Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 4 tuổi ở trường mầm non qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

DƢƠNG THỊ KHÁNH

GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA
CHO TRẺ 4 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON
QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN
VỚI MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Mã số: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ TỐ OANH

HÀ NỘI , 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong lời đầu tiên của luận văn Thạc sĩ Khoa học này, em muốn gửi lời
cảm ơn và biết ơn chân thành của mình tới tất cả những ngƣời đã hỗ trợ, giúp
đỡ em về chuyên môn và tinh thần trong quá trình thực hiện Luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Giáo dục Mầm non,
trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, những ngƣời đã chỉ bảo, dạy dỗ em trong
suốt những năm học tập tại trƣờng.
Em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo T.S Trần Thị Tố Oanh Viện khoa học giáo dục Việt Nam, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, nhận xét
động viên, khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi, giúp đỡ và định hƣớng cho
em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và những ngƣời bạn đã
giúp đỡ, động viên em rất nhiều trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Do thời gian thực hiện có hạn, kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế


nên luận văn của em thực hiện chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Em rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giáo và
các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2017
Học viên

Dƣơng Thị Khánh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu và dữ liệu trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố trong
bất kỳ luận văn nào.

Tác giả

Dƣơng Thị Khánh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA

CHO TRẺ 4 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI MÔI
TRƢỜNG XUNG QUANH Ở TRƢỜNG MẦM NON ................................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 6
1.1.1 Những nghiên cứu về giáo dục hành vi văn hóa ...................................... 6
1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 4 tuổi qua
hoạt động làm quen môi trường xung quanh .................................................... 8
1.2. Quan niệm về hành vi văn hóa ................................................................... 9
1.2.1. Khái niệm hành vi văn hóa ..................................................................... 9
1.2.2. Phân loại và các biểu hiện hành vi văn hóa của trẻ 4 tuổi ................... 13
1.3. Hoạt động làm quen với môi trƣờng xung quanh cho trẻ 4 tuổi ở
trƣờng mầm non .............................................................................................. 15
1.3.1. Mục đích ................................................................................................ 15
1.3.2. Nhiệm vụ................................................................................................ 16
1.3.3. Nội dung giáo dục hành vi văn hóa trong hoạt động làm quen với
môi trường xung quanh cho trẻ mẫu giáo nhỡ ............................................... 16
1.4. Đặc điểm tâm - sinh lý, xã hội của trẻ 4 tuổi ........................................... 18
1.4.1. Đặc điểm tâm - sinh lí của trẻ 4 tuổi..................................................... 18
1.4.2. Đặc điểm xã hội của trẻ 4 tuổi .............................................................. 20


1.5. Lí luận về giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt
động làm quen với môi trƣờng xung quanh ở trƣờng mầm non ..................... 21
1.5.1. Khái niệm giáo dục hành vi văn hóa qua hoạt động làm quen với
môi trường xung quanh ................................................................................... 21
1.5.2. Mục tiêu giáo dục hành vi văn hóa ....................................................... 22
1.5.3. Nguyên tắc giáo dục hành vi văn hóa ................................................... 22
1.5.4. Nội dung giáo dục hành vi văn hóa ...................................................... 22
1.5.5. Phương pháp giáo dục hành vi văn hóa .............................................. 24
1.5.6. Tầm quan trọng của giáo dục hành vi văn hóa .................................... 25
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 25

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA CHO
TRẺ 4 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON NGỌC CHÂU, HUYỆN TÂN
YÊN, TỈNH BẮC GIANG .............................................................................. 27
2.1. Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi trong Chƣơng trình
giáo dục mầm non hiện hành .......................................................................... 27
2.1.1. Mục tiêu giáo dục .................................................................................. 27
2.1.2. Nội dung giáo dục ................................................................................. 27
2.1.3. Phương pháp và hình thức giáo dục ..................................................... 28
2.1.4. Đánh giá kết quả giáo dục hành vi văn hóa ......................................... 30
2.2. Khảo sát thực trạng giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 4 tuổi tại trƣờng
mầm non Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.................................. 30
2.2.1. Tổ chức khảo sát ................................................................................... 30
2.2.2. Cách tiến hành khảo sát ........................................................................ 34
2.2.3. Kết quả khảo sát .................................................................................... 36
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 43
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA CHO
TRẺ 4 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI MÔI TRƢỜNG
XUNG QUANH .............................................................................................. 45


3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 4
tuổi qua hoạt động làm quen với môi trƣờng xung quanh .............................. 45
3.1.1. Đảm bảo phù hợp mục tiêu, nội dung Chương trình giáo dục trẻ
mầm non .......................................................................................................... 45
3.1.2. Đảm bảo các nguyên tắc của giáo dục hợp tác .................................... 45
3.1.3. Đảm bảo tạo ra nhiều cơ hội thực hành hành vi văn hóa của trẻ ........ 46
3.1.4. Đảm bảo những tác động sư phạm tập trung vào bản thân các kĩ
năng và những điều kiện thực hiện kĩ năng .................................................... 46
3.2. Các biện pháp giáo dục hành vi văn hóa.................................................. 46
3.2.1. Biện pháp 1. Xác định nội dung giáo dục hành vi văn hóa qua trong

môn học LQVMTXQ vào lập kế hoạch dạy học .............................................. 46
3.2.2. Biện pháp 2: Làm giầu vốn hiểu biết và tăng cường kinh nghiệm
cho trẻ về các loại hành vi văn hoá ................................................................ 52
3.2.3. Biện pháp 3: Thực hành, luyện tập hành vi văn hoá trên giờ học và
trong cuộc sống hàng ngày ............................................................................. 54
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức quá trình đánh giá và tự đánh giá hành vi văn
hóa cho trẻ ....................................................................................................... 58
3.2.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ
4-5 tuổi qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh ....................... 60
3.3. Thực nghiệm khoa học ............................................................................. 62
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................. 62
3.3.2. Tiến trình thực nghiệm .......................................................................... 63
3.3.3. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 64
Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................... 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 80
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CT

