Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.91 MB, 219 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

CUỘC CHIẾN GIỮA LỰC LƢỢNG TÂY SƠN
VÀ NGUYỄN ÁNH GIAI ĐOẠN 1778 - 1802
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.03.13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đào Tố Uyên
2. PGS.TS. Nguyễn Duy Bính

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất. Các tài
liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Tác giả

Nguyễn Thị Hằng Nga


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1


1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................4
5. Đóng góp của luận án ..............................................................................................7
6. Bố cục luận án .........................................................................................................8
NỘI DUNG ................................................................................................................9
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGUỒN TƢ LIỆU VÀ TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ..........................................................................................9
1.1. Tổng quan nguồn tư liệu ......................................................................................9
1.1.1. Nguồn tư liệu trong nước ..................................................................................9
1.1.2. Nguồn tư liệu nước ngoài...............................................................................13
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề .............................................................14
1.2.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề trong nước ........................................................14
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................25
1.3. Những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa và những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu .................................................................................................................29
Chƣơng 2. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CUỐI THẾ KỈ XVIII VÀ SỰ XUẤT HIỆN
CUỘC CHIẾN GIỮA LỰC LƢỢNG TÂY SƠN VÀ NGUYỄN ÁNH..............33
2.1. Bối cảnh lịch sử cuối thế kỉ XVIII .....................................................................33
2.1.1. Tình hình thế giới và bối cảnh khu vực cuối thế kỉ XVIII ...............................33
2.1.2. Tình hình Đại Việt cuối thế kỉ XVIII ...............................................................36
2.2. Cuộc chiến giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn (1771 – 1778), sự hình thành vương
triều Tây Sơn và lực lượng Nguyễn Ánh ..................................................................38
2.2.1. Tây Sơn khởi nghĩa, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Phú Xuân, lập chính
quyền riêng ................................................................................................................38


2.2.2. Tây Sơn liên tiếp tấn công, đánh bại chúa Nguyễn ở Gia Định, vương triều
Tây Sơn thành lập (1776 – 1778) ..............................................................................42

2.2.3. Nguyễn Ánh nắm quyền thống lĩnh lực lượng chúa Nguyễn (1/1778) ...............44
Tiểu kết chương 2: ....................................................................................................45
Chƣơng 3. CUỘC CHIẾN GIỮA LỰC LƢỢNG TÂY SƠN
VÀ NGUYỄN ÁNH (1778 – 1788) .........................................................................47
3.1. Tây Sơn liên tiếp tấn công vào Gia Định, lực lượng Nguyễn Ánh đại bại
(2/1778 – 1/1785) ......................................................................................................47
3.1.1. Tây Sơn xây dựng vương triều riêng, Nguyễn Ánh từng bước thiết lập chính
quyền ở Gia Định (2/1778 – 1/1785) ........................................................................47
3.1.2. Tây Sơn liên tiếp tấn công, đánh bật Nguyễn Ánh khỏi Gia Định (2/1778 – 1/1785) ...49
3.2. Quá trình Nguyễn Ánh từ Xiêm trở về chiếm lại Gia Định, xây dựng căn cứ
chống Tây Sơn (2/1785 – 9/1788) ...........................................................................55
3.2.1. Tây Sơn phát triển ra Bắc, nội bộ xuất hiện sự chia rẽ (2/1785 – 9/1788) ....55
3.2.2. Nguyễn Ánh xây dựng lực lượng ở Xiêm, trở về chiếm lại Gia Định (2/1785 –
9/1788) ......................................................................................................................62
Tiểu kết chương 3......................................................................................................72
Chƣơng 4. CUỘC CHIẾN GIỮA LỰC LƢỢNG TÂY SƠN
VÀ NGUYỄN ÁNH (1788 – 1802) .........................................................................73
4.1. Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh từ tháng 9/1788
đến tháng 7/1792 .......................................................................................................73
4.1.1. Quang Trung đánh bại quân Thanh, xây dựng vương triều riêng (9/1788 – 7/1792) ...73
4.1.2. Nguyễn Ánh xây dựng căn cứ vững chắc ở Gia Định (9/1788 – 7/1792) .......77
4.1.3. Những trận chiến “gió mùa” đầu tiên của Nguyễn Ánh (4/1791 – 7/1792)...89
4.2. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, Nguyễn Ánh liên tiếp tiến hành những trận chiến
“gió mùa” (7/1792 – 8/1795) ....................................................................................92
4.2.1. Vua Quang Trung băng hà, triều Cảnh Thịnh chia rẽ (7/1792 – 8/1795) ......92
4.2.2. Trận chiến Quy Nhơn năm 1793, triều Thái Đức sụp đổ ...............................94


4.3. Cảnh Thịnh củng cố triều chính, Nguyễn Ánh tăng cường sức mạnh quân sự,
chiếm thành Quy Nhơn (1795 - 1799) ......................................................................99

4.3.1. Cảnh Thịnh củng cố lại triều chính (8/1795 – 4/1799) ..................................99
4.3.2. Nguyễn Ánh tăng cường sức mạnh quân sự (8/1795 – 4/1799) ....................101
4.3.3. Nguyễn Ánh đánh chiếm Quy Nhơn (8/1795 – 4/1799) ................................103
4.4. Triều Cảnh Thịnh suy yếu, Nguyễn Ánh tấn công chiếm Phú Xuân,
Thăng Long (4/1799 – 12/1802) .............................................................................105
4.4.1. Tây Sơn bao vây Bình Định, Nguyễn Ánh hạ thành Phú Xuân .....................105
4.4.2. Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long (1801) ..............................................111
Tiểu kết chương 4: ..................................................................................................114
Chƣơng 5. KẾT CỤC, NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ CỦA CUỘC CHIẾN
GIỮA LỰC LƢỢNG TÂY SƠN VÀ NGUYỄN ÁNH GIAI ĐOẠN 1778 - 1802 ..... 116
5.1. Kết cục..............................................................................................................116
5.2. Nguyên nhân dẫn đến kết cục nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh khôi phục lại
cơ nghiệp chúa Nguyễn ...........................................................................................117
5.3. Hệ quả của cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh đến quốc gia Đại Việt
cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX ............................................................................139
Tiểu kết chương 5....................................................................................................144
KẾT LUẬN ............................................................................................................146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................151
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, phong trào Tây Sơn, vương triều Tây Sơn
đã đạt được nhiều chiến công hiển hách: Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ
chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, bước đầu đặt nền tảng cho sự thống nhất đất nước. Từ
một phong trào nông dân, Tây Sơn vươn lên làm nhiệm vụ dân tộc: Đánh bại quân

Xiêm, quân Thanh bảo vệ nền độc lập dân tộc. Nhiều công trình sử học đã làm sáng
rõ những bước phát triển của phong trào Tây Sơn, vương triều Tây Sơn.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, trong nội bộ Tây Sơn còn diễn ra một
sự chuyển biến khác: Từ một phong trào nông dân, Tây Sơn từng bước thiết lập các
vương triều phong kiến. Các vương triều đó cũng không thoát khỏi quy luật chung
của chế độ phong kiến Đại Việt cuối thế kỉ XVIII: phân quyền, khủng hoảng, suy
yếu. Nhà Tây Sơn chia rẽ, Nguyễn Ánh tranh thủ cơ hội đó phục hưng lại cơ nghiệp
chúa Nguyễn. Như vậy, trên bước đường phát triển, trong nội bộ nhà Tây Sơn dần
xuất hiện sự chia rẽ, rồi sụp đổ. Tuy nhiên, các công trình sử học chủ yếu tập trung
vào thời kì phát triển của phong trào Tây Sơn, quá trình chia rẽ, suy yếu của vương
triều này vẫn còn nhiều mảng trống chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nghiên cứu đề
tài sẽ góp phần làm rõ quá trình khủng hoảng, sụp đổ của vương triều Tây Sơn và lí
giải nguyên nhân dẫn đến kết cục đó.
Phong trào Tây Sơn bùng nổ, chúa Nguyễn bị đánh bại, lưu vong. Công cuộc
phục hưng lại cơ nghiệp chúa Nguyễn của Nguyễn Ánh đầy gian truân. Kết cục là lực
lượng Nguyễn Ánh đã lật đổ nhà Tây Sơn, lập nên vương triều Nguyễn. Các công
trình sử học cũng đã có những nhìn nhận khách quan về vai trò của các chúa Nguyễn
trong quá trình khai hoang lập ấp và mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Các hội thảo về
vương triều Nguyễn cũng đã đánh giá khách quan hơn những đóng góp của vương
triều Nguyễn đối với lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, khoảng giữa 2 thời kì đó, từ khi chúa
Nguyễn bị Tây Sơn đánh bật khỏi Phú Xuân, suy vong, cho đến khi Nguyễn Ánh lật
đổ vương triều Tây Sơn, hoàn thành công cuộc phục hưng, lập nên vương triều
Nguyễn vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, một số công trình có đề cập


