếu đối với các ngành công nghiệp thép, năng lượng,
ô tô, tài chính-ngân hàng... nay đang lan rộng sang nhiều ngành khác như dược phẩm, công
nghệ thông tin, truyền thông, tài chính chứng khoán...


10


Ngành năng lượng, chăm sóc sức khỏe và công nghệ cao dẫn đầu thị trường.
Các ngành năng lượng là lĩnh vực năng động nhất trong cả năm 2015, chiếm 15% giá
trị M&A được công bố, tiêu biểu như vụ giữa Shell - BG Group, trong đó công ty tiếp quản là
Royal Dutch Shell (Hà Lan) - Tập đoàn dầu khí lớn nhất châu Âu đã mua lại: BG Group –
Tập đoàn sản xuất khí đốt lớn thứ ba ở Anh với giá trị thỏa thuận: 70 tỷ USD vào ngày:
8/4/2015.
Trong khi các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và công nghệ cao chiếm lần lượt 14% và
10% với nhiều thương vụ như Pfizer – Allergan: Hai hãng dược phẩm lớn là Pfizer (Mỹ) và
Allergan (Ireland) đã đạt được thỏa thuận mua bán - sáp nhập khổng lồ trị giá 150 tỷ USD.
Giá trị thương vụ này được xem là suýt soát GDP của Ireland (GDP năm 2014 của Ireland là
200 tỷ USD) vào ngày 22/11/2015.
Viễn thông và bất động sản dẫn đầu tất cả các ngành bằng với tốc độ tăng trưởng
122% và 44% so với năm 2012. Nhưng đến giai đoạn năm 2015, tỷ trọng 2 ngành giảm đáng
kể từ 14%( lĩnh vực viễn thông), 11%(lĩnh vực bất động sản) năm 2013 xuống còn 7% (lĩnh
vực viễn thông) và 9% (lĩnh vực bất động sản). Tài chính và ngành vật liệu giảm lần lượt 40%
và 32% so với năm 2012 còn 8,7% năm 2015.
Các ngành còn lại như: Nguyên vật liệu, tài chính, công nghiệp, hàng tiêu dùng thiết yếu,
và truyền thông, giải trí có mức giá trị phân bổ đồng đều nhau, dao động khoảng 5% tổng giá
trị các thương vụ M&A toàn cầu.
11


 Xét về số lượng các thương vụ:

Trên thế giới, ngành bán lẻ có tỷ trọng thương vụ M&A lớn nhất với 27%. Bên cạnh đó,
năm 2015 là năm mà các ngành như năng lượng, bất động sản cũng có số lượng các thương
vụ M&A cao.


Biểu đồ giá trị thương vụ theo ngành năm 2016
Ta thấy năm 2016 chủ yếu tập trung vào lĩnh vực Truyền thông, Thông tin, Tiếp thị,
Phần mềm và Dịch vụ Hỗ trợ Kỹ thuật.
Các ngành nóng là Công nghệ (tăng 3% so với 2015) , Công nghiệp hóa chất (tăng 4%
so với năm 2015) và ngành năng lượng (tăng 2% so với năm 2015). Ngành dịch vụ giảm 2%.
Ngành tiêu dùng, bán lẻ và giải trí chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất trong giá trị giao dịch,
với tỷ trọng trong tổng hoạt động giao dịch giảm từ 16% vào năm 2015 xuống còn 9% trong
năm tính đến thời điểm này.

III: MỘT SỐ THƯƠNG VỤ M&A TRÊN THẾ GIỚI
Hàng loạt các vụ mua bán sáp nhập diễn ra trên khắp thế giới, khắp các ngành nghề, khắp
các công ty, tập đoàn cả trong và ngoài nước. Điểm lại một số thương vụ M&A nổi tiếng trên
thế giới để thấy rằng, thâu tóm và sáp nhập không chỉ là cách triệt hạ nhau mà còn là cách để
“nương nhau cùng vượt lũ” trong bối cảnh đầy khó khăn của thị trường.
12


 M&A theo chiều ngang
 Những thương vụ Sáp nhập và Mua lại (M&A) trong khối tài chính ngân hàng

Xem xét các lĩnh vực thực hiện sáp nhập và mua lại (M&A), có thể nói ngân hàng là ngành có
hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) diễn ra sôi động nhất. Đầu tiên phải kể đến hai đại gia
ngân hàng, ABN Amro của Hà Lan và Barclays PLC của Anh. Hai đại gia này đã chính thức
sáp nhập với nhau với trị giá hơn 91 tỷ USD. Đây được coi là thương vụ sáp nhập lớn chưa
từng thấy trong lịch sử ngành ngân hàng châu Âu nói riêng và trong ngành công nghiệp tài
chính toàn cầu nói chung. Theo thoả thuận sáp nhập này, tập đoàn mới có tên gọi Barclays
PLC, có đặt trụ sở chính đặt tại Amsterdam (Hà Lan) có khoảng 47 triệu khách hàng trên toàn
cầu với ban điều hành mới gồm 10 thành viên từ Barclays và 9 thành viên từ ABN Amro.
Điều này cũng có nghĩa Barclays sáp nhập với ABN Amro sẽ tạo ra một trong những tập đoàn

ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo số vốn thị trường. Không dừng lại ở đó, ngân hàng ABN
Amro còn tiếp tục sáp nhập với Liên minh Ngân hàng Hoàng gia Scotland RBS, Stantander
của Tây Ban Nha và Fortis của Bỉ - Hà Lan. Thương vụ này có tổng giá trị 101 tỷ USD. Tiếp
đến là Unicredit SPA - một ngân hàng nổi tiếng bậc nhất của Italia đã mua lại các ngân hàng
Societe Generale SA và Capitalia SpA gây xôn xao dư luận.
- Tại khối ngành ngân hàng Mỹ, tham vọng đứng đầu ngành ngân hàng nội địa của Mỹ
là động lực khiến Bank of America mua lại Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD. Cuộc sáp nhập
này đã cho ra đời tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới. Theo đó, Bank of America đã
trở thành ngân hàng thương mại lớn nhất tại Mỹ tính theo lượng tiền gửi và lượng vốn hóa thị
trường và là ngân hàng thành viên thuộc tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC). Qua đây,
Bank of America thu tới 90% lợi nhuận từ thị trường nội địa nước Mỹ. Mục tiêu của ngân
hàng là luôn đứng đầu tại ngành ngân hàng nội địa Mỹ và ngân hàng này đã làm được điều đó
thông qua hàng loạt thương vụ thâu tóm trong đó có việc mua lại chi nhánh ngân hàng ABN
Amro tại Bắc Mỹ và tập đoàn ngân hàng tài chính Lasalle với trị giá 21 tỷ đô la Mỹ, mua lại
đại gia thẻ tín dụng MBNA với giá 35 tỷ. Có thể coi đây là thương vụ mua lại Merril Lynch
có tính lịch sử trên thị trường tài chính Mỹ trong bối cảnh kinh tế nước này đang đối mặt với
rất nhiều khó khăn như hiện nay
- Bên cạnh đại gia Bank of America, thương vụ mua lại nổi tiếng trong giới ngân hàng
trong thời gian gần đây phải kể đến thương vụ mua lại của Wells-Fargo với ngân hàng
Wachovia với giá trị 15,1 tỷ đô la Mỹ. Sau khi vượt qua được đối thủ Citigroup trong thương
vụ cạnh tranh mua lại Wachovia, Wells Fargo đã nâng tầm của mình lên ngang hàng với các

13


đối thủ ngân hàng lớn khác tại Mỹ như JP Morgan Chase và Bank of America. Theo đó, ngân
hàng này sẽ có tài sản 1.420 tỷ đô la và trở thành ngân hàng lớn thứ ba của Mỹ.
- Tiếp theo phải kể đến thương vụ sáp nhập thành công trong ngành ngân hàng Nhật
Bản khi Mitsubishi UFJ Financial group là kết quả của sự sáp nhập giữa hai ngân hàng UFJ
Holding và Mitsubishi Tokyo Financial group. Đại ngân hàng này đã chính thức được thành

lập và đi vào hoạt động vào 01/10/2005. Mitsubishi UFJ Financial group giờ đã trở thành một
trong những tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới có số vốn lên tới 1.770 tỷ USD với 40
triệu khách hàng, vượt qua ngân hàng Citigroup của Mỹ về giá trị tài sản. Các nhà phân tích
cho rằng việc sáp nhập này thể hiện sự hồi phục của ngành ngân hàng Nhật Bản sau thời gian
nợ nần chồng chất.
- Sàn giao dịch chứng khoán New York NYSE (Mỹ) đã mua Euronext với giá 14,3 tỷ
USDI; hai công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu tại Anh là Resolution và Friends Provident
cũng sáp nhập lại với nhau với trị giá 8,3 tỷ bảng Anh cùng nằm trong các vụ mua lại và sáp
nhập nổi tiếng khác trên thị trường tài chính thế giới.
 M&A tổ hợp
 Hợp nhất Metro Việt Nam và Big C Thái Lan

