Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.85 KB, 71 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Dự thảo

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH QUẢNG NAM
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Quảng Nam, tháng

năm 2013

Trang 1


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Nam, ngày

tháng

năm 2013

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH QUẢNG NAM
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Phần I


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Quan điểm, sự cần thiết xây dựng Chương trình.
a) Quan điểm:
- Có chỗ ở thích hợp và an toàn là một trong những quyền cơ bản, là điều
kiện cần thiết để phát triển con người một cách toàn diện, đồng thời là nhân tố
quyết định để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất
nước. Phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và người dân.
- Phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng của chính sách
phát triển kinh tế - xã hội; Nhà nước ban hành chính sách thúc đẩy thị trường
nhà ở phát triển, đồng thời có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng
chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà
ở nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển đô thị,
nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại.
- Phát triển nhà ở phải tuân thủ pháp luật về nhà ở, quy hoạch, kế hoạch
do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ
tầng xã hội; phát triển nhà ở trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, đặc biệt
là tài nguyên đất đai; tăng cường công tác quản lý xây dựng nhà ở; chú trọng
phát triển nhà chung cư, nhà ở để cho thuê, kể cả khu vực nhà nước và tư nhân.
- Phát triển nhà ở phải phù hợp với khả năng thu nhập của các đối tượng
khác nhau, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam; từng bước cải thiện
chỗ ở của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường bất
động sản nhà ở; góp phần phát triển đô thị và nông thôn theo hướng văn minh,
hiện đại và phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc.
b) Sự cần thiết phải xây dựng Chương trình phát triển nhà ở.
Tỉnh Quảng Nam có vị trí địa lý quan trọng, là nơi giao cắt của các tuyến
giao thông Quốc gia, giao thông liên vùng (các trục giao thông QL1A, đường sắt
Thống Nhất), là nơi tiếp giáp với hai vùng kinh tế của đất nước (vùng Tây
nguyên, vùng Duyên hải Trung Bộ), là điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hóa,
phát triển kinh tế.
Trang 1



Với 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Tam Kỳ và Hội An), cùng 16 huyện có
lợi thế tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là có bờ biển dài và đẹp, tỉnh Quảng Nam
có tiềm năng trở thành trung tâm phát triển của vùng Duyên hải Nam Trung bộ,
đặc biệt là kinh tế biển và dịch vụ du lịch.
Tỉnh Quảng Nam với diện tích 1043,837 nghìn ha. Vấn đề đô thị hóa đang
ngày một mở rộng. Một số đô thị của tỉnh là Tam Kỳ, Núi Thành (khu kinh tế
mở Chu Lai), Hội An và Vĩnh Điện đang phát triển mạnh mẽ và được định
hướng thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, du lịch của tỉnh. Các dự án
đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp đang được xúc tiến mạnh mẽ.
Có chỗ ở thích hợp và an toàn là một quyền cơ bản của con người, là nhu
cầu chính đáng của mỗi hộ gia đình và là điều kiện cần thiết để phát triển nguồn
nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Từ năm 2001 đến nay, Nhà nước đã ban hành hàng loạt các cơ chế, chính
sách nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ về nhà ở, đất ở cho nhân dân, cũng như cho
phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, mở cửa, khuyến khích thu hút đầu tư
trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản nhà ở. Cụ thể
như: Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ
người nghèo tại khu vực nông thôn có nhà ở; Nghị định số 153/2007/NĐ-CP
hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản; Nghị định số 71/2010/NĐCP năm 2010 về hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Nghị quyết số 18/NQ-CP năm
2009 của Chính phủ và các Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg, Quyết định số
66/2009/QĐ-TTg, Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về một số cơ chế chính sách phát triển nhà ở cho các đối tượng là học
sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, nhà ở cho công nhân khu công
nghiệp, nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị...
Cùng với quá trình đô thị hóa thì một số vấn đề cần quan tâm như: chính
sách phát triển nhà ở cho người dân; chất lượng nhà ở, môi trường sống; quy
hoạch phát triển nhà ở, quy mô, kiến trúc nhà ở; chính sách tài chính nhà ở; hoạt

động của thị trường nhà ở...
Để giải quyết những tồn tại, vướng mắc về nhà ở thì cần thiết phải tiến
hành nghiên cứu, xây dựng Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Nam đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, làm cơ sở pháp lý để UBND tỉnh có các
chủ trương, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy lĩnh vực nhà ở phát triển, tạo
điều kiện để mọi người dân, đặc biệt là người nghèo, người thu nhập thấp có thể
tạo lập chỗ ở phù hợp và ổn định, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh của
Đảng và Nhà nước và công cuộc hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn sắp tới.

Trang 2


2. Cơ sở pháp lý để xây dựng Chương trình.
a) Văn bản Trung ương:
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản ngày 29/6/2006;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Căn cứ vào Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và Nghị định
số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê;
Căn cứ Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công
nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê;

Căn cứ Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có
thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 148/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam
đến năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một
số giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
Căn cứ Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ về quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ 20112015 tỉnh Quảng Nam.
b) Văn bản địa phương:
Căn cứ Nghị quyết số 26/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2012 – 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 31/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo tỉnh Quảng
Nam giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020;
Trang 3


Căn cứ Nghị quyết số 162/2010/NQ-HĐND ngày 08/7/2010 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh
Quảng Nam đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND ngày 19/9/2012 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Quảng Nam về Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2016 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 44/2012/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của Hội đồng

nhân dân tỉnh Quảng Nam về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của tỉnh Quảng Nam;
Căn cư Nghi quyết số 85/NQ-HĐND ngày 04/7/2013 của Hội đồng nhân
dân tỉnh về điều chỉnh quy hoạch tổng thể Kinh tế - Xã hội tỉnh đến năm 2020,
tầm nhìn đến 2025;
Quyết định số 1963/QĐ-UBND ngày 25/6/2013 của UBND tỉnh về phân
bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Quảng Nam cho cấp huyện.
Căn cứ số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Quảng Nam năm 20092020;
Căn cứ các quy hoạch ngành tỉnh Quảng Nam đã được phê duyệt;
Các văn bản pháp luật khác có liên quan.
3. Phạm vi và quy mô Chương trình.
Phạm vi nghiên cứu của Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, bao gồm các đô thị, các khu công
nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư của 2 thành phố và 16 huyện trên địa bàn tỉnh.
4. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát:
- Phát triển ổn định, bền vững, đáp ứng cơ bản nhu cầu có chỗ ở của
nhân dân; từng bước nâng cao chất lượng nhà ở; tạo động lực phát triển đô thị và
nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm thực hiện
có kết quả các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI;
Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp và chủ động triển khai thúc đẩy
phát triển quỹ nhà ở xã hội (nhà ở thu nhập thấp, nhà ở công nhân, nhà ở sinh
viên) cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách
Nhà nước, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; công nhân lao động tại các
khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế; sinh viên, học sinh các trường đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo; thực hiện chính sách hỗ trợ
cải thiện nhà ở đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo khó khăn về nhà ở,

nhà ở tái định cư; thực hiện hỗ trợ các hộ nghèo khu vực nông thôn cải thiện nhà
ở.
Trang 4


- Từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát triển nhà
ở đô thị văn minh, hiện đại; nhất là cải thiện chất lượng nhà ở nông thôn, giữ gìn
và phát huy bản sắc kiến trúc dân tộc, hiện đại phù hợp với đặc điểm của từng địa
phương trên địa bàn tỉnh.
b) Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu đến năm 2015
+ Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt mức 22m2 sàn/người, trong đó
nhà ở đô thị bình quân đạt 26m2 sàn/người, nhà ở nông thôn bình quân đạt 18 m2
sàn/người. Phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 6 m2 sàn/người.
+ Phấn đấu hoàn thành việc hỗ trợ người có công cách mạng cải thiện
nhà ở; triển khai thực hiện các chương trình phát triển nhà ở xã hội tại khu vực
đô thị và tiếp tục hỗ trợ các hộ nghèo khu vực nông thôn; phấn đấu xây dựng
nhà ở xã hội để giải quyết chỗ ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
đáp ứng cho khoảng 60% số sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và 50% công nhân lao động tại các khu công
nghiệp có nhu cầu về chỗ ở; tiếp tục hoàn thành việc hỗ trợ cho khoảng 10,583
hộ nghèo giai đoạn 2 từ 2013-2015 khó khăn về nhà ở;
- Mục tiêu đến năm 2020
+ Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt mức 25m2 sàn/người, trong đó
nhà ở đô thị bình quân đạt 29m2 sàn/người, nhà ở nông thôn bình quân đạt 22m2
sàn/người. Phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 8 m2 sàn/người
- Trong giai đoạn 2016 - 2020, phấn đấu thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở
xã hội tại khu vực đô thị; đáp ứng cho khoảng 70 - 80% số sinh viên, học sinh
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và khoảng
70% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết

chỗ ở.
- Mục tiêu đến năm 2030
+ Đến năm 2030, phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đạt
mức 30 m2 sàn/người, diện tích nhà ở tối thiểu đạt 12 m2 sàn/người.

Trang 5


Phần II
KHÁI QUÁT TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH
QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
I. Khái quát thực trạng điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã
hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
a) Vị trí địa lý.
Tỉnh Quảng Nam nằm ở trung độ của Việt Nam (từ 14057'10'' đến
16003'50'' vĩ độ Bắc, 107012'50'' đến 108044'20'' kinh độ Đông), cách thủ đô Hà
Nội 860 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 865 km về phía Bắc.
Phía Bắc giáp: Tỉnh Thừa thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng;
Phía Nam giáp: tỉnh Quảng Ngãi;
Phía Tây giáp: tỉnh Kon Tum và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;
Phía Đông giáp: biển Đông.
Là nơi giao cắt của các tuyến giao thông Quốc gia, giao thông liên vùng
(các trục giao thông QL1A, đường sắt Thống Nhất), là nơi tiếp giáp với hai vùng
kinh tế của đất nước (vùng Tây nguyên, vùng Duyên hải Trung Bộ), là điều kiện
thuận lợi để giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế. Với 2 thành phố trực thuộc tỉnh
(Tam Kỳ và Hội An), cùng 16 huyện có lợi thế tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt
là có bờ biển dài và đẹp, tỉnh Quảng Nam có tiềm năng trở thành trung tâm phát
triển của vùng Duyên hải Nam Trung bộ, đặc biệt là kinh tế biển và dịch vụ du
lịch.

Vấn đề đô thị hóa đang ngày một mở rộng. Một số đô thị của tỉnh là Tam
Kỳ, Núi Thành (khu kinh tế mở Chu Lai), Hội An và Vĩnh Điện đang phát triển
mạnh mẽ và được định hướng thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, du lịch
của tỉnh. Tỉnh Quảng Nam chia thành hai vùng chính: vùng Đông (Vùng đồng
bằng ven biển - hải đảo) và vùng Tây (vùng miền núi - trung du).
b) Đặc điểm khí hậu.
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít
biến động. Khí hậu Quảng Nam là nơi chuyển tiếp, đan xen giữa khí hậu miền
Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam.
Quảng Nam có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12, mùa khô
từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa Đông nhưng không
đậm và không kéo dài.
Ngoài sự phân hóa theo chiều cao, khí hậu Quảng Nam còn bị phân hóa
theo mức độ ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Chế độ
gió thay đổi theo mùa rõ rệt và chịu ảnh hưởng nhiều về hướng phân bố của dãy
núi Trường Sơn. Dãy Bạch Mã tách khỏi dãy núi Trường Sơn, chạy theo phương
Trang 6


vỹ tuyến đâm thẳng ra phía biển, cùng với dãy núi Ngọc Linh ở phía Nam với
độ cao lớn 2.598m, ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu Quảng Nam.
Gió mùa Đông thường ưu thế là gió mùa Đông Bắc, xen kẽ giữa các đợt
gió mùa Đông Bắc là những luồng gió Đông, Đông Nam. Gió mùa hè là gió Tây
Nam và gió Nam. Vào tháng 7, hướng gió Tây Nam chiếm ưu thế với tầng suất
30-50%. Gió mùa Đông Bắc là hạ nhiệt độ ở vùng núi cao kèm theo hiện tượng
sương muối. Gió Tây Nam là luồng không khí có độ ẩm cao nhưng khi vượt qua
giải núi Trường Sơn trở thành luồng gió nóng khô. Gió Tây khô nóng (còn gọi là
gió Lào) có từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ không khí tới 39-400C, độ ẩm có lúc
còn 30-45%.
Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu Quảng Nam cũng bị phân hóa mạnh

