Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài luận y học anti vaccine

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.14 KB, 16 trang )

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

ANTI VACCINE

Tp. HCM, 08/2016
1


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy, các cô trong bộ
môn Quản lý bệnh viện và bộ mô Kinh tế y tế Khoa Y - Đại học quốc gia TP.Hồ Chí
Minh trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn chúng em trong môn học. Các thầy, các
cô không chỉ cung cấp kiến thức, những vấn đề mới nhất, tiến bộ nhất cả ở trong nước và
quốc tế mà còn giúp chúng em nêu bật lên các vấn đề nổi cộm trong vấn đề Quản lý bệnh
viện và Kinh tế y tế nước ta hiện nay. Không dừng lại chỉ về chuyên môn, các thầy, các
cô còn là những người truyền ngọn lửa đam mê đến với chúng em, để chúng em sống và
học tập hết mình với niềm đam mê được xây dựng trên nền tảng ấy.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Thế Dũng,
người chủ nhiệm bộ môn tận tình cũng như là người thầy đã không tiếc thời gian, công
sức để đứng lớp giảng dạy, hướng dẫn chúng em từng chút từng chút một, từ những vấn
đề to lớn nhất đến những vấn đề chi tiết nhất của môn học, của cuộc đời hành nghề y.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tạo điều kiện,


hỗ trợ cho chúng em nơi học tập vừa khang trang vừa có chút gì đó liên kết, gần gũi hơn
với môn học.
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Y - Đại học quốc gia
TP.Hồ Chí Minh và Ban điều phối module đã thiết kế chương trình, môn học này. Bởi lẽ
những kiến thức chúng em thu thập được từ đây không chỉ đơn giản là lý thuyết suông
mà chúng còn là hành trang quý báu trong suốt cuộc đời hành nghề y của mình, với mục
đích cuối cùng là để nâng cao chất lượng y tế nói chung và hướng đến sự nghiệp chăm
sóc sức khỏe cho toàn xã hội phát triển bền vững.
Với vốn kiến thức bản thân còn hạn chế và nhận thức chưa đạt đến độ sâu sắc nhất
định, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài thu hoạch này.
Kính mong nhận được sự cảm thông cùng những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy,
các cô.
Trân trọng.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 08 năm 2016

2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

TÓM TẮT
Trong 2 module vừa qua – module Quản lý bệnh viện và module Kinh tế y tế có rất
nhiều vấn đề được đặt ra, hầu hết đều là những vấn đề nổi bật, trọng yếu trong ngành y tế.
Em xin được trình bày về vấn đề “anti vaccine”. Một vấn đề em đã và đang tồn tại từ
trước cho đến nay, đặc biệt là trong thời gian gần đây phong trào antivaccine trên mạng
xã hội đang lan truyền một cách nhanh chóng.
Trong giới hạn bài viết này sẽ tập trung tìm hiểu lí do dẫn đến anti vaccine ở các bà
mẹ, cũng như tình trạng anti vaccine đang lan nhanh qua trang mạng xã hội. từ đó thảo
luận đưa ý kiến đóng góp cho vấn đề này.

MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cảm ơn

2

Tóm tắt

3

Mục lục

3

Danh sách hình vẽ

4

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

5

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

6

2.1/ Vaccine là gì?


6

2.2/ Một số hạn chế của vaccine.

6

2.3/ Những bệnh được thanh toán tại Việt Nam nhờ Vaccine

8

2.4/Hệ lụy từ phong trào anti vaccine

9

2.5/ Nguyên nhân thúc đẩy anti vaccine

9

2.5.1 Tác động của các bài viết khoa học thiếu trung thực.

9

2.5.2 Sự thổi phồng của các bài báo về tai biến tiêm vaccine.

10

2.5.3. Lo lắng, ban khoan của người dân

11


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG

12

3.1/ Thực trạng anti vaccine lan nhanh trên các mạng xã hội

12

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

15

4.1/ Kết luận

15

4.2/ Kiến nghị

15
3


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Tài liệu tham khảo

16

DANH SÁCH HÌNH VẼ


Danh sách hình
Tên hình
Hình ảnh 01

Trang
Kết quả tìm kiếm qua website www.google.com.vn với

4

từ khóa “tai biến tiêm vaccine”
Hình ảnh 02

Hình ảnh trang facebook “ vaccine nên hay không nên” 10
thu hút gần 10000 thành viên.