Chƣơng trình

CTGDMN

Chƣơng trình giáo dục mầm non

ĐC


Đối chứng

GV

Giáo viên

GVMN

Giáo viên mầm non

GD

Giáo dục

HVVH

Hành vi văn hóa



Hoạt động

HĐLQVMTXQ

Hoạt động làm quen với môi trƣờng xung quanh

LQMTXQ

Làm quen môi trƣờng xung quanh


MTXQ

Môi trƣờng xung quanh

MN

Mầm non

TN

Thực nghiệm


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm GVMN đƣợc khảo sát .................................................... 31
Bảng 2.2. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết giáo dục HVVH.............. 36
Bảng 2.3. Vai trò của các hoạt động trong giáo dục HVVH .......................... 36
Bảng 2.4. Thực hiện nội dung giáo dục HVVH cho trẻ 4 tuổi (theo GV) ...... 37
Bảng 2.5. Mức độ biểu hiện HVVH của trẻ mẫu giáo 4 tuổi ......................... 39
Bảng 2.6. Các biện pháp GDHVVH cho trẻ 4 tuổi ở trƣờng mầm non. ......... 41
Bảng 3.1. Mức độ biểu hiện HVVH của nhóm ĐC và TN (trƣớc TN) .......... 64
Bảng 3.2. Mức độ biểu hiện HVVH của trẻ 4 tuổi nhóm ĐC và TN sau TN. 66
Bảng 3.3. Mức độ biểu hiện HVVH của nhóm ĐC và nhóm TN ................... 70


DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 2.1.Nội dung giáo dục HVVH cho trẻ 4 tuổi (theo GV) ................... 38
Biểu đồ 2.2. Mức độ biểu hiện HVVH của trẻ 4 tuổi ..................................... 40
Biểu đồ 3.1 Mức thực hiện HVVH của nhóm ĐC & TN sau TN................... 69
Biểu đồ 3.2. Mức nhận thức về HVVH của nhóm ĐC & TN sau TN ........... 70

Biểu đồ 3.3 Mức độ thực hiện của nhóm TN trƣớc và sau TN ...................... 72
Biểu đồ 3.4. Mức độ nhận thức của nhóm TN trƣớc và sau TN..................... 73


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã quán triệt: “Giáo dục - Đào tạo là
quốc sách hàng đầu nhằm “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng
nhân tài”. Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp trồng ngƣời, đào tạo con ngƣời đầy
đủ phẩm chất đạo đức và năng lực, có lý tƣởng độc lập dân tộc, yêu chủ nghĩa
xã hội, thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Nhiệm vụ giáo dục luôn phải thay đổi để chuẩn bị nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa của đất nƣớc, giáo dục phải hƣớng
con ngƣời phát triển toàn diện, nhất là thế hệ trẻ. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy
định mục tiêu giáo dục ở bậc mầm non nhƣ sau: “Giáo dục mầm non là giúp
cho trẻ phát triển hài hòa về thể chất và trí tuệ, hình thành những yếu tố đầu
tiên về nhân cách con ngƣời ngay từ tuổi ấu thơ”.
Nhân cách là sự thống nhất của hai mặt đức và tài; hai mặt này có mối
quan hệ mật thiết với nhau, thiếu một trong hai mặt trên sẽ tạo nên những con
ngƣời không toàn diện, nhƣ Bác Hồ đã nói “Dạy cũng như học, phải biết chú
trọng cả tài lẫn đức”, song Ngƣời đặc biệt coi trọng về mặt Đức, Ngƣời
coi “Đức là cái gốc rất quan trọng” là nền tảng nhân cách con ngƣời. Nhƣng
nhân cách con ngƣời không phải sinh ra đã có sẵn mà nhân cách đƣợc hình
thành dần dần dƣới ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, trong đó phần lớn là do giáo
dục. Trong quá trình giáo dục đó, giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục
hành vi văn hóa nói riêng đối với trẻ mầm non có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong việc hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con ngƣời mới.
Những công trình nghiên cứu khoa học cũng nhƣ thực tiễn đều chứng tỏ
trong những điều kiện sinh hoạt thuận lợi và đƣợc sự giáo dục đúng đắn, trẻ 6

