Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

VIẾT bài làm văn số 3 NGỮ văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.39 KB, 19 trang )

Đề 1: Cây lau chứng kiến việc Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn.
Viết lại câu chuyện đó theo ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba (mở rộng tác phẩm Chuyện người
con gái Nam xương của Nguyễn Dữ)
Bài làm 1
Họ nhà lau tía chúng tôi đã sống trên bờ Hoàng Giang cả triệu năm rồi. Gia tộc tôi đã trải qua bao
nhiêu thế hệ tôi cũng không thể nhớ. Nhưng gia đình tôi thường có thói quen truyền kể cho nhau
nghe những "chuyện đời" xảy ra ở trên sông mà các thế hệ cha ông của chúng tôi từng chứng kiến.
Bao nhiêu năm đã trôi qua và cũng đã quá già để nhớ về mọi chuyện, thế nhưng tôi vẫn còn nhớ
như in cái ngày bi kịch đến với người thiếu phụ Vũ Nương.
Tôi nhớ ngày ấy tôi vẫn còn trẻ lắm. Tôi thường có thói quen thức rất khuya để khỏa mình trong
nước dưới những đêm trăng. Nước sông Hoàng Giang ban đêm rất lặng và dịu mát. Trăng sáng, lại
được đùa giỡn với mấy chị cá mương thì thật là thỏa thích.
Hôm ấy, đang uốn mình trong nước, tôi bỗng giật mình khi chợt nghe có tiếng ai đang nức nở. Tôi
nín lặng, tiếng khóc ngày một rõ hơn. Không nghi ngờ gì nữa (tôi nghĩ), chắc có ai đó đang gặp một
chuyện gì đó rất đau thương. Tôi quên ngay anh nước và mấy chị cá mương khi bắt đầu nghe
giọng một người đàn bà than thở:
- Con lạy trời lạy đất, lạy hà bá dưới lòng sông! Sao thân con khổ quá. Những mong ngày chồng
chinh chiến xa về là ngày gia đình đoàn viên sum họp. Vậy mà cái mong ước ấy giờ tan như mây
như khói. Bao năm qua con đã phải chịu muôn ngàn cay đắng. Chồng đi chiến trận nơi xa, một
mình con tần tảo chăm mẹ già nuôi con nhỏ. Rồi đến khi mẹ già lâm bệnh, con lại chạy đôn chạy
đáo lo đủ chuyện thuốc thang mà vẫn không sao cứu được. Mẹ mất đi, con mất hẳn một nguồn
động viên, quan tâm, chia sẻ. Ngay lúc ấy con đã phải tự nhắn nhủ mình: Phải nuôi hy vọng. Tất cả
mọi điều tốt đẹp, con đã dành cho bé Đản thương yêu. Bao hy vọng được mẹ con con nuôi lớn
từng ngày, vậy mà giờ đây ông trời lại hay chơi ác, lại gây cảnh trớ trêu mà cướp đi của con tất cả.
Con còn sống để làm chi.
Tôi nghe những lời than thở mà đau xót cho người phụ nữ. Sống ở bên sông, tôi đã chứng kiến
bao điều nhưng chưa bao giờ thấy chuyện nào đau lòng như vậy. Đằng sau những câu nói sầu não
đến nát lòng kia hẳn phải là một bi kịch lớn. Tôi băn khoăn lắm nhưng chưa kịp suy đoán điều gì thì
người đàn bà kia lại khóc:
- Bé Đản, con yêu! Mẹ thật có lỗi với con khi mẹ bỏ đi giữa lúc này. Nhưng mẹ đâu có thể chọn
được một con đường nào khác. Bố đã nghi ngờ sự thủy chung của mẹ con ta. Vậy là bao công lao


của con và mẹ bố đều đổ đi tất cả. Mẹ không thể sống trong sự ngờ vực của cha con. Mẹ không
thể có lỗi với bà và chấp nhận những gì xấu xa mà mình không có. Mẹ có danh dự của sự thủy


chung và trinh tiết. Mẹ phải giữ được tâm hồn mẹ trong ánh mắt của những người hàng xóm. Mẹ
không thể sống. Mẹ sẽ chết để thức tỉnh sự ghen tuông mù quáng của cha con. Đản thương yêu!
Mẹ xin lỗi con vì tất cả.
Sau câu nói ấy, mặt nước bắt đầu khua động mạnh. Tôi giật mình và bàng hoàng nhận ra người
đàn bà đang dấn thân về phía lòng sông. Yêu thương và oán giận. Nhưng chỉ là một cây lau nhỏ
bé, tôi không thể làm được gì hơn. Nước bắt đầu dâng lên đến ngang người rồi đến gần hết cánh
tay người phụ nữ. Người đàn bà đau khổ đã quyết trầm mình để giải những oan khiên.
Bờ sông Hoàng Giang vẫn lặng. Gió vẫn thổi mát rượi nhưng trăng đã khuất. Không gian tĩnh
mịch đến ghê người khiến tôi vẫn nghe và nghe rất rõ những lời trăng trối cuối cùng của người phụ
nữ chịu khổ kia.
- Trương Sinh chàng hỡi! Chàng đã phụ công của thiếp. Như một đứa trẻ thơ nghịch một trò chơi
mà không cần suy nghĩ, chàng đã coi thường sự thủy chung của thiếp. Nay tình chồng nghĩa vợ đã
chẳng thể dài lâu, thiếp chỉ mong sau cái chết này chàng có thể thấy nỗi đau mà thức tỉnh. Chàng
hãy chăm sóc cho con, hãy nuôi dạy để cho nó được nên người.
Con xin lạy ông hà bá. Con là Vũ Nương. Nay vì bị oan mà phải chọn tìm cái chết để giải mối oan
tình. Thân này đã nguyện dâng cho hà bá. Nhưng con chỉ mong nếu thực lòng thủy chung son sắt
thì xin cho được giải mối oan tình những mong Trương Sinh thức tỉnh. Nhược bằng con đây có chút
tư tình thì xin hà bá cứ đầy ải mãi mãi dưới tầng địa ngục.
Mặt sông Hoàng Giang đã lặng thinh. Tôi không còn nghe bất cứ một lời nói hay một âm thanh
nào nữa. Vậy là hà bá đã đón người phụ nữ kia đi nhẹ nhàng nhưng chắc chắn không thanh thản.
Cả cuộc đời sống ở bên sông, chứng kiến dòng đời bao thay đổi với cả nỗi buồn lẫn niềm vui. Có
những chuyện tôi đã quên, có những chuyện tôi còn nhớ nhưng không có chuyện nào tê tái như cái
chết của Vũ Nương. Nghe hết câu chuyện ấy, tôi vừa giận anh chồng, lại vừa thương cho người
vợ. Họ yêu thương nhau rồi lại tự gây những đau đớn cho nhau. Bao năm đã trôi qua, nỗi oan của
Vũ Nương cũng đã được chính người chồng kia giải. Thế nhưng cho đến tận hôm nay tôi vẫn
không hiểu được con người thật vĩ đại và cao cả biết bao nhưng tại sao vẫn có những lúc họ ích kỷ

và nhỏ nhen làm vậy?
Bài làm 2
Trời mới tang tảng sáng. Đằng Đông, những đám mây màu xám đục đang chuyển dần sang sắc
hổng phơn phớt. Cái lạnh của đêm thu đọng trong từng giọt sương bám đầy trên lá khiến tôi – một
cây lau nhỏ – uốn mình run rẩy. Dòng Hoàng Giang ngái ngủ vẫn chậm chạp trôi xuôi. Không gian
vắng lặng. Từ trong làng, thỉnh thoảng vọng ra tiếng gà gáy sớm.