Hình ảnh 03

Bình luận hưởng ứng bài viết của trang “vaccine nên 11
hay không nên”
13

4


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Trước khi vắc xin ra đời, các bệnh như bại liệt, sởi, rubella, bệnh đậu mùa, bệnh bạch
hầu, ho gà, uốn ván, lao… thường là các bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong hoặc di chứng

suốt đời và có thể gây thành đại dịch. Từ khi có vắc xin, trên thế giới tỉ lệ tử vong do các
bệnh này gây ra giảm đáng kể. Việc tiêm chủng đúng lịch và đủ liều sẽ giúp làm giảm
nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm cho bé.
Phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vắc xin cho trẻ là điều vô cùng quan trọng, giúp trẻ
tránh được những căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ như: Bạch hầu, ho gà, uốn
ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ, sởi, quai bị... Đồng thời giúp trẻ giảm thiểu
những rủi ro về tử vong, biến chứng, di chứng so với nhóm không tiêm phòng. Hầu hết
các vắc xin tiêm cho trẻ em có hiệu lực đối với khoảng 85% - 95% các trường hợp được
tiêm chủng. Cũng giống như bất cứ loại thuốc nào Nhiều nghiên cứu khoa học và Trung
tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC), đều cho rằng vaccine có tác dụng
phụ không đáng kể. Những ảnh hưởng của vaccine tới trẻ sau khi tiêm chủ yếu là đau ở
chỗ tiêm, sốt nhẹ nhưng đều có thể đẩy lùi bằng thuốc hạ sốt và kháng sinh. Trường hợp
nặng hơn như trẻ co giật là rất hiếm gặp, tuy nhiên đều có thể được chữa trị và không để
lại di chứng. Một số trẻ nhạy cảm với các thành phần của thuốc sẽ được xét nghiệm kỹ
trước khi các bác sĩ đưa ra quyết định tiêm vaccine.
Một thống kê khác của CDC hồi tháng 4/2017 cho thấy có tới 3/4 số trẻ em tử vong vì
dịch cúm từ năm 2010 – 2014 đã không được tiêm phòng đầy đủ. Hơn một nửa trong số
này được coi là khỏe mạnh trước khi mắc bệnh. Nghiên cứu của Nathan Lo từ Đại học
Stanford cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêm phòng vaccine đầy đủ: chỉ cần tỷ lệ
tiêm phòng sởi, quai bị và rubella (MMR) tại Mỹ giảm 5%, nước Mỹ sẽ phải đối phó với
ít nhất 150 ca bệnh liên quan mỗi năm, tiêu tốn ít nhất 2,1 triệu USD cho công tác phòng
và chữa bệnh.
Vaccine không chỉ bảo vệ bản thân mà còn bảo vệ những người xung quanh. khi mọi
người được tiêm vắc xin, sẽ ít có khả năng lây bệnh cho cộng đồng. Vắc xin không chỉ
bảo vệ cho một cá nhân cụ thể mà cho cả cộng đồng. Đó là lý do tại sao vắc xin lại có vai
trò quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng trong việc ngăn ngừa bệnh tật. Giảm chi phí
khám chữa bệnh tật trong suốt thời gian dài vì đã được tiêm phòng trước đó.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít người kỳ thị vaccine, phản đối vaccine, tuyên
truyền những điều không đúng về vaccine mà không dựa trên cơ sở khoakhoahọc nào
hoặc dựa trên các bằng chứng có giá trị khoa học rất thấp.Gần đây, tại Việt Nam đã có

những lời đồn thổi ác ý đối với vaccine. Đặc biệt là phong trào anti vaccine trên trang
mạng xã hội, đã thu hút sự hưởng ứng của nhiều cộng đồng mạng. Đây là vấn đề cần sự
quan tâm của đản và nhà nước vì nó có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe
cũng như kinh tế của con người.

5


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1/ Vaccine là gì? Lịch sử ra đời của vaccine.
Vaccine là gì?
Vaccine là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động,
nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể. Các nghiên
cứu mới còn mở ra hướng dùng vắc-xin để điều trị một số bệnh (vắc-xin liệu pháp, một
hướng trong các miễn dịch liệu pháp). Thuật ngữ vắc-xin xuất phát từ vaccinia, loại virus
gây bệnh đậu bò nhưng khi đem chủng cho người lại giúp ngừa được bệnh đậu mùa
(tiếng Latinh vacca nghĩa là "con bò cái"). Việc dùng vắc-xin để phòng bệnh gọi chung là
chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vắc-xin không những được cấy
(chủng), tiêm mà còn có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng.
Lịch sử
Edward Jenner được công nhận là người đầu tiên dùng vắc-xin để ngừa bệnh cho con
người ngay từ khi người ta còn chưa biết bản chất của các tác nhân gây bệnh (năm 1796).
Louis Pasteur với các công trình nghiên cứu về vi sinh học và miễn dịch học đã mở
đường cho những kiến thức hiện đại về vaccine.
Truyền thuyết
Vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, vua Mithridate VI mỗi ngày đều uống một
lượng nhỏ độc chất cho cơ thể quen dần nhằm đương đầu với nguy cơ bị ám sát. Chuyện
kể rằng cách này đã tỏ ra hiệu quả vì về sau, khi Mithridate thất trận và tự sát, liều thuốc

