Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ ở TỈNH đắk lắk đến năm 2015 và ĐỊNH HƯỚNG đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.25 KB, 37 trang )

Trang 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH ĐẮK LẮK
ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
Đắk Lắk, tháng năm 2013
Dự thảo
Mục lục
Ph n Iầ 2
1. Quan i m, s c n thi t xây d ng Ch ng trình.để ự ầ ế ự ươ 3
2. C s pháp lý xây d ng Ch ng trình.ơ ở để ự ươ 4
3. Ph m vi v quy mô Ch ng trình.ạ à ươ 5
4. M c tiêuụ 5
Ph n IIầ 6
I. Khái quát th c tr ng i u ki n t nhiên v tình hình kinh t - xã h i c a t nh n n m ự ạ đề ệ ự à ế ộ ủ ỉ đế ă
2015 v nh h ng n n m 2020.àđị ướ đế ă 6
1. V trí a lý, i u ki n t nhiên.ị đị đề ệ ự 6
b) c i m khí h u.Đặ để ậ 7
2. Tình hình phát tri n kinh t - th c tr ng v ch tiêu n n m 2015.ể ế ự ạ à ỉ đế ă 7
II. Tình hình xã h i - Th c tr ng v nhu c u nh n n m 2020.ộ ự ạ à ầ àởđế ă 8
1. Dân s , lao ng n n m 2015 v nh h ng n n m 2020.ố độ đế ă àđị ướ đế ă 8
2. c i m ki n trúc nh .Đặ để ế àở 9
Ph n IIIầ 9
I. Phân tích, ánh giá hi n tr ng nh trên a b n t nh.đ ệ ạ àở đị à ỉ 9
1. Quá trình phát tri n nh c a t nh.ể à ủ ỉ 9
2. Các gi i pháp v t ai, ki n trúc quy ho ch, phát tri n h t ng, ngu n v n, phát tri n ả ềđấ đ ế ạ ể ạ ầ ồ ố ể
nh cho các i t ng chính sách xã h i:àở đố ượ ộ 10
3. Th c tr ng v nh .ự ạ ề àở 11
4. Tình hình phân b dân c trên a b n t nh.ố ư đị à ỉ 12
5. Hi n tr ng c s h t ng k thu t.ệ ạ ơ ở ạ ầ ỹ ậ 12
6. Th c tr ng nh c a các nhóm i t ng xã h i.ự ạ àở ủ đố ượ ộ 13


a) Nh ng i có công cách m ngàở ườ ạ 13
b) Nh xã h iàở ộ 13
d) Nh cho cán b , công ch c, viên ch càở ộ ứ ứ 14
) Nh cho ng b o dân t c thi u s nghèođ àở đồ à ộ ể ố 15
7. Th c tr ng công tác quy ho ch xây d ngự ạ ạ ự 16
Ng y 07/4/2009, Th t ng Chính ph ã có Quy t nh s 445/2009/Q -TTg v vi c phê à ủ ướ ủđ ế đị ố Đ ề ệ
duy t i u ch nh nh h ng t ng th phát tri n h th ng ô th Vi t Nam n n m 2025 v ệ đề ỉ đị ướ ổ ể ể ệ ố đ ị ệ đế ă à
t m nhìn n n m 2050. Theo ó, xác nh th nh ph Buôn Ma Thu t l ô th h t nhân ầ đế ă đ đị à ố ộ àđ ị ạ
trung tâm vùng Tây Nguyên (g m có 05 t nh: Kon Tum, Gia Lai, k L k, k Nông v ồ ỉ Đắ ắ Đắ à
Lâm ng). Trong h th ng các th nh ph trung tâm khu v c, c p qu c gia, qu c t có v Đồ ệ ố à ố ự ấ ố ố ế ị
trí c bi t quan tr ng v an ninh, qu c phòng, có nh h ng l n v kinh t - xã h i v i đặ ệ ọ ề ố ả ưở ớ ề ế ộ ớ
các ô th trong vùng Tây Nguyên. Trên c s phát tri n nhanh v to n di n c a th nh ph ,đ ị ơ ở ể à à ệ ủ à ố
UBND th nh ph Buôn Ma Thu t ã tri n khai công tác nâng c p ô th th nh ph Buôn à ố ộ đ ể ấ đ ị à ố
Ma Thu t lên ô th lo i I tr c thu c trung ng.ộ đ ị ạ ự ộ ươ 17
II. Th c tr ng công tác phát tri n nh .ự ạ ể àở 18
III. Th c tr ng công tác qu n lý nh .ự ạ ả à ở 19
IV. Th c tr ng th tr ng b t ng s n.ự ạ ị ườ ấ độ ả 19
V. ánh giá công tác qu n lý v phát tri n nh trên a b n t nh.Đ ả à ể àở đị à ỉ 19
1. Nh ng k t qu t c:ữ ế ảđạ đượ 19
2. Nh ng h n chữ ạ ế 20
3. Nguyên nhân c a nh ng t n t i, y u kém.ủ ữ ồ ạ ế 21
4. Gi i pháp kh c ph c t n t i trong quá trình phát tri n nh c a t nh:ả ắ ụ ồ ạ ể àở ủ ỉ 22
Ph n IVầ 22
I. Quan i m chung:để 22
II. Nguyên t c chungắ 23
III. nh h ng phát tri n nh Đị ướ ể àở 23
IV. Ph ng h ngươ ướ 24
1. Nh t i ô thàở ạ đ ị 24
2. Nh t i nông thônàở ạ 25
3. Nh cho các h gia ình có công v i cách m ngàở ộ đ ớ ạ 25

4. Nh cho công nhân t i các Khu công nghi p, khu kinh tàở ạ ệ ế 25
5. Nh cho h c sinh, sinh viên các c s o t o nghàở ọ ơ ởđà ạ ề 26
6. Nh công vàở ụ 26
V. N i dung c th n n m 2015ộ ụ ểđế ă 26
1. Nh c a các i t ng chính sách v ng i có côngàở ủ đố ượ à ườ 26
2. Nh cho ng i có thu nh p th p t i khu v c ô thàở ườ ậ ấ ạ ự đ ị 26
Nh n c trích t ngu n kinh phí bán nh thu c s h u nh n c hi n có kho ng trên 40à ướ ừ ồ àở ộ ở ữ à ướ ệ ả
t u t xây d ng t i thi u kho ng 10 ng n m2 nh xã h i gi i quy t ch cho ỷđểđầ ư ự ố ể ả à àở ộ để ả ế ỗở
ng i có thu nh p th p t i khu v c ô th . T p trung phát tri n th nh ph Buôn Ma Thu t.ườ ậ ấ ạ ự đ ị ậ ể ở à ố ộ
26
3. Nh cho h nghèoàở ộ 26
Trang 1
Ti p t c h tr cho kho ng 20.637 h nghèo nông thôn v khu v c th nh th có khó kh n ế ụ ỗ ợ ả ộ ở à ự à ị ă
v nh - giai o n 2 theo c ch c a Quy t nh 167/2008/Q -TTg c a Th t ng Chính ề àở đ ạ ơ ế ủ ế đị Đ ủ ủ ướ
ph , v i t ng ngu n v n d ki n th c hi n: 824.658 tri u ng. Trong ó:ủ ớ ổ ồ ố ự ế để ự ệ ệ đồ đ 26
+ Ngu n v n TW h tr 90% (10-14 Tri u ng/h ): 259.286 tri u ng.ồ ố ỗ ợ ệ đồ ộ ệ đồ 26
+ Ngu n v n a ph ng h tr 10% (1,2 - 1,5 Tri u ng/h ): 28.810 tri u ng.ồ ố đị ươ ỗ ợ ệ đồ ộ ệ đồ 26
+ V n vay NHCSXH (13 tri u ng/h ): 268.281 tri u ng.ố ệ đồ ộ ệ đồ 26
+ V n huy ng t qu ng y vì ng i nghèo v c a chính ng i dân c h tr (13 tri u ố độ ừ ỹ à ườ à ủ ườ đượ ỗ ợ ệ
ng/h ): 268.281 tri u ng.đồ ộ ệ đồ 26
4. Nh cho sinh viênà ở 27
5. Nh cho công nhân t i các Khu công nghi p, khu kinh tàở ạ ệ ế 27
6. Nh công vàở ụ 27
7. Phát tri n nh th ng m iể àở ươ ạ 28
8. Qu t xây d ng nh .ỹđấ ự àở 28
Ph n Vầ 28
1. Ho n thi n h th ng c ch chính sách.à ệ ệ ố ơ ế 28
2. Gi i pháp v t .ả ềđấ ở 29
3. Gi i pháp quy ho ch.ả ạ 29
4. Gi i pháp v ki n trúc.ả ề ế 30