mẽ thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau với những nét riêng, ngay cả khi chịu
tác động của cùng một hình thế thời tiết.
Tổng lượng bức xạ hàng năm từ 110Kcal/cm2 đến 130Kcal/cm2. Tổng số
giờ nắng trong năm là 2261 giờ. Biên độ dao động nhiệt trung bình năm là
11,20C. Sự phân hóa nhiệt độ theo địa hình khá rõ rệt: vùng đồng bằng và trung
du có nhiệt độ trung bình từ 22-230C, vùng núi có độ cao trên 500m hàng năm
có tới 3 đến 4 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 300C.
Quảng Nam tồn tại hai thời kỳ khô và ẩm khác nhau, ứng với mùa khô (gió
khô nóng Tây Nam) và mùa mưa trong năm. Thời kỳ ẩm kéo dài từ tháng 9 đến
tháng 5 năm sau với trị số độ ẩm trung bình tháng là 87,25%. Độ ẩm xuống thấp
vào những tháng 6 và 7, trung bình 79,37%. Đây là thời kỳ xuất hiện gió Tây
Nam khô nóng. Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 82%. Nhiệt độ trung
bình năm khoảng 25,90C. Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ
280C đến 300C, thấp nhất vào các tháng 12, 1 và 2, nhiệt độ trung bình từ 180C
đến 230C. Riêng vùng núi Nam Trà My ở độ cao 1500m, nhiệt độ trung bình
khoảng 200C. Số giờ nắng bình quân trong năm là 2156,2 giờ, nhiều nhất vào
tháng 5, 6 trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng. Ít nhất vào tháng 11, 12 trung
bình từ 69 đến 165 giờ/tháng.
Quảng Nam chịu nhiều tác động lớn như: bão, áp thấp nhiệt đới... Đây là
hình thế thời tiết thường gây mưa lớn trên phạm vi rộng. Do dãy núi Trường
Sơn đóng vai trò như bức tường chắn gió phía Tây và gây mưa. Đặc điểm nổi
bậc của khí hậu ở đây là sự chuyển dịch mưa lớn sang cuối thu, đầu mùa Đông.
Lượng mưa trung bình năm khoảng 2800 – 3000 mm/năm; lượng mưa cao nhất
vào các tháng 10, 11 trung bình 550 – 1000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng
1, 2, 3, 4 trung bình từ 20 – 40 mm/tháng. Hơn nữa lượng mưa trung bình năm
phân bố không đều theo không gian. Lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây.
Lượng mưa trung bình lớn nhất phân bố ở huyện Nam Trà My. Đây là tâm mưa
lớn nhất Vùng Tây nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung, đạt 3600 mm/năm
đến 4000 mm/năm. Trên sườn Đông dãy Trường Sơn gồm các huyện Đông
Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, lượng mưa trung bình năm đạt giá

trị lớn từ 3200 – 3600 mm/năm. Phần lớn diện tích các huyện Đại Lộc, Duy
Trang 7


Xuyên, Hiệp Đức, Tiên Phước và Bắc Trà My có lượng mưa trung bình từ 2800
– 3200 mm/năm.

Bản đồ khí hậu tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nhiều từ thiên tai.
Thực tế cho thấy đây là khu vực đang chịu ảnh hưởng ít nhất của 8 loại hình
thiên tai, hiểm họa gồm: bão, lũ (kể cả lũ quét), lụt, hạn hán, sạt lở đất, lốc, xâm
nhập mặn và xói lở bờ sông.
Hiện nay, ảnh hưởng và tác động của biến đổi khí hậu như sự nóng lên của
trái đất, nước biển dâng,... đang trở thành một hiểm hoạ thực sự cho Việt Nam,
trong đó có khu vực duyên hải Miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Nam nói
riêng.
2. Tình hình phát triển kinh tế - thực trạng và chỉ tiêu đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
a) Tình hình phát triển kinh tế
Được sự quan tâm của Trung ương, sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, sự phối hợp
chặt chẽ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Uỷ
ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các ngành, các cấp, cộng đồng doanh
nghiệp và nhân dân trong tỉnh nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu
để đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo an ninh quốc phòng và đạt được kết quả khả quan.
Trang 8


Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến bất lợi,
kinh tế trong nước suy giảm, lạm phát, thị trường xuất khẩu thu hẹp, đầu tư giảm

sút, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh,... liên tiếp xảy ra.
Nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND và
UBND tỉnh Quảng Nam, sự hỗ trợ của Trung ương, đặc biệt, với sự nỗ lực to
lớn của nhân dân, của các doanh nghiệp trong tỉnh, kinh tế Quảng Nam đã vượt
qua khó khăn, thực hiện các giải pháp nhằm chống suy giảm, kiềm chế lạm phát
để ổn định tình hình kinh tế - xã hội, tích cực chăm lo đời sống nhân dân, khắc
phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh nên kinh tế giữ được mức tăng trưởng
khá và đạt được một số mục tiêu quan trọng. Cụ thể như sau:
Tăng trưởng kinh tế:
Giai đoạn 2006-2011 kinh tế Tỉnh Quảng Nam tăng trưởng ở mức độ khá, quy
mô tổng sản phẩm (GDP) liên tục tăng qua các năm, năm 2011 GDP 10.208 tỷ (
theo giá cố định), tăng gấp 1,8 lần so với năm 2006 (5.636 tỷ đồng), tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân đạt 12,61% cao hơn so với cả nước ( 5,89%), trong đó:
+ Ngành Nông lâm – Thủy sản tăng 1,6%
+ Ngành Công nghiệp – Xây dựng tăng 18,03%
+ Ngành Dịch vụ tăng 13,61%.
Những năm đầu giai đoạn ( 2006, 2007), tốc độ tăng trưởng tương đối cao
(trên 13%), riêng các năm 2009 do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu nên
tốc độ tăng trưởng có giảm xuống so với các năm trước (đạt 11,05%), năm 2010,
2011 tốc độ tăng trưởng tăng lên trở lại.
+ Ngành Nông lâm – Thủy sản có tốc độ tăng chậm (1,6%), trong các năm
2006, 2007 tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất trong toàn giai đoạn (trên dưới 3%) nhưng
đến năm 2008, 2009 do ảnh hưởng của bão lũ và dịch bệnh nên tốc độ giảm mạnh (
dưới 1%) năm 2010, 2011 tốc độ tăng trưởng có tăng lên nhưng không cao.
+ Ngành Công nghiệp - Xây dựng có tốc độ tăng cao và tương đối ổn đinh
trong toàn giai đoạn.
+ Ngành dịch vụ có tốc độ tăng bình quân khá cao nhưng từ năm 2009 đến nay
tốc độ tăng trưởng giảm dần (năm 2007 đạt 15,62% đến năm 2011 giảm còn 11,96%).
GDP bình quân đầu người hàng năm tăng khá nhanh từ 7,51 triệu đồng (năm
2006) lên 22,34 triệu đồng (năm 2011). Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 24,35%.