Bỗng nhiên, tôi nghe thấy có tiếng khóc tức tưởi đứt quãng văng vẳng đâu đây. Một bóng người
đang tiến đến gần bụi lau mọc sát bờ sông. Gương mặt người ấy rõ dần. Tôi nhận ra đó là Vũ
Nương, vì nàng thường ra sông giặt giũ vào mỗi sớm mai. Mọi khi, đứa con trai nhỏ vẫn hay lẽo
đẽo theo sau mẹ, nhưng sao hôm nay nàng đì có một mình và lại khóc lóc sầu não thế kia?!
Vũ Nương ngồi thụp xuống vạt cò ướt, gục mặt vào hai bàn tay. Đôi vai gầy của nàng cứ rung lên
từng đợt, nom tội nghiệp vô cùng! Bỗng nàng vụt đứng dậy, ngoảnh mặt về phía Đông mà than
rằng:
-Cầu xin trời cao đất dày hãy làm chứng cho tấm lòng son sắt thủy chung của Vũ Nương này!
Suốt mấy năm chổng xa nhà ra trận, tôi luôn một dạ chờ chổng, giữ gìn tiết hạnh, nào dám đơn sai.
Gánh nặng mẹ già, cọn dại, tôi cố gắng lo cho vẹn toàn, chu tất. Những mong hết chiến tranh, vợ
chổng, cha con sum họp cho thỏa nỗi ngày trỏng, đêm nhớ. Nào ngờ, chỉ vì câu nói để dỗ dành
đứa con thơ những lúc chỉ bóng mình ỉn trên vách giữa đêm khuya, dưới ánh đèn hiu hắt: "Cha Đản
về kìa!" mà ra nông nỗi. Trương Sinh chồng tôi vốn tính đa nghi. Tôi thanh minh, thề thốt thế nào
cũng không tin, khăng khăng buộc tội tôi ăn ở hai lòng. Xét thấy mình sống trọn đạo dâu con, chồng
vợ, chẳng làm điều gì khiến tổ tông, cha mẹ hổ nhục, nay chỉ biết lấy cái chết để giải nỗi oan khiên.
Trước khỉ chết, tôi xỉn có một lời nguyền !: "Nếu tôi đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào
nước xỉn làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cồ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa
chổng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và chịu cho mọi người
phỉ nhổ".
Nói đoạn, nàng leo lên mỏm đất nhô ra sông, gieo mình xuống nước. Trời đất, thần thánh chứng
giám lòng thành của Vũ Nương nên sai các nàng Tiên đưa nàng về thủy cung chung sống với Linh
Phi.

Ít ngày sau, cũng chính đứa con chỉ bóng Trương Sinh in trên vách buồng lúc đêm khuya mà
nói:"Cha Đản lại về kìa!". Hiểu ra, Trương Sinh vật vã khóc than, ân hận nhưng dã quá muộn mảng.
Hồn Vũ Nương hiện về báo mộng cho Trương Sinh là chiều tối ngày mai hãy bế con ra bến
Hoàng Giang để gặp nàng. Theo lời vợ dặn, Trương Sinh lập đàn tế vợ ở ven sông. Lát sau, chàng
thấy một đoàn ngựa xe, võng lọng ẩn hiện thấp thoáng giữa dòng. Vũ Nương nói vọng vào những
lời thương nhớ và căn dặn chồng săn sóc chu đáo đứa con thơ. Thoáng chốc, tất cả mờ dần rồi tan
biến hẳn.
Trương Sinh bồng con đứng chết lặng như hóa đá. Cơn ghen tuông vô lối của chàng đã gây ra
cảnh sinh li tử biệt. Dù chàng có tự trách mình đến đâu chăng nữa thì người vợ xinh đẹp, nết na
cũng không thề trở về. Cảm thương Vũ Nương, dân làng đã lập miếu thờ nàng ngay cạnh khóm
lau, chỗ nàng ngồi than thở trước khi trầm mình xuống Hoàng Giang.


Bài làm 3
Lúc ấy trời chuẩn bị hừng đông, những giọt sương đêm qua vẫn còn đọng lại trên thân chúng tôi.
Cũng như những cây Lau khác, tôi đang run rẩy bởi cái lạnh và hi vọng lát nữa mặt trời lên sẽ được
sưởi ấm. Phía đằng kia, dòng Hoàng Giang chầm chậm trôi xuôi như còn đang chìm trong giấc ngủ
sâu. Bỗng một cơn gió nhẹ lướt qua làm những giọt sương trên thân tôi rơi xuống, trong tiếng gió
tôi nghe hình như có tiếng ai đó đang khóc. Khi cơn gió vừa dứt, chúng tôi – đám lau – lắng tai
nghe, đúng là có tiếng người nào đó đang khóc ở phía xa đang dần tiến lại.
Tiếng khóc càng lúc càng gần, chỉ trong khoảnh khắc bóng của ai đó đã tiến lại gần hơn. Gương
mặt của người ấy đã rõ hơn khi nàng ngồi bệt xuống bên cạnh đám lau chúng tôi. Không phải ai xa
lạ, đó chính là Vũ Nương, người vẫn thường ra đây giặt giũ quần áo hằng ngày. Nhưng thật lạ, vì
sao hôm nay nàng ấy chỉ đến một mình mà đứa con trai không lẽo đẽo đi sau? Vả lại, giờ này tại
sao lại ra đây một mình và khóc nữa chứ?
Tiếng nấc cứ liên tục, đôi vai mỏng manh không áo ấm cứ run lên từng đợt, nàng ngồi bệt dưới
đám cỏ ướt, tay bụm miệng khóc liên hồi. Tôi thấy nàng rất tội nghiệp, cố gắng hỏi han nhưng nàng
không hề nghe thấy những gì chúng tôi đang bàn tán. Bỗng nàng vụt đứng dậy hướng về phía
đông mà than rằng:
Cầu xin đấng trên cao hãy làm chứng cho tấm lòng sắc son của Vũ Nương này. Những ngày

tháng qua tôi luôn mong ngóng người chồng nơi chiến trận sẽ sớm trở về, được sớm thấy ngày gia
đình đoàn viên. Thế nhưng, mong ước ấy của tôi dường như tan biến chỉ trong chốc lát. Suốt ba
năm trời, tôi không một ngày ngừng mong chờ đến ngày chồng trở về mà tần tảo không nề hà khó
khăn để chăm sóc người mẹ già và đứa con thơ. Luôn giữ gìn tiết hạnh một lòng một dạ chờ chồng
nào dám có ý nghĩ lang chạ với ai. Lời dỗ dành đứa con thơ đòi cha lúc chỉ bóng mình in trên vách
dưới ánh đèn hiu hắt "Cha Đản về kìa!" mà thành ra nông nỗi như thế này. Mặc dù Trường Sinh rất
yêu thương tôi nhưng tính chàng ấy rất đa nghi. Cho dù tôi có thanh minh, thề thốt như thế nào
chàng ấy vẫn không tin, vì sao vậy? Mọi việc đều không thể cứu vãn được nữa, chỉ biết gieo mình
xuống sông để mong rửa sạch những lời hàm oan.
Trước khi chết,tôi xin có một lời nguyền : "Nếu tôi đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào
nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa
chồng dối con,dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi
người phỉ nhổ".
Nghe đến đây, tôi cảm thấy đau xót cho người thiếu phụ. Những ngày qua chúng tôi sống ở bờ
sông đã chứng kiến bao cảnh éo le nhưng chưa bao giờ thấy một chuyện đau lòng đến thế này. Lời
than vãn bị ngắt đoạn bởi những tiếng nấc oan ức, tôi cảm thấy nàng ấy thật tội nghiệp và biết rằng


đằng sau nó là một bi kịch lớn. Nếu như có thể tôi chỉ muốn khuyên vài lời với người thiếu phụ.
Trong lúc tôi và những người hàng xóm đang băn khoăn chưa kịp suy đoán điều gì thì nàng ấy lại
khóc nức nở:
Đản! Con trai yêu quý của mẹ! Mẹ thật có lỗi với con khi bỏ đi giữa lúc này. Nhưng mẹ không còn
sự lựa chọn nào khác khi cha con hoài nghi sự chung thủy của mẹ. Mẹ không thể sống thêm được
nữa khi cha con luôn ngờ vực mẹ như vậy. Mẹ hi vọng rằng con sẽ được nuôi nấng trưởng thành
như bao đứa trẻ khác. Mẹ có lỗi với con khi không làm tròn trách nhiệm của một người mẹ. Thiết
nghĩ cái chết này có thể mang đến cho con nhiều nỗi bất hạnh nhưng chỉ có thể làm như vậy để rửa
sạch nỗi oan này thôi con à.
Vừa dứt lời, nàng leo nhanh lên mõm đá gần đấy quay mặt về phía sau nói câu cuối cùng:
Trường Sinh, thiếp có lỗi với chàng, với con trai chúng ta.
Chúng tôi giật mình và bàng hoàng khi nàng gieo mình xuống nước. Mặt nước đang yên tĩnh bị