5. Gi i pháp v h t ngả ề ạ ầ 30
6. Các gi i pháp v v n.ả ề ố 30
7. Gi i pháp phát tri n l nh m nh th tr ng b t ng s n nh ả ể à ạ ị ườ ấ độ ả àở 32
8. Gi i pháp nh cho các i t ng xã h i.ả àở đố ượ ộ 32
Ph n VIầ 33
1. i m i nh n th c v vai trò v t m quan tr ng c a l nh v c nh i v i phát tri n kinhĐổ ớ ậ ứ ề à ầ ọ ủ ĩ ự àởđố ớ ể
t xã h i.ế ộ 33
2. Ki n to n b máy, phân công trách nhi m c a các S , ban, ng nh, a ph ng.ệ à ộ ệ ủ ở à đị ươ 33
3. T ch c th c hi n.ổ ứ ự ệ 35
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đắk Lắk, ngày tháng năm 2013
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH ĐẮK LẮK
ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
Phần I
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 2
1. Quan điểm, sự cần thiết xây dựng Chương trình.
a) Quan điểm:
- Có chỗ ở thích hợp và an toàn là một trong những quyền cơ bản, là điều
kiện cần thiết để phát triển con người một cách toàn diện, đồng thời là nhân tố
quyết định để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất
nước. Phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người
dân.
- Phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng của chính sách
phát triển kinh tế - xã hội; Nhà nước ban hành chính sách thúc đẩy thị trường
nhà ở phát triển, đồng thời có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng
chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà

ở nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển đô thị,
nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại.
- Phát triển nhà ở phải tuân thủ pháp luật về nhà ở, quy hoạch, kế hoạch
do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ
tầng xã hội; phát triển nhà ở trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, đặc biệt
là tài nguyên đất đai; tăng cường công tác quản lý xây dựng nhà ở; chú trọng
phát triển nhà chung cư, nhà ở để cho thuê, kể cả khu vực nhà nước và tư nhân.
- Phát triển nhà ở phải phù hợp với khả năng thu nhập của các đối tượng
khác nhau, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk; từng bước cải thiện chỗ
ở của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường bất động
sản nhà ở; góp phần phát triển đô thị và nông thôn theo hướng văn minh, hiện
đại và phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc.
b) Sự cần thiết phải xây dựng Chương trình phát triển nhà ở.
- Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm giải quyết vấn đề nhà ở cho người
dân, đã có nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến nhà ở được ban hành nhằm
thúc đẩy phát triển nhà ở và chăm lo chỗ ở cho người dân, cụ thể như: chính
sách giải quyết nhà ở cho người có công với cách mạng; Nhà ở cho các hộ
nghèo khu vực nông thôn; nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết cho
các đối tượng gặp khó khăn về nhà ở; nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu
vực đô thị ; nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức; nhà ở cho
sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; nhà ở cho
công nhân lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản
xuất, dịch vụ ngoài khu công nghiệp; nhà ở cho sinh viên, học sinh các trường
đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; nhà ở cho các đối tượng chính sách
xã hội đặc biệt khó khăn (người tàn tật, người già cô đơn, người nhiễm chất độc
da cam …)
- Tiếp tục thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính và tạo điều kiện
thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở của mình theo quy định
do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở

tại đô thị và các vùng nông thôn có tiềm năng để bán, cho thuê.
Trang 3
2. Cơ sở pháp lý để xây dựng Chương trình.
a) Văn bản Trung ương:
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản ngày 29/6/2006;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Căn cứ vào Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và Nghị định
số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê;
Căn cứ Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công
nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê;
Căn cứ Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có
thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
Căn cứ Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Đắk Lắk thời kỳ đến đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030;
b) Văn bản địa phương:

Căn cứ Quyết định số 2556/QĐ-UB ngày 29/12/2004 của UBND tỉnh
Đắk Lắk “Phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông
thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020”.
Căn cứ Nghị quyết số 26/2007/NQ-HĐND ngày 17/10/2007 của HĐND
tỉnh về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đắk Lắk đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 49/2007/QĐ-UBND ngày 07/12/2007 của UBND
tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đắk Lắk đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 5767/KH-UBND ngày 03/11/2010 của UBND tỉnh
Đắk Lắk về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh 5 năm
2011- 2015;
Trang 4
Căn cứ Nghị Quyết số 18/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an
ninh quốc phòng 5 năm giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 54/2012/NQ-HĐND ngày 06/7/2012 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Đắk Lắk về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử
dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Đắk Lắk;
Các văn bản pháp luật khác có liên quan,
3. Phạm vi và quy mô Chương trình.
Áp dụng tại khu vực đô thị và điểm dân cư nông thôn theo quy hoạch
xây dựng được duyệt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát:
- Phát triển ổn định, bền vững, đáp ứng cơ bản nhu cầu có chỗ ở của
nhân dân; từng bước nâng cao chất lượng nhà ở; tạo động lực phát triển đô thị và
nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm thực hiện
có kết quả các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI;
Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đắk Lắk.
- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp và chủ động triển khai thúc đẩy
phát triển quỹ nhà ở xã hội (nhà ở thu nhập thấp, nhà ở công nhân, nhà ở sinh
viên) cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách
Nhà nước, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; công nhân lao động tại các
khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế; sinh viên, học sinh các trường đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo; thực hiện chính sách hỗ trợ
cải thiện nhà ở đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo khó khăn về nhà ở,
nhà ở tái định cư; thực hiện hỗ trợ các hộ nghèo khu vực nông thôn cải thiện nhà
ở.
- Từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát triển nhà
ở đô thị văn minh, hiện đại; nhất là cải thiện chất lượng nhà ở nông thôn, giữ gìn
và phát huy bản sắc kiến trúc dân tộc, hiện đại phù hợp với đặc điểm của từng địa
phương trên địa bàn tỉnh.
b) Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu đến năm 2015
+ Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt mức 22m
2
sàn/người, trong đó
nhà ở đô thị bình quân đạt 26m
2
sàn/người, nhà ở nông thôn bình quân đạt 18 m
2
sàn/người. Phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 6 m
2
sàn/người.
+ Phấn đấu hoàn thành việc hỗ trợ người có công cách mạng cải thiện
nhà ở; triển khai thực hiện các chương trình phát triển nhà ở xã hội tại khu vực
đô thị và tiếp tục hỗ trợ các hộ nghèo khu vực nông thôn; phấn đấu xây dựng tối

Trang 5
thiểu khoảng 10 ngàn m
2
nhà ở xã hội để giải quyết chỗ ở cho người có thu nhập
thấp tại khu vực đô thị; đáp ứng cho khoảng 60% số sinh viên, học sinh các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và 50% công nhân
lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu về chỗ ở; hoàn thành việc hỗ trợ
cho khoảng 20 nghìn hộ gia đình (theo chuẩn nghèo mới) tại khu vực nông thôn
được cải thiện nhà ở;
- Mục tiêu đến năm 2020
+ Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt mức 25m
2
sàn/người, trong đó
nhà ở đô thị bình quân đạt 29m
2
sàn/người, nhà ở nông thôn bình quân đạt 22m
2
sàn/người. Phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 8 m
2
sàn/người
- Trong giai đoạn 2016 - 2020, phấn đấu thực hiện đầu tư xây dựng tối
thiểu khoảng 12 ngàn m
2
nhà ở xã hội tại khu vực đô thị; đáp ứng cho khoảng 70
- 80% số sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp, dạy nghề và khoảng 70% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có
nhu cầu được giải quyết chỗ ở.
Phần II
KHÁI QUÁT TỰ NHIÊN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH
ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

I. Khái quát thực trạng điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã
hội của tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
a) Vị trí địa lý.
Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, trong khoảng tọa độ địa lý
từ 107
o
28'57"- 108
o
59'37" độ kinh Đông và từ 12
o
9'45" - 13
o
25'06" độ vĩ Bắc.
- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai.
- Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa.
- Phia Tây giáp Vương quốc Cam Pu Chia và tỉnh Đắk Nông.
Là tỉnh có đường biên giới dài 73 km giáp với nước Cam Pu Chia, trên
đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội
của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa
quốc lộ 14 với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối thành phố Buôn Ma Thuột với các
thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai).
Đường Hồ Chí Minh được xây dựng cùng với đường hàng không được nâng
cấp, Đắk Lắk sẽ là đầu mối giao lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế
của cả nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc
đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển.
Trang 6

b) Đặc điểm khí hậu.
Khí hậu tỉnh Đắk Lắk vừa mang tính chất khí hậu vùng cao nguyên nhiệt
đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập
trung 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
lượng mưa không đáng kể.
2. Tình hình phát triển kinh tế - thực trạng và chỉ tiêu đến năm
2015.
a) Tình hình phát triển kinh tế
Được sự quan tâm của Trung ương, sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, sự phối hợp
chặt chẽ của HĐND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Uỷ ban Nhân
dân tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và
nhân dân các dân tộc trong tỉnh nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu
để đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo an ninh quốc phòng 5 năm 2006 - 2010 đạt được kết quả khả quan. Giá trị
tổng sản phẩm năm 2010 bình quân đầu người (giá hiện hành) ước đạt 14,2 triệu
đồng/người (theo giá so sánh 1994); tương đương 963,3 USD. Tốc độ tăng thu
ngân sách trên địa bàn tỉnh trong những năm qua tăng nhanh, bình quân
22,9%/năm, chiếm 10,3% GDP.
b) Kế hoạch phát triển kinh tế.
* Mục tiêu chung: Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, tăng tính bền vững trong phát
triển; đổi mới mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nâng cao rõ rệt chất lượng giáo
dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Kết
hợp giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh
thái, phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, xây dựng hệ thống chính trị vững
mạnh, bảo đảm quốc phòng an ninh để từng bước xây dựng tỉnh Đắk Lắk trở
thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Nguyên, một cực phát
triển trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Cămpuchia.
* Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015:

Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk đến
năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 87/2009/QĐ-
TTg ngày 17/6/2009; Kết luận số 60-KL/TW ngày 27/11/2009 của Bộ Chính trị
về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm
vùng Tây Nguyên; Kế hoạch số 5767/KH-UBND ngày 03/11/2010 của UBND
tỉnh Đắk Lắk về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh 5 năm
2011-2015 các chỉ tiêu cơ bản về phát triển nhà ở xác định như sau:
(1) Phát triển cở sở hạ tầng:
- Giao thông: Cải tạo, nâng cấp nhựa hoặc bê tông hoá 100% đường tỉnh
lộ, 80% đường huyện; 50% đường xã, liên xã và 100% xã có đường nhựa đến
trung tâm.
Trang 7
- Điện: 100% thôn, buôn có điện, 99% số hộ được dùng điện. Mức tiêu
thụ điện bình quân khoảng 945 kwh/người/năm.
(2) Nhà ở: Diện tích nhà ở bình quân đầu người vào năm 2015 đối với
khu vực nông thôn đạt 16 m
2
sàn/người, khu vực thành thị đạt 20 m
2
sàn/người;
phấn đấu giải quyết 60% số sinh viên, học sinh có nhu cầu được thuê nhà ở tại
các dự án nhà ở trên địa bàn tỉnh.
(3) Xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 20%.
II. Tình hình xã hội - Thực trạng và nhu cầu nhà ở đến năm 2020.
1. Dân số, lao động đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Theo số liệu thống kê, dân số trung bình năm 2011 có khoảng 1,77
triệu người; tốc độ tăng dân số tự nhiên 100,99%; tỷ suất sinh hàng năm giảm
bình quân được 0,7%o/năm. Dân số thuộc khu vực thành thị chiếm 24%; có
khoảng 1,08 triệu người trong độ tuổi lao động.
- Dân số đến năm 2015:

Theo dự báo quy mô dân số toàn tỉnh (tăng tự nhiên) đến năm 2015 ước
khoảng 2,11 triệu người (trong đó có 35% dân số thuộc khu vực thành thị), với
khoảng 1 triệu lao động. Giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên vào năm 2015 xuống
còn 1,2 - 1,22%; mức giảm tỷ suất sinh 0,5-0,7 %
o.
- Định hướng dân số đến năm 2020:
Dự báo dân số trung bình của tỉnh đến năm 2020 có khoảng 2,30 triệu
người, trong đó tỷ lệ dân số thành thị chiếm 45,65%.
Phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vào năm 2020 là 1,1%. Tỷ lệ
lao động nông nghiệp trong lao động xã hội giảm xuống còn 50% - 55%.
Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, năm 2020 về cơ bản không còn hộ
nghèo.
Theo dự báo, số người trong độ tuổi lao động toàn tỉnh có khoảng
1.265,5 nghìn người. Nếu không kể số học sinh trong độ tuổi lao động và số
người nội trợ không tham gia lao động xã hội thì số lao động có nhu cầu việc
làm năm 2020 là 1.214 nghìn người.
Biểu: Lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân đến năm
2020
Đơn vị: nghìn người
Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020
Nhịp độ tăng trưởng
(%)
2006-
2010
2011-
2015
2016-
2020
I. Lao động tham gia các
ngành KT

796,5 957,7 1.080,6 1.177,6 3,75 2,44 1,73
Trang 8
Trong đó, lao động:
1. Công nghiệp - Xây dựng 58,4 96,7 156,7 223,7 10,62 10,13 7,39
% so tổng số 7,1 10,1 14,5 19,0
2. Nông, lâm nghiệp 630,6 709,7 702,4 647,7 2,39 -0,21 -1,61
% so tổng số 76,3 74,1 65,0 55,0
3. Khu vực dịch vụ 107,5 151,3 221,5 306,2 7,07 7,92 6,69
% so tổng số 13,1 15,8 20,5 26,0
II. Tỷ lệ LĐ thất nghiệp ở
thành thị (%)
3,5 3 3 3
2. Đặc điểm kiến trúc nhà ở.
Kiến trúc nhà ở Đắk Lắk là một trong những nét đặc trưng của văn hóa
vật thể Tây Nguyên. Nhà rông của các dân tộc, nhà sàn dài của người Ê Đê được
coi là biểu tượng đặc trưng của Tây Nguyên.
Hiện nay, ở một số vùng dân tộc Tây Nguyên có đời sống kinh tế phát
triển đang có phong trào xây dựng nhà theo kiểu biệt thự trong các buôn làng.
Kiến trúc nhà biệt thự đang dần trở nên phổ biến trong cộng đồng Tây Nguyên.
Việc đầu tư gìn giữ những nét độc đáo đặc trưng trong kiến trúc nhà ở truyền
thống của người Tây Nguyên trong hiện tại sẽ là một việc làm rất có giá trị văn
hóa, góp phần không nhỏ cho việc gìn giữ bản sắc văn hóa vật thể của đồng bào
các dân tộc Tây Nguyên.
Phần III
THỰC TRẠNG NHÀ Ở
I. Phân tích, đánh giá hiện trạng nhà ở trên địa bàn tỉnh.
1. Quá trình phát triển nhà của tỉnh.
1.1. Được sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, năm 2007 UBND tỉnh đã
ban hành Quyết định số 49/2007/QĐ-UBND ngày 07/12/2007 về việc phê duyệt
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đắk Lắk đến năm 2010 và định hướng đến

năm 2020:
a) Chỉ tiêu:
- Đối với đô thị diện tích sàn nhà bình quân đầu người là 15 m
2
/người vào
năm 2010 và 20 m
2
/người vào năm 2020.
- Đối với nông thôn: Diện tích sàn nhà bình quân đầu người là 14
m
2
/người vào năm 2010 và 18 m
2
/người vào năm 2020.
b) Kết quả thực hiện:
Qua kết quả điều tra dân số, nhà ở năm 2009 chỉ tiêu đạt như sau:
- Đối với đô thị: Diện tích sàn nhà bình quân đầu người là 20 m
2
/người.
(vượt mức chỉ tiêu đề ra 5 m
2
/người )
Trang 9
- Đối với nông thôn: Diện tích sàn nhà bình quân đầu người là 14,00
m
2
/người. (đảm bảo chỉ tiêu).
Việc xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, dân tộc
thiểu số cũng như các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư xây dựng và cải thiện nhà
ở đến nay về số liệu và chất lượng nhà ở của tỉnh đã được nâng lên đáng kể.

1.2. Hệ thống văn bản pháp luật ban hành:
a) Văn bản quy phạm pháp luật:
- Ban hành quy chế quản lý, sử dụng và cho thuê nhà ở công vụ trên địa
bàn tỉnh.
- Ban hành quy định quản lý nhà ở cho thuê trên địa bàn tỉnh.
- Ban hành bảng giá cho thuê, thuê mua nhả ở xã hội; cho thuê nhà ở
Công vụ và nhà ở thuộc sở hữu nhà nước chưa được cải tạo, xây dựng lại trên
địa bàn tỉnh.
- Quy chế đánh, gắn biển số nhà trên địa bàn tỉnh.
- Quy định về quản lý sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Quy định đối tượng, điều kiện được thuê nhà ở sinh viên, công nhân
trên địa bàn tỉnh.
b) Về chương trình, kế hoạch:
- Kế hoạch số 2758/UBND-CN ngày 19/6/2009 về việc triển khai
chương trình phát triển nhà ở tỉnh giai đoạn 2009 – 2012.
- Kế hoạch số 5605/UBND-CN ngày 09/11/2009 về việc triển khai các
dự án đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009 – 2015.
- Kế hoạch số 983/UBND-CN ngày 04/3/2010 về việc triển khai công
tác hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh năm 2010.
- Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày 09/10/2009 của Chủ tịch UBND
tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở và thị trường bất động sản
tỉnh Đắk Lắk; Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo về chính sách nhà
ở và thị trường bất dộng sản tỉnh; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban
chỉ đạo chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tỉnh.
2. Các giải pháp về đất đai, kiến trúc quy hoạch, phát triển hạ tầng,
nguồn vốn, phát triển nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội:
- Thông qua quy hoạch xây dựng đô thị, đã xác định nhu cầu quỹ đất để
phát triển nhà ở làm cơ sở công khai quỹ đất để khuyến khích các tổ chức, cá
nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở theo dự án như các
khu quy hoạch Km-4, Km-5, khối 6 Tân An, các quy hoạch chi tiết xây dựng

