Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nhạc cụ đao của người Khơ Mú (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.01 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TẠ QUANG ĐỘNG

NHẠC CỤ ĐAO CỦA NGƢỜI KHƠ MÚ
Chuyên ngành: Văn hóa dân gian
Mã số: 62 22 01 30

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội, năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thụy Loan

Phản biện 1:

GS.TS. Kiều Thu Hoạch

Phản biện 2: PGS.TS.
Phản biện 3:

Lê Thị Hoài Phƣơng

PGS.TS. Bùi Huyền Nga



Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án
cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội, 477
Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội vào
hồi………..….giờ…………phút,
ngày………tháng……….năm………………..

Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:
- Thƣ viện Học viện Khoa học xã hội
- Thƣ viện Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
“Đao” là tên gọi đƣợc nhiều nhà nghiên cứu biết tới với tƣ cách
là một nhạc cụ dân gian của ngƣời Khơ Mú. Đó là thành viên của
một nhóm nhạc cụ có chung một kiểu cấu trúc phổ biến ở cả một số
tộc ngƣời khác nhƣ Lự, Thái. Tuy nhiên, nhạc cụ này đƣợc sử dụng
nhiều nhất trong đời sống của ngƣời Khơ Mú.
Ở đao của ngƣời Khơ Mú, ta có thể tìm thấy nhiều nét độc đáo,
thậm chí phức tạp. Một trong những nét độc đáo và phức tạp đó là
nguồn phát âm của nó. Cho tới nay, các nhà nghiên cứu trong nƣớc
cũng nhƣ nƣớc ngoài chƣa có sự thống nhất về việc xác định nguồn
phát âm của đao. Do đó, hiện vẫn đang tồn tại những cách phân loại
khác nhau đối với nhạc cụ này. Vì vậy, bản chất nguồn phát âm của
đao là vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu để làm rõ hơn.
Đao là một trong những nhạc cụ góp phần thể hiện bản sắc âm
nhạc của ngƣời Khơ Mú. Những nét độc đáo của đao đã thu hút sự
quan tâm của một số nhà nghiên cứu, nghệ sĩ biểu diễn trong nƣớc
cũng nhƣ nƣớc ngoài. Bƣớc đầu, họ đã đƣa nhạc cụ này vào những

chƣơng trình ca nhạc chuyên nghiệp, nhƣng do chƣa hiểu nhiều về
đao, nên họ vẫn chƣa khai thác và phát huy đƣợc hết tiềm năng của
nó.
Mặt khác, nhạc cụ đao bắt đầu bị mai một từ khoảng nửa thế kỷ
trở lại đây. Đến nay, hiện tƣợng mai một vẫn tiếp tục diễn ra trong
đời sống của ngƣời Khơ Mú. Nếu không kịp thời bảo tồn, nhạc cụ
độc đáo này sẽ bị biến mất hoàn toàn trong đời sống của ngƣời dân
Khơ Mú; kèm theo đó là sự mai một của hàng loạt các loại hình văn
hóa, nghệ thuật khác gắn liền với nó. Có thể nói rằng, nghiên cứu
đao là một đề tài cần thiết - thậm chí là cấp thiết, khi các nghệ nhân
am hiểu về nó đều ở độ tuổi gần đất, xa trời mà nhiều điều về đao
chúng ta còn chƣa đƣợc biết tới, vẫn đang là những ẩn số cần đƣợc
giải đáp.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là:
- Đi sâu nghiên cứu một số khía cạnh văn hóa học, âm nhạc học
và nhạc cụ học của nhạc cụ đao
1


- Tìm hiểu thực trạng tình hình sử dụng đao trong đời sống của
ngƣời Khơ Mú
- Đi sâu tìm hiểu một số khía cạnh âm thanh học để góp phần
xác định nguồn phát âm và cách phân loại nhạc cụ đao
- Tìm hiểu những khả năng hoàn thiện và phát triển nhạc cụ đao
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận án là nhạc cụ đao của
ngƣời Khơ Mú ở Việt Nam. Ngoài ra, một số nhạc cụ có những
điểm tƣơng đồng về mặt cấu trúc, về nguồn phát âm, về nguồn gốc

phát sinh cũng sẽ đƣợc xem xét khi cần thiết.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về địa bàn nghiên cứu, chúng tôi chỉ giới hạn việc nghiên cứu
nhạc cụ đao của ngƣời Khơ Mú ở 8 bản trong 3 tỉnh thuộc vùng Tây
Bắc. Đó là:
- Bản Thàn, xã Chiềng Pằn, huyện ên Châu, tỉnh Sơn La,
- Bản Co Trai, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, Sơn La,
- Bản Pú Tửu 13, 14 xã Thanh Xƣơng, huyện Điện Biên, tỉnh
Điện Biên,
- Bản Ten, xã Mƣờng Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên,
- Bản Nậm Tộc 1 và 2, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh
ên Bái,
- Bản Pa te, xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu, tỉnh ên Bái.
Về mặt thời gian, chúng tôi tìm hiểu các khía cạnh liên quan tới
đao trong khoảng thời gian từ năm 1940 (theo hồi cố của nghệ
nhân) cho đến năm 2014.
Về mặt nội dung, phạm vi nghiên cứu của luận án là xem xét đối
tƣợng từ nhiều góc độ khác nhau nhƣ văn hóa học, âm nhạc học và
nhạc cụ học. Tuy nhiên, với khuôn khổ của một luận án và mục tiêu
đề ra, chúng tôi chủ yếu tập trung tìm hiểu các khía cạnh về văn
hóa. Còn về âm nhạc học, chúng tôi chỉ nghiên cứu những khía
cạnh liên quan tới chức năng âm nhạc, kỹ thuật diễn tấu và các hình
thái âm nhạc nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề về văn hóa học của
đao; về nhạc cụ học, chúng tôi chỉ giới hạn việc nghiên cứu ở mức
độ thực nghiệm qua việc chế tác nhạc cụ này của bản thân nhằm
2


góp phần vào một vấn đề còn đang tranh luận liên quan tới việc
phân loại họ của đao.

4. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CỦA LUẬN ÁN
4.1. Phƣơng pháp luận
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có dựa vào một số lý
thuyết và phƣơng pháp phân loại của các nhà nghiên cứu đi trƣớc để
làm cơ sở cho việc luận giải các vấn đề đƣợc trình bày trong luận
án. Cụ thể là: cơ sở lý thuyết vật lý và âm nhạc của tác giả Glep
Anfilov [40], phân loại nhạc cụ nhìn từ góc độ nhạc cụ học của 2
tác giả E. Hornbostel và Sachs [41], phƣơng pháp phân loại nhạc cụ
theo góc độ văn hóa học và lý thuyết về các vấn đề liên quan tới các
nhạc cụ có nguồn gốc từ công cụ lao động của tác giả Nguyễn Thụy
Loan.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra trong luận án, chúng tôi sử
dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp chọn mẫu địa bàn nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống và nghiên cứu liên ngành
- Phương pháp điền dã:
- Phương pháp thực nghiệm
Sau cùng, luận án sử dụng một số phƣơng pháp nhƣ: tổng hợp,
phân tích, so sánh – đối chiếu, hệ thống hóa.
5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
- Góp phần xác định nguồn phát âm và cách phân loại cho nhạc
cụ đao.
- Làm rõ những giá trị văn hóa và những nét đặc sắc của đao.
- Bổ sung những khía cạnh trƣớc đây chƣa đƣợc đề cập tới: các
quan niệm, nghi tục liên quan tới đao, các đặc trƣng riêng của từng
vùng, những thay đổi trong việc sử dụng đao từ những năm 1960 trở
lại đây.
- Góp phần làm phong phú hơn cho những nội dung chƣa đƣợc

nghiên cứu sâu: nguồn gốc của đao, các chức năng của đao trong
đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời Khơ Mú.

