Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

chủ đề 1: hệ mặt trời (tin 6)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.76 KB, 7 trang )

GIÁO ÁN TIN HỌC LỚP 6



Tiết PPCT: 14 - 15

NĂM HỌC 2017 - 2018
Ngày soạn:
Ngày dạy:

Chủ đề 1: Hệ mặt trời
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức :
- Biết cách khởi động/ thoát khỏi phần mềm Solar System 3D simulator ;
- Biết sử dụng các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu về Hệ mặt trời
- Thực hiện được việc khởi động/ thoát khỏi phần mềm. Thực hiện được các thao
tác chuột để sử dụng, điều khiển các nút lệnh cho việc quan sát, tìm hiểu về hệ mặt trời.
2. Kỹ năng:
- Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực, thao tác dứt khoát cho việc quan sát,
tìm hiểu về Hệ mặt trời
- Học sinh hiểu bài và hứng thú với bài học
- Học sinh ngày càng yêu thích sử dụng máy, thích khám phá phần mềm học tập,
yêu thích môn học hơn.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn thông tin trong máy.
4.Định hướng hình thành năng lực
1.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua trao đổi, thảo luận.
- Năng lực tự hoc.
- Năng lực hợp tác.


- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
Phần mềm Solar System, phòng máy, giáo án lý thuyết
2. Chuẩn bị của học sinh
- Tích cực, nghe giảng và tham gia xây dựng bài
- Học nội quy phòng máy
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
Câu 1: Hai phím có gai trên bàn phím là hai phím nào? Được đặt ngón nào lên đó.
Câu 2: Phần mềm Rapid Typing có mấy mức luyện gõ, là những mức nào? Kể tên.
3. Tiến trình bài học
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Dẵn dắt vào bài
1.Mục tiêu:
- Học sinh biết được tên phần mềm mô phỏng Hệ Mặt trời (Solar System) dùng để làm
gì?
1
NGUYỄN THỊ NGỌC LAN - TRƯỜNG THCS MAI SƠN


GIÁO ÁN TIN HỌC LỚP 6



NĂM HỌC 2017 - 2018

2.Phương thức

- Liệt kê, dẫn dắt tư duy. <Chưa cần giải đáp>
+ GV: Nêu vấn đề: Trái Đất chúng ta quay xung quanh Mặt Trời như thế nào?
+ GV: Vì sao lại có hiện tượng nhật thực?
+ GV: Vì sao lại có hiện tượng nguyệt thực?
+ GV: Hệ mặt trời chúng ta có những hành tinh nào?
+ GV: Việc quan sát Hệ Mặt Trời bằng mắt thường các em có thực hiện được hay không?
+ GV: Làm thế nào để thực hiện điều trên.
+ GV: Giới thiệu phần mềm mô phỏng Hệ mặt trời.
Hoạt động 2: Giao diện chính của phần mềm
* Mục tiêu:
- Học sinh biết được thao tác để tìm hiểu bốn chức năng chính của phần mềm: Quan sát
trái đất, quan sát mặt Trăng, quan sát mặt trời và quan sát các hành tinh.
* Phương thức
+ GV: Yêu cầu HS quan sát màn hình khởi động của phần mềm.
+ GV: Yêu cầu HS quan sát và chỉ ra những điều mình nhìn thấy.
+ GV: Giới thiệu các lệnh điều khiển quan sát.
+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại và chỉ trên màn hình những nút lệnh, công dụng của từng nút
lệnh?
*Gợi ý sản phẩm

B. HOẠT ĐỘNG KIẾN THỨC HÌNH THÀNH:
1. Hoạt động 1: Các hành tinh trong hệ mặt trời
* Mục tiêu: Các em năm được và chỉ ra được các hành tinh trong hệ mặt trời
* Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh:
GV: Em hãy kể tên các hành tinh trong hệ mặt trời mà em biết.
Hệ mặt trời có mấy hành tinh, chúng như thế nào với mặt trời.
Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
* Gợi ý sản phẩm:
2

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN - TRƯỜNG THCS MAI SƠN


GIÁO ÁN TIN HỌC LỚP 6



NĂM HỌC 2017 - 2018

Hệ Mặt Trời (cũng được gọi là Thái Dương Hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở
trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời
Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn
nhất trong các hành tinh đất đá củahệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật
chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên "thế giới", "hành tinh xanh" hay "Địa Cầu", là
nhà của hàng triệu loài sinh vật, và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm
trước.
Mặt trời – Sao thủy – Sao kim – Trái đất – Sao hỏa – Sao mộc – Sao Thổ - Sao
thiên vương – Sao Hải vương
2. Hoạt động 2: Chia nhóm, làm bài tập
Bước 1. Giao nhiệm vụ
+ GV: Chia nhóm thực hành theo cách các HS tốt hướng dẫn HS yếu.
+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện khởi động phần mềm bằng cách nháy đúp chuột vào biểu
tượng trên màn hình.
+ GV: Yêu cầu từng nhóm điều khiển khung nhìn cho thích hợp để quan sát hệ mặt trời.
+ GV: Yêu cầu HS quan sát qũy đạo chuyển động của sao Mộc và sao Thổ.
+ GV: Yêu cầu HS quan sát chuyển động của Trái đất và Mặt trăng.
+ GV: Mặt Trăng chuyển động như thế nào, và có qũy đạo như thế nào với Trái Đất?
+ GV: Trái đất có quỹ đạo như thế nào trong Hệ mặt Trời?
+ GV: Nhận biết hiện tượng ngày và đêm, Trăng lúc tròn lúc khuyết.
+ GV: Tại sao Trăng lúc tròn lúc khuyết?