2

đến nhưng còn nhiều ý kiến trái chiều. Những ý kiến nhìn nhận đó cần được xem xét,
đánh giá lại một cách khoa học.
Lịch sử Đại Việt cuối thế kỉ XVIII diễn ra 2 quá trình đối lập nhau: Tây Sơn

hưng khởi thì chúa Nguyễn bại vong, Tây Sơn suy yếu thì chúa Nguyễn hưng phục.
Tính chất cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và chúa Nguyễn cũng từng bước có sự
chuyển biến: từ cuộc đấu tranh của nông dân chống lại ách thống trị của chúa Nguyễn
đã chuyển dần thành cuộc chiến tranh giữa hai thế lực phong kiến Đại Việt. Kết cục,
Tây Sơn hiển hách nhưng cuối cùng nội bộ lại chia rẽ, rồi bị Nguyễn Ánh lật đổ, còn
Nguyễn Ánh thất thế, lưu vong nhưng vẫn bám trụ ở đất Gia Định, từng bước đánh
bại Tây Sơn khôi phục lại cơ nghiệp chúa Nguyễn. Quá trình chia rẽ, khủng hoảng,
sụp đổ của nhà Tây Sơn và quá trình phục hưng của chúa Nguyễn, hệ quả của hai
quá trình đó chưa được nghiên cứu đầy đủ và còn nhiều ý kiến trái chiều.
Nghiên cứu Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn
1778 – 1802, sẽ làm rõ một số vấn đề còn nhiều nhận định trái chiều hoặc còn bỏ
ngỏ như: Sự chuyển biến trong lực lượng giữa hai bên trong cuộc chiến; nguyên
nhân vì sao phong trào Tây Sơn hiển hách, vương triều Tây Sơn hùng mạnh như
vậy cuối cùng lại khủng hoảng, suy yếu, cuối cùng thất bại trước công cuộc hưng
phục của Nguyễn Ánh. Mặt khác, trong cuộc chiến với Tây Sơn, Nguyễn Ánh có
cầu viện Xiêm, nhờ sự giúp đỡ của phương Tây, vậy, mức độ cầu viện, những tác
động và hệ luỵ của mối quan hệ đó? Nghiên cứu những vấn đề ấy sẽ góp phần làm
rõ thêm sự chuyển biến của cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh,
nguyên nhân và hệ quả cuộc chiến, đặc điểm chế độ phong kiến Đại Việt cuối thế
kỉ XVIII, đồng thời góp phần đánh giá lại vai trò của Nguyễn Ánh trong lịch sử.
Vì những lí do trên mà tác giả chọn vấn đề: Cuộc chiến giữa lực lượng Tây
Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802 làm đề tài luận án.
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và
Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802. Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn
Ánh giai đoạn 1778 – 1802 là sự kế tiếp cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và chúa


3


Nguyễn giai đoạn 1771 – 1778. Vì vậy, đề tài có mở rộng nghiên cứu cuộc chiến giữa
Tây Sơn và chúa Nguyễn trước năm 1778 để làm rõ quá trình hình thành, phát triển của
hai lực lượng: Tây Sơn và Nguyễn Ánh và sự chuyển biến về tính chất cuộc chiến.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai
đoạn 1778 – 1802 được nghiên cứu trong bối cảnh chung của quốc gia Đại Việt
cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
Mặt khác, cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh diễn ra trong mối
liên hệ với các quốc gia Đông Nam Á (Xiêm, Chân Lạp, Vạn Tượng), Trung Quốc,
Pháp, Anh, Tây Ban Nha… cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, vì vậy, tác giả khai
thác mối liên hệ giữa Đại Việt với một số quốc gia trong khu vực để nghiên cứu.
- Về thời gian: Trọng tâm nghiên cứu của luận án là cuộc chiến giữa lực lượng
Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 - 1802. Thực tế, cuộc chiến giữa lực lượng
Tây Sơn và chúa Nguyễn bắt đầu từ năm 1771, khi Nguyễn Nhạc dấy binh khởi
nghĩa, đánh chiếm Quy Nhơn. Năm 1775, Nguyễn Nhạc dâng đất và được chúa
Trịnh phong cho làm tiên phong tướng quân đi đánh chúa Nguyễn. Trước sự tấn
công của Tây Sơn, năm 1777, Thái thượng vương bị bắt giết, Tân Chính Vương đầu
hàng, từ đây quyền thống lĩnh đã giao lại cho hậu duệ Nguyễn Ánh. Tháng 12 năm
1777, quân Nguyễn Ánh đánh chiếm Sài Gòn, thắng lợi này đã định vị được quyền
uy, vai trò thống lĩnh của Nguyễn Ánh, tháng Giêng năm 1778, các tướng tôn
Nguyễn Ánh lên làm Đại nguyên soái. Như vậy, năm 1777, thực tế Nguyễn Ánh đã
trở thành người đứng đầu lực lượng chúa Nguyễn, nhưng với sự kiện chiếm lại Sài
Gòn năm 1778 mới chính thức khẳng định được uy tín, quyền thống lĩnh tuyệt đối
của Nguyễn Ánh. Vì vậy, mốc thời gian khởi đầu cuộc chiến giữa lực lượng Tây
Sơn và Nguyễn Ánh được giới hạn trong luận án này là năm 1778.
Sau khi chiếm được Thuận Hóa, ngày 1 tháng 5 năm 1802, Nguyễn Ánh đặt
niên hiệu Gia Long. Tháng 6 năm 1802, quân Gia Long đánh ra Thăng Long, lật đổ
triều Bảo Hưng, thống nhất toàn cõi. Đến đây, cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh
đã kết thúc, triều Tây Sơn sụp đổ, vương triều Nguyễn được xác lập.



4

Hai lực lượng trong cuộc chiến này là Tây Sơn và Nguyễn Ánh cho nên khi
thực hiện đề tài, luận án chỉ giới hạn trong phạm vi thời gian từ năm 1778 đến năm
1802. Tuy nhiên, cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh là sự kế tiếp
cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn với chúa Nguyễn, vì vậy, luận án mở rộng phạm
vi thời gian nghiên cứu đến trước năm 1778, giai đoạn hình thành và quy tụ thành
hai lực lượng: Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện đề tài, tác giả tái hiện lại cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và
Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802, phân tích, đánh giá những chuyển biến giữa
các lực lượng và sự thay đổi cục diện cuộc chiến; làm rõ kết cục, nguyên nhân, hệ
quả của cuộc chiến. Qua đó, luận án góp phần bổ sung một số mảng khuyết, làm rõ
một số vấn đề còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh cuộc chiến giữa lực lượng
Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận án tập trung làm rõ những vấn đề sau:
- Sưu tầm, đánh giá các nguồn tư liệu có liên quan đến cuộc chiến giữa lực
lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802.
- Phân tích bối cảnh lịch sử, những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến cuộc chiến
giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
- Trên cơ sở khai thác nguồn tư liệu, tái hiện lại diễn biến của cuộc chiến giữa
lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802, từ đó xác định rõ sự thay
đổi tính chất của cuộc chiến, nguyên nhân và hệ quả của cuộc chiến.
- Đưa ra những đánh giá, nhận định khách quan về cuộc chiến giữa lực lượng
Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

Nguồn tư liệu:
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở khai thác và xử lí các nguồn tư liệu sau:
- Các công trình sử học do các sử gia triều Lê – Trịnh biên soạn: Hoàng Lê
nhất thống chí, Lê Quý dật sử1, Lịch triều tạp kỹ…
1

Một số tài liệu ghi tác giả là Bùi Dương Lịch.