3


6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Đao vừa là một bộ phận của văn hóa học, vừa là một bộ phận
của âm nhạc học cũng nhƣ nhạc cụ học. Việc tiếp cận đồng thời cả
ba góc độ này để làm nổi bật các khía cạnh văn hóa của đối tƣợng
nghiên cứu là một hƣớng nghiên cứu ít đƣợc thực hiện.
- Luận án có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
ngành Văn hóa dân gian, Văn hóa hoc, Âm nhạc học và Dân tộc
nhạc học.
- Việc đúc kết những kinh nghiệm trong việc hoàn thiện đao sẽ
góp phần tạo ra những cây đao có âm thanh hay, độ bền cao nhằm
phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân cũng nhƣ đời
sống âm nhạc chuyên nghiệp đƣơng đại.
- Gợi mở về khả năng phát triển của đao cũng nhƣ gợi mở cho
việc sáng tạo ra một nhạc cụ mới phái sinh từ đao.
- Những nội dung trong công trình - nếu đƣợc truyền bá rộng
rãi, sẽ góp phần nâng cao lòng tự hào và ý thức của ngƣời dân trong
việc bảo tồn, phát huy nhạc cụ đao trong đời sống văn hóa tinh thần
của mình.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung luận án gồm 4 chƣơng.
- Chƣơng 1: Tổng quan về ngƣời Khơ Mú ở Việt Nam và việc
nghiên cứu về nhạc cụ đao
- Chƣơng 2: Nhạc cụ đao - từ góc nhìn tổng thể

- Chƣơng 3: Một số vấn đề về nhạc cụ học của đao
- Chƣơng 4: Những giá trị văn hóa đặc sắc của đao

4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI KHƠ MÚ Ở VIỆT NAM
VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU VẾ NHẠC CỤ ĐAO
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI KHƠ MÚ Ở VIỆT NAM
1.1.1. Đôi nét về tộc ngƣời
Tên gọi tộc người: theo chuyên khảo của nhà nghiên cứu Chu
Thái Sơn về ngƣời Khơ Mú: “tộc danh Khơ Mú là tên gọi chung,
thống nhất trong cả nước đối với cộng đồng người này. Về mặt ý
thức tự giác tộc người, từ trước tới nay, người Khơ Mú vẫn tự gọi
mình là Khmụ, Kmhmụ hay Kừmmụ”.
Dân số và địa bàn cư trú: theo số liệu từ cuộc tổng điều tra dân
số toàn quốc năm 1999, cộng đồng Khơ Mú ở Việt Nam có 56542
ngƣời. Địa bàn cƣ trú của ngƣời Khơ Mú ở nƣớc ta rải trên một số
tỉnh thuộc vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ nhƣ Lào Cai, Lai Châu,
Điện Biên, Sơn La, ên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An.
Đôi nét về thời điểm cư trú của người Khơ Mú ở Việt Nam và
đặc điểm của môi trường cư trú: theo nguồn tƣ liệu do một số nghệ
nhân cung cấp, có thể tin rằng ngƣời Khơ Mú đã sinh sống ở Việt
Nam ít nhất cũng từ khoảng trên dƣới 200 năm. Trƣớc kia, khi còn
du canh du cƣ, ngƣời Khơ Mú thƣờng sinh sống rải rác ở những
vùng lƣng chừng núi. Mỗi làng bản Khơ Mú chỉ có khoảng 5 - 6
nóc nhà. Các làng bản cách nhau khá xa - khoảng 3 đến 5km.
1.1.2. Một số khía cạnh về văn hoá vật chất
Nhà ở: trong giai đoạn du canh du cƣ, nhà ở của ngƣời Khơ Mú

khá đơn giản. Nguyên liệu làm nhà chủ yếu bằng tre nứa và mái nhà
thƣờng đƣợc lợp bằng cỏ gianh. Nhà của họ thƣờng có ba gian.
Trong ngôi nhà có ba cái bếp: một bếp dùng để nấu ăn thƣờng ngày
và hai bếp thiêng.
Hoạt động lao động sản xuất: ở giai đoạn du canh du cƣ, ngƣời
Khơ Mú sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt trên nƣơng rẫy, săn
bắn, hái lƣợm và chăn nuôi. Cây lƣơng thực chính của ngƣời Khơ
Mú là lúa nƣơng. Nam giới rất giỏi nghề đan lát mây, tre, nứa. Họ
dùng những sản phẩm đan lát này để trao đổi lấy hàng hóa của các
tộc ngƣời khác.
Mặc dù, hoạt động lao động sản xuất của ngƣời Khơ Mú khá đa
dạng, nhƣng trồng lúa vẫn là hoạt động có vai trò quan trọng nhất
5


trong đời sống của họ. Bởi vậy, phần lớn những lễ hội quan trọng
nhất của họ đều có liên quan tới “Mẹ lúa”, đặc biệt là việc làm lúa
nƣơng.
Những hoạt động lao động sản xuất theo lối cổ truyền là một
trong những yếu tố liên quan tới không gian, môi trƣờng diễn tấu
của nhạc cụ đao. Khi chuyển sang lối sống định canh định cƣ,
những phƣơng thức hoạt động, lao động sản xuất cũng bị thay đổi
theo và nó cũng đã tác động không nhỏ đến việc sử dụng đao của
ngƣời dân. Vấn đề này, chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn ở mục 2.4.
1.1.3. Văn hoá tinh thần
Ngôn ngữ: theo cuốn Đại gia đình các dân tộc Việt Nam,
“Tiếng Khơ Mú thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ me - ngữ hệ Nam
Á. Người Khơ Mú không có chữ viết riêng”.
Một số lễ trong năm: qua các tƣ liệu điền dã, chúng tôi thấy
ngƣời Khơ Mú có một số lễ hội liên quan tới nhạc cụ đao nhƣ sau:

lễ hội Teng mạ ngọ (Làm mẹ lúa), Rẹc hrệ (Khai nƣơng rẫy), Grơ
mạ ngọ (Đón mẹ lúa), Muôn gang hâm-mêh (Mừng nhà mới) và lễ
Sên cung (Cúng bản).
Tang ma: theo quan niệm của ngƣời Khơ Mú: sau khi chết, hồn
của ngƣời đó vẫn tiếp tục tồn tại ở một thế giới riêng. Thế giới đó
có sự khác biệt và trái ngƣợc với thế giới của ngƣời sống.
Tục tìm hiểu bạn tình: khoảng những năm 1970 trở về trƣớc,
theo tục lệ của ngƣời Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn ( ên Bái), khi đến
nhà bạn gái, các chàng trai phải chơi đao để báo hiệu và xin phép
đƣợc lên nhà chơi.
Nghệ thuật âm nhạc: một số thể loại dân ca phổ biến của ngƣời
Khơ Mú là: tơm lui con (hát ru), tơm tò dọ (hát giao duyên), tơm
tọp dọ (hát đối đáp), eng io (hát đố). Ngƣời Khơ Mú có khoảng 15
loại nhạc cụ khác nhau. Gắn liền với các nhạc cụ, ngƣời Khơ Mú
còn sáng tạo ra một hệ thống bài bản âm nhạc phù hợp với đặc tính
của các loại hình sinh hoạt trong cuộc sống.
Nghệ thuật múa: ngƣời Khơ Mú có khá nhiều điệu múa khác
nhau nhƣ múa cá lượn, múa vòng tròn, trong đó có một điệu múa
rất đặc sắc - khác hẳn với những điệu múa của các tộc ngƣời khác đó là điệu múa lắc mông (tẹ k’rê việt guông).
6


1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐAO Ở VIỆT NAM
1.2.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu về đao
Các nghiên cứu về nhạc cụ đao xuất hiện khá muộn, mới chỉ
đƣợc thực hiện vào hai thập kỷ gần đây. Mặc dù dành nhiều công
sức tìm kiếm nhƣng chúng tôi cũng chỉ sƣu tầm đƣợc mƣời tƣ liệu
liên quan mật thiết tới nhạc cụ đao với tổng độ dài chỉ khoảng 15
trang, trong đó bao gồm cả những bài viết về đao và những bài viết
về những nhạc cụ có cấu trúc tƣơng đồng với đao ở một số tộc khác.