tuổi đã có những biểu hiện tƣơng đối rõ rệt về mặt xu hƣớng nhân cách và đó là


2
một chỉ số quan trọng bậc nhất của quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ. Chính vì
vậy giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ (dƣới 6 tuổi) là một trong những nhiệm
vụ quan trọng vào bậc nhất của giáo dục mầm non. Hành vi văn hóa vừa mang
ý thức đạo đức bên trong, vừa thể hiện mặt thẩm mỹ bên ngoài, nên không thể
là hành vi bẩm sinh tự nhiên mà có mà phải trải qua một quá trình giáo dục và
rèn luyện lâu dài. Sự hình thành hành vi văn hóa ở mỗi ngƣời cần phải bắt đầu
từ lúc còn bé, bỡi lẽ “Bé không vin, cả gãy cành” nhƣ ông bà xƣa đã đúc kết.
Thực tế công tác chăm sóc giáo dục nói chung và việc giáo dục những
hành vi văn hóa cho trẻ mầm non nói riêng đã đƣợc các cấp quan tâm. Nhƣng
kết quả công tác giáo dục này vẫn chƣa hoàn thiện, trẻ còn có những biểu hiện
chƣa ngoan, chƣa có những hành vi văn minh, thói quen ứng xử có văn hóa.
Làm thế nào để nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục hành vi văn hóa cho
trẻ? Xuất phát từ lý do đó, tôi chọn đề tài “Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ
4 tuổi ở trường mầm non qua hoạt động làm quen với môi trường xung
quanh” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và đánh giá thực trạng giáo dục hành vi
văn hóa cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non, đề ra những biện pháp phù hợp
góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trẻ mầm non qua hoạt động làm quen
với môi trƣờng xung quanh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quan hệ giữa việc tổ chức giáo dục hành vi văn hóa qua hoạt động làm
quen với môi trƣờng xung quanh và kết quả giáo dục hành vi văn hóa ở trẻ 4
tuổi tại trƣờng mầm non.
3.2 Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 4 tuổi ở trƣờng mầm non.


3
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đƣợc giới hạn trong phạm vi trẻ lớp mẫu giáo nhỡ
tại trƣờng Mầm non Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
4. Giả thuyết khoa học
Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 4 tuổi đóng vai trò quan trọng trong
sự phát triển nhân cách của trẻ. Nếu các biện pháp giáo dục hành vi văn hóa
qua hoạt động làm quen với môi trƣờng xung quanh cho trẻ 4 tuổi đƣợc xây
dựng và thực hiện phù hợp với bản chất hành vi văn hóa và đặc điểm lứa tuổi
của trẻ, chỉ rõ cách thức rèn luyện hành vi văn hóa thì sẽ tác động tích cực đến
kết quả giáo dục trẻ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục hành vi văn hóa qua hoạt
động làm quen với môi trƣờng xung quanh cho trẻ 4 tuổi ở trƣờng mầm non.
5.2. Đánh giá thực trạng giáo dục hành vi văn hóa qua hoạt động làm
quen với môi trƣờng xung quanh cho trẻ 4 tuổi ở trƣờng mầm non.
5.3. Đề xuất biện pháp giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 4 tuổi qua hoạt
động làm quen với môi trƣờng xung quanh. Tổ chức thực nghiệm các biện
pháp để khảo sát tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề xuất.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
6.1.1. Phƣơng pháp phân tích lịch sử - logic: để tổng quan tƣ liệu lịch
sử bao gồm các tài liệu tâm lý học, giáo dục học, các công trình nghiên cứu
khoa học giáo dục trong và ngoài nƣớc, hệ thống hóa các quan điểm và lí
thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
6.1.2. Phƣơng pháp so sánh: để tìm hiểu kinh nghiệm trong và ngoài
nƣớc, so sánh chọn lọc những thành tựu lí luận và kinh nghiệm giáo dục phù

hợp với tƣ tƣởng của đề tài.


4
6.1.3. Phƣơng pháp khái quát hóa lí luận: để xác định hệ thống khái
niệm và quan điểm, xây dựng khung lí thuyết, đƣờng lối phƣơng pháp luận và
thiết kế điều tra, thiết kế thực nghiệm khoa học.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phƣơng pháp quan sát
Quan sát trẻ và hoạt động của trẻ: Ghi chép những biểu hiện hành vi
văn hóa của trẻ 4 tuổi ở trƣờng mầm non.
Quan sát việc giáo dục hành vi văn hóa thông qua hoạt động làm quen
với môi trƣờng xung quanh của GV cho trẻ 4 tuổi ở trƣờng mầm non (việc
xác định mục tiêu, nội dung, hình thức và phƣơng pháp).
6.2.2. Phƣơng pháp điều tra
Sử dụng phiếu điều tra kết hợp trao đổi trực tiếp nhằm tìm hiểu nhận
thức, biện pháp của giáo viên về giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 4 tuổi qua
hoạt động làm quen với môi trƣờng xung quanh.
6.2.3. Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: nghiên cứu và đúc
kết kinh nghiệm giáo dục hành vi văn hóa trong thực tiễn giáo dục mầm non
những năm gần đây qua phân tích hồ sơ, sổ sách, phỏng vấn, tọa đàm với cán
bộ quản lí, giáo viên.
6.2.4. Phƣơng pháp phân tích sản phẩm hoạt động làm quen với môi
trƣờng xung quanh, phân tích giáo án, các phƣơng tiện tổ chức giáo dục, kết
quả hoạt động của giáo viên.
6.2.5. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Thực nghiệm các biện pháp giáo dục hành vi văn hóa của trẻ 4 tuổi
qua hoạt động làm quen với môi trƣờng xung quanh nhằm kiểm chứng tính
đúng đắn của giả thuyết khoa học qua kĩ thuật chọn mẫu thực nghiệm và
mẫu đối chứng tƣơng đƣơng, so sánh chéo và so sánh đầu vào và đầu ra

của mẫu thực nghiệm.