độc ông ta uống vào chẳng có tác dụng gì.
Ở Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ thứ 10, các thầy lang Đạo giáo đã bí mật dùng một
kỹ thuật phòng bệnh đậu mùa. Đậu mùa là chứng bệnh hiểm nghèo, nếu không giết chết
bệnh nhân thì nó cũng để lại những vết sẹo rỗ trên mặt. Các thầy lang đã lấy vẩy sẹo của
người bị bệnh(chứa mầm bệnh), cho vào một chiếc hộp kín rồi giữ ở nhiệt độ nhất định
trong một thời gian để giảm độc tính, sau đó nghiền nhỏ thổi vào mũi của người khỏe
chưa từng mắc bệnh đậu mùa để ngừa bệnh.
Khám phá khoa học.
Sau thí nghiệm thành công của Jenner, phương pháp chủng đậu được triển khai rộng
rãi. Tính đến năm 1801, ở Anh đã có trên 100.000 người được chủng. Trong ảnh: áp
phích thông báo ghi tên chủng ngừa.
2.2/ Hạn chế của vaccine
Một số vắc-xin rất có hiệu quả, không kể vắc-xin đậu mùa nổi tiếng, ví dụ vắc-xin
ngừa bệnh uốn ván, sởi v.v. Một số vắc-xin khác có hiệu quả vừa phải (hiệu quả của BCG
chỉ vào khoảng 50%). Ngược lại, có những bệnh đến đầu thế kỷ 21 vẫn chưa có vắc-xin
thích hợp (AIDS, sốt rét v.v.). Do vậy, vắc-xin chưa phải là vũ khí vạn năng để đối phó
với bệnh tật.
6


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Hiệu quả của vắc-xin cũng khó đánh giá chính xác. Kết quả nghiên cứu trên động vật
không thể áp dụng 100% cho loài người, vì những đặc điểm riêng của từng loài. Trên lý
thuyết, phương pháp duy nhất để chứng minh hiệu quả là lấy 2 nhóm người, một nhóm
được tiêm chủng, một nhóm không rồi truyền mầm bệnh cho cả hai nhóm để xem kết
quả. Dĩ nhiên phương pháp này không thể sử dụng được vì trái đạo đức. Do đó, người ta
biến hóa đi một chút, cũng chia ra 2 nhóm được chủng và không được chủng như trên
nhưng không truyền bệnh mà chỉ quan sát sự nhiễm bệnh qua các ngã thông thường. Hạn
chế của phương pháp này là nếu một vắc-xin tỏ ra có hiệu quả, người ta không thể triển

khai nghiên cứu trên quy mô rộng để tính chính xác hiệu quả vì như thế một số lớn quần
chúng sẽ bị thiệt thòi do không được bảo vệ.
Bởi vậy, khi một vắc-xin được xem là có hiệu quả, người ta đem tiêm chủng cho mọi
người và quan sát sự giảm số người mắc bệnh. Tuy nhiên, ngay cả khi một bệnh có chiều
hướng giảm xuống, người ta cũng không biết vai trò thật sự của vắc-xin, ví dụ tần suất
bệnh lao đã giảm rất nhiều, nhưng vai trò của các biện pháp vệ sinh, cách ly nguồn lây
cũng rất đáng kể.
Hiệu quả của vắc-xin còn tùy thuộc vào thời gian bảo vệ: trí nhớ miễn dịch có thể tồn
tại suốt đời nhưng sự sản xuất kháng thể thì không nếu không được tái kích thích.
Đột biến của tác nhân gây bệnh: đây là cơ chế sinh tồn của các tác nhân gây bệnh. Đột
biến đẩy hệ miễn dịch vào một cuộc rượt đuổi trường kỳ. Tiêu biểu cho cơ chế này là
HIV, virus sốt xuất huyết, virus cúm với nguy cơ đại dịch cúm gia cầm hiện nay.
Nguyên nhân gây kém hiệu quả về chất:
Vai trò của phụ gia: để giảm tác dụng không mong muốn của vắc-xin, người ta thường
tinh lọc các chế phẩm, nhưng có những vắc-xin quá tinh khiết lại trở nên kém hiệu quả.
Đó là do hệ miễn dịch muốn được kích hoạt, phải nhận được một tín hiệu báo nguy, tín
hiệu này thường không phải là kháng nguyên dùng làm vắc-xin. Để khắc phục, người ta
dùng một số loại phụ gia trong chế phẩm vắc-xin. Ví dụ phụ gia Freund, nhôm hyđrôxít,
nhôm phosphate hoặc trộn lẫn các văc-xin với nhau.
Tai biến khi dùng vắc-xin
Có hai loại tai biến: nhiễm bệnh và các bệnh miễn dịch.
Nhiễm bệnh
Vaccine sống, giảm độc lực có thể gây bệnh cho người bị suy giảm miễn dịch.
Nguy cơ hồi phục của tác nhân vi sinh: một tác nhân bị làm giảm độc lực tìm lại được
độc tính của mình. Nguy cơ này ở vắc-xin ngừa bại liệt là 10−7, nghĩa là cứ 10 triệu trẻ
em uống vắc-xin Sabin thì có 1 em bị tai nạn loại này. Điều không may này không ngăn
cản được việc sử dụng vắc-xin này bởi lẽ tỷ lệ đó được xem là chấp nhận được.
Nguy cơ nhiễm các tác nhân gây bệnh khác vào trong chế phẩm vắc-xin. Điều này có
thể hạn chế bằng các quy trình sản xuất, bảo quản và sử dụng chặt chẽ.
Bệnh miễn dịch