5

- Các công trình do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn: Đại Nam thực lục;
Đại Nam liệt truyện tiền biên; Khâm định Việt sử thông giám cương mục…; các
công trình của các sử gia nhà Nguyễn: Việt sử cương mục tiết yếu (Đặng Xuân
Bảng); Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức); Phủ biên tạp lục (Lê Quý
Đôn); Tây Sơn thuật lược; Tây Sơn thủy mạt khảo (Đào Nguyên Phổ); Hà Tiên Mạc
thị phong thổ kí…
Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Gia Long đã cho đốt hủy gần hết tư liệu liên
quan đến nhà Tây Sơn, cho nên những bộ sử này là nguồn tư liệu chính khi nghiên
cứu cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh. Tuy nhiên, vì đây là những bộ sử của triều
Nguyễn, các sử gia phong kiến đứng trên lập trường phê phán Tây Sơn, bảo vệ nhà
Nguyễn, cho nên, khi sử dụng nguồn tài liệu này, cần gạn lọc những cốt lõi của các
sự kiện lịch sử để tái hiện cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
- Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi, tài liệu liên quan đến nhà Tây Sơn đã bị đốt
hủy, tuy nhiên một số thư từ, chiếu, chế, biểu, văn kiện bang giao... của nhà Tây
Sơn còn được lưu giữ trong các trước tác của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích… hoặc
lưu giữ ở các địa phương. Một số thư từ trao đổi giữa Tây Sơn với nhà Thanh cũng
được nhà Thanh lưu lại trong bộ sử Thanh thực lục, Khâm định An Nam kỷ lược...
Mặc dù nguồn tài liệu gốc này không nhiều nhưng đây là nguồn sử liệu quý giá để
đánh giá về Tây Sơn và cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.

- Để tiến hành cuộc chiến tranh với Tây Sơn, thế cùng, Nguyễn Ánh cầu viện
Pháp thông qua giám mục Pigneau de Béhaine. Các thư từ trao đổi giữa Nguyễn
Ánh với Pigneau de Behaine, giữa Nguyễn Ánh với triều đình Pháp, thư của giám
mục Pigneau de Behaine gửi về gia đình, bạn bè ở Pháp có kể về những sự kiện
chứng kiến tại Nam Hà. Ngoài ra, các thư từ của những người phương Tây đến
Nam Hà, ủng hộ Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn là nguồn tư liệu
quý giá để nghiên cứu đề tài. Những tư liệu này được Bộ Ngoại giao Pháp, Bộ Hải
quân và Thuộc địa Pháp lưu giữ và được công bố trong các tài liệu: Documents
relatifs à l'époque de Gia-long của L.Cadière; La geste Francaise en Indochine,
tome I, của Georges Taboulet; trên các tạp chí: Bulletin des Amis du Vieux Hue;


6

Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient; Bulletin de la Société des Etudes
Indochinoises. Ngoài ra, thời kì này các thương nhân phương Tây đến buôn bán ở
khu vực Đông Nam Á, một số thương nhân đã tiếp xúc với Tây Sơn, Nguyễn Ánh,
chứng kiến cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh, những ghi chép này được tập hợp
trong các cuốn hồi kí: “A voyage to Cochinchina in the years 1792 – 1793” của
John Barow, Les Espagnols dans l’Empire d’Annam của P. Lorenzo Pérez; Notes
sur le Tonkin của De la Bissachère….
Nguồn sử liệu gốc về cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh, đặc biệt là nguồn sử
liệu của người phương Tây đến Đại Việt thời kì này là nguồn tư liệu căn bản để tác
giả phục dựng lại cuộc chiến, đồng thời gợi mở cho tác giả những hướng nghiên
cứu tiếp về cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
Đây là nguồn tư liệu phong phú, từ nhiều nguồn khác nhau, theo quan điểm của
các sử gia đứng trên các lập trường khác nhau, cho nên, khi sử dụng nguồn tài liệu
này cần so sánh, đối chiếu, xác thực các sự kiện lịch sử để đảm bảo tính khoa học.
- Nguồn tài liệu sưu tầm được thông qua quá trình điền dã tại các địa phương
có liên quan đến đề tài luận án: vùng Tây Sơn, Quy Nhơn (Bình Định), Hưng

Nguyên, Trung Đô (Vinh), Nghệ An, Tiền Giang, Sài Gòn…
- Các công trình nghiên cứu đã công bố có nội dung liên quan đến đề tài luận
án, bao gồm: Sách chuyên khảo, bài nghiên cứu, thông tin đăng trên các báo, tạp chí
chuyên ngành… qua các thời kì của Việt Nam, Pháp, Thái Lan, Trung Quốc. Đây
là nguồn tư liệu có giá trị cung cấp thêm thông tin, trình bày các quan điểm về cuộc
chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Đây là nguồn tài liệu tham khảo,
giúp tác giả có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề đặt ra, trên cơ sở nắm vững và vận dụng quan điểm chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm sử học Macxit, tác
giả vận dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành kết hợp với phương pháp
liên ngành để thực hiện đề tài.
Trong quá trình sưu tầm và xử lí tư liệu, tác giả sử dụng phương pháp giám


7

định, phê phán tư liệu để xác định mức độ tin cậy của nguồn tư liệu nghiên cứu. Đối
với các bộ sử do các sử gia phong kiến Việt Nam biên soạn, hoặc nguồn tư liệu lưu
trữ của người Pháp, tác giả tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, quan điểm lập
trường của tác giả, đối chiếu các sự kiện, để đánh giá tính khách quan của các sự
kiện lịch sử, từ đó gạn lọc những nội dung cốt lõi trong các tư liệu đó.
Trên cơ sở nguồn tư liệu thu thập được, tác giả tổng hợp, phân tích tư liệu, sử
dụng các phương pháp lịch sử, phương pháp logic để khái quát hóa, hệ thống hoá,
quá trình tiến triển của các sự kiện lịch sử trong cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh
từ đó phân tích, rút ra những nhận xét, đánh giá. Những nhận định về cuộc chiến
Tây Sơn – Nguyễn Ánh được dựa trên nguồn tư liệu đã được tiếp cận, xử lí, đảm
bảo tính khách quan, khoa học.
Thực hiện đề tài, phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương
pháp chủ yếu trong nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp

nghiên cứu, khảo sát, điều tra thực địa để phục dựng lại diễn tiến của các sự kiện
trong cuộc chiến.
Cho đến nay, vấn đề cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh cũng
như những vấn đề xung quanh sự sụp đổ của Tây Sơn, sự phục hưng lại cơ nghiệp
chúa Nguyễn còn tồn tại nhiều quan điểm nhận xét, đánh giá khác nhau, vì vậy, trên
cơ sở nguồn tư liệu và kết quả đã nghiên cứu của đề tài, tác giả trình bày những
phân tích, nhận định khách quan của cá nhân đối với những ý kiến còn trái chiều đó.
5. Đóng góp của luận án
Luận án Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 –
1802 sẽ có những đóng góp sau:
- Qua việc phân tích những điều kiện tác động đến cuộc chiến giữa lực lượng
Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802, tái hiện diễn biến và những bước
chuyển của cuộc chiến, luận án góp phần nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về
cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, quá trình khủng hoảng, sụp đổ của vương
triều Tây Sơn, cũng như quá trình suy vong và từng bước phục hưng lại cơ nghiệp
chúa Nguyễn của Nguyễn Ánh.
- Từ việc tái hiện cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai


8

đoạn 1778 – 1802, luận án làm rõ nguyên nhân dẫn đến kết cục Tây Sơn sụp đổ và
Nguyễn Ánh lập nên vương triều Nguyễn. Đồng thời, luận án phân tích hệ quả của
cuộc chiến đối với quốc gia Đại Việt cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
- Từ những nội dung trên, luận án góp phần đưa ra những cơ sở để phân tích,
nhận định về một số vấn đề còn nhiều ý kiến trái chiều cũng như một số vấn đề còn
bỏ ngỏ khi đánh giá về vương triều Tây Sơn cũng như về quá trình phục hưng của
Nguyễn Ánh, quá trình dẫn đến sự xác lập của vương triều Nguyễn. Trong cuộc chiến
Nguyễn Ánh – Tây Sơn, có sự tham gia và tác động của các lực lượng bên ngoài, luận
án làm rõ hoàn cảnh, đánh giá mức độ và tác động của mối quan hệ giữa Nguyễn Ánh

với Xiêm, với Pháp đến cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh, đến quốc gia Đại Việt.
- Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX là giai đoạn chuyển tiếp trong lịch sử chế
độ phong kiến Việt Nam, vì vậy, những đóng góp của luận án sẽ góp phần nhận
thức sâu sắc, toàn diện hơn về quốc gia Đại Việt cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
- Nội dung luận án và hệ thống tư liệu tham khảo được sưu tầm trong quá trình
thực hiện luận án là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ công tác giảng dạy
và nghiên cứu về phong trào Tây Sơn, về quá trình phục hưng xác lập vương triều
Nguyễn và trong nghiên cứu về lịch sử chế độ phong kiến Đại Việt cuối thế kỉ
XVIII đầu thế kỉ XIX nói riêng và lịch sử Việt Nam cổ trung đại nói chung.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được
chia làm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Tổng quan nguồn tư liệu và tình hình nghiên cứu vấn đề
Chương 2. Bối cảnh lịch sử cuối thế kỉ XVIII và sự xuất hiện cuộc chiến giữa
lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh
Chương 3. Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh ( 1778 – 1788)
Chương 4. Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh (1788 – 1802)
Chương 5. Kết cục, nguyên nhân, hệ quả của cuộc chiến giữa lực lượng Tây
Sơn và Nguyễn Ánh (1778 – 1802)


9

NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGUỒN TƢ LIỆU VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. Tổng quan nguồn tƣ liệu
1.1.1. Nguồn tư liệu trong nước
Nguồn tư liệu chính khi nghiên cứu đề tài là các bộ sử của các sử gia phong
kiến viết về lịch sử Đại Việt cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. Trong các công

trình này, các tác giả cũng đã bước đầu đánh giá về cuộc chiến giữa lực lượng Tây
Sơn và Nguyễn Ánh.
Về phía Tây Sơn, tư liệu liên quan đến Tây Sơn đã bị Gia Long đốt hủy. Một số
tư liệu tản mạn còn được lưu giữ như: những bài khải, biểu, chế mà Ngô Thì Nhậm viết
thay cho Quang Trung về các vấn đề quan trọng, được tập hợp trong tập Hàn các anh
hoa của bộ sách Ngô Gia Văn phái, đây là nguồn tài liệu quý giá của nhà Tây Sơn còn
sót lại. Gần đây, tập tài liệu bao gồm các công văn của Tổng binh Quy Hợp được phát
hiện tại Hương Khê (Hà Tĩnh) đã làm sáng rõ nhiều vấn đề về mối quan hệ giữa Tây
Sơn với Vạn Tượng. Bộ Khâm định An Nam kỷ lược là tập tài liệu đầy đủ nhất của nhà
Thanh ghi lại những diễn tiến cuộc chiến tranh giữa Tây Sơn và nhà Thanh, cũng như
thư từ thông hiếu giữa hai nước từ năm 1788 đến năm 1791. Mặc dù nguồn tài liệu
gốc về Tây Sơn không nhiều, chủ yếu là giao thiệp của Tây Sơn với nhà Thanh, với
Vạn Tượng, nhưng những tư liệu đó đã góp phần phục dựng lại nhà Tây Sơn. Ngoài
ra, tư liệu về nhà Tây Sơn còn có một số chiếu, biểu, sắc phong… được nhân dân ở
các địa phương lưu giữ. Năm 1988, các nhà sử học Phan Huy Lê, Nguyễn Quang
Ngọc… đã điều tra khảo sát ở địa bàn tương ứng với hai phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi
thế kỉ XVIII và tập hợp các tư liệu có liên quan đến Tây Sơn trong cuốn Tư liệu về

Tây Sơn - Nguyễn Huệ trên đất Nghĩa Bình (1988). Đây là những nguồn sử liệu quý
giá để đánh giá về Tây Sơn và cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
Tuy nguồn tư liệu về Tây Sơn còn khuyết, nhưng những bộ sử của các sử gia
triều Lê – Trịnh, triều Nguyễn là nguồn tư liệu phong phú để nghiên cứu đề tài.
Thế kỉ XVIII, các sử gia triều Lê – Trịnh biên soạn cuốn Đại Việt sử kí tục
biên (1676 – 1789). Các tác giả đề cao chúa Trịnh, còn xem Tây Sơn và chúa


10

Nguyễn đều là kẻ thù. Mặc dù đứng về phía đối lập với chúa Nguyễn và Tây Sơn
nhưng bộ sử cũng ghi lại một phần sự phát triển của nhà Tây Sơn và sự sụp đổ của

chúa Nguyễn giai đoạn trước năm 1789.
Năm 1776, Lê Quý Đôn được cử giữ chức Hiệp trấn tham tán quân cơ ở Thuận
Hóa, ông viết Phủ biên tạp lục, đây là tập bút kí viết về Đàng Trong từ thế kỉ XVIII
về trước. Lê Quý Đôn đứng trên lập trường đối địch với chúa Nguyễn để phản ánh
tình hình chế độ phong kiến Đàng Trong thế kỉ XVIII, nhất là vùng Thuận Quảng, từ
đó, tác giả bước đầu lí giải nguyên nhân dẫn đến phong trào Tây Sơn. Phủ biên tạp
lục đã góp phần tái hiện lại cuộc chiến giữa lực lượng chúa Trịnh, Tây Sơn với chúa
Nguyễn trước năm 1778 và quá trình hình thành lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
Thời kì này, các bộ sử của các sử gia dưới triều Lê – Trịnh cũng đã viết về tình
hình ở Đàng Ngoài khi Tây Sơn tiến ra Bắc. Cuốn Hoàng Lê nhất thống chí của
Ngô Gia văn phái phản ánh cuộc đấu tranh giữa các lực lượng phong kiến Lê –
Trịnh và phong trào Tây Sơn trong thời gian từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1767)
đến khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802). Tác phẩm phản ánh rõ sự suy tàn của chế
độ phong kiến Đàng Ngoài, những chuyển biến ở Đàng Ngoài từ khi Tây Sơn kéo
ra Bắc. Tác phẩm cũng tái hiện được tác động của cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn
Ánh đối với Đàng Ngoài cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX.
Sử gia Bùi Dương Lịch sống cùng thời với những biến động lịch sử cuối thế
kỉ XVIII, là chứng nhân của những diễn tiến lịch sử giai đoạn này. Là một trung
thần của nhà Lê nhưng sau khi đánh bại quân Thanh, Quang Trung triệu ông ra
giúp, ông vào làm việc ở Sùng chính viện. Cuốn Lê quý dật sử và Nghệ An ký của
Bùi Dương Lịch đã ghi rõ chi tiết các sự kiện giai đoạn cuối Lê và thời Tây Sơn, từ
năm 1758 đến năm 1793.
Cuốn Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng cũng chép các sự kiện từ năm 1672
đến năm 1789. Bộ sử đã cung cấp nguồn sử liệu phong phú về tình hình chính trị,
kinh tế Đàng Ngoài, tình cảnh sưu cao, thuế nặng, nông dân phiêu tán, sự suy sụp
của chính quyền vua Lê – chúa Trịnh. Trong những diễn tiến lịch sử thời Hậu Lê,
bộ sử cũng ghi chép các sự kiện của cuộc chiến tranh giữa chúa Nguyễn và Tây Sơn
ở Đàng Trong, quá trình Tây Sơn tiến ra Bắc và sự sụp đổ của triều Lê.