5
6.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ
6.3.1. Phƣơng pháp thống kê toán học
Xử lí số liệu, kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu thực trạng và kết quả
thực nghiệm làm căn cứ đánh giá định tính kết quả nghiên cứu.
6.3.2. Phƣơng pháp chuyên gia
Thu thập ý kiến của các chuyên gia về các tiêu chí đánh giá, các bài tập
khảo sát; tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp giáo dục hành vi văn
hóa cho trẻ 4 tuổi qua hoạt động làm quen với môi trƣờng xung quanh ở
trƣờng mầm non.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, luận văn gồm có 3 chƣơng sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về giáo dục hành vi văn hóa qua hoạt động
làm quen với môi trƣờng xung quanh cho trẻ 4 tuổi ở trƣờng mầm non.
Chƣơng 2: Thực trạng giáo dục hành vi văn hóa qua hoạt động làm
quen với môi trƣờng xung quanh cho trẻ 4 tuổi ở trƣờng mầm non Ngọc
Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Chƣơng 3: Biện pháp giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 4 tuổi thông qua
hoạt động làm quen với môi trƣờng xung quanh ở trƣờng mầm non Ngọc
Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.


6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA
CHO TRẺ 4 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI

MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH Ở TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu về giáo dục hành vi văn hóa
Theo từ điển Tiếng Việt [19] thì “Hành vi là toàn bộ nói chung những
phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh
cụ thể nhất định”.
Trẻ em lứa tuổi mầm non là đối tƣợng nghiên cứu của rất nhiều các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Ở lứa tuổi này đã bắt đầu hình thành quá
trình xã hội hoá, các mối quan hệ xã hội hình thành. Giáo dục hành vi văn hoá
cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ rất quan trọng góp phần hình thành nhân
cách trẻ. Khi nghiên cứu hành vi văn hoá ở trẻ, các nhà nghiên cứu thƣờng bắt
đầu từ việc nghiên cứu hành vi và xem xét trong mối quan hệ với các phẩm
chất nhân cách khác.
Từ những năm đầu thập kỷ 70 đến nay, vấn đề giáo dục hành vi văn
hoá cho trẻ mầm non đã đƣợc coi trọng. Nhiều tài liệu khoa học của các nhà
tâm lý học và giáo dục học đã đi sâu tìm hiểu chỉ ra bản chất của sự phát triển
tâm lý ngƣời của hành vi, văn hoá hành vi, các nội dung và hình thức giáo
dục, các phƣơng pháp và phƣơng tiện giáo dục. L.X.Vƣgôtxki, T.A.Ilina,
Makarenco... [18] đã nghiên cứu bản chất của hành vi dƣới nhiều góc độ, đã
xem xét vấn đề giáo dục hành vi đạo đức nói chung và hành vi giao tiếp có
văn hoá nói riêng. Hành vi giao tiếp có văn hoá đƣợc nghiên cứu nhƣ một
thành phần của hành vi văn hoá. Các tác giả đã nghiên cứu dƣới nhiều khía
cạnh nhƣ sau:


7
- Nghiên cứu vai trò, chức năng của hành vi trong sự phát triển trẻ em:
Hành vi văn hóa đƣợc xem là điều kiện cơ bản, là nhân tố quan trọng để hình
thành nhân cách trẻ em, tạo tiền đề cho sự phát triển hành vi của trẻ.
- Nghiên cứu việc hình thành hành vi văn hoá cho trẻ. Giáo dục hành vi

văn hoá chỉ đạt kết quả mong muốn nếu xác định nội dung cụ thể, phù hợp
với đặc điểm và khả năng của lứa tuổi. Phƣơng pháp giáo dục có hiệu quả là
tổ chức cho trẻ các hoạt động đa dạng và gần gũi với trẻ nhƣ: vui chơi, học
tập, lao động, sinh hoạt vệ sinh... (O.X. Bôđanova). [18]
- Các tác giả Tara Winterton, David Warden, A.S. Charles đã quan tâm
đến việc hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ nhỏ, cũng nhƣ phân tích các yếu
tố ảnh hƣởng đến sự phát triển hành vi của các em nhƣ: hoàn cảnh, môi
trƣờng, gia đình, cộng đồng... Theo họ, vấn đề quan trọng là tìm kiếm, quan
sát và sử dụng các yếu tố trên để hình thành hành vi văn hóa cho trẻ.
Ở Việt Nam:
- Nghiên cứu về đặc điểm hình thành hành vi văn hóa ở trẻ đƣợc phản
ánh trong các công trình nghiên cứu của Nguyễn Ánh Tuyết [25], Lƣu Thu
Thủy [21], [22], Lê Xuân Hồng [12], Nguyễn Xuân Thức [28]... Các tác giả
đã cho thấy vai trò của nhóm bạn bè trong mô hình hoạt động ở lớp ghép ba
độ tuổi và kỹ năng sƣ phạm, ứng xử của giáo viên.
Phạm Quang Tiệp, Nguyễn Thị Hƣơng [31] nêu khái niệm hành vi văn
hóa và phân loại hành vi văn hóa theo các mối quan hệ.
- Nghiên cứu về khía cạnh văn hoá: Những biểu hiện của hành vi văn
hoá, đặc trƣng văn hoá của ngƣời Việt Nam... đƣợc phản ánh trong các công
trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Lê, Trần Trọng Thuỷ, Trần Ngọc Thêm,
Bằng Giang. Qua đây chúng ta thấy đƣợc vai trò và cách sử dụng các phƣơng
tiện, các kỹ năng giao tiếp đặc trƣng, các nét tính cách biểu lộ qua giao tiếp
nhƣ tôn trọng ngƣời khác, có thiện chí, quan tâm, rộng lƣợng, tế nhị...., những
đặc trƣng cơ bản văn hoá của ngƣời Việt Nam...