Tỷ phú Charoen đã tuyên bố sẽ sáp nhập hệ thống chuỗi siêu thị Mega Market Việt
Nam với Big C Thái Lan. Đây là bước đi với tham vọng giành lợi thế trong cuộc đua cạnh
tranh với những doanh nghiệp khác trên thị trường, không chỉ ở Việt nam, Thái Lan mà sang
toàn khu vực tiểu vùng sông Mekong và Đông Nam Á.
Cả Metro Việt Nam và Big C Thái Lan đều mới được TCC mua lại. Trong đó, TCC chi
704 triệu USD để sở hữu Metro Việt Nam vào tháng 1. Sau đó, TCC chi tiếp 3,5 tỷ USD mua
lại Big C Thái lan. Việc sáp nhập và sử dụng tên gọi Mega Market sẽ giúp TCC đồng bộ
thương hiệu trong khu vực.
Mega Market Việt Nam là một chi nhánh của Mega Market. Đây là dự án của TCCLW
(TCC Logistics & Warehouse), theo đuổi chiến lược kho hàng hiện đại, với nhiều cửa hàng
bán buôn, bán lẻ hay các quầy hàng tại trung tâm thương mại.
Chi nhánh Mega Market đầu tiên được mở tại thị trấn Nongkhai, cách Cầu hữu nghị
Thái - Lào 4,4 km, giúp thu hút khách hàng từ cả 2 quốc gia. Tỷ phú Charoen đã lên kế hoạch
có 15 chi nhánh tính đến năm 2019 và đạt doanh thu thuần 12 tỷ baht (346 triệu USD).
Việc mạnh tay phát triển hệ thống Mega Market sẽ giúp TCC cạnh tranh với
Makro, chuỗi bán buôn thực phẩm lớn nhất Thái Lan hiện nay, do CP sở hữu. Makro mở cửa
14



hàng đầu tiên từ năm 1989, liên tục giữ vị trí dẫn đầu thị trường và nay đã được khách hàng
công nhận khi có tới 80 cửa hàng.
Tỷ phú Charoen cho biết, ông sẽ đưa hàng hoá Việt Nam tới thị trường Thái Lan và
các nước khác, thông qua hệ thống Mega Market. Ngoài ra, Mega Market đang có dự án phát
triển nông nghiệp cả rau củ quả lẫn thuỷ sản. Ông Charoen cho biết, sẽ hỗ trợ người nông dân
từ giai đoạn chọn giống đến quy trình trồng và thu hoạch, đảm bảo chất lượng nông sản.
Theo ông Phidsanu Pongwatana, Chủ tịch mảng kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam của
tập đoàn TCC: "Trong đơn hàng đầu tiên, chúng tôi đã thu mua 4-5 container mỗi tháng,
tương đương 100 tấn hàng. Theo nhận định ban đầu, người tiêu dùng Thái rất hài lòng với
những hoa quả tươi, ngon của Việt Nam. Nhu cầu ở thị trường Thái cho những sản phẩm này
là rất lớn. Chúng tôi hy vọng có thể tăng cường xuất khẩu trong tương lai gần"
 M&A theo chiều dọc
 Microsoft sẽ hoàn tất thương vụ Nokia

Nokia mới đây vừa phát đi một thông cáo nói rằng họ hy vọng thương vụ với
Microsoft sẽ kết thúc vào 25/4 tới. Microsoft công bố mua lại mảng Thiết bị và Dịch vụ của
Nokia hồi tháng Chín năm ngoái với giá 7,2 tỷ USD. Và kể từ đó tới nay 2 bên đang chờ đợi
các cơ quan khác nhau trên thế giới phê duyệt. Theo dự tính trước đó, mọi thủ tục sẽ được
hoàn thành trong quý 1 vừa rồi, tuy nhiên một số cơ quan chống độc quyền ở châu Á đã yêu
cầu có thêm thời gian để đánh giá lại. Và đến hôm nay thì có vẻ như mọi thủ tục đã được hoàn
thành.
"Thương vụ sẽ giúp Microsoft thúc đẩy sự đổi mới và phát triển cho thị trường
Windows Phone" - Microsoft nhấn mạnh. Ngoài ra, các thỏa thuận giữa 2 bên cũng đã có khá
nhiều thay đổi so với các đề xuất ban đầu. Theo đó, Microsoft đã đồng ý giám sát và quản lý
trang Nokia.com cùng các site mạng xã hội của công ty Phần Lan trong ít nhất 1 năm.
Microsoft sẽ không mua lại 1 cơ sở sản xuất của Nokia ở Hàn Quốc như dự tính ban đầu.
Công bố mua Nokia được Microsoft đưa ra dưới thời CEO Steve Ballmer, còn CEO hiện tại
của hãng phần mềm là Satya Nadella.
Với việc mua mảng Thiết bị và Dịch vụ của Nokia, giờ đây Microsoft sẽ nắm quyền

"tự quyết" trong việc sản xuất điện thoại Windows Phone, thay vì phải phụ thuộc vào Nokia
như trước. Nokia đã có những thành công nhất định với dòng điện thoại Lumia, nhưng
Microsoft vẫn sẽ cần phải làm tốt hơn nếu như muốn cạnh tranh với Android và iOS, hay
thậm chí là củng cố cho vị trí thứ 3 hiện tại của mình. Windows Phone 8.1 đã được công bố

15


cách đây ít lâu và giờ đây sẽ là thời điểm Microsoft cần 1 chiếc smartphone để "trình diễn"
những cải tiến trong HĐH mới.

16



×