11

Khi vương triều Nguyễn thiết lập, công việc biên soạn quốc sử, nhất là giai
đoạn chúa Nguyễn và sự thiết lập vương triều Nguyễn được chú trọng. Đầu thế kỉ
XIX, Đại Nam thực lục là bộ chính sử do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, ghi
chép các sự kiện lịch sử từ thời các chúa Nguyễn cho đến các đời vua Nguyễn
(1558 – 1888). Trong diễn tiến chung đó, các sự kiện diễn ra trong cuộc chiến giữa
lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh được các sử gia trình bày tỉ mỉ. Đây là nguồn tư
liệu chủ yếu để phục dựng lại cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
Tuy nhiên, các sử gia viết Đại Nam thực lục đứng trên lập trường của nhà Nguyễn,
xem Tây Sơn là „„ngụy’’, đề cao vai trò của Nguyễn Ánh. Cùng với Đại Nam thực
lục, bộ Đại Nam liệt truyện do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, chép về sự
tích công trạng các công thần, trung thần và “ngụy thần” (Nguyễn Nhạc, Nguyễn
Huệ, Nguyễn Lữ). Qua những truyện về các nhân vật lịch sử này, cuộc chiến giữa
Tây Sơn và Nguyễn Ánh được tái hiện ở từng khía cạnh, nhân vật. Mặc dù các bộ
sử này được viết trên quan điểm của nhà Nguyễn, nhưng đây là tư liệu quan trọng
để tái hiện toàn cảnh cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
Bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục do Quốc sử quán triều Nguyễn
biên soạn viết từ thời Hùng Vương đến năm 1789. Trên cơ sở những ghi chép và
đánh giá các sự kiện lịch sử, cuộc nội chiến giữa các lực lượng vua Lê - chúa Trịnh
và chúa Nguyễn; Tây Sơn và chúa Nguyễn; Tây Sơn và chúa Trịnh được trình bày
cụ thể. Các tác giả chỉ rõ: Chính sự suy tàn, lạc lối của vua Lê trước những cuộc tấn
công của Tây Sơn làm cho nhà Lê sụp đổ. Bộ sử đã tái hiện khá đầy đủ cuộc giao
chiến giữa các lực lượng chính trị trong xã hội Đại Việt giai đoạn trước khi hình
thành cuộc chiến giữa 2 lực lượng: Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
Các bộ sử của Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn viết rõ về quá trình phong
trào Tây Sơn nổi lên, lật đổ chúa Nguyễn và quá trình khôi phục lại cơ nghiệp chúa
Nguyễn của Nguyễn Ánh. Song, đứng trên lập trường đối địch với Tây Sơn nên các
sử gia nhà Nguyễn chỉ xem anh em nhà Tây Sơn là những “kẻ tiếm vị”, xem triều
Tây Sơn chỉ là “nguỵ triều” và sự sụp đổ của Tây Sơn là “thiên mệnh”. Các bộ sử

này đã cung cấp những tư liệu tương đối đầy đủ về cuộc chiến giữa lực lượng Tây
Sơn và Nguyễn Ánh, đồng thời cũng bước đầu đã đưa ra những kiến giải về sự sụp


12

đổ của Tây Sơn và sự thắng lợi của Nguyễn Ánh.
Ngoài các bộ sử do Quốc sử quán biên soạn, thời kì này còn có các bộ sử của
sử gia như: Cuốn Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức đã cung cấp những
tư liệu về các địa danh trên đất Gia Định có liên quan và có vai trò nhất định trong
cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh. Trịnh Hoài Đức đứng trên lập trường ủng hộ
chúa Nguyễn, đề cao chính sách của Nguyễn Ánh đối với Gia Định, đồng thời phê
phán chính sách cướp phá của Tây Sơn đối với vùng đất này. Qua đó, tác giả đề cao
vai trò của vùng đất Gia Định đối với thắng lợi của lực lượng Nguyễn Ánh.
Cuốn Quốc sử di biên do Phan Thúc Trực biên soạn, ghi chép các sự kiện từ
Gia Long đến Thiệu Trị. Những sự kiện trong khoảng thời gian sau khi Nguyễn
Ánh chiếm Phú Xuân, tiến ra Bắc, Tây Sơn bị diệt vong được trình bày cụ thể, bổ
sung nhiều tư liệu so với Đại Nam thực lục. Phan Thúc Trực cũng đã công nhận vị
trí Tây Sơn trong lịch sử các triều đại phong kiến: “Nhà Tây Sơn tính từ năm Quý
Tỵ (1773) Nguyễn Nhạc dấy binh đao, trải qua đời Nguyễn Huệ, cho đến năm
Nhâm Tuất (1802), đời Nguyễn Quang Toản tổng cộng được 30 năm” [157; 88].
Bộ Việt sử cương mục tiết yếu của Đặng Xuân Bảng khẳng định địa vị chính
thống của nhà Tây Sơn: “Hai chúa Tây Sơn gồm Quang Trung 5 năm, Cảnh Thịnh
8 năm, Bảo Hưng 2 năm gồm 15 năm… nhà Lê mất, triều ta (triều Nguyễn) chưa
lên, sự kế nối các triều Đinh, Lý, Trần, Lê trong 15 năm ấy không thuộc Tây Sơn thì
còn ai nữa” [3; 9]. Vì công nhận địa vị chính thống của nhà Tây Sơn nên Việt sử
cương mục tiết yếu đã trình bày cuộc chiến giữa Tây Sơn – Nguyễn Ánh là cuộc
chiến giữa hai lực lượng phong kiến.
Cuốn Tây Sơn thủy mạt khảo của Đào Nguyên Phổ, mặc dù đứng trên lập
trường bảo vệ nhà Nguyễn, nhưng khi trình bày về cuộc chiến giữa Tây Sơn và

Nguyễn Ánh, Đào Nguyên Phổ đã công nhận tài năng của Nguyễn Huệ.
Mặc dù đứng trên lập trường của chính quyền Lê - Trịnh, hay trên lập trường
của nhà Nguyễn, nhưng bước đầu các sử gia đã công nhận vị trí của nhà Tây Sơn
trong lịch sử các triều đại phong kiến. Các sự kiện trong cuộc chiến giữa lực lượng
Tây Sơn và chúa Nguyễn, Tây Sơn và Nguyễn Ánh được trình bày cụ thể. Đây là
nguồn tư liệu chủ yếu khi nghiên cứu về cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh.


13

1.1.2. Nguồn tư liệu nước ngoài
Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, thời kì diễn ra cuộc chiến giữa lực lượng
Tây Sơn và Nguyễn Ánh, một số thương nhân, giáo sĩ phương Tây đến Đại Việt để
buôn bán hoặc truyền đạo. Họ tận mắt chứng kiến những chuyển biến của Đại Việt,
những diễn tiến đó được viết lại trong các tập kí sự, trong các lá thư họ gửi về nước.
Năm 1793, John Barrow – nhà thám hiểm, quản trị và ngoại giao Anh, có mặt
trên hạm đội chở phái đoàn Anh đến Trung Hoa, dừng lại ở Đà Nẵng từ 14/5/1793
đến 16/6/1793, 4 năm sau, ông xuất bản cuốn: A voyage to Cochinchina in the years
1792 and 1793 (Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà trong những năm 1792 1793), Barrow có tham khảo những ghi chép của Barisy - một người Pháp trong lực
lượng của Nguyễn Ánh, cùng những tư liệu trong Les Nouvelles des Missions