Việc nghiên cứu về đao có thể phân chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1994 – 1999:
Về mặt nội dung, các tƣ liệu viết về đao ở giai đoạn này thƣờng
chỉ đề cập tới một số khía cạnh nhƣ: mô tả nhạc cụ, một vài kỹ
thuật, khả năng diễn tấu và một vài ý kiến về việc phân loại họ cho
nhạc cụ đao.
- Giai đoạn 2006 – 2008
Các bài viết ở giai đoạn này tƣơng đối đa dạng về loại hình tƣ
liệu. Về mặt nội dung trong các tƣ liệu đã đề cập tới khá nhiều vấn
đề và bắt đầu tìm hiểu sâu ở một vài khía cạnh văn hóa và khía cạnh
âm nhạc.
1.2.2. Những vấn đề đã đƣợc đề cập tới
- Về góc độ văn hóa: các tƣ liệu đã cho biết đƣợc đôi nét về một
số khía cạnh của công cụ đao và một số khía cạnh của nhạc cụ đao.
- Về góc độ âm nhạc: các tác giả đã đề cập tới một số khía cạnh
sau: cấu tạo của nhạc cụ đao, nguyên liệu để làm đao, kích thƣớc
của nhạc cụ đao, kỹ thuật diễn tấu, khả năng diễn tấu, chức năng âm
nhạc, nguyên lý phát âm và cách phân loại.
1.2.3. Những vấn đề còn tồn đọng
Mặc dù, các tƣ liệu đã đề cập tới khá nhiều khía cạnh liên quan
đến nhạc cụ đao, nhƣng phần lớn các tác giả mới chỉ giới thiệu một
cách sơ lƣợc về các khía cạnh đó. Vì Vậy, nhiều vấn đề chƣa đƣợc
nghiên cứu triệt để. Chẳng hạn nhƣ: cấu trúc, kinh nghiệm chọn
nguyên liệu, chế tác, bảo quản nhạc cụ, kỹ thuật diễn tấu, phƣơng
thức diễn tấu, hình thái âm nhạc, chức năng thực hành xã hội.
Ngoài ra, luận án cũng sẽ góp phần làm sáng rõ một số khía
cạnh còn chƣa thống nhất trong những tƣ liệu đã công bố của các
tác giả đi trƣớc, chẳng hạn:
7



- Thực chất đao thuộc họ nhạc cụ nào?
- Đao có bao nhiêu lỗ dùng để tạo cao độ?
- Việc khẳng định đao chỉ là một nhạc cụ “tạo nhịp điệu”, “chủ
yếu sử dụng để đệm cho múa”, “hơn là quan tâm đến âm thanh của
nó” đã chuẩn xác hay chƣa ?
- Có thực đao là nhạc cụ chỉ “dành riêng cho nữ giới” hay
không?
Tiểu kết chƣơng 1
Khoảng những năm 1960 trở về trƣớc, ngƣời Khơ Mú thƣờng
sống ở trên những vùng rừng núi theo kiểu du canh du cƣ. Họ sinh
sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt trên nƣơng rẫy, săn bắn và hái
lƣợm. Đời sống vật chất của ngƣời Khơ Mú vô cùng khó khăn:
nhiều tháng trong năm không có đủ đồ ăn, đồ mặc, nhà ở thì đơn sơ,
tạm bợ. Mặc dù trong hoàn cảnh nhƣ vậy, nhƣng ngƣời dân vẫn
luôn quan tâm, chăm lo nuôi dƣỡng cho đời sống văn hóa tinh thần
của họ. Chỉ riêng với lĩnh vực nghệ thuật diễn xƣớng đã có thể thấy
rõ điều này. Đó là sự phong phú, đa dạng của các loại hình dân ca,
dân nhạc, múa và nhạc cụ.
Về tình hình nghiên cứu, phần lớn nội dung trong các tƣ liệu
mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu một cách sơ lƣợc về nhạc cụ
đao, nhƣng đó cũng là những thông tin rất hữu ích, giúp cho những
ngƣời nghiên cứu sau biết đƣợc khả năng của đao để khai thác, tìm
hiểu nó trong quá trình nghiên cứu thực địa.

8


Chƣơng 2
NHẠC CỤ ĐAO – TỪ GÓC NHÌN TỔNG THỂ

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHẠC CỤ ĐAO
2.1.1. Các tên gọi khác nhau có liên quan tới nhạc cụ đao
Đao hoặc đao đao là tên gọi của ngƣời Khơ Mú để chỉ một loại
nhạc cụ gõ đƣợc làm bằng nguyên liệu thuộc họ tre nứa. Trong
những nơi chúng tôi điền dã, từ đao đƣợc sử dụng phổ biến hơn từ
đao đao. Vì Vậy, chúng tôi gọi là đao.
2.1.2. Nguồn gốc
Đao (hoặc đao đao) là nhạc cụ có nguồn gốc từ công cụ dùng để
chải gianh và công cụ dùng để xua đuổi chim thú.
2.1.3. Các môi trƣờng diễn tấu
Môi trƣờng diễn tấu của đao khá đa dạng.: trong nhà ở, ngoài
sàn phơi, chân cầu thang, trong lán coi nƣơng, trên nƣơng rẫy hoặc
trên đƣờng đi.
2.1.4. Nghi tục liên quan tới nhạc cụ đao
Đao là nhạc cụ đƣợc sử dụng khá rộng rãi trong đời sống
thƣờng ngày. Tuy nhiên, cũng có trƣờng hợp, đao không đƣợc phép
sử dụng nhƣ gần với vị trí của hai bếp thiêng.
2.2. CÁC CHỨC NĂNG CỦA NHẠC CỤ ĐAO
2.2.1. Chức năng phục vụ nhu cầu thực hành và sáng tạo âm
nhạc
Chức năng phục vụ nhu cầu thực hành và sáng tạo âm nhạc
đƣợc sinh ra để đáp ứng những nhu cầu về mặt thính giác, tâm hồn,
tình cảm, thẩm mỹ của con ngƣời. Ở chức năng này, đao đƣợc thể
hiện qua một số hình thức sau:
Đệm cho múa: phƣơng thức đệm cho múa của nhạc cụ đao khá
đa dạng: dùng nhiều đao đồng tấu để đệm cho múa, dùng một đao
chơi giai điệu để đệm cho múa, dùng đao hòa tấu với các nhạc cụ
khác để đệm cho múa
Đệm cho hát: so với các chức năng khác (đệm cho múa, độc
tấu, hòa tấu), chức năng đệm cho hát ít phổ biến hơn cả. Trong số

những ngƣời chơi đao, chỉ có rất ít ngƣời thực hiện đƣợc chức năng
này.

