Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

BÀI GIẢNG MÁY XÂY DỰNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.02 MB, 197 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

MÁY XÂY DỰNG & AN TOÀN LAO ĐỘNG
(TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC, NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT XÂY DỰNG)

Bình Định, 8/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

MÁY XÂY DỰNG & AN TOÀN LAO ĐỘNG
(TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC, NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT XÂY DỰNG)
SỐ TÍN CHỈ: 3 (LÝ THUYẾT 35, THUYẾT TRÌNH + THẢO LUẬN 10)

Bình Định, 8/2017


MỤC LỤC

Phần 1: MÁY XÂY DỰNG
Chương 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY XÂY DỰNG .............................................. 2
Chương 2. MÁY NÂNG - VẬN CHUYỂN....................................................................13
Chương 3. MÁY ĐÀO ĐẤT ..........................................................................................47
Chương 4. MÁY ĐÀO - CHUYỂN ĐẤT.......................................................................64
Chương 5. MÁY VÀ THIẾT BỊ ĐẦM LÈN...................................................................75


Chương 6. THIẾT BỊ GIA CỐ NỀN MÓNG ..................................................................88
Chương 7. MÁY VÀ THIẾT BỊ GIA CÔNG ĐÁ ........................................................104
Chương 8. MÁY PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC BÊ TÔNG .........................................121
Chương 9. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG MÁY XÂY DỰNG ....................................133

Phần 2: AN TOÀN LAO ĐỘNG
Chương 1. MỞ ĐẦU..................................................................................................144
Chương 2. CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM ...........................151
Chương 3. PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, NGUYÊN NHÂN GÂY TAI
NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG ............161
Chương 4. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG ...........................167
Chương 5. ĐIỀU KIỆN VI KHÍ HẬU TRONG MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT ..170
Chương 6. PHÒNG CHỐNG BỤI TRONG SẢN XUẤT .....................................173
Chương 7. PHÒNG CHỐNG NHIỄM ĐỘC TRONG XÂY DỰNG ...................177
Chương 8. PHÒNG CHỐNG TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG .............................179
Chương 9. CHIẾU SÁNG TRONG XÂY DỰNG..................................................186
Chương 10. NỘI DUNG CỦA BHLĐ TRONG THIẾT KẾ THI CÔNG ............192
TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO ...............................................................195

1


Phần 1. MÁY XÂY DỰNG
Chương 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY XÂY DỰNG
Máy xây dựng là danh từ chung chỉ các máy và thiết bị phục vụ cho công tác
xây dựng cơ bản như xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải, thuỷ
lợi…; máy xây dựng giúp con người hoàn thành khối lượng xây dựng cơ bản cực kỳ
to lớn mà nếu chỉ dùng sức lao động thủ công của mình thì con người không thể
hoàn thành được; chúng đóng vai trò trong nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh
tiến độ xây dựng và nâng cao chất lượng công trình; đồng thời góp phần đảm bảo an

toàn lao động và giải phóng con người khỏi những công việc hết sức nặng nhọc.
Máy xây dựng có nhiều chủng loại và đa dạng.
1.1. Phân loại máy xây dựng
Theo tính chất thi công hay công dụng như sau:
+ Tổ máy phát lực.
+ Máy vận chuyển:
- Máy vận chuyển ngang.
- Máy vận chuyển thẳng đứng hay lên cao (gọi là máy nâng chuyển).
- Máy vận chuyển liên tục.
- Máy xếp dỡ.
+ Máy làm đất
+ Máy gia công đá
+ Máy phục vụ cho công tác bê tông
+ Máy gia cố nền móng
+ Các máy chuyên dùng cho từng ngành
Ngoài ra, có thể phân loại máy xây dựng theo nguồn động lực, cách di chuyển hay
phương pháp điều khiển.
1.2.Yêu cầu chung đối với máy xây dựng
+ Yêu cầu về năng lượng: Động cơ cần có công suất hợp lý, tiết kiệm.
+ Về kết cấu công nghệ:
- Máy có kích thước nhỏ gọn.
- Dễ di chuyển và thi công trong địa hình chật hẹp,
- Có công nghệ chế tạo tiên tiến, tuổi thọ cao
+ Về khai thác: Đảm bảo được năng suất và chất lượng thi công trong các
điều kiện nhất định, có khả năng làm việc cùng các máy khác, việc bảo dưỡng sửa
chữa không quá phức tạp
+ Phải có tính cơ động cao, sử dụng thuận tiện, an toàn, dễ tự động hoá trong
quá trình điều khiển
2