+ GV: Tại sao trên Trái đất lại có hiện tượng ngày và đêm?
+ GV: Yêu cầu Hs quan sát hiện tượng nhật thực.
+ GV: Vì sao có hiện tượng nhật thực?
+ GV: Nhận xét, chốt nội dung cho HS nắm bắt hiện tượng.
+ GV: Yêu cầu HS quan sát hiện tượng nguyệt thực.
+ GV: Tại sao có hiện tượng nguyệt thực?
+ GV: Nhận xét, chốt nội dung cho HS nắm bắt hiện tượng.
+ GV: Yêu cầu chỉ ra một số hành tinh gần trái đất?
+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác trên.
+ GV: Yêu cầu một số HS lên bảng thực hiện các thao tác đã được hướng dẫn.
+ GV: Yêu cầu các bạn khác quan sát theo dõi và nhận xét bài làm của bạn thực hiện.
+ GV: Cho HS tự thực hiện theo cá nhân.
+ GV: Quan sát hướng dẫn và sửa sai cho các em.
+ GV: HS thực hiện còn thiếu sót thao tác và yêu cầu các bạn khác nhận xét bổ sung sữa
lỗi cho bạn.
+ GV: Nhận xét và sửa các lỗi sai mà HS thường gặp.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện trên máy tính theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý để nhận xét phần thực hiện của HS.
3
NGUYỄN THỊ NGỌC LAN - TRƯỜNG THCS MAI SƠN


GIÁO ÁN TIN HỌC LỚP 6



NĂM HỌC 2017 - 2018

Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo

Bước 4. Gợi ý sản phẩm (hình ảnh và xem video)
Thời gian trái đất tự quay một vòng quanh trục của mình là một ngày đêm, tức là
24 giờ. Khi quay, phần bề mặt trái đất luôn quay quanh trục vảu mình nên hiện tượng
ngày và đêm lien tục nối tiếp nhau.

Thời tiết, khí hậu nóng, lạnh trên
Trái Đất không phụ thuộc vào khoảng cách đến mặt trời, mà phụ thuộc vào các tia nắng từ
Mặt Trời chiếu xuống như thế nào. Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng khi
quay quanh mặt trời, Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía
mặt Trời. Vì vậy các tia sáng chiếu xuống Trái Đất theo các góc khác nhau. Nửa cầu ngả
về phía Mặt Trời thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Lúc đó, nửa
cầu đó là mùa nóng. Ngược lại, Nửa cầu kia sẽ có góc chiếu nhỏ và nhận được ít ánh sáng
và nhiệt nên là mùa lạnh. Chính điều đó tạo ra hiệu tượng bốn mùa Xuân, hạ, thu, đông
trên Trái Đấ

4
NGUYỄN THỊ NGỌC LAN - TRƯỜNG THCS MAI SƠN


GIÁO ÁN TIN HỌC LỚP 6



NĂM HỌC 2017 - 2018

5
NGUYỄN THỊ NGỌC LAN - TRƯỜNG THCS MAI SƠN


GIÁO ÁN TIN HỌC LỚP 6




NĂM HỌC 2017 - 2018

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh
hội ở hoạt động hình thành kiến thức:
* Phương thức:
GV đưa ra hệ thống các câu hỏi. Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm giải thích các hiện
tượng sau:
1. Hãy giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.
2. Hãy giải thích hiện tượng nhật thực. Điểu khiển khung nhìn phần mềm để quan sát
được hiện tượng nhật thực.
3. Hãy giải thích hiện tượng nguyệt thực. Điều khiển khung nhìn phần mềm để quan
sát được hiện tượng nguyệt thực.
4. Sao Kim và sao Hoả, sao nào ở gần Mặt Trời hơn.
5. Trái Đất nặng bao nhiêu?
6. Độ dài quỹ đạo Trái Đất quay một vòng quanh Trái Đất?
7. Sao Kim có bao nhiêu vệ tinh?
8. Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất là bao nhiêu độ?
9. Nhiệt độ trung bình trên sao Hoả là bao nhiêu độ?
Các nhóm báo cáo kết quả (Mỗi nhóm 1; 2 câu).
Nhóm khác nhận xét, bổ xung.
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
* Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những
vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về các dạng thông tin cơ bản
* Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
Câu 1: Hãy giải thích hiện tượng ngày và đêm trên trái đất. Hãy giải thích vì sao có câu
nói: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa cười đã tối”?

Câu 2: Hãy giải thích hiện tượng nhật thực. Điểu khiển khung nhìn phần mềm để quan sát
được hiện tượng nhật thực.
Câu 3: Hãy giải thích hiện tượng nguyệt thực. Điều khiển khung nhìn phần mềm để quan
sát được hiện tượng nguyệt thực.
V. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Ôn lại bài học hôm nay;
- Chuẩn bị trước cho tiết sau: Bài 2 “Thông tin và biểu diễn thông tin” (Tiết2).
D. RÚT KINH NGHIỆM

6
NGUYỄN THỊ NGỌC LAN - TRƯỜNG THCS MAI SƠN


GIÁO ÁN TIN HỌC LỚP 6

Ngày



NĂM HỌC 2017 - 2018

tháng
năm 2017
Duyệt của BGH

7
NGUYỄN THỊ NGỌC LAN - TRƯỜNG THCS MAI SƠN




×