9


Độc tấu: độc tấu là phƣơng thức diễn tấu đƣợc sử dụng phổ
biến nhất của nhạc cụ đao. Chức năng này thƣờng đƣợc sử dụng
trong những sinh hoạt âm nhạc đơn lẻ, tâm tình, tự giải trí.
Hòa tấu: hòa tấu đao có hai dạng sau: hòa tấu 2 đao (song tấu)
và hòa tấu 3 đao (tam tấu). Chức năng này thƣờng đƣợc sử dụng
trong những dịp vui chơi giải trí khi có nhu cầu thực hành và
thƣởng thức âm nhạc của một nhóm ngƣời.
2.2.2. Chức năng phục vụ những nhu cầu đa dạng khác của
đời sống văn hóa tinh thần
Bên cạnh chức năng phục vụ nhu cầu thực hành và sáng tạo âm
nhạc, đao còn mang thêm những chức năng thực hành xã hội nhằm
đáp ứng những nhu cầu khác nhau của đời sống văn hóa tinh thần
nhƣ: giải trí, tạo sự cộng cảm trong những dịp mừng vui của gia
đình và cộng đồng, báo thức con cháu dậy sớm làm việc, hỗ trợ cho
công việc ở nhà, giúp cho quên mệt nhọc lúc đi đƣờng, ru ngủ, giao
duyên. Ngoài ra, đao còn đƣợc sử dụng để phục vụ cho một số nghi
lễ tín ngƣỡng - cụ thể là phục vụ trong lễ tang của nghệ nhân giỏi
đao, trong lễ cúng giải hạn nghi do ma đao làm, trong lễ cúng bản,
để vừa lòng linh hồn ngƣời chết, làm an lòng ngƣời sống.
2.3. CÁC VÙNG ĐAO
Qua nghiên cứu thực địa ở một số bản thuộc ba tỉnh nói trên,
chúng tôi nhận thấy rằng: đao ở những tỉnh này có sự khác biệt khá
rõ ràng.
2.3.1. Vùng đao Sơn La

Nhìn tồng thể, nhạc cụ đao ở vùng Sơn La đang tồn tại ở trình
độ phát triển thấp hơn so với hai vùng còn lại về kỹ thuật chế tác
cũng nhƣ một số khía cạnh âm nhạc. Ngoài ra, chức năng phục vụ
những nhu cầu đời sống của đao ở Sơn La cũng có phần nghèo nàn
hơn so với hai vùng Điện Biên và ên Bái.
2.3.2. Vùng đao Yên Bái
Nét riêng ở vùng này là chỉ sử dụng loại đao làm bằng nguyên
liệu khô, dùng một đao không kèm nhạc cụ nào khác để đi giai điệu
đệm cho múa và là vùng duy nhất mà đao đƣợc sử dụng vào chức
năng giao duyên- chính vì vậy, tỷ lệ nam sử dụng đao ở đây nhiều
hơn ở các vùng khác.
10


2.3.3. Vùng đao Điện Biên
Có sự phát triển cao nhất về nhiều khía cạnh là vùng đao Điện
Biên. Ngƣời Khơ Mú ở đây đã đúc kết đƣợc một hệ thống các tiêu
chí trong việc chọn nguyên liệu và phát triển đao đến hình thái âm
nhạc phức điệu. Không chỉ có sự định hình về mối quan hệ quãng
giữa các cao độ trong những cây đao có ba, bốn cao độ nhƣ ở ên
Bái mà ở Điện Biên còn có sự định hình về mối quan hệ quãng giữa
ba cây đao đƣợc dùng để hòa tấu với nhau. Ngoài ra, khác với hai
vùng đao trên, đây là vùng hoàn toàn chỉ sử dụng nguyên liệu tƣơi
để làm đao.
2.4. NHỮNG THA ĐỔI TRONG VIỆC SỬ DỤNG ĐAO TỪ
NHỮNG NĂM 1960 – 1970 TRỞ LẠI ĐÂ .
2.4.1. Những khía cạnh thay đổi
Một số nghệ nhân cao tuổi cho biết: khoảng từ năm 1960, việc
sử dụng đao bắt đầu biểu hiện suy giảm và càng ngày càng mai một.
Qua thực tế điền dã, chúng tôi thấy có năm khía cạnh thay đổi cơ

bản trong việc sử dụng đao của ngƣời Khơ Mú. Đó là: sự thay đổi
về thị hiếu thẩm mỹ, năng lực chơi đao không còn đƣợc coi là một
tiêu chí để đánh giá khả năng của thanh niên, sự suy giảm về tần
suất sử dụng đao trong đời sống, sự mất đi của một số chức năng
thực hành xã hội và sự thay đổi từ loại hình nghệ thuật mang tính
thực hành xã hội sang loại hình nghệ thuật mang tính chất trình diễn
theo lối mới. Đó là loại hình nghệ thuật âm nhạc trình diễn mang
những đặc điểm khác hẳn với xƣa về không gian trình diễn, thời
gian trình diễn, hình thức trình diễn cũng nhƣ về ngƣời trình diễn,
đối tƣợng thƣởng thức và tƣ duy diễn tấu.
2.4.2. Nguyên nhân thay đổi
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những thay đổi trong việc sử
dụng đao. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu lên một số nguyên nhân chủ
yếu. Đó là: do sự thay đổi từ lối sống du canh du cƣ sang định canh
định cƣ, sự nâng cao của đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và đăc
biệt là sự phổ biến của các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
Tiểu kết chƣơng 2
Khởi nguồn, đao là nhạc cụ đƣợc chế tác từ chính những công
cụ dùng để chải gianh và đƣợc sử dụng ngay trong quá trình thực
11


hiện công việc lao động này. Dần dần, nó đƣợc sử dụng ở hầu hết
mọi chỗ, mọi lúc - từ làng bản tới nƣơng rẫy, từ sáng sớm tới đêm
khuya.
Đao là nhạc cụ có khả năng đáp ứng đƣợc nhiều nhu cầu khác
nhau trong đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời Khơ Mú. Với việc
đáp ứng nhu cầu thực hành và sáng tạo âm nhạc, đao có đủ cả bốn
chức năng sau: đệm cho múa, đệm cho hát, độc tấu và hòa tấu. Bên
cạnh những chức năng kể trên, đao đã mang thêm nhiều chức năng

thực hành xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau trong đời
sống sinh hoạt thƣờng ngày cũng nhƣ trong đời sống tâm linh tín
ngƣỡng.
Mặc dù đều là nhạc cụ đao của ngƣời Khơ Mú, nhƣng không
phải đao ở mọi nơi đều mang những đặc điểm giống nhau mà ở mỗi
nơi, các nghệ nhân lại có những tìm tòi sáng tạo mới để phù hợp với
điều kiện thiên nhiên, nhu cầu về tâm hồn, thẩm mỹ của con ngƣời
cũng nhƣ tập quán âm nhạc nơi họ sinh sống.
Từ khoảng những năm 1960 – 1970, đời sống văn hóa vật chất
cũng nhƣ đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân Khơ Mú đã có
nhiều thay đổi so với trƣớc đó. Từ lối sống du canh du cƣ sang định
canh định cƣ, từ nhà gianh sang nhà ngói, từ đi bộ sang đi xe máy,
từ việc giải trí bằng âm nhạc dân gian sang việc giải trí bằng các
chƣơng trình ti vi, băng đĩa ca nhạc mới, phim ảnh và những năm
gần đây là internet ... Đấy chính là một trong những nguyên nhân
chủ yếu dẫn tới những thay đổi trong việc sử dụng đao của ngƣời
Khơ Mú.

