Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

SKKN PHÂN LOẠI và PHƯƠNG PHÁP GIẢI bài tập ANCOL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 36 trang )

TRUNG TÂM HỌC LIỆU HÓA HỌC TRỰC TUYẾN
CHỌN LỌC-ĐẦY ĐỦ-CHẤT LƯỢNG


“Học Hóa bằng sự đam mê”

Thầy LƯU HUỲNH VẠN LONG
(Giảng viên Trường ĐH Thủ Dầu Một – Bình Dương)

TUYỂN CHỌN VÀ GIỚI THIỆU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐẠT GIẢI CÁC CẤP MÔN
HÓA HỌC THPT

KHÔNG tức giận vì muốn biết thì KHÔNG gợi mở cho
KHÔNG bực vì KHÔNG hiểu rõ được thì KHÔNG bày vẽ cho
Khổng Tử


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Mã số:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
BÀI TẬP ANCOL.


Những người thực hiện: Hồ Xuân Hiếu
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục



Phương pháp dạy học bộ môn: Hoá Học 
Phương pháp giáo dục



Lĩnh vực khác: ......................................................... 

Có đính kèm:
 Mô hình

 Phần mềm

 Phim ảnh

Năm học: 2011-2012

 Hiện vật khác


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1. Họ và tên : Hồ Xuân Hiếu.

2. Ngày tháng năm sinh: 02 tháng 02 năm 1982.
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: 17/7 khu phố 4, Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai.
5. Điện thoại: CQ: 0613.834289; ĐTDĐ:0983309130.
6. Chức vụ: Giáo viên tổ Hóa Học.
7. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh- Biên Hoà- Tỉnh Đồng Nai.

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị: Đại học.
- Chuyên ngành đào tạo: Hóa Học.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
* Năm 2007: chuyên đề “ Phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa khử”.
* Năm 2010 : chuyên đề “Phân loại và một số phương pháp giải bài tập hóa”.
* Năm 2011 : chuyên đề “Phân loại và phương pháp giải bài tập ancol”.


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

Chuyên đề :
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL’’.
TÓM TẮT :

Chuyên đề đưa ra phân loại và phương pháp giải bài tập ancol.

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1- Trong quá trình dạy học môn Hóa học, bài tập được xếp trong hệ thống phương pháp
giảng dạy, phương pháp này được coi là một trong các phương pháp quan trọng nhất để
nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Thông qua việc giải bài tập giúp học sinh rèn
luyện tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú trong học tập.

2- Việc lựa chọn phương pháp thích hợp để giải bài tập lại càng có ý nghĩa quan trọng
hơn. Mỗi bài tập có thể có nhiều phương pháp giải khác nhau. Nếu biết lựa chọn
phương pháp hợp lý, sẽ giúp học sinh nắm vững hơn bản chất của các hiện tượng hoá
học.
3- Trong chương trình hóa học phổ thông không đề cập sâu cách phân loại, ứng dụng
các định luật bảo toàn vào giải toán hóa học, trong khi để giải các đề thi thì học sinh
phải nắm vững các dạng bài tập và phương pháp giải các dạng bài tập đó.
4- Việc phân loại các dạng bài tập và hướng dẫn học sinh vận dụng các định luật bảo
toàn là việc làm rất cần thiết. Việc làm này rất có lợi cho học sinh trong thời gian ngắn
để nắm được các dạng bài tập, nắm được phương pháp giải .
5- Qua những năm giảng dạy tôi nhận thấy rằng, khả năng giải toán Hóa học của các
em học sinh còn hạn chế, đặc biệt là giải toán Hóa học hữu cơ vì những phản ứng trong
hoá học hữu cơ thường xảy ra không theo một hướng nhất định và không hoàn toàn.
Trong đó các dạng bài tập về ancol là ví dụ. Khi giải các bài tập dạng này học sinh
thường gặp những khó khăn dẫn đến thường giải rất dài dòng, nặng nề về mặt toán học
không cần thiết thậm chí không giải được vì quá nhiều ẩn số. Nguyên nhân là học sinh
chưa tìm hiểu rõ, vững các định luật hoá học và các hệ số cân bằng trong phản ứng hoá
học để đưa ra phương pháp giải hợp lý.
6- Xuất phát từ thực trạng trên, cùng một số kinh nghiệm sau những năm công tác, tôi
mạnh dạn nêu ra sáng kiến về “phân loại và phương pháp giải bài tập ancol”.


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
- Trong Hóa học, bài tập rất đa dạng và phong phú, để giải bài tập hóa học về ancol
thì chúng ta phải biết được phương trình, sự chuyển hóa của các chất, các dạng bài tập
và phương pháp giải các dạng bài tập. Theo phân phối chương trình hóa học phổ thông
không đề cập sâu đến các định luật bảo toàn, các dạng bài tập. Học sinh thường rất lúng