7


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Thử nghiệm vắc-xin phòng bệnh dại trên cừu cho thấy có xác suất gây EAE, một bệnh
tự miễn trên hệ thần kinh khoảng 1/3000-1/1000.Lý do có thể là vắc-xin chiết xuất từ não
chó đã mang theo cả những mẩu protein của tế bào thần kinh, khi tạo miễn dịch, cơ thể
(được tiêm)đã tạo ra cả kháng thể chống lại cấu trúc thần kinh của mình.
Vắc-xin ngừa ho gà có thể gây sốc kèm di chứng thần kinh với xác suất 10−4-10−6.
Việc tinh lọc vắc-xin này làm tăng mức an toàn nhưng một lần nữa, giảm hiệu quả.
2.3/ Những bệnh được thanh toán tại Việt Nam nhờ Vaccine
PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế cho biết, trong số các
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có bệnh bại liệt. Bệnh này Việt Nam đã thanh toán được từ
năm 2000 nhờ có tiêm chủng.
Bệnh bại liệt đã có từ rất lâu trong lịch sử loài người. Chỉ tính từ đầu thế kỷ 20, bệnh
dịch đã xảy ra ở hầu hết các châu lục: Tại Châu Âu từ Na Uy, Thụy Điển vào năm 1905
và số bệnh nhân tăng mạnh vào các thập niên 1950-1955. Ở Mỹ riêng năm 1952 có
21.269 trường hợp bại liệt được ghi nhận. Từ 1955-1960 khi có vắc xin bất hoạt và vắc
xin sống giảm độc lực thì tỷ lệ mắc và chết đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, ở các nước đang
và kém phát triển bại liệt vẫn còn là thách thức lớn tới sức khoẻ loài người đặc biệt ở trẻ
em. Tại Trung Cận Đông năm 1988 có 2.342 trường hợp; 1988 vẫn còn 225 ca bại liệt.
Tại Châu Phi năm 1988 có 4.564 ca mắc, đến 2002 vẫn còn 214 ca mắc. Tại Châu Á: Ấn
Độ năm 2003 ghi nhận có 1.600 ca bại liệt.
Ở Việt Nam, những năm trước khi có vắc xin đã xảy ra các dịch lớn vào năm 19571959. Tỷ lệ bại liệt năm 1959 là 126,4/100.000 dân, từ năm 1962 khi Việt Nam chế tạo
thành công vaccine bại liệt sống giảm độc lực Sabin (OPV) thì tỷ lệ mắc và tử vong đã
giảm đáng kể và không có các vụ dịch xảy ra. Sau thống nhất đất nước 1975, kiên trì và
mở rộng Chương trình tiêm chủng mở rộng trong đó gần 100% trẻ em được uống vaccine
bại liệt
Bệnh cấp tính mức độ liệt tối đa là liệt tủy sống, liệt hành tủy dẫn đến suy hô hấp và tử

vong. Liệt ở chi, không hồi phục làm bệnh nhân khó vận động hoặc mất vận động.
Chính nhờ có vaccine mà thế hệ ngày nay đã tránh được căn bệnh này. Chính vì thế,
PGS Phu cho rằng hãy bảo vệ miễn dịch cộng đồng bằng tiêm vaccine đầy đủ .
Theo ông Dương-PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ
Trung ương,việc tiêm chủng vaccine trên thế giới đã đạt được những thành tựu quan
trọng trong việc đẩy lùi dịch bệnh. Cụ thể, bệnh đậu mùa đã từng giết chết 2 triệu người
mỗi năm cho tới cuối những năm 1960, đã bị quét sạch vào năm 1979, sau những chiến
dịch tiêm chủng toàn cầu; số ca mắc bệnh bại liệt giảm từ trên 300.000/năm giai đoạn
những năm 1980 xuống chỉ còn 358 trường hợp năm 2014; số mắc bạch hầu đã giảm từ
80.000 trường hợp năm 1975 xuống còn dưới 10.000 trường hợp như hiện nay.