1/2000 phường Tân Lợi, Thành Nhất, Khánh Xuân và các quy hoạch đô thị
trung tâm huyện, thị xã.
- Công khai danh mục địa điểm phát triển nhà để thu hút các thành phần
kinh tế tham gia đầu tư xây dựng như: Quy hoạch chi tiết 1/500 khu nhà ở xã
hội phường Thành Nhất (6,79 ha); khu nhà ở xã hội phường Tân Lợi (4,47 ha);
Trang 10
khu đô thị dịch vụ cụm công nghiệp Tân An (20ha); khu đô thị dịch vụ cụm
công nghiệp Tân An (mở rộng (65 ha).
- Thành lập quỹ phát triển đất, quỹ phát triển nhà ở ủy thác vào Quỹ đầu
tư phát triển tỉnh thông qua việc huy động vốn từ tiền bán nhà ở thuộc sở hữu
nhà nước, trích một phần tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, Luật
Nhà ở, tiền hỗ trợ và đóng góp của các tổ chức cá nhân để tạo nguồn vốn hỗ trợ
cho các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư.
3. Thực trạng về nhà ở.
- Tổng số nhà ở trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tính đến tháng 4 năm 2009 là
391.481 căn tương ứng với tổng diện tích khoảng 26,434 triệu m
2
sàn. Trong đó,
nhà chung cư 408 căn, nhà riêng lẻ 391.03 căn. Chia theo khu vực như sau:
+ Khu vực đô thị: 101.735 căn tương đương 6,831 triệu m
2
sàn, chiếm
26%. Trong đó, nhà chung cư 408 căn, nhà riêng lẻ 101.327 căn.
Phần lớn, nhà ở tại các đô thị trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nhà ở riêng lẻ
do dân tự xây và phát triển mạnh về số lượng, chất lượng. Trong những năm gần
đây hầu hết nhà ở xây dựng theo dạng nhà dạng kiên cố hoặc bán kiên cố, kết
cấu khung sườn bê tông cốt thép mái lợp tôn hoặc ngói, nhà ở được cất theo
nhiều dạng: Nhà riêng lẻ, nhà liên kế, dạng nhà biệt thự sân vườn.
+ Khu vực nông thôn: 289.746 căn tương đương 19,602 triệu m
2

sàn;
chiếm 74%. Trong đó, nhà chung cư không có, nhà riêng lẻ 289.746 căn.
- Diện tích ở trung bình khu vực đô thị 19 m
2
sàn/ người. (năm 2005 là
10,44 m
2
sàn/người;
- Diện tích ở trung bình khu vực nông thôn 14 m
2
sàn/người. (năm 2005
là 9,10 m
2
sàn/người;
- So với năm 2005, tổng quỹ nhà ở đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh
tăng lên đáng kể, (khoảng 13 – 14 nghìn căn/năm). Qua đó cho thấy, cùng với sự
tăng trưởng kinh tế nhiều hộ dân đã cố gắng tích lũy để sửa chữa và xây mới nhà
ở nên số lượng, chất lượng, diện tích nhà ở tăng đáng kể.
- Tỷ lệ nhà ở chủ yếu là nhà dân tự xây theo điều kiện và mục đích của
chủ đầu tư, chưa có sự tham gia của các nhà chuyên môn và cơ quan quản lý nhà
nước về xây dựng làm cho bộ mặt kiến trúc đô thị được tạo lập một cách manh
mún, chấp vá không đồng bộ và không đảm bảo yêu cầu về mỹ quan kiến trúc
đô thị;
- Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện các chương trình về dự
án thiết thực như chương trình 167, dự án xây dựng các trung tâm cụm xã, dự án
hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng phúc lợi
công cộng đã góp phần ổn định dân cư, bước đầu thay đổi bộ mặt thôn, buôn
của tỉnh. Tuy nhiên, các chương trình dự án chỉ mới tập trung phát triển cơ sở hạ
tầng phục vụ đời sống và sản xuất: Giao thông, cấp điện, nước sạch, trường học,
trạm y tế, khai hoang, thủy lợi Đối với nhà ở của đồng bào dân tộc tại chỗ ở

các thôn buôn vẫn còn tạm bợ, xây dựng tự phát, điều kiện ở thấp, bộ mặt, cảnh
quan phần lớn thôn buôn còn lụp sụp không có điều kiện phát triển theo sự phát
Trang 11
triển chung của địa phương. Do tỷ lệ đói nghèo còn ở mức cao, mức thu nhập
thấp so với mặt bằng chung xã hội nên điều kiện tự cải thiện chỗ ở còn rất khó
khăn, cần có sự trợ giúp của nhà nước, cộng đồng.
BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG NHÀ Ở
Chỉ tiêu
hiện trạng
Tổng số
nhà
Nhà kiên
cố
Tỷ lệ
(%)
Nhà
bán
kiên cố
Tỷ lệ
(%)
Nhà
thiếu
kiên cố
Tỷ
lệ
(%)
Nhà
đơn

Tỷ

lệ
(%)
Toàn tỉnh
391.48
1 117.843 30
257.59
4 66
10.7
72 3
5.
269 1
Khu vực đô
thị
101.73
5 15.991 16
84.17
3 83
1.2
15 1

355 0,3
Khu vực
Nông thôn
289.74
6 101.852 35
173.42
1 60
9.5
57 3
4.

914 2
4. Tình hình phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh.
Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh năm 2009 là 132 người/km
2
, nhưng
phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn
Ma Thuột, thị xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như
Buôn Hồ, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ
yếu là các huyện khó khăn như: Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Drắk,
Ea Hleo v.v… Các dân tộc thiểu số sinh sống ở 125/170 xã trên địa bàn tỉnh,
nhưng phần lớn tập trung ở các xã vùng sâu, vùng xa. Ngoài các dân tộc thiểu số
tại chỗ, còn có một số đông dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến
Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp.
5. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
a) Về giao thông: Đến năm 2010, nhựa hóa mặt đường và cầu vĩnh cửu
các tuyến Quốc lộ 26, 27, 14. Các đoạn qua thị xã, thị trấn được mở rộng. Nâng
cấp, nhựa hóa được 56,5 km Tỉnh lộ, nâng tỷ lệ nhựa hóa tỉnh lộ lên 347/460
km, đạt 75,4% . Đường huyện nhựa hóa được 211 km, nâng tổng số km đường
huyện được nhựa hóa lên 498/956 km, đạt 52% . Đường xã nhựa hóa được
598,7/2.393km, đạt 25% . Đã có 129/159 xã (đạt 81%) có đường nhựa đến trung
tâm, còn 30 xã đang lập dự án đầu tư để tranh thủ nguồn vốn trái phiếu Chính
phủ đầu tư.
b) Chương trình nước sinh hoạt: Qua 05 năm đã đầu tư xây dựng mở
rộng hệ thống cấp nước máy cho thành phố Buôn Ma Thuột và 03 thị xã, thị trấn
huyện. Các nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia chủ yếu hỗ trợ cho hộ
đồng bào dân tộc thiểu số nghèo xây dựng giếng nước sinh hoạt. Đến nay, toàn
tỉnh có 55 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, 204.560 giếng đào, 9.128
giếng khoan, 18.846 bể chứa; ước tính cấp nước đô thị đạt định mức 80
lít/người/ngày cho 60% dân số; cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho dân cư nông
thôn đạt khoảng 71,3%.

Trang 12
6. Thực trạng nhà ở của các nhóm đối tượng xã hội.
a) Nhà ở người có công cách mạng
Thực hiện Quyết định số 118/TTg ngày 27/2/1996 của Thủ tướng chính
phủ về hỗ trợ người có công cách mạng cải thiện nhà ở; Điều 2, Quyết định số
117/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 118/TTg ngày 27 tháng 02 năm
1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải
thiện nhà ở; Điều 3 Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2000
của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở;
- Từ năm 2007 đến 6/2012 trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng nhà ở
cho các đối tượng chính sách người có công là 699 căn nhà tình nghĩa. Nâng
cấp, sửa chữa 524 căn nhà.
- Thực hiện Kế hoạch 3404/KH-UBND ngày 22/6/2012 về triển khai
thực hiện công tác làm nhà tình nghĩa cho đối tượng người có công. Thực hiện
tốt các chính sách xã hội, chăm sóc người có công với nước, đối tượng bảo trợ
xã hội bằng nguồn vốn ngân sách và xã hội hoá. Tri ân, báo ân thương binh,
bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng là đạo lý, truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta, là trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ
chức đoàn thể và của nhân dân.
Đến nay, toàn tỉnh còn khoảng 319 đối tượng người có công với cách
mạng khó khăn về nhà ở cần phải xây tặng nhà tình nghĩa và 288 đối tượng cần
hỗ trợ kinh phí để sửa chữa nhà ở.
b) Nhà ở xã hội
UBND tỉnh đã tăng cường công tác lập, phê duyệt quy hoạch cho công
tác phát triển nhà ở xã hội như: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng khu nhà
ở xã hội, nhà ở công vụ phường Thành Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột (tỷ lệ
1/500) với diện tích đất: 6,79 ha; Quy hoạch chi tiết xây dựng khu nhà ở xã hội,
nhà ở công vụ, nhà ở thương mại phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột

(tỷ lệ 1/500) với tổng diện tích đất 4,47 ha. Quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô
thị dịch vụ cụm công nghiệp Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột (tỷ lệ 1/500)
với tổng diện tích đất 22,69 ha. Phê duyệt vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng khu
đô thị dịch vụ cụm công nghiệp Tân An (mở rộng), thành phố Buôn Ma Thuột
(tỷ lệ 1/500) với tổng diện tích đất 65 ha…
Nhìn chung do tính đặc thù vùng Tây Nguyên việc kêu gọi thu hút đầu
tư đối với việc phát triển quỹ nhà ở xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, Nhà
nước cần có chính sách, cơ chế để hỗ trợ nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu nhà
ở cho đối tượng là công nhân khu, cụm công nghiệp và nhà ở cho người có thu
nhập thấp trên địa bàn tỉnh.
c) Nhà ở cho hộ nghèo
Trang 13
Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo
theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg hoàn thành trước 02 năm so với kế
hoạch Trung ương. Kết quả toàn tỉnh đã xây dựng: 13.220 căn hộ.
Với mô hình huy động nguồn lực từ các tổ chức, các phong trào vận
động đóng góp quỹ " Ngày vì người nghèo"; kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng
hộ bằng tiền, vật liệu xây dựng; vận động cộng đồng, dòng họ giúp đỡ nhằm
phát huy phương châm “Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, dân tự làm”. Với
sự quyết tâm cao của các cấp chính quyền, đặc biệt với sự tham gia hưởng ứng
rất tích cực, hiệu quả của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, dòng họ và của chính
người dân được hỗ trợ nên cuộc vận động đã đạt được kết quả rất lớn với tổng
số vốn huy động hỗ trợ cho 13.220 hộ là: 345.039,6 triệu đồng đã được giải
ngân. Trong đó, vốn huy động của dòng họ, của chính người dân và từ doanh
nghiệp là 91.786,6 triệu đồng.
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ PHÂN BỔ, GIẢI
NGÂN CÁC NGUỒN VỐN
Số
TT
Nội dung

Đơn vị
tính
Số hộ
triển khai
hỗ trợ
Luỹ kế kết
quả thực
hiện
Tỷ lệ
giải
ngân
%
Ghi chú
1 Tổng số nhà hỗ trợ Căn 13.220 13.220 100
2 Tổng số vốn huy động
Triệu
đồng
345.039,6 345.039,6 100
Trong đó:
- Vốn ngân sách TW. 90.636 90.636 100
- Vốn NS Địa phương. 56.897 56.897 100
- Vốn vay Ngân hàng
Chính sách xã hội.
105.720 105.720 100

- Vốn huy động “quỹ
ngày vì người nghèo”.
13.220 13.220 100
- Vốn huy động dòng họ
và của chính hộ gia đình.

78.566,6 78.566,6 100
d) Nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức
Theo nguồn tổng hợp của Sở Nội vụ Đắk Lắk tại Báo cáo số 734/BC-
SNV ngày 17/9/2012 thống kê đến 30/6/2012 tổng số cán bộ, công chức, viên
chức khối hành chính sự nghiệp của tỉnh là 41.556 người. Trong đó: công chức
hành chính là 3.197 người, công chức sự nghiệp là 1.122 người và viên chức là
37.237 người.
Dự kiến số lượng có nhu cầu về nhà ở ước tính khoảng 60%, tương
đương 24.934 người.
Nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ công chức, viên chức của
tỉnh có chỗ ở ổn định, yên tâm công tác thì ngoài sự nỗ lực của bản thân cán bộ
công chức, viên chức thì cần được hỗ trợ của tỉnh như xây dựng quỹ nhà ở xã
hội từ nguồn ngân sách tỉnh, cho vay mua nhà từ ngân hàng chính sách
Trang 14
đ) Nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo
- Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở theo Quyết định số 134/QĐ-
TTg:
Toàn tỉnh đã xây mới, sửa chữa nhà ở từng bước giảm đáng kể tỷ lệ hộ
không có nhà hoặc nhà không kiên cố. Theo đánh giá thống kê sau 04 năm thực
hiện đến nay đã hỗ trợ 15.535 căn nhà, gồm làm mới 11.689 căn, sửa chữa 3.864
căn.
- Theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg; Quyết định số 67/2010/QĐ-
TTg: Đến nay, đã thực hiện hỗ trợ cho 8.161 hộ dân tộc thiểu số nghèo có khó
khăn về nhà ở.
g) Nhà ở cho sinh viên
Theo số lượng học sinh, sinh viên tại Công văn số 39/BXD ngày
07/01/2010 của Bộ Xây dựng giao cho tỉnh Đắk Lắk để xây dựng Kế hoạch Nhà
ở sinh viên giai đoạn đến năm 2015 như sau:
- Tổng số học sinh, sinh viên hiện có năm 2009: 21.343 người
- Tổng số học sinh, sinh viên dự kiến đến năm 2015: 30.180 người.

Theo chỉ tiêu nêu trên thì đến năm 2015 các dự án Nhà ở cho sinh viên
theo Kế hoạch của tỉnh Đắk Lắk phê duyệt sẽ đáp như sau:
+ Trước năm 2009: Các khu ký túc xá đã có đáp ứng cho 20% sinh viên.
Theo đó, số học sinh, sinh viên chưa có chổ ở là: (30.180 sinh viên – 6.036 sinh
viên) = 24.144 sinh viên.
+ Năm 2009 – 2010- 2011: Nguồn vốn từ trái phiếu chính phủ đã đầu tư
cho tỉnh Đắk Lắk 03 dự án đã đáp ứng được: 2.880 sinh viên. (trường Đại học
Tây Nguyên: 960 sinh viên; trường Cao đẳng Nghề Thanh niên dân tộc Tây
Nguyên: 480 sinh viên; trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk:: 1.440 sinh viên)
Như vậy, số lượng sinh viên học sinh chưa có chổ ở là: 21.264 sinh viên.
- Đầu tư đến năm 2015:
+ Đầu tư cho 02 cụm Nhà ở sinh viên tập trung: Theo Công văn số
39/BXD-QLN ngày 07/01/2010 của Bộ Xây dựng về việc xây dựng chương
trình đầu tư nhà ở sinh viên, đối với các dự án nhà ở sinh viên triển khai thực
hiện giai đoạn 2011 – 2015 được tập trung đầu tư theo mô hình cụm trường, có
hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, đảm bảo đủ các khu chức
năng và không gian phục vụ nhu cầu ở, học tập, sinh hoạt văn hóa, thể dục - thể
thao nhằm tạo môi trường sống văn hoá và lành mạnh theo đúng tinh thần
Quyết định 65/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Vì vậy, ưu tiên cho Khu Nhà ở sinh viên tập trung phía Nam: 3.840 sinh
viên, Khu Nhà ở sinh viên tập trung phía Bắc: 9.200 sinh viên = 13.040 sinh
viên.
- Đầu tư cho các khu ký túc xá trong khuôn viên trường theo kế hoạch:
Đáp ứng cho 8.040 sinh viên. (Trường Đại học Tây Nguyên: 2.000 sinh viên;
trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên: 3.500 sinh viên; Trường
trung cấp Kinh tế kỹ thuật Đắk Lắk: 480 sinh viên; trường cao đẳng Văn hoá
nghệ thuật Đắk Lắk: 1.100 sinh viên; Trường trung cấp Y tế Đắk Lắk: 480 sinh
Trang 15
viên; Trường trung cấp Nghề Đắk Lắk: 288 sinh viên; trường trung cấp sư phạm
Mầm non Đắk Lắk: 192 sinh viên).

e) Nhà ở Công vụ
- Hoàn thành công tác thoả thuận địa điểm. (15 huyện, thị xã, thành phố).
- Đã triển khai xây dựng hoàn thành: 02 huyện (Cư Kuin, Lắk): Tổng số
10 căn, diện tích sàn: 582 m
2
: Tổng kinh phí: 6.047 triệu đồng.
- UBND tỉnh phê duyệt dự án 07 huyện, thành phố: Tổng số 51 căn hộ,
diện tích sàn: 3.642m
2
. Tổng kinh phí: 49.2520 triệu đồng. (Cư Mgar: 05 căn,
Khối 6, Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột: 22 căn hộ, Ea Súp: 05 căn hộ, Ea
H’leo: 04 căn hộ, Krông Ana: 05 căn hộ, Buôn Đôn: 05 căn hộ, M’Đrắk: 05 căn
hộ).
- Ngoài ra, phát triển Nhà ở công vụ cho giáo viên với kết quả: số phòng
đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng là 616 phòng tương đương
21.775m
2
.
h) Nhà ở của vùng thường xuyên bị thiên tai lũ lụt
Hiện nay, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các huyện, thị xã khẩn trương triển
khai xây dựng các tuyến đê bao và nhà ở vùng ngập lũ, như đê bao Quảng Điền
ở huyện Krông Ana.
Tạo thuận lợi cơ bản cho sự phát triển bền vững, hình thành các khu dân
cư đô thị nông thôn với các cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ; được
tiếp cận với văn hóa, văn minh, người dân có điều kiện học hành nâng cao dân
trí.
Bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần hạn chế những thiệt hại do
lũ lụt gây ra, nhất là thiệt hại về người; đồng thời góp phần ổn định đời sống
nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng thường xuyên bị
ngập lũ.