túng khi nhận dạng các dạng bài tập và cách giải các bài toán.
- Hiện tại cũng có nhiều sách tham khảo, mạng internet có trình bày các định luật ở
các góc độ khác nhau nhưng chưa chỉ rõ những vấn đề cần lưu ý trong khi giải các dạng
bài tập về ancol.
- Vì vậy chuyên đề này trình bày một số dạng bài tập và phương pháp giải. Chuyên
đề này cũng trình bày về các định luật, phân loại và chỉ rõ việc áp dụng các định luật
vào giải toán hóa học.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Chuyên đề đặt ra yêu cầu phân loại các dạng bài tập, đưa ra các định luật, ứng
dụng của mỗi định luật để giải cho từng dạng bài tập và đưa ra những nhận xét và
những chú ý giúp phát triển hướng tìm tòi khác.
Trong chương trình hóa học phổ thông có rất nhiều dạng bài tập hóa học ancol,
việc phân loại rất khó khăn và phức tạp. Trong chuyên đề này, tôi chỉ đưa ra một số
dạng bài tập cơ bản sau:
- ANCOL THAM GIA PHẢN ỨNG VỚI KIM LOẠI KIỀM.
- ANCOL THAM GIA PHẢN ỨNG VỚI AXIT HỮU CƠ.
- ANCOL THAM GIA PHẢN ỨNG TÁCH NƯỚC.
- ANCOL THAM GIA PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ VỚI ĐỒNG (II) OXIT.
DẠNG 1: ANCOL TÁC DỤNG VỚI KIM LOẠI KIỀM.
Đối với dạng bài tập ancol tác dụng với kim loại kiềm có rất nhiều cách ra đề khác
nhau, ở đây tôi chỉ đề cập đến ba vấn đề:
Vấn đề 1: Nếu đề cho số mol ancol và số mol H2 để xác định công thức phân tử ta sử
dụng công thức tính số nhóm –OH.
2 .n H 2
Số nhóm –OH =
n an col
Vấn đề 2: Nếu đề cho khối lượng của ancol và khối lượng của ancolat, ta vận dụng
định luật tăng giảm khối lượng.
Vấn đề 3: Nếu đề cho khối lượng của ancol, khối lượng kim loại kiềm và khối lượng
chất rắn sau phản ứng, ta vận dụng định luật bảo toàn khối lượng.



Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

Ví dụ 1: Cho 3,0 gam ancol no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ Na thu được 560
ml khí H2 (đktc). Xác định ancol.
Phương pháp giải

n H2 =

0,56
= 0,025 mol
22,4

Gọi công thức của ancol no, đơn chức, mạch hở là: CnH2n+1OH
CnH2n+1OH + Na → CnH2n+1ONa + ½H2
0,05
0,025 (mol)


3
=> n = 3
Ta có: 14n + 18 =
0,05
Vậy công thức của ancol là C3H7OH.
Ví dụ 2: Cho 4,6 gam ancol no, mạch hở (có M = 92) tác dụng hết với Na, thu được
1,68 lít khí H2 (đktc). Xác định công thức phân tử của ancol.
Phương pháp giải
nancol =


n H2 =

4,6
= 0,05 mol
92

1,68
= 0,075 mol
22,4

Số nhóm –OH =

2 .n H 2

=3
n an col
Gọi công thức của ancol là: CnH2n+2O3
Ta có 14n + 50 = 92 => n = 3.
Vậy công thức phân tử của ancol là C3H8O3.
Ví dụ 3: Cho 3,1 gam ancol no, mạch hở (có M = 62) tác dụng hết với Na, thu được
1,12 lít khí H2 (đktc). Xác định công thức phân tử của ancol.
Phương pháp giải
nancol =

n H2 =

3,1
= 0,05 mol
62


1,12
= 0,05 mol
22,4


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

Số nhóm –OH =

2 .n H 2

=2
n an col
Gọi công thức của ancol là: CnH2n+2O2
Ta có 14n + 34 = 62 => n = 2.
Vậy công thức phân tử của ancol là C2H6O2.
Ví dụ 4: Cho 10 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức tác dụng vừa đủ với Na kim loại tạo
ra 14,4 gam chất rắn và V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 1,12 lít.
B. 2,24 lít.
C. 3,36 lít.
D. 4,48 lít.
Phương pháp giải

R OH + Na → R ONa + 1 H2

2
Theo đề bài khối lượng chất rắn tăng: m  14,4 – 10 = 4,4 gam
Dựa vào phương trình phản ứng ta thấy kim loại Na đã thay thế H trong nhóm –OH của
ancol, từ đó ta suy ra:

Cứ 1 mol ancol phản ứng khối lượng tăng 22 gam
x mol
4,4 gam


4, 4 .1
 0, 2 m ol
x=
22
1
n H 2 = x = 0,1 mol => VH 2 = 0,1.22,4 = 2,24 lít
2
Ví dụ 5: Hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Cho 12,4 gam X tác
dụng với Na dư, thu được 19 gam ancolat. X là hỗn hợp
A. CH3OH và C2H5OH.
B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH.
D. C3H7OH và C4H9OH.
Phương pháp giải
Theo đề bài khối lượng chất rắn tăng: m  19 – 12,4 = 6,6 gam
Tương tự ví dụ 1 ta có:
Cứ 1 mol ancol phản ứng khối lượng tăng 22 gam
x mol
6,6 gam


6,6.1
= 0,3 mol
x=
22


M=

12,4
= 41,33 gam/mol
0,3

Vậy 2 ancol là: CH3OH và C2H5OH
Ví dụ 6: Cho 10,6 gam hỗn hợp 2 ancol no tác dụng với một lượng K vừa đủ tạo ra


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

18,2 gam chất rắn và V lít khí H2 ( đktc ). Giá trị của V là
A. 0,56 lít.
B. 1,12 lít.
C. 0,28 lít.
D. 2,24 lít.
Phương pháp giải
n
R(OH) n + nK 
 R(OK) n + H 2
2
Theo đề bài khối lượng chất rắn tăng: m  18,2 - 10,6 = 7,6 gam
Dựa vào phương trình phản ứng ta thấy kim loại K đã thay thế H trong nhóm –OH của
ancol, từ đó ta suy ra:
Cứ 1 mol ancol phản ứng khối lượng tăng 38n gam
x mol



7,6 gam

7,6.1 0,2
=
(mol)
38n
n
n
n H 2 = x = 0,1 mol => VH 2 = 0,1.22,4 = 2,24 (lít)
2
x=

Ví dụ 7: Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác
dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là:
A. C3H5OH và C4H7OH.
B. C2H5OH và C3H7OH .
C. C3H7OH và C4H9OH.
D. CH3OH và C2H5OH.
Phương pháp giải
Trong bài này, đề cho khối lượng của ancol, khối lượng kim loại kiềm và khối lượng
chất rắn sau phản ứng, vì vậy ta vận dụng định luật bảo toàn khối lượng.

mH 2  15, 6  9, 2  24, 5  0,3 gam
n H2 =

M

0,3
= 0,15 mol => n ancol = 0,3 mol
2


ancol =

15,6
= 52 => 2 ancol là C2H5OH và C3H7OH
0,3

.