8
- Nghiên cứu về việc giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ: Các tác giả nhƣ
Nguyễn Thị Thu Hà [14], Lƣu Thu Thuỷ [21], [22] , Nguyễn Ánh Tuyết [25],
Võ Nguyên Du [3], Phạm Ngọc Định [5], Hoàng Thị Phƣơng [35], [36],

Phạm Quang Tiệp, Nguyễn Thị Hƣơng [31] đã nghiên cứu quy trình giáo
dục, nội dung, phƣơng pháp giáo dục và các điều kiện giáo dục và cách tổ
chức quá trình giáo dục hành vi văn hoá.
Hồ Sỹ Hùng [13], Hoàng Thị Phƣơng [35], [36] nghiên cứu vấn đề giáo
dục hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ 5-6 tuổi, Phan Thị Ngọc Anh [1] tìm
hiểu việc giáo dục HVVH của trẻ 3-4 tuổi ở nông thôn, Võ Nguyên Du [3] giáo dục HVVH trong gia đình, Hoàng Thị Bích Hƣờng [10] - HVVH của trẻ
lang thang, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Thanh [8] - giáo dục thói
quen văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo, Ngô Công Hoàn [15] - cơ sở tâm lí của việc
hình thành hành vi văn hóa ở trẻ mầm non,
Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn trong và ngoài
nƣớc đã đề cập đến nhiều khía cạnh của việc giáo dục hành vi văn hóa của trẻ
nhƣ: nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức và điều kiện giáo dục. Tuy
nhiên, do tính phức tạp của vấn đề này nên nội dung, phƣơng pháp, hình thức
tổ chức giáo dục hành vi văn hóa chƣa đƣợc xác định cụ thể, rõ ràng ở từng
độ tuổi.
1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 4 tuổi qua
hoạt động làm quen môi trường xung quanh
Lê Thị Ninh,Trần Hồng Việt, Võ Thị Cúc [17], Trần Thị Thanh [30],
Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân [34], Hoàng Thị Phƣơng [37], Trần Thị
Phƣơng [38], Nguyễn Thị Minh Phƣơng [39] đã nghiên cứu về mục tiêu, vai
trò, nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động làm quen với môi
trƣờng xung quanh ở trƣờng mầm non. Tuy nhiên chƣa có nghiên cứu nào đi
sâu tìm hiểu việc giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo nói chung, trẻ
mẫu giáo nhỡ nói riêng qua hoạt động làm quen với môi trƣờng xung quanh.


9
1.2. Quan niệm về hành vi văn hóa
1.2.1. Khái niệm hành vi văn hóa
1.2.1.1. Khái niệm Hành vi

Có nhiều quan niệm khác nhau về “hành vi ngƣời”, trong đó đáng kể
nhất là các quan niệm xét từ góc độ của tâm lí học hành vi và tâm lí học hoạt
động. Sau đây là một vài quan điểm của các nhà sinh vật học mà đại diện là
E.L.Toocdai (1874 - 1949) [6] đã coi hành vi là cách sống và hành động trong
một môi trƣờng nhất định của một cá thể để thích nghi với môi trƣờng đó
nhằm bảo đảm cho nó đƣợc tồn tại. Nhƣ vậy, hành vi của con ngƣời đƣợc bó
hẹp trong hoạt động thích nghi với môi trƣờng để đảm bảo sự tồn tại của cá
thể trong môi trƣờng đó.
Dƣới lập trƣờng của Tâm lí học hành vi, thì hành vi nói chung (trong
đó bao gồm cả ngƣời và vật) là cách chủ thể hoạt động trong môi trƣờng nhất
định để thích nghi với môi trƣờng đó nhằm đảm bảo cho nó đƣợc tồn tại. Các
nhà chủ nghĩa hành vi [6], [7] cho rằng “mọi hành vi đều đƣợc biểu thị bằng
công thức S-R (trong đó S là kích thích; R là phản ứng ), theo nguyên tắc trực
tiếp và không có sự tham gia của chủ thể”. Một số tác giả quan niệm “phản
ứng” của con ngƣời không chỉ có đối với các kích thích có tính sinh học mà
còn “phản ứng” với các kích thích trong môi trƣờng xã hội có lợi cho bản
thân. Những ngƣời theo chủ nghĩa hành vi đều cho rằng chủ thể không thể
điều khiển, điều chỉnh và kiểm soát đƣợc hành vi của mình. Họ đã đánh đồng
hành vi của con ngƣời với hành vi động vật, coi hành vi nhƣ những cử động sơ
đẳng, bỏ qua tính tích cực của chủ thể.
Sau này, các nhà nghiên cứu về tâm lí học hành vi đã có sự phát triển
học thuyết trên lên một tầm mới, trong đó đáng kể nhất là phân biệt đƣợc
hành vi ngƣời và hành vi động vật. Theo đó, hành vi ngƣời không chỉ đƣợc
biểu thị bằng công thức đơn giản S-R mà trong S và R ấy có cả chuỗi kích