7. Thực trạng công tác quy hoạch xây dựng
Quy hoạch chung đô thị đến hết tháng 02/2010, trên địa bàn tỉnh hoàn
thành việc phê duyệt 12/17 đô thị (chiếm 70,59%), quy hoạch điểm dân cư nông
thôn đạt 92/125 xã (chiếm 73,6%) tạo điều kiện quản lý xây dựng theo quy
hoạch, làm cơ sở để phát triển đô thị bền vững.
Trang 16
Ngày 07/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số
445/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng tổng thể phát triển
hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó,
xác định thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị hạt nhân trung tâm vùng Tây
Nguyên (gồm có 05 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm
Đồng). Trong hệ thống các thành phố trung tâm khu vực, cấp quốc gia, quốc tế
có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng, có ảnh hưởng lớn về kinh tế
- xã hội với các đô thị trong vùng Tây Nguyên. Trên cơ sở phát triển nhanh và
toàn diện của thành phố, UBND thành phố Buôn Ma Thuột đã triển khai công
tác nâng cấp đô thị thành phố Buôn Ma Thuột lên đô thị loại I trực thuộc trung
ương.
Về đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa các thị trấn, điểm dân cư nông thôn.
Tính đến tháng 4/2010, có 12 thị trấn, trung tâm huyện lỵ đã phê duyệt
quy hoạch xây dựng tính thời điểm từ sau Luật Xây dựng có hiệu lực (tháng
07/2004), gồm:
TT
Danh mục các dự án
Quy mô dự án
Loại
đô thị
Số quyết định
phê duyệt
Diện tích
(ha)

Dân số
(nghìn)
1
Quy hoạch xây dựng thị trấn Ea
Súp, huyện Ea Súp
200,00 25,00 V
Số 199/QĐUB
Ngày 01/02/2005
2
Quy hoạch xây dựng thị trấn
Quảng Phú, huyện Cư M'Gar
220,00 35,00 V
Số 1820/QĐ-UBND
Ngày 28/9/2005
3
Quy hoạch xây dựng thị trấn
Krông Kmar, huyện Krông Bông
276,60 17,00 V
Số 255/QĐ-UBND
Ngày 30/01/2008
4
Quy hoạch xây dựng thị trấn Ea
Kar, huyện Ea Kar
630,00 50,00 IV
Số 648/QĐ-UBND
Ngày 17/3/2008
5
Quy hoạch xây dựng thị trấn
Buôn Trấp, huyện Krông Ana
449,32 40,00 V

Số 1053/QĐ-UBND;
29/4/2008
6
Quy hoạch xây dựng thị trấn Ea
Knuốp, huyện Ea Kar
300,00 30,00 V
Số 1554/QĐ-UBND;
27/6/2008
7
Quy hoạch xây dựng thị trấn Liên
Sơn, huyện Lăk
341,31 20,00 V
Số 2812/QĐ-UBND;
23/10/2008
8
Quy hoạch xây dựng trung tâm
huyện lỵ Buôn Đôn, huyện Buôn
Đôn
260,00 20,00 V
Số 1146/QĐ-UBND
ngày 11/5/2009
9
Quy hoạch xây dựng trung tâm
huyện lỵ Cư Kuin, huyện Cư
Kuin
500,00 17,00 Chưa
Số 19/QĐ-UBND
06/01/2009
10
Quy hoạch xây dựng trung tâm

huyện lỵ Krông Búk, huyện
Krông Búk
1.870,00 25,00 Chưa
Số 3583/QĐ-UBND;
16/12/2009
11
Quy hoạch xây dựng thị trấn Ea
Pốk, huyện Cư M’gar
150,00 27,00 V
Số 3775/QĐ-UBND;
23/12/2009
12
Quy hoạch xây dựng thị trấn Ea
Drăng, huyện Ea H’leo
250,00 20,00 V
Số 601/QĐ-UBND;
15/3/2010
Trang 17
Đối với khu phố cũ phải chỉnh trang, cải tạo, hoàn thiện hệ thống hạ tầng
kỹ thuật và hạ tầng đô thị phù hợp với điều kiện phát triển của từng giai đoạn.
Nâng cấp, cải tạo các buôn làng truyền thống trong thành phố, tạo sắc thái riêng
và phát huy giá trị kiến trúc truyền thống vùng Tây Nguyên. Đối với khu xây
dựng mới phải phát triển các khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ, tổ chức các khu
nhà vườn với kết cấu hạ tầng theo tiêu chí của đô thị loại I, đảm bảo cân bằng
sinh thái và vệ sinh môi trường.
Đối với các khu đô thị mới: xây dựng hiện đại, mang bản sắc đô thị vùng
Tây Nguyên, theo hướng đô thị xanh.
Đối với khu vực ven đô thị: cải tạo, xây dựng các buôn làng truyền
thống, các khu nhà vườn, phát huy bản sắc kiến trúc truyền thống, gắn kết với
địa hình tự nhiên, tạo không gian kiến trúc cảnh quan mang tính đặc thù vùng

Tây Nguyên.
II. Thực trạng công tác phát triển nhà ở.
- Trước năm 1991: Quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại thành phố
Buôn Ma Thuột được hình thành từ các nguồn chủ yếu như: Nhà ở do Nhà nước
quản lý theo các chính sách nhà đất qua các thời kỳ; Nhà nước đầu tư xây dựng
từ ngân sách Nhà nước để cho cán bộ thuê ở (như Khu Phan Bội Châu, khu
Phan Chu Trinh, khu Thăng Long, ); Nhà ở tập thể do các cơ quan, nông lâm
trường đầu tư xây dựng cho cán bộ công nhân nông lâm trường (các nông
trường cà phê, cao su, lâm nghiệp)… Ngoài ra, thực hiện chính sách cấp đất cho
cán bộ công nhân viên để tự làm nhà ở và đã hình thành các khu dân cư mới:
khu Phan Chu Trinh, khu Đồi Sao, khu cao su Km3 Từ đó, đã giải quyết đáng
kể về tình hình nhà ở của cán bộ, công nhân viên.
- Giai đoạn 1991 - nay: Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh Nhà ở nhằm khuyến khích các tổ
chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở và khẳng định quyền sở hữu nhà
ở là một trong những quyền chính đáng và hợp pháp của nhân dân. Cùng với
chủ trương xoá bỏ bao cấp về nhà ở, đưa tiền nhà ở vào tiền lương (theo Quyết
định số 118/QĐ-TTg năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ) và nhiều chính sách
quan trọng khác như: chính sách bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người
đang thuê theo Nghị định 61/CP năm 1994 của Chính phủ, chính sách hỗ trợ nhà
ở cho người có công với cách mạng cải thiện nhà ở theo Quyết định 118/TTg
năm 1996 và Quyết định 20/2000/QĐ-TTg năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ,
chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê theo Nghị định
71/2001/NĐ-CP năm 2001 của Chính phủ…Nhà nước đã từng bước thực hiện
việc hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân có khó khăn về nhà ở tự tạo lập được chỗ
ở hợp pháp và ổn định, góp phần khuyến khích và thu hút được nhiều nguồn lực
tham gia phát triển nhà ở, làm tăng quỹ nhà ở, đồng thời từng bước góp phần tạo
nên bộ mặt đô thị văn minh hiện đại. Quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa
bàn Thành phố Buôn Ma Thuột về cơ bản đã được bán thanh lý, hóa giá. Bước
Trang 18

đầu tạo điều kiện cho người mua nhà thuộc sở hữu nhà nước có chổ ở ổn định,
tự cải thiện nhà ở góp phần thay đổi cảnh quan môi trường đô thị.
Nhìn chung, chương trình bán nhà ở thuộc SHNN cho người đang thuê
trên địa bàn tỉnh trong những năm qua tạo được những kết quả nhất định: Đã tập
trung được quỹ nhà ở do các cơ quan tự quản đang quản lý về cơ quan đầu mối
nhằm quản lý có hiệu quả quỹ nhà ở; Thông qua công tác bán nhà đã tạo điều
kiện cho người mua nhà cải thiện điều kiện ở, làm thay đổi đáng kể về cảnh
quan kiến trúc, môi trường đô thị.
Trước tình hình quỹ nhà ở thuộc SHNN đã được bán, nhà nước xóa bỏ
bao cấp về nhà ở. Tuy nhiên, trong hơn 10 năm qua quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà
nước không được phát triển và nhà ở chưa được xem là lĩnh vực xã hội quan
trọng nên không có chương trình, chỉ tiêu kế hoạch cho lĩnh vực này.
III. Thực trạng công tác quản lý nhà ở.
Hiện nay, bộ máy và cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về nhà ở từ tỉnh
đến huyện vẫn còn mỏng về số lượng và yếu về chất lượng. Ở tỉnh đầu mối quản
lý nhà nước về lĩnh vực này là Sở Xây dựng. Tại cấp huyện, chức năng quản lý
nhà ở được gộp vào chức năng quản lý giao thông, công thương, xây dựng với
số lượng cán bộ chuyên trách về nhà ở và xây dựng chỉ từ 1 đến 2 người. Còn tại
cấp xã thì không có cán bộ chuyên trách.
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người làm trong lĩnh vực
nhà ở còn yếu, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực nhà ở mặc dù
đã từng bước được Nhà nước quan tâm nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu và điều kiện thực tế của địa phương.
IV. Thực trạng thị trường bất động sản.
Nhìn chung thị trường bất động sản về nhà ở trên tỉnh Đắk Lắk chưa
phát triển mạnh. Do tính chất đặc thù của vùng Tây Nguyên người dân chủ yếu
mục đích tạo lập chỗ ở riêng biệt, ngại ở những khu chung cư cao tầng nên Nhà
đầu tư không bán được căn hộ. Các dự án phát triển nhà ở còn quá ít nên lượng
giao dịch bất động sản về nhà ở hằng năm thấp, giao dịch nhà ở còn hạn chế,
chủ yếu là giao dịch về đất đai. Các sàn giao dịch Bất động sản chưa phát triển,