12


Chƣơng 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHẠC CỤ HỌC CỦA ĐAO
3.1. KHÁI QUÁT VỀ CẤU TRÚC CỦA ĐAO
Nhạc cụ đao gồm có bảy bộ phận gắn liền với nhau. Đó là: thân
đao, thành ống, cột hơi, vách ngăn, hai khe trên thân đao, lỗ bấm tạo
ra sự thay đổi cao độ cho cột hơi và hai chiếc lam đao
Có thể hình dung các bộ phận một cách cụ thể qua hình vẽ dƣới
đây.


3.2. NHỮNG HIỂU BIẾT MỚI LIÊN QUAN TỚI KHÍA CẠNH
ÂM THANH HỌC QUA KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3.2.1. Lam đao và thành ống là nơi phát ra hai cao độ khác
nhau
Nguyên lý âm thanh phổ biến đối với nhạc cụ thân vang là
thƣờng chỉ phát ra một âm cơ bản trên một đơn nguyên, nhƣng với
kết quả thực nghiệm mà chúng tôi đã tiến hành đối với đao đã cho
thấy rằng: lam đao và thành ống lại phát ra hai cao độ khác nhau.
3.2.2. Về nguồn âm thanh phát ra từ cột hơi
Có ba nhận thức mới về vấn đề này:
- Nguồn âm thanh của cột hơi độc lập với nguồn âm thanh của
lam đao
Để xác định về vấn đề này, chúng tôi lấy một cây đao hoàn
chỉnh rồi cắt ngắn dần độ dài của phần thành ống từ phía cuối đao
về hƣớng khe. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng: sau mỗi lần cắt,
âm thanh của cột hơi cao lên nhƣng âm thanh của lam đao không hề
thay đổi.
13


- Cột hơi là một trong những yếu tố có vai trò rất quan trọng
trong nguồn phát âm của đao
Chúng tôi từng chứng kiến quá trình chế tác đao và thấy rằng:
các nghệ nhân thƣờng dùng cao độ phát ra từ cột hơi làm điểm tựa
cho việc căn chỉnh kích thƣớc của các bộ phận trên cây. Ngoài ra,
nguồn âm thanh phát ra từ cột hơi còn là một trong những tiêu chí
để các nghệ nhân đánh giá chất lƣợng âm thanh của các cây đao.
- Nguồn âm thanh từ cột hơi có khả năng tạo ra một số cao độ
khác nhau bằng cách bịt mở các lỗ bấm khoét trên thành ống.
3.2.3. Tác dụng của hai khe trên thân đao

- Khe là yếu tố tạo ra độ vang cho đao. Kết quả từ một số thực
nghiệm đã cho thấy rằng: một cây đao không có khe hoặc làm mất
đi tác dụng của khe, khả năng phát âm của đao sẽ bị mất đi.
- Sự va đập của hai thanh lam ở vị trí khe là một dạng kích âm
thứ hai của đao. Sau khi chọn một cây đao có chất lƣợng âm thanh
tốt, chúng tôi khoét từng bƣớc cho khe rộng dần ra. Kết quả cho
thấy: khi độ hở của khe rộng tới mức dao động của hai thanh lam ở
vị trí khe không còn va đập vào nhau, âm thanh của đao phát ra rất
nhỏ. Phƣơng thức đập vào cƣờm tay sinh ra trƣớc nên chúng tôi gọi
là phương thức kích âm thứ nhất, còn sự va đập ở vị trí khe sinh ra
sau nên đƣợc gọi là phương thức kích âm thứ hai.
3.3. GÓP PHẦN BÀN THÊM VÀO VIỆC PHÂN LOẠI HỌ CỦA
ĐAO
Để làm rõ hơn đặc điểm về nguồn phát âm của đao, chúng tôi
vừa ứng dụng phƣơng pháp thực nghiệm, vừa so sánh đao với một
số loại nhạc cụ khác có sự tƣơng đồng về nguồn phát âm. Cụ thể là:
so sánh với các nhạc cụ thân vang, các nhạc cụ họ hơi và những
nhạc cụ có sự kết hợp giữa nguồn âm thanh thân vang và hơi. Kết
quả của những việc làm này đã cho chúng tôi biết rằng: đao là nhạc
cụ có sự kết hợp của cả hai nguồn âm thanh: thân vang và hơi.
3.4. KHẢ NĂNG HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN ĐAO
3.4.1. Khả năng hoàn thiện
Có hai nguồn có thể dùng làm điểm tựa cho việc hoàn thiện đao.
Đó là:

14


Kế thừa kinh nghiệm trong dân gian
Để hoàn thiện nhạc cụ đao, các nghệ nhân đã đúc rút ra đƣợc rất

nhiều kinh nghiệm quí báu. Trong đó, đáng chú ý nhất là những
kinh nghiệm về một số vấn đề sau:
- Chọn lựa nguyên liệu
- Chọn vị trí bề mặt của hai thanh lam và tạo hai khe trên thân
đao
- Định vị các lỗ bấm và điều chỉnh cao độ theo chuẩn mực quy
định
- Bảo quản nhạc cụ
Tìm tòi của người viết luận án trong việc hoàn thiện nhạc cụ
đao
Để góp phần khắc phục tình trạng tách thêm của hai khe trên
thân đao, chúng tôi đã khoan một lỗ nhỏ ở điểm cuối của hai khe.
Điều này đã mang lại kết quả tốt hơn nhiều so với không khoan.
3.4.2. Khả năng phát triển
Những tìm tòi của nhà chế tác nhạc cụ Tạ Thâm trong việc
mở rộng một số khả năng diễn tấu của đao
Cách cải biến của ông là không sử dụng cây đao theo lối đơn
chiếc nhƣ cách diễn tấu trong đời sống âm nhạc dân gian của ngƣời
Khơ Mú mà ghép nhiều cây đao lại với nhau để tạo thành những
dàn đao sau:
Dàn đao cầm tay gồm có năm cây đao.
Dàn đao có giá đỡ cố định gồm có chín cây đao. Với cấu tạo
của dàn đao này, ngƣời diễn tấu có thể chơi đƣợc những bản nhạc
phức tạp về giai điệu, về tiết tấu và loại thể loại âm nhạc nhiều bè.
Tuy nhiên, hạn chế của những dàn đao cải biến là không có khả
năng tạo ra các âm luyến, láy nhƣ nhạc cụ đao dân gian.
Khả năng tạo nhạc cụ mới phái sinh từ đao
Để tìm hiểu về khía cạnh âm thanh học của đao, chúng tôi đã
phải làm khá nhiều thử nghiệm khác nhau và đã vô tình phát hiện ra
một âm thanh mới - không giống với âm thanh của nhạc cụ đao

cũng nhƣ không giống với âm thanh của các loại nhạc cụ khác. Với
kinh nghiệm chế tác nhạc cụ của bản thân, tôi cho rằng: âm thanh
mới này sẽ là cơ sở cho sự ra đời của một nhạc cụ mới trong tƣơng
lai.
15