8


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Vaccine phòng Haemophilus influenza B (Hib) đã làm giảm 90% tỷ lệ mắc bệnh viêm
màng não do Hib ở châu Âu trong 10 năm…“Khoảng 85-95% người được tiêm chủng sẽ
sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Người được tiêm chủng
không bị mắc bệnh và đương nhiên sẽ không bị chết hay di chứng do bệnh dịch gây ra.
Nhờ có vaccine hàng năm trên thế giới đã cuu sống được cứu sống được khoảng 2,5
triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm. Vaccine và tiêm chủng góp phần quan
trọng để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về giảm tỷ lệ tử vong cho
trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới”, ông Dương thông tin.
2.4/ Hệ lụy từ phong trào anti vaccine
Nguy cơ dịch bùng phát
Thực tế, nhiều dịch bệnh đã xảy ra ở Việt Nam cũng như thế giới khi nhiều trẻ không
được tiêm vaccine. Tại Việt Nam, điển hình là năm 2014, dịch sởi bùng phát khiến hàng
ngàn trẻ mắc bệnh, trong đó có khoảng 150 bé tử vong. Trước đó, do tai biến xảy ra với 3
bé ở tỉnh Quảng Trị sau khi tiêm vaccine (nguyên nhân sau này được xác định là do tiêm

nhầm thuốc) nhưng thời điểm đó nhiều người quy kết là do vaccine gây ra và quyết định
không cho con chích ngừa.
Hay tại Mỹ, tiểu bang Minnesota đang hứng chịu dịch sởi tồi tệ nhất trong gần 3 thập
kỷ qua bởi người Mỹ gốc Somali tẩy chay việc tiêm chủng… The New York Times cho
biết, kể từ năm 2014, dịch sởi bắt đầu bùng phát trở lại tại Mỹ với 644 ca mắc bệnh ở 27
bang, nhất là ở các khu “ổ chuột”. Khoảng 90% số người nhiễm bệnh là do không tiêm
vaccine phòng bệnh. Tháng 5 vừa qua, trào lưu chống tiêm chủng vaccine lại tiếp tục
xuất hiện trong cộng đồng người Mỹ gốc Somalia tại bang Minnesota, khiến bang này
hứng chịu dịch sởi được cho là tồi tệ nhất trong gần 30 năm.
Không chỉ tại Mỹ, chỉ trong năm 2015, khoảng 134.200 người đã chết vì bệnh sởi, chủ
yếu là em dưới năm tuổi dù vaccine phòng sởi được chứng minh an toàn và hiệu quả.
Ước tính, chỉ trong tháng 1-2017, 559 ca nhiễm sởi đã được phát hiện tại châu Âu,
trong đó Pháp, Đức, Italia, Romania, Ba Lan, Thụy Điển là những quốc gia bị ảnh hưởng
nặng nề nhất, với 474 ca nhiễm. Sau đó Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết mọi
nguyên nhân khiến dịch sởi bùng phát tại đây là do phong trào “anti-vaccine”.
2.5/ Nguyên nhân xuất hiện phong trào antivaccin.
2.5.1. Tác động của giới tri thức
Bằng các bài khoa học thiếu trung thực
Theo CNN, phong trào “anti-vaccine” bắt nguồn từ năm 1974 khi một báo cáo được
công bố tại Anh cho rằng, 22 trẻ sau khi tiêm vaccine ho gà có triệu chứng chậm phát
triển và có triệu chứng động kinh. Dù không hề được xác thực, thông tin này làm tỷ lệ
tiêm chủng ho gà ở Anh giảm mạnh từ 81% xuống 31% trong nhiều năm sau đó, khiến
khoảng 100.000 trẻ mắc bệnh ho gà, trong đó có 31 trẻ tử vong. Không chỉ gây ảnh
hưởng tại Anh, phong trào “anti-vaccine” sau đó cũng đã lan rộng ở Nhật Bản, Thụy Điển
và Xứ Wales (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland).
9