việc giao dịch chủ yếu thông qua giữa các cá nhân có nhu cầu mua-bán với nhau
hoặc qua các người môi giới bất động sản hoạt động không có chứng chỉ hành
nghề định giá hoặc môi giới bất động sản.
V. Đánh giá công tác quản lý và phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh.
1. Những kết quả đạt được:
Quản lý và phát triển nhà ở là một trong năm lĩnh vực của quản lý ngành
xây dựng. Trong các năm qua, Trung ương và tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều
văn bản pháp luật và pháp lý cần thiết tạo điều kiện dễ dàng cho việc quản lý và
phát triển nhà ở. Bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực nhà ở từng bước được
tăng cường, củng cố nhằm nâng cao vai trò quản lý và hiệu quả trong công việc.
Để thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực nhà ở, tỉnh Đắk Lắk đang
kiện toàn Ban Chỉ đạo Chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tỉnh nhằm
Trang 19
giúp UBND tỉnh chỉ đạo thống nhất việc triển khai thực hiện Luật Nhà ở, Luật
Kinh doanh bất động sản và các chính sách liên quan đến quản lý, phát triển nhà
ở và thị trường bất động sản; triển khai các chủ trương, chính sách về nhà ở và
thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống văn bản pháp luật của tỉnh về lĩnh vực phát triển nhà ở cơ bản
đáp ứng cho công tác phát triển, nguồn tài chính về nhà ở đến nay đã được chú
trọng. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập Quỹ phát triển nhà ở được sử dụng để
phát triển nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Hầu hết các hộ dân trong tỉnh đều có nhà ở, chất lượng nhà ở tương đối
tốt, phần lớn có khả năng sử dụng lâu dài, chịu được các tác động bất lợi của
thời tiết (96% là nhà kiên cố hoặc bán kiên cố). Mặc dù nhà nước, các tổ chức,
thành phần kinh tế chưa đầu tư mạnh vào lĩnh vực nhà ở nhưng nhà ở trên địa
bàn vẫn cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân, nhu cầu về nhà ở chưa đến mức
bức xúc như một số vùng hay đô thị khác.
Hệ thống hạ tầng xã hội cơ bản đầy đủ, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của
người dân. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tuy chưa được đầu tư hiện đại và đồng bộ
nhưng cơ bản đáp ứng được tại các khu vực đô thị, cảnh quan vệ sinh môi

trường chưa bị áp lực gây ô nhiễm. Nhà nước và các tổ chức, thành phần kinh tế
khi thực hiện các dự án phát triển nhà ở đã chú ý hơn trong việc đầu tư đồng bộ
cơ sở hạ tầng KT-XH.
Các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách, cho người
nghèo có khó khăn về nhà ở được triển khai có hiệu quả, góp phần cải thiện điều
kiện sống của các đối tượng này đồng thời cải thiện được bộ mặt kinh tế-xã hội
trên địa bàn tỉnh.
2. Những hạn chế
Về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở: Hiện nay, vẫn còn những quy
định chưa có tính khả thi, chưa khuyến khích các Nhà đầu tư tham gia phát triển
nhà ở, làm cho quan hệ cung - cầu về nhà ở vẫn còn mất cân đối và nhiều bất
cập. Việc phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm và đầu tư của
nhà nước cũng như của các tổ chức, thành phần kinh tế. Nhà ở chủ yếu là do
người dân tự xây dựng và loại hình nhà ở riêng lẻ chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối,
có rất ít các dự án phát triển nhà ở.
Thị trường bất động sản nhà ở nhìn chung chưa phát triển, chưa hình
thành thị trường một cách chính thức, rõ ràng, lượng giao dịch hàng năm còn
thấp và chủ yếu thông qua giao dịch trực tiếp giữa người mua-bán hoặc môi giới
của một số đối tượng hoạt động không có chứng chỉ hành nghề, mới chỉ có 01
sàn giao dịch bất động sản hoạt động.
Tình trạng mất cân đối về tỷ trọng các loại nhà ở, khoảng cách về điều
kiện ở của người dân ngày càng chênh lệch cao: Tốc độ đô thị hóa nhanh cộng
với tình hình gia tăng dân số cơ học làm cho vấn đề nhà ở đô thị ngày càng trở
nên bức xúc, giá nhà đất đô thị thường xuyên có những biến động không phù
hợp với thực trạng của nền kinh tế và thu nhập của người lao động, gây tác động
trực tiếp đến đời sống của đại đa số các tầng lớp dân cư.
Trang 20
Sự thiếu đồng bộ trong chính sách đầu tư xây dựng nhà ở tại khu vực
nông thôn: Trong thời gian vừa qua, các chính sách về nhà ở tại khu vực nông
thôn chỉ chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ, cải thiện nhà ở cho các hộ gia đình

nghèo, chưa có những quy định cụ thể về kiến trúc, yêu cầu, tiêu chuẩn và chất
lượng nhà ở … Chất lượng xây dựng nhà ở nông thôn cũng ở mức thấp, điều
kiện và môi trường sống của các hộ dân tại khu vực nông thôn vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu đặt ra, không đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội.
Mô hình phát triển nhà chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Phần lớn nguồn cung về nhà ở trong thời
gian vừa qua chủ yếu do các hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng, chỉ có thành phố
Buôn Ma Thuột bắt đầu quan tâm đến việc phát triển nhà ở theo dự án với sự
đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, còn lại một số địa phương vẫn
thực hiện hình thức chia lô, bán nền để người dân tự xây dựng nhà ở. Nhà ở
được xây dựng thiếu quy hoạch, trái quy hoạch dọc theo các trục đường giao
thông đang diễn ra ở nhiều địa phương trong tỉnh. Quy mô các dự án vẫn còn
nhỏ lẻ, chưa bảo đảm kết nối giữa các dự án với nhau trong khu vực, kiến trúc
công trình và nhà ở tại các dự án vẫn thiếu nhất quán và không hợp lý.
Hiện nay với một số lượng lớn cán bộ, công chức, viên chức đang công
tác tại các cơ quan Nhà nước của tỉnh có khó khăn về nhà ở. Với lương cơ bản
hiện nay và chi phí giá cả đang tăng nhanh thì không có khả năng tích lũy để
mua nhà ở. Hiện nay tỉnh chưa có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho nhóm đối
tượng này mua nhà ở.
Công tác quy hoạch chi tiết xây dựng đã được chú trọng, nhiều đồ án
được thiết lập để làm cơ sở cho chính quyền địa phương các cấp có cơ sở pháp
lý cần thiết để quản lý xây dựng. Tuy nhiên do trình độ phát triển kinh tế từng
khu vực, từng địa phương còn thấp nên việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật để hình thành hệ thống khung cho việc phát triển các khu dân cư gặp nhiều
khó khăn, dẫn đến nhiều đồ án quy hoạch được phê duyệt nhưng chậm được
thực hiện gây khó khăn cho việc đầu tư xây dựng của các tổ chức và cá nhân.
3. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém.
Công tác quản lý nhà ở thời gian qua chưa được chú trọng, nhiều dự án
đã được triển khai quy mô lớn nhưng thiếu sự quản lý chung của cơ quan chức

năng; do đó các số liệu cơ sở phục vụ cho công tác phát triển nhà còn rời rạc,
thiếu tập trung.
Do vị trí địa lý của tỉnh Đắk Lắk cách xa các thành phố lớn nên quá trình
kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực phát triển nhà ở, xây dựng hạ tầng các khu dân cư
còn trở ngại, các doanh nghiệp còn ngại ngần khi tham gia đầu tư nhà ở cho đối
tượng có thu nhập thấp nên chủ đầu tư tập trung cho các dự án mang tính kinh
doanh.
Tổng thu nhập bình quân của nhân dân tỉnh Đắk Lắk còn thấp nên khả
năng tích lũy để xây dựng, cải tạo nhà ở là hạn chế.
Trang 21
Ý thức tiết kiệm và tinh thần tự lực tự cường của một bộ phận nhân dân
chưa cao, do đó khả năng tích lũy để đầu tư cho nhà ở còn rất hạn chế.
4. Giải pháp khắc phục tồn tại trong quá trình phát triển nhà ở của
tỉnh:
Thực hiện xã hội hóa phát triển nhà ở phù hợp với đường lối phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; gắn chính sách phát triển
nhà ở với đảm bảo an sinh xã hội. Phát huy tối đa nội lực, coi trọng ngoại lực,
huy động các nguồn lực đảm bảo phát triển nhà ở nhanh, chất lượng và bền
vững. Nhà nước giữ vai trò định hướng, trực tiếp tham gia, chủ động điều tiết thị
trường bất động sản nhà ở; đồng thời có chính sách hỗ trợ bằng nhiều hình thức
khác nhau để đảm bảo nhà ở cho các đối tượng xã hội, đặc biệt là cán bộ, công
chức, lực lượng vũ trang, sinh viên, công nhân, người có thu nhập thấp và các hộ
nghèo; hướng tới sự công bằng trong chính sách giải quyết nhà ở.
Cần tập trung xây dựng, cải tạo, sửa chữa các khu nhà ở thuộc sở hữu
nhà nước đã xuống cấp bằng nhiều nguồn lực nhằm đảm bảo chất lượng nhà ở.
Đầu tư xây dựng thí điểm dự án nhà ở chung cư cho cán bộ, công chức, viên
chức của tỉnh tại thành phố Buôn Ma Thuột phù hợp với điều kiện nguồn lực
của địa phương.
Phần IV
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