+ Không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
+ Yêu cầu về kinh tế: giá thành sản phẩm thấp
1.3. Các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật:
+ Tính năng kỹ thuật của máy phù hợp với đặc điểm khai thác.
+ Chất lượng đảm bảo.
+ Hiệu quả kinh tế cao.
+ Thuận lợi trong công tác khai thác, sử dụng.
+ Phù hợp với khả năng đầu tư.
* Tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật phù hợp với đặc điểm khai thác là quan trọng nhất.
* Các tiêu chuẩn trên không tách rời nhau mà gắn bó mật thiết với nhau.
* Khi tính chọn máy cần phải xét đồng thời các tiêu chuẩn trên với mức độ ưu tiên
khác nhau và sử dụng phương pháp tính chọn thích hợp.
Các thông số kinh tế - kỹ thuật chính:
+ Công suất.
+ Chi phí năng lượng, nhiên liệu riêng.
+ Tự trọng, tải trọng, thể tích bộ công tác.
+ Chiều cao, bề rộng máy (kích thước).
+ Tốc độ làm việc.
+ Năng suất làm việc.
+ Giá thành ca máy, giá thành sản phẩm.
1.4. Cấu tạo chung của máy xây dựng
Các máy xây dựng di động có thể coi như một hệ thống bao gồm các cụm chủ
yếu sau:
+ Cụm động lực
+ Cụm truyền động
+ Cụm (cơ cấu) di chuyển
+ Bộ phận công tác
+ Hệ thống điều khiển
+ Các bộ phận khác như khung, bệ, hệ thống chiếu sáng, an toàn…

Các bộ phận máy thường được thể hiện trên sơ đồ cấu tạo và sơ đồ động học.
4.1.1. Thiết bị động lực của máy xây dựng
Thiết bị động lực của MXD thường là động cơ đốt trong và động cơ điện.
+ Động cơ đốt trong: (động cơ điêzen, xăng)
- Sử dụng nhiều nhất trong các MXD, đặc biệt là động cơ điêzen.
- Động cơ đốt trong trên các MXD có công suất từ vài kw đến 500 kw.

3


- Động cơ đốt trong thích hợp với những máy cần di động nhiều,hoạt động
độc lập hoặc xa nguồn điện lưới.
- Động cơ điêzen có hiệu suất tương đối cao (30- 37%), khối lượng trên một
kw công suất không lớn (3-4 kg/ kw), tuổi thọ tương đối cao.
- Nhược điểm cơ bản của động cơ điêzen là khả năng chịu quá tải kém vì
đường đặc tính cơ học “cứng” (đường đặc tính cơ học của động cơ điêzen biểu hiện
sự thay đổi mô men xoắn ở trục vào số vòng quay của động cơ.)
- Động cơ điêzen khó khởi động về mùa đông.
+ Động cơ điện
Động cơ 1 chiều; xoay chiều (1 pha, 3 pha, đồng bộ)
- Động cơ điện được sử dụng rộng rãi trên các máy cố định hoặc di chuyển
ngắn, hoặc theo các quỹ đạo nhất định.
- Ưu điểm chính của động cơ điện: Hiệu suất cao (80%), gọn nhẹ, khả năng
vượt tải tốt, thay đổi được chiều quay, khởi động nhanh, giá thành hạ, dễ tự động
hoá, ít gây ô nhiễm môi trường.
- Nhược điểm: Khó thay đổi tốc độ quay
- Mô men khởi động nhỏ, phải có nguồn điện hoặc mạng lưới điện.
Căn cứ chọn động cơ điện cho máy xây dựng
+ Tình hình cung cấp nguồn đ/cơ, nguồn năng lượng, giá trị kinh tế
+ Các thông số kỹ thuật:

- Công suất
- Tốc độ
- Mô men khởi động
- Hệ số vượt tải (Φ)
- Hệ số thay đổi tốc độ (λ)
- Trạng thái nhiệt
+ Bơm thuỷ lực:
- Trong tổ hợp động lực: Động cơ đốt trong – thuỷ lực hay động cơ điện –
thuỷ lực,
- Cấp năng lượng cho các cơ cấu dẫn động thuỷ lực.
- Bơm tạo cho dầu công tác có áp lực cao cho các đ/cơ thuỷ lực, các xi lanh
thuỷ lực hoạt động.
- Các loại bơm: Bơm bánh răng, bơm pittông và bơm cánh quét.
+ Máy nén khí:

4


- Máy nén khí chủ yếu cung cấp năng lượng khí có áp lực cao cho các cơ cấu
và máy dẫn động khí nén.
- Theo nguyên lý hoạt động, máy nén khí có các loại: Máy nén khí kiểu
pittông; Kiểu rô to; kiểu vít.
- Máy nén khí được dẫn động từ động cơ đốt trong hay động cơ điện.
4.1.2. Truyền động trong máy xây dựng
+ Bộ truyền động có nhiệm vụ truyền chuyển động (LỰC, MÔ MEN) từ động
cơ tới các cơ cấu và bộ phận công tác.
+ Nó cho phép biến đổi tốc độ, lực và mô men, đôi khi biến đổi dạng và qui luật
chuyển động.
+ Bộ truyền làm khâu nối giữa động cơ và bộ phận công tác của máy.
Cần phải có các bộ truyền động vì:

- Tốc độ cần thiết của các bộ phận công tác nói chung là khác với tốc độ của
động cơ tiêu chuẩn (thường là nhỏ hơn tốc độ của động cơ).
- Cần phải truyền chuyển động từ một động cơ đến nhiều cơ cấu làm việc
với tốc độ khác nhau.
- Động cơ chuyển động quay đều nhưng bộ phận công tác lại cần chuyển
động tịnh tiến hay với tốc độ thay đổi nào đó.
- Vì điều kiện sử dụng, an toàn lao động hoặc vì khuôn khổ kích thước của máy.
Phân loại truyền động:
Theo phương pháp truyền năng lượng, bộ truyền động được chia ra:
- Truyền động cơ khí
- Truyền động thuỷ lực
- Truyền động khí nén
- Truyền động điện
- Truyền động hỗn hợp
Trong các phương pháp trên, truyền động cơ khí, truyền động thuỷ lực và truyền
động hỗn hợp là phổ biến hơn cả (Nội dung cụ đã được giới thiệu trong các môn học…)
Thông số chính của bộ truyền:
Tỷ số truyền: I
Hiệu suất truyền động: η

5


Truyền động thủy lực có 2 loại:
+ Truyền động thủy tĩnh (Truyền động thể tích): Sử dụng dòng dầu công tác có
áp suất cao với vận tốc nhỏ để dẫn động các cơ cấu.
+ Truyền động thủy động: Năng lượng sử dụng chủ nhờ động năng của dòng dầu
công tác có tốc độ cao, áp suất không lớn dẫn động các cơ cấu.
Sơ đồ cấu trúc mạch thủy lực có 2 dạng:
- Sơ đồ mạch hở: chất lỏng công tác (từ xi lanh, động cơ) làm việc xong

được chuyển về thùng chứa, không quay về bơm.
- Sơ đồ mạch kín: chất lỏng công tác (từ xi lanh, động cơ) làm việc xong
được chuyển về ống hút của bơm về bơm.
Sơ đồ mạch kín có cấu trúc gọn, đảo chiều nhanh song dầu hay bị nóng,
chóng biến chất, hệ thống dễ hư hỏng.
6