động và nổi sóng dâng cao. Cả đám lau chúng tôi chết lặng trước sự việc mà không thể làm gì hơn.
Có lẽ lúc này, mọi đau khổ không còn giày vò người thiếu phụ đáng thương này nữa. Chúng tôi
cảm thấy oán giận người chồng mù quáng kia vô cùng, nhưng biết làm gì đây khi chúng tôi chỉ là
những cây lau bé nhỏ bên bờ Hoàng Giang. Lúc này không gian trở nên tĩnh mịch và lạnh lẽo đến
ghê người. Không biết rồi người thiếu phụ khốn khổ kia sẽ trôi dạt theo dòng nước hay đã chìm vào
không gian lạnh lẽo ảm đạm dưới đáy sông.
Ít ngày sau, đám lau chúng tôi nghe người dân trong làng đi ngang kể lại rằng đứa con của Vũ
Nương trong những đêm sau đó đã chỉ lên tường nơi bóng của người cha mà nói "Cha Đản về kìa".
Trường Sinh đã thấu hiểu mọi chuyện và rất đau lòng bởi chính mình gây ra cái chết của người vợ
đoan chính nết na.
Một buổi chiều tối kia, theo lời vợ báo mộng Trường Sinh lập đàn tế Vũ Nương ven bờ sông.
Chúng tôi cũng được chứng kiến mọi việc khi một lát sau có một đoàn xe ngựa, võng lọng ẩn hiện
thấp thoáng giữa dòng sông. Vũ Nương nói vọng vào những lời thương nhớ và căn dặn chồng săn
sóc chu đáo đứa con thơ. Thoáng chốc,tất cả mờ dần rồi tan biến hẳn. Cảm thương tấm lòng của
Vũ Nương, dân làng đã lập miếu thờ nàng ngay cạnh khóm lau, nơi nàng ngồi than thở trước khi
trầm mình xuống Hoàng Giang.
Đề 2: Hãy hóa thân vào những que diêm để kể lại câu chuyện theo diễn biến và kết thúc truyện
ngắn Cô bé bán diêm của An-đéc-xen (hoặc diễn biến sự việc tương tự, nhưng có kết thúc khác).
Bài làm 1


Trời đã tối, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Giây
phút đón giao thừa sắp đến. Vậy mà chúng tôi vẫn cùng cô bé tội nghiệp rong ruổi qua từng con
phố. Chúng tôi tự nhủ hãy nằm yên, nằm yên và cầu nguyện để tất cả chúng mình sẽ đi về nhà ai
đấy. Chỉ có vậy và chỉ có vậy thôi, cô chủ mới được về nhà để đón Tết trong ấm cúng.
Thế nhưng thật oái oăm thay. Đêm ba mươi, ai còn đi mua diêm làm chi nữa. Giờ này họ đã yên
ổn cả rồi. Họ đang ngồi bên lò sưởi và chờ đến giờ phá cỗ. Chúng tôi biết vậy và cả cô chủ nhỏ tội
nghiệp của chúng tôi cũng thế. Nhưng cô vẫn cứ đi, lang thang trong rét mướt và hy vọng. Niềm hy
vọng ấy trong cái đêm nay thật quá nhỏ nhoi. Vậy mà nó chỉ chực chờ để tan biến mất.
Trời đã về khuya. Và chúng tôi cảm thấy đôi bàn tay của cô chủ đang cứng lại. Cô dừng lại và

ngẫm nghĩ về một điều gì đó. Bỗng đột nhiên, cô rút một trong số chúng tôi ra và quẹt sáng. Anh
bạn của chúng tôi bén lửa rất nhanh loáng qua rồi biến đi trên nền than hồng rực. Chúng tôi không
biết cô bé nghĩ gì nhưng ánh mắt cô bé rất vui và hình như miệng cô còn ánh lên cả một nụ cười thì
phải.
Cô bé duỗi chân ra nhưng đờ đẫn nhìn que diêm vụt tắt. Cô lại bần thần và suy nghĩ hồi lâu. Chắc
cô bé đang lo không bán được diêm, về nhà sẽ bị cha chửi mắng.
Thế rồi, mạnh mẽ hơn, cô lại quẹt lửa anh bạn thứ hai. Lửa lại cháy và sáng rực. Ánh mắt cô bé
lại vui lên. Khuôn mặt đỏ hồng rạng rỡ. Nhưng không đầy một phút sau, anh bạn tôi vụt tắt. Trước
mặt cô bé chỉ còn là những bức tường lạnh lẽo, dày đặc, tối tăm. Phố xá vẫn vắng teo và lạnh buốt.
Tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến nơi
hò hẹn.
Cô chủ không còn nghĩ về cha. Cô không còn sợ. Cô quẹt thêm một que diêm nữa. Lần này cảm
giác như anh bạn của chúng tôi bốc cháy lâu hơn. Niềm vui cũng dừng lại trên khuôn mặt của cô
chủ tôi lâu hơn đôi chút. Không biết lúc này cô bé đang nghĩ đến cái gì, đến cây thông Nô-en hay
đến người bà yêu quý.
Cô bé lại quẹt thêm một que diêm nữa. Một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh. Cô bé cười và reo
lên hạnh phúc:
- Bà ơi! Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay
và cây thông Nô-en ban nãy. Nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi đây. Trước khi bà về với Thượng
đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết nhường nào. Dạo ấy bà từng chủ cháu rằng nếu
cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin với Thượng đế chí nhân
cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.


Anh bạn thứ tư của chúng tôi vụt tắt. Thế là cái ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt cô chủ nhỏ cũng
biến mất luôn. Nhưng cô bắt đầu lôi ra tất cả chúng tôi và quẹt sáng. Dường như cô chủ của chúng
tôi đang muốn níu kéo một điều gì. Chúng tôi nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Và chúng tôi
nhận ra trên khuôn mặt kia đang nở ra một nụ cười mãn nguyện. Một xó tường bỗng vụt sáng lên
nhưng cũng chỉ một phút sau nó lại trở về với cái tối tăm lạnh lẽo. Chúng tôi đã thắp lên những tia
sáng cuối cùng còn cô chủ của chúng tôi thì bỗng nhiên gục xuống. Có lẽ cô mệt quá. Cô đã không

ăn và không nghỉ suốt những ngày qua nên chắc bây giờ đang đói lả. Chúng tôi thương cô chủ quá
và cầu mong sao cho đêm giao thừa qua thật là nhanh.
Sáng ngày mùng một, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng và chói chang
trên bầu trời xanh nhợt. Chúng tôi – những que diêm còn sót lại trong túi của cô chủ đêm qua bỗng
nghe thấy tiếng gọi của một người phụ nữ:
- Cháu bé ơi! Cháu bé ơi! Cháu là con cái nhà ai mà ra nông nỗi thế này.
Người đi đường cũng bắt đầu xúm lại. Họ tò mò đoán và ngắm nghía cô gái có đôi má hồng và
đôi môi đang cười mỉm nằm giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết hẳn. Người đàn
bà khi nãy rẽ đám đông ra để chen vào. Tay bà mang theo một cốc sữa đang còn nóng và một
chiếc áo lông cừu đang còn mới. Uống một cách khó khăn vài ngụm sữa, cô chủ đã mơ màng tỉnh
lại. Mấy người đàn ông giúp người phụ nữ đưa cô chủ về một ngôi nhà nhỏ rồi họ tản mác đi chơi.
Bây giờ cô chủ đã tỉnh hẳn và đang ngồi bên lò sưởi.
- Cháu cảm ơn bà! Cô chủ nói.
Người phụ nữ nhanh nhảu đáp:
- Không có gì đâu cháu ạ! Nhìn cháu ta đã đoán ra tất cả mọi việc rồi. Ta cũng buồn như cháu.
Trước đây ta cũng có một cô cháu gái nhưng Thượng đế chí nhân đã rước nó đi. Giờ ta gặp cháu
đâu phải chăng là Thượng đế thương ta mà trả cho ta đứa cháu. Ta tuy nhỏ nhưng rất rộng lòng
thương. Nếu cháu muốn, cháu có thể ở đây với ta làm bạn.
Cô bé không đáp lời người phụ nữ. Mắt cô bé rưng rưng nhìn những bông tuyết đang rơi trắng
xóa ngoài khung cửa. Nhưng rồi bỗng nhiên cô quay lại, sà vào vòng tay âu yếm của người thiếu
phụ và nức nở: Bà ơi! Bà ơi! Bà thương cháu mà trở về với cháu thật hay sao!
Bài làm 2
Đêm giáng sinh năm ấy trời thật lạnh. Đã mấy ngày liền tuyết rơi liên miên, như hối hả điểm trang
cho thành phố vẻ thánh khiết để đón mừng ngày kỷ niệm Chúa Cứu Thế ra đời.