10
thích và phản ứng phụ r-s-r-s-r… nhằm để thăm dò và trên cơ sở ấy có đƣợc
phản ứng cuối cùng chính xác và hiệu quả nhất. Nhƣ thế, công thức đầy đủ
cho hành vi ngƣời theo chủ nghĩa tâm lí học hành vi “hiện đại” là S-r-s-r… s-R

và chính chuỗi kích thích, phản ứng phụ s-r bên trong ấy làm nên sự khác biệt
giữa hành vi ngƣời và hành vi động vật, làm cho hành vi ngƣời phức tạp, yển
chuyển và linh hoạt hơn gấp bội.
Tâm lí học macxit hay tâm lí học hoạt động chủ trƣơng xem xét con
ngƣời gắn liền với lịch sử phát triển của nhân loại. Mỗi thế hệ sau tiếp nhận
những giá trị mà thế hệ trƣớc đã sáng tạo ra và ghi lại trong nền văn hóa, để đi
vào thế giới con ngƣời bằng thành quả của nhân loại đƣợc thấm nhuần trong
bản thân mình. Sự lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội đã hình thành và phát
triển tâm lí con ngƣời, làm cho hoạt động của con ngƣời không còn là những
phản ứng trực tiếp nhƣ ở động vật, mà nó luôn đặt dƣới sự kiểm soát của yếu
tố tâm lí và ý thức. Nhƣ vậy, hành vi con ngƣời đƣợc hiểu là những phản ứng
hay cách ứng xử của con ngƣời trƣớc sự tác động của môi trƣờng bên ngoài
(hoàn cảnh cụ thể) dƣới sự điều khiển của các yếu tố tâm lí, ý thức.
Trên thực tế, hành vi con ngƣời không phải hoàn toàn là hành vi có ý
thức, mà bao gồm cả những hành vi vô thức nhƣ hành vi bản năng và hành vi
tự động hóa (còn gọi là kĩ xảo). Tuy nhiên, xét trên phƣơng diện tổng thể và
cũng là để phân biệt với hành vi của động vật, thì hành vi của con ngƣời là
hành vi có ý thức. Chính những hành vi có ý thức này mới làm nên sự phát
triển của con ngƣời xét cả trên phƣơng diện cá nhân và phƣơng diện xã hội.
L.X.Vƣgôtki, Luria, Leônchep, Rubinxtein… đã nghiên cứu hành vi
trong phạm trù ngƣời, coi sự phát triển tâm lý của con ngƣời gắn liền với lịch
sử phát triển văn hoá của nhân loại. Theo L.X.Vƣgôtxki [18], hành vi của con
người được hiểu là quá trình nắm lấy các chức năng tâm lý xã hội của bản
thân, nghĩa là hành vi được hiểu là hoạt động nhằm vào bản thân để tổ chức


11
hành vi của mình đồng thời tham gia vào hoạt động bên ngoài hoặc những
người khác.
Đồng thời, Vƣgôtxki là ngƣời đã phát hiện ra tất cả các hiện tƣợng tâm

lý trong đó có hành vi đều có bản chất là hoạt động. Hành vi con ngƣời là biểu
hiện bên ngoài của hoạt động nhƣng đƣợc điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên
trong của chủ thể của nhân cách, nó đảm bảo cho con ngƣời tồn tại và phát
triển. Hành vi con ngƣời bao giờ cũng đƣợc quy định về mặt xã hội và có đặc
trƣng của hoạt động có ý thức, tập thể, có mục đích, tự chọn và sáng tạo.
Nhƣ vậy, hành vi của con ngƣời đƣợc hiểu là “Những phản ứng, cách
ứng xử của con người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định với sự điều
chỉnh, điều khiển bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể, của nhân cách nó
đảm bảo cho con người tồn tại và phát triển.”
1.2.1.2. Khái niệm Văn hoá
Khái niệm “Văn hóa” đƣợc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của
Liên Hợp Quốc UNESCO (1982) [22] đƣa ra nhƣ sau: Theo nghĩa rộng “Văn
hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm
xúc quyết định tính cách của một xã hội…”. Còn theo nghĩa hẹp, “Văn hóa là
tổng thể những hệ thống biểu tƣợng (kí hiệu), chi phối cách ứng xử và giao
tiếp của mỗi cộng động, khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng. Văn hóa bao
gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tƣợng theo
cộng đồng ấy”. Nhƣ vậy, khi nói đến văn hóa là nói đến hệ thống các giá trị
xã hội, từ hệ thống giá trị xã hội này ngƣời ta xây dựng nên các chuẩn mực
nhƣ: pháp luật, đạo đức, thẩm mĩ, phong tục, truyền thống, chính trị… Chính
tính giá trị là cơ sở để phân biệt văn hóa với những hiện tƣợng phi văn hóa.
Văn hoá là phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi
mặt của cuộc sống của mỗi cá nhân hay cộng đồng đã diễn ra trong quá khứ
cũng nhƣ đang diễn ra trong hiện tại qua bao thế kỷ nó đã cấu thành nên một


12
hệ thống giá trị truyền thống chủ yếu về đạo đức và thẩm mỹ mà dựa trên đó
từng dân tộc tự khẳng định vốn sống của riêng mình.
Chúng ta có thể hiểu văn hoá là cái gì dành riêng cho con ngƣời và chỉ