1.4.3. Hệ thống di chuyển của máy xây dựng
+ Hệ thống di chuyển có nhiệm vụ biến chuyển động quay tròn của động cơ
truyền tới bánh chủ động thành sự di chuyển của máy và đỡ toàn bộ trọng lượng của
máy truyền xuống đất.
+ Hệ thống di chuyển gồm có: Bánh di chuyển, hệ truyền lực và khung hay
trục đỡ.
+ Phân loại theo loại bánh di chuyển, chia ra:
- Bánh lốp;
- Bánh xích;
- Bánh sắt;
- Cơ cấu tự bước.
* Hệ thống di chuyển bánh lốp
Các bánh di chuyển được làm bằng bánh hơi cao su. Hệ thống này có thể có một
hay 2 hoặc 3 trục chủ động.
Ưu điểm:
+ Tốc độ di chuyển cao.
+ Tính cơ động và tuổi thọ cao.
+ Dễ sửa chữa hơn bánh xích.
Nhược điểm:
+ Sức bám kém.
+ Khả năng vượt dốc thấp
Đặc trưng của hệ di chuyển bánh lốp:

+ Công thức bánh xe, gồm hai chữ số: A X B.
Chữ số thứ nhất (A) chỉ số lượng tất cả các bánh xe
Chữ số thứ 2 (B) chỉ số lượng bánh xe dẫn động (trên trục chủ động).
Thông số đặc trưng của lốp:
Áp suất hơi trong lốp phân loại như sau:
2

- Lốp có áp suất cao: 5 – 7 kg/cm

2

- Lốp có áp suất thấp: 1,25 – 3,5 kg/cm

2

- Lốp có áp suất rất thấp: 0,5 – 0,8 kg/cm

Ký hiệu lốp:
+ Đối với lốp có áp suất thấp: ký hiệu bằng hai thông số (B – d ).
Chữ số đầu (B) chỉ chiều rộng của lốp
Chữ số sau (d) chỉ đường kính trong của lốp
+ Đối với lốp có áp suất cao: ký hiệu bằng hai thông số (B – D ).

7


Chữ số đầu (B) chỉ chiều rộng của lốp
Chữ số sau (D) chỉ đường kính ngoài của lốp
+ Đối với lốp có mặt cắt rộng, ký hiệu 3 chữ số:
Chữ số đầu chỉ đường kính ngoài,

Chữ số thứ hai chỉ chiều rộng lốp
Chữ số thứ ba chỉ đường kính trong của lốp
(thí dụ: 1500 x 660 x 635 mm).
* Hệ thống di chuyển bằng xích
Bánh xích được sử dụng rộng rãi ở các MXD
Ưu điểm:
+ Cho phép đỡ khối lượng xe lớn
+ Áp lực đè lên đất tương đối thấp
+ Lực bám lớn, đi được trên địa hình khó khăn
Nhược điểm:
+ Khối lượng lớn (35% khối lượng xe), tốn vật liệu chế tạo.
+Tuổi thọ thấp, sửa chữa tốn kém
+Tốc độ thấp, không được làm việc trên mặt bằng và mặt đường đã hoàn thiện
Hệ thống di chuyển bằng xích có thể có 2 hay nhiều dải xích.
1.4.4. Hệ thống điều khiển
1.4.4.1. Khái niệm:
Hệ thống điều khiển là một phần của kết cấu máy, nó làm nhiệm vụ điều
khiển toàn bộ quá trình hoạt động của máy.
1.4.4.2. Phân loại hệ thống như sau:
+Theo cấu tạo và phương pháp truyền năng lượng, phân thành:
- Hệ thống điều khiển trực tiếp
- Hệ thống điều khiển có khuếch đại (có cơ cấu trợ lực)
+ Phân theo phương pháp điều khiển:
- Hệ thống điều khiển thông thường
- Hệ thống điều khiển tự động, bán tự động.
+ Phân theo dạng truyền động:
- Hệ thống điều khiển cơ khí
- Hệ thống điều khiển thuỷ lực
- Hệ thống điều khiển bằng điện
- Hệ thống điều khiển bằng khí nén