Em bé tay ôm bao giấy đầy những hộp diêm, vừa đi vừa cất giọng rao mời. Lạnh thế mà bé phải
lê đôi chân trần trên hè phố. Đôi dép cũ rích của bé sáng nay bị lũ nhóc ngoài phố nghịch ngợm
dấu đi mất. Trời lạnh như cắt. Hai bàn chân của bé sưng tím cả lên. Bé cố lê từng bước sát dưới
mái hiên cho đỡ lạnh, thỉnh thoảng đôi mắt ngây thơ ngước nhìn đám đông hờ hững qua lại, nửa

van xin, nửa ngại ngùng. Không hiểu sao bé chỉ bán có một xu một hộp diêm như mọi ngày mà
đêm nay không ai thèm hỏi đến.
Càng về đêm, trời càng lạnh. Tuyết vẫn cứ rơi đều trên hè phố. Bé bán diêm thấy người mệt lả.
Đôi bàn chân bây giờ tê cứng, không còn chút cảm giác. Bé thèm được về nhà nằm cuộn mình trên
chiếc giường tồi tàn trong góc để ngủ một giấc cho quên đói, quên lạnh. Nhưng nghĩ đến những lời
đay nghiến, những lằn roi vun vút của người mẹ ghẻ, bé rùng mình hối hả bước mau. Được một lát,
bé bắt đầu dán mắt vào những ngôi nhà hai bên đường. Nhà nào cũng vui vẻ, ấm cúng và trang
hoàng rực rỡ. Chỗ thì đèn màu nhấp nháy, chỗ có cây giáng sinh với những quà bánh đầy mầu. Có
nhà dọn lên bàn gà tây, rượu, bánh trái trông thật ngon lành. Bất giác bé nuốt nước miếng, mắt hoa
lên, tay chân run bần bật, bé thấy mình lạnh và đói hơn bao giờ hết. Đưa tay lên ôm mặt, bé thất
thểu bước đi trong tiếng nhạc giáng sinh văng vẳng khắp nơi và mọi người thản nhiên, vui vẻ, sung
sướng mừng Chúa ra đời…
Càng về khuya, tuyết càng rơi nhiều. Bóng tối, cơn lạnh lẫn cơn đói như phủ lên, như quấn vào
hình hài nhỏ bé ốm yếu. Bé vào núp bên vỉa hè giữa hai dẫy nhà cao để tránh cơn gió quái ác và
tìm chút hơi ấm trong đêm. Ngồi nghỉ một lát, chợt nhớ ra bao diêm, bé lấy ra một cây, quẹt lên để
sưởi cho mấy ngón tay bớt cóng. Cây diêm cháy bùng lên thật sáng, thật ấm, nhưng chỉ một lát thì
tắt mất, làm bé càng bực mình hơn trước. Bé thử quẹt lên một cây diêm thứ hai. Khi cây diêm cháy
bùng lên, bé thấy trước mặt mình một bàn đầy thức ăn, những món đặc biệt của ngày lễ giáng sinh.
Bé mừng quá, đưa tay ra chụp lấy thì ngay lúc ấy cây diêm tắt, để lại bé trong bóng tối dầy đặc, với
cái lạnh bây giờ càng khủng khiếp hơn. Bé sợ quá, sợ lạnh, sợ tối, vội vàng lấy bao giấy đổ diêm ra
hết, rồi cứ quẹt lên từng cây một, hết cây này đến cây khác. Trong ánh sáng của mỗi cây diêm bé
thấy mình được về nhà, được gặp lại người mẹ thân yêu. Mẹ âu yếm bế bé đến gần bên lò sưởi,
mặc cho bé chiếc áo choàng dài thật ấm, thật đẹp, xong nhẹ nhàng đút cho bé từng miếng bánh
ngon. Mẹ trìu mến ôm bé vào lòng, vuốt ve, hỏi han đủ chuyện. Mồi lần que diêm tắt, hình ảnh
người mẹ thân yêu tan biến, bé hoảng sợ, vội vàng quẹt lên một que khác, mẹ lại hiện ra. Cứ như
thế, tay bé cứ say sưa quẹt hết mớ diêm này đến mớ diêm khác. Rồi như người điên, bé lấy que
diêm châm vào cả hộp diêm. Khi ánh lửa bùng lên, bé thấy mẹ cúi xuống bế bé lên, mang bé bay
bổng về nơi đầy tiếng hát, đầy những người thân yêu, bé không còn thấy lạnh, thấy đói gì nữa.
Sáng hôm sau, những người trong phố tìm thấy em bé đáng thương nằm chết bên cạnh đống
diêm vãi tung tóe trong ngõ hẻm.

Bài làm 3


Đó là một đêm cuối năm đầy rét mướt với hơi sương phủ ngập, vậy mà chúng tôi vẫn lang thang
trên phố trong chiếc giỏ của cô bé tội nghiệp. Lúc này, đường phố đã dần thưa thớt ít người qua lại,
ánh đèn sáng rực từ cửa sổ chiếu xuống lòng đường và mùi ngỗng quay lan tỏa khắp nơi. "Thời
khắc giao thừa sắp đến rồi mà sao cô chủ vẫn chưa về nhà nhỉ?" Ai nấy trong chúng tôi đều có
cùng suy nghĩ về điều đó nhưng chỉ biết nằm im bất động và cầu nguyện rồi ai cũng sẽ được người
tốt bụng nào đó mua và mang về nhà để đón năm mới trong sự ấm cúng.
Lời cầu nguyện của chúng tôi có lẽ sẽ không trở thành sự thật. Bởi đêm ba mươi thì còn ai ra
đường để mua diêm làm gì nữa cơ chứ? Giờ này mọi người đã sum vầy bên gia đình, thưởng thức
bữa ăn cuối năm bên cạnh lò sưởi ấm áp và đón chờ năm mới đến. Tất cả mọi người trong chúng
tôi ai cũng hiểu điều đó và chắc hẳn cô chủ nhỏ bé của chúng tôi cũng biết điều đó. Nhưng bước
chân của cô không ngừng lại mà vẫn đi mãi, lang thang trong gió rét với một niềm hi vọng đang dần
chìm vào vô vọng. Niềm hi vọng đang dần biến mất và thay vào đó là vẻ mặt lo lắng dẫn hiện rõ
trên gương mặt của cô bé tội nghiệp. Không gian xung quanh đang dần chìm vào tĩnh lặng bởi
tiếng bước chân người đi bộ đang thưa dần. Mùi ngỗng quay càng lúc càng đậm hơn khiến bước
chân cô gái nhỏ nhanh hơn. Qua khe hở của bao diêm, chúng tôi thấy sự tuyệt vọng đã bắt đầu
hiện rõ hơn trên đôi mắt cô chủ. Có lẽ, khung cảnh xung quanh gợi lại trong cô những kỉ niệm mà
cô vẫn hằng mong chúng sẽ trở thành sự thật. Cô nhớ lại năm xưa cũng được đón giao thừa cùng
bà nội hiền hậu ở nhà. Nhưng thời gian hạnh phúc của cô bé thật ngắn ngủi khi thần chết đã cướp
người bà của em đi mất. Từ khi gia sản tiêu tan, gia đình em phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây
trường xuân bao quanh để đến một xó tối tăm. Hằng ngày, cô bé phải nghe những lời mắng nhiếc
thậm tệ của người bố vì tù túng mà trở nên thô bạo. Em không còn được chăn ấm nệm êm, không
còn những bữa ăn ngon mà thay vào đó là hoàn cảnh đáng thương.
Đêm đã về khuya, đôi bàn tay nhỏ bé của cô chủ như đang dần tê cứng lại. Tiếng bước chân của
cô chậm rãi và dừng lại ở góc của hai ngôi nhà trên phố. Thoáng một suy nghĩ hiện trên nét mặt, cô
đang suy ngẫm về điều gì đó. Lặng lẽ ngồi xuống, bỗng cô rút một trong chúng tôi và quẹt qua cọ
trên bao diêm. Anh bạn của tôi nhoẻn miệng cười như được tự do, bén lửa rất nhanh và vụt tắt để
lại đốm than hồng rực trên thân diêm. Chúng tôi không biết được cô chủ đang nghĩ về điều gì,

nhưng trong ánh mắt của cô chủ ánh lên một niềm vui và hình như cô cũng hé nở nụ cười. Thấy
vậy, chúng tôi cũng bớt đi một phần nào đó lo âu. Nhưng lại đầu một nỗi khó hiểu khác khi cô duỗi
chân ra, đờ đẫn khi nhìn que diêm vừa vụt tắt. Nét mặt hiện lên suy nghĩ của cô bé, một hồi sau
chúng tôi mới hiểu rằng, nếu như cô chủ không bán được chúng tôi cho ai đó lúc trở về sẽ bị cha
mắng chửi. Thở dài một hơi, cô lại quẹt tiếp một anh bạn thứ hai của chúng tôi. Que diêm vừa sáng
thì mắt cô lại ánh lên một niềm vui mới. Khuôn mặt cô đỏ hồng rạng rỡ, nhưng khi que diêm vừa tắt
cô lại hụt hẫng như trước. Lúc này phố xá đã vắng tanh và lạnh ngắt không còn tiếng bước chân
qua lại nữa. Trong tiếng thở dài của cô, chúng tôi dường như biết được điều cô đang suy nghĩ. Cô
nghĩ rằng những trận đòn không thể tránh được khi trở về nhà như những hôm trước rồi cũng sẽ