Tuy nhiên, mức thu nhập này vẫn còn thấp so với cả nước (khoảng 27 triệu đồng năm
2011).

Trang 9


Tổng sản phẩm tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006-2011
STT Chỉ tiêu
GDP
NAM

ĐVT

2006

2007

2008

2009

2010

2011

5.636

6.448

7.267


8.070 9.074

10.208

QUẢNG
Tỷ
đồng

I

(Giá cố định)

1

Nông - Lâm Thủy sản
"

1.550

1.594

1.609

1.617 1.645

1.678

2


Công nghiệp
Xây dựng

"

1.999

2.441

2.864

3.334 3.901

4.580

3

Dịch vụ

"

2.087

2.413

2.794

3.119 3.528

3.950


GDP/người

Tr.
đồng

7,51

8,93

12,58

14,64 17,65

22,34

II

-

(Giá thực tế)
5.000
4.500
4.000
3.500

Nông - Lâm -Thủy sản

3.000


Công nghiệp - Xây dựng
2.500

Dịch vụ

2.000
1.500
1.000
500
0
2006

2007

2008

2009

2010

2011

Biểu đồ GDP giai đoạn 2006-2011
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006-2011

STT

Chỉ tiêu

2007


I

Tốc độ tăng
trưởng chung

14,41%

1

Nông - Lâm Thủy sản

2,84%

2008

2009

12,70% 11,05%
0,94%

0,50%

2010

2011

12,44% 12,50%
1,73%


2,01%

Tốc độ
tăng
bq
12,61%
1,60%

Trang 10


2

Công nghiệp - Xây
dựng

22,11%

17,33%

16,41%

17,01%

17,41%

18,03%

3


Dịch vụ

15,62%

15,79%

11,63%

13,11%

11,96%

13,61%

12.000

45%
40%

10.000
35%
8.000

30%
GDP QUẢNG NAM

25%

Tốc độ tăng GDP/người


6.000
20%
4.000

Tốc độ tăng trưởng

15%
10%

2.000
5%
0

0%
2006

2007

2008

2009

2010

2011

Biểu đồ GDP, tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăng GDP/người
Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Thời gian qua, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế tỉnh
Quảng Nam đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng khu vực

kinh tế phi nông nghiệp (tăng từ 71% năm 2006 lên 79,33% vào năm 2011) và
giảm dần tỷ trọng khu vực kinh tế nông nghiệp (từ 29% năm 2006 giảm còn
20,67% vào năm 2011). Cụ thể như sau:
- Ngành nông - lâm - thủy sản giảm từ 29% năm 2006 xuống còn 20,67% vào
năm 2011.
- Ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 35,54% năm 2006 lên 40,50% vào
năm 2011.
- Ngành dịch vụ tăng từ 35,46% năm 2006 lên 38,83% vào năm 2011.
Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006-2011
STT Chỉ tiêu
I

2006

2007

2008

2009

2010

2011

100

100

100


100

100

100

Nông - Lâm -Thủy sản

29,00

26,10

24,93

23,00

21,00

20,67

Công nghiệp - Xây dựng

35,54

37,90

38,67

38,60


39,50

40,50

Dịch vụ

35,46

36,00

36,40

38,40

39,50

38,83

Cơ cấu kinh tế (giá
thực tế)

Trang 11


II

Cơ cấu kinh tế (giá so
sánh)

100


100

100

100

100

100

Nông - Lâm -Thủy sản

27,50

24,72

22,14

20,04

18,13

16,44

Công nghiệp - Xây dựng

35,47

37,86


39,41

41,31

42,99

44,87

Dịch vụ

37,03

37,42

38,45

38,65

38,88

38,70

100%
90%
80%
70%
60%

Dịch vụ


50%

Công nghiệp - Xây dựng

40%

Nông - Lâm -Thủy sản

30%
20%
10%
0%
2006

2007

2008

2009

2010

2011

Biểu đồ cơ cấu kinh tế Quảng Nam
b) Kế hoạch phát triển kinh tế.
* Mục tiêu chung: Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, tăng tính bền vững trong phát
triển; đổi mới mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nâng cao rõ rệt chất lượng giáo

dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Kết
hợp giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh
thái, phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, xây dựng hệ thống chính trị vững
mạnh, bảo đảm quốc phòng an ninh để từng bước xây dựng tỉnh Quảng Nam trở
thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng duyên hải miền trung.
* Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030:
Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam đến
năm 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
148/2005/QĐ-TTg ngày 17/6/2005; Căn cứ các quy hoạch ngành tỉnh và các
quy hoạch liên quan các chỉ tiêu cơ bản về phát triển nhà ở xác định như sau:

Trang 12


(1) Phát triển cở sở hạ tầng:
- Giao thông: Cải tạo, nâng cấp nhựa hoặc bê tông hoá các tuyến đường
Quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường xã, liên xã, bê tông hóa nông thôn và
100% xã có đường nhựa đến trung tâm.
- Điện: Điện lưới đến tất cả huyện lỵ, trung tâm xã, 100% thôn, làng có
điện, 100% số hộ được dùng điện.
(2) Nhà ở: Diện tích nhà ở bình quân đầu người vào năm 2015 đối với khu
vực nông thôn đạt 18 m2 sàn/người, khu vực thành thị đạt 22 m2 sàn/người.
(3) Xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Phấn đấu đến năm 2015 đạt 20% xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến năm
2020 đạt 50% xã đạt chuẩn nông thôn mới ( kế hoạch số 4016/UBND-KH ngày
03/11/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam về tổ chức phong trào thi đua xây dựng
nông thôn mới tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 – 2015 và đến năm 2020).
II. Tình hình xã hội - Thực trạng và nhu cầu nhà ở đến năm 2020,
tầm nhìn đến 2030.
1. Dân số, lao động đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Dân số trung bình năm 2011 là 1.435.000 người, trong đó 51,13% dân số
là nữ (733.704 người). Mật độ dân số là 137 người/km2, trong đó 2 đô thị lớn
của tỉnh là Hội An (1.473 người/km2) và Tam Kỳ (1.178 người/km2) có mật dân
cư tập trung cao, một số địa phương như Nam Giang (12 người/km2), Tây
Giang (19 người/km2), Phước Sơn (20 người/km2) dân cư phân bố thưa thớt, mật
độ rất thấp.
Dân số khu vực đô thị là 273.072 người (mật độ bình quân 340
người/km2), dân số nông thôn 1.161.928 người (mật độ bình quân 120
người/km2). Trong 5 năm, tỷ trọng dân số đô thị tăng 1,5%, từ 17,4% năm 2006
lên 18,9% năm 2010.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 9,92‰, giảm 1,74‰ so với năm
2006. Tỷ suất sinh thô trong dân số đạt 16,13‰.