Orientales (Tin tức các Hội Thừa sai Đông phương). Cuốn sách đã trình bày cụ
thể quá trình Nguyễn Ánh xây dựng lực lượng từ khi chạy sang Xiêm (1785) cho
đến năm 1800, đặc biệt tác giả nhấn mạnh 2 năm (1798 – 1799), thời gian có những
thay đổi vượt bậc trong lực lượng Nguyễn Ánh. Từ sự thay đổi tương quan lực
lượng giữa Tây Sơn và lực lượng Nguyễn Ánh trong 10 năm (1788 – 1799), tác giả
khẳng định vai trò quyết định của Nguyễn Ánh trong chiến thắng trước Tây Sơn.
Năm 1920, Maybon viết lời tựa cho tập kí sự La relation sur le Toukin et la
Cochinchine (Kí sự về Đàng Ngoài) của De la Bissachère - Giáo sĩ người Pháp đã
từng chứng kiến những diễn biến lịch sử ở Việt Nam đây từ năm 1795 đến năm

1806. Tác phẩm này đã chỉ rõ quá trình Nguyễn Ánh từ Xiêm trở về, chiếm lại Gia
Định, xây dựng lực lượng, từng bước tấn công Tây Sơn, đặc biệt tác giả nhấn mạnh
những sự kiện liên quan đến những hoạt động của Nguyễn Ánh ở Đàng Ngoài sau
khi chiếm Phú Xuân và kéo quân ra Thăng Long. Tác giả đề cao vai trò của người
Pháp đối với những thành công của Nguyễn Ánh: “Sự hoạt động của những người
Pháp giúp vua Nam Kì kèm theo các đại bác và súng trường mà nước Pháp tặng nhà
vua đã góp phần không nhỏ vào việc làm cho vua trở thành bá chủ vương quốc của
mình trong một thời gian ngắn” [190; 82 - 83].
Ngoài các tập kí sự, các thư từ trao đổi giữa giám mục Pigneau de Béhaine và
Nguyễn Ánh, thư từ của những người Pháp trong lực lượng Nguyễn Ánh cũng được tập
hợp lại. Năm 1912, L. Cadière đã sưu tầm ở thư viện Victor Emmanuel và trong thư viện


14

của Hội Thừa sai Paris (MEP), ông tìm được các thư từ trao đổi giữa Nguyễn Ánh và
những người Pháp, tư liệu này được tập hợp trong “Documents relatifs à l'époque de
Gia-long” (Tư liệu liên quan đến thời Gia Long) in trong Bulletin de l’Ecole française
d’Extrême – Orient (Tập san Viện Viễn Đông Bác cổ), tập 12, năm 1912.
Từ năm 1914 – 1944, hội Những người bạn cố đô Huế xuất bản tạp chí: Bulletin
des Amis du Vieux Hué (BAVH - Tập san của những người bạn Cố đô Huế). Tạp chí
công bố nhiều tư liệu về những người Pháp đến giúp Nguyễn Ánh: Trong tập IV
(1917), H.Cosserat công bố tiểu sử và những đóng góp cụ thể của 17 người Pháp tiêu
biểu và tổng hợp về các tình nguyện quân đến Nam Kỳ để giúp Nguyễn Ánh. Ngoài
ra trong các tập VII (1920), tập IX (1922), X (1923), L.Cadière tiếp tục công bố tiểu
sử và hành trạng của những người Pháp đã giúp đỡ Nguyễn Ánh. Năm 1926, trong
tập XIII, L.Cadière đã công bố 11 tài liệu về những giao thiệp giữa Nguyễn Ánh và
Hội truyền giáo, đây là tập tài liệu Lê Văn Duyệt đã cho sao chép lại. Ngoài ra,
L.Cadière tiếp tục công bố những bức thư của người Pháp trong quân đội Nguyễn
Ánh đã được lưu giữ trong Hội truyền giáo nước ngoài.

Sau năm 1954, tác giả Georges Taboulet công bố cuốn: La geste Francaise en
Indochine (Những hoạt động của người Pháp ở Đông Dương) (1955), cuốn sách đã tập
hợp khá đầy đủ tiểu sử, hành trạng của những người Pháp ở Đại Việt thế kỉ XVIII.
Các sử gia người Pháp đã tập hợp nhiều tư liệu nước ngoài có liên quan đến
cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh, đây là nguồn tư liệu tương đối
khách quan để đối chiếu với các tư liệu trong nước, góp phần tái hiện lại cuộc chiến;
cung cấp những tư liệu về mối quan hệ giữa Nguyễn Ánh và người Phương Tây; tác
động của mối quan hệ đó đối với cuộc chiến.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
1.2.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề trong nước
1.2.1.1 Tình hình nghiên cứu vấn đề trong nước trước năm 1954
Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, trong các bộ sử của các sử gia thời Lê –
Trịnh và các sử gia nhà Nguyễn, các sự kiện trong cuộc chiến giữa lực lượng Tây
Sơn và Nguyễn Ánh đã được viết lại, tuy nhiên, mỗi sử gia đứng trên một lập
trường riêng, cho nên, cuộc chiến được nhìn nhận theo nhiều quan điểm khác nhau:


15

Các sử gia triều Lê - Trịnh đứng về phía đối địch với chúa Nguyễn và Tây Sơn
cho nên, trong các bộ sử Đại Việt sử kí tục biên (1676 – 1789), Phủ biên tạp lục,
Hoàng Lê nhất thống chí, Lê quý dật sử… cuộc chiến Tây Sơn – chúa Nguyễn, Tây
Sơn – Nguyễn Ánh được xem là cuộc chiến giữa hai thế lực đối địch. Tuy nhiên, khi
vua Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh, ngọn cờ “phù Lê” sụp đổ, Quang Trung
lập được chiến công hiển hách đánh bại quân Thanh đã làm cho các sử gia triều Lê –
Trịnh phải công nhận tài năng của Quang Trung và thừa nhận vai trò của Tây Sơn.
Đối với các sử gia nhà Nguyễn, Tây Sơn đã lật đổ chúa Nguyễn, tiến hành
cuộc chiến chống lại lực lượng Nguyễn Ánh, cho nên, trong các bộ sử: Đại Nam
thực lục, Đại Nam liệt truyện, Khâm định Việt sử thông giám cương mục… các sử
gia triều Nguyễn xem Tây Sơn là kẻ thù, là “ngụy triều”. Các sử gia ca ngợi công

lao của Nguyễn Ánh: đánh bại Tây Sơn, hoàn thành thống nhất đất nước, sáng lập
vương triều Nguyễn.
Đầu thế kỉ XX, giai đoạn thời cuộc có nhiều chuyển biến, quan điểm thù địch
với nhà Tây Sơn không còn khắt khe như trước, các sử gia tiếp cận với tư tưởng
mới, cho nên có nhiều đánh giá khách quan hơn:
Tác giả Ngô Giáp Đậu trong cuốn: Hoàng Việt hưng long chí (1905) viết về
những diễn tiến lịch sử trong cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh
trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XVIII, trên cơ sở những nguồn tư liệu phong phú,
tác giả đã phục dựng lại quá trình Nguyễn Ánh dấy nghiệp trung hưng ở đất Gia
Định, đánh bại nhà Tây Sơn, lập nên vương triều Nguyễn. Đồng thời tác giả cũng
đã thừa nhận Quang Trung là “bậc chúa anh hùng” [41; 12].
Đầu thế kỉ XX, các trí thức tân học cũng đã đưa ra những nhìn nhận mới, cuộc
chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh được đánh giá theo các khuynh hướng khác nhau:
Tác giả Trần Trọng Kim trong cuốn: Việt Nam sử lược (1920), trên quan điểm:
“Thiên hạ chỉ có một chữ “Thế” mà thôi, thành ra thì là vua, thua ra thì là giặc” [66;
49], tác giả khẳng định lại địa vị chính thống của triều Tây Sơn, đồng thời tác giả
cũng chỉ rõ: chính sự chia rẽ của nhà Tây Sơn sau năm 1792 đã tạo điều kiện cho
Nguyễn Ánh giành ưu thế trong cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh, từ đó, Nguyễn
Ánh phục hưng cơ nghiệp chúa Nguyễn.