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Nhiều nghiên cứu đối chứng đã được tiến hành cho thấy tỷ lệ chậm phát triển và động
kinh ở trẻ sau khi tiêm vaccine ho gà tương tự như trẻ không tiêm vaccine, và nhiều
trường hợp trong số này thật ra mắc một dạng nguy hiểm của bệnh động kinh ở trẻ, gọi là
hội chứng Dravet.
Năm 1998, khi một bài báo của bác sĩ người Anh Andrew Wakefield đăng tải trên tờ
The Lancet. Trong đó ông này công bố một nghiên cứu cho rằng vaccine sởi, quai bị,
rubella có thể gây bệnh tự kỷ. Tuyên bố này sau đó bị giới chức y tế thế giới bác bỏ, cho
là vô căn cứ, thiếu trung thực và vô trách nhiệm. Sau các cuộc điều tra kéo dài, năm 2011
Andrew Wakefield đã bị các cơ quan có thẩm quyền của Anh tước giấy phép hành nghề.
Dù vậy, từ đó đến nay, những nghi ngờ về tác dụng của vaccine vẫn luôn tồn tại đối với
không ít người.
2.5.2. Tác động của báo chí
Sự thổi phồng của các bài báo từ những trường hợp bị tai biến sau tiêm vaccine. Họ
không cần biết nguyên nhân thực sự mà đã đăng lên một cách tràn lan làm n dân hoang
mang. . Chỉ cần một thông tin chưa được xác thực, có quan điểm đi ngược lại thành tựu
của khoa học xuất hiện trên mạng xã hội cũng khiến họ bị dao động.

Hình 1. Kết quả tìm kiếm qua website www.google.com.vn với
từ khóa “tai biến tiêm vaccine”
10


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

2.5.3. Lo lắng, ban khoan của người dân
a.Tiêm vaccine bị tự kỉ
Những năm gần đây con số trẻ tự kỉ tăng lên. Và tiêm vaccine cũng được phổ biến hơn
trên thế giới. Chính vì thế, mọi người thường liên kết hai sự kiện này với nhau, gán cho
vaccine là nguyên nhân của tự kỉ.

Video tiếng Anh lý giải nguyên nhân của
( ) với nội dung tóm tắt như sau:

hiện

tượng

anti

vaccin

-Các bậc cha mẹ bức xúc vì thường bác sĩ không đưa ra được nguyên nhân tự kỷ của
con mình -> tự tìm lời giải thích
- Tự kỷ thường được phát hiện vào khoảng thời gian 1-3 năm đầu, trùng với thời gian
tiêm chủng
- Ngoài ra, khi họ không làm gì mà gây ra hậu quả thì mức độ ân hận nhỏ hơn so với
khi họ làm gì đó gây ra hậu quả nên một số người chọn không tiêm vaccine.
- Các bệnh có vaccine hầu hết đã rất lâu không còn có đại dịch nên đại đa số mọi
người chưa từng chứng kiến các dịch này, trong khi mọi người đều đã có nghe về tự kỷ,
nên trong tiềm thức họ cho rằng tự kỷ là một nguy cơ nghiêm trọng hơn bệnh
Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu đã khẳng định vaccine là nguyên nhân gây ra bệnh
tự kỉ. Tuy nhiên, những nghiên cứu chứng minh trẻ bị tự kỉ do tiêm vaccine đã bị phản
bác vì không đủ chứng cứ khoa học. Cho đến nay, tất cả các nghiên cứu đều khẳng định
vaccine và bệnh tự kỉ hoàn toàn không liên quan gì đến nhau.
b.Tiêm vaccine bị tử vong, biến chứng nghiêm trọng.
Một số trẻ (rất rất ít) sẽ bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine. Một số người nghe đến
biến chứng thì ngay lập tức sợ hãi, không cho con tiêm mà không hiểu tỉ lệ thấp đến mức
nào và so sánh hậu quả sẽ ra sao nếu con mắc bệnh.
Việc tiêm vaccine thường được tổ chức đại trà; nhân viên y tế kêu gọi chích ngừa
chung chung mà không dành đủ thời gian giải thích cụ thể các lợi ích và nguy cơ.

Quan ngại về các thành phần sử dụng trong vaccine, cũng như quy trình quản lý chất
lượng vaccine ở một số cơ sở y tế. Lo lắng về cách ứng phó với các tác dụng phụ. Nhiều
báo ồ ạt đưa tin trẻ tử vong sau khi tiêm nhưng rồi nguyên nhân/quan hệ nhân quả
với vaccine thế nào không được giải thích rõ.
Đối mặt với sự bất định và lo lắng liên quan tới chủng ngừa. Chủng ngừa là một sự
đầu tư cho tương lai mà nhiều bậc cha mẹ đang đắn đo suy nghĩ: Không chích thì có nguy
cơ gì? Nếu chích thì có nguy cơ gì? Rốt cuộc, có nên chủng ngừa hay không?