T
t

Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2010

SB 2011

1


Dân số trung bình

1.413.924

1.418.706

1.423.047

1.427.119

1.435.000

2

Nữ

726.662

728.170

729.735

730.184

733.704

3

Dân số thành thị


251.412

257.944

263.953

270.028

273.072

4

Dân số nông thôn

1.162.512

1.160.762

1.159.094

1.155.367

1.161.928

Trang 13


5

Tỷ lệ tăng tự nhiên


11,60‰

10,86‰

11,34‰

9,92‰

-

6

LĐ đang làm việc

766.361

773.234

803.104

818.952

830.700

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Nam.
Sơ bộ năm 2012, toàn tỉnh có 843.641 lao động trong các nhóm nghề,
trong đó số lao động đang làm việc trong các Nông-Lâm-Thủy sản 472,678
người ( chiếm tỷ lệ 56%), Công nghiệp-Xây dựng 174,847 người ( chiếm tỷ lệ
20,7%), Dịch vụ 196,116 người ( chiếm tỷ lệ 23,2%).

- Dân số đến năm 2020:
Từ năm 1999 đến 2009, dân số tỉnh Quảng Nam tăng thêm 45.016 người.
Qua 3 kỳ điều tra, dân số tăng bình quân năm giảm dần, từ 1,96% (1979 - 1989)
còn 1,26% (1989 - 1999) và chỉ còn 0,33% (1999 - 2009). Được biết, tỉ lệ tăng
dân số hằng năm ở khu vực miền Trung là 0,41%/năm, cả nước là 1,2%/năm.
Hiện trạng sơ bộ dân số năm 2012 khoảng 1,450,077 người, dân số
thành thị chiếm khoảng 276,641 người, chiếm 19,07%; tỷ lệ tăng dân số chung
(0,798%), tỷ lệ tăng tự nhiên (1,03%), tỷ lệ tăng cơ học (-0,234%).
Đến năm 2015, dân số khoảng 1,453,920 người, trong đó dân số thành thị
khoảng 274,988 người, chiếm tỷ lệ 18,9%.
Đến năm 2020 ước khoảng 1,495,367 người (trong đó có 19% dân số
thuộc khu vực thành thị), với khoảng 283,846 người.
- Dự báo dân số đến năm 2030:
Dự báo dân số trung bình của tỉnh đến năm 2030 có khoảng 1,614,697
người, trong đó tỷ lệ dân số thành thị chiếm khoảng 20%, khoảng 322,939
người.
Biểu: Lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân đến năm
2020
Đơn vị: nghìn người
Chỉ tiêu
I. Lao động tham gia các ngành
KT

2010

2015

2020

821,663


887,142

924,949

158,710

227,350

292,635

19,3

25,6

31,6

Trong đó, lao động:
1. Công nghiệp - Xây dựng
% so tổng số

Trang 14


2. Nông, lâm nghiệp
% so tổng số
3. Khu vực dịch vụ
% so tổng số
II. Tỷ lệ LĐ thất nghiệp ở thành
thị (%)


486,764

440,910

382,004

59,2

49,7

41,3

176,658

218,882

250,310

21,5

24,7

27,1

3,3

2,1

2,0


Nguồn: Số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở
tỉnh Quảng Nam 2009-2020
2. Đặc điểm kiến trúc nhà ở.
a) Tình hình chung
Tỉnh Quảng Nam với diện tích rộng, gồm nhiều dân tộc sinh sống, bao
gồm cả khu vực miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển. Kiến trúc nhà ở tỉnh
Quảng Nam là một trong những nét đặc trưng của văn hóa vật thể của tỉnh, bao
gồm nhiều loại hình nhà ở với những hình thái mang tính chất theo từng vùng
miền, từng dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, khi đời sống kinh tế của người dân ngày một nâng cao, cùng
với sự quan tâm của đảng và nhà nước, kinh tế tại khu vực nông thôn và miền
núi ngày một cải thiện thì hình thức nhà ở biệt thự trong các làng quê, nhà phố
tại làng quê ngày một tô vẽ thêm cho bức tranh tổng thể thêm phong phú. Bên
cạnh đó, hình thức nhà ở ba gian ở làng quê, nhà sàn ở miền núi vẫn tồn tại và
duy trì bản sắc văn hóa dân tộc của tỉnh.
Khu vực Vùng Đông của tỉnh bao gồm các trung tâm kinh tê chính trị,
các khu đô thị phát triển, các khu vực này các hình thức nhà ở lô phố và nhà ở
biệt thự phát triển và được quản lý kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch để không
phá vở kiến trúc chung của từng khu vực. Các khu vực ven biển của tỉnh hình
thành các khu đô thị, khu du lịch sinh thái với các hình thức nhà ở biệt thự cao
cấp, công trình hỗn hợp cao cấp phong phú đa dạng hình thức và là các địa điểm
nghỉ dưỡng và phát triển du lịch của tỉnh.
b) Đặc điểm kiến trúc nhà ở đô thị và nông thôn
- Đô thị: Chủ yếu sử dụng mẫu nhà lô phố. Loại nhà cấp 3 là chủ yếu.
Thường có phần tầng lửng hoặc lầu để sử dụng trong điều kiện bị ngập úng (các
đô thị Quảng Nam đều bị ngập vào mùa lụt hàng năm). Diện tích khoảng 100200m2 với chiều rộng từ 5-7m. Ít có sự can thiệp thiết kế của người có chuyên
môn.
Hệ thống kỹ thuật, được bố trí theo nhu cầu sinh hoạt, đảm bảo cấp
điện. Cấp nước thường theo hình thức khoan ngầm. Hệ thống phòng vệ sinh chỉ