16

Giới trí thức tân học thời kì này đã tiếp thu tư tưởng mới, vì vậy, trên các tạp
chí: Tạp chí Đông Thanh, tạp chí Trung Bắc chủ nhật, Tạp chí Tri Tân…. có nhiều
bài nghiên cứu về Tây Sơn và Nguyễn Ánh, tiêu biểu như bài “Một đoạn lịch sử nước
nhà, Đức Cao hoàng và ông Giám mục Bá Đa Lộc” của Đỗ Đình Nghiêm, tạp chí
Nam Phong năm 1924 (số 79); bài “Dật sử vua Gia Long” trên tạp chí Đông Thanh
năm 1933 (số 14); bài “Những người Pháp công thần nhà Nguyễn” của Nguyễn
Triệu trên tạp chí Tri Tân năm 1941 (số 16); bài “Vua Gia Long tự làm kĩ sư đóng lấy

chiến thuyền theo kiểu Tây” của Quán Chi, tạp chí Trung Bắc Tân văn năm 1943 (số
149)... các bài nghiên cứu này đề cao vai trò của Nguyễn Ánh trong công cuộc phục
hưng cơ nghiệp chúa Nguyễn, bên cạnh đó các tác giả đã khẳng định vai trò của giám
mục Pigneau de Béhaine và những người Pháp đến giúp Nguyễn Ánh, cũng như sự
xuất hiện của kĩ thuật phương Tây trong quân đội Nguyễn Ánh, các tác giả khẳng
định đây là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thắng lợi của Nguyễn Ánh.
Như vậy, trong thời kì Pháp thuộc, cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn - Nguyễn
Ánh đã bước đầu được các trí thức tân học nhìn nhận lại, tuy nhiên, bên cạnh tư
tưởng đề cao vai trò của Nguyễn Ánh thì các tác giả cũng đề cao vai trò của người
Pháp trong công cuộc phục hưng của Nguyễn Ánh, những đánh giá về Tây Sơn
cũng chỉ dừng lại ở sự khẳng định địa vị chính thống của nhà Tây Sơn.
Tác giả Sở Cuồng trong bài: “Lịch sử đời Tây Sơn” (tạp chí Nam Phong tháng
7 năm 1925) đã xoá bỏ sự phân biệt giữa “chính thống” và “nguỵ triều”, đề cao sự
nghiệp đại thành của Quang Trung, đồng thời cũng chỉ ra quá trình khủng hoảng
của nhà Tây Sơn, từ đó tác giả chỉ ra nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến sự thất bại
của Tây Sơn và thắng lợi của Nguyễn Ánh: “Chỉ tiếc rằng khi ta đánh ngoài Bắc thì
bỏ ngay Nguyễn Hữu Chỉnh để cắt đứt vây cánh mình. Khi đánh lấy được Bắc
thành thì giết ngay Võ Văn Nhậm để tự yếu chân tay mình đi, khi lấy được kinh
thành Phú Xuân thời dám xâm phạm đến lăng tẩm của các triều chúa Nguyễn, để
cho thất nhân tâm, khi nghiệp lớn đã gần xong thì anh em lại tranh nhau, để cho đến
thất bại… nối sau là Cảnh Thịnh, vì là còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, kẻ quyền thần
chuyên chính, đến nỗi đổ nát, tiếc thay!” [32; 29].
Trong số trí thức Việt Nam đầu thế kỉ XX, người đối lập với quan điểm đề cao
vai trò của người Pháp, nhìn nhận khách quan về những đóng góp của Nguyễn Ánh,


17

mối quan hệ giữa Nguyễn Ánh và người Pháp là Nguyễn Ái Quốc. Trong truyện ngắn
Les lamentations de Trung Trac (Lời than của bà Trưng Trắc) đăng trên báo

L’Humanité của Đảng Cộng sản Pháp số ra ngày 24/6/1922, nhân dịp vua Khải Định
sang Pháp, để phê phán hành động của vua Khải Định, Nguyễn Ái Quốc viết: “Với
lòng quả cảm vô song và với đức hạnh trong sáng không tì vết, như vàng ròng lấp
lánh sau ngàn lần thử lửa, ông tổ ngươi, vua Gia Long tôn quý và tài ba bội phần, sau
biết bao thăng trầm và khổ đau vô bờ, đã để lại cho ngươi một đất nước giàu có, một
dân tộc độc lập, một quốc gia được các kẻ mạnh vị nể và kẻ yếu kính mến, với một
tương lai đầy sức sống và triển vọng‟‟ [55; 31].
Cùng với sự chuyển biến của phong trào cách mạng Việt Nam, các nhà sử học
cách mạng cũng từng bước đi sâu nghiên cứu về phong trào Tây Sơn. Năm 1944,
Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm công bố cuốn: Kí sự lịch sử (đến năm 1951, tái bản
mang đầu đề mới là: “Quang Trung anh hùng dân tộc 1788 - 1792”), tác giả khai
thác được nhiều nguồn tư liệu phong phú: từ các văn kiện bang giao thời Tây Sơn,
các sách sử thời hậu Lê, các bộ sử Trung Quốc như Đại Thanh thực lục, Đông Hoa
toàn lục… cuốn sách đã trình bày sự nghiệp của vua Quang Trung, tầm vóc của
cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Mặc dù tác giả chủ yếu tập trung ca ngợi vua Quang
Trung, phê phán sự cầu viện của Nguyễn Ánh nhưng qua đó một phần cuộc chiến
Tây Sơn - Nguyễn Ánh cũng được tái hiện.
Như vậy, trước năm 1954, cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh
được nhìn nhận theo nhiều quan điểm khác nhau. Các sử gia phong kiến đứng trên
lập trường nhà Lê - Trịnh hoặc đứng trên lập trường của nhà Nguyễn để viết về
cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh. Đến đầu thế kỉ XX, một số trí thức tân học mới
bước đầu công nhận địa vị chính thống của nhà Tây Sơn song phần đa họ vẫn đứng
trên lập trường nhà Nguyễn để đánh giá cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh. Sử học
cách mạng có đánh giá khách quan hơn về phong trào Tây Sơn nhưng những công
trình đề cập đến chiến cuộc Tây Sơn - Nguyễn Ánh vẫn còn ít.
1.2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước sau năm 1954
Sau năm 1954, đất nước bị chia cắt hai miền: Miền Nam, Mĩ âm mưu thiết lập
chủ nghĩa thực dân kiểu mới, nhân dân miền Nam phải tiến hành cuộc kháng chiến
chống Mĩ; miền Bắc vừa tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội, vừa là hậu phương



18

cho cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam. Trong bối cảnh đó, cách nhìn nhận
của giới sử học trong nước về phong trào Tây Sơn, vương triều Tây Sơn và Nguyễn
Ánh có nhiều điểm mới. Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh cũng
được đề cập theo những quan điểm khác nhau:
Khi nghiên cứu về Tây Sơn, các nhà sử học phía Nam có hai khuynh hướng. Tập
san Sử - Địa từ năm 1966 đến năm 1975 có những bài tiêu biểu như: Triều đại Quang
Trung dưới mắt của các nhà truyền giáo của Đặng Phương Nghi đã công bố một số tư
liệu bao gồm thư từ trao đổi giữa các giáo sĩ của Hội truyền giáo tại Việt Nam cùng
những bản tường trình của họ cho các vị giám đốc giáo hội được lưu giữ tại Văn khố
Hội Truyền giáo Pari; ba số đặc khảo về Tây Sơn: Quang Trung (số 9,10), về chiến
thắng Đống Đa (số 13); 200 năm phong trào Tây Sơn (số 21)... Các bài viết trên Tập
san Sử - Địa đã đề cao phong trào Tây Sơn, sức mạnh thủy quân, sự phát triển của kỹ
thuật đóng thuyền, vũ khí lợi hại Hổ lửa đã tạo nên sức mạnh cho Tây Sơn.
Bên cạnh những nghiên cứu mới về Tây Sơn, các tác giả Phạm Văn Sơn,
Nguyễn Phương, Tạ Chí Đại Trường có những kiến giải mới về cuộc chiến giữa lực
lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh:
Tác giả Phạm Văn Sơn trong cuốn: “Lịch sử tân biên” quyển III (1959) đã đặt
cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh trong quá trình nội chiến của xã
hội phong kiến Đại Việt: “Loạn phong kiến Việt Nam được kể từ 1527 đến 1802
mới chấm dứt và nền thống nhất của nước ta được phục hồi với sự khởi nghiệp của
nhà Tây Sơn. Nhưng giữa Tây Sơn và họ Nguyễn còn nối tiếp một cuộc tranh hùng
đến 1802 mới hết” [129; 6]. Tác giả đi sâu vào diễn tiến cuộc chiến giữa lực lượng
Tây Sơn và Nguyễn Ánh, lí giải về nguyên nhân dẫn đến kết cục Tây Sơn sụp đổ,
Nguyễn Ánh lập nên nhà Nguyễn, tác giả cho rằng: “Cơ giới Tây phương và những
chiến thuật, chiến lược mới của Âu châu giúp Nguyễn Ánh đã quá lợi hại, lại thêm
liên minh Miên, Tiêm, Lào can thiệp làm họ bị bấn loạn và đi tới chỗ thất bại hoàn
toàn” [129; 243].