Tiểu kết chƣơng 3
Bề ngoài, đao trông khá đơn giản, nhƣng thực chất cấu trúc của
nó lại khá phức tạp: có tới bảy bộ phận với những chức năng khác
nhau hợp thành. Hơn nữa, một số bộ phận còn có nguyên lý tạo âm
rất đặc biệt, phải trải qua nhiều thực nghiệm mới có thể hiểu đƣợc.
Qua các kết quả thực nghiệm và việc so sánh đao với một số
nhạc cụ có sự tƣơng đồng về nguồn phát âm đã cho chúng tôi biết
rằng: đao là nhạc cụ có sự kết hợp của cả hai nguồn âm thanh: thân
vang và hơi.
Những kinh nghiệm của một số nghệ nhân dân gian là nguồn tƣ
liệu rất quý giá đối với các nghệ nhân chế tác và sử dụng đao ở mọi
nơi. Vì vậy, những kinh nghiệm này cần phải đƣợc truyền bá rộng
rãi để góp phần vào việc hoàn thiện và phát huy tiềm năng của nhạc
cụ đao trong đời sống văn hóa tinh thần của chính đồng bào cũng
nhƣ trong đời sống âm nhạc chuyên nghiệp ở nƣớc ta hiện nay.
Mặc dù, những tìm tòi của nhà chế tác nhạc cụ Tạ Thâm mới chỉ
là những thể nghiệm bƣớc đầu nhƣng nó cũng đã mở ra một hƣớng
phát triển mới trong việc mở rộng một số khả năng diễn tấu của
nhạc cụ đao và làm cho nhạc cụ này thể hiện đƣợc những ngôn ngữ
âm nhạc đa dạng hơn phục vụ cho đời sống âm nhạc chuyên nghiệp.
Sự phát hiện ra một âm sắc1 mới trong quá trình thể nghiệm sẽ
là khởi nguồn cho việc sáng tạo ra một nhạc cụ mới phái sinh từ
đao. Nhƣ vậy, từ cây đao - một sáng tạo thuần túy dân gian, còn có

thể tìm tòi để tạo ra những nhạc cụ mới làm phong phú thêm cho hệ
nhạc khí mang bản sắc dân tộc trong đời sống âm nhạc Việt Nam
đƣơng đại.

1

. Âm sắc là yếu tố tạo ra màu sắc riêng cho nhạc cụ - là yếu tố để nhận diện nhạc cụ này với nhạc cụ khác.

16


Chƣơng 4
NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA ĐAO
Đao là một nhạc khí độc đáo chứa đựng những giá trị về nhiều
lĩnh vực khác nhau. Riêng lĩnh vực văn hóa, đao cũng chứa đựng
nhiều giá trị, chẳng hạn nhƣ giá trị phản ánh phong tục tập quán,
một số quan niệm tâm linh; giá trị thực hành xã hội và nghệ thuật
với nhiều chức năng đa dạng. Mặc dù, sự đa dạng đặc biệt về các
chức năng của đao cũng là một giá trị văn hóa đáng chú ý. Tuy
nhiên, ở chƣơng này, chúng tôi chỉ tập trung giới thiệu hai giá trị
văn hóa nổi bật nhất và cũng là đặc sắc nhất của đao. Đó là:
4.1. MỘT ĐIỂN HÌNH CỦA VIỆC CHU ỂN CÔNG CỤ LAO
ĐỘNG THÀNH NHẠC CỤ
4.1.1. Quá trình chuyển hóa công cụ lao động thành nhạc cụ
Trong đời sống âm nhạc của nhiều tộc ngƣời trên đất nƣớc Việt
Nam có khá nhiều nhạc cụ có nguồn gốc từ công cụ lao động. Căn
cứ vào đặc điểm liên quan tới việc phát âm, các công cụ này đều
thuộc một trong hai loại sau:
Những công cụ lao động không phát ra âm thanh: bao gồm
những ống tre, nứa dùng để đi lấy nƣớc, chứa hạt giống (ôm đing,

kloongput …), công cụ dùng để chải gianh…. Những công cụ này
vốn không đƣợc chế tạo với mục đích tạo ra âm thanh và trong quá
trình lao động chúng cũng vốn không phát ra âm thanh2. Chỉ trong
trƣờng hợp đặc biệt, chúng mới phát ra âm thanh3
Công cụ lao động phát ra âm thanh - có hai dạng sau:
- Những công cụ vốn đƣợc chế tạo không nhằm mục đích tạo ra
âm thanh, nhƣng trong quá trình sử dụng chúng lại phát ra âm thanh
một cách ngẫu nhiên4 (chày cối dùng để giã lúa, thóc, gạo - đuống,
loòng).
- Những công cụ đƣợc chế tạo với chủ đích tạo ra âm thanh
phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho công việc lao động5: công cụ
xua đuổi chim thú bảo vệ mùa màng: dàn đá, khe rẹ…
Đối chiếu với tất cả những nhạc cụ có nguồn gốc từ các loại
công cụ lao động, đao bắt nguồn từ cả hai loại: công cụ lao động
2

. Bài giảng của PGS. TS Nguyễn Thụy Loan ngày 5.11.2014
. Âm thanh chỉ phát ra một cách vô tình khi tác động mạnh vào một đầu ống hoặc do gió thổi vào miệng ống trong
quá trình hong khô hoặc cất giữ.
4
. Bài giảng của PGS. TS Nguyễn Thụy Loan ngày 5.11.2014
5
. Bài giàng của PGS. TS Nguyễn Thụy Loan ngày 5.11.2014
3

17


không phát ra âm thanh (đao dùng để chải gianh) và công cụ lao
động phát ra âm thanh (đao dùng để xua đuổi chim thú - khe rẹ).

4.1.2. Các phƣơng thức nâng cao khả năng của nhạc cụ sau
khi đƣợc chuyển hóa từ công cụ lao động
Xét về các phƣơng thức sử dụng và cải tiến để tăng khả năng
diễn tấu âm nhạc của các công cụ lao động nói chung, các tộc ngƣời
thƣờng quan tâm tới những khía cạnh sau:
Tăng khả năng tạo cao độ cho nhạc cụ
Các nghệ nhân đã sử dụng một số phƣơng thức sau:
- Tăng số lƣợng đơn nguyên: ôm đing, bẳng bu, tăng bu …
- Tạo nhiều cao độ với cùng một đơn nguyên: đuống, loòng, tù
và, ka jơl.
- Kết hợp cả hai phƣơng thức trên: vừa ghép nhiều đơn nguyên,
vừa cải tiến ngay trên một đơn nguyên. Chẳng hạn nhƣ kloongput,
đingbuk, păh pơng, đao…
Đối chiếu với các phƣơng thức trên, ta thấy, việc tăng khả năng
tạo cao độ ở đao cũng đã đƣợc thực hiện theo cả ba phƣơng thức:
tăng số lƣợng đơn nguyên (mỗi ngƣời sử dụng một đao và nhiều
ngƣời cùng chơi), khoét các lỗ bấm để tạo nhiều cao độ trên cùng
một cây đao, kết hợp cả hai phƣơng thức trên (hòa tấu ba đao ở bản
Ten, Điên Biên).
Đa dạng hóa chức năng âm nhạc và các hình thái âm nhạc
Về mặt chức năng âm nhạc, đao cũng đã trải qua quá trình
chuyển hóa giống nhƣ nhiều nhạc cụ khác. Ban đầu, nó chỉ đơn
thuần là một nhạc cụ dùng để đi tiết tấu đệm cho múa, hát. Sau này,
ngƣời Khơ Mú đã khoét và tăng dần số lƣợng lỗ bấm trên thành ống
cũng nhƣ trên vách ngăn. Nhờ vậy, đao dần dần đã trở thành một
nhạc cụ đi giai điệu. Ngoài ra, đao còn có khả năng diễn tấu hình
thái âm nhạc hai bè trên cùng một nhạc cụ và nhiều bè khi kết hợp
hai hoặc ba cây đao với nhau.