Trang 15


bố trí vừa đủ theo nhu cầu gia đình, theo hình thức tự hoại. Xu hướng bố trí
phòng khách, cầu thang, ngủ và bếp ăn rồi đến phòng vệ sinh.
- Khu vực ven biển: Chủ trương của tỉnh cho phép chủ đầu tư được kinh
doanh bất động sản trong khu du lịch, phát triển dự án nhà ở độc lập trong các
khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng nhưng tính chất toàn khu vẫn là khu du lịch
sinh thái. Phát triển nhà ở để bán, cho thuê nhằm khai thác tốt tiềm năng phát
triển kinh tế biển, sớm hình thành các khu du lịch sinh thái biển, các đô thị ven
biển phong phú với nhiều loại hình, qua đó tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh.
Định hướng phát triển không gian theo tuyến dựa trên hình thái của sông
Cổ Cò, đường ven biển DT603. Khu vực phía Đông Bắc ĐT 603A: Phát triển
các khu du lịch biển cao cấp, trung tâm hỗn hợp, các khu làng chài và các bãi
tắm, công viên biển. Khu vực phía Tây Nam ĐT 603A: Phát triển khu phức hợp,
sân gôn, các khu du lịch sinh thái ven sông Cổ Cò, khu ở mới, ở tái định cư, khu
đô thị.
Loại nhà chủ yếu là biệt thự, bungalow nghỉ dưỡng, công trình sử dụng
hỗn hợp. Tỉ lệ kinh doanh bất động sản du lịch, mật độ xây dựng cho phép theo
quy định hiện hành, được thể hiện trong điều lệ quản lý quy hoạch và quy chế
quản lý chung.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, được bố trí đồng bộ với hệ thống hạ tầng khu
du lịch. Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, quản lý công trình (mật độ xây dựng,
chiều cao công trình, yêu cầu về kiến trúc hạ tầng kỹ thuật, vận hành khai
thác,...) thực hiện theo quy định hiện hành và theo đồ án quy hoạch được duyệt
và theo quy chế quản lý các loại hình bất động sản trong khu du lịch được
UBND tỉnh cho phép.
- Nông thôn:
Mẫu nhà: Do là tỉnh có điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, miền núi
thường bị lũ quét, sạt lở, đồng bằng thường xuyên bị ngập lụt hàng năm. Nên

mẫu nhà thường hướng đến yếu tố tránh lũ, lụt; có gác lửng, nền được tôn cao so
với địa bàn tự nhiên. Thường sử dụng mẫu nhà vườn. Cá biệt các điểm dân cư
dọc theo trục giao thông chính thường sử dụng mẫu nhà lô phố để thuận tiện
việc kinh doanh, phát triển dịch vụ.
Loại nhà; Kiến trúc chủ yếu do nhân dân tự xây.
Diện tích xây dựng thường vào khoảng 70-100m2, các công trình phụ trợ
được tách riêng.
Hệ thống kỹ thuật, chủ yếu là cấp điện và một số khu vực có mạng thông
tin. PCCC chưa được chú trọng. Khu vệ sinh thường được tách riêng, theo mẫu
bán tự hoại. Các phòng bố trí nhỏ, dưới 12m2.
Ưu: Kiến trúc công trình có xu thế hướng đến tự tạo cho mình một nơi ở
hợp lý trong việc sản xuất và kinh doanh phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội.
Khuyết điểm: Phần lớn xây dựng tự phát, ít có sự chỉ đạo và hướng dẫn
xây dựng nên kiến trúc chủ yếu mang tính tự do, tuỳ tiện. Có nhiều sai sót, lãng
phí vật liệu, dây chuyền thiếu hợp lý.
Trang 16


III. Định hướng phát triển các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp
và các Đô thị trên địa bàn tỉnh
1. Định hướng phát triển các Khu, Cụm công nghiệp
Phát triển các Khu, Cụm công nghiệp phù hợp với tiềm năng và lợi thế
của từng khu vực, đa dạng loại hình cơ cấu, gắn với nhu cầu thị trường và chú
trọng bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử,...phát huy tối đa nội lực và lợi
thế so sánh của các địa phương để phân bố lại lực lượng sản xuất trên địa bàn.
Một số yêu cầu cụ thể: Thuận lợi về giao thông, cung cấp điện, cấp thoát
nước, có đủ quỹ đất để mở rộng phát triển bền vững lâu dài, có khả năng cung
cấp nguyên vật liệu thuận tiện, có nguồn lao động đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản
xuất và phát triển, tiết kiệm đất nông nghiệp đặc biệt là đất thuận lợi cho trồng
trọt trong việc sử dụng đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

1.1 Các Khu công nghiêp thuộc vùng Đông Quảng Nam
a) Cụm động lực số 1
Stt

Tên khu công nghiệp
Tổng cộng

Quy mô (ha)
2015

2020

900

1.590

1

KCN Điện Nam-Điện Ngọc

390

390

2

KCN Trảng Nhật

120


200

Ngành nghề khuyến khích đầu


Đang hoạt động
+ Chế biến nông lâm thủy sản
+ Điện, điện tử, may mặc

3

Vệt công nghiệp dọc quốc lộ 1A

80

150

+ Kho trung chuyển
+ Trung tâm dịch vụ thương
mại, trưng bày giới thiệu sản
phẩm
+ CN hi-tech
+ SX hàng tiêu dùng

4

5

Vệt công nghiệp dọc đường sắt
Bắc Nam


200

KCN Tây An

110

450

+ CN vật liệu xây dựng
+ Các ngành công nghiệp nặng

400

+ CN chế biến đa
+ SX cọc sợi, dệt may
+ Các ngành công nghiệp nặng
Trang 17


b) Cụm động lực số 2
Stt

Tên khu công nghiệp
Tổng cộng

1

KCN Đông Quế Sơn-Thăng Bình


Quy mô (ha)
2015

2020

540

1.263

232

490

Ngành nghề khuyến khích đầu


+ Chế biến nông lâm thủy sản
+ Chế biến thực phẩm
+ SX đồ gia dụng
+ SX phân bón
+ CN thủy tinh, giày da, dệt
may