Tác giả Nguyễn Phương trong cuốn: “Việt Nam thời bành trướng Tây Sơn”
(1968) lại đặt cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh trong quá trình Nam tiến của dân
tộc Việt. Quá trình đó được khởi phát bởi các chúa Nguyễn, tiếp tục “được duy trì


19

bởi anh em Tây Sơn... sau hết... Nguyễn Ánh đã nối Cà Mau lại với Nam Quan”
[112; 7]. Tác giả xem cuộc chiến là đoạn kết của quá trình Nam tiến và thống nhất
dân tộc từ đó đánh giá vị trí, vai trò của Tây Sơn và Nguyễn Ánh trong xu thế đó.
Năm 1969, trong cuốn: “Việt Nam thời Tây Sơn, lịch sử nội chiến (1771 - 1802)”,
tác giả Tạ Chí Đại Trường nhìn nhận cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh là một cuộc
nội chiến. Tác giả không đề cập đến sự chuyển biến về tính chất trong lực lượng Tây
Sơn mà xem Tây Sơn cũng như các lực lượng phong kiến khác trong cuộc phân tranh:
“Trung tâm của những biến động chính trị quy mô của Đại Việt cứ dời dần về phương
Nam: Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm ở Thanh Hóa, con cháu họ Nguyễn ở Phú Xuân, Tây
Sơn ở Quy Nhơn, cuối cùng Nguyễn Ánh ở Gia Định” [165; 43], tác giả cho rằng
Nguyễn Nhạc là đại biểu cho sự chớm phát những thương nhân buôn bán trên nguồn,
dưới biển, và lực lượng Tây Sơn mang tính rừng rú đặc biệt, cho nên, họ “xúi được
nông dân nổi loạn, họ phải lấn át hoặc bỏ rơi nho sĩ”[165; 44]. Cho rằng Bắc Hà không
còn đủ vượng khí để phát triển, tác giả đề cao sức mạnh Nam Hà: “Tất cả đã tạo nên
một hoàn cảnh sôi sục trong sự phát triển của Nam Hà… sức mạnh địa phương miền
Bắc đã yếu thế nhiều vì quá khứ 10 thế kỉ tập kết chung sống. Cho nên biến cố có tên là
Tây Sơn lại bùng nổ ở Nam Hà và đủ sức mạnh để đảo lộn tất cả” [165; 7] và “Đây là
giai đoạn kết thúc phân tranh, một cuộc phân tranh kéo dài mấy trăm năm, bề ngoài là
sự tranh giành địa vị của các họ phong kiến mà bề trong là một phần do sự phân rã
của xã hội Đại Việt mà dân tộc phản ứng lại bằng con đường về Nam” [165; 39]. Tạ
Chí Đại Trường xem phong trào Tây Sơn cũng như một lực lượng trong cuộc phân
tranh của Đại Việt, tác giả đề cao sức mạnh Nam Hà, xem thắng lợi của Nguyễn Ánh
là thắng lợi của Nam Hà đang vượng khí trước Bắc Hà đã cũ kĩ, suy yếu.

Như vậy, các nhà sử học miền Nam đã tập hợp được những nguồn tài liệu khá
phong phú về cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh, tuy nhiên các tác giả nghiêng về
nhấn mạnh sự giúp đỡ của phương Tây đến sự thay đổi cục diện cuộc chiến, nhấn
mạnh sự phát triển của vùng đất phía Nam so với phía Bắc Đại Việt, đề cao vai trò
của Nguyễn Ánh trong quá trình tiến ra Bắc, thống nhất đất nước.
Thời kì này, các nhà sử học miền Bắc lên án gay gắt Nguyễn Ánh, đề cao những
đóng góp của phong trào Tây Sơn: Nguyễn Khánh Toàn với cuốn “Những nhận xét về


20

thời kì lịch sử từ cuối nhà Lê đến nhà Nguyễn Gia Long và tiền đồ phát triển của Việt
Nam”(1954); Văn Tân với cuốn “Cách mạng Tây Sơn” (1958); Trần Văn Giàu với
“Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước 1858” (1958); Phong trào
nông dân thế kỉ XVIII và khởi nghĩa Tây Sơn (1958) của Minh Tranh... Các tác giả cho
rằng: Phong trào Tây Sơn là đỉnh cao của phong trào nông dân thời phong kiến, là kết
tinh của phong trào nông dân thế kỉ XVIII, còn Nguyễn Ánh đã lợi dụng sự suy yếu
của triều Tây Sơn, dựa vào sự ủng hộ của giai cấp địa chủ trong nước và tư bản nước
ngoài lật đổ Tây Sơn, thiết lập nên nhà Nguyễn. Như vậy, các tác giả đã nhìn nhận
cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh là cuộc đấu tranh giai cấp giữa
lực lượng nông dân và phong kiến: Tây Sơn là đại diện cho giai cấp nông dân, còn
Nguyễn Ánh là đại diện cho lực lượng địa chủ phong kiến phản động.
Sự đối lập trong quan điểm về cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh của giới sử
học miền Bắc và miền Nam thể hiện rõ trong cuộc bút chiến trên tạp chí Nghiên cứu
lịch sử từ năm 1963 đến 1965: Tháng 6 năm 1963, Văn Tân có bài “Ai đã thống
nhất Việt Nam? Nguyễn Huệ hay Nguyễn Ánh” đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch
sử số 51, tác giả khẳng định Nguyễn Huệ là người đã xây đắp nền móng cho sự
nghiệp thống nhất đất nước, nhờ có Nguyễn Huệ đất nước Việt Nam mới hết nạn
cát cứ, mới thoát khỏi nạn ngoại xâm. Nguyễn Ánh đã đánh thắng Nguyễn Quang
Toản và “tọa hưởng kỳ thành” trên công lao của Tây Sơn. Tháng 12 năm 1963,

Nguyễn Phương trong bài viết: “Chung quanh vấn đề: Ai đã thống nhất Việt Nam?
Nguyễn Huệ hay Nguyễn Ánh?” đăng trên tạp chí Đại học số 35, 36 lại đề cao vai
trò thống nhất của Nguyễn Ánh: Nguyễn Ánh qua 14 năm trời đã Bắc tiến, từ Gia
Định ra đến Thăng Long, thống nhất đất nước.
Sử học miền Bắc thời kì này, bên cạnh quan điểm đề cao phong trào Tây Sơn
còn có quan điểm đánh giá khách quan về cả hai bên trong cuộc chiến. Năm 1960,
cuốn sách đầu tiên trình bày đầy đủ nhất về phong trào Tây Sơn, các giai đoạn trong
cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh là cuốn Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam
(tập 3) của các tác giả: Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân
Lâm. Các tác giả đã phân chia 4 thời kì trong cuộc chiến: Thời kì Nguyễn Ánh lưu
vong (1777 – 1787); thời kì Nguyễn Ánh đánh chiếm và củng cố Gia Định (1788 –


×