có thể có ở mỗi con ngƣời mà thôi, ở đâu có con ngƣời sống thành đoàn thể,
thành xã hội thì ở đó có văn hoá. Văn hoá bao giờ cùng gần với xã hội, với
dân tộc với thời kỳ lịch sử... Mỗi thành viên của một cộng đồng bao giờ cũng
mang các dấu vết, bản sắc văn hoá của dân tộc ấy.
Nhƣ vậy, xét về mặt cấu trúc, văn hoá là hình thức đặc biệt thể hiện
những kinh nghiệm xã hội mà loài ngƣời đã tích luỹ đƣợc là chuẩn mực
chung, định hƣớng cho mỗi cá nhân trong xã hội vƣơn tới để trở thành con
ngƣời xã hội, là hệ thống những giá trị, chuẩn mực xã hội do con ngƣời sáng
tạo ra trong quá trình phát triển.
Văn hóa là một tập hợp của những đặc trƣng về tâm hồn, vật chất, tri
thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm ngƣời trong xã hội và nó chứa
đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phƣơng thức chung sống, hệ
thống giá trị, truyền thống và đức tin.
Trong phạm vi nghiên cứu thì văn hoá là những giá trị xã hội biểu hiện
trong cách ứng xử lịch sự và được biểu hiện thành một hệ thống quy tắc ứng
xử tương ứng với các chuẩn mực xã hội trong quá trình hoạt động thực tiễn
lịch sử xã hội của con người.
Nhƣ vậy, giữa văn hoá và con ngƣời có mối quan hệ hữu cơ trong sự
phát triển của xã hội. Một mặt, văn hoá chính là sản phẩm do con ngƣời sáng
tạo ra, mặt khác văn hoá cũng sáng tạo nên phần lớn những phẩm chất xã hội,
đem lại giá trị nhân cách của mỗi thành viên trong xã hội ấy. Do đó văn hoá
không phải là hiện tƣợng mang tính cố định mà nó vừa mang tính phổ biến,vừa
mang tính cá biệt.
Văn hoá và giáo dục bao giờ cũng đi liền với nhau, có mối liên hệ gắn
bó với nhau. Nhờ có giáo dục mà con ngƣời mới lĩnh hội đƣợc những kinh


13
nghiệm xã hội, lịch sử, những tri thức, kĩ năng và thái độ về khoa học, văn
hoá, nghệ thuật, kiến trúc, về ăn mặc, cách giao tiếp và cũng nhờ đó mà nhân

cách văn hoá của con ngƣời đƣợc hình thành và phát triển. Do đó văn hoá là
nội dung và mục tiêu giáo dục. Thế giới ngày nay coi giáo dục là con đƣờng
cơ bản nhất để giữ gìn và phát triển văn hoá [22].
1.2.1.3. Khái niệm hành vi văn hóa
Có rất nhiều tác giả nƣớc ngoài nhƣ Lepcatxin, Ph.X.Levin Sirina,
E.I.Sibireva, Bôđanôpva [38]... và nhiều tác giả ở trong nƣớc nhƣ Hoàng Thị
Phƣơng [39], Lƣu Thu Thuỷ [24]… đã nghiên cứu biểu hiện hành vi văn hoá
của con ngƣời. Các tác giả trên đều cho rằng, hành vi văn hoá là biểu hiện trình
độ văn hoá của con ngƣời.
Hành vi văn hoá là những biểu hiện bên ngoài chứa đựng những giá trị
vật chất và tinh thần của xã hội, đƣợc biểu hiện cụ thể trong cuộc sống hàng
ngày và đƣợc xã hội chấp nhận nhƣ hệ thống ứng xử của con ngƣời, tuân theo
những chuẩn mực xã hội đƣợc định hƣớng giá trị trong các mối quan hệ của
con ngƣời.
Hành vi văn hóa đƣợc hiểu là các quy tắc ứng xử trong xã hội, các hành
vi và các nghi thức giao tiếp dựa trên các chuẩn mực đạo đức đƣợc xã hội
công nhận. Hành vi văn hóa đƣợc phân biệt theo giới tính, lứa tuổi, dân tộc, vị
thế xã hội, mức độ quen biết.
Từ phân tích trên ta có thể kết luận: Hành vi văn hóa là cách ứng xử của
con người trong các hoàn cảnh sống nhất định, thể hiện được giá trị, nét độc
đáo, phù hợp với quan niệm của một nhóm người hay một cộng đồng dân cư
nơi con người ấy đang sinh sống.
1.2.2. Phân loại và các biểu hiện hành vi văn hóa của trẻ 4 tuổi
Đã có nhiều công trình nghiên cứu với những cách tiếp cận khác nhau,
đã đƣa ra cách phân loại hành vi văn hóa cho trẻ mầm non nhƣng hầu hết


14
chƣa thực sự thuyết phục vì còn bỏ sót nhiều loại hành vi hoặc thống kê một
cách chồng chéo thiếu tính khoa học và đặc biệt chƣa đƣa ra đƣợc các tiêu chí

phân loại, hệ thống rõ ràng.
Theo Pham Quang Tiệp, Nguyễn Thị Hƣơng [34], có thể thống kê nội
dung giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ theo ba cách:
Cách thứ nhất, theo môi trƣờng hoạt động chủ yếu của trẻ (gia đình,
trƣờng mầm non, xã hội).
Cách thứ hai, theo các dạng hoạt động chủ đạo của trẻ (hoạt động chơi,
hoạt động sinh hoạt, hoạt động học tập, hoạt động lao động).
Cách thứ ba, theo các quan hệ của trẻ với các đối tƣợng gần gũi trong
cuộc sống (với bản thân, với gia đình, trƣờng mầm non, với cộng đồng xã hội
và với môi trƣờng tự nhiên).
Mỗi cách phân loại nêu trên đều có những ƣu và nhƣợc điểm riêng.
Chẳng hạn, cách phân loại dựa vào hoạt động chủ đạo của trẻ thì mức độ phân
lập các hành vi tƣơng đối tốt, tuy nhiên việc xác định các dạng hoạt động chủ
đạo của trẻ mầm non cho đến nay chƣa thực sự rõ ràng và còn nhiều tranh cãi.
Cách phân loại dựa vào môi trƣờng hoạt động thì bao quát đƣợc đầy đủ mọi
dạng hành vi của trẻ, song lại quá chung chung và đôi khi xảy ra sự chồng
chéo. Cách phân loại theo các quan hệ của trẻ với các đối tƣợng gần gũi thì
việc thống kê tƣơng đối đầy đủ, chi tiết, cụ thể, song đôi chỗ vẫn xảy ra hiện
tƣợng lặp các hành vi giữa các nhóm.
Theo Балашов, Л. Е. [47], có 3 nhóm hành vi văn hóa nhƣ sau: hành
vi văn hóa trong giao tiếp, hành vi văn hóa trong các hoạt động và hành vi văn
hóa trong vệ sinh và sinh hoạt cá nhân.
Theo quan niệm của chúng tôi, hành vi văn hóa bao gồm các nhóm hành
vi văn hóa trong giao tiếp, hành vi văn hóa trong sinh hoạt và vệ sinh cá nhân,
hành vi văn hóa ở những nơi công cộng; hành vi văn hóa trong các hoạt động.