đến. Chúng tôi thường xuyên chứng kiến điều đó nên không quá khó để nhận ra qua nét mặt của
cô gái tội nghiệp. Chợt cô ngừng suy nghĩ và rút que diêm tiếp theo, nhưng lần này cảm thấy như
anh bạn của tôi cháy lâu hơn. Không biết cô đang nghĩ về điều gì, nghĩ đến cây thông nô-en với
những ngọn nến sáng rực hay điều gì? Khi anh bạn của tôi vừa vụt tắt thì cô lại rút ra một que diêm
nữa và quẹt chúng lên. Khi ánh sáng xanh từ anh bạn tôi bừng cháy thì cô bé bỗng cười và reo lên:
- Bà ơi! Bà cho cháu đi theo với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến mất như lò sưởi, ngỗng
quay và cây thông Nô-en lúc nãy. Cháu xin bà, đừng bỏ cháu ở đây! Trước kia, khi bà chưa về với
Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng hạnh phúc biết bao. Dạo ấy, bà đã từng bảo cháu rằng
nếu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin với Thượng đế cho cháu được
về với bà! Chắc Người không từ chối đâu!
Khi anh bạn thứ tư của chúng tôi vụt tắt thì ảo ảnh trên khuôn mặt cô bé cũng vụt tắt theo. Cô bắt
đầu lôi chúng tôi ra khỏi bao nhanh hơn và quẹt liên tục. Dường như cô đang cố níu giữ điều gì đó
để chúng không vụt mất. Lúc này chúng tôi thấy trên khuôn mặt cô là nụ cười mãn nguyện như thể
cô đã thỏa lòng mong ước. Chỉ trong chốc lát, không gian bỗng dưng tối tăm và lạnh lẽo hơn bao
giờ hết. Chúng tôi không còn thấy cô lôi những anh bạn khác ra khỏi vỏ và quẹt nữa. Chỉ thấy mờ
mờ trong bóng tối, hình như cô chủ đã gục xuống mặt đường. Chúng tôi cảm nhận được hơi thở
yếu ớt của cô gái tội nghiệp, bởi những này qua cô không được bữa ăn no và không ngừng suy
nghĩ làm sao để bán được chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy thương cho cô chủ của mình nhiều hơn
và mong sao đêm giao thừa sẽ trôi qua thật nhanh.

Sáng mồng một, khi mặt trời vừa ló dạng, chúng tôi thức dậy bởi ánh nắng sớm mai. Nhìn xung
quanh chúng tôi chỉ thấy toàn màu trắng phủ bởi tuyết. Bỗng có giọng của một người người phụ nữ
đang nhẹ nhàng gọi cô chủ với những cái lạy nhè nhẹ.
- Này cháu ơi! Cháu là con cái nhà ai sao lại nằm ở đây thế này?
Những người đi đường cũng bắt đầu xúm lại, nhiều người tò mò hỏi chuyện và không ngừng
ngắm nghía cô gái bé nhỏ với cặp má hồng và đôi môi đang mỉm cười nằm giữa những que diêm
đã cháy. Sau những cái lay người của người phụ nữa, cô chủ của chúng tôi vẫn không đáp lại.
Người phụ nữ liền áp má lên người cô và cảm nhận thấy hơi thở của cô rất yếu. Không suy nghĩ
thêm, bà lập tức bòng cô chủ và không quên nhờ người bên cạnh mang theo giỏ xách nơi chúng tôi
đang nằm theo. Khoảng mươi phút sau, chúng tôi được đặt trên một cái kệ gần một cái giường
được trải nệm trắng tinh. Phía bên kia có một chiếc lò sưởi đang được đốt cháy rực. Tiếng nói
chuyện loạn nhịp như thể đang có điều gì đó rất cấp bách xảy ra. À thì ra họ đang cố gắng để giúp
cô chủ của chúng tôi hồi tỉnh lại.


Mãi đến một giờ sau cô chủ của chúng tôi mới mở mắt ra và bắt đầu với giọng nói yếu ớt khi nhìn
thấy người phụ nữ đang ngồi cạnh bên:
- Cháu đang ở đâu vậy ạ?
Người phụ nữ đáp lại:
- Cháu hãy nghỉ ngơi cho khỏe đi rồi hẳn nói. Ta thấy cháu nằm bất tỉnh ở góc phố nên đưa cháu
về đây.
- Cháu... Cháu cám ơn cô ạ!
- Không có gì đâu! Đợi ta lấy cho cháu ly ngũ cốc nóng nhé.
Nói rồi người phụ nữ vụt đứng dậy không cần nghe những lời nói yếu ớt của cô chủ đang cố
gắng.
Chỉ vài giây sau, người phụ nữ trở lại với ly ngũ cốc trên tay và đỡ cô chủ dậy để uống từng
ngụm. Sau khi được dùng điểm tâm, tình trạng của cô chủ khỏe hơn, cô bắt đầu kể mọi chuyện cho
người phụ nữ nghe. Đến khi kết thúc câu chuyện, trên gương mặt hiền hậu của người phụ nữ đã
hai dòng nước mắt với sự thương cảm nhìn vào cô bé.
- Hãy ở lại đây với cô, cô sẽ giúp cháu vượt qua những nỗi khổ này và cho cháu một cuộc sống

tốt hơn. Hãy nhận ta làm mẹ của con!
Cô bé không đáp lại lời người phụ nữ mà ôm chằm lấy bà khóc. Trong tiếng nấc thút thít cô nói
"Con cám đấng Thượng đế đã mang người đến với con".
Đề 3: "Tôi tên là Oanh Liệt. Cái tên này cậu chủ đặt cho tôi nhờ những trận đấu oanh liệt của tôi
trên các sới chọi trong làng. Vậy mà giờ đây, cậu chủ bỏ rơi tôi để chạy theo những trò chơi mới…".
Dựa theo những lời tâm sự trên, anh (chị) hãy viết một truyện ngắn theo ngôi kể thứ nhất, kể về số
phận và nỗi niềm của một con gà chọi bị bỏ rơi.
Bài làm 1
Tôi là một chú gà chọi nổi tiếng, tôi luôn thắng trong mọi trận đấu và được mọi người biết đến với
cái tên Oanh Liệt mà ông chủ đặt cho tôi. Tôi nói thế chỉ để nhắc về cái quá khứ oai phog lẫm liệt
của mình mà cố quên đi cái tình cảnh tàn tạ hiện giờ - tôi bị ông chủ bỏ rơi. Nhân đây tôi sẽ kể về
câu chuyện của tôi - "Cuộc đời của một chàng gà oai hùng" .


Tôi sống ở một vùng quê quanh năm nghèo đói, đất đai khô cằn, thức ăn cho con người còn khôg
đủ, nhà gà chúng tôi lại càng khó khăn hơn. Chính vì thế, không muốn bị đói thì phải biết tranh
giành thức ăn của nhau. Trong gia đình gà của tôi, tôi là út nên dc ba mẹ thương yêu, chiều chuộng
như một "hoàng tử" - đấy là tôi bắt chước theo truyện "Hoàng tử ếch" mà tôi đã từng nghe trên cái
rađiô của ông hàng xóm. Những lần kiếm được nhiều thức ăn, phần lớn ba mẹ dành cho tôi, phần
còn lại chia cho các anh chị của tôi. Có lẽ vì thế, trong gia đình, tôi là đứa to khỏe nhất. Được ba
mẹ nuông chiều, tôi sinh tính hống hách, kiêu căng và háo thắng. Mấy cô gà trong vùng chẳng ai
thích tôi mặc dù tôi khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Nhưng tôi có thèm để ý đâu, họ thì bao giờ
mới thấy được "vẻ đẹp tiềm ẩn" của tôi chứ. Có khi tôi nghĩ rằng mình có nên làm một chuyến đi xa
để tất cả mọi người đều biết tôi không.
Vậy là dự tính của tôi đã thành sự thật. Sáng hôm ấy, có 1 người đàn ông đến chỗ chúng tôi để
tuyển chọn những chú gà khỏe mạnh đem lên thành phố làm gà chọi. Đúng như ý muốn, tôi cố
gắng đứng tướng sao cho thật đẹp, phô ra sự mạnh mẽ của mình. Và cuối cùng, tôi là 1 trong 3 chú
gà được chọn. Khỏi phải nói, tôi vui sướng đến mức nào. Thật ra lúc đó, tôi cũng chẳng biết thành
phố là nơi như thế nào, chỉ nghĩ đơn giản đó là nơi tôi có thể trình diễn tài năng của mình.
Sau 1 chuyến đi dài, tôi cùng 2 anh gà được đưa đến 1 căn nhà, chắc là nhà của ông chủ mới.