2

KCN Đông Thăng Bình

58

198


(Hà Lam-Chợ Được)
3

Vệt công nghiệp dọc đường cao
tốc

+ Chế biến thực phẩm
+ CN thủy tinh, giày da, dệt
may

100

238

+ CN vật liệu xây dựng
+ Chế biến nông lâm khoáng
sản
+ CN nặng

4

Vệt công nghiệp dọc đường quốc
lộ 14E

150

337

+ Chế biến nông lâm khoáng

sản
+ CN vật liệu xây dựng
+ CN cơ khí lắp ráp, CN phục
vụ nông nghiệp

c) Cụm động lực số 3
Stt

Tên khu công nghiệp

Quy mô (ha)
2015

2020

Tổng cộng

3.229

6.296

A

Khu vực CN Tam Kỳ-Phú Ninh

322

1.280

1


KCN Tam Thăng

100

500

Ngành nghề khuyến khích đầu


+ SX và lắp ráp các sản phẩm
cơ khí, viễn thông, linh kiện
Trang 18


điện tử, điện lạnh, điện dân
dụng.
+ SX hàng dân dụng, hàng tiêu
dùng, hàng thủ công mỹ nghệ,
hàng may mặc.
2

KCN Thuận Yên-Trường Xuân

115

220

+ Chế biến nông lâm thủy sản
+ SX hàng tiêu dùng, vật liệu

xây dựng
+ Lắp ráp điện tử, vật liệu may
mặc.

3

KCN Phú Xuân

100

560

+ Cơ khí
+ Chế biến nông lâm thực
phẩm
+ CN nhẹ, hàng tiêu dùng.

B

Khu vực CN Chu Lai-Núi
Thành

1

KCN Bắc Chu Lai

2.907

5.016


357

357

+ SX và lắp ráp các sản phẩm
cơ khí, viễn thông, linh kiện
điện tử, điện lạnh, điện dân
dụng.
+ SX lắp ráp oto, xe máy và
các phương tiện vận tải.
+ SX hàng dân dụng, hàng tiêu
dùng, hàng thủ công mỹ nghệ,
hàng may mặc.
+ SX vật liệu xây dựng.

2

KCN cơ khí oto Trường Hải

250

250

+ SX và lắp ráp các sản phẩm
cơ khí, CN phụ trợ phục vụ sản
xuất ngành oto.
+ SX lắp ráp oto, xe máy và
các phương tiện vận tải.

3


KCN Tam Hiệp

500

709

+ SX và lắp ráp các sản phẩm
cơ khí, viễn thông, linh kiện
điện tử, điện lạnh, điện dân
dụng.
+ SX thiết bị vệ sinh, thiết bị
nhà bếp
+ SX hàng dân dụng, hàng tiêu
dùng, hàng thủ công mỹ nghệ.
+ SX vật liệu xây dựng, may
mặc.
+ Dịch vụ cảng.
Trang 19


4

KCN Tam Anh

800

2000

+ CN sau hóa dầu, CN nhẹ

+ SX và lắp ráp các sản phẩm
cơ khí, viễn thông, linh kiện
điện tử, điện lạnh, điện dân
dụng.
+ SX lắp ráp oto, xe máy và
các phương tiện vận tải.
+ SX hàng dân dụng, hàng tiêu
dùng, hàng thủ công mỹ nghệ,
hàng may mặc, dụng cụ thể
thao.
+ SX vật liệu xây dựng.

5

Khu phi thuế quan

1.000

1.700

1.2 Các Khu công nghiệp thuộc vùng Tây Quảng Nam
+ Hình thành khu công nghiệp Đại Tân với quy mô khoảng 500 ha trên
cơ sở cụm công nghiệp Đai Tân và nhà máy cồn ethanol.
+ Mở rộng KCN Bắc Chu Lai vượt qua đường cao tốc về phía Tây, quy
mô 1000 ha.
Ngoài ra hình thành và phát triển một số khu vực phát triển công nghiệp
để tạo ra tiền đề phát triển trong lâu dài như sau:
- Trên cơ sở nhà máy xi măng Thạnh Mỹ tiếp tục mở rộng từng bước
hình thành khu vực công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng dọc tuyến quốc lộ
14B và đường Hồ Chí Minh với quy mô khoảng 200 ha.

- Phát triển các loại hình công nghiệp cửa khẩu tại khu phi thuế quan
thuộc khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang (công nghiệp chế biến, gia công lắp ráp
hàng dân dụng,...) trên quy mô khoảng 70 ha.
- Hình thành khu vực công nghiệp tập trung dọc tuyến quốc lộ 14E phát
triển các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, thủy tinh sành sứ, chế biến nông
lâm thủy sản, sản xuất đồ gia dụng, dệt may, giày da, công nghiệp phục vụ nông
nghiệp.
- Hình thành khu vực công nghiệp nông lâm sản Phước Trà, huyện Hiệp
Đức với quy mô sử dụng đất khoảng 200 ha tại khu vực giao nhau giữa đường
14E và Trường Sơn Đông (khu vực nhà máy sơ chế cao su Hiệp Đức).
1.3 Các cụm công nghiệp
Định hướng phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quyết
định số 2061/QĐ-UBND ngày 24/6/2011, giai đoạn 2011-2015 có 108 cụm
công nghiệp với quy mô 2.313,42 ha, cụ thể như sau

Trang 20


Stt

Huyện, thành phố

Diện tích đến 2015 (ha)

Số lượng cụm công
nghiệp

1

Bắc Trà My


26,0

3

2

Duy Xuyên

158,08

7

3

Đại Lộc

656,00

23

4

Điện Bàn

446,16

21

5


Đông Giang

5,00

1

6

Hiệp Đức

39,30

7

7

Hội An

87,80

3

8

Nam Giang

20,00

3


9

Nam Trà My

5,00

1

10

Nông Sơn

15,00

1

11

Núi Thành

92,80

3

12

Phú Ninh

112,98


4

13

Phước Sơn

28,50

4

14

Quế Sơn

134,00

4

15

Tam Kỳ

135,35

4

16

Tây Giang


14,75

3

17

Thăng Bình

257,00

10

18

Tiên Phước

79,70

6

2. Định hướng phát triển Đô thị
Cùng với việc phát triển Khu công nghiệp, Khu du lịch, các Đô thị sẽ là
hạt nhân động lực kích phát triển lan tỏa cho toàn vùng và đóng góp chủ yếu cho
tốc độ tăng trưởng chung của cả tỉnh với các ngành chủ đạo là công nghiệp,
thương mại, du lịch và dịch vụ. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng mà trọng
tâm là giao thông, thông tin liên lạc, điện, các cơ sở y tế, giáo dục, mạng lưới
thương mại dịch vụ. Tập trung phát triển mạng lưới đô thị trung tâm vùng và
trung tâm các huyện lỵ
2.1 Định hướng phát triển vùng Đông Quảng Nam