15
Nhóm hành vi văn hóa trong giao tiếp: Không cắt ngang lời nói ngƣời
khác; lắng nghe chăm chú; Nhìn vào mắt ngƣời đối thoại; Biết cảm ơn, xin

lỗi, chúc mừng, chia sẻ nỗi buồn với ngƣời xung quanh; Biết chào hỏi khi gặp
mặt và khi chia tay với ngƣời khác; biết xƣng hô phù hợp với vị thế xã hội và
vị trí trong quan hệ giao tiếp.
Nhóm hành vi văn hóa trong sinh hoạt và vệ sinh cá nhân: Đánh răng
sạch sẽ, chải đầu, ăn ngậm miệng, không gây tiếng ồn khi ăn, quần áo sạch sẽ,
không có mùi hôi. Biết sắp xếp và dọn dẹp nơi sinh hoạt của mình.
Nhóm hành vi văn hóa ở những nơi công cộng: dáng đi, thế tay, tiếng
cƣời, nét mặt, khi đi ở nơi công cộng, đi trên dƣờng phố, trên phƣơng tiện
giao thông công cộng; Dáng đi tự tin và cân bằng; Dáng ngồi thẳng, không lắc
lƣ trên ghế và không dạng chân. Khi đứng dạy cần nhẹ nhàng, không gây ra
tiếng động; Vị trí tay: Ngón tay nên để yên một chỗ. Các cử động của tay cần
rõ ràng và uyển chuyển. Cƣời, hắt xì hơi hoặc ho cần để vào khăn và quay
chệchh hƣớng khác. Không nên ngáp; Đi qua mặt ngƣời khác, cần quay mặt
lại. Nhƣờng nữ ngồi trƣớc, nam ngồi sau nhƣng khi vào cầu thang hay xe,
nam vào trƣớc và chìa tay đỡ ngƣời nữ vào; Khi trên xe công cộng, không nên
để túi trên ghế để ngƣời khác ngồi; Biết xếp hàng ở nơi công cộng, biết giữ
sạch, vứt rác vào đúng nơi quy định
Nhóm hành vi văn hóa trong các hoạt động: sắp xếp và thu dọn sạch sẽ
chỗ học, chỗ chơi của mình (giờ tạo hình, giờ chơi, giờ ăn, giờ ngủ), không
gây tiếng ồn ào hoặc làm ảnh hƣởng đến công việc của ngƣời khác; biết mời
ngƣời thân, bạn bè khi ăn.
1.3. Hoạt động làm quen với môi trƣờng xung quanh cho trẻ 4 tuổi ở
trƣờng mầm non
1.3.1. Mục đích
- Cung cấp hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự
vật, hiện tƣợng gần gũi xung quanh.


16
- Phát triển các năng lực nhận thức để trẻ có thể tự phát hiện vấn đề, tích

luỹ kiến thức và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống.
- Giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn đối với thiên nhiên và xã hội.
1.3.2. Nhiệm vụ
- Hình thành, củng cố các biểu tƣợng về các sự vật, hiện tƣợng gần gũi
xung quanh.
- Phát triển các kỹ năng nhận thức, bao gồm: quan sát, so sánh, phân
nhóm, đo lƣờng, giao tiếp, suy luận, phán đoán, đặt giả thuyết.
- Phát triển ngôn ngữ:
- Giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ.
- Giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên và xã hội.
Thông qua làm quen với môi trƣờng xung quanh cần rèn luyện cho trẻ:
+ Các thói quen lễ phép trong giao tiếp, thói quen vệ sinh.
+ Kỹ năng lao động tự phục vụ, chăm sóc cây cối và giúp đỡ cô giáo,
ngƣời lớn xung quanh.
+ Kỹ năng làm việc tập thể nhƣ: kỹ năng thoả thuận, hợp tác, chia sẻ,
giúp đỡ...
+ Kỹ năng học tập: kỹ năng phát biểu, bƣớc đầu biết sử dụng một số đồ
dùng học tập.
+ Hành vi văn hoá trong giao tiếp, ứng xử, chấp hành quy định ở nơi
công cộng.
1.3.3. Nội dung giáo dục hành vi văn hóa trong hoạt động làm quen với
môi trường xung quanh cho trẻ mẫu giáo nhỡ
Dạy trẻ biết danh tính (họ, tên, tuổi, tên đệm), giới tính của mình. Dạy trẻ
thể hiện tình cảm bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, nhận biết vị trí của mình, có ý
thức thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân. Dạy trẻ nhận biết nhu cầu,
sở thích, hứng thú của bản thân và thực hiện các hành động để thoả mãn chúng.


×