Ví dụ 8: Cho 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác
dụng hết với 4,6 gam Na được 12,25 gam chất rắn. Đó là 2 ancol
A. CH3OH và C2H5OH.
B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH.
D. C3H7OH và C4H9OH.
Phương pháp giải

mH 2  7,8  4, 6  12, 25  0,15 gam
n H2 =

0,15
= 0,075 mol => n ancol = 0,15 mol
2


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

M ancol =

7,8

= 52 => 2 ancol là C2H5OH và C3H7OH. .
0,15

Ví dụ 9: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy
thoát ra 0,336 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là
A. 2,4 gam.
B. 1,9 gam.
C. 2,85 gam.
D. 3,8 gam.
Phương pháp giải
1
ROH + Na 
 RONa + H 2 
2
0,336
n H2 =
= 0,015 mol => n ancol = 0,03 mol
22,4
Dựa vào phương trình phản ứng ta thấy kim loại Na đã thay thế H trong nhóm –OH của
ancol, từ đó ta suy ra:
Cứ 1 mol ancol phản ứng khối lượng tăng 22 gam
0,03mol
m gam


0, 0 3 .2 2
 0, 6 6 g
m =
1
mancolat = 1,24 + 0,66 = 1,9 gam

DẠNG 2: ANCOL TÁC DỤNG VỚI AXIT CACBOXYLIC (PHẢN ỨNG ESTE
HOÁ).
* Một axit cacboxylic tác dụng với một ancol.
Ví dụ 10: Đun nóng 6,0 gam CH3COOH với 6,0 gam C2H5OH (có H2SO4 làm xúc tác,
hiệu suất phản ứng este hoá bằng 50%). Khối lượng este tạo thành là
A. 4,4 gam.
B. 6,0 gam.
C. 5,2 gam.
D. 8,8 gam.
Phương pháp giải
t 0 , H 2 SO4


 CH3COOC2 H5 + H2 O
CH3COOH + C2H5OH 

60
46
88
6 gam
m (gam)
Dựa vào phương trình, ta thấy hệ số của axit và ancol đều bằng 1. Vì vậy ta không cần
đổi số mol mà chỉ lập tỉ lệ theo số gam.

6
6
<
=> Tính khối lượng este theo CH3COOH.
60
46

6.88
m=
= 8,8 gam
60
Vì hiệu suất chỉ 50% nên khối lượng este thực tế thu được là:


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

m este thực tế = 8,8.

50
= 4,4 gam.
100

Ví dụ 11: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến
khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este
hoá là
A. 55%.
B. 50%.
C. 62,5%.
D. 75%.
Phương pháp giải
t 0 , H 2 SO4


 CH3 COOC2H5 + H2O
CH3COOH + C2H5OH 

60

46
88
m axit phản ứng
11 (gam)
Dựa vào phương trình, ta thấy hệ số của axit và ancol đều bằng 1. Vì vậy ta không cần
đổi số mol mà chỉ lập tỉ lệ theo số gam.

12 13,8
<
=> Tính hiệu suất của phản ứng theo CH3COOH.
60
46
m axit phản ứng =

H% 

11.60
= 7,5 gam
88

maxit pu
maxit ban dâu

.100% 

7,5
.100%  62,5%
12

* Hỗn hợp hai axit cacboxylic tác dụng với một ancol hoặc hỗn hợp hai ancol tác

dụng với một axit cacboxylic.
Đối với trường hợp hỗn hợp ancol tác dụng với một axit và ngược lại hỗn hợp axit tác
dụng với một ancol. Trong hai trường hợp này ta đều vận dụng định luật tăng giảm
khối lượng.
Ví dụ 12: Hỗn hợp X gồm HCOOH và CH3COOH trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1. Lấy 5,3g
hỗn hợp X tác dụng với 5,75g C2H5OH có H2SO4 đặc làm xúc tác thu được m gam este
( H = 80%). Giá trị của m là
A. 6,98 gam.
B. 6,48 gam.
C. 8,1 gam.
D. 7,04 gam.
Phương pháp giải
0

HCOOH +

t , H SO

 HCOOC2 H5 + H2O
C2H5OH 

2

4

0

CH3COOH +

t , H SO


 CH3COOC2 H5 + H2 O
C2H5OH 

2

4

Theo đề ta có: 46x + 60x = 5,3 => x = 0,05 mol => n hỗn hợp axit = 0,1 mol


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

n C2H5OH =

5,7 5
= 0 ,12 5 m o l
46

Lập tỉ lệ mol, ta thấy tính khối lượng este theo axit.
Dựa vào phương trình phản ứng ta thấy gốc - C2H5 đã thay thế H trong nhóm –COOH
của axit, từ đó ta suy ra:
Cứ 1 mol hỗn hợp axit phản ứng khối lượng tăng 28 gam
Theo đề: 0,1 mol 
 khối lượng tăng là m  0,1.28  2,8 gam
80
m e s te  (5 , 3  2 , 8 ).
 6, 48 gam
100
Ví dụ 13: Hỗn hợp X gồm HCOOH và CH3COOH trộn theo tỉ lệ mol 1 : 2. Lấy 8,3

gam hỗn hợp X tác dụng với 6,4g CH3OH có H2SO4 đặc xúc tác thu được m gam este
(H = 75%). Giá trị của m là:
A. 13,87 gam.
B. 10,4 gam.
C. 6,375 gam.
D. 7,8 gam.
Phương pháp giải
0