Nơi đây không giống như nhà tôi. Ngôi nhà này xây bằng tường hẳn hoi, còn chỗ tôi, người ta toàn
ở nhà lá, nắng thì nóng, mưa thì dột, những lúc đó gia đình tôi thường rất khổ sở. Nhưng giờ thì
chuyện đó chấm dứt rồi. Tôi được chăm sóc rất cẩn thận, được ăn ngon, chẳng phải lo nghĩ gì nữa.
Không gian mới, niếm vui mới đã khiến tôi phút chốc quên đi hình ảnh gia đình mình.
Một thời gian ngắn sau, ông chủ bắt đầu đưa tôi đến những nơi mà con người tụ tập lại rất đông sau này tôi mới biết gọi là trường gà, một vài người trong số họ ôm chú gà của mình trên tay.
Những chú gà đó trông khỏe mạnh và lực lưỡng như tôi vậy. Sáng hôm ấy là ngày đầu tiên tôi ra
trận, trước khi đi ông chủ dặn tôi bao nhiêu là điều, tôi hiểu hết mà, chỉ là khôg đáp trả được. Hôm
đó trường gà rất đông, họ đến xem tôi - lính mới đấu với anh gà đã có chiến tích lừng lẫy 3 tháng
nay. Tôi hơi lo lắng nhưng không phải là sợ hãi nhé ! Đối thủ ghê gớm thật nhưng trông tôi có kém
gì nào. Tôi ngẩng cao đầu khoe thân hình săn chắc, dùng hết sức mạnh của mình dồn đối thủ vào
đường cùng, không lối thoát. Trận đầu tiên ra mắt, tôi thắng oanh liệt. Và "Oanh Liệt" trở thành cái
tên nhớ đời của tôi về trận đó do ông chủ đặt cho hoành tráng. Những trận sau tôi liên tiếp giành
chiến thắng, nổi tiếng khắp giới chọi gà. Qua những trận thắng liên tiếp, tính kiêu căng, hống hách
của tôi ngày một tăng dần. Bất kỳ nhìn thấy 1 chú gà nào, tôi đều nhìn với vẻ khinh thường. Tôi rất
tự hào về bản thân mình, tự hào về sức mạnh của mình. Đó là những ngày tháng huy hoàng nhất
mà tôi ko bao giờ quên dc.
Nhưng rồi... tôi cũng già. Đấu là lúc tôi không còn nhanh nhẹn và sức khỏe như ngày trước nữa,
nhưng tôi vẫn luyện tập với ông chủ để chiến đấu tiếp. Một bưởi sáng nọ, như thường lệ, ông chở


tôi đến trường gà. Lần này ông chủ dặn đi dặn lại rất kỹ rằng tôi nhất định phải thắng trận này. Đối
thủ lần này không có thân hình lực lưỡng như tôi, tôi chắc ăn sẽ thắng. Khi vào trận, tôi coi thường
hắn, chẳng những tôi không sấn tới mà còn nhường hắn 1 bước. Hạ hắn dễ như ko ấy mà ! Nhưng
ko, hắn tấn công tôi liên tục, 2 chiếc cựa và bộ móng sắc của tôi giờ chẳng làm dc gì. Thế đó, tôi đã
thua 1 trận ê chề. Mọi người xúm vào xỉ vả tôi, những người đặt tiền vào tôi đến đá tôi mỗi người 1
phát. Đáng sợ hơn, ông chủ giận dữ bế thốc tôi lên, phóng xe như bay đưa tôi đến 1 nôi lạ rất ồn
ào, mùi khó chịu bao trùm lấy nơi đây.
Thật tình cờ, tôi găp lại anh gà cùng quê, cùng dc ông chủ của tôi nuôi, nhưng bây giờ anh cũng
ở đây giống như tôi. Chúng tôi nhìn nhau, Bất Bại và Oanh Liệt nhưng chẳng còn như vậy nữa.
Chúng tôi chỉ biết nhớ về quá khứ hào hùng ngày trước, đau đớn khi từ 1 chàng gà khỏe mạnh

thành kẻ thân tàn ma dại. Tôi cứ nghĩ rằng mình sẽ nằm đây chờ ông chủ đến đón, nhưng, anh Bất
Bại bị 1 người đàn ông bắt đi, tôi chỉ nghe anh thét lên 1 tiếng rồi im bặt. Tôi bắt đầu thấy sợ rồi, tôi
đang nằm đây và chờ đợi 1 điều tồi tệ sẽ xảy đến với tôi như anh Bất Bại vậy
Bài làm 2
Tôi tên là Oanh liệt. Vâng cái tên này cậu đã đặt cho tôi đúng vào cái ngày tôi hạ gục đối phương
để vươn lên làm bá chủ trên sới chọi gà. Ôi cái ngày huy hoàng ấy đối với tôi sao mà đáng nhớ biết
bao. Vậy mà giờ đây, quá khứ của tôi mãi mãi chỉ là quá khứ.
Tôi sinh ra trong một gia đình đông đúc có tới trên dưới chục anh em. Mẹ tôi hiền lành và chăm
chỉ. Bà thường rong ruổi đi rất nhiều nơi để kiếm về cho anh em chúng tôi những miếng mồi thơm
ngon và bổ. Nhờ mẹ mà anh em chúng tôi đứa nào đứa nấy đều có dáng vóc và sức khỏe khác
thường. Từ khi còn rất nhỏ, chúng tôi đã được dự báo sẽ trở thành những chiến binh hùng mạnh.
Thực ra người để lại cho anh em chúng tôi nhiều ấn tượng hơn cả lại là bố của tôi. Khi còn trẻ bố
tôi hùng tráng và oai phong lắm. Nghe nói bố tôi đã từng qua tay nhiều ông chủ và giành được
nhiều giải thưởng trên khắp các sới gà. Khi bố tôi sắp không thi đấu nữa, anh em chúng tôi cũng
được xem ông lên đài vài trận nữa. Những trận ấy ông đều thắng cả và quả thực ông đã trở thành
một tấm gương lớn, trở thành niềm kiêu hãnh cho cả gia tộc chúng tôi.
Anh em tôi lớn lên tất cả đều đi theo con đường của bố. Ông cũng chính là người dạy anh em
chúng tôi những thế đánh đầu tiên. Bao giờ cũng vậy, đã thành lệ, cứ một anh em nào đó trong gia
đình của tôi sắp đi theo một ông chủ mới thì bố mới truyền cho những thế đánh tuyệt vời để chiến
đấu và để hộ thân. Ngày tôi đi theo chủ mới, bố cũng dạy tôi điều đó.
Ông chủ của tôi nghe đâu là một người ham mê gà chọi lắm. Ông đã từng đi khắp nơi để chọn gà
và tôi cũng chưa hiểu lý do nào khiến ông chủ lại chọn lựa gia đình của chúng tôi. Tôi cứ nghĩ ông


chủ tôi già lắm thế nhưng khi gặp tôi mới biết ông còn rất trẻ và vì thế, từ đấy để cho thân thiết tôi
đổi gọi ông là cậu chủ.
Ngày đầu tiên về nhà mới, cậu chủ rất chăm chút cho tôi. Cậu cho tôi ở trong một ngôi nhà rộng
rãi và thoáng mát. Tôi nghĩ nó thật xứng đáng với cái vóc dáng và sự oai vệ của tôi. Đúng một
tháng sau đó, tôi bước vào một sới chọi chính thức lần đầu tiên. Hôm ấy tôi gặp một cậu choai
hung hăng lắm. Cậu ta to khỏe và lực lưỡng hơn tôi nhưng những miếng đòn thì xem ra dở ẹc.