Trang 21


Stt

Quy mô dân số (1000
người)

Loại Đô thị

Tên Đô thị

Đất xây dựng Đô
thị (ha)

2015

2020

2015

2020

2015

2020

A


Xây dựng mới

1

Duy Nghĩa

-

V

7,000

25,000

123

438

2

Điện Nam-Điện
Ngọc

V

IV

82,000

106,000


1,148

1,484

3

Phong Thử

-

V

5,000

10,000

90

180

4

Bình Minh

-

V

17,000


18,000

306

324

5

Hương An

-

V

16,000

23,000

280

403

6

Tam Hòa

-

IV


-

15,000

-

225

7

Tân Hiệp

-

V

-

8,000

100

160

B

Nâng cấp

1


Tam Kỳ

III

II

141,000

217,000

1,904

2,930

2

Núi Thành

IV

III

70,000

200,000

980

2,800


3

Hà Lam

V

IV

35,000

65,000

525

975

4

Vĩnh Điện

V

IV

12,000

60,000

168


840

C

Cải tạo mở rộng

1

Hội An

III

III

83,000

107,000

1,328

1,712

2

Nam Phước

V

V


33,000

43,000

495

645

2.2 Định hướng phát triển Đô thị vùng Tây Quảng Nam
Loại Đô thị
Stt

Quy mô dân số (1000 người)

Tên Đô thị
2010

2020

2030

HT
2010

DB 2020
Nội thị

Toàn
ĐT


DB
2030

1

Trà My

V

V

V

6,596

12,000

12,000

20,000

2

Tiên Kỳ

V

V


V

6,997

12,000

12,000

20,000

Trang 22


3

Tắc Pỏ

-

V

V

-

4,000

4,000

10,000


4

Khâm Đức

V

V

IV

6,262

10,000

17,000

25,000

5

Phước Hiệp

-

-

V

-


-

-

10,000

6

Tân An

V

V

V

3,165

5,000

5,000

12,000

7

Trung Phước

-


V

V

-

4,000

4,000

10,000

8

Việt An

-

V

V

-

10,000

10,000

15,000


9

Đông Phú

V

V

V

8,095

15,000

15,000

25,000

10

Thạnh Mỹ-Bến
Giằng

V

V

IV


6,964

15,000

15,000

25,000

11

P rao

V

V

V

4,148

8,000

8,000

10,000

12

Tơ Viêng


-

V

V

-

5,000

5,000

10,000

13

Cha val

-

V

V

-

10,300

10,300


15,000

14

Sông Vàng

-

-

V

-

-

-

10,000

15

Lâm Tây

-

-

V


-

-

-

10,000

IV: Định hướng phát triển vật liệu xây không nung sử dụng trong các
công trình nhà ở
1. Định hướng:
- Thực hiện chủ trương của nhà nước, từng bước đưa vật liệu xây không
nung sử dụng trong xây dựng nhà ở, bao gồm (Gạch xi măng - cốt liệu; vật liệu
nhẹ (gạch từ bê tông khí chưng áp, gạch từ bê tông khí không chưng áp, gạch từ
bê tông bọt, tấm Panel từ bê tông khí chưng áp); tấm tường thạch cao, tấm 3D;
gạch khác (đá chẻ, gạch đá ong, vật liệu xây không nung từ đất đồi và phế thải
xây dựng, phế thải công nghiệp, gạch silicát...); các sản phẩm vật liệu không
nung trên phải phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
- Khuyến khích đầu tư phát triển và sử dụng vật liệu xây không nung,
hạn chế tối đa sử dụng vật liệu xây từ đất nông nghiệp.
- Phát triển sản xuất vật liệu xây không nung từ các nguyên liệu như xi
măng, đá mạt, cát và tro xỉ nhiệt điện, đất đồi, phế thải xây dựng,... theo hướng
công nghệ hiện đại, quy mô lớn, kích thước lớn, nhẹ để thay thế dần gạch xây
sản xuất từ đất sét nung.
- Tỷ lệ gạch không nung đến đến năm 2015 là 20-25%, đến năm 2020 là
30-40% tổng số vật liệu xây trong tỉnh.

Trang 23



- Khuyến khích phát triển sản xuất các loại vật liệu nhẹ dùng để làm
tường, vách ngăn, vật liệu chống cháy, chậm cháy, vật liệu cách âm, cách nhiệt,
tiết kiệm năng lượng.
- Duy trì sản xuất ổn định các cơ sở sản xuất hiện có.
- Chuyển đổi chuyển đổi sang sản xuất gạch không nung tại một số cơ sở
sản xuất.
- Kêu gọi đầu tư các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung.
2. Phương hướng:
Các công trình xây dựng bắt buộc sử dụng vật liệu xây không nung
1. Các công trình xây dựng nhà ở được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước
theo quy định hiện hành tại Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của
Bộ Xây dựng, bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung theo lộ trình:
- Tại thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An phải sử dụng 100% vật liệu
xây không nung.
- Tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không
nung đến hết năm 2015, sau năm 2015 phải sử dụng 100%.
2. Các công trình xây dựng nhà ở từ 9 tầng trở lên không phân biệt
nguồn vốn, đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử
dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây
(tính theo thể tích khối xây).
3. Khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình
xây dựng.
Khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây
dựng không phân biệt nguồn vốn, không phân biệt khu vực đô thị, không phân
biệt số tầng.
Phần III
THỰC TRẠNG NHÀ Ở
I. Phân tích, đánh giá hiện trạng nhà ở trên địa bàn tỉnh.
1. Quá trình phát triển nhà của tỉnh.
1.1. Tình hình chung:

Tỉnh Quảng Nam tình hình kinh tế xã hội còn khó khăn, địa bàn rộng.
Thời gian qua, ngoài các chính sách của Đảng và Nhà nước, mặc dù còn nhiều
khó khăn nhưng tỉnh Quảng Nam vẫn quan tâm phát triển và chăm lo nhà ở cho
người dân như lập quy hoạch các khu dân cư, giao đất cho người dân tự xây dựng
nhà ở, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư, cho vay vốn xây dựng
nhà ở, hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở...nên nhà ở cơ bản đáp ứng nhu cầu của người
dân. Loại hình nhà ở cho thuê chủ yếu là của người dân tự xây dựng và loại hình
Trang 24


×