HCOOH +

t , H SO

 HCOOCH3 + H2 O
CH3OH 

2

4

0

CH3COOH +

t , H SO

 CH3 COOCH3 + H2 O
CH3OH 

2


4

Theo đề ta có: 46x + 60.2x = 8,3 => x = 0,05 mol => n hỗn hợp axit = 0,15 mol
6,4
n CH3OH =
= 0,2 mol
32
Lập tỉ lệ mol, ta thấy tính khối lượng este theo axit.
Dựa vào phương trình phản ứng ta thấy gốc – CH3 đã thay thế H trong nhóm –COOH
của axit, từ đó ta suy ra:
Cứ 1 mol hỗn hợp axit phản ứng khối lượng tăng 14 gam
Theo đề: 0,15 mol 
 khối lượng tăng là m  0,15.14  2,1gam
75
m e s te  (8 , 3  2 ,1).
 7,8 gam
100
Ví dụ 14: Hỗn hợp X gồm 1 ancol no, đơn chức và 1 ancol không no, đơn chức. Khi
hóa hơi 1,5 gam X thu được thể tích bằng thể tích của 0,96 gam oxy trong cùng điều
kiện. Cho 15 gam X tác dụng với 23 gam axit fomic (H2SO4 đặc xúc tác), thu được m
gam este. (hiệu suất 60%). Giá trị của m là:
A. 15,66 gam.
B. 20,1 gam.
C. 23,4 gam.
D. 14,04 gam.
Phương pháp giải
0,96
n X(1,5gam) = n O 2 =
= 0,03 mol

32


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

n X(15gam) = 0,3 mol
n HCOOH =

23
= 0,5 mol
46
0

HCOOH +

R OH

t , H 2 SO4

 HCOO R + H2 O



Lập tỉ lệ mol, ta thấy tính khối lượng este theo ancol.
Dựa vào phương trình phản ứng ta thấy gốc HCOO- đã thay thế nhóm –OH của ancol,
từ đó ta suy ra:
Cứ 1 mol hỗn hợp ancol phản ứng khối lượng tăng 28 gam
Theo đề: 0,3 mol 
 khối lượng tăng là m  0,3.28  8,4 gam
60

m e s te = ( 1 5 + 8 ,4 ) .
= 1 4 ,0 4 g a m
100
DẠNG 3: ĐỐT CHÁY ANCOL
Trong dạng bài tập này chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau:
- Nếu đốt cháy một ancol mà n H 2O > n CO2
=> ancol no, mạch hở và n ancol = n H 2 O - n CO2
- Số nguyên tử cacbon 

n CO 2

n ancol
- Chúng ta thường dùng định luật bảo toàn nguyên tố oxi và định luật bảo toàn khối
lượng để giải bài tập.
- Số mol nguyên tử oxi trong ancol gấp đôi số mol hiđro sinh ra khi ancol tác dụng
với kim loại kiềm.
Ví dụ 15: Đốt cháy hoàn toàn hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu
được 6,72 lít CO2 (đktc) và 9 gam nước. Công thức phân tử của hai ancol là :
A. CH3OH và C2H5OH
B. C2H5OH và C3H7OH
C. C3H7OH và C4H9OH
D. C4H9OH và C5H11OH

Phương pháp giải

n H 2 O = 0,5 mol ; n CO = 0,3 mol
2

Vì nH 2O  nCO2  ancol no, mạch hở.


n ancol = n H2O - n CO = 0,2 mol
2

0,3
= 1,5
0,2
Vậy CTPT của ancol là: CH3OH và C2H5OH
n=


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

Ví dụ 16: Đốt cháy hoàn toàn một ancol X, thu được 4,4 gam CO2 và 2,7 gam nước. Số
chất của X là:
A. 1 chất
B. 2 chất
C. 3 chất
D. 4 chất
Phương pháp giải

n H 2O = 0,15 mol ; n CO = 0,1 mol
2

Vì nH 2O  nCO2  ancol no, mạch hở.

n ancol = n H2O - n CO = 0,05 mol
2

Đặt công thức của ancol là CnH2n + 2OZ ( z ≤ n )
n=


0,1
=2
0,05

Vậy công thức của ancol là: C2H6OZ ( z ≤ 1)
- z = 1 => Công thức của ancol là C2H6O, có 1 đồng phân ancol là CH3CH2OH
- z = 2 => Công thức của ancol là C2H6O2, có 1 đồng phân ancol là CH2OHCH2OH
Vậy có 2 chất thoả mản điều kiện bài toán.
Ví dụ 17: X là một ancol no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam
oxi, thu được hơi nước và 6,6 gam CO2. Công thức của X là
A. C2H4(OH)2.
B. C3H7OH.
C. C3H5(OH)3.
D. C3H6(OH)2.
Phương pháp giải

n CO = 0,15 mol; n O2 = 0,175 mol
2

n H 2O = n ancol + n CO = 0,2 mol
2

Đặt công thức của ancol là CnH2n + 2OZ

n=

015
=3
0,05


Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố oxi ta có:

n O(ancol) + n O(O2 ) = n O(CO2 ) + n O(H2O)
 0,05.z + 0,175.2 = 0,15.2 + 0,2.1 => z = 3
Vậy công thức phân tử của ancol là: C3H5(OH)3
Ví dụ 18. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol cùng dãy đồng đẳng thu
được 6,72 lít CO2 và 5,4 gam H2O. Mặc khác cho m gam X phản ứng với Na dư, thu
được 2,8 lít H2. Các thể tích đo ở đktc. Giá trị của m là
A. 4,25 gam
B. 8,45 gam
C. 7,65 gam`
D. 8,2 gam


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

Phương pháp giải

n CO = 0,3 mol; n H2O = 0,3 mol; n H 2 = 0,125 mol
2

n O(ancol) = 2. n H 2 = 0,25 mol
Ta có: m = mC + mH + mO = 0,3.12 + 0,3.2 + 0,25.16 = 8,2 gam.
DẠNG 4: ANCOL THAM GIA PHẢN ỨNG TẠO ETE.
Phương trình phản ứng:
H SO , đă c ,140 c
2ROH 
   ROR + H2 O
Từ phương trình phản ứng ta rút ra một số điều lưu ý sau:

- mancol = mete + mH 2O
0

2

4

- n H2O = n ete =

1
n ancol
2

- Ngoài ra chúng ta cần phải nhớ công thức tính số ete tạo thành.
Số ete =

n(n+1)
; n là số ancol.
2

Ví dụ 19. Đun 13,8 gam hỗn hợp gồm 3 ancol đơn chức với H2SO4 đặc, 1400C, sau
phản ứng, thu được hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 11,1g. Số
mol mỗi ete là:
A. 0,025 mol
B. 0,015 mol
C. 0,02 mol
D. 0,03 mol
Phương pháp giải
n(n+1) 3(3+1)
Ta có: số ete =

=
=6
2
2
Đun hỗn hợp 3 ancol tạo ra 6 ete.
Theo ĐLBTKL: mancol = mete + mH 2O
=> mH 2O = 13,8 – 11,1 = 2,7g
Do

 n = n
ete

H 2O

=

2,7
0,15
= 0,15 mol => nmỗi ete =
 0,025mol .
18
6

Ví dụ 20. Đun nóng hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong
dãy đồng đẳng với H SO đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6
2

4

gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai ancol trên là

A. CH3OH và C2H5OH.
B. CH3OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH.
D. C3H7OH và C4H9OH.
Phương pháp giải
mancol = mete + mH 2O = 6 + 1,8 = 7,8 gam


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

n ancol = 2.n H O  2.
2

M ancol =

1,8
 0, 2mol
18

7,8
= 39 gam/mol
0,2

Vậy có ancol là: CH3OH và C2H5OH.
Ví dụ 21. Đun nóng một hỗn hợp gồm hai ancol no đơn chức với H2 SO4 đặc ở 140oC
đã thu được 21,6 gam nước và 72 gam hỗn hợp ba ete. Xác định công thức cấu tạo của
hai ancol trên biết ba ete thu được có số mol bằng nhau và phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. CH3OH và C2H5OH.
B. CH3OH và C3H7OH.
C. CH3OH và C3H5OH.

D. C2H5OH và C3H7OH.
Phương pháp giải
mancol = mete + mH 2O = 72 + 21,6 = 93,6 gam

n ancol = 2.n H O = 2.
2

M=

21,6
= 2,4 mol
18

93,6
= 39 gam/mol
2,4

Vậy có một ancol là CH3OH. Ancol còn lại là ROH
Vì số mol các ete bằng nhau nên số mol 2 ancol bằng nhau.
nCH3OH = nROH = 1,2 mol.
mCH3OH = 1,2.32 = 38,4 gam
=> m ROH = 93,6 – 38,4 = 55,2 gam
55,2
= 46 g/mol
=> MROH =
1,2
Vậy ancol còn lại là C2H5OH.
Ví dụ 22. Cho m (g) hỗn hợp A gồm hai ancol đơn chức tác dụng với Na dư sinh ra
0,025 mol H2. Mặt khác khi đun m (g) A với H2SO4 đặc 1400C tới hoàn toàn thì thu
được 1,57g hỗn hợp 3 ete. m (g) A có giá trị bằng:

A. 2,02g.
B. 3,12g.
C. 4,5g.
D. 5,04g.

ROH
0,05

+

Phương pháp giải
1
Na → RONa +
H2
2
0,025 mol



1
nancol  0, 025mol
2
2
mancol = mete + mH 2O = 1,57 + 0,025.18 = 2,02 gam

nH O 


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.


Ví dụ 23. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba ancol (đơn chức, thuộc cùng
dãy đồng đẳng), thu được 8,96 lít khí CO (đktc) và 11,7 gam H O. Mặt khác, nếu đun
2

2

nóng m gam X với H2SO4 đặc thì tổng khối lượng ete tối đa thu được là
A. 6,50 gam.
C. 7,40 gam.

B. 7,85 gam.
D. 5,60 gam.
Phương pháp giải

n H O = 0,65 mol
2

n CO = 0,4 mol
2

=> nancol = 0,25 mol
n H O = 0,125 mol (được tạo nên từ phản ứng tạo ete)
2

mancol = mC + mH + mO = 0,4.12 + 0,65.2 + 0,25.16 = 10,1 gam.
mete = mancol - mH 2O = 10,1 - 0,125.18 = 7,85 gam
DẠNG 5: ANCOL THAM GIA PHẢN ỨNG TÁCH NƯỚC TẠO ANKEN.
Trong dạng bài tập này chúng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu ancol tách nước tạo anken ta suy ra ancol đó là no, đơn chức, mạch hở.
- Khi tách nước thì số nguyên tử cacbon không thay đổi. Vì vậy khi đốt cháy ancol

hay anken (cùng số mol) thì số mol CO2 thu được luôn bằng nhau.
Ví dụ 24: Chia m gam ancol etylic thành 2 phần đều nhau.
Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn, thu được 3,36 lít CO2 (đktc)
Phần 2: Tách nước hoàn toàn thành etilen, Đốt cháy hoàn toàn lượng etilen, thu được a
gam H2O. Giá trị của a là
A. 2,7g
B. 1,8g
C. 3,6g
D. 5,4g
Phương pháp giải
Ví khi thực hiện phản ứng tách nước số nguyên tử cacbon không đổi nên đốt cháy
ancol etylic thu được 0,15 mol CO2 thì đốt cháy etilen cũng được 0,15 mol CO2. Mặc
khác đốt anken cho mol CO2 bằng mol H2O.
Vậy m = 0,15.18 = 2,7 gam.
Ví dụ 25: Đun nóng 12,9 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol với H2SO4 đặc ở 1700c, thu
được hỗn hợp Y gồm 2 olefin đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y
rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 118,2
gam kết tủa. Hỗn hợp X gồm:
A. C2H5OH và C3H7OH
B. CH3OH và C2H5OH
C. C3H7OH và C4H9OH
D. C4H9OH và C5H11OH


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

Phương pháp giải

118,2
= 0,6 mol

197
Vì khi thực hiện phản ứng tách nước hỗn hợp X thu được hai anken đồng đẳng kế tiếp
nên hai ancol là no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp.
Gọi công thức của 2 ancol là: C n H 2n +1OH
n CO2 = n BaCO3 =