- Hệ thống điều khiển phối hợp

8


1.4.4.3. Yêu cầu đối với hệ thống điều khiển:
+ Điều khiển nhẹ nhàng, hợp với sức khoẻ của người điều khiển
Bằng tay:
- Lực điều khiển không quá 30- 40 N,
- Hành trình không quá 0,25 mét,
- Góc quay không quá 350.
Bằng chân:
- Lực điều khiển của chân không quá 80 N,
- Hành trình không quá 0,2 mét,
- Góc quay không quá 600
+ Cường độ điều khiển phải bình thường:
- Số lần điều khiển trong một chu kỳ làm việc bình thường là 12 lần, mỗi giờ
không quá 2500 lần.
- Đảm bảo độ êm, nhạy cần thiết, thời gian điều khiển một lần khoảng 0,25 – 2 giây.
- Đơn giản, thuận tiện, an toàn, có đủ độ bền, dễ điều chỉnh sửa chữa.

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống điều khiển cơ học

1- Bàn đạp; 2 – Các hệ thanh; 3- Bánh phanh; 4- Đai phanh;
2- 5- Bu lông điều chỉnh.

9


Hình 1.2. Truyền động cơ khí (dạng bánh răng, cáp)


Hình 1. 2.

Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống điều khiển thuỷ lực không máy bơm

1- Đai phanh; 2, 7- Lò xo; 3, 5- Xi lanh; 4- ống dẫn dầu; 6- Bàn đạp; 8- Tay đòn

Hình 1.4. Hệ thống điều khiển bằng hơi ép

1- Buồng chứa hỗn hợp; 2- Phễu xả bê tông; 3- ống dẫn; 4- Thùng chứa khí nén;
5- Máy nén khí; 6- Nắp phễu; 7- Xi lanh hơi ép; 8- Van phân phối; 9- Đồng
hồ áp lực; 10- Vòi phun khí nén; 11- Cửa thoát khí; 12- Tấm chắn
10


Hình 1.5. Sơ đồ nguyên tắc hệ thống điều khiển tự động

1- L ưỡi ủi; 2,6 – Các xi lanh; 3 - Bộ xử lý điều khiển; 4- Van hồi; 5- Van phân phối.

Hình 1.6. Điều khiển thủy lực của gầu ngoạm

11


Nội dung trọng tâm nghiên cứu của chương 1
- Nêu và phân tích các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của máy xây dựng ?
- Các loại thiết bị động lực được sử dụng trong các máy xây dựng?
Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của từng loại?
- Các hệ thống cơ bản của máy xây dựng, vai trò của nó?
- Các kiểu truyền động trong máy xây dựng? Nêu ưu nhược điểm của từng

kiểu?

12


Chương 2. MÁY NÂNG - VẬN CHUYỂN
2.1. Khái niệm
+ Là các máy thiết bị dùng để nâng (hạ) các vật nặng và hàng hoá trong không
gian, cụ thể:
- Bốc xếp hàng
- Lắp ráp các thiết bị công nghiệp. Lắp đặt đường ống …
- Xây lắp các công trình xây dựng
- Bốc dỡ, vận chuyển các loại vật liệu xây dựng
- Thực hiện các nguyên công khác phục vụ sản xuất trong nhà máy cơ khí,
hầm mỏ…
+ Máy nâng gồm: Kích, tời, palăng, cần trục, cầu trục, cổng trục, thang nâng…
+ Máy vận chuyển gồm: Các loại băng tải; băng gầu; băng tấm… thiết bị vận
chuyển khí nén.