18



4.2. SỨC SÁNG TẠO CỦA TƢ DU DÂN GIAN
4.2.1. Những sáng tạo liên quan tới đao ngay khi còn là công
cụ lao động
Ngay khi còn là công cụ lao động, ngƣời dân đã có những sáng
kiến, khai thác công cụ đao vào ba công việc khác nhau: công việc
chải gianh, đo hàng gianh và xua đuổi chim thú để bảo vệ thành quả
lao động.
4.2.2. Cải biến đao từ công cụ lao động thành nhạc cụ - một
sáng tạo mang tính đột phá
Có thể nói, việc cải biến đao từ những công cụ lao động thành
một nhạc cụ đích thực là cả một quá trình dài và là một sáng tạo
mang tính đột phá. Đây cũng là một bƣớc ngoặt lớn trong tƣ duy
sáng tạo văn hóa của ngƣời Khơ Mú.
4.2.3. Những sáng tạo liên quan tới đao khi đã trở thành nhạc
cụ
Khi đã trở thành nhạc cụ, ngƣời Khơ Mú đã có những tìm tòi
sáng tạo đáng chú ý sau:
Những tìm tòi trong việc chọn nguyên liệu
Để có một cây đao tốt, ngƣời Khơ Mú cũng đã dành nhiều công
sức, trí tuệ và đã đúc kết đƣợc nhiều kinh nghiệm trong việc chọn
nguyên liệu để làm đao.
Những tìm tòi, sáng tạo trong việc bảo quản nhạc cụ
Từ nhiều trải nghiệm thực tế, các nghệ nhân ở Điên Biên đã tìm
đƣợc cách tốt nhất để bảo quản đao làm bằng nguyên liệu tƣơi là
ngâm đao vào nƣớc sạch hoặc để cây đao vào chỗ có dòng nƣớc
chảy. Đối với loại đao làm bằng nguyên liệu khô, các nghệ nhân ở
Yên Bái cũng đã sáng kiến là bỏ cây đao vào trong một chiếc ống
và đậy nắp lại, rồi cất lên một nơi cao ráo.

Những tìm tòi, sáng tạo nhằm điều chỉnh độ ngân và độ vang
của đao
- Qua thực tế sử dụng đao, các nghệ nhân đã phát hiện ra bề mặt
của thanh lam thẳng với phần thân ống sẽ tạo ra độ rung tốt hơn so
với bề mặt thanh lam không thẳng với thân ống6.
6

Theo lời kể của một số nghệ nhân ở bản Thàn tháng 9 năm 2014

19


- Dùng vòng dây buộc trên thân đao để khắc phục tình trạng
tách thêm của hai khe đồng thời cũng chính là phƣơng tiện để điều
chỉnh độ hở của hai khe - nhờ đó, âm thanh của đao đạt tới độ ngân,
độ vang tốt nhất.
- Gài sợi chỉ (sợi tóc, len hoặc mảnh lịch nhỏ) vào một vị trí xác
định giữa hai khe trên thân đao để kéo dài sự dao động của hai
thanh lam.
Những sáng kiến liên quan tới việc mở rộng âm khu của các
loại đao
Chính mối quan tâm tới độ ngân, vang của đao đã mở ra hƣớng
mới cho việc mở rộng âm khu cho loại nhạc cụ này. theo nghệ nhân
Quàng Văn Phin “kích thƣớc của cây đao càng to, dài - âm thanh
càng ngân vang”7. Có lẽ vì thế, từ loại đao ở thời kỳ sơ khai chỉ có
tổng chiều dài khoảng 55cm, đến nay, loại đao đƣợc sử dụng phổ
biến nhất đã có chiều dài 70 - 100cm. Việc tăng chiều dài cho đao
đã dẫn tới sự thay đổi tập quán sử dụng loại đao ở âm khu cao bằng
việc sử dụng loại đao ở âm khu trung và âm khu trung – trầm.
Sự sáng tạo một nhạc cụ có âm sắc độc đáo

Trong thế giới âm thanh, tiếng rè không phải là một hiện lạ. Bởi
vì, phần lớn các vật và nhạc cụ bị nứt đều có thể tạo ra âm rè. Tuy
nhiên, để có đƣợc âm rè hay nhƣ nhạc cụ đao ngày nay, các nghệ
nhân đã phải trải qua rất nhiều bƣớc tìm tòi, thử nghiệm và đã đúc
rút ra đƣợc số lƣợng, vị trí, độ dài tối ƣu của khe trên thân đao và họ
còn gài một sợi chỉ để tạo độ dãn cách hợp lý cho hai thanh lam ở
đoạn này. Nhờ vậy, đao mới có đƣợc tiếng rè hay nhất.
Sáng tạo ra một nhạc cụ đa năng với những nét riêng độc đáo
Mặc dù đã trở thành một nhạc cụ chơi tiết tấu có âm sắc độc
đáo, nhƣng không dừng lại ở đó các nghệ nhân vẫn tiếp tục tìm tòi
để khai thác những khả năng mới của nhạc cụ đao để biến nhạc cụ
đao thành một nhạc cụ đi đƣợc cả giai điệu, chơi hai bè từ hai nguồn
phát âm khác nhau. Không chỉ có vậy, các nghệ nhân còn tạo ra một
lỗ thông qua vách ngăn. Theo PGS.TS. Nguyễn Thụy Loan: “rất có
thể, âm sắc mới này đƣợc tạo ra nhằm mô phỏng một loại nhạc khí
khác - khác họ, quen thuộc trong đời sống âm nhạc của ngƣời Khơ
Mú. Đó là loại âm sắc mô phỏng âm thanh trống”.
7

Phỏng vấn ngày 8/7/2011

20


Kỹ thuật luyến âm
Đây là một kỹ thuật thể hiện sự sáng tạo không kém phần đặc
biệt của các nghệ nhân. Kỹ thuật này không chỉ có giá trị làm tăng
khả năng diễn tả ngôn ngữ âm nhạc mà nó còn làm âm thanh của
cột hơi với âm thanh của lam đao tách biệt một cách rõ ràng hơn.
Tóm lại, đao với toàn bộ quá trình phát triển và chuyển hóa từ