C n H 2n +1OH

+

3n
O 2 
 n CO 2 +(n+1) H 2O
2

0, 6
0,6
n
Theo đề khi đốt cháy ancol hay anken thì số CO2 thu được luôn bằng nhau.
0, 6
nancol =
n
12,9.n
=> n = 2,4
Ta có: 14 n +18 =
0,6
Vậy 2 ancol là: C2H5OH và C3H7OH
Ví dụ 26: Khi phân tích thành phần một ancol đơn chức X thì thu được kết quả: tổng
khối lượng của cacbon và hiđro gấp 3,625 lần khối lượng oxi. Đun X với H2 SO4 đặc ở
1700C thu được 3 anken. X là

A. Pentan-2-ol
B. Butan-1-ol
C. 2-metylpopan-2-ol.
D. Butan-2-ol
Phương pháp giải
Gọi công thức của X là CxHyO.
Theo đề ta có: 12x + y = 3,625.16 = 58
Mancol = 58 + 16 = 74. Vậy ancol là C4H10O
Vì khi tách nước X thu được 3 anken nên X là butan-2-ol (chú ý đồng phân hình
học)
Ví dụ 27: Một ancol đơn chức X mạch hở tác dụng với HBr được dẫn xuất Y chứa
58,4% brom về khối lượng. Đun X với H2SO4 đặc ở 1700C thu được 2 đồng phân cấu
tạo anken. Tên X là
A. pentan-2-ol.
B. butan-1-ol.
C. butan-2-ol.
D. 2-metylpropan-2-ol.
Phương pháp giải


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

ROH + HBr 
 R-Br + H2 O
Theo đề ta có: %Br =

80.100
 58, 4
R + 80


=> R = 57 (C4H9-)
Vậy ancol là C4H9OH
Vì khi tách nước X thu được 2 đồng phân cấu tạo anken nên X là butan-2-ol (chú ý
không tính đồng phân hình học)
DẠNG 6: TÁCH NƯỚC TỪ ANCOL ĐƠN CHỨC NO KHÔNG CHO NHIỆT
ĐỘ CỤ THỂ.
Khi bài toán tách nước không có điều kiện nhiệt độ cụ thể thì có thể tách nước tạo ete
hoặc tạo anken. Để biết được sản phẩm nào, chúng ta cần chú ý hai vấn đề:
Vấn đề 1: Nếu tách nước một ancol no, đơn chức X ở điều kiện thích hợp thu
đượcmột sản phẩm hữu cơ Y. Biết My < Mx thì Y phải là anken.
Vấn đề 2: Nếu tách nước một ancol đơn chức X ở điều kiện thích hợp thu được một
sản phẩm hữu cơ Y. Biết My > Mx thì Y phải là ete.
Ví dụ 28: Khi đun nóng một ancol no, đơn chức, mạch hở X với H2SO4 đặc trong điều
kiện nhiệt độ thích hợp thu được chất hữu cơ Y. Biết tỉ khối hơi của Y đối với X bằng
28/37. Xác định công thức phân tử của X.
A. C2H5OH
B. C3H7OH
C. C4H9OH
D. C5H11OH
Phương pháp giải

Y 28

 M Y  M X . Vậy phản ứng tách nước tạo anken.
X 37
Ta có: MY = MX - 18
Y
M
28
d  Y 

X M X 37
Theo đề: d

M X  18 28

MX
37
Mx = 74 => ancol là C4H9OH



Chú ý: Dạng toán này ta có thể mở rộng đối với các ancol đơn chức.
Ví dụ 29: Khi đun nóng một ancol đơn chức, mạch hở X với H2SO4 đặc trong điều kiện
nhiệt độ thích hợp thu được chất hữu cơ Y. Biết tỉ khối hơi của Y đối với X bằng 37/23.
Xác định công thức phân tử của X.
A. C2H5OH
B. C3H7OH
C. C4H9OH
D. C5H11OH
Phương pháp giải


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

Y 37

 M Y  M X . Vậy phản ứng tạo ete.
X 23
Gọi công thức tổng quát của ancol là ROH.
H SO , đă c ,140 c

2ROH 
   ROR + H2 O
Y
M
37
d  Y 
X M X 23
Theo đề: d

0

2

4

2 R  16 37

R  17 23
 R = 29 ( C2H5-) => ancol là C2H5OH
Ví dụ 30: Khi đun nóng một ancol no, đơn chức A với H2SO4 đặc trong điều kiện
nhiệt độ thích hợp thu được sản phẩm B có tỉ khối hơi so với A là 0,7. Vậy công thức
của A là :
A. C4H7OH
B. C3H5OH
C. C2H5OH
D. C3H7OH


Phương pháp giải
B

Theo đề: d  0,7  M B  M A . Vậy phản ứng tách nước tạo anken.
A

Ta có: MB = MA - 18
B M
d  B  0,7
A MA


M A  18
 0,7
MA

=> MA = 60 => ancol là C3H7OH
Ví dụ 31: Trộn 0,03 mol C2H5OH và 0,06 mol C3H7OH. Sau đó cho vào bình có sẵn
H2SO4 đặc, thực hiện phản ứng tách nước. Lượng anken sinh ra làm mất màu vừa đủ
dung dịch chứa 8 gam brom. Số mol nước tạo thành trong phản ứng tách nước trên là
(giả sử toàn bộ lượng ancol chỉ tham gia phản ứng tách nước, các phản ứng xảy ra
hoàn toàn)
A. 0,07 mol.
B. 0,045 mol.
C. 0,09 mol.
D. 0,05 mol
Phương pháp giải
Trong bài này, ancol có thể vừa tác nước tạo ete, vừa tách nước tạo anken.

n Br2 =

8
= 0,05mol

160

Gọi công thức chung của 2 ancol là: CnH2n+1OH có tổng số mol bằng 0,09 mol.
H SO dac , t c
CnH2n+1OH 
 Cn H2n + H2 O
0,05
0,05
0,05
CnH2n + Br2 
 CnH2n Br2
0