2.2. Các thông số kỹ thuật cơ bản của máy nâng
2.2.1. Tải trọng danh nghĩa (Q)
Là trọng lượng vật nâng lớn nhất mà máy trục được phép nâng. Q là thông số cơ
bản đặc trưng của máy nâng, (tấn hoặc kg).
2.2.2. Chiều cao nâng H (m)
Khoảng cách từ nền máy đứng đến tâm móc câu ở vị trí làm việc cao nhất. H: thể
hiện khả năng nâng lớn nhất mà máy làm việc được.
13


2.2.3. Độ với R hoặc khẩu độ L

+ Đối với máy nâng có cần (cần trục) dùng tầm với R: là bán kính quay của hàng
khi quay cần trục.
+ Máy nâng kiểu cầu dùng khẩu độ L; đó là khoảng cách giữa hai đường tâm của
hai bánh xe di chuyển máy trục. R và L thể hiện phạm vi hoạt động của máy trục.

Hình 2.1. Các thông số kỹ thuật cơ bản của máy nâng

Tầm với R; chiều cao nâng H; sức nâng Q
2.2.4. Tốc độ làm việc
+ Tốc độ làm việc của máy nâng là khả năng làm việc của máy là bao nhiêu. Tốc
độ làm việc liên quan đến vấn đề an toàn của máy.
+ Tốc độ làm việc bao gồm tốc độ của các thao tác như:
- Tốc độ nâng hạ hàng, nâng hạ cần (m/ph),10 - 30 m/ph.
- Tốc độ quay (vòng/ph); 1-3 v/ph.
- Tốc độ di chuyển toàn bộ máy (50- 200 m/ph),
- Tốc độ di chuyển xe con mang hàng (20-30 m/ph).
2.2.5. Mô men tải nâng M; (t.m)
- M là tích số giữa tải nâng và độ với (hoặc khẩu độ) của máy trục;
- M có thể là hằng số có thể thay đổi.
2.2.6. Trọng lượng bản thân: tự trọng cơ cấu nâng hoặc toàn bộ máy.
2.2.7. Trọng lượng riêng của cơ cấu (t / t.m):
2.2.8. Công suất riêng (kW/tm)
2.2.9. Giá thành riêng: Giá thành cho một đơn vị trọng lượng máy
2.2.10. Kích thước bao hình học (l x h x b) mm
14


2

2.2.11. Áp lực đè xuống nền (kG/cm ): thông số quan trọng quyết định đến sự an

toàn của máy khi làm việc thường (0,9 - 1,2) kG/cm2
2.3. Chế độ làm việc của máy nâng
+ Là thông số tổng hợp để xét đến điều kiện sử dụng, mức độ chịu tải theo thời gian
+ Khi lựa chọn máy nâng phải chú ý đến điều kiện làm việc.
+ Mỗi bộ máy trong máy nâng có thể làm việc với các chế độ khác nhau
+ Chế độ làm việc chung cho máy lấy theo chế độ làm việc của bộ máy nâng
Các chỉ tiêu để đánh giá chế độ làm việc của máy nâng
1- Hệ số sử dụng trong ngày
2- Hệ số sử dụng trong năm
3- Hệ số sử dụng tải trọng
4- Cường độ làm việc của máy
5- Số lần đóng mở máy trong một giờ
6- Số chu kỳ làm việc trong một giờ
7- Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường
2.4. Năng suất của máy nâng
- Máy nâng là loại máy hoạt động theo chu kỳ
- Năng suất sử dụng được tính:

N  n.Q.ktg .kq (T/h)
Trong đó:
Q- Trọng lượng mã hàng nâng (T)
ktg - Hệ số sử dụng thời gian, ktg = 0,8 – 0,9;
kq - Hệ số sử dụng tải trọng, kq = 0,8 – 0,9;

3600
Tck
Tck- Thời gian một chu kỳ làm việc (s); Tck = T + T
n- số chu kỳ làm việc của máy trong một giờ, n 
1


2

T - Thời gian làm việc của các bộ máy của máy nâng
1

T - Thời gian thao tác thủ công tháo dỡ, điều chỉnh vật nâng
2

Đối với vật liệu rời: Q = V.γ.ψ
Trong đó:

V - dung tích gầu (m3)
γ - trọng lượng riêng vật liệu (kG/m3)
ψ - hệ số đầy gầu.