11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG
3.1/ Phong trào anti vaccine thu hút nhiều sự hưởng ứng trên mạng xã hội
Phong trào chống lại vaccine đang là một xu thế nguy hiểm, đi ngược lại với các thành
tựu y khoa. Bằng cách dựa vào một số trường hợp cá biệt, các nghiên cứu mập mờ,
những thông tin sai lệch về vaccine được thổi phồng và lan truyền một cách thiếu kiểm
soát thông qua Internet.
(VTC14) đưa tin- Những ngày qua, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện khá nhiều
quan điểm trái chiều về việc nên hay không nên tiêm vaccine cho con trẻ. Đáng ngại,
không ít ông bố bà mẹ còn cho rằng, chính vaccine mới là nguyên nhân gây bệnh, và bày
tỏ quan điểm sẽ không tiêm phòng cho con. Nhiều người cho rằng, trào lưu ảo này, có thể
gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong thực tế. trên 1 trang facebook có tên vaccine
nên hay không nên thu hút gần 10000 thành viên với rất nhiều thành viên theo hướng
hưởng ứng.

12



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Hình 2. Hình ảnh trang facebook “ vaccine nên hay không nên” thu hút gần 10000
thành viên.

Đáng lo nhất là nhiều người đã đọc và comment hưởng ứng:

13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Hình 3. Bình luận hưởng ứng bài viết của trang “vaccine nên hay không nên”
Nick name T.A.N viết: “1 khảo sát chưa từng có trên hàng trăm trẻ em
“homeschooled” (học ở nhà) tại Mỹ đã cho thấy, so với trẻ không tiêm vaccine thì trẻ
tiêm vaccine có tỉ lệ mắc bệnh mãn tính cao hơn 2,4 lần; có tỉ lệ mắc eczema hơn 2,9 lần;
có tỉ lệ mắc chứng rối loạn phát triển thần kinh cao hơn 3,7 lần; có tỉ lệ mắc bệnh tự kỷ
cao hơn 4,2 lần...”.
Hay một thông tin khác được đăng trên trang “Vaccine nên hay không?” như sau:
“Một trường hợp bị viêm não Nhật Bản sau khi tiêm vaccine viêm não Nhật Bản. Liệu có
phép màu nào để mẹ bé quay ngược thời gian không? Nếu không có thông tin thì dù phép
màu cũng không giúp được các bố mẹ”. Từ những thông tin này, rất nhiều người vào bình
luận khiến các bà mẹ hoang mang và do dự, thậm chí là thẳng thừng từ chối tiêm vaccine
cho trẻ. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến, chuyên gia và bác sĩ bảo vệ việc tiêm vaccine,
đưa ra những dẫn chứng khoa học để bác bỏ những quan điểm của hội này…
Một tài khoản D.L. đăng trên Fanpage “Vacxin – nên hay không”: “Bé Cà nhà mình
đến nay đã 2 tuổi và không tiêm bất kì vaccine nào và trộm vía rất khỏe mạnh. Anh Cà thì
tiêm không thiếu mũi nào mà bệnh triền miên. Sau 2 tuổi mình ngưng tiêm anh Cà thì

khỏe mạnh đến giờ và cả hai bé không đụng đến bất kỳ một viên thuốc tây nào. Liên
quan nhóm lợi ích là mình sẽ không theo: sữa công thức, sữa con 4 chân, vaccine, thức ăn
công nghiệp, hệ thống y tế trừ cấp cứu mổ xẻ, ngay cả giáo dục. Mình hơi cực đoan do
mình hiểu quá rõ. Báo chí định hướng dư luận. Bác sĩ bị định hướng kiến thức theo hội
thảo nhóm lợi ích tổ chức. Các mẹ nên tìm hiểu kỹ tác hại của vaccine và tự quyết sinh
mạng của con mình”, dẫn theo tờ Lao Động.
Cũng theo tờ Lao Động, ngày 6/7, Trưởng khoa Nhiễm - thần kinh, Bệnh viện Nhi
đồng 1 - bác sĩ Trương Hữu Khanh đã có chia sẻ về trào lưu antivaccine đang rầm rộ này.
Bác sĩ Khanh cho rằng đây là một trào lưu đã có từ lâu trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề
này đã nhanh chóng được điều chỉnh ở những nước phát triển. Thậm chí có nước đặt ra
luật, con không chích ngừa không được đi học. Ở Mỹ, trẻ muốn nhập học cần đưa sổ
chích ngừa ra, nếu chưa chích mũi nào bắt buộc phải chích để tránh gây bệnh cho cộng
đồng.
Ngoài ra, bác sĩ Khanh khẳng định thêm, chương trình tiêm chủng mở rộng, đưa
những loại vaccine thiết yếu nhất vào lịch tiêm ngừa được tất cả các nước trên thế áp
dụng. Nhà nước bỏ tiền ra lo cho dân để tiên phòng miễn phí thay vì bỏ cả núi tiền ra để
đối phó với dịch bệnh trong tương lai.
Về việc một số mẹ bỉm sữa nói rằng, con họ không tiêm vaccine nhưng vẫn khỏe
mạnh, BS Khanh khẳng định, đó là do may mắn. Bởi em bé đó được sống, được bao bọc
trong một cộng đồng có tỷ lệ tiêm ngừa cao.
Tuy nhiên, nếu như bé đến một vùng có độ phủ vaccine thì khả năng mắc bệnh rất
cao. Vaccine mang tính cộng đồng, dân tộc là vì vậy.
14