khi còn là công cụ lao động cho tới khi trở thành một loại nhạc cụ
ngày càng phát triển đã thể hiện khả năng sáng tạo lớn lao với rất
nhiều nét độc đáo của tộc ngƣời Khơ Mú nói riêng, của tƣ duy dân
gian nói chung. Đó là một trong những giá trị văn hóa đặc sắc của
nhạc cụ mang dáng vẻ hết sức đơn sơ này.
Tiểu kết chƣơng 4
Tất cả những điều đã đƣợc trình bày cho tới đây, cho thấy ở đao
đã hội tụ đƣợc hầu nhƣ mọi khía cạnh liên quan tới quá trình chuyển
hóa công cụ lao động thành nhạc cụ cũng nhƣ các phƣơng thức khai
thác và cải biến chúng thành những nhạc cụ ngày càng phát triển
với khả năng đảm nhiều chức năng và hình thái âm nhạc khác nhau.
Chính vì thế, có thể khẳng định: đao chính là một điển hình cho việc
chuyển công cụ lao động thành nhạc cụ của nhiều tộc ngƣời ở nƣớc
ta.
Để có đƣợc cây đao nhƣ ngày hôm nay là cả một quá trình
không ngừng tìm tòi, sáng tạo của các nghệ nhân. Ngay khi còn là
công cụ lao động, ngƣời dân đã có những sáng kiến, khai thác công
cụ đao vào ba công việc khác nhau. Trong đó có một sáng kiến then
chốt để sáng tạo ra nhạc cụ đao - đó là việc chuyển từ công cụ lao
động không phát ra âm thanh thành công cụ lao động phát ra âm
thanh. Khi đã trở thành nhạc cụ, các nghệ nhân lại tiếp tục tìm tòi,
sáng tạo trong việc chọn lựa nguyên liệu, bảo quản nhạc cụ, điều
chỉnh độ ngân độ vang, mở rộng âm khu của đao, đặc biệt là sự sáng
tạo ra một nhạc cụ có âm sắc hoàn toàn mới lạ so với tất cả các loại
nhạc cụ khác. Ngoài ra, các nghệ nhân còn tìm tòi, sáng tạo để đao
trở thành một nhạc cụ đa năng với những nét riêng độc đáo.

21



KẾT LUẬN
1. Đao (hoặc đao đao) là nhạc cụ có nguồn gốc từ công cụ dùng
để chải gianh và công cụ dùng để xua đuổi chim thú. Nhạc cụ này
có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời
Khơ Mú. Nó không phải là nhạc cụ chỉ dành riêng cho nữ mà cho cả
nữ cũng nhƣ nam, đồng thời đƣợc sử dụng phổ biến ở mọi nơi, mọi
lúc với những chức năng đa dạng trong sinh hoạt đời thƣờng cũng
nhƣ trong đời sống tâm linh tín ngƣỡng. Ngoài những chức năng xã
hội đã đƣợc một số tác giả đi trƣớc nhắc tới nhƣ chức năng giải trí,
giao duyên, ru trẻ ngủ, đánh cho khách nghe, trên thực tế, đao còn
đƣợc sử dụng với nhiều chức năng khác. Đó là: báo thức con cháu
dậy sớm làm việc, hỗ trợ cho công việc ở nhà, giúp cho quên mệt
nhọc lúc đi đƣờng, góp phần tạo nên không khí vui vẻ cho lễ hội và
tạo ra sự cộng cảm giữa các thành viên trong cộng đồng, phục vụ
những nhu cầu về tâm linh và tín ngƣỡng
2. Về chức năng âm nhạc, đao không chỉ là nhạc cụ để tạo nhịp
điệu, chủ yếu dùng cho múa, mà ngƣời Khơ Mú rất quan tâm tới
việc khai thác yếu tố cao độ của đao. Thậm chí, có những vùng khi
đệm cho múa đao vẫn đƣợc sử dụng nhƣ một nhạc cụ đi giai điệu.
Ngoài ra, đao cũng không chỉ đƣợc sử dụng để độc tấu hoặc song
tấu mà nó còn đƣợc sử dụng trong đồng tấu và hòa tấu (hòa tấu ba
đao hoặc hòa tấu đao với một số nhạc cụ khác).
3. Mặc dù cùng sử dụng đao nhƣng cách sử dụng đao của ngƣời
Khơ Mú ở các địa phƣơng lại không hoàn toàn giống nhau, do đó đã
tạo nên những vùng đao mang đặc trƣng riêng. Chỉ trong phạm vi
khu vực Tây Bắc đã hình thành ba vùng đao với những nét khác biệt
rõ rệt.
4. Từng đã có thời kỳ đƣợc sử dụng rộng rãi và thu hút đƣợc sự
yêu thích của cả ngƣời già cũng nhƣ trẻ, nhƣng từ năm 1960, do
những điều kiện khách quan và chủ quan chi phối, đao không còn

giữ đƣợc vai trò nhƣ xƣa. Việc chuyển đổi từ lối sống du canh du cƣ
sang định canh định cƣ ở những vùng thấp, ít có rừng rậm kết hợp
với điều kiện sống đƣợc nâng cao và nhất là sự phát triển của
phƣơng tiện thông tin đại chúng làm cho ngƣời Khơ Mú có thể tiếp
cận với các loại hình văn hóa nghệ thuật khác một cách dễ dàng và
22


họ bị cuốn hút bởi sự hấp dẫn của các loại hình văn hóa nghệ thuật
mới. Đao không còn là tiêu chí để đánh giá khả năng của các chàng
trai, một số sinh hoạt có sử dụng đao mất dần và tần suất sử dụng
đao nói chung cũng ít đi. Mặc dù vậy, thay cho một số phƣơng thức
sinh hoạt và trình diễn đao theo lối cổ truyền lại xuất hiện những
hình thức sinh hoạt và trình diễn đao theo lối mới.
5. Về mặt nhạc cụ học, đao là một nhạc cụ phức tạp, từng gây ra
sự bất đồng trong việc phân loại họ cho nó. Các thực nghiệm trong
quá trình thực hiện luận án đã mang lại những nhận thức mới góp
phần làm sáng tỏ thêm một số khía cạnh về nhạc cụ này. Các thử
nghiệm cũng cho thấy rằng, nguồn âm thanh của cột hơi độc lập với
nguồn âm thanh của lam đao và có khả năng tạo ra một số cao độ
khác nhau. Đây chính là cơ sở để giải thích cho việc các nghệ nhân
khai thác khả năng tạo cao độ của cột hơi trong cây đao bằng cách
khoét lỗ bấm trên thành ống đồng thời khiến chúng tôi đồng thuận
với cách phân loại đao vào họ lƣỡng hợp với sự kết hợp giữa hai
nguồn âm thanh - thân vang và hơi, trong đó ƣu thế trội thuộc về họ
hơi8.
6. Đao là một sản phẩm văn hóa nghệ thuật mang nhiều nét độc
đáo. Nét độc đáo đầu tiên của nó chính là ở việc khai thác hai nguồn
âm khác nhau trong cùng một nhạc cụ. Nét độc đáo thứ hai chính là
ở âm sắc đặc biệt của đao không có ở bất cứ nhạc cụ nào khác. Đó

là sự pha trộn giữa tiếng rè của lam đao với âm thanh trầm bổng của
ống hơi từng thu hút sự chú ý không chỉ của ngƣời Việt Nam mà cả
của ngƣời nƣớc ngoài ngay từ lần nghe đầu tiên. Kỹ thuật luyến âm
trên một nhạc cụ tƣởng nhƣ thân vang cũng là một nét độc đáo hiếm
thấy ở các nhạc khí thân vang khác.
7. Không chỉ mang những nét độc đáo, đao còn chứa đựng
nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật. Ngoài giá trị sử dụng rất rộng rãi
nhƣ đã nêu ở mục 1 trên đây, đao còn chứa đựng những giá trị văn
hóa độc đáo khác:
- Mặc dù không phải là trƣờng hợp duy nhất, nhƣng ở đao hội tụ
đƣợc tất cả những đặc điểm của các công cụ lao động (công cụ phát
ra âm thanh và công cụ không phát ra âm thanh) đã đƣợc các tộc
ngƣời ở nƣớc ta chuyển hóa thành nhạc cụ cũng nhƣ những bƣớc
8

Cách phân loại của PGS.TS. Nguyễn Thụy Loan [19, tr.69].

23


×