I. Quan điểm chung:
Phát triển nhà ở phải đạt được tiêu chí đa dạng về quy mô, loại hình nhà
ở, nhằm đáp ứng được nhiều loại nhu cầu ở; phải bảo đảm cho công dân có chỗ
ở phù hợp với khả năng thu nhập của các đối tượng khác nhau, điều kiện kinh tế
- xã hội của tỉnh; từng bước cải thiện chỗ ở của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy
hình thành và phát triển thị trường bất động sản nhà ở; góp phần phát triển đô thị
và nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại và phù hợp với bản sắc văn hoá dân
tộc.
Phát triển nhà ở phải thể hiện chủ trương xoá bao cấp, thực hiện xã hội
hoá nhà ở dựa trên cơ chế tạo điều kiện của Nhà nước về tín dụng dài hạn với lãi
suất phù hợp; xác định trách nhiệm của người có nhu cầu tạo lập nhà ở và của
Uỷ ban nhân dân các cấp, của cộng đồng dân cư trong việc chăm lo, cải thiện
chỗ ở.
Nhà nước quan tâm phát triển nhà ở xã hội như: giải quyết nhà ở cho
người có công với cách mạng; Nhà ở cho các hộ nghèo; nhà tình nghĩa, nhà tình
thương, nhà đại đoàn kết cho các đối tượng gặp khó khăn về nhà ở; nhà ở cho
người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; nhà ở cho cán bộ, công chức, viên
chức, nhân sỹ, trí thức; nhà ở cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực
lượng vũ trang nhân dân; nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ ngoài khu công nghiệp; nhà ở
cho sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp;
Trang 22
nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn (người tàn tật,
người già cô đơn, người nhiễm chất độc da cam …)
II. Nguyên tắc chung
1. Việc hỗ trợ nhà ở được thực hiện theo nguyên tắc không áp dụng cơ
chế, chính sách hỗ trợ chung cho tất cả các đối tượng mà mỗi loại đối tượng
khác nhau được áp dụng theo từng hình thức và biện pháp hỗ trợ phù hợp khác
nhau.
2. Việc nghiên cứu ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế,

chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng xã hội gặp khó khăn về chỗ ở cần
tạo được sự thống nhất về nhận thức và hành động, sự quan tâm của cấp ủy
Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân; chỉ tiêu phát triển nhà ở cho các đối
tượng xã hội nói chung và các đối tượng gặp khó khăn về chỗ ở nói riêng (nhà ở
cho sinh viên, công nhân khu công nghiệp, người có thu nhập thấp tại khu vực
đô thị ) phải được xác định là một trong những chỉ tiêu cơ bản trong Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Nghị quyết của cấp ủy Đảng các cấp
cũng như chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và từng
thời kỳ của các địa phương;
3. Tập trung phát triển nhà ở xã hội thông qua các hình thức Nhà nước
đầu tư từ ngân sách để xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê; khuyến khích các nhà
đầu tư xây dựng nhà ở thông qua cơ chế tạo điều kiện ưu đãi về giao đất, cho
thuê đất, giảm thuế, miễn tiền sử dụng đất, cho vay ưu đãi cho các chủ đầu tư dự
án nhà ở xã hội và cho phép doanh nghiệp tự xác định giá trong trường hợp
doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngoài ngân sách
theo nguyên tắc và phương pháp xác định giá bán, cho thuê, cho thuê mua do
Nhà nước quy định;
4. Để đảm bảo điều kiện hình thành quỹ nhà ở cho các đối tượng chính
sách xã hội thì một trong những yếu tố quan trọng là phải có quỹ đất để xây
dựng quỹ nhà ở này. Do đó, trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt quy
hoạch (gồm quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch xây dựng, quy
hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất) phải xác định rõ quỹ đất để xây dựng nhà
ở cho các đối tượng cần hỗ trợ về nhà ở
III. Định hướng phát triển nhà ở
Để khắc phục các tồn tại nêu trên, nhằm thực hiện tốt mục tiêu thúc đẩy
phát triển nhà ở nhanh, bền vững, tạo điều kiện để mọi người dân có nhà phù
hợp với điều kiện và khả năng thu nhập của mình thì cần định hướng phát triển
nhà ở theo hướng sau đây:
1. Đối với nhà ở tại khu vực đô thị: Cần thực hiện phát triển nhà ở chủ
yếu theo dự án, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tuân thủ

quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy hoạch; xóa bỏ hình thức chia lô bán nền để người
dân tự xây dựng không theo đồ án quy hoạch chi tiết; chấm dứt tình trạng xây
dựng nhà ở tự phát. Phát triển nhà ở phải gắn với việc cải tạo, chỉnh trang đô thị
nhằm giảm mật độ dân cư tại các khu đô thị trung tâm; thực hiện cải tạo nhà ở
Trang 23
theo hướng hợp khối, giảm mật độ xây dựng để dành diện tích đất cho xây dựng
hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
2. Đối với nhà ở tại khu vực nông thôn: Cần có bước đi thích hợp, bảo
đảm phát triển nhà ở tuân thủ quy hoạch; hình thành các điểm dân cư nông thôn
có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bảo đảm phù hợp với
Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường tuyên truyền, vận động,
hướng dẫn nhân dân xây dựng nhà ở theo kiến trúc truyền thống, phù hợp với
điều kiện sản xuất, đặc điểm tự nhiên và tập quán sinh hoạt của từng vùng miền,
bảo đảm sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất đại và hợp vệ sinh; kết hợp xây dựng
truyền thống với kỹ thuật xây dựng hiện đại để đảm bảo chất lượng.
IV. Phương hướng
1. Nhà ở tại đô thị
a) Tại thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, Thị trấn Ea Kar.
Về quy hoạch và kiến trúc: Phát triển các khu dân cư mới đầy đủ, đồng
bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để giải quyết nhu cầu nhà ở của nhân dân,
bình ổn thị trường bất động sản đồng thời phát triển các khu đô thị mới hiện đại,
đồng bộ; ưu tiên phát triển nhà ở theo các dự án có quy mô đủ lớn để dần hình
thành các khu đô thị mới; hạn chế dần việc giao đất lẻ cho các hộ tự xây dựng
nhà ở, các dự án nhà ở có quy mô nhỏ, hệ thống hạ tầng thiếu đồng bộ.
Các khu nhà ở, khu đô thị mới cần kết hợp phát triển nhà ở cao tầng,
nhiều tầng và thấp tầng một cách hài hòa, tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh từ
kiến trúc đến hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo các yêu cầu cơ bản về công năng, kinh
tế, bền chắc và mỹ quan.
Về cơ cấu nhà ở: Phấn đấu tăng tỷ lệ nhà ở chung cư (vừa và cao tầng)
phù hợp từng giai đoạn để tiết kiệm quỹ đất, tạo diện mạo và cuộc sống đô thị

văn minh, công nghiệp và hiện đại.
Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng và có chính sách kêu gọi, khuyến
khích các tổ chức kinh tế cùng Nhà nước đầu tư xây dựng một số khu nhà ở để
bán trả dần, cho thuê - mua hoặc cho thuê đối với các đối tượng chính sách có
khó khăn về nhà ở (gọi là quỹ nhà ở xã hội), trong đó chú trọng tăng tỷ lệ nhà ở
cho thuê.
Về chất lượng nhà ở: Nâng cao chất lượng xây dựng, điều kiện sinh hoạt
và mức độ tiện nghi của nhà ở; đảm bảo hoàn chỉnh, đồng bộ từ thiết kế kiến
trúc đến quy hoạch tổng thể và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạn
chế ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, rác thải. Phát triển các khu nhà ở
hướng tới nâng cao tính tiện nghi, độc lập cho mỗi cá nhân, hộ gia đình, thân
thiện với môi trường xung quanh.
Về công nghệ, vật liệu xây dựng nhà ở: Khuyến khích ứng dụng kỹ
thuật, công nghệ, vật liệu xây dựng hiện đại trong phát triển nhà ở như ứng dụng
và phát triển các loại hình nhà ở xanh - nhà ở sinh thái, các loại vật liệu xây
dựng, loại hình nhà ở sử dụng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi
trường.
Trang 24

×