2

4


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

0,05
0,05
Từ phương trình => số mol ancol tách nước tạo anken bằng số mol anken bằng số
mol nước sinh ra và bằng số mol brom
Số mol ancol tham gia phản ứng tạo ete bằng 0,04 mol (0,09 – 0,05)
1
1
=> nH 2O  nancol  .0, 04  0, 02mol.
2
2

Vậy tổng số mol nước thu được là 0,07 mol.
DẠNG 7: OXY HÓA ANCOL BẰNG ĐỒNG (II) OXIT.
Đối với dạng bài tập này ta cần chú ý một số điểm sau:
- Bậc của ancol và sản phẩm:
+ Ancol bậc I oxi hoá không hoàn toàn tạo anđehit.
+ Ancol bậc II oxi hoá không hoàn toàn tạo xeton.
+ Ancol bậc IIII khó bị oxi hoá trong cùng điều kiện.
- Khối lượng chất CuO giảm là khối lượng của [O] tham gia phản ứng với ancol.
- Đối với ancol đơn chức khi tham gia phản ứng oxi hoá thì số mol andehit sinh ra
(hoặc xeton) luôn bằng số mol nước và Mancol = Mandehit + 2
- Oxi hoá hỗn hợp hai ancol đơn chức, bậc một, sau đó cho lượng anđehit sinh ra tham
gia phản ứng tráng gương thì:
+ Nếu tỉ lệ
+ nCH OH 
3

nAg
nancol

 2 => Có một ancol là CH3OH.

n Ag  2.n ancol
2

Ví dụ 32: Cho một ancol no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau
khi phản ứng hoàn toàn, hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 19. Công thức
của ancol là
A. C2H5OH.
B. C3H7OH.
C. C3H5OH

D. C4H9OH.
Phương pháp giải
Gọi andehit sinh ra (hoặc xeton) là Y
Vì ancol đơn chức nên số mol andehit sinh ra (hoặc xeton) luôn bằng số mol nước.
M = 38 g/mol
Áp dụng qui tắc đường chéo ta có:
Y : MY
20
38
H2O: 18
MY – 38


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

20
1

M Y  38 1
=> MY = 58 g/mol => MX = 58 + 2 = 60 g/mol.
Vậy ancol X là C3H7OH.
=>

Ví dụ 33: Cho hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp
hơi Y có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75. Hai ancol là
A. C2H5OH và C3H7OH
B. CH3OH và C2H5OH
C. C3H7OH và C4H9OH
D. C4H9OH và C5H11OH

Phương pháp giải
Gọi andehit sinh ra (hoặc xeton) là A
Vì ancol đơn chức nên số mol andehit sinh ra (hoặc xeton) luôn bằng số mol nước.

M Y = 27,5 g/mol
Áp dụng qui tắc đường chéo ta có:
A:

MA

9,5
27,5

H2O: 18
=>

M A – 27,5

9,5
1

M A  27,5 1

=> M A = 37 g/mol => M X = 37 + 2 = 39 g/mol.
Vậy hai ancol là CH3OH và C2H5OH
Ví dụ 34: Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung
nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam và
thu được hỗn hợp hơi Y có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là
A. 0,92.
B. 0,32.

C. 0,64.
D. 0,46.
Phương pháp giải
Khối lượng CuO giảm là khối lượng oxi.
0,32
 0,02 mol => nancol = 0,02 mol.
nO =
16
Gọi andehit sinh ra (hoặc xeton) là Y
Vì ancol đơn chức nên số mol andehit sinh ra (hoặc xeton) luôn bằng số mol nước.

M = 31 g/mol
Áp dụng qui tắc đường chéo ta có:


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

Y:

MY

13
31

H2O: 18
=>

MY – 31

13

1

M Y  31 1

=> MY = 44 g/mol => MX = 44 + 2 = 46 g/mol.
Vậy mX = 0,02.46 = 9,2 gam
Ví dụ 35. Dẫn một 1 mol C2H5OH qua ống thủy tinh đựng 100g CuO nung nóng, sau
phản ứng thu được 92 gam chất rắn (phản ứng chỉ sinh ra anđehit). Cho toàn bộ anđehit
sinh ra tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3. Khối lượng Ag thu được là:
A. 108 gam
B. 216 gam
C. 54 gam
D. 81 gam
Phương pháp giải
0

t c
C2H5OH + CuO 
CH3CHO + Cu + H2O

100  92
 0,5 mol => nancol pư = n CH3CHO = 0,5 mol.
16
n Ag = 2. n CH3CHO = 1 mol
mAg = 108 gam.

nO =

Ví dụ 36: Dẫn 1 mol CH3OH qua ống thủy tinh đựng 100g CuO nung nóng, sau phản
ứng thu được 96 gam chất rắn (phản ứng chỉ sinh ra anđehit). Cho toàn bộ anđehit sinh

ra tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3. Khối lượng Ag thu được là
A. 432 gam
B. 216 gam
C. 108 gam
D. 648 gam
Phương pháp giải
CH3OH + CuO  HCHO + Cu + H2O
t 0c

100  96
 0,25 mol => nancol pư = nHCHO = 0,25 mol.
16
n Ag = 4. nHCHO = 1 mol
mAg = 108 gam

nO =

Ví dụ 37: Oxi hóa hết 2,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, bậc một thành anđehit cần
vừa đủ 4,8 gam CuO. Cho toàn bộ lượng anđehit trên tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Hai ancol đó là
A. CH3OH và C2H5OH
B. CH3OH và C3H7OH.