Chính vì thế mà chỉ chưa đầy ba hồ đấu, tôi đã hạ gục cậu choai kia.
Hôm ấy cậu chủ hí hửng và vui mừng lắm. Cậu đã bế tôi đi để khoe mẽ khắp với bạn bè. Cậu nói
cậu tin tôi sẽ là một con chọi oanh liệt nhất. Nghe những lời nịnh nọt của cậu chủ, tôi kiêu hãnh lắm.
Kể từ ngày ấy, tuần nào tôi cũng tung hoành trên các sới chọi khắp đó đây. Cậu chủ quả là người
đi nhiều và biết nhiều nơi thật. Những lần cùng cậu chủ đi chu du như thế, tôi đã tha hồ học được
thêm nhiều miếng đánh khác nhau. Kinh nghiệm trận mạc của tôi ngày càng thêm dày dạn. Thú
thực trong những lần ra quân ấy, có trận tôi hạ gục đối thủ rất nhanh nhưng có trận tôi cũng suýt
nữa thì toi mạng. Nhưng trong tất cả những lần như thế, nhờ những miếng đánh gia truyền, cuối
cùng tôi đều đã áp đảo được đối phương.
Trong đời chiến, đã dự bao nhiêu lần, tôi cũng không nhớ. Nhưng có hai trận đấu mà tôi không
thể nào quên. Trận thứ nhất là trận tranh giải quán quân với một anh chọi nổi danh đã từng ẵm cái
giải ấy một năm về trước. Nghe đâu, người ta gọi anh là Hùng xám. Và quả thực khi mạnh, thế
đánh của hắn ta dữ thật. Mỗi lần hắn ta vỗ cánh vung chân là một lần đối phương phải tối tăm mặt
mũi, nhưng khi yếu hắn ta lại thủ thế rất vững vàng. Nghe nói mấy anh bạn trước đây của tôi đều bị
nó đánh cho tàn phế.
Hôm ấy, trời nắng rất to. Tôi với nó đánh đã hết bốn hồ mà không phân chia thắng bại. Hai bên
đều mệt lử, chỉ còn tinh thần là vẫn vững vàng thôi. Sang hiệp thứ năm, tôi bị Hùng xám cựa cho
toác đầu chảy máu. Nhưng nghĩ đến danh dự của cha tôi, tôi đã quyết dùng miếng đánh hiểm cuối
cùng. ấy là miếng đánh mà bố tôi đã dạy trước khi tôi về nhà cậu chủ. Bố tôi dặn kỹ nếu không thực
sự rơi vào lúc lâm nguy, tôi không được phép dùng thế đó. Quả nhiên thế đánh thật là hiểm ác. Chỉ
cần vung ra hai cựa, tôi đã lấy đi đôi mắt của đối phương. Trận chiến hôm ấy kết thúc, phần thắng
thuộc về tôi nhưng tôi chẳng lấy gì làm vui mừng lắm.
Sau lần ấy, tôi yếu hẳn đi. Hai tháng sau, tôi theo cậu chủ lao vào một cuộc thách đấu. Nhưng lần
này tôi bại rất nhanh bởi một tay mặt mày còn non choẹt. Trận đấu kết thúc nhanh và cậu chủ thì vô
cùng thất vọng. Sau trận ấy, đến một tháng sau tôi chẳng thấy cậu chủ để ý đến tôi. Tôi nghĩ chắc
cậu không còn dùng tôi nữa. Giờ đây chắc cậu lại đi tìm một chú choai khác thay tôi. Nhưng không,
cậu chủ không chơi gà chọi nữa. Nghe nói cậu có nhiều trò chơi mới ham thích hơn cơ. Cậu


thường đi từ rất sớm và về rất muộn. Hãn hữu lắm cậu mới rẽ qua vứt vài nắm gạo cho tôi nhưng

lại chẳng thèm ngó ngàng gì.
Cuộc sống của tôi cứ thế trôi đi buồn tẻ và chán nản. Giờ đây, tôi không lâm trận nữa và cũng
chẳng được sống những ngày có ý nghĩa như của cha tôi. Tôi đang nằm đây và chờ đợi. Tôi mơ về
quá khứ và chờ đợi về một điều tồi tệ sẽ đến ở tương lai. Ôi cái kết cục cho một chiến binh oanh
liệt thật là buồn tẻ. Tôi không trách giận và đâu có quyền trách giận cậu chủ tôi. Cuộc đời của tôi
dành cho chiến trận. Và khi không còn sức mà đánh nhau được nữa thì sự tồn tại của tôi cũng đâu
có ích chi. Với tôi hiện tại thật là đáng tiếc nhưng một quá khứ oai hùng cũng đủ để tôi cảm thấy tự
hào và kiêu hãnh với cha tôi
Đề 4: Sáng tác một truyện ngắn (đề tài tự chọn, mang ý nghĩa xã hội) có tác dụng giáo dục thiết
thực đối với tuổi trẻ hiện nay
Bài làm 1
Vở của các con đâu?
Năm tôi 13 tuổi, bố gọi tôi và hai cậu em trai vào phòng đọc sách. Tôi rất lấy làm hứng chí. Gọi là
phòng đọc sách nhưng chúng tôi biết thừa nó là phòng trò chơi, nơi những "người đàn ông" thường
cùng đua xe, câu cá nhựa hoặc xem phim.
- Mỗi đứa mang một cuốn vở và một cái bút tới đây! – Bố ra lệnh ngay khi chúng tôi vừa bước tới
cửa phòng.
Chúng tôi đứng sững nhìn nhau lo lắng! Yêu cầu của bố nghe rất bất thường và đáng e ngại – cứ
như là sắp làm bài tập ấy.
Khi đã tìm được vở và bút cho mình, quay lại "phòng chơi", chúng tôi thấy bố đã bày sẵn bàn với
ba cái ghế nhựa, kèm theo một tấm bảng lớn treo trên tường. Bố chỉ chúng tôi ngồi vào ghế nhựa,
chứ không phải là cái ghế đệm bông êm ái, dù nó chỉ cách chúng tôi có một gang tay.
- Bố muốn các con phải tập trung hết sức, bố nói như một buổi kinh doanh - đó là lý do các con
cần ngồi ghế nhựa, chứ không phải là ghế đệm bông!
Ngay lập tức chúng tôi rên lên:
- Mẹ đâu rồi ạ? Hay là chúng ta đợi mẹ! – cậu em út tính kế hoãn binh.
- Có lâu không ạ? – Cậu em kế tôi thở dài.
Tôi thì chỉ ngồi im lặng trên ghế nhựa cứng đơ.



- Mẹ đi chợ phải vài tiếng nữa mới về, và việc này không liên quan đến mẹ, bố nói. - Và việc này
kéo dài bao lâu là tuỳ thuộc ở các con. Các con càng hợp tác thì chúng ta càng hoàn thành nhanh
chóng. Hiểu không?
- Rồi ạ! Chúng tôi đáp lại uể oải.
- Từ bây giờ chúng ta sẽ có buổi học vào các sáng thứ bảy. Chỉ "những người đàn ông" chúng ta
mà thôi. Bố sẽ dạy các con những gì bố đã học về cuộc sống. Đó là trách nhiệm của bố để chuẩn bị
cho các con thành những người đàn ông - những người sẽ đóng góp cho cộng đồng và cho cả thế
giới. Trách nhiệm này, bố thấy rất quan trọng và nghiêm túc.
Tôi ngắt lời:
- Bố sẽ dạy bọn con mọi điều về cuộc sống ạ?
- Tất cả những gì có thể.
- Nhưng như thế thì mãi mãi cũng không học hết!
- Có thể...- Bố nói nhỏ, vẻ suy nghĩ, rồi bắt đầu viết lên bảng - có thể lắm...
Trong suốt ba năm, dù khoẻ hay ốm, bố vẫn giữ đúng lịch dạy chúng tôi về kĩ năng và những ứng
xử đời sống vào thứ bảy hàng tuần. Bố dạy rất nhiều: Vệ sinh cá nhân, tuổi dậy thì, các nghi thức
xã giao, cách đối xử bình đẳng, sự kính trọng người già, tôn trọng những ngư¬ời phụ nữ, đạo đức
nghề nghiệp, quản lý tiền nong, trách nhiệm với cộng đồng... Chúng tôi viết kín hết cuốn vở này đến
cuốn vở khác.
Năm nay, tôi đã 16 tuổi và đã trở thành một học sinh Trung học phổ thông, những bài học đã bớt
dần đi. Tôi và các em cũng đã lớn lên dần. Chúng tôi bắt đầu bận rộn và cũng bắt đầu vấp váp với
những khó khăn. Những lúc ấy, chúng tôi thường ngồi lại, nghĩ tới những điều bố cho ghi trong vở
ngày xa, vì những điều ấy trước đây bố đã từng nhắc tới.
Mới đây, bố gọi riêng tôi ra và nói:
- Bố sẽ dạy con đến khi con 18 tuổi, phần còn lại của "bài học" con bắt đầu phải tự gom nhặt
trong cuộc sống mà thôi!
Tôi khoanh tay lễ phép:
- Thưa bố! Giờ đây con đã hiểu những việc làm của bố từ trước đến nay. Con chỉ mong sau này
mỗi khi đi xa trở về, bố lại chữa những bài tập về cuộc sống hết sức phong phú này cho con.