2.5. Các cơ cấu chủ yếu của máy nâng
1- Cơ cấu nâng hạ hàng
2- Cơ cấu thay đổi tầm với
15


3- Cơ cấu quay

Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu của máy nâng (cần trục KC 5363)

Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổng thể của cần trục thủy lực

16



Các cơ cấu chủ yếu của máy nâng
1- Cơ cấu nâng hạ hàng
+ Là cơ cấu dùng để nâng hạ hàng với các tốc độ khác nhau
+ Được cấu tạo trên nguyên lý của máy tời

Hình 2.4. Sơ đồ cơ cấu nâng

2- Cơ cấu thay
đổi tầm với
Có hai cách thay
thay đổi tầm với của
cần:
+ Thay đổi góc
nghiêng của cần (các
loại cần trục tự
hành)
+ Thay đổi tầm
với bằng di chuyển
xe con (cơ cấu nâng
đặt trên xe con)
như: cần trục tháp,
cầu trục, cổng trục
Thay đổi tầm với
bằng truyền động cơ
học (cáp)

Hình 2.5. Sơ đồ di chuyển xe con

17



Thay đổi góc nghiêng của cần nâng có thể dùng truyền động thuỷ lực
3- Cơ cấu quay
Dùng để quay toàn bộ máy trong quá trình làm việc
Có hai cách để làm quay cơ cấu quay:
+ Dùng truyền động cơ khí (bánh răng)
+ Dùng truyền động kết hợp,
Nguồn động lực có thể là động cơ điện, động cơ đốt trong, động cơ thuỷ lực

Hình 2.6. Sơ đồ cơ cấu quay truyền động cơ khí (bánh răng)

1- Động cơ; 2- Khớp nối 3- Phanh; 4- hộp giảm tốc; 5- Bánh răng hành tinh;
6- Vành răng lớn; 7- Trục quay

Hình 2.7. Sơ đồ nguyên tắc cơ cấu quay truyền động kết hợp cơ khí thuỷ lực

1- Thùng dầu, 2- Bơm thủy lực, 3- Van phân phối, 4- ống dẫn dầu,
5- xi lanh thủy lực, 6- Pu li, 7- Vành cuộn cáp
18


4- Cơ cấu di chuyển
+ Là cơ cấu dùng để di chuyển toàn bộ máy trong quá trình làm việc
+ Máy nâng có các kiểu di chuyển:
- Di chuyển bánh lốp
- Di chuyển bánh xích
- Di chuyển bánh sắt trên ray
+ Truyền động cho cơ cấu di chuyển:
- Cơ khí (bánh răng)
- Thuỷ lực

- Điện

Hình 2.8. Cần trục chân đế di chuyển bánh sắt trên ray

19


Hình 2.9. Cơ cấu di chuyển của cần trục chân đế

Hình 2.10. Cần trục xích SKG-40

20


5- Cơ cấu giữ hàng và phanh hãm
Là cơ cấu dùng để phanh hãm hoặc khoá dừng các bộ phận chuyển động có
tốc độ trong quá trình làm việc của máy nâng.
+ Cơ cấu phanh hãm trong máy nâng có các loại:
- Cơ cấu bánh cóc: dùng để giữ vật ở trạng thái treo
- Phanh đai đơn giản
- Phanh má (phanh guốc)
- Phanh tự động áp trục
- Tay quay an toàn
+ Phanh hãm trong máy nâng có thể thường xuyên đóng hoặc thường xuyên mở
Phanh 2 guốc dùng đối trọng (thường xuyên đóng)

21


22



6- Một số chi tiết và thiết bị trên máy nâng
+ Bộ phận mang tải (treo hàng):
- Móc câu:

23


×