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Theo bác sĩ Khanh, hơn 80% trẻ mắc bệnh tại khoa Nhiễm - Thần kinh là do chưa
chích ngừa, không chích ngừa hoặc phụ huynh không biết có vaccine ngừa bệnh. Đã có
những em bé phải chịu di chứng nặng nề về thần kinh, sống đời sống thực vật vì cha mẹ

cố tình không tiêm vaccine viêm não Nhật Bản cho con.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1/ Kết luận:
Không vaccine nào là hiệu quả 100%, cũng như an toàn 100%. Cơ thể sinh học là đa
dạng và hoàn toàn khác nhau, nên những vaccine nghiên cứu trên nhóm đối tượng được
lựa chọn có thể không áp dụng được trên tất cả những đối tượng còn lại. Các nhà khoa
học đã cố gắng để rủi ro một cách thấp nhất. Nhiều trường hợp tử vong sau tiêm vaccine
chỉ mang tính cá thể, một phần do cơ địa của các bé. Không nên đổ lỗi hoàn toàn do
vaccine rồi anti vaccine. Việc làm này vô cùng nguy hiểm, nó có thể tạo điều kiện cho
dịch bệnh bùng phát.Tiêm chủng rồi không có nghĩa là không bị bệnh, chỉ là tỉ lệ mắc
bệnh sẽ nhỏ hơn rất, rất nhiều so với khi không tiêm chủng, và lợi ích mà tiêm chủng
mang lại mang quy mô của cả cộng đồng, xã hội.
Việc chống lại vaccine, không tiêm vaccine không những ảnh hưởng đến đứa trẻ đó,
gia đình đó, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cả cộng đồng, vì bệnh sẽ lây lan cho cộng
đồng.
Vì vậy Anti-vaccine là có tội với cả một thế hệ của đất nước
4.2/ Kiến nghị:
1. Tăng cường tỉ lệ bao phủ của tiêm chung qua một số biện pháp như khảo sát sổ tiêm
chủng của các bé độ tuổi đến trường, bắt buộc phải tiêm bổ sung vaccine còn thiếu trong
chương trình TCMR cho những trẻ chưa tiêm đủ.
2. Tăng cường truyền thông về lợi ích của tiêm vaccine qua các phương tiện truyền
thông. Và không nên tuyên truyền quá thiên về lợi ích mà cần phải giải thích rõ ràng các
PƯSTC như một thực tế khó tránh khỏi cũng như cách giải quyết để bệnh nhân không
hoang mang và quá bớt ngờ khi chúng xảy ra.
3. Mỗi CBYT phải thường xuyên trao dồi kiến thức, hiểu biết kĩ năng và hành động
đúng
đắn, bĩnh tĩnh xử trí các trường hợp không mong muốn.
4. Các cơ quan báo chí khi đăng tin về chuyên môn ngành Y phải có đủ Ban cố vấn có
chuyên môn kiểm duyệt, chịu trách nhiệm trước Pháp luật, tránh thổi phồng gây hoang
mang trong lòng dân.

5. Kiểm soát các trang web, fanpage có nội dung tuyên truyền anti vaccine, bằng cách
gỡ bỏ hay khóa các trang này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
15


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
[1] WHO (2016). Definition of health
Truy cập ngày 01-08-2016 từ />[2].Wikipedia (2016). Vaccine là gì
Truy cập ngày 01-08-2016 từ />[3] Youtube The Science of Anti-Vaccination
Truy cập ngày 01-08-2016 từ />[4] VCTV4.”trào lưu anti vaccine trên mạng xã hội”
Truy cập ngày 01-08-2016 từ />[5] Báo điện tử Lao động Việc làm (2016). Bài báo “Bác sĩ lo lắng về trào lưu bài trừ
vaccine của các “mẹ bỉm sữa”.
Truy cập ngày 01-08-2016 từ />
16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×