Bài làm 2
Độ gần tháng nay, tiệm vàng Kim Tín đóng cửa. Người ta đồn đại xôn xao đủ chuyện. Nào là vợ
chồng chủ tiệm lừa đảo tiền tấn, tiền tỉ rồi bỏ trốn. Nào là ông chồng ôm vàng rồi cùng bồ nhí ra
nước ngoài du lịch, bà vợ đang đi tìm…
Nhưng sự thật thì không phải như vậy.
Cách đây khoảng hơn chục năm, ông Tín, bà Kim đều là giáo viên Toán của trường trung học phổ
thông huyện. Ngày ngày,vợ chồng chở nhau đi dạy bằng chiếc xe đạp cũ kĩ. Hai đứa con một trai,
một gái phải nhờ bà ngoại trông nom giúp.
Loay hoay trong cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo nàn, túng thiếu, họ đâm chán. Một hôm, bà
Kim bảo chồng là để bà xin nghỉ mất sức,kiếm một số tiền làm vốn buôn bán. Ông Tín ngần
ngại,phân vân mãi rồi cũng phải chiều ý vợ.
Trường huyện giáo viên khá đông. Sở Giáo Dục lại đang có chủ trương giảm biên chế nên
nguyện vọng của bà Kim được chấp thuận. Bà nhanh chóng bắt tay vào việc thực hiện ý định đổi
đời.
Đúng ra mà nói, ông Tín chỉ giỏi chuyên môn chứ mọi việc lớn nhỏ trong nhà, bà Kim lo cả. Bà
vay đông vay tây, góp thêm vào số tiền hưu non được lãnh, tổng cộng được hơn chục triệu. Và thế
là một cửa hàng tạp hóa nho nhỏ ra đời ngay tại nhà mẹ bà."Mèo nhỏ bắt chuột con", bà Kim tự
nhủ. Việc làm ăn buôn bán cần có người hàng tuần chạy lên tận chợ tỉnh lấy hàng nên ít lâu sau,
ông Tín cũng xin nghỉ dạy.
Quả là "phi thương bất phú". Sáu, bảy năm sau, ông bà đã mua được miếng đất gần chợ và xây
lên căn nhà rộng rãi. Cửa hàng tạp hóa của chị khang trang hơn,đông khách hơn. Tiền lãi một
tháng bằng mấy tháng lương của cả vợ lẫn chồng hồi còn dạy học.
Xưa nay, người ta thường bảo đồng tiền có ma, chẳng rõ thực hư ra sao nhưng sức hút của nó
đối với những kẻ đang mê làm giàu thì ghê gớm lắm! Có một lại muốn có hai, ba… năm…
bảy.Đồng tiền thúc bách bà Kim xoay sở, nghĩ ra khối cách kiếm tiền. Ông Tín cũng bị vợ cuốn vào
vòng xoáy.
Bà Kim đứng ra lập mấy đường dây chơi họ (hụi) mà bà là đầu thảo, nhiều người tin tưởng tham
gia. Ít thì vài trăm một tháng cho cánh giáo viên, nhân viên ở huyện;nhiều thì một triệu, một triệu
rưỡi cho đám các bà các cô buôn bán trong chợ hoặc ngoài phố huyện… Bà Kim thu tiền, ghi sổ
sách, theo dõi người đóng, người rút. Mỗi tháng, tự nhiên bà được lãi năm, bảy phần trăm, nhẹ như

không!


Chảng lẽ là bà chủ nhỏ mãi sao? Bà Kim nghĩ bụng mình sắc xảo nào có kém ai. Bà muốn thành
bà chủ lớn. Mà cái tính bà nghĩ là phải làm bằng được. Bà sang nhượng lại cửa hàng tạp hóa rồi
thuê hẳn nhà ông trưởng phòng nông nghiệp ở mặt tiền phố huyện, mở tiệm vàng. Ông Tín run,
nhưng bà Kim thì cương quyết. Bà lấy Kim Tín làm tên tiệm.
Mải làm ăn, ông bà chẳng để ý đến thằng Phúc,đứa con đầu lòng đã mười sáu tuổi, cái tuổi "dở
hơi" chẳng còn là trẻ con mà cũng chưa thành người lớn. Sẵn tiền thiên hạ đưa cho mẹ nó, nó lén
lấy ăn chơi vung vít. Tí tuổi đầu, nó đã thuộc lòng mấy chiêu quậy phá của lũ con nhà giàu hư
hỏng. Nó nhập vào băng "CNG" - tức Con Nhà Giàu - khét tiếng nghênh ngang,phách lối, luôn gây
rối ở phố huyện này.
Bị đám bạn xấu rủ rê, thằng Phúc cũng tập tành bia bọt, hút hít. Một lần đi qua đêm,rồi hai lần, ba
lần "đi bụi", nó bị đuổi học. Bố mẹ nó đến trường van xin, năn nỉ cũng chẳng ăn thua.Anh giáo Tín –
nay đã là ông chủ tiệm vàng Kim Tín bứt tóc kêu trời: "Cha dạy học, con đốt sách!".
Một buổi tối, thằng Phúc không có nhà, chú Lâm công an khu vực đến báo cho bố mẹ nó biết là
nó chơi ma túy. Ông Tín giật bắn người, bật thốt lên: "Chết tôi rồi! Con ơi là con!". Bà Kim nhìn trân
trân một lúc rồi lắc đầu: "Không thể như thế được! Chắc chú nhầm!". Chú Lâm xua tay: "Thôi được
rồi! Anh chị sẽ thấy tận mắt".
Tối thứ bảy, chú Lâm tới bảo ông Tín đi theo. Hai người đến quán Karaoke "Phiêu bồng" ở cuối
thị trấn. Chú Lâm chỉ chiếc xe Attila của thằng Phúc dựng sát hàng rào trước rồi ra hiệu cho ông Tín
cùng vào. Chủ quán nghe nói là ông chủ tiệm vàng Kim Tín tìm con có việc liền chỉ phòng số 3. Chú
Lâm nhờ anh ta gọi hộ nhưng cửa phòng đã khóa trong. Sẵn chùm chìa khóa luôn mang theo, anh
ta mở cửa. Ông Tín bàng hoàng: thằng con ông đang dí mũi vào miếng giấy bạc cầm trên tay, còn
tay kia cầm chiếc bật lửa. Vuanh nó, ba bốn đứa phê heroin, nằm lăn lóc.
Ông Tín nghiến răng, túm cổ thằng Phúc lôi lên xe chở về. Suốt dọc đường, nó cứ ngật ngà ngật
ngưỡng. Bà Kim ra đón, thấy con rã rượi thì bật khóc. Suốt một tuần,vợ chồng ông nhốt nó trong
buồng. Mỗi lần đến cơn nghiện, nó gào thét, tự cào cấu rách cả mặt mũi, áo quần. Một bác sĩ được
thuê riêng để giúp đỡ ông bà Tín chăm sóc, thuốc men cho nó.
Ông Tín nằm ngửa trên đi-văng, vắt tay lên trán, xâu chuỗi lại tất cả những hiện tượng bất thường

của đứa con trai trong thời gian gần đây và khẳng định đúng là nó nghiệm.Khuyên nhủ con ư? Từ
lâu, thằng Phúc đã bỏ ngoài tai lời cha, lời mẹ. Đánh đập nó ư? Nó lớn rồi, ông không thể! Chỉ có
một con đường là đưa con đi tập trung tâm cai nghiện mà thôi. Và ông tự trách vì ham làm giàu mà
vợ chồng ông buông lỏng việc giáo dục con, nên mới ra nông nỗi này.


Bà Kim khóc hết bao nhiêu là nước mắt, nhưng đã muộn màng. Âm thầm tthu xếp mất mấy ngày,
thuyết phục mãi thằng Phúc mới miễn cưỡng lên xe. Chiếc xe du lịch rời phố huyện lúc trời chưa
sáng…



×