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

C. CH3OH và C3H5OH

D. C2H5OH và C3H7OH
Phương pháp giải

0

t c
R CH2OH + CuO  R CHO + Cu + H2O

nCuO =

4 ,8
 0,06 mol => nancol = 0,06 mol.
80

23,76
 0,22 mol .
108
n Ag
0,22

 3,67  2 => Có một ancol là CH3OH.
Xét tỉ lệ:
nancol 0,06
n Ag  2.nancol 0,22  2.0,06
nCH 3OH 

 0,05mol
2
2
Gọi công thức của ancol còn lại là ROH.
nROH = 0,06 – 0,05 = 0,01 mol.
mROH = 2,2 – 0,05. 32 = 0,6 gam.
0, 6

MROH =
= 60 gam/mol => Ancol là C3H7OH.
0, 01

nAg =

Ví dụ 38: Hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức bậc một A và B. Cho 2,44g hỗn hợp X tác
dụng với một lượng dư CuO, đun nóng. Sau khi phản ứng kết thúc thấy khối lượng
CuO giảm 0,8 gam. Cho toàn bộ lượng anđehit tạo thành tác dụng với lượng dư dung
dịch AgNO3 trong NH3 thu được 15,12gam Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của A, B lần
lượt là :
A. CH3OH và C2H5OH
B. CH3OH và C3H7OH.
C. CH3OH và C3H5OH
D. C2H5OH và C3H7OH
Phương pháp giải
Khối lượng CuO giảm là khối lượng oxi.
0 ,8
 0 ,05 mol => n ancol = 0,05 mol.
nO =
16
15,12
 0,14mol
nAg =
108
nAg
0,14

 2,8  2 => Có một ancol là CH3OH.
Xét tỉ lệ:

nancol 0,05
nCH 3OH 

n Ag  2.n ancol
2



0,14  2.0,05
 0,02mol
2

Gọi công thức của ancol còn lại là ROH.
nROH = 0,05 – 0,02 = 0,03 mol.
mROH = 2,44 – 0,02.32 = 1,8 gam.


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.

MROH =

1,8
= 60 gam/mol => Ancol là C3H7OH.
0, 03

Ví dụ 39: Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng. Oxi hoá hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X có khối lượng m gam bằng CuO ở
nhiệt độ thích hợp, thu được hỗn hợp sản phẩm Y. Cho Y tác dụng với lượng dư
AgNO3 trong NH3 thu được 54 gam Ag. Giá trị của m là
A. 13,5 gam

B. 8,5 gam
C. 15,3 gam
D. 8,1 gam
Phương pháp giải

54
 0,5mol
108
n Ag
0,5

 2,5  2 => Có một ancol là CH3OH. Vì hai ancol kế tiếp nên
Xét tỉ lệ:
nancol 0,2
ancol còn lại là C2H5OH.
nAg =

nCH 3OH 

n Ag  2.nancol
2



0,5  2.0,2
 0,05mol
2

n C2H5OH = 0,2 - 0,05 = 0,15 mol.
m = 0,05.32 + 0,15.46 = 8,5 gam.

Ví dụ 40: Oxi hoá 4 gam một ancol đơn chức bằng CuO, thu được 5,6 gam hỗn hợp
gồm anđehit, ancol dư và nước. Ancol đã cho là:
A. CH3OH
B. C2H5OH
C. C3H7OH
D. C3H6OH
Phương pháp giải
Khi ancol tác dụng với CuO, ta có thể xem như ancol tác dụng với oxi nguyên tử.
0

t c
RCH2OH + [O]  RCH=O + H2O

mO = 5,6 – 4 = 1,6 gam
nO = 0,1 mol => nancol pư = 0,1 mol
Vì ancol dư nên n ancol pư < nancol ban đầu
=> 0,1 <

4
M ancol

=> Mancol < 40 g/mol

Vậy ancol là CH3OH (vì chỉ có CH3OH mới có phân tử khối < 40)
Ví dụ 41: Oxi hoá 6 gam một ancol đơn chức bằng CuO dư, thu được 8,4 gam hỗn
hợp anđehit, ancol dư và nước. Hiệu suất phản ứng oxy hoá ancol là


Chuyên đề: PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ANCOL.


A. 71,42%

B. 80%

C. 50 %

D. 40%

Phương pháp giải
0

t c
RCH2OH + [O]  RCH=O + H2O

mO = 8,4 – 6 = 2,4 gam
nO = 0,15 mol => nancol pư = 0,15 mol
Vì ancol dư => nancol pư < nancol ban đầu
=> 0,15 <

6
=> Mancol < 40 g/mol
M ancol

Vậy ancol là CH3OH (vì chỉ có CH3OH mới có phân tử khối < 40)
mancol pư = 0,15.32 = 4,8 gam.

H% =

4,8
.100% = 80%

6

* BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Cho 11,1 gam ancol no (có M = 74) tác dụng hết với Na, thu được 1,68 lít khí H2
(đktc). Xác định công thức phân tử của ancol.
Bài 2: Cho 12,4g hỗn hợp hai ancol đơn chức trong dãy đồng đẳng tác dụng vừa đủ với
Na kim loại tạo ra 19g chất rắn và V lít khí H2 (đktc). V có giá trị là:
A. 6,72 lít
B. 13,44 lít
C. 3,36 lít
D. 4,48 lít
Bài 3: Hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Cho 8,3 gam X tác
dụng với Na dư, thu được 11,6g ancolat. X là hỗn hợp
A. CH3OH và C2H5OH
B. C2H5OH và C3H7OH
C. C3H5OH và C4H7OH
D. C3H7OH và C4H9OH
Bài 4: Cho 7,8 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác
dụng hết với 6,9 gam Na, thu được 14,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là
A. C3H5OH và C4H7OH.
B. C2 H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH.
D. CH3OH và C2H5OH.
Bài 5: Cho 16,6 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức tác dụng vừa đủ với K, thấy thoát ra
3,36 lít khí H2 (đkc). Khối lượng natri ancolat thu được là
A. 28,0 gam.
B. 22,3 gam.
C. 2,8 gam.
D. 3,8 gam.
Bài 6: Cho 13,8 gam hỗn hợp 2 ancol no tác dụng với một lượng Na vừa đủ tạo ra 20,4

gam chất rắn và V lít khí H2 ( đktc ).
A. 4,48 lít
B. 1,12 lít
C. 3,36 lít
D. 2,24 lí
Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu
được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam nước. Công thức phân tử của hai ancol là :


×